Phương pháp thiết kế hỗn hợp
Phương pháp NCS đề xuất và thực hiện bao gồm các công
đoạn sau:
i) Tạo dữ liệu thiết kế ngược, gọi là dữ liệu gốc9
ii) Phân tích dữ liệu gốc, phát hiện ra những sai số về điều
kiện ăn khớp (tính tiếp xúc của hai biên dạng đối ứng trong quá trình
lăn không trượt) để khắc phục; xác định bước vít (khoảng cách hai
profile dọc trục liên tiếp) trung bình;
iii) Khắc phục sai số của biên dạng gốc. Kết quả của bước
này là có được biên dạng đã được tham số hoá của trục chủ động;
iv) Thiết kế biên dạng đối ứng trên trục bị động từ biên dạng
hợp lý của trục chủ động (là kết quả của bước iii);
v) Thiết kế mô hình 3D hợp lý của hai trục dựa trên biên
dạng hợp lý với bước xoắn là hằng số đo được từ bước i;
vi) Kiểm tra độ chính xác ăn khớp của mô hình 3D hai trục.
24 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tạo hình bộ đôi động học trục vít - dụng cụ gia công và ứng dụng để chế tạo trục vít máy nén khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chung và của máy nén
khí nói riêng.
.- Nghiên cứu xây dựng phương pháp và công cụ xác định
mặt khởi thuỷ dụng cụ dạng đĩa gia công bao hình không tâm tích
mặt xoắn vít.
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp và công cụ mô phỏng
gia công bao hình không tâm tích bằng dụng cụ dạng đĩa.
- Thực nghiệm thiết kế biên dạng 3D cặp trục vít máy nén
khí, đánh giá sai số.
- Thực nghiệm thiết kế biên dạng dụng cụ dạng đĩa gia công
cặp trục vít máy nén khí, đánh giá độ chính xác tiếp xúc giữa dụng
cụ và chi tiết.
- Thực nghiệm gia công mô phỏng theo phương pháp bao
hình không tâm tích bằng dụng cụ dạng đĩa, đánh giá sai số gia công
bao hình mô phỏng.
- Lập trình Gcode và thực nghiệm gia công cặp trục vít máy
nén khí trên máy CNC 4 trục theo phương pháp số.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của
luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Tạo hình bộ đôi
động học trục vít - dụng cụ gia công.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Có nhiều phương pháp
tạo hình mặt xoắn vít như chép hình, bao hình có tâm tích, bao hình
3
không tâm tích, biến dạng dẻo... Luận án tập trung nghiên cứu
phương pháp gia công bao hình không tâm tích bằng dụng cụ dạng
đĩa và gia công số hoá trên CNC và đặc biệt cụ thể với cặp trục vít
Cycloid của máy nén khí. Luận án chưa quan tâm nhiều đến Chế độ
cắt, vật liệu, lực, nhám bề mặt, vì đối tượng nghiên cứu của Luận
án tập trung vào tạo hình bề mặt đôi động học.
- Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp nghiên cứu lý thuyết
với thực nghiệm để kiểm chứng và hiệu chỉnh phương pháp.
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn - những đóng góp mới của
luận án
Ý nghĩa khoa học:
Phương pháp thiết kế hỗn hợp được tìm ra và đề xuất đã tạo
ra biên dạng chính xác của cặp trục vít ăn khớp thoả mẵn điều kiện
ăn khớp và độ kín khít cần thiết cho máy bơm đồng thời kế thừa
được tính tối ưu của những thiết kế tiềm ẩn trong sản phẩm của các
hãng sản xuất mà chưa được công bố hoàn toàn, khắc phục được sai
số của phương pháp thiết kế ngược quen thuộc hiện nay.
Phương pháp xác định mặt khởi thuỷ dụng cụ gia công bao
hình không tâm tích mặt xoắn vít được tìm ra và đề xuất có tính tổng
quát cao, đảm bảo độ chính xác yêu cầu và giảm thời gian thiết kế
dụng cụ gia công, trực quan và dễ dàng đánh giá được các điều kiện
tồn tại mặt khởi thuỷ của dụng cụ gia công mặt xoắn vít nói chung
cũng như mặt vít Cycloid máy nén khí nói riêng.
