Luận án Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Những đóng góp mới của đề tài 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Cơ sở lý luận về tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai 5

1.1.1 Lý luận về quản lý đất đai 5

1.1.2 Cơ sở lý luận về cộng đồng và tham vấn cộng đồng 6

1.1.3 Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai 15

1.2 Kinh nghiệm về tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai 18

1.2.1 Tham vấn cộng đồng trong xây dựng văn bản pháp luật quản lý đất

đai ở Pháp 18

1.2.2 Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai đô thị ở Canada 19

1.2.3 Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai ở Cộng hòa Liên bang Đức 20

1.2.4 Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai đô thị ở Nhật Bản 21

1.2.5 Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai ở Singapore 22

1.2.6 Kinh nghiệm phát triển mô hình quản lý nguồn tài nguyên dựa vào

cộng đồng ở Botswana 23

1.2.7 Một số công trình nghiên cứu về tham vấn cộng đồng trong quản lý

đất đai ở nước ngoài 26iv

1.3 Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai ở Việt Nam 29

1.3.1 Chính sách tham vấn cộng đồng trong xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở 29

1.3.2 Cơ sở pháp lý về tham vấn cộng đồng ở Việt Nam 32

1.3.3 Tình hình thực hiện tham vấn cộng đồng trong công tác quản lý đất đai 35

1.3.4 Tham vấn cộng đồng đối với các dự án do các tổ chức quốc tế thực

hiện ở Việt Nam 41

1.3.5 Một số công trình nghiên cứu về tham vấn cộng đồng trong quản lý

đất đai ở Việt Nam 49

1.3.6 Nhận xét chung về tham vấn cộng đồng ở Việt Nam 50

1.4 Định hướng nghiên cứu của đề tài 51

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53

2.1 Nội dung nghiên cứu 53

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Lương Sơn 53

2.1.2 Thực trạng tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai tại huyện

Lương Sơn 53

2.1.3 Đánh giá tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai tại huyện Lương Sơn 53

2.1.4 Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai 54

2.2 Phương pháp nghiên cứu 54

2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 54

2.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 54

2.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp 55

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá tham vấn 56

2.2.5 Xây dựng thang đo và các biến quan sát 57

2.2.6 Phương pháp thống kê 57

2.2.7 Phương pháp so sánh 58

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Lương Sơn 60

3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Lương Sơn 60

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lương Sơn 62

3.1.3 Tình hình quản lý sử dụng đất tại huyện Lương Sơn 67v

3.2 Thực trạng tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai tại huyện

Lương Sơn 73

3.2.1 Hình thức và thời điểm tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai tại

huyện Lương Sơn 73

3.2.2 Thực trạng tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng

nhận tại huyện Lương Sơn 75

3.2.3 Thực trạng tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất tại huyện Lương Sơn 80

3.2.4 Thực trạng tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Lương Sơn 87

3.3 Đánh giá tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai tại huyện Lương Sơn 93

3.3.1 Đánh giá tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận

tại huyện Lương Sơn 94

3.3.2 Đánh giá tham vấn cộng đồng trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất

đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015 ) tại

huyện Lương Sơn 104

3.3.3 Đánh giá tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Lương Sơn 119

3.3.4 Đánh giá chung tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai tại huyện

