LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
2.1. Ý nghĩa khoa học 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 3
4. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN 3
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Nghiên cứu trên thế giới về họ tò vò Sphecidae 4
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố các loài họ tò vò Sphecidae 4
1.1.2. Nghiên cứu về sinh học của loài tò vò S. madraspatanum và một số
loài thuộc họ tò vò Sphecidae
9
1.1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc tổ 9
1.1.2.2. Nghiên cứu về thời gian phát triển của các pha trước trưởng
thành, cấu trúc buồng trứng và ngòi đốt
11
1.1.3. Nghiên cứu về sinh thái học của loài tò vò Sceliphron
madraspatanum và một số loài thuộc họ tò vò Sphecidae
12
1.1.3.1. Nghiên cứu về vị trí làm tổ 12
1.1.3.2. Nghiên cứu về vật mồi 14
1.1.3.3. Nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên 17
1.1.3.4. Nghiên cứu về vai trò của loài S. madraspatanum 19
1.1.4. Nghiên cứu về tập tính của loài tò vò S. madraspatanum và một số
loài thuộc họ tò vò Sphecidae
19
1.1.4.1. Nghiên cứu về tập tính làm tổ 21
155 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần loài họ tò vò sphecidae (hymenoptera: apoidea) ở một số tỉnh vùng tây bắc Việt Nam, đặc điểm sinh học, sinh thái học và tập tính của loài sceliphron madraspatanum (fabricius, 1781), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. S. madraspatanum kohli Sickmann
55
- Mặt lưng phía sau của đốt ngực giữa với đốm nhỏ màu vàng ở trung tâm
..... S. madraspatanum sutteri van der Vecht
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của các phân loài của S. madraspatanum
trên toàn thế giới, van der Vecht và van Breugel (1968) [15] kết luận rằng: Đặc điểm
hình thái giữa các phân loài có sự biến đổi, một đặc điểm nào đó có thể xuất hiện
trên cả hai giới tính của một phân loài và đặc điểm này cũng xuất hiện trên các phân
loài khác. Trong cùng một phân loài, một đặc điểm có thể xuất hiện hoặc không
xuất hiện trên một giới tính. Do đó, các tác giả đề xuất rằng khóa định loại chỉ dựa
trên các đặc điểm chung nhất cho các mẫu của mỗi phân loài. Các mẫu thu được ở
đề tài này cũng được định loại dựa trên các đặc điểm chung nhất cho các phân loài.
3.1.3. Sự phân bố của các loài họ tò vò Sphecidae ở các sinh cảnh nghiên cứu
Sự ghi nhận phân bố của các loài họ tò vò sphecidae ở 4 sinh cảnh nghiên cứu
được trình bày trong bảng 3.3 cho thấy 19 loài và phân loài thuộc 7 giống trong 4
phân họ tò vò được ghi nhận ở sinh cảnh rừng tự nhiên, 25 loài và phân loài thuộc 7
giống trong 4 phân họ được ghi nhận cho sinh cảnh rừng trồng và vườn cây, 17 loài
và phân loài thuộc 7 giống trong 4 phân họ được ghi nhận cho sinh cảnh cây bụi và
10 loài phân loài thuộc 4 giống trong 4 phân họ được ghi nhận cho sinh cảnh dân cư.
Có 7 loài tò vò được ghi nhận trong cả 4 sinh cảnh là A. clavus, A. laevigata,
Ch. lobatum, C. bengalense, C. japonicum, S. madraspatanum, và Sx. argentutus.
Đây là các loài được xem là phổ biến ở khu vực nghiên cứu và thực tế số lượng
mẫu vật thu được của các loài này là nhiều nhất. Hai loài C. bengalense và S.
madraspatanum được tìm thấy phổ biến trong sinh cảnh dân cư hơn trong các sinh
cảnh còn lại. Chúng được xem như là những loài đô thị và chúng được tìm thấy ở
trong hầu hết các khu đô thị bởi vì tập tính làm tổ của chúng gằn liền với các ngôi
nhà và có thể vật mồi của hai loài này (chủ yếu là các loài vật mồi thuộc họ nhện
Araneidae) cũng phổ biến trong sinh cảnh dân cư. Các loài A. clavus, A. laevigata,
Ch. lobatum và Sx. argentutus được tìm thấy trong sinh cảnh dân cư, nhưng chúng
không phổ biến. Loài C. japonicum không phổ biến trong sinh cảnh dân cư, loài
chỉ được phát hiện thấy ở sinh cảnh dân cư có độ cao từ 300 m trở lên so với mực
nước biển.