Giá trị thực tiễn:
Dựa trên phương pháp đề xuất, đã xây dựng thành công hệ
thống các chương trình máy tính hỗ trợ cho AutoCAD trong việc:
thiết kế nhanh chóng và chính xác cặp trục vít ăn khớp và dụng cụ
dạng đĩa gia công chúng; mô phỏng gia công để kiểm tra độ chính
xác gia công, thiết kế ngược có tham số cặp trục vít Cicloid máy nén
khí, gia công số hoá trên CNClà những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn
của luận án.
4
Những đóng góp mới của luận án
- Đã nghiên cứu xây dựng thành công phương pháp và công
cụ mới thiết kế chính xác biên dạng cặp trục vít ăn khớp nói chung
và của máy nén khí nói riêng. Độ chính xác tiếp xúc của mô hình
thiết kế bề mặt cặp trục vít đã được kiểm định theo hai phương pháp
2D và 3D, và có thể coi là tuyệt đối.
- Đã nghiên cứu xây dựng thành công phương pháp và công
cụ mới xác định mặt khởi thuỷ dụng cụ dạng đĩa gia công bao hình
mặt xoắn vít nói chung và trục vít máy nén khí nói riêng. Độ chính
xác của biên dạng khởi thuỷ dụng cụ đã được đánh giá theo hai
phương pháp: Phương pháp thứ nhất: Kiểm tra độ tiếp xúc của dụng
cụ gia công và chi tiết, kết quả có thể coi là tuyệt đối chính xác;
Phương pháp thứ hai: Kiểm tra độ chính xác biên dạng khởi thuỷ
dụng cụ bằng mô phỏng gia công. Trong phương pháp này, NCS đã
xây dựng thành công chương trình con mô phỏng gia công và tiến
hành thử nghiệm.
- Đã tiến hành thực nghiệm gia công cặp trục vít Cycloid với
công nghệ CAD/CAM/CNC trên máy CNC 4 trục. Thời gian gia
công và độ chính xác biên dang cặp trục vít được thiết kế theo
phương pháp mới là tốt hơn nhiều so với thiết kế ngược truyền thống
và có thể áp dụng được với gia công loạt nhỏ.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRỤC VÍT MÁY NÉN KHÍ
Để có cái nhìn tổng quát về nội dung thực hiện của đề tài, ở
chương này tác giả đi khảo sát các công trình nghiên cứu và ứng
dụng trục vít cycloid trong nước và trên thế giới. Công việc khảo sát
tìm hiểu đặc trưng về phương pháp, các kết quả đạt được và những
tồn tại của các công trình nghiên cứu, từ đó đặt ra những định hướng
của đề tài.
5
1.1 Giới thiệu tổng quan về máy nén khí
1.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trục vít Cycloid
trên thế giới
1.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng trục vít ở Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu về cặp trục vít là rất lớn, đặc
biệt là các trục vít sử dụng trong máy nén khí. Tuy nhiên, hiện tại ở
Việt Nam chưa có cơ sở nào chế tạo được cặp trục vít ăn khớp có
biên dạng Cycloid đạt độ chính xác và yêu cầu kỹ thuật do: Các
nghiên cứu chưa sâu về lý thuyết ăn khớp của cặp trục vít có biên
dạng Cycloid ; Máy dùng để gia công thường là các máy chuyên
dùng do dặc thù của chi tiết có kích thước lớn và cần đạt độ chính
xác rất cao mà hiện nay trong nước còn nhiều hạn chế; Chưa có công
nghệ và dụng cụ để chế tạo ra các sản phẩm có thể ứng dụng trong
các thiết bị trên.
Do vậy, công nghệ chế tạo các cặp trục vít ăn khớp biên dạng
Cycloid hiện nay vẫn là vấn đề mới và còn nhiều điểm trắng, bên
cạnh đó công nghệ tìm ra bề mặt thực của dụng cụ gia công cũng là
một vấn đề rất quan trọng cần giải quyết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các tài liệu cũng
như tham khảo tình hình nghiên cứu và sản xuất trục vít Cycloid
trong nước và của thế giới. Tác giả đưa ra một số kết luận sau:
1. Trục vít có biên dạng Cycloid có nhiều ưu điểm vượt trội so
với các trục vít có biên dạng khác và ngày càng được sử dụng rộng
rãi trong công nghiệp, đặc biệt là trong máy bơm dầu, máy nén khí,
hộp giảm tốc có tỷ số truyền lớn và kích thước nhỏ. Vì thế, nhu cầu
xã hội về cặp trục vít có biên dạng Cycloid là rất lớn, cần phải
nghiên cứu thiết kế và chế tạochúng.
