MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN . iii
LỜI CẢM ƠN.ii
BẢNG QUY ưỚC VI T TẮT V KÍ HI U .vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.vii
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .3
3. Phương pháp nghiên cứu.4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5
5. Cái mới của luận án .7
6. Cấu trúc của luận án .8
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUY T CỦA LU N ÁN .9
1.1. Dẫn nhập.9
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.10
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh .10
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt .17
1.3. Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án .22
1.3.1. Lý luận chung về Ngôn ngữ học tri nhận .22
1.3.2. Nguyên lý và lý thuyết của ngữ nghĩa học tri nhận.27
1.3.3. Ẩn dụ.30
1.3.4. Thành ngữ chỉ quan hệ xã hội.35
1.4. Tiểu kết chương 1.43
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ Ý NI M QUAN H H I
TRONG TH NH NG TI NG VI T V TI NG ANH.45
2.1. Dẫn nhập.45
2.2. Ẩn dụ ý niệm tình bạn .46
2.2.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp.47
2.2.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc .50iv
2.2.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái .51
2.2.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện .53
2.2.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp.54
2.2.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực .56
2.2.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình bạn.56
2.3. Ẩn dụ ý niệm tình yêu .58
2.3.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp.58
2.3.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc .62
2.3.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái .66
2.3.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện .70
2.3.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp.75
2.3.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực .77
2.3.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình yêu.78
2.4. Ẩn dụ ý niệm hôn nhân .80
2.4.1. Nhóm ẩn dụ giao tiếp.80
2.4.2. Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc .83
2.4.3. Nhóm ẩn dụ trạng thái .85
2.4.4. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện .91
2.4.5. Nhóm ẩn dụ phức hợp.93
2.4.6. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực .96
2.4.7. Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm hôn nhân .96
2.5. Tiểu kết chương 2.98
Chương 3. CƠ SỞ TRI NHẬN VÀ ĐẶC TRưNG VĂN HÓA CỦA ẨN DỤ
Ý NIỆM QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
VÀ TI NG ANH.100
3.1. Dẫn nhập.100
3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ .100
3.2.1. Khái niệm văn hóa .100
3.2.2. Các đặc điểm của văn hóa.103
3.2.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ.104v
3.3. Các mô hình tri nhận liên quan đến ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội .108
3.4. Sự tương đồng của ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội trong thành ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh.111
3.4.1. Sự tương đồng về loại miền nguồn.111
3.4.2. Sự tương đồng trong nét nghĩa ẩn dụ ý niệm.117
3.5. Sự khác biệt văn hóa và cơ sở tri nhận của ẩn dụ ý niệm về quan hệ xã hội
trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh .123
3.5.1. Sự khác biệt giao văn hóa .124
3.5.2. Sự khác biệt nội văn hóa.142
3.6. Tiểu kết chương 3.144
170 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ Ngôn ngữ học tri nhận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày.
2.3.4. N óm ẩn ụ ấu trú sự ện
Bảng 2.12 thể hiện số lƣợng thành ngữ biểu thị ÂDYN tình yêu thuộc nhóm
cấu trúc sự kiện. Điều đáng quan tâm là số lƣợng thành ngữ tiếng Anh biểu thị các
ÂDYN đều vƣợt trội hơn so với tiếng Việt.
Bảng 2.12. Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện (Tình yêu)
TT Ẩn dụ ý niệm (Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện) T. Việt T.Anh Tổng
1. TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 21 37 58
2. TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN 2 8 10
3. TÌNH YÊU LÀ TRÕ CHƠI 8 12 20
Tổng 31 57 88
71
Nổi bật nhất trong các ẩn dụ thuộc nhóm này là ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC
HÀNH TRÌNH (58 thành ngữ, chiếm tỷ lệ 65.9%). Các sự kiện trong tình yêu đƣợc
xem là trƣờng hợp đặc biệt của sự kiện trong đời. Theo quy luật kế thừa trong mô
hình ẩn dụ cấu trúc sự kiện, TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH thừa kế cấu trúc
của ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH. Điều đặc biệt ở ẩn dụ này
là trong chuyến hành trình, hai ngƣời yêu nhau là những ngƣời đồng hành và quan
hệ yêu đƣơng chính là phƣơng tiện. Những phần khác đều là kết quả kế thừa của ẩn
dụ CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH. Vì những ngƣời yêu nhau đều
trên một phƣơng tiện nên họ có chung một đích đến, nói cách khác là những mục
tiêu đời sống chung là yêu nhau cho đến khi cái chết chia lìa.
[A-398]. I just love her to death. (2012. ABC 20/20. COCA).
