LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT . v
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH . v
DANH MỤC ĐỒ THỊ. vi
DANH MỤC HÌNH . viii
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án . 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
4. Phương pháp nghiên cứu . 4
5. Những đóng góp khoa học của luận án . 5
6. Kết cấu của luận án . 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ. 7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu . 7
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hỗ trợ. 11
1.2.1. Các quan điểm về công nghiệp hỗ trợ . 11
1.2.2. Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ. 19
1.2.3. Phân loại nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ. . 21
1.3. Khái niệm, vai trò của phát triển công nghiệp hỗ trợ. 23
1.3.1. Khái niệm phát triển công nghiệp hỗ trợ . 23
1.3.2. Vai trò phát triển công nghiệp hỗ trợ. 26
1.4. Thống kê các nhân tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ . 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 34
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ BẮC NINH 35
2.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê sự phát triển công nghiệp hỗ trợ . 35
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu . 35
2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê . 36
2.2. Thực trạng và xu hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Bắc Ninh giai đoạn
2010-2016. . 44
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 54iv
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HỖ TRỢ. 55
3.1. Phương pháp nghiên cứu . 55
3.1.1. Nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ
trợ. 55
3.1.2. Nghiên cứu định lượng sự tác động của các nhân tố đến sự phát triển công
nghiệp hỗ trợ . 65
3.2. Kết quả nghiên cứu từ tỉnh Bắc Ninh . 76
3.2.1. Thống kê mô tả mẫu . 76
3.2.2. Đặc điểm yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra của mẫu . 77
3.2.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu . 78
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . 101
CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ . 102
4.1 Kiến nghị từ kết quả nghiên cứu . 102
4.1.1. Đối với cơ quan quản lý . 102
4.1.2. Đối với doanh nghiệp . 105
4.2. Kiến nghị với công tác thống kê hiện nay . 110
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 . 113
KẾT LUẬN . 114
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN . 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 118
PHỤ LỤC . 127
158 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thống kê tác động các nhân tố đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ - Trường hợp Tỉnh Bắc - Trần Hồng Nhạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay, người
được hỏi cho rằng: “ Thực trạng phát triển CNHT nhìn chung là chậm phát triển và
có nhiều yếu kém. Số lượng và quy mô doanh nghiệp ít, ngoại trừ ngành ô tô, năm
ngành còn lại số doanh nghiệp CNHT đều ít hơn số doanh nghiệp công nghiệp chính.
Lao động trong các doanh nghiệp CNHT chủ yếu là lao động phổ thông. Tốc độ tăng
giá trị xuất khẩu chủ yếu từ doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp này thực hiện hầu
hết các hoạt động xuất - nhập khẩu sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam. Cơ cấu mặt hàng
và thị trường xuất khẩu chưa sát với nhu cầu thế giới. Doanh nghiệp trong nước còn
thiếu liên kết với các doanh nghiệp FDI, đây là vấn đề khó khăn để có tham gia vào
chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp FDI...”
Nhận định của các chuyên gia và doanh nghiệp về các nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển CNHT thì đa số cho rằng:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT bao gồm: “ Khả năng
cạnh tranh, dung lượng thị trường, nguồn nhân lực chất lượng cao, năng lực sản
xuất của chính doanh nghiệp, môi trường chính sách và thông tin, nhận thức. Quy
mô thị trường thu mua và thuê ngoài của các doanh nghiệp hạ nguồn, lợi thế so
sánh về chi phí sản xuất hay tối ưu hóa quy trình công nghệ khi thực hiện hoạt
đông thuê mua tại chỗ sẽ là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển CNHT. Thể
chế và chính sách, tập quán kinh doanh liên kết và chiến lược phát chiển CNHT
cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT. Đặc biệt, theo các chuyên
gia, yếu tố đầu tư vào bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững CNHT của
tỉnh là quan trọng. Bởi khi hoạt động sản xuất phát triển, kèm theo đó là những
chất thải, khí thải được đưa ra ngoài môi trường, hủy hoại môi trường sống trong
chính bản thân các doanh nghiệp và xung quanh dân cư. Cần tăng cường đầu tư
vào hệ thống xử lý chất xả thải trong các doanh nghiệp, đảm bảo môi trường an
toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường uy tín cho chính bản thân doanh
nghiệp và cho toàn xã hội.”