2.Những thành tựu đạt được trong nghiên cứu về thiết kế và
gia công cặp trục vít biên dạng Cycloid ở trên thế giới đã đạt được
những bước tiến lớn, đã đưa ra nhiều biên dạng mới tối ưu, tuy
nhiêncòn những tồn tại sau:
6
a) Tham số cụ thể của biên dạng trục vít Cycloid nhằm tối ưu
hoá tính năng và khả năng gia công không được công bố chi tiết vì
đó là bí mật của các hãng sản xuất (thường được công bố một phần
trong các bằng sáng chế).
b) Phương pháp xác định mặt khởi thuỷ dụng cụ gia công trục
vít biên dạng Cycloid dựa trên nguyên lý bao hình là hết sức phức
tạp, các tài liệu, sách giáo trình đã công bố chủ yếu sử dụng các
phương pháp truyền thống như phương pháp giải tích, phương pháp
động họcCó nhiều mặt khởi thuỷ phức tạp mà khi xác định nó theo
phương pháp truyền thống là hết sức khó khăn và tốn kém thời gian
cũng như độ chính xác thấp do việc giải những hệ phương trình vi
phân trong nhiều trường hợp là không thể trực tiếp, phải sử dụng
phương pháp số dựa trên những thuật toán và phần mềm chuyên
dụng đắt tiền và là bản quyền của các hãng sản xuất. Vì thế ở Việt
nam chưa có cơ sở nào thiết kế và gia công dụng cụ gia công cặp trục
vít biên dạng Cycloid.
c) Phương pháp gia công số hoá trên CNC cặp trục vít biên
dạng Cycloid ở Việt nam còn là mới mẻ, chưa có cơ sở nào sản xuất
hàng loạt và công bố chi tiết về vấn đề này.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TẠO HÌNH
BỘ ĐÔI ĐỘNG HỌC TRỤC VÍT CYCLOID – DỤNG CỤ
GIA CÔNG
2.1.Cơ sở lý thuyết tạo hình bề mặt bề mặt trục vít Cycloid
2.2 Cơ sở lý thuyết tạo hình bề mặt Dụng cụ cắt
2.3 Các phương pháp truyền thống xác định mặt khởi thuỷ
Khi gia công một chi tiết bằng phương pháp cắt gọt, dụng cụ
thực hiện 2 chức năng: chức năng tạo hình bề mặt và chức năng cắt
bóc đi lượng dư gia công .Dụng cụ thực hiện cả 2 chức năng này
bằng chính các lưỡi cắt khi thực hiện tổ hợp cac chuyển động tương
đối với chi tiết.Trong trường hợp dụng cụ có nhiều lưỡi cắt, các lưỡi
cắt phân bố trên một bề mặt và bề mặt này gọi là bề mặt khởi thủy K
của dụng cụ có thể có một lưỡi cắt hay nhiều lưỡi cắt.
7
2.4 Các Điều kiện tạo hình bề mặt khi gia công
Trong thực tế sản xuất có nhiều trường hợp không thể gia
công đúng bề mặt cho trước theo như bản vẽ do khi gia công có thể
xảy ra nhiều trường hợp sau: Cắt lẹm profin ( tức là trong quá trình
gia công, một phần của chi tiết bị dao thâm nhập vào).Không cắt hết
lượng dư (phần đường cong chuyển tiếp).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
a) Các nguyên lý gia công tạo hình bề mặt như: Gia công định
hình, gia công bao hình. Các phương pháp xác định mặt khởi thuỷ của
dụng cụ cắt trong gia công bao hình. Các điều kiện tạo hình khi gia
công bề mặt như điều kiện cần và đủ để tồn tại bề mặt khởi thuỷ K của
dụng cụ.
b) Cơ sở lý thuyết ăn khớp của cặp bề mặt đối ứng trục vít biên
dạng Cycloid
c) Phương pháp thiết kế ngược để tạo hình trục vít Cycloid
Những nội dung đó được sử dụng để ứng dụng, phân tích, so
sánh, định hướng cho những nghiên cứu trong các chương tiếp theo
của luận án.