Lương Sơn 133

3.4 Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai 142

3.4.1 Nhóm giải pháp về chính sách 142

3.4.2 Nhóm giải pháp về kỹ thuật 144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147

1 Kết luận 147

2 Kiến nghị 149

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 150

Tài liệu tham khảo 151

Phụ lục 157

pdf267 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy tờ và căn cứ pháp lý chứng minh. Đối với diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng, nguồn gốc đất thường phức tạp và khó khăn nhất là đất ở. Nguyên nhân là do nguồn gốc sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân rất đa dạng (do nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển QSDĐ, chuyển mục đích sử dụng đất, tự khai hoang,...), các giao dịch về QSDĐ trong lịch sử sử dụng đất không tuân thủ theo quy định của pháp luật, khó kiểm soát. Thị trường đất đai rất phong phú về các hoạt động giao dịch nhưng lại là loại thị trường kém hoàn hảo nhất trong tất cả các loại thị trường. Điều này xuất phát từ tính không cân xứng về thông tin trên thị trường, tức là giữa người mua và người bán không có các thông tin minh bạch về đất đai. Các tiêu chí để so sánh đất đai giữa các khu vực và thậm chí trong cùng một khu vực cũng không chính xác, làm thất thoát nguồn thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vĩ mô và trật tự xã hội. Một số hộ gia đình được phỏng vấn cho biết họ không có những tài liệu cần thiết cho việc cấp GCN. Đây là một trở ngại thường gặp và đã gây ra hạn chế đáng kể trong việc các hộ gia đình nhận được các loại giấy tờ pháp lý về đất đai. Một người được phỏng vấn tại vùng 1 trả lời như sau: “Chúng tôi đều là con, bố mẹ có mảnh vườn và đánh dấu mốc để phân chia bằng cắm cái que và kéo dây, bên này là của anh cả, bên này là của anh hai, cứ thế mà làm thôi chứ cũng chẳng có giấy tờ gì cả. Mấy chục năm nay mảnh đất đấy chẳng có ai tranh cãi, thế nhưng bây giờ cứ hỏi giấy thừa kế đâu, xin đầy đủ chữ ký của anh em ruột là rất khó bởi vì cũng có người còn người mất, có người ở miền Nam, có người ở miền Bắc, có người đi tây nên xin đầy đủ chữ ký của các thành viên trong gia đình là không thể làm được, cho nên tôi cho rằng chỗ này là rất khó”. Vì vậy, việc xác định nguồn gốc sử dụng đất có vai trò quan trọng, là cơ sở trong công tác quản lý, sử dụng đất nói chung và công tác kê khai, đăng ký cấp GCN nói riêng. Để thực hiện tốt được nội dung này cần phải tổ chức kê khai, rà soát, tổng hợp và phân loại về nguồn gốc sử dụng đất của toàn bộ diện tích đất trên địa bàn. So sánh giữa các vùng cho thấy có sự khác nhau rất rõ (sig. < 0,05) giữa các vùng. Vùng 1 đánh giá ở mức độ rất tốt (giá trị trung bình chung là 4,42), 99 vùng 2 ở mức độ tốt (giá trị trung bình là 3,41), vùng 3 và vùng 4 ở mức độ kém (giá trị trung bình < 2,60). Điều này có thể dễ dàng nhận thấy là do ở vùng 1 và vùng 2, nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, giá trị của đất cũng cao. Người dân tích cực tham gia vào việc xác định nguồn gốc đất thể hiện trách nhiệm của họ cũng như việc họ nhận thức được giá trị của việc xác lập quyền sử dụng đất. 3.3.1.3. Đánh giá tham vấn cộng đồng về nội dung công khai danh sánh cấp giấy chứng nhận Sau khi Văn phòng đăng ký QSDĐ xác nhận trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCN, danh sách xác nhận trên được chuyển về UBND xã để công khai cho người sử dụng đất và góp kiến. Việc công khai danh sách trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCN được dán tại bảng tin của nhà văn hóa của xóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy người sử dụng đất đánh giá về công khai danh