Trong thực tế chuyến đi, hai ngƣời đồng hành với nhau trên một phƣơng tiện
và hƣớng đến đích chung. Trên đƣờng đi, phƣơng tiện có thể gặp những trở ngại và
bị mắc kẹt, điều đó có nghĩa là không hoạt động đƣợc bình thƣờng. Nếu hai ngƣời
đồng hành không làm gì cả, họ sẽ không thể đến đƣợc đích. Trong tình yêu, hai
ngƣời yêu nhau đang ở trong mối quan hệ đặc biệt, cùng theo đuổi mục tiêu sống
chung. Mối quan hệ của họ gặp một số khó khăn khiến cho nó không tiến triển. Nếu
họ không làm gì cả, họ sẽ không thể đạt đƣợc mục tiêu chung. Có một số lựa chọn
nhất định cho họ để đƣa ra quyết định:
(i) Họ có thể nỗ lực giải quyết để mối quan hệ có thể bình thƣờng trở lại, có
thể tìm cách sửa chữa hoặc vƣợt qua những khó khăn và sẽ đi đến tận cùng trái đất
(go to the end of the Earth).
[A- 202]. Never had much faith in love or miracles, miracles. I'll go to the
end of the Earth. (2014. Fox. COCA).
(ii). Họ có thể duy trì mối quan hệ trục trặc đó và từ bỏ việc đi đến đích.
[A-301]. Lovers make way for each other, give each other a helping hand.
(2014. National Geographic. COCA).
(iii) Họ có thể bỏ mối quan hệ đó đi. Phƣơng án từ bỏ mối quan hệ đó đòi hỏi
ít nỗ lực nhất nhƣng không thỏa mãn đƣợc mục tiêu là cùng nhau đi đến đích.
Chúng ta có bảng ánh xạ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH [109]
72
Miền nguồn Miền đích
Những ngƣời lữ hành Cặp đôi yêu nhau
Phƣơng tiện Tình yêu
Chuyến hành trình Các sự kiện trong tình yêu
Khoảng cách đã đi Những tiến triển đạt đƣợc
Những rào cản trong chuyến đi Những khó khăn gặp phải
Quyết định con đƣờng đi Lựa chọn sẽ làm gì trong tình yêu
Đích đến của hành trình Mục đích mối quan hệ
Sơ đồ 2.1. Cơ chế ánh xạ của TÌNH Y U L CU C H NH TRÌNH
Quan hệ yêu đƣơng đƣợc ý niệm hóa dựa trên ánh xạ giữa miền nguồn và
miền đích. Thành ngữ have come a long way trong ví dụ [A-215] biểu hiện sự tiến
triển trong mối quan hệ này. Quãng thời gian mà những ngƣời yêu nhau trải qua
đƣợc ý niệm hóa dựa trên cơ sở miền nguồn liên quan đến khoảng cách địa lý trong
hành trình tình yêu.
[A-215]. We have come a long way and you know, like I say, I have a lot of
successful women in my life (2014. NB C. COCA).
Phân tích ÂDYN cho thấy, số lƣợng các thành ngữ tiếng Anh biểu thị ÂDYN
này cao hơn nhiều so với tiếng Việt (tƣơng ứng 37 và 21 thành ngữ). Trong khi
tiếng Việt lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ liên quan đến chuyến đi gắn liền với đặc
điểm địa hình, địa chất nhƣ núi, đèo, sông, suối, thác, ghềnh, v.v.. thì tiếng Anh sử
dụng thành ngữ gắn liền với các yếu tố nhƣ track, rack, haul liên quan đến hoạt
động lƣu thông trên biển, đƣờng cao tốc, v.v.. Điều kiện địa lý của hai nền văn hóa
khác nhau có thể có những ảnh hƣởng đến quá trình con ngƣời ý niệm hóa tình yêu.
Mặc dù chỉ có 10 thành ngữ biểu thị ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN
(chiếm 11.36%), nhƣng đây đƣợc xem là một biểu hiện đặc trƣng ngữ nghĩa của
tình yêu trong nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện. Việc đánh nhau diễn ra khắp nơi trong
thế giới loài vật. Động vật đánh nhau để giành cái chúng muốn nhƣ thức ăn, bạn
tình, lãnh thổ, quyền kiểm soát, khi có những động vật khác cũng muốn những điều
đó hoặc ngăn cản chúng có đƣợc những điều đó. Điều này hoàn toàn đúng đối với
73
con ngƣời. Chỉ khác ở chỗ, con ngƣời có những cách tinh vi, phức tạp hơn để đạt
đƣợc điều này. Là động vật có tƣ duy, con ngƣời thƣờng biến việc đánh nhau dƣới
những hình thức khác nhau, một trong số đó là chiến tranh. Mặc dù con ngƣời có
nhiều cách để hóa giải những xung đột hay sử dụng đầu óc tinh vi của mình để phát
triển những cách thức hiệu quả hơn nhằm thực hiện điều này, nhƣng cấu trúc cơ bản
của cuộc chiến vẫn giữ nguyên. Thành ngữ trăm trận trăm thắng ở ví dụ [V-427]
minh họa cho ánh xạ từ miền nguồn (chiến tranh) sang miền đích (tình yêu). Tình
yêu đƣợc ý niệm hóa dựa trên cơ sở là cuộc chiến, do đó, các sự kiện trong tình yêu
chính là trận đánh trong chiến tranh. Chiến công trong cuộc chiến chính là thành
công trong tình yêu.