Năm loài tò vò gồm: C. malignum, S. deforme, I. nigella, P. viduatus và Sx.
subtruncatus được ghi nhận ở cả 3 sinh cảnh: sinh cảnh rừng, sinh cảnh rừng trồng
56
và vùng đêm và sinh cảnh cây bụi. Ngoại trừ Sx. subtruncatus, 3 loài còn lại xuất hiện
phổ biến ở các sinh cảnh này. Phân loài S. madraspatanum kohli xuất hiện trong 3
sinh cảnh: Sinh cảnh rừng trồng và vùng đêm, sinh cảnh cây bụi và sinh cảnh dân cư.
Hai loài Isodontia aurifrons, Sx. diabonicus và hai phân loài S. javanum
petiolare và S. javaum chinensis chỉ ghi nhận trong sinh cảnh rừng tự nhiên và sinh
cảnh rừng trồng và vườn cây. Phân loài S. madraspatanum andamanicum và loài
Sx. sericeus chỉ được tìm thấy ở sinh cảnh rừng trồng và vườn cây và sinh cảnh cây
bụi. Phân loài S. madraspatanum sutteri được tìm thấy ở sinh cảnh cây bụi và sinh
cảnh dân cư. Loài mới C. tanvinhensis được tìm thấy ở sinh cảnh dân cư và sinh
cảnh rừng trồng và vườn cây. Con cái của loài này được tìm thấy trong một căn nhà
bỏ hoang được xây bằng gạch nhưng chưa được trát vữa. Ngôi nhà này nằm kề sát
con đường nhựa thuộc hệ thống đường liên huyện của tỉnh Hòa Bình và nằm trong
khu dân cư của xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn. Hai con đực của loài này lại được
tìm thấy ở nhà sàn được làm bằng gỗ và đã bỏ hoang trong khu vực vùng đệm của
khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Ba loài C. dolichothorax, I. chrysorrhoea và I. sp.3 chỉ được ghi nhận ở sinh
cảnh rừng tự nhiên. Bốn loài A. globifrontalis, C. gracile, I. elsei và I. sp.1 chỉ được
ghi nhận ở sinh cảnh rừng trồng và vườn cây. Phân loài S. madraspatanum
conspicillatum được ghi nhận chỉ ở sinh cảnh cây bụi.
Trong sinh cảnh khu dân cư, các hoạt động của con người đã tác động mạnh
đến môi trường sống của các loài tò vò, đặc biệt như vị trí làm tổ của chúng. Nhiều
loài được tìm thấy ở trong sinh cảnh này khi vị trí làm tổ của chúng gắn liền với các
công trình xây dựng của con người (chủ yếu là các công trình nhà ở được xây bằng
gạch) như S. madrasspatanum, S. madraspatanum kohli (cả hai loài làm tổ bùn) và 2
loài C. bengalense và C. japonicum là những loài sử dụng tổ cũ của 2 loài trên, hay
loài Sx. argentatus làm tổ của chúng trong các khu vườn nhà dân. Sinh cảnh rừng
trồng và vườn cây là nơi ít bị tác động bởi các hoạt động con người hơn sinh cảnh
khu dân cư. Vì vậy, chúng tôi thu được nhiều loài tò vò ở sinh cảnh này. Nhiều tổ của
các loài tò vò được tìm thấy ở sinh cảnh này như A. clavus, S. madraspatanum, Sx.
diabonicus, Sx. sericeus, Sx. subtruncatus, hay P. viduatus. Trong sinh cảnh rừng tự
nhiên, mặc dù chúng tôi không thu được nhiều loài tò vò như sinh cảnh rừng trồng và
vườn cây, nhưng trong sinh cảnh này ghi nhận một số loài chỉ có mặt trong sinh cảnh
57
này như: C. dolichothorax, I. chrysorrhoea và Isodontia sp.3. mà không thấy xuất
hiện trong các sinh cảnh còn lại.