59
Xét cụ thể các nhân tố với các chỉ báo có tần suất xuất hiện nhiều như sau:
Đối với nhân tố: Nguồn nhân lực chất lượng cao, theo các chuyên gia, được
thể hiện bởi công ty sở hữu nhiều lao động có kinh nghiệm, kỹ năng tốt, có thái độ làm
việc chuyên nghiệp và có khả năng vận dụng công nghệ máy móc vào sản xuất. Bên
cạnh đó, người lao động được tham gia các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn, có giấy chứng nhận.
Bảng 3.2: Tần suất xuất hiện các ý tưởng, các từ khóa liên quan
về yếu tố nguồn nhân lực chất lượng cao
Quan điểm về nhân tố nguồn nhân lực chất lượng cao Tỷ lệ (%)
“Lao động công ty tham gia hoạt động SX là những người có kinh nghiệp, kỹ
năng tốt”
78,0
“Lao động của DN luôn có thái độ làm việc chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chât
lượng sản phẩm tối đa”
69,0
“Lao động luôn có khả năng tiếp thu và vận dụng tốt công nghệ máy móc” 67,0
“Lao động có cơ hội được tham gia các chương trình đào tạo phối hợp giữa
doanh nghiệp trong và ngoài nước”
57,0
“Lao động thường xuyên được kiểm tra và có giấy chứng nhận về trình độ” 56,2
“Lao động của DN luôn có khả năng giao tiếp về ngôn ngữ nước ngoài” 51,1
DN luôn dễ dàng tuyển dụng được người quản lý giỏi 30,0
Nguồn: Tính toán từ kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả bảng 2.8 cho thấy, các chuyên gia đánh giá cao về nguồn nhân lực chất
lượng cao được thể hiện ở "những người có kinh nghiệm, kỹ năng tốt" (chiếm 78,0%);
"lao động có thái độ làm việc chuyên nghiệp" (chiếm 69,0%); "lao động có khả năng
tiếp thu và vận dụng tốt công nghệ máy móc" (chiếm 67,0%). Yếu tố được đánh giá
thấp là "dễ dàng tuyển dụng được người quản lý giỏi", chỉ có 30,0% ý kiến của các
nhà khoa học đồng tình.
Đối với nhân tố môi trường chính sách, các chỉ báo có tần suất cao là: cần
có một hệ thống luật liên quan hỗ trợ tốt cho các hoạt động sản xuất, luôn theo sát
tình hình kinh doanh và doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt kịp thời chính sách của
chính phủ
60
Bảng 3.3: Tần suất xuất hiện các ý tưởng, các từ khóa liên quan
về nhân tố môi trường chính sách
Quan điểm về nhân tố môi trường chính sách Tỷ lệ (%)
DN luôn nắm bắt kịp thời các chính sách của chính phủ đối với ngành
CNHT
56,0
Các chính sách của chính phủ luôn theo sát tình hình kinh doanh thực
tiễn của doanh nghiệp
48,0
Hệ thống luật liên quan hỗ trợ tốt cho hoạt động của doanh nghiệp 47,5
DN hài lòng với chất lượng dịch vụ công 35,0
DN nhận được ưu đãi về đất đai khi đầu tư 34,5
Nguồn: Tính toán từ kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả bảng 2.9 cho thấy, có 56,0% các nhà khoa học cho rằng chính sách tốt
được thể hiện ở "doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các chính sách của chính phủ đối với
ngành CNHT", tiếp đến là "chính phủ luôn theo sát tình hình kinh doanh thực tiễn của
doanh nghiệp" (chiếm 48,0%). Chuyên gia và nhà khoa học đánh giá thấp ở các yếu tố
"hài lòng với chất lượng dịch vụ công" (chiếm 35,0%) và "doanh nghiệp nhận được ưu
đãi về đất đai khi đầu tư" (chiếm 34,5%).
