LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.v
DANH MỤC CÁC HÌNH.vi
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Phạm vi nghiên cứu.3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.3
5. Những điểm mới của luận án .3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.5
1.1. Một số khái niệm liên quan.5
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học.5
1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững.6
1.1.3. Khái niệm bảo tồn sinh học.8
1.1.4. Khái niệm thảm thực vật .10
1.2. Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật .10
1.2.1. Nghiên cứu về thảm thực vật .10
1.2.2. Nghiên cứu về hệ thực vật.17
1.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật .28
1.3.1. Các yếu tố làm suy giảm tính đa dạng thực vật .28
1.3.2. Các yếu tố làm tăng tính đa dạng thực vật.32
1.4. Nghiên cứu thảm thực vật, hệ thực vật ở tỉnh Tuyên Quang .34
Chương 2: ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG, PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.35
2.1. Đối tượng nghiên cứu.35
2.2. Nội dung nghiên cứu.35
192 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu di tích lịch sử tân trào, tỉnh tuyên quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rangulais), Trúc hóa long
(Phylostachys aurea), Liễu (Salix tonkinensis); Đặc biệt những rừng Cọ (Livistona
cochinchinensis) đã tạo nên cảnh quan đặc trƣng cho vùng trung du của Khu di tích.
Nhóm cây cho tinh dầu (Td) có 69 loài (chiếm 9,5 %), một số loài đại diện là
Hoa giẻ thơm (Desmos pedunculosus), Màng tang (Litsea cubeba), Hồng bì
(Clausena lansium), Bƣởi bung (Acronychia pedunculata), Vù hƣơng
(Cinnamomum balansae), Cỏ sả (Cymbopogon caesius), Sa nhân (Amomum
longiligulare), Nô (Neolitsea aurata), Nhân trần (Acrocephalus indicus)
Nhóm cây làm thức ăn gia súc (Ags) có 64 loài (chiếm 8,82%) đại diện nhƣ:
Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Dền gai
(Amaranthus spinosus), Chuối rừng (Musa acuminata), Đậu dại (Dunbaria
podocarpa), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ mồm timor (Ischaemum timorense)...
Nhóm cây lấy sợi (Soi) có 28 loài (chiếm 3,86%) gồm: Bông gòn (Ceiba
pentandra), Sếu (Celtis sinensis), Bò ké (Kydia calycina), Lá dong dại (Phrynium
thorelli), Dó (Rhamnoneuron balansae), Bất thực (Abrroma angusta), Đậu ma
(Pueraria phaseoloides), Thôi ba (Alangium chinensis), Bái nhọn (Sida acuta), Cò
ke (Microcos paniculata)...
Nhóm cây có chất độc (Doc) chiếm 1,93%, với 14 loài, gồm: Sui (Antiaris
toxicaria), Dầu giun (Chenopodium ambrosioides), Sử quân tử (Quisqualis indica),
Sống rắn (Albizia pennata), Dây mật (Derris elliptica), Dây bàm bàm (Entada
phaseoloides), Thàn mát (Milletia ichthyochthona), Lá ngón (Gelsemium elegans)
Nhóm cây làm đồ thủ công mỹ nghệ (Dtc) có 11 loài (chiếm 1,52%) đại diện
nhƣ: Trúc cần câu (Phyllostachis bambusoides), Hóp (Bambusa multiplex), Hóp gai
(Bambusa agrestis), Song mật (Calamus platyacanthus), Song (C. rudentum), Chít
(Thysanolaena maxima), Móc (Caryota urens), Mây bắc bộ (Calamus tonkinensis),
Mây nếp (C. tetradactylus), Giang (Ampelocalamus patellaris)
Nhóm cây có dầu béo (D) có 10 loài (1,38%) gồm: Bùm bụp (Mallotus
barbatus), Dầu mè (Jatropha curcas), Thầu dầu (Ricinus communis), Kháo thunber
(Machilus thunbergii), Trẩu nhăn (Vernicia montana),
Nhóm cây cho nhựa (Nh) có 9 loài (1,24%) đại diện nhƣ: Thừng mực
(Wrightia laevis), Sơn (Toxicodendron succedanea), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa),
Chàm nhuộm (Indigofera galegoides), Chàm mèo (Strobilanthes cusia)
73
Nhƣ vậy, có thể thấy giá trị sử dụng của thực vật ở Khu di tích lịch sử Tân
Trào là rất lớn với tổng số 1.104 lƣợt loài cây có ích. Đây là cơ sở quan trọng để đề
xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của Khu di tích.