Bảng 3.3. Sự phân bố của các loài họ tò vò Sphecidae ở các sinh cảnh nghiên cứu
Stt
Tên loài
Sinh cảnh
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng và
vườn cây
Cây bụi Dân cư
1 Ammophila clavus + + + +
2 Ammophila globifrontalis - + - -
3 Ammophila laevigata + + + +
4 Chlorion lobatum + + + +
5 Chalybion bengalense + + + +
6 Chalybion dolichothorax + - - -
7 Chalybion gracile - + - -
8 Chalybion japonicum + + + +
9 Chalybion malignum + + + -
10 Chalybion tanvinhensis - + - +
11 Sceliphron deforme + + + -
12.1 Sceliphron javanum petiolare + + - -
12.2 Sceliphron javanum chinensis + + - -
13 Sceliphron madraspatanum + + + +
13.1 Sceliphron madraspatanum sutteri - - + +
13.2 Sceliphron madraspatanum
andamanicum
- + + -
13.3 Sceliphron madraspatanum
conspicillatum
- - + -
13.4 Sceliphron madraspatanum kohli - + + +
14 Isodontia aurifrons + + - -
15 Isodontia chrysorrhoea + - - -
16 Isodontia elsei - + - -
17 Isodontia nigella + + + -
58
18 Isodontia sp.1 - - + -
19 Isodontia sp.2 + + - -
20 Isodontia sp.3 + + - -
21 Prionyx viduatus + + + -
22 Sphex argentutus + + + +
23 Sphex diabonicus + + - -
24 Sphex sericeus - + + -
25 Sphex subtruncatus + + + -
Tổng 19 25 17 10
Ghi chú: + có sự xuất hiện, - không có sự xuất hiện
3.2. Một số đặc điểm sinh học của loài tò vò S. madraspatanum
3.2.1. Cấu trúc tổ
Vật liệu làm tổ của loài S. madraspatanum là bùn hoặc than. Màu sắc của tổ
phụ thuộc vào màu sắc của vât liệu làm tổ như màu xám trắng, màu vàng nhạt, màu
nâu, màu nâu đỏ hay màu đen. Tuy nhiên chúng tôi bắt gặp chủ yếu tổ của loài có
màu nâu.
Tổ của loài có cấu trúc từ 1 đến 17 khoang tổ (hình 3.15 và 3.19). Với các tổ
có cấu trúc 1 khoang thì không có lớp bùn được phủ ở bên ngoài khoang tổ này. Các
tổ có cấu trúc từ 2 khoang tổ trở nên thì có một lớp bùn được phủ bên ngoài các
khoang tổ. Phụ thuộc vào vị trí làm tổ và bề mặt giá thể nơi tổ được xây, lớp bùn phủ
bên ngoài các khoang tổ có độ dày từ 2,5 đến 10,5 mm. Bề mặt bên ngoài của tổ trong
hầu hết các tổ chúng tôi thu được thường gồ gề (hình 2.5, 3.17, 3.29, 3.39, 3.44, 3.45,
3.49, 3.50, 5.54), một số tổ có bề mặt bên ngoài phẳng (hình 3.28 và 3.36) và một số
tổ có những gai bùn nhô cao trên bề mặt bên ngoài. Trong nhiều tổ, các viên bùn được
đặt bên ngoài tổ không khít với nhau, nên tạo ra các lỗ hổng nhỏ trong lớp bùn phủ
bên ngoài tổ.
Các khoang tổ của loài có hình ống, tròn ở hai đầu, độ dày thành khoang tổ từ
1,0 - 1,2 mm, trung bình 1,1 0,07 mm. Các khoang tổ được xây từ 1 hoặc hai nguồn
bùn khác nhau bởi vì màu sắc khác nhau của bùn trên khoang tổ. Bề mặt bên ngoài
của các khoang tổ thường gồ gề (hình 3.16), và bề mặt bên trong nhẵn (hình 3.18).
Các khoang tổ được xây liền kề nhau, thành của khoang tổ này làm thành của khoang
tổ kế tiếp. Các điểm hở giữa hai khoang tổ đều được nấp kín bằng bùn. Tổ được cấu
59
trúc từ 1 đến 3 tầng khoang tổ, số lượng khoang tổ ở tầng phía dưới thường nhiều hơn
số khoang khoang tổ ở tầng phía trên. Giữa các tầng có thể được phủ một lớp bùn
mỏng hoặc không được phủ một lớp bùn mỏng.
Kích thước các khoang tổ chứa con cái (khoang cái) lớn hơn kích thước các
khoang tổ chứa con đực (khoang đực). Chiều dài khoang cái (được đo từ đầu tới cuối
khoang tổ) từ 2,7 - 3,1 cm, trung bình 2,86 0,12 cm và chiều rộng (được đo tại chỗ
rộng nhất của khoang) từ 0,7 - 0,9 cm, trung bình 0,82 0,06 cm. Chiều dài khoang
đực từ 2,4 - 2,8 cm, trung bình 2,63 0,10 cm và chiều rộng từ 0,5 - 0,75 cm, trung
bình 0,66 0,07 cm (bảng 3.4). Kết quả xử lý Anova một yếu tố cho thấy kích thước
khoang tổ giữa con đực và con cái có sự khác nhau có ý nghĩa (với chiều dài khoang
tổ p = 3.65E-12 và chiều rộng khoang tổ p = 4.27E-14).