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CẶP TRỤC
VÍT MÁY NÉN KHÍ
3.1 Phương pháp thiết kế thuận truyền thống
3.2 Phương pháp thiết kế ngược
Trang thiết bị tạo dữ liệu thiết kế ngược
- Phần cứng:
Để số hóa sản phẩm sử dụng máy quét ánh sáng
trắng ATOS I tại Trung Tâm Dịch Vụ Công Nghệ 3D.
- Phần mềm:
Geomegic Qualify 2013.
- Đối tượng cần thiết kế ngược:
Cặp trục vít máy nén khí.
8
Sau khi được xử lý và xuất sang File IGS, dữ liệu thiết kế
ngược dạng 3D solid được phân tích bằng phần mềm thiết kế 3D
INVENTOR như trên Hình 3.4 và Hình 3.
Hình 3.4 Bản vẽ trục chủ động Hình 3.5 Bản vẽ trục bị động
Hình 3.6 Sai lệch biên dạng trục chủ động
Dữ liệu thiết kế ngược có sai lệch khá lớn cả về bước dọc
trục lẫn biên dạng trên mặt cắt ngang (Hình 3.6), không cho phép sử
dụng để gia công vì dung sai yêu cầu của bộ truyền này đối với máy
nén khí chỉ là 12 µm. Vì thế cần thực hiện công việc tạo ra bản thiết
kế chính xác của cặp trục vít xuất phát từ dữ liệu thiết kế ngược này
như phần sau đây.
3.3 Phương pháp thiết kế hỗn hợp
Phương pháp NCS đề xuất và thực hiện bao gồm các công
đoạn sau:
i) Tạo dữ liệu thiết kế ngược, gọi là dữ liệu gốc
9
ii) Phân tích dữ liệu gốc, phát hiện ra những sai số về điều
kiện ăn khớp (tính tiếp xúc của hai biên dạng đối ứng trong quá trình
lăn không trượt) để khắc phục; xác định bước vít (khoảng cách hai
profile dọc trục liên tiếp) trung bình;
iii) Khắc phục sai số của biên dạng gốc. Kết quả của bước
này là có được biên dạng đã được tham số hoá của trục chủ động;
iv) Thiết kế biên dạng đối ứng trên trục bị động từ biên dạng
hợp lý của trục chủ động (là kết quả của bước iii);
v) Thiết kế mô hình 3D hợp lý của hai trục dựa trên biên
dạng hợp lý với bước xoắn là hằng số đo được từ bước i;
vi) Kiểm tra độ chính xác ăn khớp của mô hình 3D hai trục.
Những công đoạn trên được triển khai cụ thể với cặp trục vít
máy nén khí như sau:
3.3.1 Phân tích dữ liệu gốc và tham số hoá biên dạng trục chủ
động
3.3.1.1 Phân tích dữ liệu gốc
3.3.1.2 Tham số hoá biên dạng trục chủ động
Biên dạng trên tiết diện ngang của rotor chủ động bao gồm
các phân đoạn Cycloid, các cung tròn tiếp xúc nhau và với những
dạng thiết kế gần đây có thể có những đoạn là đường bậc hai. Tham
số của các phân đoạn này được nghiên cứu tối ưu hoá và là bí mật
của các hãng sản xuất.
Hình 3.7 Biên dạng tham số hoá của trục chủ động
Kết quả tham số hoá biên dạng trục chủ động như trên Hình
3. 3.7, trong đó:
10
AB và HI là cung E-líp;
BC là đường Cycloid có vòng cơ sở là 30 mm, bán kính
vòng tròn lăn không trượt trên vòng cơ sở ( được gọi là epicycle)
được xác định là 33 mm (sau khi chạy chương trình vẽ tự động
đường Cycloid với các giá trị khác nhau của bán kính này thì cho
thấy bán kính 33 mm cho ra đường Cycloid chính xác nhất (xem
hình 3.8).
Hình 3. 8 Biên dạng Cycloid với các tham số r khác nhau
Các phân đoạn còn lại là các cung tròn tiếp xúc nhau, bán
kính của chúng được xác định bằng cách áp các cung tròn đi qua 3
điểm chọn trên đường biên dạng gốc của dữ liệu thiết kế ngược với
chế độ bắt chính xác điểm.