Đối với nhân tố chính sách thuế: Tần suất cao tập trung ở các nội dung: có
một hệ thống thuế rõ ràng, chính sách thuế luôn hỗ trợ hoạt động sản xuất,
Bảng 3.4: Tần suất xuất hiện các ý tưởng, các từ khóa liên quan
về nhân tố chính sách thuế
Quan điểm quản lý DN về nhân tố chính sách thuế Tỷ lệ (%)
Hệ thống thuế luôn rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng trục lợi) 64,2
Chính sách thuế nội địa của Nhà nước đang hỗ trợ tốt cho DN của ông/bà 57,6
Chính sách thuế trong ngoại thương đang bảo hộ cho DN của ông/bà 55,0
Nguồn: Tính toán từ kết quả nghiên cứu định tính
Nhân tố chính sách thuế, nhiều chuyên gia và nhà khoa học đánh giá cao ở yếu
tố "hệ thống thuế luôn rõ ràng" (chiếm 64,2%); tiếp đến là "chính sách thuế nội địa của
nhà nước luôn hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp" (chiếm 57,6%) và chính sách thuế trong
ngoại thương bảo hộ cho doanh nghiệp" (chiếm 55,0%)
61
Đối với nhân tố dung lượng thị trường: Theo các chuyên gia, dung lượng thị
trường (quy mô cầu trong và ngoài nước) lớn cũng là một trong những yếu tố có tác
động đến sự phát triển ngành CNHT. Kết quả phỏng vấn ý kiến chuyên gia và nhà
khoa học được thể hiện ở bảng 2.8:
Bảng 3.5: Tần suất xuất hiện các ý tưởng, các từ khóa liên quan
về nhân tố dung lượng thị trường
Quan điểm quản lý DN về dung lượng thị trường (quy mô cầu) Tỷ lệ (%)
“SP DN có thị trường lớn (trong và ngoài nước)” 78,9
“Thị trường ngày càng được mở rộng do hội nhập kinh tế quốc tế” 69,8
“SP của DN chủ yếu cung cấp trực tiếp ra thị trường nước ngoài” 67,0
“SP của DN chủ yếu cung cấp cho các nhà láp ráp nội địa có khả năng
xuất khẩu SP cuối cùng”
59,6
“DN luôn phải hoạt động hết năng lực sản xuất để đáp ứng tối đa yêu
cầu của thị trường”
48,0
“DN nâng cao năng lực sản xuất hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thị
trường”
46,8
“DN luôn có lượng đơn đặt hàng tối thiểu tương đối lớn trong quá trình
sản xuất, kinh doanh”
37,6
Nguồn: Tính toán từ kết quả nghiên cứu định tính
Dung lượng thị trường lớn của các doanh nghiệp được các chuyên gia và nhà
khoa học đánh giá cao ở yếu tố "sản phẩm doanh nghiệp có thị trường lớn" (chiếm
78,9%); tiếp đến là "thị trường ngày càng được mở rộng do hội nhập kinh tế quốc tế"
(chiếm 69,8%); "sản phẩm chủ yếu cung cấp trực tiếp ra thị trường nước ngoài"
(chiếm 67,0%). Yếu tố được đánh giá thấp là "doanh nghiệp luôn có lượng đơn đặt
hàng tối thiểu tương đối lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh" (chỉ có 37,6%
chuyên gia đồng quan điểm).