Hình 3.15. Bề mặt bên dưới tổ của loài
S. madraspatanum
Hình 3.16. Hình dạng bên ngoài
khoang tổ của S. madraspatanum
Hình 2.17. Hình dạng bên ngoài tổ của
loài S. madraspatanum
Hình 3.18. Hình dạng bên trong tổ của
loài S. madraspatanum
60
Hình 3.19. Số lượng các khoang tổ của loài S. madraspatanum
Bảng 3.4. Kích thước khoang tổ của loài S. madraspatanum
Chiều dài của khoang tổ (cm)
(n = 32)
Chiều rộng của khoang tổ (cm)
(n = 32)
Con cái Con đực Con cái Con đực
2,7 - 3,1
2,86 0,12a
2,4 - 2,8
2,63 0,10b
0,7 - 0,9
0,82 0,06c
0,5 - 0,75
0,66 0,07d
Ghi chú: Trong phạm vi hàng các giá trị mang chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có
ý nghĩa ở mức xác suất P 0,05, n là số lượng khoang tổ được đo
Trong họ Sphecidae, có hai giống Sceliphron và Trigonopsis xây tổ của
chúng bằng bùn và đây là một đặc điểm đặc trưng của hai giống này. Nhiều
nghiên cứu về cấu trúc tổ của loài S. madraspatanum trên thế giới cũng chỉ ra
loài tò vò này cấu trúc tổ bằng bùn, với nhiều khoang tổ có hình trụ, các khoang
tổ được xếp thành một hàng nằm ngang hoặc thành nhiều tầng tổ [21, 22, 23, 25,
29, 27, 28 ]. Cấu trúc tổ của một số loài khác thuộc giống Sceliphron cũng được ghi
nhận giống với cấu trúc tổ của loài S. madraspatanum như loài S. spirifex ở Nam Phi
và ở nước Ý (Gess and Gess, 2014 [65]; Polidori et al., 2009 [107]); loài S. servillei
ở Nigeria (Ighre et al., 2014) [66]; loài S. formosum ở Pakistan (Perveen and Shah,
2013) [108] và ở Australia (Callan, 1988) [61]; loài S. destillatorium ở Crym
(Fateryga and Kovblyuk, 2014) [67]; loài S. deforme ở Kazakhstan (Kazenas, 2013)
[109]; loài S. curvatum ở Ukraina (Fateryga and Kovblyuk, 2013) [76] và ở Thổ Nhĩ
0
5
10
15
20
25
Số khoang/tổ
S
ố
lư
ợ
n
g
t
ổ
61
Kỳ (Gulmer and Can, 2015) [68]; loài S. caementarium ở nước Mỹ (Ferguson and
Hunt, 1989) [74].
Callan (1988) [61], Polidori et al. (2007) [80], Iwata (1964) [39] và Chatenoud
et al. (2012) [43] đều cho rằng, tổ của các loài của giống Sceliphron được phủ một
lớp bùn lên bề mặt tổ là để bảo vệ tổ trước các loài kẻ thù tự nhiên và để tránh sự phá
hủy tổ bởi mưa (đặc biệt các tổ tiếp xúc trực tiếp với mưa và gió).
3.2.2. Thời gian phát triển các pha
Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ trung bình 28,1 0,95C, ẩm độ
trung bình 80,9 5,6%, tiến hành nghiên cứu thời gian phát triển của các pha loài S.
madraspatanum cho thấy:
+ Pha trứng
Đặc điểm hình thái: Trứng của loài S. madraspatanum có màu trắng đục hoặc
màu vàng nhạt. Vỏ trứng nhẵn và bóng. Trứng có hình xúc xích, hai đầu tròn và
cong vừa phải (hình 3.20). Kích thước chiều dài của trứng giao động từ 2,7 đến 3,2
mm, trung bình 3 0,12 mm, chiều rộng 0,7 - 0,9 mm, trung bình 0,8 0,06 mm
(bảng 3.5).
Thời gian phát triển: Thời gian phát triển của trứng kéo dài từ 2 - 3 ngày, trung
bình 2,23 0,43 ngày (bảng 3.6).