[V-427]. Chán chết đi được”.”Xạo, dóc vừa thôi, không dám mời thì có. Vậy
mà lúc nào cũng tự hào trăm trận trăm t ắn .” Máu hiếu thắng bốc lên, tôi lao đến
bên Khánh. (Trần Thùy Mai, Trăng nơi đáy giếng) [25].
Yếu tố liên quan đến cuộc chiến trong tình yêu cũng xuất hiện trong thành
ngữ half the battle.
[A-206]. Well, she just looks incredibly happy. And that‟s half the battle,
I think, right, ladies? (2007. CNN Showbiz. COCA).
Là động vật có tƣ duy, con ngƣời thƣờng cố gắng đạt đƣợc điều mình muốn
bằng cách tránh xung đột thể chất. Kết quả là con ngƣời đã phát triển các tranh luận
bằng lời. Con ngƣời luôn tranh luận nhằm đạt đƣợc điều mình muốn và đôi khi
những tranh luận này biến thành bạo lực. Những cuộc chiến bằng lời đƣợc hiểu nhƣ
những cuộc chiến thực sự. Nhƣ vậy, không chỉ ý niệm về tình yêu mà cách chúng ta
ý niệm về tình yêu nhƣ thế đƣợc dựa trên cơ sở những tri thức và kinh nghiệm
chúng ta có đƣợc về cuộc chiến vật chất. Chúng tôi cũng nhận thấy, số lƣợng thành
ngữ tiếng Anh cao gấp 4 lần tiếng Việt (tƣơng ứng là 8 và 2 thành ngữ). Có thể
nhận định rằng trong văn hóa phƣơng Tây, quá trình chinh phục tự nhiên và con
ngƣời có dấu ấn rõ nét hơn. Chúng tôi sẽ bàn luận sâu hơn về vấn đề này trong
chƣơng 3 của luận án.
Nhu cầu về một cuộc sống thƣ giãn là điều tất yếu trong đời sống con ngƣời.
Để thỏa mãn nhu cầu đó, con ngƣời phát minh ra các hoạt động trong đó có trò chơi
74
và thể thao. Với những đặc trƣng riêng, trò chơi cũng trở thành một miền nguồn
đƣợc sử dụng cho các ý niệm ẩn dụ liên quan đến tình yêu. Đa số các trò chơi đều
có các quy tắc, luật lệ và điều này có thể thấy xuất hiện trong ví dụ He tried to
checkmate her. (Hắn ta cố gắng chiếu tƣớng nàng). Ở đây, tình yêu đƣợc ý niệm
hóa dựa trên trò chơi cờ vua với hành động chiếu tướng (checkmate).
Trong luận án này, chúng tôi kết hợp hai phạm trù trò chơi và thể thao
thành một, gọi chung là ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ TRÕ CHƠI. Đa số các trò chơi tập
trung vào các đặc điểm thể lực nhƣ tốc độ, sức bền, sức nhanh, sự thông minh, độ
chính xác, v.v.. Với những môn thể thao tƣơng ứng, những trò chơi này có thể
diễn ra ở các sân vận động hay với không gian có giới hạn rõ ràng. Những trải
nghiệm và tri thức về các trò chơi thể thao trong cuộc sống hàng ngày cho phép
chúng ta có những ánh xạ tƣơng ứng. Khi tham gia một trò chơi, ngƣời chơi có thể
thắng cuộc hoặc thua cuộc. Đặc điểm này đƣợc phản ánh trong thành ngữ beat at
one‟s game (thua trên sân nhà) ở ví dụ [A-81] trong đó, một hoạt động trong tình
yêu đã đƣợc ý niệm hóa thành một giai đoạn trong trò chơi mà ở đó những ngƣời
tham gia trò chơi là những ngƣời đang yêu, sân chơi chính là tình yêu và thua cuộc
nghĩa là không thể kiểm soát đƣợc mối quan hệ yêu đƣơng của mình.
[A-81]. Which she now realized was exactly how he intended to treat her.
Claire decided then that she would beat Curtin at his game. (2012. Neal Baer. COCA).
Thành ngữ play cat and mouse game (chơi trò mèo vờn chuột với ai) trong ví
dụ [A-337] nhấn mạnh đến một trò chơi cụ thể (cat and mouse game). Trong quá
trình này, đặc điểm hay quy luật của trò chơi mèo vờn chuột đƣợc ánh xạ sang ý
niệm tình yêu.