sách cấp GCN ở mức trung bình (trung bình chung là 3,36) và có sự khác nhau giữa các đối tượng sử dụng đất. Cộng đồng dân cư và tổ chức sử dụng đất có mức đánh giá rất tốt (trung bình chung từ 4,50-4,67). Thực tế cho thấy trình tự cấp GCN đối với tổ chức cơ quan Nhà nước tiến hành cấp GCN theo từng tổ chức nên việc các tổ chức nắm bắt được thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Đối với hộ gia đình, cá nhân ở mức thấp hơn và có sự khác biệt rõ nét giữa nhóm hộ sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp (trung bình chung của nhóm hộ nông nghiệp là 2,63 ở mức đánh giá trung bình; nhóm hộ phi nông nghiệp là 3,59, ở mức đánh giá tốt). Có sự khác biệt giữa các đối tượng người sử dụng đất trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông và các nguồn khác để có được các thông tin về pháp luật đất đai cũng như việc tìm kiếm sự tư vấn về các thủ tục hoặc các vấn đề cụ thể liên quan đến đất đai. Vì vậy, khi công khai danh sách cấp GCN cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có những thay đổi để tăng khả năng tiếp nhận thông tin của người dân: tăng tần suất thông báo, thay đổi thời gian thông báo phù hợp với tình hình sinh hoạt của người dân, áp dụng nhiều phương thức thông báo, trong trường hợp cần thiết nên tổ chức những buổi thảo luận, triển khai hoạt động đến người dân. Đồng thời, tăng cường triển khai công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật đất đai nói chung và vai trò quan trọng của công tác kê khai, đăng ký cấp GCN nói riêng. 100 So sánh giữa các vùng cho thấy có sự khác nhau rất rõ (sig. < 0,05) giữa vùng 1 và vùng 2 với vùng 3 và vùng 4; và không có sự khác nhau giữa vùng 1 và vùng 2 (sig.= 0,114). Vùng 1 đánh giá ở mức độ rất tốt, vùng 2 ở mức độ tốt, vùng 3 ở mức độ trung bình và vùng 4 ở mức độ kém. 3.3.1.4. Đánh giá tham vấn cộng đồng về nội dung thông báo nghĩa vụ tài chính Trường hợp đủ điều kiện cấp GCN, Văn phòng đăng ký QSDĐ chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) và gửi thông báo thuế về UBND xã thông báo cho người sử dụng đất thực hiện. TVCĐ trong nội dung thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính được đánh giá ở mức trung bình (trung bình chung là 3,17) và có sự khác nhau giữa các đối tượng sử dụng đất và giữa các vùng. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất phi nông nghiệp đánh giá ở mức trung bình (trung bình chung là 3,33). Các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không quan tâm nhiều đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính vì họ chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp mà đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và một phần diện tích đất ở chủ yếu nguồn gốc Nhà nước giao hoặc bố mẹ để thừa kế cho nên mức độ đánh giá là kém (trung bình chung là 2,38). Tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp và cộng đồng dân cư được đánh giá từ tốt đến rất tốt (trung bình chung từ 4,17-4,75) và không có sự khác nhau giữa 3 đối tượng này (0,674 < sig. < 0,918). Bởi vì việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đã được xác định trong các loại giấy tờ liên quan đến việc giao đất hoặc cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các hộ gia đình không quan tâm hoặc không tiếp cận được thông tin của cơ quan Nhà nước về thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính. Một số hộ dân mặc dù tiếp cận được thông tin nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính vì chi phí để nhận GCN là quá lớn so với thu nhập của họ. Trong một số trường hợp, mặc dù các thủ tục hành chính được hoàn tất, GCN đã được in ra nhưng người dân chưa đến nhận nên vẫn cất giữ tại cơ quan quản lý. Ngoài ra, do người sử dụng đất ở quá xa nơi dán thông tin nên không đọc được thông báo của bảng tin. Mặt khác, dù được thông báo trên loa truyền thanh của xã nhưng nghe xong thì quên hoặc không tiếp thu. Có sự khác biệt rõ ràng về mức độ tiếp cận thông tin giữa vùng 1 và vùng 2 với vùng 3 và vùng 4 (sig. < 0,05) và không có sự khác nhau giữa vùng 3 và vùng 101 4 (sig.