Luận án Nghiên cứu tính đa hình gen MBL2, FCN2 và nồng độ protein MBL, Ficolin-2 ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue

MỤC LỤC

 Trang phụ bìa

 Lời cam đoan

 Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue

3

1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới

3

1.1.2. Tình hình SXHD ở Việt Nam

4

1.2. Cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue

5

1.3. Hệ thống bổ thể

9

1.3.1. Hệ thống bổ thể

9

1.3.2. Con đường lectin hoạt hóa bổ thể

13

1.4. Protein MBL và gen MBL2

14

1.4.1. Protein MBL

14

1.4.2. Gen MBL2 và tính đa hình gen MBL2

20

1.5. Protein Ficolin-2 và gen FCN2

24

1.5.1. Protein Ficolin-2

24

1.5.2. Gen FCN2 và tính đa hình gen FCN2

27

1.6. Vai trò của MBL, Ficolin-2 và tính đa hình gen MBL2, FCN2 trong sốt xuất huyết Dengue

29

1.6.1. Vai trò của MBL và đa hình gen MBL2 trong sốt xuất huyết Dengue

29

1.6.2. Vai trò của Ficolin-2 và đa hình gen FCN2 trong sốt xuất huyết Dengue

30

1.7. Tình hình nghiên cứu về vai trò của protein MBL và Ficolin-2 và tính đa hình của các gen MBL2 và FCN2 trong bệnh sốt xuất huyết Dengue