Bảng 3.5. Kích thước các pha của loài S. madraspatanum
Pha phát triển Kích thước (mm)
Dài Rộng
Trứng (n= 32) 2,7 - 3,2
3 0,12
0,7 - 0,9
0,8 0,06
Ấu trùng
Tuổi 1 (n = 30) 3,2 - 4,2
3,8 0,30
0,8 - 1,3
1 0,16
Tuổi 2 (n = 35) 4,2 - 9,1
6,9 1,39
1,4 - 2,7
2 0,42
Tuổi 3 (n = 36) 8 - 16,1
13 2,29
2,3 - 5,4
3,9 0,89
Tiền nhộng (n = 30) 9 - 14
11,9 1,62
3,1 - 4,9
4,03 0,56
Trưởng thành
Cái (♀) (n = 32) 15 - 18,5
16,7 0,95
2,7 - 3,6
3,09 0,27
Đực (♂) (n = 33) 12,1 - 16,1
14,4 1,19
2,2 - 2,9
2,55 0,18
Ghi chú: n là số cá thể thí nghiệm
62
+ Pha ấu trùng
Đặc điểm hình thái: Ấu trùng của loài S. madraspatanum có 3 tuổi. Tuổi 1 có
chiều dài 3,2 - 4,2 mm, trung bình 3,8 0,30 mm và chiều rộng 0,8 - 1,3 mm, trung
bình 1 0,16 mm. Tuổi 2 có chiều dài 4,2 - 9,1 mm, trung bình 6,9 1,39 mm và chiều
rộng 1,4 - 2,7 mm, trung bình 2 0,42 mm. Tuổi 3 có chiều dài 8 - 16,1 mm, trung
bình 13 2,29 mm và chiều rộng từ 2,3 - 5,4 mm, trung bình 3,9 0,89 mm (bảng 3.5).
Màu sắc nói chung của ấu trùng của loài S. madraspatanum là màu vàng nhạt. Tuy
nhiên, màu sắc của ấu trùng thay đổi theo màu sắc của thức ăn của chúng, màu đỏ nâu
nhạt hoặc màu xám nhạt. Ở ấu trùng mới nở thông thường co thể có màu vàng nhạt.
Hàm trên của ấu trùng cứng và còn màu đen. Các đôi chân ngực ngắn và có màu vàng
nhạt. Trên cơ thể ấu trùng có các vân phân chia cơ thể thành các đốt rõ rệt. Mỗi đốt ở
mặt bên của cơ thể ấu trùng có 1 lỗ thở. Lớp da ấu trùng nhẵn và bóng (hình 3.21). Mặt
lưng của ấu trùng có một đường kẻ màu đen nhạt chạy dọc từ đốt ngực thứ nhất đến
cuối của đốt hậu môn. Phần đầu của ấu trùng ngắn, có chiều dài chỉ khoảng 1/20 chiều
dài cơ thể, và chiều rộng phần đầu gần bằng ½ chiều rộng phần bụng. Chiều dài phần
ngực của ấu trùng khoảng 1/10 chiều dài cơ thể và chiều rộng khoảng 2/3 chiều rộng
của bụng. Lớp da ấu trùng rất mỏng vì vậy các ống tiêu hóa ở phần bụng được nhìn
thấy rõ dưới kính lúp. Mặt bụng của đốt hậu môn nhẵn bóng và có màu vàng nhạt. Khi
ăn con mồi trong khoang tổ, cơ thể ấu trùng duỗi thẳng, nhưng khi ấu trùng được tách
ra khỏi khoang tổ, cơ thể cong lại giống hình chữ C.
Thời gian phát triển: Ấu trùng của loài S. madraspatanum có 3 tuổi: Tuổi 1
có thời gian phát triển là từ 1 - 2 ngày, trung bình 1,39 0,49 ngày; tuổi 2 có thời
gian phát triển 1 - 2 ngày, trung bình 1,65 0,48 ngày; tuổi 3 có thời gian phát triển
4 - 5 ngày, trung bình là 4,31 0,47 ngày (bảng 3.6).
+ Pha nhộng:
Đặc điểm hình thái: Nhộng ở dạng nhộng trần (nhộng nằm trong một cái kén).
Kén có màu nâu vàng nhạt đến màu nâu nhạt (hình 3.22). Kén có kích thước chiều
dài từ 15 - 20 mm, trung bình 17,5 0,23 mm và chiều rộng 3,5 - 5,3 mm, trung bình
4,2 0,98 mm. Kén rất mỏng và giòn, bề mặt của kén nhẵn bóng vì vậy chúng ta có
thể nhìn thấy tiền nhộng hay nhộng bên trong kén rất rõ. Kén có hình trụ, hai đầu
tròn, đầu kén rộng hơn cuối kén. Cuối kén chứa chất thải màu đen của ấu trùng.