= 0,238). Kết quả điều tra tại vùng 1 và vùng 2 cho thấy họ được cập nhật thông tin tốt hơn trong một số nội dung trong thông báo nghĩa vụ tài chính. Vùng 1 đánh giá ở mức độ rất tốt trung bình chung là 4,36; vùng 2 và vùng 3 ở mức trung bình từ 2,66-3,30; vùng 4 ở mức kém là 2,38. 3.3.1.5. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong nội dung thông báo kế hoạch trao giấy chứng nhận Sau khi cơ quan chức năng có thẩm quyền ký GCN cho các trường hợp đủ điều kiện và gửi hồ sơ về UBND xã, thị trấn. UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng đất biết kế hoạch nhận GCN. Kết quả điều tra cho thấy nội dung thông báo kế hoạch trao GCN được đánh giá ở mức trung bình (giá trị trung bình là 3,06) và có sự khác nhau giữa các đối tượng sử dụng đất và các vùng. Đối với tổ chức, việc cập nhật thông tin về thời gian trao GCN rất dễ vì khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đã hẹn thời gian nhận GCN. Việc cấp GCN cho tổ chức là cấp cho từng tổ chức theo nhu cầu hoặc theo quyết định giao đất và hợp đồng thuê đất. Cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế và cơ quan hành chính sự nghiệp đánh giá việc TVCĐ trong thông báo kế hoạch trao GCN ở mức rất tốt (giá trị trung bình từ 4,50-4,75) và không có sự khác nhau giữa 3 đối tượng này (0,559 < sig. < 0,915). Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp đánh giá ở mức độ kém (giá trị trung bình là 2,22) và hộ sản xuất phi nông nghiệp đánh giá ở mức trung bình (giá trị trung bình là 3,23). Các hộ phi nông nghiệp cập nhật thông tin qua nhiều cổng thông tin như sách báo, loa truyền thanh, mạng Internet.., hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp cập nhật thông tin còn hạn chế chỉ tiếp cận thông tin qua loa truyền thanh hoặc dán tại bảng tin của UBND xã. Mặc dù, hệ thống đài truyền thanh cấp xã và dán tại bảng tin là hình thức tiếp cận thông tin phổ biến nhưng các thông tin này không phải lúc nào cũng được hiểu một cách đầy đủ. Vì vậy cần tăng cường các kênh phổ biến thông tin, cần phải chú ý đến các hoạt động cung cấp thông tin nhằm cải thiện tình trạng hiện nay. Cần xây dựng kế hoạch đến cấp xã, thị trấn để góp phần công bằng trong việc tiếp cận và cung cấp thông tin thời gian trao GCN đến người sử dụng đất. Có sự khác biệt rõ ràng về mức độ tiếp cận thông tin giữa vùng 1 và vùng 2 với vùng 3 và vùng 4 (sig. < 0,05) và không có sự khác biệt giữa vùng 3 và vùng 4 (sig.= 0,069). Kết quả điều tra tại vùng 1 và vùng 2 cho thấy họ được cập nhật 102 thông tin tốt hơn trong một số nội dung trong thông báo nghĩa vụ tài chính. Vùng 1 đánh giá ở mức độ tốt; vùng 2 và vùng 3 là trung bình; vùng 4 là kém. 3.3.1.6. Đánh giá chung về tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận Theo đối tượng sử dụng đất: ý kiến TVCĐ trong đăng ký và cấp GCN được đánh giá ở các mức độ trung bình và có sự khác nhau rất rõ giữa hộ gia đình và tổ chức sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp đánh giá cả 5 nội dung TVCĐ ở mức độ kém (giá trị trung bình từ 2,16-2,38). Các hộ sản xuất phi nông nghiệp đánh giá TVCĐ với 4 nội dung ở mức trung bình (giá trị trung bình từ 3,01 - 3,3 đánh giá ở mức độ tốt trong nội dung công khai danh sách cấp GCN). Cộng đồng dân cư sử dụng