[A-337]. But we can't play this cat and mouse game forever, and we need to
have to determine whether there are any chances for us. (1997. PBS. Newshour. COCA).
Thành ngữ già còn chơi trống bỏi trong ví dụ [V-183] sử dụng hình ảnh một
trò chơi trong đời sống ngƣời Việt. Trống bỏi là trống bằng giấy mà trẻ con thƣờng
lúc lắc chơi. Thành ngữ già chơi trống bỏi chê những ngƣời già mà vẫn có những
việc làm không đứng đắn, không còn xứng với tuổi của mình nữa, nhất là lại lao vào
những cuộc tình duyên với những ngƣời còn quá trẻ so với tuổi tác của mình.
75
[V-183]. Bác ghét lão à òn ơ trốn bỏ và thương cháu bé mồ côi bèn
sang gặp bố Thơm nói chuyện. (Nguyễn Đình Thi, Truyện) [25].
Tóm lại, trong nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện, ý niệm nguồn về cuộc hành
trình, cuộc chiến, trò chơi đƣợc sử dụng trong các ánh xạ sang miền đích- tình yêu.
2.3.5. N óm ẩn ụ p ứ ợp
Bảng 2.13 thể hiện số lƣợng thành ngữ biểu thị ÂDYN tình yêu xét trong
nhóm ẩn dụ phức hợp. Trong nhóm này, chiếm số lƣợng nhiều nhất là thành ngữ biểu
thị ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ THỨC ĂN (41 thành ngữ, chiếm 52.56%). Tiếp theo là ẩn
dụ TÌNH YÊU LÀ SINH VẬT SỐNG (33 thành ngữ, chiếm 42.3%). Điều đáng chú
ý là không có thành ngữ nào biểu thị ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ NGÔI NHÀ.
Bảng 2.13. Nhóm ẩn dụ phức hợp (Tình yêu)
TT Ẩn dụ ý niệm (Nhóm ẩn dụ phức hợp) T.Việt T.Anh Tổng
1. TÌNH YÊU LÀ NGÔI NHÀ 0 0 0
2. TÌNH YÊU LÀ CỖ MÁY 1 3 4
3. TÌNH YÊU LÀ SINH VẬT SỐNG 26 7 33
4. TÌNH YÊU LÀ THỨC ĂN 30 11 41
Tổng 57 21 78
Ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ THỨC ĂN tập trung lựa chọn các đặc trƣng của miền
nguồn thức ăn và ánh xạ sang miền đích - tình yêu. Trong tiếng Việt, chúng tôi thu
thập đƣợc 30 thành ngữ biểu thị ÂDYN tình yêu liên quan đến miền nguồn thức
ăn. Trong khi đó, chỉ có 11 thành ngữ loại này trong tiếng Anh. Đặc tính của thức
ăn nhƣ chua, cay, mặn, ngọt đƣợc ánh xạ sang cho miền tình yêu. Trong đó, sự
ngọt ngào đƣợc xem là điển dạng của tình yêu. Giống nhƣ món ăn ngon, chúng ta
cũng thích ngƣời yêu của mình và những lời âu yếm trao đổi giữa những ngƣời
yêu nhau là những lời nói ngọt ngào (sweet nothings).
[A- 368]. She called me her beautiful bird and, chirping sweet nothings
after making love. (2009. Fantascy and Science Fiction. COCA).
Số lƣợng các thành ngữ biểu thị ÂDYN liên quan đến miền thức ăn trong
tiếng Việt tƣơng đối nhiều. Các thành ngữ nhƣ ngọt như đường, ngọt như mía lùi,
76
ngọt như mật, nói ngon nói ngọt, dỗ ngon dỗ ngọt, mèo thấy mỡ, no xôi chán chè,
v.v.. là biểu hiện của các ánh xạ từ miền nguồn- thức ăn sang miền đích - tình yêu.
Không chỉ đối tƣợng của tình yêu, mà đối tƣợng của khao khát tình dục cũng đƣợc
ý niệm hóa thành thức ăn ngon. Vì tình dục đƣợc xem là một phần của tình yêu và
khao khát tình dục là một biểu hiện hành vi của tình yêu, do đó, hoàn toàn tự nhiên
khi xem khao khát tình dục cũng là một phần của hệ thống. Các thành ngữ tiếng
Việt nhƣ mèo thấy mỡ, no xôi chán chè, v.v.. là các biểu hiện sinh động của ÂDYN
này. Mèo là con vật nuôi trong nhà. Hình ảnh nhƣ mèo thấy mỡ giễu ngƣời tỏ ra
hăm hở trƣớc những gì mình thèm muốn. Trong điều kiện sống còn nhiều khó khăn,
miếng mỡ là điều đáng mơ ƣớc trong mỗi bữa ăn đối với nhiều ngƣời, nhiều gia
đình. Cuộc sống đời thƣờng với những trải nghiệm thực tế đã tạo cơ sở để ngƣời
Việt tri nhận về tình yêu một cách hết sức gần gũi, cụ thể.