4.2.4. Đa dạng yếu tố địa lý thực vật
Mỗi hệ thực vật có một sự khác biệt về số lƣợng, tỷ lệ (%) và nhất là đặc điểm
của các yếu tố địa lý. Các các yếu tố địa lý phản ánh mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài
của lịch sử phát triển hệ thực vật trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại. Với ý nghĩa nhƣ
vậy, chúng tôi đã xác định các yếu tố địa lý cho 726 loài của hệ thực vật tại Khu di
tích lịch sử Tân Trào. Kết quả thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Các yếu tố ịa l của hệ thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào
Nhóm và các yếu tố ịa l K hiệu Số loài Tỷ lệ (%)
Toàn thế giới 1 7 0,96
Nhiệt ới 600 82,65
Liên nhiệt đới 25 3,44
Liên nhiệt đới 2 12 1,65
Nhiệt đới châu Á - Úc - Mỹ 2.1 1 0,14
Nhiệt đới châu Á - Phi - Mỹ 2.2 4 0,55
Nhiệt đới châu Á - Mỹ 2.3 8 1,10
Cổ nhiệt đới 57 7,85
Cổ nhiệt đới 3 5 0,69
Nhiệt đới châu Á - Úc 3.1 23 3,17
Nhiệt đới châu Á - Phi 3.2 29 9,99
Nhiệt đới châu Á 518 71,36
Nhiệt đới châu Á 4 104 14,33
Đông Dƣơng - Malezi 4.1 88 12,12
Đông Dƣơng - Ấn Độ 4.2 148 20,39
Đông Nam Á 4.3 23 3,17
Đông Dƣơng - Nam Trung Hoa 4.4 116 15,98
Đông Dƣơng 4.5 39 5,37
Ôn ới 35 4,83
Ôn đới Bắc 5 2 0,28
Đông Á - Bắc Mỹ 5.1 6 0,83
Ôn đới Địa Trung Hải-Châu Âu- Châu Á 5.3 1 0,14
Đông Á 5.4 26 3,58
Đặc hữu 47 6,47
Đặc hữu Việt Nam 6 27 3,72
Cận đặc hữu Việt Nam 6.1 20 2,75
Cây trồng 7 21 2,89
Chƣa xác ịnh yếu tố ịa l 16 2,20
Đã xác ịnh yếu tố ịa l 710 97,80
74
Số liệu ở bảng 4.10 cho thấy trong tổng số 726 loài thực vật ghi nhận ở Khu
di tích lịch sử Tân Trào thì đã xác định đƣợc vùng phân bố địa lý của 710 loài
(chiếm 97,8%). Trong đó nhóm các yếu tố nhiệt đới chiếm ƣu thế hoàn toàn
(82,65%) so với các nhóm yếu tố còn lại là toàn thế giới (0,96%) và ôn đới (4,83%).
Nhƣ vậy, hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào có nhiều đặc điểm của hệ thực
vật nhiệt đới. Trong nhóm các yếu tố nhiệt đới thì số lƣợng các loài thực vật thuộc
về nhóm Nhiệt đới Châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất (71,36%, với 518 loài), trong khi
nhóm Liên nhiệt đới và Cổ nhiệt đới chiếm tỷ lệ thấp, lần lƣợt là 3,44% và 7,85%.
Trong số các loài thực vật thuộc nhóm Nhiệt đới Châu Á đã xác định đƣợc
vùng phân bố thì yếu tố Đông Dƣơng - Ấn Độ có số loài nhiều nhất (148 loài,
chiếm 20,39%), sau đó là yếu tố Đông Dƣơng - Nam Trung Hoa (116 loài, chiếm
15,98%), thấp hơn là yếu tố Đông Dƣơng - Malezi (88 loài, chiếm 12,12%). Điều
đó cho thấy hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào gần gũi với hệ thực vật Đông
Dƣơng - Ấn Độ và Đông Dƣơng - Nam Trung Hoa. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của nhiều tác giả khác [79], [92], [62].
Yếu tố đặc hữu của hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào chiếm tỷ lệ thấp
(6,47%, với 47 loài), trong đó yếu tố đặc hữu Việt Nam có 27 loài (chiếm 3,72%),
cận đặc hữu Việt Nam có 20 loài (chiếm 2,75%). Phân bố tỷ lệ các nhóm yếu tố địa
lý đƣợc trình bày ở hình 4.2.