đất, các tổ chức kinh tế và cơ quan hành chính sự nghiệp đánh giá TVCĐ ở mức độ rất tốt cho 5 nội dung đăng ký và cấp GCN (giá trị trung bình chung là 4,257-4,75). Chỉ có cộng đồng dân cư đánh giá TVCĐ trong nội dung xác định nguồn gốc đất ở mức độ tốt (giá trị trung bình là 4,17). Hình 3.5. Kết quả tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận theo đối tượng sử dụng đất 103 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Công khai biểu mẫu Nguồn gốc sử dụng đất Công khai danh sách cấp GCN Thông báo nghĩa vụ tài chính Kế hoạch trao GCN Vùng 4 Vùng 3 Vùng 2 Vùng 1 Hình 3.6. Kết quả tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận theo vùng nghiên cứu Theo vùng nghiên cứu: ý kiến tham vấn của các đối tượng sử dụng đất vùng 1 đánh giá từ tốt đến rất tốt; vùng 2 đánh giá từ trung bình đến tốt; vùng 3 đánh giá từ kém đến trung bình và vùng 4 đánh giá là kém. Nguyên nhân là do mức độ việc tiếp cận thông tin về đăng ký và cấp GCN rất khác nhau theo vị trí địa lý. Những người ở nơi có điều kiện kinh tế phát triển và có hệ thống quản lý đất đai phát triển thì thường có được thông tin tốt hơn. Tuy nhiên, không tính đến những khác biệt đó, thì vẫn có sự chênh lệch rõ rệt giữa mức độ quan tâm và tiếp cận thông tin đất đai. Một số hộ sử dụng đất được khảo sát phản ánh rằng họ chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về đăng ký và cấp GCN, nếu có chỉ dừng ở mức độ thông báo thể hiện sự chênh lệch đáng kể nhất là giữa hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng sử dụng đất khác. Hộ gia đình, cá nhân có sự chênh lệch giữa hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp từ đó giữa các vùng cũng có sự chênh lệch rất lớn. Từ những 104 chênh lệch về việc cập nhật thông tin giữa các đối tượng sử dụng đất, các vùng về công tác đăng ký và cấp GCN chúng ta phải có chính sách tuyên truyền, thông báo theo từng đối tượng, từng vùng. Để thông tin đến với người sử dụng đất và người sử dụng đất phải sử dụng thông tin theo chiều hướng có lợi cho mình hay nói cách khác người sử dụng đất sẽ được cấp GCN. Vì vậy, người sử dụng đất xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình trên thửa đất đó. Đồng thời giúp cho Nhà nước quản lý đất đai thông qua hệ thống hồ sơ địa chính một cách tốt nhất, sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và bền vững. 3.3.2. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015 ) tại huyện Lương Sơn Quy hoạch, KHSDĐ cấp huyện là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (theo Luật Đất đai năm 2003). QHSDĐ bền vững phải đề xuất được phương án sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả cao và bền vững về mặt KTXH, môi trường. Sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất. Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, thực trạng phát triển của các ngành KTXH, hiện trạng và xu hướng biến động sử dụng đất; căn cứ vào các mục tiêu, định hướng phát triển nền KTXH của huyện đến năm 2020; trên cơ sở các dự báo, tính toán về nhu cầu, định hướng sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và tiềm năng đất đai có thể đáp ứng. Phương án QHSDĐ đến năm 2020 huyện Lương Sơn được xây dựng nhằm đáp ứng các nhu cầu về đất đai cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế; là cơ sở để lập KHSDĐ hàng năm; phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, đáp ứng được các mục tiêu KTXH. Trong quá trình lập và thực hiện QHSDĐ phải đảm bảo tính công bằng và bình đẳng đối với tất cả người dân, lắng nghe toàn bộ các ý kiến của người sử dụng đất, đảm bảo thông qua QHSDĐ, người dân có cơ hội tốt nhất tiếp cận nguồn tài nguyên đất. Người dân phải