MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng ix
Danh mục biểu đồ xi
Danh mục hộp xi
Danh mục sơ đồ xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp mới của luận án 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU TIỀM
NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 6
1.1 Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch
sinh thái 6
1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch 6
1.1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái (ecotourism) 9
1.1.3 Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái 17
1.1.4 Vấn đề nghiên cứu tiềm năng và phân chia lãnh thổ trong du lịch
sinh thái 24
1.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái 32
1.2.1 Kinh nghiệm về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh
thái trên thế giới 32
1.2.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam 36
1.2.3 Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái 40iv
1.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 41
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 44
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 44
2.1.1 Vị trí địa lý, lợi thế so sánh của Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong
chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam và quốc tế 44
2.1.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 48
2.1.3 Đặc điểm tài nguyên nhân văn Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 50
2.1.4 Hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch 51
2.2 Phương pháp nghiên cứu 56
2.2.1 Hướng tiếp cận 56
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 60
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 62
2.2.4 Các phương pháp phân tích 63
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 70
2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 70
2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu qu ả hoạt động du lịch
sinh thái 70
Chương 3 NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM VÙNG DU LỊCH
BẮC TRUNG BỘ 73
3.1 Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du
lịch Bắc Trung Bộ 73
3.1.1 Giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Tru ng Bộ 73
3.1.2 Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 76
3.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm tại Vùng
du lịch Bắc Trung Bộ 86
3.2.1 Công tác quy hoạch du lịch sinh thái 86v
3.2.2 Công tác tổ chức, khai thác hoạt động du lịch sinh thái 88
3.2.3 Công tác tổ chức quảng bá phát triển thị trường khách du lịch sinh thái 94
3.2.4 Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái 96
3.2.5 Công tác quản lý tài nguyên 98
3.2.6 Công tác giáo dục môi trường cho du lịch sinh thái 98
3.3.7 Vốn đầu tư cho du lịch sinh thái 99
3.3 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng và hiệu quả của hoạt động du
lịch sinh thái tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 100
3.3.1 Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái 100
3.3.2 Hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái 102
3.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái
tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trun g Bộ 109
3.4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch
sinh thái đến các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 110
3.4.2 Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho các trọng điểm du
lịch Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 114
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM VÙNG
DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ 122
4.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái 122
4.1.1 Quan điểm định hướng 122
4.1.2 Định hướng tổng quát 122
4.1.3 Định hướng phát triển tài nguyên và sản phẩm du lịch sinh thái 126
4.1.4 Định hướng phát triển một số tuyến du lịch sinh thái đặc trưng 132
4.2 Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng
du lịch Bắc Trung bộ 134
4.2.1 Giải pháp về xây dựng cơ chế chính sách, nguyên tắc chỉ đạo cho
du lịch sinh thái 134
4.2.2 Giải pháp về triển khai công tác quy hoạch cho du lịch sinh thái 136vi
4.2.3 Giải pháp công tác tổ chức, phát triển hoạt động du lịch sinh thái 139
4.2.4 Giải pháp về công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái 146
4.2.5 Giải pháp về công tác bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái 150
4.2.6 Giải pháp về vốn đầu tư cho du lịch sinh thái 157
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 161
1 Kết luận 161
2 Kiến nghị 163
Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 165
Tài liệu tham khảo 166
Phụ lục 175
246 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T đem lại giá trị mới làm ra của DLST là khá
cao. Tuy nhiên, giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng (VA) DLST bình quân của vùng
so với một số đơn vị du lịch vẫn có sự cách biệt nhau, chủ yếu do thời gian lưu trú
và chi tiêu của khách khác nhau. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của hoạt
động này, cần đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ nhằm tạo nguồn thu từ khách và
nâng cao thời gian lưu trú của khách trong DLST.
3.3.2.2 Hiệu quả xã hội và môi trường của du lịch sinh thái
- Về mặt xã hội: Sự phát triển hoạt động DLST tại VDLBTB những năm gần
đây đã góp giải quyết công ăn việc làm đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng
sâu; cải thiện thu nhập cho người dân địa phương nơi có phát triển hoạt động DLST .