[V-332]. Bởi thế mà anh chàng thấy đàn bà là cứ y n mèo t ấy mỡ. Họ
hút anh như đá nam châm. (Nam Cao, Nam Cao toàn tập. Tập 1) [25].
Ngoài ra, những yếu tố khác nhƣ món ăn (xôi, bỏng, nạc, mỡ, v.v) cũng đƣợc
ý niệm hóa trong ẩn dụ tình yêu. Xôi, bỏng đều là những sản phẩm đƣợc làm từ gạo,
nếp, những sản phẩm của nền văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc. Trong đời sống văn
hóa ngƣời Việt, xôi và bỏng là những món ăn đƣợc dùng vào những dịp đặc biệt. Từ
thực tế đó, thành ngữ xôi hỏng bỏng không đƣợc dùng để chỉ sự mất mát "kép", cái
này cũng không đạt, cái kia cũng không có. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số cách giải
thích khác có nguồn gốc từ câu chuyện dân gian. Vào những ngày rằm hay dịp lễ,
xôi và bỏng thƣờng đƣợc nhà chùa ban phát cho phật tử cũng nhƣ khách đi lễ chùa.
Có anh chàng nọ, đang đứng ở chỗ phát xôi thì xôi hết, anh ta bèn chạy sang chỗ
phát bỏng. Nhƣng sắp đến lƣợt anh nhận thì bỏng cũng chẳng còn. Vậy là, xôi cũng
không đƣợc mà bỏng cũng không đến lƣợt... Câu chuyện này có thể là cơ sở cho
nghĩa của thành ngữ xôi hỏng bỏng không, hàm chỉ làm nhiều việc mà đều không
đạt đƣợc kết quả gì.
[V-447]. Của đáng tội cũng có mấy cô săn lùng chàng, sùng sục cả lên,
nhưng cô nào cũng xô ỏn bỏn ôn . (Hồ Anh Thái. Mười lẻ một đêm) [25].
Một điểm đáng lƣu ý là số lƣợng thành ngữ tiếng Việt biểu thị ẩn dụ TÌNH
YÊU LÀ SINH VẬT SỐNG cao gấp gần 4 lần so với tiếng Anh. Các đặc trƣng của
77
sinh vật sống đƣợc ý niệm hóa trong tình yêu. Đây là một miền nguồn có tính sản
sinh rất cao. Con ngƣời là một loài động vật đặc biệt. Do vậy, cũng hoàn toàn dễ
hiểu khi các đặc tính của sinh vật đƣợc ánh xạ trong ý niệm về tình yêu. Trong
thành ngữ tiếng Việt, các yếu tố động vật xuất hiện nhiều là những vật nuôi gần gũi
và phổ biến trong đời sống hàng ngày nhƣ con gà, con dê, con bò, con trâu, v.v..
Hình ảnh con gà trong thành ngữ gà ấp bóng gắn với đặc tính tự nhiên của loài sinh
vật này. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, sau khi đẻ đƣợc một số
trứng nhất định, tuyến yên ở gà mái tiết ra kích tố thúc tuyến sinh dục, khiến cho
các bộ phận trong cơ thể nó có những thay đổi rất lớn, nhƣ tính tình trở nên điềm
tĩnh, luôn đề cao cảnh giác, máu trong cơ thể chảy nhanh hơn, thân nhiệt tăng, lông
ở bụng rụng bớt. Nếu lúc này, đặt trứng vào trong ổ, gà mẹ sẽ ra sức ấp ủ chăm sóc.
Năng lực ấp trứng của gà mái đƣợc hình thành dần dần, là hành vi bản năng trong
quá trình tiến hóa lâu dài. Tuy nhiên, nếu không có trứng trong ổ, gà vẫn nằm bẹp
trong đó, xù lông, xoè cánh khi có ai đi qua nhƣ sắp "chiến đấu". Dân gian gọi hiện
tƣợng này là ấp bóng. Hình ảnh con gà ấp bóng trong ví dụ [V-106] chỉ ngƣời phụ
nữ có những lúc ngơ ngẩn nhƣ gà đang ấp bóng.
[V-106]. Phụ nữ chúng ta có những giai đoạn chẳng khác nào on à ấp bón
kia. Còn lại là tình yêu đích thực. (Y Ban, Gà ấp bóng, Truyện ngắn hay 2002-2003).