31

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33

2.1. Đối tượng nghiên cứu

33

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

33

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

33

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

35

2.2. Phương pháp nghiên cứu

36

doc165 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tính đa hình gen MBL2, FCN2 và nồng độ protein MBL, Ficolin-2 ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 SNP (+6031/+6220/ +6424) gen FCN2 xuất hiện ở các nhóm nghiên cứu với 2 loại có tần suất cao (> 5%) là: ATG và GGT, còn lại là 5 loại kiểu gen đơn bội có tần suất khá thấp (< 5%). Bảng 3.11: Tần suất các kiểu gen đơn bội tạo bởi 8 SNP gen FCN2 ở các nhóm nghiên cứu Haplotype Nhóm bệnh n (%) DHF n (%) DWS n (%) Nhóm chứng n (%) (n = 374) (n = 228) (n = 146) (n = 298) GCGAATCG 211 (53,7) 135 (56,5) 76 (49,4) 166 (52,5) GCGAGGCT 78 (19,8) 45 (18,8) 33 (21,4) 59 (18,7) GAGAATCG 45 (11,5) 23 (9,6) 22 (14,3) 33 (10,4) ACGGATTG 21 (5,3) 14 (5,9) 7 (4,5) 22 (7,0) Các haplotype hiếm 19 (4,8) 11 (4,6) 8 (5,2) 18 (5,7) Bảng 3.11 chỉ ra 4 loại kiểu gen đơn bội phổ biến tạo thành từ 8 điểm đa hình trên gen FCN2 xuất hiện ở cả 4 nhóm nghiên cứu với tần suất khá cao (> 5%) là GCGAATCG; GCGAGGCT; GAGAATCG; ACGGATTG. 3.2.3. Đặc điểm nồng độ protein MBL, Ficolin-2 ở các nhóm đối tượng nghiên cứu Để phân tích đặc điểm nồng độ protein MBL, Ficolin-2 huyết thanh ở các nhóm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành định lượng protein MBL, Ficolin-2 trong huyết thanh các đối tượng này, kiểm định đặc điểm phân phối, phân tích trung vị và tứ phân vị. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.12: Đặc điểm nồng độ MBL ở các nhóm nghiên cứu Nhóm n Nồng độ MBL(ng/ml) Trung vị [25%;75%] DHF 158 4839,73 (1401,51; 10000,00) DWS 98 3597,51 (1292,23; 6240,89) Nhóm chứng 47 3833,24 (1445,94; 7801,32) Bảng 3.12 chỉ ra trung vị và tứ phân vị nồng độ MBL ở các nhóm nghiên cứu. Trong đó, trung vị nồng độ MBL cao nhất ở nhóm DHF là 4839,73 ng/ml (trung vị 25% = 1401,51 ng/ml; trung vị 75% = 10000,00 ng/ml), tiếp theo là trung vị nồng độ MBL ở nhóm chứng là 3833,24 ng/ml (trung vị 25% = 1445,94ng/ml; trung vị 75% = 7801,32 ng/ml) thấp nhất ở nhóm DWS là 3597,51 ng/ml (trung vị 25% = 1292,23 ng/ml; trung vị 75% = 6240,89 ng/ml). Bảng 3.13: Đặc điểm nồng độ Ficolin-2 ở các nhóm nghiên cứu Nhóm n Nồng độ Ficolin-2 (ng/ml) Trung vị [25%;75%] DHF 161 3087,26 (2228,90; 4339,14) DWS 96 2181,82 (1359,74; 3838,38) Nhóm chứng 76 1964,11 (1157,10; 2789,40) Bảng 3.13 chỉ ra trung vị và tứ phân vị nồng độ Ficolin-2 ở các nhóm nghiên cứu. Trong đó, trung vị nồng độ Ficolin-2 cao nhất ở nhóm DHF là 3087,26 ng/ml (trung vị 25% = 2228,90ng/ml; trung vị 75% = 4339,14ng/ml), tiếp theo là trung vị nồng độ Ficolin-2 ở nhóm DWS là 2181,82 ng/ml (trung vị 25% = 1359,74ng/ml; trung vị 75% = 3838,38ng/ml) thấp nhất ở nhóm chứng là 1964,11 ng/ml (trung vị 25% = 1157,10ng/ml; trung vị 75% = 2789,40ng/ml). 3.3.Mối liên quan giữa tính đa hình gen MBL2, FCN2 và nồng độ MBL, Ficolin-2 với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue 3.3.1.Mối liên quan giữa tính đa hình gen MBL2 và mức độ bệnh, một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue Để đánh giá mối liên quan giữa tính đa hình gen MBL2 và mức độ bệnh, một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue, chúng tôi tiến hành so sánh sự khác biệt về tần suất giữa hai nhóm bệnh và nhóm chứng, so sánh sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và so sánh sự khác biệt về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen của từng điểm đa hình gen MBL2. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.14: So sánh tần suất kiểu gen và kiểu alen các điểm đa hình vùng Promoter gen MBL2 giữa các nhóm nghiên cứu. Đa hình gen MBL2 Nhóm bệnh và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DWS và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và DWS p# OR (95% CI). rs11003125 (-550C/G) CC (LL) Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu GC (HL) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 GG (HH) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 C (L) Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu G (H) 0,03 0,6 (0,37-0,95) > 0,05 > 0,05 > 0,05 rs7096206 (-221G/C,A) CC (XX) Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu CG(A) (XY) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 GG (YY) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 C (X) Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu G (Y) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 rs7095891 (+4G/A) GG (PP) Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu GA (PQ) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 AA (QQ) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 G (P) Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu A (Q) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 # p: Mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính Không có sự khác biệt vềtần suất các kiểu gen của 3 điểm đa hình -550C/G; -221G/C,A và +4G/A giữa các nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, tần suất alen G của đa hình -550C/G ở nhóm bệnh nói chung thấp hơn ở nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,03; OR = 0,6 (0,37-0,95). Khác biệt về tần suất alen ở hai điểm đa hình còn lại không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.15: So sánh kiểu gen và kiểu alen các điểm đa hình vùng exon 1 gen MBL2 giữa các nhóm nghiên cứu. Đa hình gen MBL2 Nhóm bệnh và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DWS và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và DWS p# OR (95% CI). MBL2* Exon1 (codon 54) G>A GG Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu GA 0,004 2,6 (1,4-5,1) 0,034 2,4 (1,1-5,5) 0,018 2,9 (1,2-6,9) > 0,05 AA > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 G Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu A 0,012 2,1 (1,2-3,8) 0,05 1,99 (1-4,1) 0,037 2,2 (1,05-4,8) > 0,05 MBL2* Exon1 codons 52+54+57 AA Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu AO 0,008 2,4 (1,3-4,7) 0,05 2,2 (1,0 -5,1) 0,027 2,7 (1,1-6,4) > 0,05 OO > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 A Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu O 0,021 1,97 (1,1-3,5) > 0,05 0,05 2,1 (1-4,5) > 0,05 # p: Mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính Tại codon 54 (G>A), tần suất kiểu gen dị hợp tử GA và tần suất alen hiếm A cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,004, OR = 2,6 (1,1-5,1) và p = 0,012, OR = 2,1 (1,2-3,8). Tần suất kiểu gen dị hợp tử GA và tần suất alen hiếm A cao hơn đáng kể ở nhóm DHF so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,034, OR = 2,4 (1,1-5,5) và p = 0,05, OR = 1,99 (1-4,1). Tần suất kiểu gen dị hợp tử GA và tần suất alen hiếm A cao hơn đáng kể ở nhóm DWS so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,018, OR =2,9 (1,2-6,9) và p = 0,037, OR = 2,2 (1,05-4,8). Khi so sánh tần suất kểu gen và alen của codon tổng hợp 52+54+57, tần suất kiểu gen dị hợp tử AO và tần suất alen hiếm O cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,008, OR = 2,4 (1,3-4,7) và p = 0,021, OR = 1,97 (1,1-3,5). Tần suất kiểu gen dị hợp tử AO cao hơn đáng kể ở nhóm DHF so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,05, OR = 2,2 (1,0-5,1).Tần suất kiểu gen dị hợp tử AO và tần suất alen hiếm O cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,027, OR =2,7 (1,1-6,4) và p = 0,05, OR = 2,1 (1-4,5). p: Mann–Whitney U test Hình 3.2: Mối liên quan giữa đa hình -550C/G gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.2 chỉ ra mối liên quan giữa đa hình -550C/G gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Trong đó, có sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT giữa các kiểu gen của đa hình -550C/G gen MBL2, kiểu gen GG có hoạt độ enzym GOT cao nhất, kiểu gen CC có hoạt độ enzym GOT thấp nhất, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,046. Chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen của đa hình -550C/G gen MBL2. p: Mann–Whitney U test Hình 3.3: Mối liên quan giữa đa hình -221C/G gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.3 chỉ ra mối liên quan giữa đa hình -221C/G gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Tuy