Kết quả khảo sát 12 khu du lịch tại VDLBTB năm 2011 cho thấy: việc thu hút
người địa phương vào làm việc tại các khu du lịch tăng nhanh (Nguyễn Quyết
Thắng, 2011) [47]. Nghiên cứu điển hình tại Khu nghỉ mát Lăng Cô cho thấy tỷ lệ
thu hút lao động địa phương rất cao năm 2010 chiếm 93,6%/ tổng số lao động, số
108
còn lại là từ các nơi khác đến, chủ yếu là cán bộ quản lý . Bên cạnh việc thu hút lao
động việc phát triển DLST cũng đã tạo thêm thu nhập cho một bộ phận dân địa
phương, nâng cao phúc lợi cho họ. Trong nghiên cứu thực trạng tham gia du lịch
của người nghèo tại ba Tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế của Bùi
Thị Tám (2008) [45] đã cho thấy sự đóng góp của du lịch, đặc biệt là DLST vào thu
nhập của người dân địa phương thể hiện qua hộp 3.1.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một bộ phận, nghiên cứu cũng cho thấy: “người
nghèo ở cả ba tỉnh đánh giá hoạt động kinh doanh lưu trú và nhà hàng là các hoạt
động mang lại doanh thu lớn nhất. Tuy nhiên, cơ hội việc làm cho người nghèo được
đánh giá là rất khó khăn. Các nguyên nhân chính là do các hoạt động này đòi hỏi nhiều
vốn, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm” (Bùi Thị Tám, 2008) [45]. Vì vây, Cần có
chính sách hỗ trợ tích cực và hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao năng lực kinh doanh
cho cộng đồng để nâng cao khả năng cơ hội và việc làm từ hoạt động du lịch.
- Về mặt môi trường: Việc phát triển DLST cũng đã góp phần cải thiện cải
thiện môi trường cảnh quan. Sự phát triển một số khu du lịch được xây dựng hoàn
thiện đã làm thay đổi cảnh quan, cải thiện môi trường tại nhiều khu vực của
VDLBTB như khu vực biển Đà Nẵng, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), biển Cửa Đại
Hộp 3.1: Cơ hội thu nhập và việc làm của người nghèo từ du lịch
Hoạt động buôn bán nhỏ về thức ăn đồ uống tại các điểm du lịch được coi là
hoạt động tạo ra nhiều cơ hội việc là m và thu nhập nhiều nhất cho người dân địa
phương. Phần lớn họ là phụ nữ và thường có con cái phụ giúp (đặc biệt trong giờ
cao điểm). Các sản phẩm thông thường là các loại hải sản (tươi và khô), snack, kem,
bia và nước giải khát (coca, nước khoáng, nước dừ a, trà...), với mức thu nhập bình
quân mỗi ngày là từ 40 - 80 ngàn đồng. Tiếp đến là các hoạt động kinh doanh hàng
thủ công mỹ nghệ, dịch vụ hướng dẫn và các dịch vụ tại chỗ khác ở các điểm du lịch
(nhiếp ảnh, người cho thuê lều rạp, giữ xe tại các điểm th am quan). Mức thu nhập
bình quân hàng ngày cho các hoạt động này khoảng từ 50 - 60 ngàn đồng.
Điều đáng chú ý là trước khi tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch dịch
vụ, những người dân nói trên chủ yếu sống dựa vào nghề nông hoặc bán hàng rong.
Theo họ, việc tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch đã góp phần cải thiện đáng
kể mức thu nhập của họ so với trước kia.
Nguồn: Điều tra của Bùi Thị Tám năm 2008
109
(Quảng Nam) v.vTrong điều tra du khách của chúng tôi năm 2010, với câu hỏi
đánh giá về công tác bảo vệ môi trường (xem câu 12, phụ lục 12a), thống kê những
khách có lưu trú qua đêm tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng thì có đến 64,3%
những người trả lời đánh giá tại mức khá và cao. Tất nhiên công tác bảo vệ môi trường
của chúng ta còn nhiều vấn đề cần lưu tâm, nhưng ở một số khía cạnh, đặc biệt ở các
khu DLST, khu nghỉ dưỡng sinh thái v.v đã được xây dựng hoàn chỉnh, người ta
cũng rất quan tâm đến cảnh quan, môi trường. Điều này được thể hiện tại hộp 3.2 .
Thực tế khảo sát của chúng tôi năm 2010, tại nhiều điểm tài nguyên, vườn
quốc gia, khu vực có phát triển DLST đã quan tâm và làm khá tốt công tác cải thiện
cảnh quan, môi trường. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực khác cần quan tâm, quản lý
chặt chẽ vấn đề bảo vệ môi trường nhằm làm cho DLST phát triển bền vững hơn.
3.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái tại
các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST
VDLBTB. Chúng tôi sử dụng 02 phương pháp:
- Phương pháp tiếp cận từ du khách: Thông qua việc đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển khách DLST đến vùng để đưa ra các nguồn lực đáp ứng
nhu cầu đó.