63
Hình 3.20. Trứng của loài S.
madraspatanum
Hình 3.21. Ấu trùng của loài S.
madraspatanum
Hình 3.22. Kén của loài S.
madraspatanum
Hình 3.23. Tiền nhộng của loài S.
madraspatanum
Hình 3.24. Nhộng của loài S.
madraspatanum
Hình 3.25. Trưởng thành đực của loài
S. madraspatanum
64
Pha nhộng được chia làm 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn tiền nhộng và
giai đoạn nhộng. Tiền nhộng có màu vàng, kích thước chiều dài giao động từ 9 -
14 mm, trung bình 11,9 1,62 mm và chiều rộng 3,1 - 4,9 mm, trung bình 4,03
0,56 mm (bảng 3.5). Cơ thể tiền nhộng có 13 đốt được phân bố từ ngực đến
bụng (3 đốt ngực và 10 đốt bụng) (hình 3.23). Đốt bụng thứ 6 đến đốt bụng thứ
8 là to nhất. Hình thái bên ngoài của nhộng giống hình thái bên ngoài của trưởng
thành, ngoại trừ khi mới vũ hóa thành nhộng, cơ thể của nhộng mềm và có màu
vàng tươi, cánh chưa duỗi thẳng đến bụng mà gập sát vào tấm phủ gốc cánh và
mặt bên của mỗi đốt bụng có 1 gai dài rõ rệt (hình 3.24). Màu sắc trên cơ thể
nhộng bắt đầu xuất hiện sau khoảng 6 - 7 ngày. Màu đen trên cơ thể của nhộng
xuất hiện trước, sau đó đến màu vàng. Màu đen xuất hiện trên đầu trước, sau đó
đến ngực và cuối cùng đến bụng. Các gai nhọn ở mặt bên của mỗi đốt bụng tiêu
biến dần theo thời gian phát triển của nhộng. Màu sắc và sự duỗi thẳng của các
cánh trên cơ thể nhộng hoàn chỉnh khoảng 4 ngày trước khi vũ hóa thành trưởng
thành. Trước khi vũ hóa từ 1 - 2 ngày nhộng thải nhiều cục phân màu trắng tại
đáy của kén.
Thời gian phát triển: Thời gian phát triển của pha tiền nhộng là từ 5 - 6 ngày, trung
bình 5,58 0,50 ngày (bảng 3.6). Pha tiền nhộng được xem là pha trung gian giữa
pha ấu trùng và pha nhộng. Bởi vì tiền nhộng nằm trong kén nên pha này được xếp
vào pha nhộng. Thời gian phát triển của nhộng từ 13 - 16 ngày, trung bình 14,48
1,14 ngày (bảng 3.6).
+ Giai đoạn tiền đẻ trứng của trưởng thành:
Quan sát trong quá trình nuôi trưởng thành ở các lồng thí nhiệm trong tháng 6
và 7, thì sau khoảng 5 đến 7 ngày, trung bình 5,87 0,76 ngày (bảng 3.7) trưởng
thành bắt đầu làm tổ của chúng. Các quan sát ở ngoài tự nhiên cho thế hệ đầu tiên của
năm thì sau khoảng 10 ngày trưởng thành mới bắt đầu làm tổ. Có thể sau vũ hóa, thế
hệ này cần nhiều thời gian hơn cho việc hình thành và phát triển của trứng hoặc cần
nhiều năng lượng cho cơ thể hơn sau khoảng thời gian ngủ đông kéo dài.
+ Thời gian của vòng đời
Thời gian phát triển vòng đời của loài S. madraspatanum giao động từ 31 đến
41 ngày, trung bình 35,51 4,27 ngày.
65
Nghiên cứu của Dutt (1912) [31] trên loài S. madraspatanum ở Ấn Độ chỉ ra
thời gian phát triển của pha trứng từ 1 đến 2 ngày, thời gian phát triển của pha ấu
trùng từ 11 đến 15 ngày và thời gian phát triển của pha nhộng kéo dài từ 11 đến 13
ngày. Tổng thời gian phát triển từ trứng đến nhộng hóa trưởng thành là từ 23 đến 30
ngày. Trong nghiên cứu hiện tại thì tổng thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành
đẻ trứng là 26 - 34 ngày ở mức nhiệt độ trung bình 28,1 0,95C C, ẩm độ trung
bình 80,9 5,6%. Như vậy không có sự chênh lệch quá lớn giữa hai kết quả.