Đối với nhân tố thông tin: Trong quá trình phát triển, thông tin càng nhanh
chóng, kịp thời thì CNHT càng phát triển. Đặc biệt là các thông tin của các đối tác sản
xuất về nhu cầu, tiêu chuẩn, khối lượng sản phẩm. Các thông tin về hoạt động xúc tiến
thương mại, khoa học công nghệ Tần suất xuất hiện cao các chỉ báo của nhân tố
thông tin được thể hiện ở bảng 2.12
62
Bảng 3.6: Tần suất xuất hiện các ý tưởng, các từ khóa liên quan
về yếu tố thông tin
Quan điểm quản lý DN về Thông tin Tỷ lệ (%)
DN luôn được giúp đỡ kịp thời về thông tin tư vấn SP SX của đối tác (đặc
biệt là giúp đỡ của DN nước ngoài
69,7
Các hoạt động xúc tiến đầu tư giúp DN tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn 67,2
DN tìm kiếm khách hàng dựa trên hệ thông công nghệ thông tin tiên tiến 59.0
Thông tin về khách hàng có nhu cầu SP của DN luôn được cập nhập và
chính xác
57,8
DN luôn làm chủ được các tiến bộ khoa học công nghệ 28,5
DN tìm kiếm thông tin về khách hàng có nhu cầu SP qua nhiều hình thức 33,3
DN luôn được đối tác trao đổi và giúp đỡ thông tin về tiêu chuẩn chất
lượng SP của khách hàng
35,2
DN dễ dàng có thông tin về giá bán sản phẩm của khách hàng rõ ràng và
hợp lý 39,4
DN được cập nhật và đáp ứng tốt yêu cầu về thời gian giao hàng của
khách hàng
39,4
Nguồn: Tính toán từ kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả bảng 2.12 cho thấy, đa số các chuyên gia và nhà khoa học cho rằng
thông tin tốt được thể hiện khi "doanh nghiệp luôn được giúp đỡ kịp thời về tư vấn sản
phẩm sản xuất của đối tác" (chiếm 69,7%); tiếp đến được thể hiện qua "các hoạt động
xúc tiến đầu tư" (chiếm 67,2%); "tìm kiếm khách hàng dựa trên hệ thống công nghệ
thông tin tiên tiến" (chiếm 59,0%).
Đối với nhân tố trách nhiệm bảo vệ môi trường: Các chuyên gia cho rằng,
phát triển CNHT là quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau
như kinh tế, xã hội, môi trường Hiện nay, Bắc Ninh đang là một trong những tỉnh có
ngành công nghiệp phát triển, nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất không ngừng, đi
kèm với đó là một lượng chất thải, khí thải rất lớn. Để phát triển bền vững cần quán
triệt rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động sản
xuất luôn gắn liền với môi trường sống xung quanh của cơ sở. Do đó để phát triển bền
vững CNHT cần quan tâm đầu tư hơn về ứng dụng công nghệ sạch cho sản xuất, tiết
kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, xử lý tốt các nguồn xả thải
63
Bảng 3.7: Tần suất xuất hiện các ý tưởng, các từ khóa liên quan về nhân tố trách
nhiệm bảo vệ môi trường
Quan điểm quản lý DN về đầu tư vào môi trường nhằm phát triển
bền vững
Tỷ lệ (%)
Đầu tư áp dụng công nghệ”SX sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
nguyên liệu, nhiên liệu, tái sử dụng, tái chế chất thải, giảm phát thải ra
môi trường”
58,8
Đầu tư vào”hệ thống thu gom, xử lý các nguồn thải (nước thải, khí thải,
chất thải rắn, bụi, tiếng ồn) đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và
Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường”
56,2
Đầu tư”sử dụng năng lượng tái tạo, chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu”
55,4
Đầu tư các công trình xanh - sạch - đẹp, cải thiện”chất lượng môi
trường trong và xung quang doanh nghiệp”
52,1
“Hỗ trợ cộng đồng cải thiện môi trường sống như xây, sửa cống rãnh
tiêu thoát nước, nhà vệ sinh công trình nước sạch, trồng cây xanh, thu
gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn”
44,8
Đầu tư trồng”và bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học” 19,4
Đầu tư thiết bị kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên môi trường biển,
đảo
20,0
Đầu tư”các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ,