3.3.2 Xác định tự động biên dạng đối ứng của trục bị động
Đầu vào: Biên dạng trên tiết diện ngang của trục chủ động
Đầu ra: Biên dạng trên tiết diện ngang của bánh răng bị động
Thuật toán của chương trình tự động xác định biên dạng đối
ứng đảm bảo điều kiện ăn khớp của bộ truyền bánh răng trụ lăn
không trượt như trên bên.
Kết quả chạy chương trình theo thuật toán trên được chỉ ra
trên các Hình 3. 10, Hình 3. 11, Hình 3.
11
Hình 3. 10 Biên dạng hai trục chuẩn bị chạy chương trình (trên) và
đạng trong quá trình được tạo tự động (dưới)
Hình 3. 11 Biên dạng trục bị động hoàn thiện
Kiểm tra độ chính xác của biên dạng thiết kế 2D
Hình 3. 12 Kiểm tra sự tiếp xúc của hai biên dạng
Thực hiện chuyển động lăn không trượt của hai biên dạng
với bước góc 6 độ cho trục chủ động và -4 độ cho trục bị động (trục
chủ động quay đủ 90 độ) như trên Hình 3. cho thấy sự tiếp xúc của
hai biên dạng có thể coi là tuyệt đối tại mọi vị trí .
3.3.3 Tạo mô hình 3D chính xác của cặp trục vít
3.3.4 Kiểm tra độ chính xác của mô hình thiết kế 3D
Xuất mô hình Solid 3D từ AutoCAD sang File định dạng
SAT, sử dụng môi trường INVENTOR để kiểm tra tính tiếp xúc. Kết
quả chỉ ra rằng biên dạng của hai trục trên mọi tiết diện là tiếp xúc
tuyệt đối.
12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã nghiên cứu thiết kế chính xác mô hình CAD
3D của hai chi tiết quan trọng của máy nén khí là cặp trục vít
Cycloid. Những kết quả chính được nghiên cứu và trình bày trong
chương này bao gồm:
Đã trình bày hướng thiết kế thuận biên dạng đối ứng của
cặp trục vít theo phương pháp giải tích số hoá;
Đã trình bày nguyên tắc thiết kế ngược và thực nghiệm thiết
kế ngược, đưa ra mô hình CAD 3D gốc của cặp trục vít của máy nén
khí AIRMAN PSD 50;
Đã nghiên cứu đề xuất và triển khai phương pháp thiết kế
hỗn hợp và đưa ra mô hình CAD 3D chính xác của cặp trục vít
máy nén khí AIRMAN PSD 50 làm đầu vào cho các chương tiếp
theo của luận án.
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẶT KHỞI THUỶ
DỤNG CỤ DẠNG ĐĨA GIA CÔNG MẶT VÍT CYCLOID
4.1 Động học tạo hình dụng cụ dạng đĩa gia công mặt vít
Động học của quá trình tạo hình bề mặt xoắn ốc trụ có bước
không đổi sử dụng dụng cụ dạng đĩa liên quan đến ba chuyển động
sau (xem .
):
13
Hình 4. 1 Mặt khởi thuỷ dụng cụ dạng đĩa gia công mặt vít
I - chuyển động quay của phôi mà trên đó bề mặt xoắn ốc
cần được tạo ra;
II - Chuyển động tịnh tiến dọc theo trục phôi, phù hợp với
chuyển động quay I, có mục đích là để tạo ra chuyển động xoắn ốc
tạo ra bề mặt xoắn vít có tham số bước xoắn p;
III – Chuyển động cắt là chuyển động của dụng cụ quay
quay quanh trục của nó .
4.2 Nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định mặt khởi
thuỷ dụng cụ dạng đĩa gia công mặt vít
Nguyên lý của phương pháp này là thực hiện mô phỏng quá
trình “gia công ngược”. Với mục đích này, “phôi dụng cụ” được tạo
ra ban đầu là một khối trụ và chi tiết (là trục vít, đóng vai trò dụng cụ
gia công “phôi dụng cụ”) được cho dưới dạng Solid 3D. Mô phỏng
quá trình “cắt ngược” này được thực hiện bằng toán tử Boolean: lấy
phôi dụng cụ trừ đi chi tiết để loại bỏ dần dần vật liệu không mong
muốn của dụng cụ theo từng bước chuyển động nhỏ (độ nhỏ của
bước chuyển động sẽ quyết định độ chính xác của dụng cụ) duy trì
mối quan hệ động học tạo hình giữa “phôi dụng cụ” và chi tiết.