Bảng 3.6. Thời gian phát triển các pha của loài S. madraspatanum
(Nhiệt độ trung bình 28,1 0,95C, ẩm độ trung bình 80,9 5,6%)
Các pha phát triển Thời gian phát
triển (ngày)
Trung bình
(ngày)
Trứng (n = 35) 2 - 3 2,23 0,43
Ấu trùng
Tuổi 1 (n = 46) 1 - 2 1,39 0,49
Tuổi 2 (n = 40) 1 - 2 1,65 0,48
Tuổi 3 (n = 35) 4 - 5 4,31 0,47
Tiền nhộng (n = 43) 5 - 6 5,58 0,50
Nhộng (n = 52) 13 - 16 14,48 1,14
Trước đẻ trứng của trưởng thành cái (n = 23) 5 - 7 5,87 0,76
Vòng đời 31 - 41 35,51 4,27
Ghi chú: n là số lượng cá thể thí nghiệm
So với các kết quả nghiên cứu trước cho thấy: trong điều kiện phòng thí
nghiệm thì thời gian phát triển các pha trước trưởng thành của loài S. deforme ở Ấn
Độ là khoảng 1 tháng (Basil-Edwardes (1921) [71]. Loài C. bengalense ở Ấn Độ
(Sundheendrakumar và Narendran (1989) [56, 57]) và ở Việt Nam có thời gian phát
triển các pha trước trưởng thành cũng khoảng 1 tháng. Loài C. spinolae ở Nam Phi
có thời gian phát triển các pha trước trưởng thành là 32 ngày (Nel et al., 2014) [110].
Thời gian phát triển các pha trước trưởng thành của 4 loài thuộc giống Sphex (Sx.
argentatus fumosus, Sx. albisectus, Sx. subfuscatus và Sx. nigellus) được nghiên cứu
ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng khoảng 30 ngày (Tsuneki, 1963) [50]. Ở
Mỹ loài Isodontia (murrayella) elegans có thời gian phát triển các pha trước trưởng
thành là 29 ngày, I. (murrayella) mexicana có thời gian phát triển các pha trước
66
trưởng thành là 33 ngày và I. (murrayella) auripes có thời gian phát triển các pha
trước trưởng thành là 31 ngày (Krombein, 1967) [97]. Thời gian phát triển các pha
trước trưởng thành của loài Ammophila laevigata và A. atripes ở Sri Lanka là 30 và
32 ngày (Krombein, 1984) [49]. Thời gian phát triển từ trứng đến nhộng hóa trưởng
thành của A. harti ở Mỹ là từ 26 - 38 ngày (Hager và Kurcrewski, 1986) [111]. Như
vậy, có thể thấy rằng thời gian phát triển các pha trước trưởng thành của nhiều loài
họ tò vò Sphecidae là khoảng 30 ngày. Trong kết quả nghiên cứu này ở điều kiện
(nhiệt độ trung bình 28,1C, ẩm độ trung bình 80,9%) thì thời gian phát triển các pha
trước trưởng thành của loài tò vò S. madraspatanum là 29,64 ngày (dao động 26 - 34
ngày) cũng không sai khác với các kết quả nghiên cứu trước đây.
3.2.3. Thời gian sống của trưởng thành
Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ trung bình 28,6 1,02C và ẩm
độ trung bình 81,2 3,45% (Bảng 3.7), trưởng thành được nuôi bằng mật ong pha
loãng 50% thì thời gian sống của con đực từ 11 - 27 ngày, trung bình 18,5 3,61
ngày và con cái sống từ 31 - 71 ngày, trung bình 52,0 11,1 ngày. Kết quả xử lý
Anova cho thấy thời gian sống của con đực và thời gian sống của con cái khác nhau
có ý nghĩa, tuy nhiên trong 3 lần thí nghiệm, thời gian sống của trưởng thành đực
không có sự sai khác, kết quả này cũng giống ở con cái.
Thời gian sống của trưởng thành loài S. madraspatanum ở Nhật Bản là từ 7
- 9 tháng (Katayama và Ikushima, 1935) [34]. So sánh với kết quả nghiên cứu hiện
tại có sự chênh lệch rất lớn về thời gian sống của trưởng thành. Chúng tôi cho rằng
thời gian sống từ 7 - 9 tháng là khoảng thời gian xuất hiện của loài trong năm chứ
không phải là thời gian sống của trưởng thành. Nghiên cứu của nhóm tác giả không
có những thí nghiệm thực tế về thời gian sống của loài mà chỉ là sự quan sát về thời
gian xuất hiện của loài ngoài tự nhiên. Nghiên cứu của chúng tôi ở đây cho thấy loài
tò vò này xuất hiện trong năm từ giữa hoặc cuối tháng 4 đến đầu tháng 11 (khoảng
7 tháng) (xem phần 3.3.2).