Hộp 3.2: Đóng góp của du lịch sinh thái đến cảnh quan môi trường
- Đối với nhiều khu vực có tổ chức hoạt động DLST, khu du lịch được xây dựng hoàn
chỉnh đã có đóng góp tích cực vào cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường. Bởi nếu
không làm như vậy, bản thân khách du lịch cũng không đến. Tuy nhiên, công tác bảo vệ
môi trường cảnh quan, hệ sinh thái cần phải làm tốt hơn đối với những điểm DLST tự
phát, các khu du lịch đang xây dựng, các chương trình (tour) du lịchđặc biệt là giáo
dục cộng đồng và du khác h trong việc bảo vệ môi trường (Anh Nguyễn Văn Hồng, Phó
Tỏng Giám đốc Khu nghỉ mát Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế)
- Nhìn chung tại nhiều khu vực có tổ chức hoạt động DLST của VDLBTB, việc phát
triển DLST không chỉ nâng cao việc làm, thu nhập và phúc lợ i cho người dân mà còn
góp phần cải thiện môi trường, làm cảnh quan khu vực trở nên đẹp hơn. Đứng ở giác độ
tòan vùng để công tác này tốt hơn cần quản lý chặt chẽ hơn nữa, đặc biệt đối với các
công trình đang xây dựng hay hoạt động DLST vãn cảnh, thưởng ng oạn. (Anh Trần Viết
Nguyên, Phó Trưởng phòng Đầu tư, UBND Tỉnh Thừa Thiên, Huế)
Nguồn: Từ kết quả phỏng vấn của đề tài
110
- Phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt (The critical success
factors method – CSFs).
3.4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch sinh thái
đến các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST (tức đánh giá
nhu cầu của khách đi DLST) là một việc làm cần thiết. Roby Ardiwidjaja (2008)
[97] đã chỉ ra sự cần thiết của việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển khách DLST thông qua nhu cầu của họ trong việc xem xét các "nguồn lực của
điểm đến" du lịch. Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là x em xét yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển lượng khách đến “từng trọng điểm” của VDLBTB. Tuy nhiên, sau khi
trao đổi với rất nhiều nhóm chuyên gia mọi người đều cho rằng, với giác độ đề tài
việc sử dụng cách tiếp cận và thuật ngữ như vậy là chưa chính xác. Cần phải nghiên
cứu nhu cầu DLST của khách đến VDLBTB. Bởi:
- Thứ nhất: Đặc điểm theo xu hướng chuyến đi của khách đến VDLBTB vẫn
chủ yếu dựa vào loại hình du lịch văn hóa (DLVH), đặc biệt là khách du lịch quốc
tế. Do đó, thị trường của DLST trong giai đoạn từ nay đến 2020 vẫn chủ yếu là
nguồn khách DLVH đến vùng.
- Thứ hai: Tính chất khách đi du lịch nếu đứng ở địa bàn VDLBTB, người ta
di chuyển nhiều điểm du lịch (đi theo hướng kết hợp), nhất là khách các địa phương
khác và khách du lịch quốc tế.
- Thứ ba: Hoạt động DLST của vùng phát triển chủ yếu tại một số địa
phương và địa bàn trọng điểm. Việc khoanh vùng trong điểm DLST trong luận án, gần
như đã thể hiện gần hết hoạt động DLST của vùng (xem mục 2.2.1.1). Vì vậy, việc điều
tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách (hay nghiên cứu nhu cầu DLST) cần
phải tập trung tại một số điểm có hoạt động du lịch phát triển. Đây cũng chính là xu
hướng của khách DLST đến VDLBTB nói chung và các trọng điểm nói riêng.
Các chuyên gia cũng thống nhất đứng ở giác độ đề tài, về mặt tên gọi và cách
tiếp cận là điều tra sự phát triển khách DLST đến các trọng điểm VDLBTB (nói
chính xác hơn là “đến VDLBTB”). Chứ không phải là tìm hiểu nhu cầu đến từng
trọng điểm DLST của vùng vì như vậy sẽ bị trùng lặp .
Phương pháp được sử dụng là phương pháp điều tra chọn mẫu không lặp, với
111
số mẫu 721 mẫu (xem phần 2.2.2.2). Để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển khách du lịch sinh thái chúng tôi đã sử dụng mô hình xác suất phi tuyến
Logit và sử dụng phương pháp ước lượng hợ p lý tối đa MLE (Maximum Likelihood
Estimates) để ước tính các thông số của mô hình. Bảng 3.15 thể hiện các biến được sử
dụng trong mô hình Logit phản ánh quan hệ giữa các yếu tố với xác suất quyết định đi
DLST của du khách được điều tra tại VDLBTB năm 201 1.