nhiên, chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen của đa hình -221C/G gen MBL2. p: Mann–Whitney U test Hình 3.4: Mối liên quan giữa đa hình +4G/A gen MBL2 và một số biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.4 chỉ ra mối liên quan giữa đa hình +4G/A gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Tuy nhiên, chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen của đa hình +4G/A gen MBL2. p: Mann–Whitney U test Hình 3.5: Mối liên quan giữa các đa hình trên exon 1 gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.5 chỉ ra mối liên quan giữa đa hình exon 1 gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Tuy nhiên, chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen của đa hình exon 1 gen MBL2. Bên cạnh đánh giá mối liên quan của từng điểm đa hình chúng tôi cũng đánh giá mối liên quan của các kiểu gen đơn bội gen MBL2 và mức độ bệnh, một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chúng tôi tiến hành so sánh tần suất giữa hai nhóm bệnh và nhóm chứng, so sánh sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và sự khác biệt về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen đơn bộigen MBL2. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.16: So sánh tần suất kiểu gen đơn bội, lưỡng bội của đa hình (-221) + exon 1 gen MBL2 giữa các nhóm nghiên cứu MBL2 (-221)+Exon1 Nhóm bệnh và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DWS và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và DWS p# OR (95% CI). Diplotypes XA/XA Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu XA/XO 0,007 3,3 (1,4-8,1) 0,044 3,1 (1,0-9,3) 0,029 3,7 (1,1-12,1) > 0,05 XA/YA > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 YA/XO > 0,05 > 0,05 0,05 3,8 (1-14,9) > 0,05 YA/YA > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 YA/YO > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 XO/XO > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Haplotype XA Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu > 0,05 YA > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 XO 0,015 2,2 (1,2-4,2) > 0,05 0,015 2,7 (1,2-5,9) > 0,05 YO > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 # p: mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính Bảng 3.16 chỉ ra trong 7 loại kiểu gen lưỡng bội kết hợp giữa đa hình -221X/Y và Exon1, tần suất XA/XO ở nhóm bệnh, DHF và DWS đều cao hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,007, OR = 3,3 (1,4-8,1); p = 0,044, OR = 3,1 (1,0-9,3) và p = 0,029, OR = 3,7 (1,1-12,1). Trong 4 loại kiểu gen đơn bội kết hợp giữa đa hình -221X/Y và Exon1, tần suất XO ở nhóm bệnh nói chung và nhóm DWS đều cao hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,015, OR = 2,2 (1,2-4,2) và p = 0,015, OR = 2,7 (1,2-5,9). Không thấy sự khác biệt về tần suất các kiểu gen đơn bội, lưỡng bội khác giữa các nhóm nghiên cứu. p: Mann–Whitney U test Hình 3.6: Mối liên quan giữa kiểu gen đơn bội tạo bởi điểm -221C/G + exon 1 gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.6 chỉ ra mối liên quan giữa các kiểu gen đơn bội tạo bởi điểm -221C/G + exon 1 gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Tuy nhiên, chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen đơn bội tạo bởi điểm -221C/G + exon 1 gen MBL2. Hình 3.7: Mối liên quan giữa kiểu gen lưỡng bội tạo bởi điểm -221C/G + exon 1 gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.7 chỉ ra mối liên quan giữa các kiểu gen lưỡng bội tạo bởi điểm -221C/G + exon 1 gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Tuy nhiên, chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen lưỡng bội tạo bởi điểm -221C/G + exon 1 gen MBL2. Bảng 3.17: So sánh tần suất các kiểu gen đơn bội gen MBL2 giữa các nhóm nghiên cứu MBL2 Haplotypes Nhóm bệnh và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DWS và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và DWS p# OR (95% CI). LXPA Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu HYPA > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 HXPB > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 LXPB 0,027 4,1 (1,2-14,3) > 0,05 0,028 5,6 (1,2-26) > 