Hình 4.2. Phân bố tỷ lệ (%) yếu tố địa lý thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào
0,96
82,65
4,83
6,47 2,89 2,2
Tỷ lệ (%)
Toàn thế giới (0,96 %)
Nhiệt đới (82,65 %)
Ôn đới (4,83 %)
Đặc hữu (6,47 %)
Cây trồng (2,89 %)
Chƣa xác định yếu tố địa lý (2,20 %)
75
4.2.5. Đa dạng giá trị bảo tồn của thực vật
Tại Khu di tích lịch sử Tân Trào đã xác định đƣợc 50 loài thực vật có nguy
cơ bị đe dọa cần đƣợc bảo tồn. Số liệu ghi ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Thống kê các loài thực vật cần ƣợc bảo tồn
của Khu di tích lịch sử Tân Trào
TT Tên khoa học
Tên
Việt Nam
Tình trạng bảo tồn
SĐ
VN
NĐ
06
DLĐ
CT
IU
CN
1 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc vòng VU
2 Morinda officinalis How. Ba kích EN
3 Stemona saxorum Gagnep. Bách bộ đá VU
4 Stephania sinica Diels. Bình vôi tán ngắn IIA
5
Castanopsis tesselata Hick & A.
Camus.
Cà ổi VU
6
Annamocarya sinensis (Dode) J.
Leroy.
Chò đãi EN
7
Drynaria fortunei (Kunztze) J.
Smith.
Cốt toái bổ EN EN
8 Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi IIA
9 Stephania dielsiana C.Y.Wu. Củ dòm VU IIA EN
10 Cirsium japonicum DC. Đại kế VU
11
Lithocarpus cerebrinus (Hickel
& A. Cam.) A. Camus.
Dẻ đấu cụt EN
12
Markhamia stipulata (Wall.)
Schum.
Đinh VU IIA
13
Cleidiocarpon laurinum Airy
Shaw.
Đơn lá hẹp VU
14 Michelia balansae (DC.) Dandy. Giổi lông VU
15 Aglaia perviridis Hiern. Gội núi VU
16 Cinnamomum balansae Lecomte Gù hƣơng VU IIA EN
17
Fallopia multiflora (Thunb.)
Haraldson.
Hà thủ ô đỏ VU EN
18
Paphiopedilum purpuratum
(Lindl.) Stein.
Hài tía EN IA
19
Paphiopedilum malipoense
S.C.Chen & Z.H.Tsi.
Hài xanh EN IA
20
Guihaia grossefibrosa
(Gagnep.) Dransf.
Hèo sợi to EN
21 Asarum glabrum Merr. Hoa tiên VU IIA
22 Fibraurea tinctoria Lour. Hoằng đằng IIA
23 Disporopsis longifolia Craib.
Hoàng tinh hoa
trắng
VU IIA EN
24 Anoectochilus calcareus Aver. Kim tuyến đá vôi EN IA
76
TT Tên khoa học
Tên
Việt Nam
Tình trạng bảo tồn
SĐ
VN
NĐ
06
DLĐ
CT
IU
CN
25 Anoectochilus setaceus Blume. Kim tuyến tơ EN IA
26 Ardisia silvestris Pitard. Lá khôi VU VU
27 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa VU
28 Erythrophloeum fordii Oliv. Lim xanh IIA
29 Baringtonia asiatica (L.) Kurz. Lộc vừng VU
30
Excentrodendron tonkinense
(Gagnep) Chang et Mian.
Nghiến IIA
31 Dendrobium farmeri Paxt. Ngọc điểm VU
32 Dendrobium daoense Gagn. Ngọc vạn tam đảo EN
33 Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai EN
34
Acanthopanax gracilistylus
W.W.Sm.
Ngũ gia bì hƣơng EN
35
Tacca subflabellata P. P. Ling
& C. T. Ting.
Phá lửa VU VU
36 Melientha suavis Pierre. Rau sắng VU
37
Madhuca pasquieri (Dubard)
H.J.Lam.
Sến mật EN VU
38 Quercus variabilis Blume. Sồi bần EN
39 Cycas balansae Warb. Sơn tuế VU IIA
40
Calamus platyacanthus Warb.
ex Becc.
Song mật VU
41 Drynaria bonii Christ. Tắc kè đá VU VU
42 Asarum petelotii O.C.Schmid Tế hoa petelot IIA EN
43
Homalonema gigantea Engl. &
K. Krause.
Thiên niên kiện lá
lớn
VU EN
44
Paphiopedilum hirsutissimum
(Lindl.ex Hook.) Stein.