Bảng 3.15: Danh sách các biến được sử dụng trong mô hình Logit
STT Biến Mô tả
1 Y = MM = 1 Nếu du khách quyết định đi DLST
= 0 Nếu du khách không quyết định đi DLST
2 X1 = MD Mục đích đi DLST (cấp độ)
3 X2 = TTIN Thông tin về DLST (cấp độ)
4 X3 = ANINH Điều kiện an ninh an toàn (cấp độ)
5 X4 = GIA Giá chương trình DLST 01 ngày đêm (Tr.đồng)
6 X5 = LHINH Loại hình DLST (số lượng)
7 X6 = TTIET =1 Nếu thời tiết tốt
=0 Nếu thời tiết không tốt
8 X7 = CSHT CSHT và CSVC của điểm DLST (cấp độ)
9 X8 = TGIAN Thời giạn lưu trú của du khách tại vùng du lịch (số ngày)
10 X9 = BVMT =1 Nếu môi trường điểm du lịch được bảo vệ
=0 Nếu môi trường điểm du lịch không được bảo vệ
11 X10 = SPDT Sản phẩm đặc thù (sản phẩm)
Mô hình trên được xử lý trên phầm mềm LIMD EP V 8.0. Tuy nhiên trước
khi chạy mô hình trên, chúng tôi đã kiểm tra tính độc lập của các bi ến bằng lệnh
"correlation" trong phầm mềm Excel nhằm tránh có quá nhiều cặp số phụ thuộc lẫn
nhau có thể làm sai lệch kết quả của mô hình.
Kết quả sự phân tích đa phương (mutinomial logit) được tóm tắt ở bảng 3.16.
Hệ số ảnh hưởng (effect coefficient) đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đối với nhu cầu DLST của du khách (xem thêm phụ lục 2a).
Kết quả bảng 3.16 cho thấy: kiểm định tỷ lệ hợp lý của mô hình (Likelihood
Ratio Test Statistic) là 739.8538 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,001 (tức có ý nghĩa thống kê
99%). Với kết quả này cho phép ta loại bỏ giả thuyết H 0, tức là bác bỏ giả thuyết tất cả
các hệ số hồi quy riêng đều bằng 0 và chấp nhận giả thuyết H 1, giả thuyết không phải tất
cả các hệ số hồi quy riêng bằng 0. Như vậy mô hình đưa ra là hợp lý và phù hợp với thực
112
tế tại mức ý nghĩa 0,001. Điều này cũng có thể chứng minh thông qua kiểm định thống
kê Chi-Square ước lượng cho mô hình là 739.8538 với 10 bậc tự do . Giả định rằng ý
nghĩa của hệ số không chặn (non-intercept coefficients) bằng không (= 0). Kiểm định 2
tra bảng (10 bậc tự do, mức ý nghĩa 0,01) là 25,1882 nhỏ hơn LR (Likelihood ratio)
tính toán trên. Điều này có nghĩa là mô hình Logit có ý nghĩa cao trong việc đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu DLST. Khả năng dự đoán đúng của mô hình
là rất thuyết phục, tỷ lệ dự đoán đúng về số khách có nhu cầu DLST đạt 96,6%.
Bảng 3.16: Kết quả ước lượng các hệ số ảnh hưởng đến sự phát triển
khách du lịch sinh thái của mô hình Logit
STT TÊN BIẾN
(Variable)
Hệ số βi
(Coefficient)
Ảnh hưởng cận biên
(Marginal Effects)
1. Hằng số (Constant) - 12,19265*** - 1,76762
2. X1 ( Có mục đích DLST) 2,277648*** 0,33020
3. X2 (Mức độ thông tin) 1,981441*** 0,28726
4. X3 (Điều kiện an toàn) 3,024816*** 0,43852
5. X4 (Giá chương trình DLST) - 0,600972* - 0,08713
6. X5 (Loại hình DLST) - 0,000614ns - 0,00009
7. X6 (Điều kiện CSHT &CSVC) 2,673721*** 0,38762
8. X7 (Điều kiện thời tiết) 2,385498*** 0,42099
9. X8 (Thời gian lưu trú) 1,476103*** 0,21400
10. X9 (Bảo vệ môi trường) 3,585780*** 0,66576
11. X10 (Sản phẩm đặc thù) 0,715753** 0,10377
Likelihood ratio test statistic: 739.8538 ***
Tỷ lệ dự đoán đúng:
- Khách chọn đi DLST: 96,6%
- Khách không chọn đi DLST: 91,9%
Ghi chú: - (***), (**), (*) chỉ mức ý nghĩa thống kê (statistical significance) là 1%; 5%; 10%
tương ứng.