được biết, được tham gia, thảo luận và thực hiện các hoạt động của quy hoạch. Mọi người trong cộng đồng có cơ hội tham gia như nhau, họ cần được tuyên truyền, giải thích về những lợi ích chính đáng theo quy định của pháp luật mà QHSDĐ mang lại. Vì vậy, thực hiện TVCĐ trong công tác QHSDĐ là 105 cần thiết. Kết quả TVCĐ trong quy hoạch, KHSDĐ được trình bày chi tiết tại phụ lục 9, 10, 11 và bảng 3.10 cụ thể là: Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Trung bình chung ý kiến tham vấn Thành phần QH đất cơ quan CTSN QH đất KCN QH đất cơ sở SXKD QH đất DTDT QH đât NTNĐ QH đất cơ sở Văn hóa QH đất cơ sở Y tế QH đất cơ sơ giáo dục QH đất cơ sở TDTT QH đất ở Theo đối tượng sử dụng đất 3,10 3,04 2,94 3,02 3,15 2,86 3,02 3,19 2,57 3,05 - Hộ gia đình, cá nhân: + Sản xuất NN 2,31 2,26 2,07 2,15 2,30 1,98 2,11 2,31 1,75 2,22 + Phi nông nghiệp 3,38 3,23 3,10 3,27 3,41 3,12 3,31 3,44 2,71 3,28 - Cộng đồng dân cư 4,45 4,63 4,67 4,71 4,17 4,58 4,63 4,83 4,38 4,63 - Tổ chức: + Tổ chức kinh tế 4,38 4,45 4,69 4,63 4,81 4,44 4,88 4,94 4,13 4,63 + Cơ quan hành chính sự nghiệp 4,25 4,24 4,44 4,38 4,38 4,19 4,31 4,44 3,94 4,31 Theo vùng 3,10 3,04 2,94 3,02 3,15 2,86 3,02 3,19 2,57 3,05 Vùng 1 4,20 3,92 4,08 4,09 4,05 3,86 3,89 4,00 3,31 3,02 Vùng 2 3,64 3,25 3,00 3,22 3,48 3,11 3,19 3,44 2,63 4,05 Vùng 3 2,61 2,55 2,56 2,61 2,83 2,47 2,66 2,83 2,19 2,53 Vùng 4 1,94 2,45 2,13 2,17 2,23 2,02 2,36 2,48 2,17 2,42 Để TVCĐ có hiệu quả, hoạt động tham vấn cần được bắt đầu từ những bước đầu tiên của công tác lập QHSDĐ, với các nhóm đất: đất cơ quan công trình sự nghiệp; đất khu công nghiêp; đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất di tích danh thắng; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở y tế; đất cơ sở giáo dục; đất cơ sở thể thục thể thao và đất ở. Sự khác nhau về mức độ TVCĐ giữa các đối tượng trong QHSDĐ được thể hiện chi tiết tại phụ lục 12 và bảng 3.11. Bảng 3.11. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất Mức ý nghĩa p_value (sig) Đối tượng sử dụng đất QH đất cơ quan CTSN QH đất KCN QH đất cơ sở SXKD QH đất DTDT QH đât NTNĐ QH đất cơ sở Văn hóa QH đất cơ sở Y tế QH đất cơ sơ giáo dục QH đất cơ sở TDTT QH đất ở Hộ phi nông nghiệp .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Cộng đồng dân cư .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổ chức kinh tế .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Hộ nông nghiệp Cơ quan hành chính sự nghiệp .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Hộ nông nghiệp .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Cộng đồng dân cư .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổ chức kinh tế .005 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Hộ phi nông nghiệp Cơ quan hành chính sự nghiệp .014 .001 .000 .002 .008 .002 .003 .005 .000 .004 Hộ nông nghiệp .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Hộ phi nông nghiệp .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổ chức kinh tế .685 .735 .958 .838 .807 .720 .532 .804 .458 1.000 Cộng đồng dân cư Cơ quan hành chính sự nghiệp .478 .310 .562 .415 .435 .331 .434 .345 .195 .458 Hộ nông nghiệp .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Hộ phi nông nghiệp .005 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Cộng đồng dân cư .685 .735 .958 .838 .807 .720 .532 .804 .458 1.000 Tổ chức kinh tế Cơ quan hành chính sự nghiệp .781 .537 .564 .576 .349 .575 .199 .276 .612 .498 Hộ nông nghiệp .