Hình 4. 5 Thuật toán tạo hình dụng cụ dạng đĩa gia công trục vít
14
Thuật toán của chương trình thực hiên tự động mô phỏng
quá trình cắt ngược nói trên được thể hiện như hình 4.5
4.3 Thực nghiệm xác định mặt khởi thuỷ dụng cụ dạng đĩa
gia công cặp trục vít máy nén khí
Bước 1: Tạo “phôi dụng cụ” là khối trụ, định vị hợp lý vị trí
tương đối của “phôi dụng cụ” và chi tiết
Bước 2: Chạy chương trình “gia công ngươc” để tạo biên
dạng dụng cụ dạng đĩa gia công trục chủ động
Bước 3: Cắt đôi dụng cụ để xác định biên dạng dọc trục bằng
lệnh Silce trong AutoCAD
Bước 4: Xuất một nửa phôi dụng cụ sang môi trường
Inventor thông qua File định dạng *.SAT, lấy biên dạng dọc trục
bằng cách chiếu mặt cắt dọc trục lên mặt phẳng Sketch chính là mặt
này; Copy biên dạng trên Sketch này, tạo một File chi tiết mới sau đó
Paste biên dạng này vào và thực hiện lệnh tạo khối tròn xoay để tạo
ra mặt khởi thuỷ dụng cụ hoàn chỉnh như trên Hình 4. 9.
Hình 4. 9 Lấy biên dạng dọc trục và tạo mặt khởi thuỷ
dụng cụ hoàn chỉnh khi gia công trục chủ động
15
Hình 4. 12 Tạo mặt khởi thuỷ dụng cụ hoàn chỉnh
gia công trục bị động
4.4. Kiểm tra độ chính xác của mặt khởi thuỷ dụng cụ
4.4.1. Kiểm tra độ tiếp xúc của dụng cụ và chi tiết
Dụng cụ dạng đĩa sau khi được xây dựng hoàn chỉnh như
Hình 4. 9và Hình 4. trong môi trường INVENTOR được xuất sang
dạng File *.SAT, sau đó, trong AutoCAD, chúng được định vị vào
chi tiết cần gia công (trục vít) theo đúng vị trí tương đối như khi tạo
biên dạng ban đầu. Sau đó lại xuất ngược lại cho INVENTOR để
kiểm tra độ chính xác. Kết quảcho thấy độ chính xác của dụng cụ gia
công trục chủ động, bị động có thể coi là tuyệt đối chính xác
4.4.2. Kiểm tra độ chính xác của dụng cụ bằng mô phỏng gia
công
NCS xây dựng chương trình con mô phỏng gia công, thuật
toán như sau Hình 4.16
16
Hình 4.16 Thuật toán gia công mô phỏng
Hình 4. 17 Thực hiện gia công mô phỏng một đoạn trên phôi
Kết quả Mô phỏng gia công trục chủ động
17
Hình 4. 18 Sai lệch biên dạng gia công mô phỏng trục bị động
So sánh biên dạng trên tiết diện ngang của chi tiết và mô
hình thiết kế được chỉ ra thìhai tiết diện ngang được đặt chồng lên
nhau để phát hiện sai lêch, phóng to hình để đo khoảng cách nơi sai
lệch hai biên dạng lớn nhất, giá trị đo được như màn hình báo là
0,018 mm.Sai lệch như trên là do bước góc trong chuyển động tương
đối của thuật toán gia công mô phỏng là 0,5 độ. Với máy tính cấu
hình tốt, có thể điều chỉnh bước trong thuật toán tạo hình dụng cụ
cũng như bước trong thuật toán gia công mô phỏng nhỏ hơn nũa để
tăng độ chính xác của dụng cụ cũng như đánh giá bằng gia công mô
phỏng được trung thực hơn.