Kết quả nghiên cứu về thời gian sống của trưởng thành loài tò vò S.
madraspatanum trong điều kiện thí nghiệm dài hơn kết quả nghiên cứu đối với loài
tò vò C. bengalense cho thấy trưởng thành đực sống 15 - 17 ngày, trưởng thành cái
sống 21 - 49 ngày. Thời gian sống của trưởng thành loài S. argentatus fumosus ở
Nhật Bản là khoảng 2 tháng (Tsuneki, 1963) [50]. Thời gian sống của trưởng thành
67
cái loài tò vò A. harti ở Mỹ ở thế hệ thứ nhất là từ 17 - 57 ngày, trung bình 36
12 ngày, ở thế hệ thứ 2 là từ 9 - 38 ngày, trung bình 21 12,6 ngày. Ở thế hệ thứ
2, trưởng thành cái có thời gian sống ngắn hơn có ý nghĩa so với thời gian sống
của trưởng thành cái ở thế hệ 1 (Hager và Kurcrewski, 1986) [111].
Bảng 3.7. Thời gian sống của trưởng thành S. madraspatanum được nuôi
bằng mật ong pha loãng 50%
Lần thí
nghiệm
Thời gian sống (ngày) Nhiệt độ trung
bình (C)
Ẩm độ trung
bình (%) Con đực Con cái
1
(n = 30)
11 - 25
18,5 4,49a
31 - 69
51,2 9,80b
29,8 78,3
2
(n = 30)
13 - 25
18,2 3,03a
31 - 71
51,6 11,6b
28,2 81,1
3
(n = 30)
13 - 27
18,7 3,32a
31 - 70
53,2 11,8b
27,8 84,2
Trung
bình
11 - 27
18,5 3,61
31 - 71
52,0 11,1
27,8 - 29,8
28,6 1,02
78,3 - 84,2
81,2 3,45
Ghi chú: Trong phạm vi hàng các giá trị mang chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có
ý nghĩa ở mức xác suất P 0,05, n là số lượng cá thể thí nghiệm
3.2.4. Tỉ lệ sống của các pha trước trưởng thành
Qua 3 lần thí nghiệm ở nhiệt độ trung bình 28,1 0.95C và ẩm độ trung bình
80,9 5,6% cho thấy: tỷ lệ nở của trứng ở lần 1 là 93,5%, lần 2 là 98,4% và lần 3 là
93,6 %. Như vậy, tỉ lệ nở của trứng giao động từ 93,5 - 98,4%, trung bình là 95,2%
(bảng 3.8). Quan sát trên các trứng không nở, không thấy có kí sinh, các trứng không
nở sau khoảng 10 ngày sẽ bị khô và teo đi. Một trong những nguyên nhân trứng của
loài S. madraspatanum không nở có thể là do điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm
(về nhiệt ẩm độ trong phòng thí nghiệm)
Theo kết quả từ bảng 3.8, tỷ lệ sống của ấu trùng trong 3 lần thí nghiệm lần
lượt là 80,7%, 80,4% và 87,3%. Như vậy, tỉ lệ sống của ấu trùng dao động từ 80,4 -
87,3%, trung bình 82,8%. Nguyên nhân gây chết cho ấu trùng cũng có thể do các
nguyên nhân như điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm (về nhiệt ẩm độ trong phòng
thí nghiệm) và kẻ thù tự nhiên (xem phần 3.3.6)
68
Bảng 3.8. Tỉ lệ sống của các pha trước trưởng thành của S. madraspatanum
Lần thí
nghiệm
Tỉ lệ sống của các pha (%) Nhiệt độ
trung bình
(C)
Độ ẩm
trung bình
(%)
Trứng Ấu trùng Nhộng
1 93,5
(n = 31)
80,7
(n = 83)
86,3
(n = 102)
29,1 82,3
2 98,4
(n = 62)
80,4
(n = 97)
90,3
(n = 113)
28,4 83,3
3 93,6
(n = 47)
87,3
(n = 63)
77,9
(n = 77)
26,9 77,1
Trung bình 95,2 82,8 84,8 28,1 0.95 80,9 5,6
Ghi chú: n là số cá thể thí nghiệm
Tỉ lệ sống của nhộng ở cả 3 lần thí nghiệm lần lượt là 86,3; 90,3% và 77,9%.
Như vậy, tỉ lệ sống của nhộng dao động từ 77,9 - 90,3%, trung bình 84,8%. Theo dõi
trên tổng số 42 nhộng chết, có 25 nhộng chết ở giai đoạn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_loai_ho_to_vo_sphecidae_hymeno.pdf