Tiên hài VU IA
45 Garcinia fagraeoides A. Chev. Trai lý IIA
46 Bursera tonkinensis Guillaumin Trám chim VU VU
47
Canarium tramdenum Dai. &
Yakof.
Trám đen VU
48
Aquilaria crassna Pierre ex
Lecomte.
Trầm hƣơng EN
49 Paris polyphylla Smith. Trọng lâu nhiều lá EN EN
50 Cycas inermis Lour. Tuế sơn trà VU IIA
* Ghi chú:
- Sách Đỏ Việt Nam (SĐVN); Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 06);
Danh lục đỏ cây thuốc (DLĐCT); Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN).
- Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IA); Thực
vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IIA); Sẽ nguy cấp (VU);
Nguy cấp (EN); Rất nguy cấp (CR);
77
4.2.5.1. Các loài thực vật cần được bảo tồn theo Sách Đỏ Việt Nam (2007)
Hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào đã ghi nhận đƣợc 42 loài (chiếm
5,79% tổng số loài của cả hệ), trong đó 15 loài ở mức độ nguy cấp (EN), hầu hết
gồm các loài cây thuốc và cây gỗ có giá trị cao nhƣ: Cốt toái bổ (Drynaria
fortunei), Ngũ gia bì hƣơng (Acanthopanax gracilistylus), Ngũ gia bì gai
(Acanthopanax trifoliatus), Sồi bần (Quercus variabilis), Dẻ đấu cụt (Annamocarya
sinensis), Chò đãi (Annamocarya sinensis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Trầm
hƣơng (Aquilaria crassna),; Có 27 loài (chiếm 3,72%) ở mức độ sắp nguy cấp
(VU) nhƣ: Tắc kè đá (Drynaria bonii), Sơn tuế (Cycas balansae), Tuế Sơn trà
(Cycas inermis), Đinh (Markhamia stipulata), Gù hƣơng (Cinnamomum balansae),
Gội núi (Aglaia perviridis), Rau sắng (Melientha suavis), Trám đen (Canarium
tramdendum), Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata)
4.2.5.2. Các loài thực vật cần được bảo tồn theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của
Chính phủ
Trên cơ sở Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ [22], đã xác định đƣợc
19 loài nằm trong danh sách của Nghị định này, trong đó có 5 loài thực vật rừng
nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại (IA) nhƣ: Kim tuyến đá vôi
(Anoectochilus calcareus), Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus), Tiên hài
(Paphiopedilum hirsutissimum), Hài tía (Paphiopedilum purpuratum), Hài xanh
(Paphiopedilum malipoense),; 14 loài thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thƣơng mại (IIA) nhƣ: Hoa tiên (Asarum glabrum), Gù hƣơng
(Cinnamomum balansae), Củ bình vôi (Stephania rotunda), Hoàng đằng (Fibraurea
tinctoria), Củ dòm (Stephania dielsiana), hầu hết đó là những loài cây thuốc quý.
4.2.5.3. Các loài thực vật cần được bảo tồn theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007)
Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) [82], đã ghi nhận đƣợc 11 loài,
trong đó có 8 loài ở mức độ nguy cấp (EN) gồm: Củ dòm (Stephania dielsiana), Ba
kích (Morinda officinalis), Thiên niên kiện lá lớn (Homalonema gigantea), Trọng
lâu nhiều lá (Paris polyphylla), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Ba kích (Morinda
officinalis), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia),; Có 3 loài cây thuốc ở
mức độ sắp nguy cấp (VU) nhƣ: Tắc kè đá (Drynaria bonii), Lá khôi (Ardisia
silvestris), Phá lửa (Tacca subflabellata).
78
4.2.5.4. Các loài thực vật cần được bảo tồn theo IUCN (2000)
Theo IUCN, 2000 (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế) [108], ghi nhận 3
loài thuộc danh sách của tổ chức này. Trong đó, có 1 loài thuộc mức nguy cấp (EN)
là Gù hƣơng (Cinnamomum balansae); 2 loài sắp nguy cấp (VU) đó là Trám chim
(Bursera tonkinensis) và Sến mật (Madhuca pasquieri).
Tóm lại, Khu di tích lịch sử Tân Trào có 50 loài thực vật cần đƣợc bảo tồn,
tránh nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác quá mức hoặc môi trƣờng sống bị thu
hẹp. Trong đó, 42 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 19 loài theo Nghị định
06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, 11 loài trong Danh lục đỏ cây thuốc (2007), 3 loài
trong Danh lục IUCN (2000).