- Số mẫu nghiên cứu là 721
(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả)
Qua điều tra khách DLST chúng tôi nhận thấy, đối với loại hình DLST (biến
X5), thực tế hoạt động DLST hiện nay tập trung chủ yếu vào các loại hình nghỉ núi,
nghỉ biển, tham quan khám phá vùng nông thôn v.v... Tuy nhiên, do hình thức tổ
chức còn bị rời rạc, chưa hấp dẫn. Đặc biệt là thiếu sản phẩm đặc thù nên rất nhiều
khách đã tham gia DLST của vùng khi được hỏi đều trả lời là không cần nhiều loại
hình, đôi lúc chỉ cần một loại hình nhưng có sản phẩm hấp dẫn là có thể lôi cuốn họ.
113
Ngoài ra, do thông tin tổng quát về DLST của cả vùng hay một địa phương cụ thể
cung cấp đến du khách hầu như rất hạn chế. Các công ty du lịch thường chỉ giới
thiệu cho khách những sản phẩm DLST cụ thể. Do đó thông tin này thiếu chính xác
nên ý nghĩa không cao (biến X5 không có ý nghĩa thống kê).
Kết quả việc điều tra yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu DLST đã cho chúng ta
thấy hệ số ảnh hưởng của hằng số (constant) khá lớn và theo chiều ( -) (xem bảng
3.16) chỉ ra rằng ảnh hưởng của các yếu tố khác (ngoài các yếu tố đưa vào xem xét
trong mô hình) rất lớn và có tác động ngược , làm hạn chế nhu cầu đi DLST. Điều
này có thể được giải thích một cách hợp lý trong thực tiễn bởi nhu cầu DLST còn bị
ảnh hưởng bởi những yếu tố khác, có những yếu tố chúng ta không nắm hết mà
trong đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, làm hạn chế nhu cầu DLST.
Hệ số ảnh hưởng của các nhân tố khác gồm các biến: X 1, X2, X3, X6, X7, X8,
X9, X10 đều có hệ số ảnh hưởng dương (+) ở mức ý nghĩa tương ứng. Như vậy các
biến này càng cao thì sẽ nâng cao khả năng lựa chọn đi DLST của du khách. Trong
các nhân tố trên, chúng ta thấy biến X 9 (bảo vệ môi trường) có ảnh hưởng lớn nhất,
với hệ số β = 3,585780, mức ý nghĩa thống kê là 99%. Tức nếu các điểm tài nguyên
VDLBTB càng được bảo vệ môi trường tốt thì khả năng lựa chọn đi DLST của du
khách càng cao. Điều này phù hợp với xu hướng chung của du khách trong việc lựa
chọn điểm du lịch hiện nay. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng khách du
lịch sẽ không tham gia hoặc từ bỏ điểm du lịch nếu nơi đó không được bảo vệ,
"43% số khách trả lời là thành viên của ít nhất một hội bảo tồn thiên nhiên”
(Ballatine J. L., 1991) [75]. Biến X3 (điều kiện an toàn) cũng có hệ số ảnh hưởng
dương (+) lớn (3,024816). Điều này đã được kiểm chứng tron g thực tế khi hiện nay
tình hình an ninh chính trị trong khu vực và các nước trên thế giới có những biến
động phức tạp, đặc biệt là tình trạng khủng bố đang gia tăng do đó du khách rất ngại
đi đến những nơi đựơc biết có độ an ninh, an toàn thấp. Trong các biến trên, biến X 4
(giá chương trình DLST) có hệ số β = - 0,600972, với ý nghĩa thống kê ở mức 90%,
chỉ ra rằng nếu giá chương trình DLST tăng sẽ làm hạn chế sự lựa chọn đi DLST
của du khách.