Đặc biệt, theo quan sát của chúng tôi, số lƣợng các thành ngữ có yếu tố thực
vật biểu thị ÂDYN tình yêu tƣơng đối nhiều trong tiếng Việt nhƣ: thắm lắm phai
nhiều, sớm đào tối mận, tầm hoa vấn nguyệt, v.v.. Trong ẩn dụ này, các đặc trƣng
của miền nguồn - thực vật đƣợc ánh xạ sang cho miền đích - tình yêu. Tuy vậy, một
số biểu đạt ngôn ngữ không còn đƣợc sử dụng phổ biến nhƣ tầm hoa vấn nguyệt,
sớm đào tối mận, dập dìu trúc mai, v.v.. Trong tiếng Anh, thành ngữ in full bloom
(đang đơm hoa) là biểu đạt ngôn ngữ của ánh xạ giai đoạn đẹp nhất trong tình yêu.
[A-249]. But his songs are often about love in full bloom or in decline.
(1992. Washington Post. COCA).
2.3.6. N óm ẩn ụ đán á tí ự t êu ự
Bảng 2.14 thể hiện số lƣợng thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị
ÂDYN tình yêu thuộc nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực. Mặc dù chiếm một tỷ
78
lệ nhỏ (32 419 thành ngữ, chiếm 7.64%) nhƣng các thành ngữ biểu thị ẩn dụ thuộc
nhóm này cũng phản ánh một nét khác biệt về văn hóa.
Bảng 2.14. Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực/ tiêu cực (Tình yêu)
TT Ẩn dụ ý niệm (Nhóm đánh giá tích cực/tiêu cực) T.Việt T.Anh Tổng
1. TÌNH YÊU LÀ HÀNG HÓA 13 19 32
Tổng 13 19 32
Theo ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ HÀNG HÓA (CÓ GIÁ TRỊ), mối quan hệ tình
yêu là một hàng hóa có giá trị và những ngƣời yêu nhau là ngƣời trao đổi hàng hóa
với nhau. Trong một giao dịch thƣơng mại, việc trao đổi hàng hóa diễn ra từ cả hai
phía: giao và nhận; hàng hóa trao đổi cùng phải tƣơng đƣơng về mặt giá trị. Thành
ngữ hold very dear nghĩa là rất yêu quý, đánh giá cao ai. Tình yêu đƣợc ví nhƣ là
hàng hóa rất quý, rất đắt đỏ (very dear).
[A-234]. I want you all to know that my relationship with you is one that
I hold very dear. (2009. ABC_GMA. COCA).
Tình yêu là hàng hóa rất có giá trị nên nếu không cẩn thận thì ngƣời ta có thể
“phỗng tay trên” mất.
[V-364]. Đã bảo mà, mày không chịu khó, để người ta nhanh tay p ỗn t y
trên mất.” (Tô Hoài, Mười năm) [25].
2.3.7. K á quát đặ đ ểm ủ ẩn ụ ý n ệm tình yêu
Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của ÂDYN tình yêu trong thành ngữ tiếng Việt
và tiếng Anh cho thấy, tình yêu không phải là một thực thể đơn nhất. Vangelisti &
Perlman [151] xác định ba phạm trù ẩn sau mối quan hệ tình yêu: sự thân mật, sự
cam kết và sự đam mê. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, sự cam kết
không phải là đặc trƣng của tình yêu; hay nói cách khác, đây không phải là đặc
điểm phân biệt tình yêu với các mối quan hệ khác nhƣ tình bạn hay hôn nhân. Mô
hình tri nhận tình yêu trong nghiên cứu của chúng tôi khá lý tƣởng, bao gồm các
yếu tố nhƣ niềm tin, thái độ (trong nhóm ẩn dụ giao tiếp), tình yêu thƣơng, sự gần
gũi (trong nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc), mong ƣớc, khát khao (trong nhóm ẩn dụ
đánh giá tích cực và nhóm ẩn dụ phức hợp), v.v..
79
Trong nhóm ẩn dụ giao tiếp, tình yêu đƣợc xem là một trải nghiệm riêng tƣ
và diễn ra ngay bên trong cơ thể con ngƣời. Tình yêu đƣợc ẩn dụ hóa là vật chứa
những tình cảm sâu kín nhất. Đặc biệt, số lƣợng thành ngữ tiếng Anh có yếu tố
“heart” (tim) cũng xuất hiện tƣơng đối nhiều, điều này phản ánh tính nghiệm thân
trong các ÂDYN liên quan đến tình yêu. Ngƣợc lại trong tiếng Việt, miền nguồn
vật chứa đƣợc lựa chọn lại liên quan đến yếu tố lòng, ruột, gan, dạ nhiều hơn.
Chúng tôi cho rằng, sự khác biệt trong quá trình tri nhận về tình yêu của cộng
đồng ngƣời bản ngữ đƣợc thể hiện thông qua các thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh thuộc nhóm này.