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý của địa phƣơng
và của Khu di tích thực hiện các giải pháp bảo vệ, khai thác có hiệu quả nguồn tài
nguyên quý giá này.
4.3. Đánh giá vai trò của thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào
4.3.1. Vai trò bảo tồn tính đa dạng khu hệ động vật
Thảm thực vật nói chung và rừng nói riêng có vai trò quan trọng đối với đời
sống động vật. Thảm thực vật tạo nên không gian sinh tồn cho mỗi loài, đó là nơi cƣ
trú, nơi kiếm ăn, nơi sinh sản và là nơi trốn tránh kẻ thù để tồn tại và phát triển. Vì
vậy, nơi nào thảm thực vật có tính đa dạng cao thì nơi đó có nhiều loài sinh vật đến
sinh sống, tạo nên quần xã có tính ổn định cao vì các loài phụ thuộc lẫn nhau chặt
chẽ trong mối quan hệ khống chế sinh học và cạnh tranh khác loài. Ngƣợc lại, hệ
động vật cũng có vai trò rất quan trọng đối với thực vật nhƣ phân của chúng bổ
sung thêm dinh dƣỡng cho đất; Nhiều loài động vật nhƣ côn trùng, chim, giúp thực
vật thụ phấn; Nhiều loài chim, thú có vai trò phát tán quả, hạt đi xa;
Trong “Báo cáo Quy hoạch hoạch, bảo tồn và phát triển khu bảo vệ cảnh
quan Tân Trào đến năm 2020” [1], khu hệ động vật có xƣơng sống trên cạn đã
thống kê đƣợc 97 loài động vật có xƣơng sống của 64 họ, 23 bộ thuộc 4 lớp động
vật ở cạn. Lớp Chim có nhiều loài nhất (55 loài), chiếm 6,41% số loài chim hiện
biết trên toàn quốc (55/858). Sau đó là lớp Thú có 25 loài, lớp Bò sát 14 loài, ít nhất
79
là lớp Lƣỡng cƣ có 3 loài. Tuy nhiên, do giá trị sử dụng và giá trị thƣơng mại cao
(thực phẩm, làm dƣợc liệu, làm cảnh) nên nhiều loài động vật đang bị đe dọa bởi
nạn săn bắt, hay chặt phá rừng làm môi trƣờng sống bị thu hẹp, nhiều loài đã không
còn thấy xuất hiện. Theo kết quả điều tra, Khu di tích lịch sử Tân Trào hiện có 21
loài động vật quý hiếm, trong đó: Theo Sách Đỏ Việt Nam (phần Động vật, 2007),
có 16 loài; Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, có 13 loài; Theo IUCN
(2000), có 10 loài.
Đây là cơ sở khoa học cần thiết giúp các nhà quản lý đề ra giải pháp hữu
hiệu để bảo tồn các loài động vật này, tránh nguy cơ bị tuyệt chủng (Phụ lục 2, hình
3; Phụ lục 5).
4.3.2. Vai trò bảo vệ môi trường và nguồn nước
4.3.2.1. Môi trường đất
Vai trò của thảm thực vật rừng đối với môi trƣờng đất là hết sức quan trọng.
Rừng tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dƣỡng tiềm năng của đất, khả năng chế
ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng
đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó
là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng nhƣ độ phì nhiêu của đất đƣợc giữ
nguyên. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở nơi có rừng thì lƣợng đất xói mòn hàng năm
chỉ vào khoảng 1-1,5 tấn/ha, trong khi đó nơi không còn rừng có thể lên tới 100-150
tấn/ha. Tán rừng có vai trò làm giảm động năng của nƣớc mƣa đối với tầng đất mặt,
đồng thời với hệ thống rễ cây đan xen giúp giảm đáng kể lƣợng đất bị xói mòn và
sạt lở đất [40].