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Hộ phi nông nghiệp .014 .001 .000 .002 .008 .002 .003 .005 .000 .004 Cộng đồng dân cư .478 .310 .562 .415 .435 .331 .434 .345 .195 .458 Cơ quan hành chính sự nghiệp Tổ chức kinh tế .781 .537 .564 .576 .349 .575 .199 .276 .612 .498 106 107 Kết quả tham vấn ý kiến cộng đồng giữa các vùng cũng có sự khác nhau được thể hiện chi tiết ở phụ lục 13 và bảng 3.12. Bảng 3.12. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo vùng nghiên cứu Mức ý nghĩa p_value (sig.) Vùng nghiên cứu QH đất cơ quan CTSN QH đất KCN QH đất cơ sở SXKD QH đất DTDT QH đât NTNĐ QH đất cơ sở Văn hóa QH đất cơ sở Y tế QH đất cơ sơ giáo dục QH đất cơ sở TDTT QH đất ở Vùng 1 Vùng 2 .011 .004 .000 .001 .031 .003 .007 .036 .004 .001 Vùng 3 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .009 Vùng 4 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .003 Vùng 2 Vùng 1 .011 .004 .000 .001 .031 .003 .007 .036 .004 .001 Vùng 3 .000 .003 .078 .016 .012 .012 .042 .023 .064 .000 Vùng 4 .000 .001 .000 .000 .000 .000 .002 .000 .056 .000 Vùng 3 Vùng 1 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .009 Vùng 2 .000 .003 .078 .016 .012 .012 .042 .023 .064 .000 Vùng 4 .002 .686 .078 .082 .023 .074 .255 .198 .947 .670 Vùng 4 Vùng 1 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .003 Vùng 2 .000 .001 .000 .000 .000 .000 .002 .000 .056 .000 Vùng 3 .002 .686 .078 .082 .023 .074 .255 .198 .947 .670 3.3.2.1. Tham vấn cộng đồng trong quy hoạch đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp Trong giai đoạn quy hoạch 2010-2020, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng thêm 18,42 ha. Ý kiến của người dân trong quy hoạch đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp ở được đánh giá ở mức độ trung bình (trung bình chung là 3,10) và có sự khác nhau giữa các đối tượng sử dụng đất. Cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế và cơ quan hành chính sự nghiệp đánh giá việc TVCĐ về nội dung quy hoạch đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp ở mức rất tốt (giá trị trung bình từ 4,25-4,45) và không có sự khác nhau giữa 3 đối tượng sử dụng đất này (0,478 < sig. < 0,685). Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đánh giá ở mức độ 108 kém (trung bình chung là 2,31); hộ gia đình, cá nhân sản xuất phi nông nghiệp đánh giá ở mức độ trung bình (trung bình chung là 3,38). Tổng hợp kết quả theo 4 vùng nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt rất rõ giữa các vùng (sig.< 0,05); vùng 1 đánh giá ở mức độ rất tốt (trung bình chung là 4,20), vùng 2 đánh giá tốt (trung bình chung là 3,64), vùng 3 đánh giá trung bình (trung bình chung là 2,61) và vùng 4 đánh giá kém (trung bình chung là 1,94). Kết quả phân tích cho thấy, việc tiếp cận thông tin về công tác quy hoạch trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân còn hạn chế. Nguyên nhân là do khả năng tiếp nhận các nguồn thông tin của hộ gia đình, cá nhân. Mặt khác do bản thân họ ít quan tâm đến vấn đề này vì theo họ đó là đất công cộng, ít có ảnh hưởng đến hộ gia đình. Như vậy, có thể thấy TVCĐ đối với đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp theo kết quả phân tích trên là hoàn toàn khách quan và phù hợp với thực tế hiện nay vì loại đất này chủ yếu là phục vụ cho mục đích tập thể và những nơi trung tâm sẽ có tỷ lệ sử dụng loại đất này cao hơn. Chính vì vậy các hộ gia đình, cá nhân và những nơi vùng sâu, vùng xa thường ít quan tâm hơn đến loại đất này. 3.3.2.2. Tham vấn cộng đồng trong quy hoạch đất khu công nghiệp Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn huyện, trong giai đoạn 2011-2020, định hướng quy hoạch các khu công nghiệp với diện tích dự kiến tăng thêm là 588,59 ha. Người dân đánh giá về nội dung quy hoạch đất khu công nghiệp ở mức trung bình (trung bình chung là 