Đặc tính vật chất nhƣ khoảng cách gần gũi và sự tăng nhiệt đƣợc phản ánh
trong các thành ngữ biểu thị ý niệm tình yêu. Trong mối quan hệ yêu đƣơng, cảm
giác về tình yêu gắn liền với nhu cầu đƣợc gần gũi về mặt thể xác với ngƣời mình
yêu và nhu cầu cần đƣợc bày tỏ những đam mê đó. Trong các ÂDYN tình yêu mà
chúng tôi khảo sát trong luận án, khía cạnh cƣờng độ của tình yêu đƣợc xem là yếu
tố trung tâm trong nhóm tình cảm, cảm xúc khiến con ngƣời bị động trong mối quan
hệ liên nhân này: tình yêu đƣợc ý niệm hóa thành lửa, thành lực, thành sự mê hoặc.
Đôi khi, những yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của những đôi lứa yêu nhau.
Trong nhiều ÂDYN thuộc nhóm này, số lƣợng thành ngữ tiếng Anh đều cao hơn
tiếng Việt.
Xét trong nhóm cấu trúc sự kiện, tình yêu đƣợc ý niệm hóa thành cuộc hành
trình, cuộc chiến hay trò chơi. Các sự kiện nhƣ tình yêu đƣợc ý niệm hóa thành
những vật lớn đang chuyển động. Chúng tôi cho rằng, mặc dù tình yêu gắn liền với
tình cảm, cảm xúc nhƣng nó còn đƣợc đặc trƣng bởi một trạng thái điều hƣớng có
đích. Sự chênh lệch số lƣợng thành ngữ biểu thị các ÂDYN này trong tiếng Việt và
tiếng Anh có thể phản ánh nét khác biệt trong tƣ duy của ngƣời bản ngữ.
Đối với nhóm ẩn dụ trạng thái, dƣờng nhƣ miền đích - tình yêu đã lựa chọn
các miền nguồn tƣơng ứng (vật sở hữu, sự hợp nhất, sợi dây ràng buộc) dựa trên các
đặc trƣng trạng thái sinh học nhất định nhƣ mối quan hệ tình dục (sự hợp nhất) hay
tình mẫu tử (sợi dây ràng buộc). Phân tích các thành ngữ biểu thị ÂDYN tình yêu
thuộc nhóm này cho thấy, các đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến sự ổn định, vững
80
chắc của miền nguồn đƣợc ánh xạ lên miền đích và cho chúng ta các biểu đạt ngôn
ngữ tƣơng ứng trong cả tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó, số lƣợng thành ngữ tiếng
Việt vƣợt trội hơn.
Các ẩn dụ biểu thị ý niệm tình yêu là dạng đặc biệt trong nhóm ẩn dụ phức
hợp. Các ẩn dụ liên quan đến miền nguồn phức hợp với những cấu trúc và đặc tính
của vật thể nhƣ có cấu trúc, có chức năng tồn tại và hoạt động, đƣợc thể hiện qua số
lƣợng phong phú các thành ngữ trong khảo sát của chúng tôi. Miền nguồn thức ăn,
sinh vật sống xuất hiện nhiều trong các thành ngữ tiếng Việt biểu thị ÂDYN tình
yêu. Ngƣợc lại, việc ý niệm hóa tình yêu trên cơ sở ý niệm cỗ máy chỉ xuất hiện
trong tiếng Anh.
2.4. Ẩn dụ ý niệm hôn nhân
Bảng 2.15 thể hiện số lƣợng thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị
ÂDYN hôn nhân.Trong đó, đáng kể nhất là số lƣợng các thành ngữ trong nhóm ẩn
dụ trạng thái (127 317 thành ngữ).
Bảng 2.15. Thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm về hôn nhân
TT Ẩn dụ ý niệm hôn nhân T. Việt T.Anh Tổng
1 Nhóm ẩn dụ giao tiếp 25 14 39
2 Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc 13 7 20
3 Nhóm ẩn dụ trạng thái 102 25 127
4 Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện 24 29 53
5 Nhóm ẩn dụ phức hợp 49 9 58
6 Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực 10 10 20
Tổng 223 94 317
2.4.1. N óm ẩn ụ o t ếp
Bảng 2.16 thể hiện số lƣợng thành ngữ biểu thị ẩn dụ hôn nhân thuộc nhóm
ẩn dụ giao tiếp. Chiếm số lƣợng lớn nhất là các thành ngữ biểu thị ÂDYN liên quan
đến vật chứa (20 39 thành ngữ, chiếm 28%). Ở vị trí thứ hai là ẩn dụ về sự chia sẻ
(11/39 thành ngữ, chiếm 28.21%). Hai ÂDYN khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
81
Bảng 2.16. Nhóm ẩn dụ giao tiếp (Hôn nhân)
TT Ẩn dụ ý niệm (Nhóm ẩn dụ giao tiếp) T. Việt T.Anh Tổng
1. HÔN NHÂN LÀ SỰ CHIA SẺ 9 2 11
2. HÔN NHÂN LÀ VẬT CHỨA 15 5 20
3. HÔN NHÂN LÀ VỞ KỊCH 1 6 7
4. HÔN NHÂN LÀ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT 0 1 1
Tổng 25 14 39
Trong thế giới rộng lớn quanh mình, con ngƣời với các vai trò xã hội khác
nhau thƣờng đƣợc nhìn nhận ở các góc độ khác nhau. Số liệu khảo sát cho thấy có 9
thành ngữ tiếng Việt và 2 thành ngữ tiếng Anh biểu thị ẩn dụ HÔN NHÂN LÀ SỰ
CHIA SẺ. Trƣớc hôn nhân, bạn bè có thể là ngƣời gần gũi nhất, nhƣng sau hôn
nhân, vai trò đó thuộc về ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng. Trong hôn nhân, sự chia sẻ có
thể có nhiều biểu hiện khác nhau: nói chuyện với nhau, lắng nghe nhau, dành thời
gian cho nhau, cởi mở, thành thật với nhau, tin cậy lẫn nhau, v.v.. Sự chia sẻ có thể
liên quan đến yếu tố vật chất (quen hơi bén tiếng) hay yếu tố tinh thần (cùng chung
ngọt đắng, đồng cam cộng khổ, đồng tâm hiệp lực/ đồng tâm hiệp ý).