Thống kê ở bảng 4.12 cho thấy, hiện tại trong toàn bộ Khu di tích đất có
rừng chiếm 67,20% diện tích tự nhiên. Một số xã thuộc Khu di tích nhƣ Hùng Lợi,
Trung Minh, Công Đa, công tác quản lý bảo vệ rừng làm khá tốt nên diện tích đất
có rừng cao (tỷ lệ che phủ 64,14 – 82,95%). Đây cũng chính là một trong những vai
trò quan trọng của rừng trong việc bảo vệ cho các xã này ít bị thiên tai nhƣ bão, lũ
lụt, sạt lở đất
80
Bảng 4.12. Hiện trạng ất có rừng tại 11 xã của Khu di tích lịch sử Tân Trào
(tháng 12/2017)
TT Xã Đất tự nhiên (ha) Đất có rừng (ha) Tỷ lệ (%)
1 Bình Yên 1.293,81 326,96 25,27
2 Lƣơng Thiện 3.254,81 1.695,12 52,08
3 Minh Thanh 3.308,46 1.557,48 47,08
4 Tân Trào 3.510,76 2.191,56 62,42
5 Trung Yên 3.298,75 1.709,48 51,82
6 Công Đa 4.843,12 4.017,48 82,95
7 Đạo Viện 4.298,37 3.219,12 74,89
8 Hùng Lợi 10.367,19 6.649,46 64,14
9 Kim Quan 3.047,26 2.051,00 67,31
10 Trung Minh 6.525,36 5.355,09 82,07
11 Trung Sơn 4.287,38 3.507,78 81,82
Tổng 48.035,27 32.280,5 67,20
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang)
Vai trò của thảm thực vật rừng còn thể hiện trong việc làm giảm sự độc hại
đến môi trƣờng đất. Bảng 4.13 là kết quả phân tích mẫu đất trồng rừng ở xã Tân
Trào (huyện Sơn Dƣơng) tháng 12/2017 (QT18), cho thấy tất cả các thông số SO4
2-
,
MgO, CaO và các kim loại trong đất đều ở dƣới mức quy định, hoặc không quy
định (KQĐ) của Quy chuẩn Quốc gia (2015) và của FAO (1999). Điều đó có nghĩa
là môi trƣờng đất ở Khu di tích lịch sử Tân Trào là an toàn cho sự sống của con
ngƣời và các sinh vật khác. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh
Tuyên Quang, đất có độ pH và độ ẩm tăng so với năm 2008 [75]. Điều đó cho thấy
vai trò của thảm thực vật rừng trong việc điều hòa và giữ nƣớc mƣa, tầng thảm mục
rừng cung cấp chất dinh dƣỡng góp phần làm tăng độ pH của đất.
81
Bảng 4.13. Kết quả phân tích mẫu ất tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng,
tỉnh Tuyên Quang (QT18 - tháng 12/2017)
TT Thông số
Đơn vị
tính
Tân Trào- Sơn
Dƣơng (QT18)
tháng 12/2017
Theo QCVN
03 -MT: 2015
Theo TC
FAO
(1999)
1 Độ ẩm % 46 KQĐ KQĐ
2 pHKCl - 6,3 KQĐ KQĐ
3 SO4
2-
mg/kg 51,97 KQĐ KQĐ
4 MgO mg/kg 2340 KQĐ KQĐ
5 CaO mg/kg 5360 KQĐ KQĐ
6 Cd mg/kg <0,26 3 33
7 Cu mg/kg 4,78 150 33
8 Pb mg/kg 1,57 100* 94
9 Fe mg/kg 4226 KQĐ 20400
10 Mn mg/kg 144,5 KQĐ 621
11 Al mg/kg 3462 KQĐ KQĐ
12 Ni mg/kg 0,32 KQĐ 60
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang)
* Ghi chú: TC FAO (1999): tiêu chuẩn của Tổ chức Lương thực thế giới, chỉ tiêu ô nhiễm
đất đối với kim loại nặng; QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (*: đất lâm nghiệp); KQĐ: Không
quy định.
4.3.2.2. Môi trường không khí
Thảm thực vật nói chung và rừng nói riêng chính là lá phổi xanh đảm bảo làm
sạch và điều hòa môi trƣờng không khí thông qua quá trình quang hợp. Thực vật cũng
là nguồn tái tạo oxy mà con ngƣời cũng nhƣ các loài động vật khác rất cần để tồn tại.
Sự thoát hơi nƣớc của cây vào khí quyển tạo ra mƣa cung cấp nguồn nƣớc cho sinh vật,
mƣa làm giảm nhiệt độ không khí. Ngoài ra thực vật còn có vai trò quan trọng trong
việc hạn chế tốc độ của gió, bão, làm hạn chế tác hại của lũ, lụt, hạn hán.