Kết quả Mô phỏng gia công trục bị động
Hình 4. 20 So sánh biên dạng thiết kế và biên dạng gia công
mô phỏng trục bị động
So sánh biên dạng của trục bị động thiết kế (xám) với biên
dạng gia công mô phỏng (tím): nơi lớn nhất là 0,021 mm, lý giải như
đã được trình bày với trục chủ động.
18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã nghiên cứu xây dựng phương pháp mới xác định
và đánh giá độ chính xác mặt khởi thuỷ dụng cụ dạng đĩa gia công bề
mặt xoắn vít nói chung và triển khai ứng dụng thực nghiệm cụ thể
vào việc thiết kế và đánh giá cặp dụng cụ gia công cặp trục vít
Cycloid của máy nén khí cụ thể. Những kết quả chính được nghiên
cứu và trình bày trong chương này bao gồm:
- Đã trình tóm tắt nguyên lý động học tạo hình dụng cụ dạng
đĩa gia công mặt xoắn vít;
- Đã nghiên cứu đề xuất hai phương pháp xác định mặt khởi
thuỷ dụng cụ dạng đĩa gia công mặt xoắn vít tổng quát: phương pháp
mặt cắt kế và phương pháp toán tử Boolean 3D;
- Đã lập trình thực hiện các phương pháp đề xuất và triển khai
thực nghiệm thiết kế thành công mặt khởi thuỷ cặp dụng cụ dạng đĩa
gia công cặp trục vít máy nén khí cụ thể.
- Đã xây dựng phương pháp và triển khai thực nghiệm gia
công mô phỏng để đánh giá độ chính xác thiết kế mặt khởi thuỷ cặp
dụng cụ dạng đĩa tạo hình cặp trục vít máy nén khí.
CHƯƠNG 5. THỰC NGHIỆM GIA CÔNG CẶP
TRỤC VÍT CYCLOID VỚI CÔNG NGHỆ CAD/CAM/CNC
Chương này trình bày về thực nghiệm gia công trên CNC cặp
trục vít được thiết kế theo phương pháp thiết kế ngược thuần túy (cặp
trục 01) và cặp trục vít được thiết kế theo phương pháp mới (cặp trục
số 02) được đề xuất trong chương 3 (phương pháp thiết kế hỗn hợp)
nhằm đánh giá:
- Khả năng gia công số hóa trên CNC 4 trục của cặp trục vít
máy nén khí
- Ảnh hưởng của mô hình thiết kế 3D cặp trục vít theo phương
pháp thiết kế ngược thuần túy và phương pháp thiết kế mới đến khả
năng gia công số hóa chúng bằng CNC.
19
5.1 Thực nghiệm gia công cặp trục vít mẫu (cặp số 01)
5.1.1 Quy trình thiết kế CAD/CAM cho cặp trục vít mẫu
5.1.2 Quy trình gia công trên máy CNC
Hình 5. 24 Một số Hình ảnh trong quá trình gia công cặp trục vít 01
Hình 5. 25 Kết quả Sản phẩm sau khi gia công cặp trục vít 01
5.1.3 Đánh giá độ chính xác bề mặt cặp trục vít số 01 so với bề
mặt cặp trục vít mẫu
Hình 5.26 Kết quả so sánh bề mặt cặp trục vít số 01 so với mô hình
thiết kế ngược thuần túy
20
Kết quả: Độ chính xác về bề mặt theo quan sát và kết quả ở
phần bảng màu thấy rằng: Sai lệch biên dạng không đều không theo
quy luật. Sai số trung bình của bề mặt chi tiết so với mô hình thiết kế
ngược thuần túy là 0.042 mm
Sai số gia công theo công nghệ CAD/CAM/CNC như trên
0,042 mm là chấp nhận được tuy nhiên thời gian gia công là lớn,
không kinh tế, chỉ thích hợp cho sửa chữa phục hồi đơn chiếc (thời
gian gia công 50 mm lên đến 61 giờ 35 phút, vậy gia công toàn bộ
cặp chi tiết thời gian gia công sẽ lên đến hơn 150 giờ).