[V-46]. Chị quyết định ly hôn sau tháng ngày dài dày vò trăn trở, buông tay
người chồng từng đồn m ộn ổ, đầu gối tay ấp bao năm đâu dễ dàng gì.
(15.12.2015. Báo Dân trí dantri.com.vn).
Thành ngữ đồng cam cộng khổ có nguồn gốc Hán - Việt. Ý nghĩa của thành
ngữ này đƣợc hình thành trên cơ sở nghĩa biểu trƣng của các thành tố đồng (cùng),
cam (ngọt), cộng (chung), khổ (đắng). Ở thành ngữ này, vị ngọt (cam) biểu trƣng
cho sự sung sƣớng, hạnh phúc còn vị đắng (khổ) biểu trƣng cho sự khó khăn, vất
vả. Do vậy, nghĩa đen của thành ngữ này là cùng hƣởng vị ngọt, cùng chung vị
đắng. Trên cơ sở đó, nghĩa khái quát của thành ngữ này tập trung vào sự chia sẻ
giữa con ngƣời với nhau, trong đó nhấn mạnh đến quan hệ vợ chồng. Cuộc sống gia
đình có những lúc thăng trầm, lúc vui lúc buồn, lúc sƣớng lúc khổ, nhƣng là vợ
chồng thì cùng chia sẻ với nhau tất cả những trạng thái đó, những hoàn cảnh đó.
Nếu nhƣ trong tình bạn, sự chia sẻ thƣờng dựa trên cơ sở tự nguyện, thì trong hôn
nhân, đây có thể xem là một cam kết, theo đó, vợ chồng có thể chia sẻ cả 4 loại nhu
82
cầu: nhu cầu bên trong (sự chia sẻ về mặt tình cảm), nhu cầu bên ngoài (vấn đề tài
chính, vật chất), nhu cầu sinh lý (quan hệ tình dục), nhu cầu hình thức (chia sẻ tình
trạng pháp lý).
Bên cạnh đó, chúng ta có ẩn dụ HÔN NHÂN LÀ VẬT CHỨA. Bản thân con
ngƣời tự xem mình là các thực thể - vật chứa gồm bên trong và bên ngoài; do vậy,
các đối tƣợng bên ngoài con ngƣời cũng đƣợc ý niệm theo cách này. Thông qua thị
giác và xúc giác, con ngƣời thấy rằng các sự vật có những vành đai bên ngoài; nếu
không có, con ngƣời sẽ gắn cho một vành đai thông qua việc tri nhận chúng thành các
thực thể- vật chứa nhƣ chĩnh gạo, chậu, lồng, v.v.. Cuộc hôn nhân rơi vào hoàn cảnh
tù túng, bị o ép, giam hãm mất tự do đƣợc thể hiện trong ví dụ [V-38] dƣới đây. Con
cá vốn đƣợc sống và bơi lội tự do trong môi trƣờng ao, hồ, sông, suối. Khi bị nhốt
vào một vật chứa nhỏ hẹp có giới hạn nhƣ cái chậu thì rất tù túng, gò bó. Tƣơng tự
nhƣ vậy, bầu trời vốn là không gian rộng lớn cho chim có thể bay lƣợn và cất tiếng
hót. Thế nhƣng khi bị giam vào một cái lồng chật hẹp thì chắc chắn nó không thể
đƣợc hƣởng một cuộc sống đáng mong ƣớc. Hôn nhân đƣợc ý niệm dựa trên cơ sở
vật chứa (cái chậu, cái lồng) với những giới hạn không gian của nó khiến cho những
thực thể bên trong không d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toan_van_luan_an_1653_1916242.pdf