Trong các biến độc lập được xem xét, biến X8 (thời gian lưu trú) có hệ số ảnh
114
hưởng "dương" (1,476103), tức Ln(p/(1 -p)) tăng 1,476103. Hay nói một cách cụ thể
hơn đó là tỷ số xác suất của sự kiện (odds ratio - p/(1-p)) (Park Hun Myoung, 2010)
[94] khách đi DLST sẽ tăng một lượng bằng e1,476103 = 4,37. Vậy xác suất để Y = 1
là 81% nếu trước đó khách chưa chọn đi DLST, điều này chỉ ra rằng khi thời gian
lưu trú hay đi du lịch của du khách tại vùng tăng lên thì khả năng chọn lựa đi DLST
của du khách là rất cao. Tuy nhiên, để cụ thể hơn chúng ta cần phải xem xét đến ảnh
hưởng cận biên (Marginal Effects). Trong điều kiện cố định các yếu tố khác, nếu
khách có thời gian lưu trú hoặc thời gian tăng thêm 01 ngày so với hiện tại thì xác
suất xảy ra của việc chọn đi DLST tăng 0,214%. Tương tự, trong điều kiện cố định
các yếu tố khác, nếu giá của chương trình DLST tăng thêm 1000 đồng so với hiện
tại, thì xác suất xảy ra của việc chọn đi DLST giảm đi 0,087% số khách tham gia
DLST với mức ý nghĩa thống kê là 90%. Nếu dựa trên số liệu mẫu điều tra thì giảm
đi thêm 0,63 khách (hiện tại có 34% khách không chọn đi DLST).
Tóm lại: Mặc dù chưa có thể đưa vào xem xét tất cả các yếu tố nhưng qua
kết quả đo lường của mô hình trên với việc phân tích 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển khách DLST thấy một khía cạnh trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt
động DLST. Trong đó để có thể thu hút khách phải không ngừng nâng cao công tác
quảng bá đến du khách, nâng cao điều kiện an toàn, cơ sở hạ tầng, điều kiện tiện
nghi tại các điểm DLST, phát triển nhiều sản phẩm đặc thù... mặt khác phải có
chính sách giá hợp lý. Điều này sẽ có tác dụng kích thích du khách ngay cả trước
khi đến VDLBTB họ chưa có ý định tham gia các chương trình DLST .
3.4.2 Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho các trọng điểm du lịch
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá cho cả VDLBTB và từng trọng
điểm du lịch trong VDLBTB. Thực tế do nguồn lực của các địa phương khác nhau,
sự phát triển về hoạt động du lịch ở cũng không đồng đều, nên chính sách ưu tiên
cho du lịch tại các địa phương cũng ở mức độ khác nhau v.v Vì vậy, việc xem xét
điểm cho yếu tố thành công từng trọng điểm trong vùng là cần thiết.
Để xác định các yếu tố này, chúng tôi đã thông qua ý kiến chuyên gia nhằm
tìm ra yếu tố thành công then chốt cho các trọng điểm VDLBTB (xem mục 2.2.4.3).
Các yếu tố gồm 02 cấp độ:
115
- Yếu tố chính (1st level): Là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thành công
của từng trọng điểm.
- Yếu tố phụ thuộc (2nd level): Là các yếu tố tác động đến yếu tố chính.
Khi xác định các yếu tố thành công then chốt c ho từng trong điểm
VDLBTB, ý kiến của các chuyên gia đều rất thống nhất khi cho rằng : số lượng
và danh mục các yếu tố thành công then chốt tại các trọng điểm trong vùng đều
giống nhau thể hiện tại bảng 3.17 (chỉ khác nhau về “điểm” cho mỗi yếu tố). Vì
các trọng điểm đều nằm trong VDLBTB có điều kiện đặc thù về tự nhiên và xã
hội khá tương đồng , mật độ và các dạng tài nguyên ở các trọng điểm tương đối
giống nhau , các tài nguyên phần lớn vẫn duới dạng tiềm năng mặc dù mức độ
đầu tư và sự phát triển DLST tại một vài trọng điểm có sự “chênh nhau”. Tuy
nhiên, theo đánh giá vẫn chưa tạo ra sự khác biệt hoàn toàn. Các chuyên gia cho
rằng đây cũng là các yếu tố thành công then chốt cho VDLBTB.
Bảng 3.17: Các yếu tố thành công then chốt các trọng điểm
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Yếu tố chính
(Assessed element)
Ký
hiệu
Yếu tố phụ thuộc
(Assessed factor)
Trọng số
1. Lợi thế vị trí
(Local resources)
LT Sự đa dạng nguồn tài nguyên
Tính hấp dẫn của nguồn TN
0,124
2. Quảng bá (Marketing) MA Thông tin điểm đến
Giá sản phẩm
(Sản phẩm đặc thù)
0,166
3. Dịch vụ hỗ trợ và CSHT DV CSHT và CSVC cho DLST 0,164
4. Đào tạo nguồn nhân lực NNL Công tác đào tạo nhân viên
Giáo dục cộng đồng
0,165
5. Yếu tố chính sách, quản lý CS Sự hỗ trợ của nhà nước
Công tác quản lý tổ chức DLST
0,167
6. Yếu tố về môi trường MT An ninh, an toàn
Bảo vệ môi trường
0,214
Thang điểm và trọng số do các chuyên gia cho với thang điểm là 10 cho mỗi
yếu tố, và tổng trọng số (=1). Trên thế giới hiện có rất nhiều phương pháp để tính điểm
CSFs. Có thể sử dụng các phần mềm kinh tế lượng SPSS, EVIEW, STATA v.v
để ước lượng số đo như nghiên cứu của Meng Shiunn Lee, Ya Ha n San và Yu Ru
116
Hsu (2011) [91]. Để làm được điều này, cần lấy mẫu lớn (trên 30 chuyên gia). Trong
nghiên cứu này, do giới hạn về nhiều mặt, chúng tôi sử dụng phương pháp ước
lượng đơn giản với việc xin ý kiến tám (08) chuyên gia nhằm tìm ra mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố đến thành công của VDLBTB (xem phụ lục 16a, 16b).