0,05 HXPA 0,025 0,3 (0,1-0,9) > 0,05 0,047 0,2 (0,03-0,98) > 0,05 HXQA > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 LXQA > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 LYPA > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 HYPB - - - - LYPB - - - - HXPD - - - - LXPD - - - - # p: mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính Bảng 3.17 chỉ ra trong 12 loại kiểu gen đơn bội của gen MBL2 khảo sát được, tần suất LXPB ở nhóm bệnh nói chung và nhóm DWS cao hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,027, OR = 4,1 (1,2-14,3) và p = 0,028, OR = 5.6 (1.2-26). Ngược lại, tần suất HXPA ở nhóm bệnh nói chung và nhóm DWS thấp hơn so với nhóm chứng với lần lượt p = 0,025, OR = 0,3 (0,1-0,9) và p = 0,047, OR = 0.2 (0.03-0.98).Không thấy sự khác biệt về tần suất các kiểu gen đơn bội còn lại giữa các nhóm nghiên cứu. Hình 3.8: Mối liên quan giữa kiểu gen đơn bội tạo bởi 6 điểm đa hình gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.8 chỉ ra mối liên quan giữa các kiểu gen đơn bội tạo bởi 6 điểm đa hình gen MBL2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Có sự khác biệt về số lượng hồng cầu và Hematocrit giữa các kiểu gen đơn bội tạo bởi 6 điểm đa hình gen MBL2, cao nhất ở kiểu gen HXPB thấp nhất ở LXPB, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,001 và p = 0,005. Chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng bạch cầu, tiểu cầu ở các kiểu gen đơn bội tạo bởi 6 điểm đa hình gen MBL2. 3.3.2. Mối liên quan giữa tính đa hình gen FCN2 với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue Để đánh giá mối liên quan giữa tính đa hình gen FCN2và mức độ bệnh, một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue, chúng tôi tiến hành so sánh sự khác biệt về tần suất giữa hai nhóm bệnh và nhóm chứng. Sau khi so sánh, chúng tôi thấy sự khác biệt có ý nghĩ thống kê về tần suất các kiểu gen của 3 điểm đa hình +6031A/G; +6220T/G và +6424G/T giữa các nhóm nghiên cứu. Do đó, chúng tôi tập trung phân tích chính vào 3 điểm đa hình này. Chúng tôi so sánh sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và sự khác biệt về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen của 3 điểm đa hình trên. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.18: So sánh tần suất kiểu gen và alen các điểm đa hình vùng exon 7 ; intron 7; exon 8 gen FCN2 giữa các nhóm nghiên cứu SNP Nhóm bệnh và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DWS và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và DWS p# OR (95% CI). rs11103563 (+6031A/G) AA AG GG Alen A Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu G > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Mô hình trội AA Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu AG+GG > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Mô hình lặn AA+AG Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu GG 0,043 3,99 (1,1-15,2) > 0,05 0,021 6,03 (1,3-27,8) > 0,05 rs7872508 (+6220T/G) TT TG GG Alen T Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu G > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Mô hình trội TT Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu TG+GG > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Mô hình lặn TT+TG Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu GG 0,039 4,1 (1,1-15,3) > 0,05 0,019 6,2 (1,4-27,9) > 0,05 rs7851696 (+6424G/T) GG GT TT Alen G Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu T > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Mô hình trội GG Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu GT+TT > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Mô hình lặn GG+GT Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu TT 0,021 5,4 (1,3-22,3) > 0,05 0,01 8,8 (1,7-45,8) > 0,05 # p: mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính Kết quả Bảng 3.18 chỉ ra: Tần suất kiểu gen GG của điểm đa hình +6031A/G trên intron 7 ở nhóm bệnh nhân nói chung và nhóm DWS cao hơn nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,043, OR = 3,99 (1,1-15,2) và p = 0,021, OR = 6,03 (1,3-27,8). Tần suất kiểu gen GG của điểm đa hình +6220T/G trên intron 7 ở nhóm bệnh nhân nói