Số liệu ở bảng 4.14 cho thấy các thông số đánh giá chất lƣợng không khí ở
Khu di tích lịch sử Tân Trào và Thị trấn Sơn Dƣơng có sự khác biệt lớn. Cụ thể:
hàm lƣợng bụi ở Thị trấn Sơn Dƣơng (321 µg/m3 khí), gấp 8,23 lần so với Khu di
82
tích lịch sử Tân Trào (39 µg/m3 khí). Tƣơng tự hàm lƣợng khí SO2 gấp 1,27 lần;
hàm lƣợng khí NO2 gấp 1,05 lần; tiếng ồn gấp 1,71 lần. Tuy vậy, chỉ có hàm lƣợng
bụi ở Thị trấn Sơn Dƣơng là vƣợt 1,07 lần so với tiêu chuẩn Quốc gia, còn các
thông số khác đều thấp hơn chuẩn Quốc gia hoặc không phát hiện đƣợc [75]. Điều
đó có thể giải thích là do lƣợng cây xanh ở Thị trấn Sơn Dƣơng quá ít, không có
khả năng giảm tiếng ồn và hấp thu khí SO2, NO2, ngăn cản bụi do con ngƣời và các
phƣơng tiện giao thông tạo ra. Để khắc phục tình trạng này cần làm tốt công tác
quản lý và bảo vệ rừng, tăng thêm diện tích rừng trồng, đặc biệt trồng thêm nhiều
cây xanh ở khu vực đô thị và khu dân cƣ.
Bảng 4.14. Kết quả quan trắc không khí tại 2 iểm thuộc huyện Sơn Dƣơng,
tỉnh Tuyên Quang (tháng 12/2017)
TT
K hiệu mẫu QT18-KK19 QT19-KK21
Địa iểm
Khu di tích lịch sử
Tân Trào
Thị trấn
Sơn Dƣơng
Tọa độ
X 2408830 2400518
Y 445019 437566
1 T
0
C 15,6 21
2 Vận tốc m/s 0,2 0,2
3 Độ ẩm (%) 83 79
4 Bụi (µg/m3) 39 321
5 SO2 (µg/m
3
) 113 143
6 CO (µg/m3) 3.759 3.787
7 NO2 (µg/m
3
) 43 45
8 NO (µg/m3) 22 26
9 Cl2 (µg/m
3
) Không phát hiện đƣợc Không phát hiện đƣợc
10 H2S (µg/m
3
) Không phát hiện đƣợc Không phát hiện đƣợc
11 Cd (µg/m3) Không phát hiện đƣợc Không phát hiện đƣợc
12 As (µg/m3) Không phát hiện đƣợc Không phát hiện đƣợc
13 Tiếng ồn TB (dBA) 45 77
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang)
* Ghi chú: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
83
Trong những năm qua, các địa phƣơng tỉnh Tuyên Quang đã làm tốt công tác
bảo vệ và trồng rừng tập trung. Các huyện thuộc Khu di tích lịch sử Tân Trào nhƣ
Sơn Dƣơng, năm 2017 trồng mới 2.380 ha (tăng 23,38% so với năm 2016). Huyện
Yên Sơn, năm 2017 trồng mới 3.728 ha (tăng 23,40% so với năm 2016). Rừng
trồng chủ yếu là Keo, Lát hoa, Mỡ; Việc trồng rừng không chỉ mang lại hiệu quả
kinh tế cho ngƣời dân, mà còn giúp giảm ô nhiễm, điều hòa không khí và bảo vệ
môi trƣờng. Thực chất những diện tích đất rừng trồng này, trƣớc đây trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp đều là rừng tự nhiên, từ năm 1980 đã bị khai thác kiệt hoặc
bị phá lấy đất làm nƣơng rẫy (Phụ lục 2, hình 4).
4.3.2.3. Bảo vệ nguồn nước
Thảm thực vật có khả năng ngăn cản một phần nƣớc mƣa rơi xuống đất,
phân phối lại lƣợng nƣớc này và điều tiết dòng chảy trên bề mặt. Tại mặt đất, nƣớc
có thể đƣợc thấm vào đất, bay hơi hoặc chảy trên bề mặt. Những nơi thảm thực vật
có độ che phủ càng cao, tầng thảm mục và lớp thảm tƣơi càng dầy sẽ hạn chế đƣợc
tốc độ dòng chảy và bốc hơi nƣớc nên tăng khả năng thấm và giữ nƣớc của đất, bổ
sung thêm cho mạch nƣớc ngầm. Đặc biệt, thảm thực vật có khả năng làm sạch
nguồn nƣớc, làm giảm mức độ ô nhiễm các chất độc hại trong nƣớc [40].