Bảng 3.18 đánh giá các yếu tố thành công then chốt (CSFs) cho VDLBTB và
các trọng điểm của Vùng.
- Đối với VDLBTB: trong các yếu tố chính , các yếu tố ảnh hưởng mạnh là
công tác bảo vệ môi trường (MT = 1,980), dịch vụ hỗ trơ và CSHT (DV = 1,374),
công tác quảng bá cho DLST (MA = 1,331), chính sách quản lý (CS = 1,310), đào
tạo nguồn nhân lực (NNL = 1,299), lợi thế vị trí (LT = 0,961). Trong đó đối với
yếu tố “phụ thuộc” (2nd level) thì yếu tố bảo vệ môi trường (BVMT = 1,953) công
tác này theo đánh giá vẫn là vấn đề mà chúng ta còn yếu. Công tác thông tin cho
DLST với trọng số các chuyên gia cho khá cao (0,176), vì đây là yếu tố quan trọng
để thúc đẩy sự phát triển DLST. Các yếu tố như CSHT & CSVCKT, đào tạo nhân
viên, giáo dục cộng đồng, sự hỗ trợ cho doanh nghiệp, giá sản phẩm, sản phẩm
đặc thù cũng là những nhân tố then chốt , cần phải được đẩy mạnh.
Trong nhóm yếu tố về môi trường thì yếu tố an ninh, an toàn được đánh giá
có hệ số ảnh hưởng lớn (+2,006), đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch
nói chung và DLST nói riêng VDLBTB, khi lo ngại về tình hình mất an ninh đang
gia tăng đối với du khách trên thế giới . Tuy nhiên, công tác an ninh, an toàn cho
DLST còn liên quan đến nhiều vấn đề như hệ thống cứu hộ du khách, việc chấn
chỉnh các tệ nạn: ăn cắp, trộm, ăn xin v.v tại các điểm du lịch. Đây là vấn đề mà
chúng ta cần tiếp tục chấn chỉnh.
Mặc dù VDLBTB được đánh giá có sự đa dạng và mật độ hấp dẫn tài nguyên
cao được cho điểm cao. Tuy nhiên, yếu tố lợi thế vị trí (LT) có trọng số thấp hơn
các yếu tố khác, bởi yếu tố tài nguyên quan trọng nhưng nếu không quản lý, tổ chức
hoạt động DLST tốt thì không phát triển hoạt động này, nhất là trong thời điểm hiện
nay việc cạnh tranh điểm đến rất mạnh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
117
Bảng 3.18: Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và các trọng điểm
Cấp độ 1 (1st level) Cấp độ 2 (2nd level)
VDLBTB VDLBTB TIỂU VÙNG I TIỂU VÙNG II
KV1 KV2 KV1 KV2 KV3
Yếu tố chính
(Assessed element) Điểm Tổng
điểm
Yếu tố phụ thuộc
(Assessed factor) Trọng
số
Điểm Tổng
điểm Điểm T/điểm Điểm T/điểm Điểm T/điểm Điểm T/điểm Điểm T/điểm
(1) (2)=
(1)*(4)
(3) (4) (5) (6)=
(4)*(5)
(7) (8)=
(7)*(4)
(9) 10=(9
)*(4)
(11) 12=(1
1)*(4)
(13) 14=(1
3)*(4)
(15) 16=(1
5)*(4)
Sự đa dạng nguồn TN 0,143 7,44 0,922 7,44 0,922 7,31 0,907 7,44 0,922 7,44 0,922 7,06 0,8761. Lợi thế vị trí
(Local resources)
7,750 0,961
Tính hấp dấn nguồn TN 0,143 7,50 0,930 7,50 0,930 6,75 0,837 7,50 0,930 7,50 0,930 6,94 0,860
Thông tin điểm đến 0,176 8,31 1,380 8,31 1,380 8,56 1,421 8,31 1,380 8,31 1,380 8,63 1,432
Giá sản phẩm 0,176 7,69 1,276 7,69 1,276 8,13 1,349 7,69 1,276 7,69 1,276 8,56 1,421
2. Quảng bá
(Marketing)
8,021 1,331
Sản phẩm đặc thù 0,176 8,06 1,338 8,06 1,338 8,25 1,370 8,06 1,338 8,06 1,338 8,31 1,380
3. DV hỗ trợ & CSHT 8,375 1,374 CSHT và CSVC 0,183 8,38 1,374 8,38 1,374 8,69 1,425 8,38 1,374 8,38 1,374 9,19 1,507