5.2 Thực nghiệm gia công cặp trục vít được thiết kế bằng
phương pháp mới (cặp số 02)
5.2.1 Quy trình thiết kế CAD/CAM cho cặp trục vít mẫu.
5.2.2 Quy trình gia công trên máy CNC
Hình 5. 28 Một số Hình ảnh trong quá trinh gia công cặp trục vít 02
Hình 5.29 Kết quả Sản phẩm sau khi gia công cặp trục vít số 02
21
5.2.3 Đánh giá độ chính xác bề mặt cặp trục vít số 02
Hình 5. 30 Kết quả so sánh bề mặt cặp trục vít số 02 so với mô hình
thiết kế bằng phương pháp mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Những kết quả thực nghiệm chính và những kết luận tương
ứng trong chương này bao gồm:
1. Về những thông số phản ảnh chất lượng thiết kế và gia
công của cặp trục vít được thiết kế ngược thuần túy:
- Kết quả thu được thời gia công thực hết 61 giờ 35 phút.
- Sai số lớn trung bình của bề mặt chi tiết so với mô hình
thiết kế ngược thuần túy là 0.042 mm.
Số liệu trên đã xác nhận độ chính xác của phương pháp thiết
kế ngược hiện hành là thấp, sản phẩm được tạo ra từ mô hình này sẽ
không đảm bảo yêu cầu của máy nén khí.
Sai số gia công theo công nghệ CAD/CAM/CNC như trên
(0.042 mm) là chấp nhận được tuy nhiên thời gian gia công là lớn,
không kinh tế.
2. Về những thông số phản ảnh chất lượng thiết kế và gia
công của cặp trục vít được thiết kế theo phương pháp mới
- Kết quả thu được thời gia công thực hết 38 giờ 08 phút.
- Sai số bề mặt chi tiết so với mô hình thiết kế bằng phương
pháp mới: Sai số trung bình là 0,034 mm.
. Như vậy, phương pháp thiết kế mới cặp trục vít (đã được đề
xuất trong chương 3) có độ chính xác cao, sau khi được gia công để
22
kiểm chứng, sản phẩm đã đạt được những tiêu chí cần thiết đảm bảo
quá trình làm việc. Thời gian gia công cũng được rút ngắn đáng kể
so với cặp trục vít được thiết kế ngược thông thường, phù hợp cho
sửa chữa phục hồi đơn chiếc.
KẾT LUẬN
Trục vít có biên dạng Cycloid có nhiều ưu điểm vượt trội so
với các trục vít có biên dạng khác và ngày càng được sử dụng rộng
rãi trong công nghiệp, đặc biệt là trong máy máy nén khí. Vì thế, nhu
cầu xã hội về cặp trục vít có biên dạng Cycloid là rất lớn. Việc
nghiên cứu biên dạng trục vít Cycloid nhằm từng bước làm chủ kỹ
thuật, công nghệ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn, và là cần
thiết đối với ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo trong nước. Tuy
nhiên, hiện nay tại Việt Nam, việc chế tạo cặp trục vít Cycloid còn
gặp rất nhiều khó khăn do các nguyên nhân như: Chưa có các nghiên
cứu nhằm xác định tham số cụ thể của biên dạng trục vít Cycloid,
hiện nay các thông tin này không được công bố hoặc công bố hạn
chế vì đó là công nghệ của các hãng sản xuất; Phương pháp xác định
mặt khởi thủy của dụng cụ gia công theo phương pháp bao hình là
hết sức phức tạp, vì vậy hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ sở nào thiết
kế và gia công dụng cụ gia công cặp trục vít biên dạng Cycloid;
Phương pháp gia công số hóa cặp trục vít còn là vấy đề mới và chưa
có cơ sở sản xuất hàng loạt và công bố chi tiết về vấn đề này.
Những kết quả nghiên cứu của luận án đã giải quyết các tồn
tại nói trên với những kết quả chính như sau:
1. Đã nghiên cứu xây dựng thành công phương pháp và công
cụ mới thiết kế chính xác biên dạng cặp trục vít ăn khớp nói chung
và của máy nén khí nói riêng. Có thực nghiệm kiểm chứng về độ
chính xác (Thực nghiệm bằng phương pháp gia công thử nghiệm trên
máy CNC 4 trục)
2. Đã nghiên cứu xây dựng thành công phương pháp và công
cụ mới xác định mặt khởi thuỷ dụng cụ dạng đĩa gia công bao hình
không tâm tích mặt xoắn vít. Trên cơ sở đó đã tiến hành thử nghiệm
23
đánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_tao_hinh_bo_doi_dong_hoc_truc_vit_dung_cu.pdf