chung và nhóm DWS cao hơn nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,039; OR = 4,1 (1,1-15,3) và p = 0,019; OR = 6,2 (1,4-27,9). Tần suất kiểu gen TT của điểm đa hình +6424G/T trên exon 8 ở nhóm bệnh nhân nói chung và nhóm DWS cao hơn nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p = 0,021; OR = 5,4 (1,3-22,3) và p = 0,01; OR = 8,8 (1,7-45,8). Không có sự khác biệt về tần suất kiểu gen các điểm đa hình +6031A/G; +6220T/G và +6424G/T giữa nhóm DHF với DWS và DHF với nhóm chứng. p: Mann–Whitney U test Hình 3.9: Mối liên quan giữa đa hình +6031A/G gen FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.9 chỉ ra mối liên quan giữa đa hình +6031A/G gen FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Tuy nhiên, chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen của đa hình +6031A/G gen FCN2. p: Mann–Whitney U test Hình 3.10: Mối liên quan giữa đa hình +6220T/G gen FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.10 chỉ ra mối liên quan giữa đa hình +6220T/G gen FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Tuy nhiên, chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen của đa hình +6220T/G gen FCN2. p: Mann–Whitney U test Hình 3.11: Mối liên quan giữa đa hình +6424G/T gen FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.11 chỉ ra mối liên quan giữa đa hình +6424G/T gen FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Tuy nhiên, chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen của đa hình +6424G/T gen FCN2. Bên cạnh đánh giá mối liên quan của từng điểm đa hình chúng tôi cũng đánh giá mối liên quan của các kiểu gen đơn bội gen FCN2 và mức độ bệnh, một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chúng tôi tiến hành so sánh tần suất giữa hai nhóm bệnh và nhóm chứng, so sánh sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và sự khác biệt về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố ở các kiểu gen đơn bội gen FCN2. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.19: So sánh tần suất kiểu gen đơn bội tạo bởi 3 SNP (+6031/+6220/ +6424) gen FCN2 giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Haplotype (+6031/+6220 / +6424) Nhóm bệnh và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DWS và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và DWS pvalue# OR (95% CI). ATG Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu GGT > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 ATT - - - > 0,05 GTG > 0,05 > 0,05 - - GGG > 0,05 - > 0,05 - AGG - - - > 0,05 AGT - - - - # p: mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính Bảng 3.19 chỉ ra chưa thấy sự khác biệt về tần suất 7 loại kiểu gen đơn bội tạo bởi 3 SNP (+6031/+6220/ +6424) gen FCN2 giữa các nhóm nghiên cứu. p: Mann–Whitney U test Hình 3.12: Mối liên quan giữa kiểu gen đơn bội tạo bởi 3 SNP (+6031/+6220/ +6424) gen FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.12 chỉ ra mối liên quan giữa các kiểu gen đơn bội tạo bởi 3 SNP (+6031/+6220/+6424) gen FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Trong đó, có sự khác biệt về hoạt độ enzym GPT giữa các kiểu gen đơn bội tạo bởi 3 SNP (+6031/+6220/+6424) gen FCN2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,027. Chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố giữa các kiểu gen đơn bội tạo bởi 3 SNP (+6031/+6220/+6424) gen FCN2. Bảng 3.20: So sánh tần suất kiểu gen đơn bội tạo bởi 8 SNP gen FCN2 giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Haplotype Nhóm bệnh và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DWS và Nhóm chứng p# OR (95% CI) DHF và DWS p# OR (95% CI). GCGAATCG Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu GCGAGGCT > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 GAGAATCG > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 ACGGATTG > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Các haplotype hiếm > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 # p: mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính Bảng 3.20 chỉ ra không thấy sự khác biệt về tần suất 4 loại kiểu gen đơn bội tạo bởi 8 điểm đa hình gen FCN2 giữa các nhóm nghiên cứu. p: Mann–Whitney U test Hình 