Đào tạo nhân viên 0,165 7,63 1,258 7,63 1,258 7,63 1,258 7,63 1,258 7,63 1,258 7,94 1,3104. Đào tạo nguồn nhân
lực
7,875 1,299
Giáo dục cộng đồng 0,165 8,13 1,341 8,13 1,341 8,13 1,341 8,13 1,341 8,13 1,341 8,13 1,341
Sự hỗ trợ của NN 0,147 7,75 1,294 7,75 1,294 7,75 1,294 7,75 1,294 7,75 1,294 8,25 1,3785. Chinh sách, quản lý 7,844 1,310
Công tác quản lý tổ
chức DLST
0,147 7,94 1,326 7,94 1,326 8,13 1,357 7,94 1,326 7,94 1,326 8,38 1,399
An ninh, an toàn 0,186 9,38 2,006 9,38 2,006 9,38 2,006 9,38 2,006 9,38 2,006 9,38 2,0066. Yếu tố về môi trường 9,250 1,980
Bảo vệ môi trường 0,186 9,13 1,953 9,13 1,953 9,13 1,953 9,13 1,953 9,13 1,953 9,13 1,953
(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)
Ghi chú: - Tiểu vùng 1: Từ Quảng Bình – Phía bắc Thừa Thiên Huế (đến huyện Phong Điền, Quảng Điền), gồm: Khu vực 1 (KV1): VGQ Phong Nha; Kẻ Bàng – Biển Nhật
Lệ - Cảnh Dương (Quảng Bình) và phụ cận; Biển Cửa Tùng – Cửa Việt (Quảng Trị) kéo dài đến biển Phong Điền; Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) và phụ cận .
- Tiều vùng II: Từ gần p hía bắc Thừa Thiên Huế (huyện Hương Trà) - Quảng Ngãi, gồm: Khu vực 1 (KV1): Biển Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) –
Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; Khu vực 2 (KV2): Biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước (Đà Nẵng) – Cửa Đại – Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận; Khu vực 3 (KV3):
Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận .
- Các KV1 (Tiểu vùng 1); KV1, KV2 (Tiểu vùng 2) được ch o điểm các yếu tố then chốt bằng điểm của VDLBTB. Các chuyên gia cho rằng sự phát triển DLST của VDLBTB
đến năm 2020 chủ yếu tập trung tại 03 KV này và mỗi KV đều có những thế mạnh nhất định, xét về lợi thế ở tổng quát khá tương đồng nhau.
118
- Đối với các trọng điểm VDLBTB: Có 03 khu vực mà các chuyên gia cho
rằng “điểm” các yếu tố thành công then chốt giống nhau và giống yếu tố thành công
của VDLBTB (xem phụ lục 14b). Đó là: (1) VGQ Phong Nha, Kẻ Bàng - Nhật Lệ -
Cảnh Dương (Quảng Bình) và phụ cận ; (2) Biển Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô (Thừa
Thiên Huế) - Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; (3) Biển Bắc Mỹ An - Non Nước (Đà Nẵng) -
Cửa Đại - Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận .
Hầu hết các chuyên gia cho rằng: DLST tại VDLBTB chủ yếu phát triển ở ba
khu vực này (có thể đến sau năm 2020). Các khu vực này có điều kiện về phân bố
tài nguyên, môi trường xã hội, sự phát triển về DLST và CSHT & CSVCKT tương
đối đồng nhất, lại nằm trên trục “đề án con đường di sản” (xem phụ lục 14b). Vì
vậy, xét về “tổng thể” những yếu tố thành công then chốt của ba khu vực này giống
nhau và cũng là yếu tố thành công của VDLBTB. Dựa vào bảng 3.18, đối với ba
khu vực này cần tiếp tục đẩy mạnh yếu tố an mi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ktpt_la_nguyen_quyet_thang_4624_2005306.pdf