công nhân viên, người lao động về bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững”
47,0
Nguồn: Tính toán từ kết quả nghiên cứu định tính
Theo chuyên gia và các nhà khoa học, trách nhiệm bảo vệ môi trường được thể
hiện rõ ở việc "đầu tư áp dụng công nghệ SX sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
nguyên liệu, nhiên liệu, tái sử dụng, tái chế chất thải, giảm phát thải ra môi trường của
các doanh nghiệp" (có 58,8% các nhà khoa học đồng quan điểm); tiếp đến là cần "đầu
tư vào hệ thống thu gom, xử lý các nguồn thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, bụi,
tiếng ồn) đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường" (chiếm 56,2%) và " đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu" (chiếm 55,4%). Ngoài ra, các ý kiến được thể hiện ở các yếu tố khác
như: đầu tư các công trình xanh - sạch - đẹp,”cải thiện chất lượng môi trường trong và
xung quang doanh nghiệp (52,1%); đầu tư các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận
64
thức cho cán bộ, công nhân viên, người lao động về bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững”(chiếm 47,0%)
Qua nghiên cứu định tính, ngoài các yếu tố từ cơ sở lý thuyết như: Dung lượng
thị trường, nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách thuế, môi trường chính sách,
thông tin. Luận án đưa thêm nhân tố “trách nhiệm bảo vệ môi trường” có ảnh hưởng
đến sự phát triển CNHT
Mô hình nghiên cứu:
Từ những cơ sơ lý luận trên, tác giả dự kiến mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết như sau:
H11 (+) H16(+)
H12(+) H14 (+)
H13(+) H15(+)
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu chính thức
Các giả thuyết gồm có:
H11: Dung lượng thị trường có tác động thuận chiều tới sự phát triển CNHT
H12: Nguồn nhân lực chất lượng cao có tác động thuận chiều tới sự phát triển
CNHT
H13: Môi trường chính sách có tác động thuận chiều tới sự phát triển CNHT.
H14: Thông tin có tác động thuận chiều với sự phát triển CNHT
H15: Trách nhiệm bảo vệ môi trường có ảnh hưởng thuận chiều đến sự phát
triển ngành CNHT
Sự phát triển
CNHT
Dung lượng
thị trường
Nguồn nhân lực
chất lượng cao
Môi trường
chính sách
Thông tin
và nhận thức
Chính
sách thuế
Trách nhiệm bảo
vệ môi trường
65
H16: Chính sách thuế có tác động thuận chiều với sự phát triển CNHT
3.1.2. Nghiên cứu định lượng sự tác động của các nhân tố đến sự phát triển
công nghiệp hỗ trợ
3.1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng
“Kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính, luận án đưa ra các nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT bao gồm: Dung lượng thị trường, nguồn nhân
lực công nghiệp chất lượng cao, chính sách thuế, thông tin và tri thức, môi trường
chính sách, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Để có thể kiểm định được các giả thuyết
trên, cần thu thập thông tin, ý kiến đánh giá của chính các doanh nghiệp hiện đang hoạt
động trong ngành CNHT, nhằm tìm bằng chứng cho giả thuyết đưa ra có phù hợp hay
không.”
3.1.2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng
- Xây dựng bộ thang đo: Quá trình nghiên cứu tổng quan và phỏng vấn chuyên
gia, luận án lựa chọn bộ thang đo có các chỉ báo/item phù hợp nhất với từng biến và
phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu.
- Đánh giá thang đo: Dựa trên việc đảm bảo tính giá trị (validity) và đảm bảo
tính tin cậy (Realiabity). Đảm bảo chỉ số Cronbach Alpha >0,7 để thang đo là ổn định,
đáng tin cậy qua các lần đo.
- Nghiên cứu chính thức: Hoàn thiện bảng hỏi để thu thập thông tin chính thức.
Chọn mẫu và thu thập số liệu từ các đối tượng nghiên cứu.
- Phân tích số liệu:”Sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện phân tích SEM và
xây dựng mô hình hàm hồi quy đã đề xuất.”