3.13: Mối liên quan giữa kiểu gen đơn bội tạo bởi 8 SNP gen FCN2 và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD Hình 3.13 chỉ ra mối liên quan giữa các kiểu gen đơn bội tạo bởi 8 SNP gen FCN2và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân SXHD. Trong đó, có sự khác biệt về số lượng bạch cầu giữa các kiểu gen đơn bội, cao nhất ở kiểu gen ACGGATTG, thấp nhất ở kiểu gen GCGAGGCT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,004. Chưa thấy sự khác biệt về hoạt độ enzym GOT, GPT và số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố giữa các kiểu gen đơn bội tạo bởi 3 SNP (+6031/+6220/+6424) gen FCN2. 3.3.3. Mối liên quan giữa nồng độ protein MBL với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue Để đánh giá mối liên quan giữa nồng độ MBLvới mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue, chúng tôi tiến hành so sánh nồng độ MBL trung bình giữa các nhóm bệnh, đánh giá mối tương quan giữa nồng độ MBL huyết thanh và các triệu chứng định lượng khác, đánh giá khả năng phân biệt các mức độ lâm sàng của nồng độ MBL. Kết quả thu được như sau: p: Mann–Whitney U test Hình 3.14: So sánh nồng độ protein MBL ở các nhóm nghiên cứu Kết quả trên Hình 3.14 chỉ ra không thấy sự khác biệt về nồng độ MBL huyết thanh ở các nhóm bệnh và nhóm chứng. p: Mann–Whitney U test Hình 3.15: So sánh nồng độ protein MBL giữa các nhóm âm tính và dương tính với kháng thể IgG, IgM đặc hiệu với virus Dengue Kết quả trên Hình 3.15 chỉ ra không thấy sự khác biệt về nồng độ MBL huyết thanh giữa hai nhóm âm tính và dương tính với kháng thể IgG, IgM đặc hiệu với virus Dengue. p: Mann–Whitney U test Hình 3.16: So sánh nồng độ protein MBL ở nhóm có và không có dấu hiệu xuất huyết Kết quả trên Hình 3.16 chỉ ra không thấy sự khác biệt về nồng độ MBL huyết thanh giữa các nhóm có dấu hiệu xuất huyết và không có dấu hiệu xuất huyết. Hình 3.17: So sánh nồng độ protein MBL ở nhóm bệnh nhân nam và nữ Kết quả trên Hình 3.17 chỉ ra không thấy sự khác biệt về nồng độ MBL huyết thanh giữa hai giới nam và nữ. Bảng 3.21: Tương quan giữa nồng độ MBL và các triệu chứng cận lâm sàng GOT (IU/ml) GPT (IU/ml) RBC (x103/ml) WBC (x106/ml) PLT (x103/ml) HCT (%) MBL (ng/ml) DHF rs -0,01 0,01 -0,08 -0,05 0,11 -0,02 p 0,9 0,94 0,31 0,58 0,17 0,71 DWS rs -0,12 -0,03 0,02 0,18 -0,07 0,02 p 0,29 0,80 0,86 0,07 0,52 0,87 Kết quả Bảng 3.21 chỉ ra không thấy sự tương quan giữa nồng độ MBL huyết thanh và các chỉ số huyết học, hóa sinh ở cả 2 nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue. Hình 3. 18: Biểu đồ đường cong ROC của protein MBL trong phân biệt 2 nhóm bệnh DHF và DWS Bảng 3. 22: Giá trị phân biệt 2 nhóm bệnh DHF và DWS của protein MBL Chỉ số AUC 95% CI P Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Giá trị Cut off (ng/ml) MBL 0,561 0,490-0,633 0.099 38,6 85,7 9808,11 Kết quả trên Hình 3.12 và Bảng 3.22 chỉ ra giá trị phân biệt 2 nhóm bệnh DHF và DWS của protein MBL. Chỉ số AUC khi dùng protein MBL trong phân biệt 2 nhóm bệnh DHF và DWS là 0,561 thấp và p = 0,099 (> 0,05). Do đó, nồng độ MBL huyết thanh không có giá trị trong phân biệt 2 nhóm bệnh DHF và DWS. 3.3.4. Mối liên quan giữa nồng độ Ficolin-2 với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue Để đánh giá mối liên quan giữa nồng độ Ficolin-2 với mức độ bệnh và một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh sốt xuất huyết Dengue, chúng tôi tiến hành so sánh nồng độ Ficolin-2 trung bình giữa các nhóm bệnh, đánh giá mối tương quan giữa nồng độ Ficolin-2 huyết thanh và các triệu chứng định lượng khác, đánh giá khả năng phân biệt các mức độ lâm sàng của nồng độ Ficolin-2. Kết quả thu được như sau: p: Mann–Whitney U test Hình 3. 19: So sánh nồng độ protein Ficolin-2 giữa các nhóm nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_tinh_da_hinh_gen_mbl2_fcn2_va_nong_do_pro.doc
  • docTrang thông tin luận án_Tiếng Việt_NCS GIANG K56.doc
  • docTrang thông tin luận án_English_NCS GIANG K56.doc
  • docxTÓM TẮT LUẬN ÁN_VI_NCS GIANG K56.docx
  • docxTOM TAT LUAN AN_EN_NCS GIANG K56.docx
  • docBia tom tat LA tieng Viet_NCS GIANG K56.doc
  • docBia tom tat LA tieng Anh_NCS GIANG K56.doc
Tài liệu liên quan