Số liệu ở bảng 4.15 là kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt tỉnh Tuyên Quang
tại các vị trí quan trắc sông Phó Đáy (xã Trung Minh - huyện Yên Sơn), sông Phó
Đáy (Thị trấn Sơn Dƣơng), hồ Tân Trào (xã Tân Trào - huyện Sơn Dƣơng), chất
lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt, hàm lƣợng của các chất độc hại trong hầu hết các
mẫu nƣớc đều thấp hơn Quy chuẩn cho phép. Theo đánh giá của Sở Tài Nguyên
và Môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang, nhìn chung nƣớc mặt ở Tuyên Quang có chất
lƣợng tốt [75].
84
Bảng 4.15. Kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt tại 4 iểm thuộc
huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang (tháng 12/2017)
TT
Thông
số
Đơn vị
Sông Phó
Đáy- Trung
Minh- Yên
Sơn (QT17)
Sông Phó Đáy-
TT. Sơn Dƣơng
(QT19)
Hồ Tân
Trào -
Sơn
Dƣơng
(QT18)
QCVN
08-
MT:2015/
BTNMT
(Cột B1) 12/17
12/17
QT19A QT19B 12/17
1 Nhiệt độ 0C 17,7 17,8 17,9 17,7 KQĐ
2 Mùi vị -
Không
mùi
Không
mùi
Không
mùi
Không
mùi
KQĐ
3 pH - 6,83 6,76 6,75 6,71 5,5 – 9
4 Sall % 0,07 0,05 0,04 0,07 KQĐ
5 DO mg/l 4,54 4,62 4,59 4,55 ≥4
6 COD mg/l 9,5 13,2 13,8 14,6 30
7 BOD5 mg/l 4,6 6,1 6,9 8,1 15
8 TSS mg/l 5 9 8 12 50
9 P mg/l 0,021 0,045 0,052 0,073 KQĐ
10 Mn mg/l KPH KPH KPH KPH 0,5
11 Fe mg/l 0,19 0,51 0,48 0,47 1,5
12 Cu mg/l KPH KPH KPH KPH 0,5
13 As mg/l KPH KPH KPH KPH 0,05
14 Cd mg/l KPH KPH KPH KPH 0,01
15 Hg mg/l KPH KPH KPH KPH 0,001
16 Pb mg/l KPH KPH KPH KPH 0,05
17 Coliform MPN/ 100ml 200 600 530 700 7.500
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang)
*Ghi chú: KPH: Không phát hiện
Thảm thực vật nói chung không chỉ có vai trò trong việc bảo vệ môi trƣờng
đất, môi trƣờng không khí, mà còn có vai trò rất lớn trong việc điều hòa lƣợng nƣớc
chảy trên mặt đất, đó là các kiểu thảm thực vật và lớp thảm mục của nó. Số liệu ở
bảng 4.16 cho thấy lớp phủ thảm thực vật quyết định độ dày và khối lƣợng của lớp
85
thảm mục, độ dày thảm mục giảm từ rừng kín cây gỗ lá rộng thƣờng xanh (8,12cm)
đến rừng tre nứa (4,27cm), giảm thấp nhất là thảm cây bụi (0,47cm). Tƣơng tự khối
lƣợng thảm mục giảm từ rừng kín cây gỗ lá rộng thƣờng xanh (12,01 tấn/ha/năm)
đến rừng trồng Keo 6 năm tuổi (7,86 tấn/ha/năm), rừng trồng Lát hoa 5 năm tuổi và
thấp nhất là thảm cây bụi (1,34 tấn/ha/năm).
Bảng 4.16. Độ dày và khối lƣợng thảm mục dƣới các kiểu thảm thực vật
tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, năm 2017
TT Thảm thực vật Tên xã
Độ
che
phủ
(%)
Thảm mục
Độ dày
(cm)
Khối lƣợng
(tấn/ha/năm)
1.
Rừng kín cây gỗ lá
rộng thƣờng xanh
Tân Trào
90-95
8,12 12,01
2. Rừng tre nứa Trung Yên 60-65 4,27 6,03
3. Thảm cây bụi Minh Thanh 45-50 0,47 1,34
4.
Rừng trồng Keo 6
tuổi
Trung Minh
70-80
3,36 7,86
5.
Rừng trồng Lát hoa 5
tuổi
Tân Trào
35-40
2,76 6,92
4.3.3. Vai trò của thảm thực vật tự nhiên trong việc tạo cảnh quan và bảo vệ các
di tích lịch sử
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến khu Việt Bắc gồm hệ
thống các căn cứ hoạt động của các Bộ, Ban, Ngành của Trung ƣơng đóng phân bố
rải rác trên 4 tỉnh Cao Bằng (P
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_tinh_da_dang_thuc_vat_tai_khu_di_tich_lic.pdf