3.1.2.3 Xây dựng thang đo
* Dung lượng thị trường
Dung”lượng thị trường phản ánh nhu cầu thị trường về sản phẩm CNHT của
các doanh nghiệp lắp ráp. Bao gồm lượng cầu nội địa và giá trị xuất khẩu linh phụ
kiện. Cầu nội địa: là lượng cầu của các doanh nghiệp lắp ráp về các sản phẩm linh phụ
kiện để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Xuất khẩu linh phụ kiện: Bao gồm xuất khẩu linh
phụ kiện trực tiếp ra nước ngoài và xuất khẩu gián tiếp thông quan việc các doanh
nghiệp hỗ trợ cung cấp linh phụ kiện cho các nhà lắp ráp nội địa có khả năng xuất
khẩu các sản phẩm cuối cùng. Đây chính là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp hỗ trợ
66
sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm hỗ trợ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí và thời gian giao hàng, tạo điều kiện đầu tư công nghệ, kích thích chuyển giao
công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Một nhà sản xuất linh
phụ kiện ô tô đã nhận định rằng: Chỉ cần dung lượng thị trường đủ lớn thì dù không có
chính sách hỗ trợ nào, CNHT vẫn sẽ phát triển một cách tự nhiên.”
Theo (Kenichi Ohno, 2007); (Lee G.B, 1998), (Oi Walter Y & Todd L Idson,
1999); (JamesLin, Ching-HsunChang & cộng sự, 2008), dung lượng thị trường lớn
góp phần làm giảm chi phí sản xuất do trong các ngành CNHT tạo khuôn mẫu, ép
nhựa, gia công kim loại là những lĩnh vực đòi hỏi có sự đầu tư hệ thống máy móc,
dây chuyền, công nghệ cao với vốn ban đầu rất lớn và chỉ cần một số lượng công nhân
rất ít tham gia vào hoạt động sản xuất. Hệ thống máy móc này là những tài sản cố định
trong doanh nghiệp.”Nó tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất nên
không thể chia nhỏ khi mua (tức là không thể mua từng bộ phân máy móc được).”Chi
phí vốn”luôn ở mức cố định cho dù hệ thống này”được vận hành với thời gian nhiều
hay ít. Điều này cho thấy,”chi phí vốn đơn vị (tổng chi phí chia cho số sản phẩm sản
xuất) sẽ tỷ lệ nghịch với lượng sản phẩm đầu ra. Ví dụ như, một doanh nghiệp hỗ trợ
sản xuất được 500.000 linh kiện nhựa một năm sẽ đạt hiệu quả sản xuất, trong khi đó
một doanh nghiệp khác chỉ sản xuất được 1000 linh kiện nhựa một năm thì rất khó có
thể tồn tại và phát triển.”Đây chính là”điểm khác biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp hỗ
trợ và doanh nghiệp lắp ráp.”Trong khi các”doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm cuối cùng
chỉ cần dựa trên việc khai thác lợi thế nguồn lao động phổ thông dồi dào mà không cần
đầu tư nhiều cho hệ thống máy móc phức tạp, chi phí đơn vị gần như không thay đổi.
Do đó, khi cần nhân đôi số lượng sản phẩm lắp ráp, các doanh nghiệp này chỉ cần
nhân đôi số công nhân, bàn ghế, dụng cụ và mở rộng diện tích xưởng.”
Hình 3.2: Giảm chi phí đơn vị trong CNHT
67
Theo Kitamura, Hiroshi (2010), yếu tố cạnh tranh”phụ thuộc vào mức độ tập
trung thị trường. Ngành CNHT luôn mong muốn phát triển với tốc độ nhanh để có thể
tham gia vào”thị trường quốc tế, đóng góp công sức vào quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên các tập đoàn đa quốc gia thường không quá quan
tâm đến Việt Nam do dung lượng thị trường của Việt Nam rất nhỏ so với các thị
trường khác trong khu vực và trên thế giới. Sự khác biệt đó được gọi là “Ondosa”
(Chênh lệch nhiệt độ), với ý so sánh nhiệt huyết mong muốn của”các doanh nghiệp hỗ
trợ Việt Nam với sự thờ ơ, lạnh lùng của các tập đoàn công ty đa quốc gia.”
Theo Micheal. E.Porter (1990), các điều kiện cầu”là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia, mang lại lợi thế kinh tế
nhờ quy mô, định hình tốc độ và đặc điểm mới, sự cải tiên của các doanh nghiệp trong
một quốc gia.”