3,04). Cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế và cơ quan hành chính sự nghiệp đánh giá việc TVCĐ về nội dung này ở mức rất tốt (giá trị trung bình từ 4,24-4,63) và không có sự khác biệt giữa 3 đối tượng sử dụng đất này (0,310 < sig. < 0,735). Trong khi đó, kết quả đánh giá của hộ gia đình, cá nhân có sự khác biệt rất rõ giữa các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp (trung bình chung là 2,26) và các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp (trung bình chung là 3,23). Tổng hợp kết quả theo vùng nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau rất rõ giữa vùng 1 và vùng 2 với vùng 3 và vùng 4; và không có sự khác nhau giữa vùng 3 và vùng 4 (sig. = 0,686). Vùng 1 đánh giá ở mức độ tốt (trung bình chung là 3,92), vùng 2 đánh giá mức độ trung bình (trung bình chung là 3,25), vùng 3, vùng 4 ở mức độ 109 kém (trung bình chung từ 2,45-2,55). Xu hướng này là phù hợp với thực tế hiện nay khi các khu công nghiệp chủ yếu được hình thành ở vùng 1 và vùng 2. Các đối tượng sử dụng đất ở vùng này được hưởng lợi từ các khu công nghiệp và khu trung tâm có tốc độ phát triển như giao lưu buôn bán hàng hóa. Sau khi thu hồi đất họ được các doanh nghiệp bố trí lao động vào các khu công nghiệp cho nên đa số đối tượng sử dụng đất đánh giá về phương án quy hoạch khu công nghiệp ở 2 vùng này với mức độ tốt. Những năm gần đây, ngành công nghiệp ở huyện Lương Sơn phát triển khá mạnh, khu công nghiệp Lương Sơn, Bắc Lương Sơn, Nam Lương Sơn đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến với mảnh đất giàu tiềm năng này. Chính vì vậy, lợi ích của hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt là những hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp ở vùng 3 và vùng 4 ở vùng xa trung tâm không bị ảnh hưởng nhiều khi quy hoạch loại đất này. Họ ít quan tâm đến việc các nhà quản lý, đội ngũ quy hoạch và nhà tư vấn thực hiện nội dung này như thế nào? Cho nên, khi phương án quy hoạch được duyệt mặc dù đã được công khai trước đó nhưng họ vẫn thấy rằng còn một số vấn đề tồn tại. Theo đó, để thể hiện tính dân chủ, công khai trong quy hoạch nói chung và quy hoạch đất khu công nghiệp nói riêng, người dân cần được tuyên truyền giải thích về những lợi ích chính đáng theo quy định của pháp luật mà quy hoạch sử dụng loại đất này mang lại; đặc biệt là căn cứ pháp lý để thu hồi đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi v.v... 3.3.2.3. Tham vấn cộng đồng trong quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 1128,06 ha, tăng 106,79 ha so với năm 2010. Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 113,24 ha do lấy từ đất nông nghiệp là 106,00 ha; đất ở nông thôn là 0,50 ha và đất chưa sử dụng là 6,74 ha; đồng thời đất cơ sở sản xuất kinh doanh giảm 6,45 ha sang đất ở tại nông thôn. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hội giữa miền núi và miền xuôi trong nhiều năm qua, các xã trong huyện đã duy trì nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần nông - lâm nghiệp; CN - TTCN, du lịch - dịch vụ. Bên cạch đó, với nguồn lực lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành CN-TTCN của Lương Sơn phát triển. Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tính đột phá trong sản xuất CN-TTCN. 110 Trong những năm qua, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã đẩy mạnh sản xuất, tích cực đầu tư, cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất và mua sắm thiết bị tiên tiến để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp trong huyện sản xuất vật liệu xây dựng đã ký kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqldd_la_nguyen_thi_khuy_9948_2005183.pdf
Tài liệu liên quan