Kết hợp cơ sở lý thuyết và phương pháp chuyên gia, tác giả lựa chọn thang đo
về dung lượng thị trường như sau:
(1) SP DN ông/bà”có thị trường lớn (trong và ngoài nước).”
(2) Thị trường ngày càng được mở rộng do hội nhập kinh tế quốc tế
(3) SP của DN chủ yếu cung cấp trực tiếp ra thị trường nước ngoài.
(4) SP của DN”chủ yếu cung cấp cho các nhà láp ráp nội địa có”khả năng xuất
khẩu SP cuối cùng
* Nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao
Các điều kiện về yếu tố sản xuất là”một trong những nhân tố quan trọng có ảnh
hưởng đến sự phát triển của một nền kinh tế. Micheal E.Porter (1990), đưa ra yếu tố
nguồn nhân lực là yếu tố đầu tiên trong hệ thống các yếu tố sản xuất tạo lợi thế cạnh
tranh của một quốc gia.”(Trần Văn Thọ, 2005) cho rằng,”nguồn lực con người là yếu
tố quan trọng và có tính chất quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội.”Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao là gia tăng giá trị cho con người cả về vật chất, tinh
thần, trí tuệ, kỹ năng. Sự hạn chế phát triển của công nghiệp nói chung và CNHT
thường được cho rằng là do thiếu hụt nguồn vốn để mua sắm các thiết bị hiện đại. Tuy
nhiên, theo quan điểm của (Bogdan R. C & cộng sự,1992); (Creswel J,2002); (Mori J,
2005) cho rằng”nguồn nhân lực còn quan trọng hơn rất nhiều máy móc hiện đại. Họ
cần công nhân có trình độ kỹ thuật cao chứ không phải một hệ thống máy móc tối tân,
những người lao động có trình độ cao vận hành máy móc cũ còn có hiệu quả hơn”rất
nhiều so với những người lao động có trình độ thấp vận hành máy móc hiện đại. Cùng
68
với quan điểm trên, một”doanh nghiệp FDI Nhật Bản khác cũng cho rằng việc lắp ráp
hoặc vận hành máy móc đơn giản không thể tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế bởi
những công việc đó bất kỳ ai”ở bất kỳ quốc gia nào cũng làm tốt được. Một số doanh
nghiệp khác lại nhấn mạnh đến thái độ làm việc chuyên nghiệp của người lao động
nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tối đa. Sự khác biệt giữa nhà cung cấp trong nước
và nhà cung cấp nước ngoài chỉ thể hiện ở mức 1% trong chất lượng sản phẩm. Nếu
chúng ta chú trọng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp thì trình độ
sản xuất của chúng ta trong tương lai sẽ vượt lên các nhà sản xuất Thái Lan và
Malaysia, đồng thời mang lại sự khác biệt rất lớn trong sản phẩm hỗ trợ của Trung
Quốc (quốc gia sản xuất theo Mô-đun).
Theo lý thuyết cấu trúc kinh doanh của giáo sư Takahiro Fujimoto (1998) của
trường Đại học Tokyo cho rằng,”các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam
cần phải làm chủ được phương thức sản xuất tích hợp chứ không phải bắt chước
phương thức sản xuất Mô - đun của Trung Quốc.”Quá trình”sản xuất tích hợp là một
quá trình đòi hỏi nguồn nhân lực công nghiêp phải có trình độ cao, kỹ năng tốt, kinh
nghiệm lâu năm trong quá trình sản xuất.”Bởi các”linh kiện sản xuất tích hợp cần
được thiết kế đặc trưng cho từng sản phẩm và chúng liên tục được cải tiến nhằm đạt
đến chuẩn mực cao hơn.”Ngược lại, quá trình sản xuất Mô - đun là tất cả”các linh kiện
đều được lắp ghép với nhau theo nhiều cách nhằm sản xuất ra những sản phẩm trong
thời gian ngắn. Nếu chúng ta cứ theo đuổi quá trình sản xuất Mô - đun, mặc dù sẽ dễ
dàng hơn nhưng sẽ dẫn đến tình trạng cung ứng quá mức, giá sản phẩm bị giảm nhanh,
lợi nhuận thu được thấp và thiếu động lực để cải tiến công nghệ.”
Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế hiện nay, áp lực về tối thiểu hóa chi phí và
tăng cường năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy các tập đoàn công ty xuyên quốc gia tìm
kiếm nơi có các lợi thế và điều kiện tốt nhất để đầu tư. Do đó, sở hữu nguồn nhân lực
có tính chuyên nghiệp, chất lượng, sáng tạo tầm cỡ quốc tế là một trong những yếu tố
cốt lõi của sự thành công hay thất bại của ngành CNHT nói riêng và ngành công
nghiệp nói chung.”
Dựa vào bảng thống kê tần suất về các quan điểm, ý kiến chuyên gia từ nghiên
cứu định tính và tham khảo một số thang đo về nguồn nhân lực, luân án lựa chọn
thang đo về nguồn nhân lực chất lượng cao như sau:
(1)”Lao động công ty tham gia hoạt động sản xuất là những người có kinh
nghiệm, kỹ năng”tốt.
69
(2) Lao động doanh nghiệp luôn có thái độ”làm việc chuyên nghiệp nhằm đảm
bảo chất lượng”sản phẩm tối đa.
(3) Lao động luôn”có khả năng tiếp thu và vận dụng tốt”công nghệ máy móc.
(4)”Lao động có cơ hội được tham gia các chương trình đào tạo phối hợp giữa
doanh nghiệp trong và ngoài nước.”
(5)Lao động thường xuyên được kiểm tra và có giấy chứng nhận về trình độ.
(6) Lao động của DN luôn có khả năng giao tiếp về ngôn ngữ nước ngoài
* Môi trường chính sách
Môi trường chính sách là một hệ thống các chủ trương, nguyên tắc,”quy định
công cụ và biện pháp thích hợp của Nhà nước để điều chỉnh các hoạt động của quốc
gia trong những thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến
lược phát triển.”Là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam. Theo Micheal E. Porter (1990); (H F Kaiser, 1974); (Barney. J. B
& Mackey. T. B, 2005); khẳng định rằng chính sách có vai trò định hình bề rộng và sự
thành công quốc tế của”những ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan ở một quốc
gia. Nếu môi trường chính sách không ổn định nó sẽ có tác động xấu đến sự phát triển
ngành kinh tế nói chung và ngành CNHT nói riêng”(Trinh Bùi, 2017). Bởi các nhà
cung cấp linh kiện phụ tùng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với khả năng về vốn,
kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Các nhà cung
cấp này thường chưa có kinh nghiệm làm việc trong môi trường chính sách luôn thay
đổi cũng như làm việc với chính phủ nước ngoài. Do đó, những rủi ro do bất ổn chính
sách mang lại có thể dẫn đến việc phá sản tại công ty mẹ. Môi trường chính sách của
Việt Nam thường xuyên thiếu sự trao đổi với giới doanh nghiệp trước khi ban hành
chính sách, mục đích chính sách đặt ra rất mơ hồ, mang tính chung chung và luôn bất
ngờ, khiến cho hầu hết các doanh nghiệp không kịp ứng phó. Ví dụ như, việc thực thi
bất ngờ hạn ngạch nhập khẩu linh kiện xe máy năm 2003, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới các nhà lắp ráp và các nhà cung cấp linh phụ kiện xe máy. Thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với ô tô liên tục gây ra sự lộn xộn và làm nản lòng các nhà đầu tư, hay bất ngờ
tăng lương tối thiếu vào tháng 2 năm 2006 làm cho phần lớn doanh nghiệp FDI không
kịp chuẩn bị .
Theo các chuyên gia, hệ thống chính sách được xây dựng cần hướng tới cân
bằng lợi ích của các bên tham gia vào thị trường các sản phẩm trung gian, tạo điều
kiên môi trường kinh doanh bên ngoài tố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_thong_ke_tac_dong_cac_nhan_to_den_su_phat.pdf