MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 9
MỤC LỤC . 10
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 12
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU. 13
DANH MỤC BẢN ĐỒ . 15
DANH MỤC BIỂU ĐỒ. 15
MỞ ĐẦU. 8
1. Tính cấp thiết của đề tài . 8
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài . 9
3. Lịch sử nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 10
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 15
5. Những đóng góp chính của luận án. 18
6. Cấu trúc luận án. 19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỒ CHỨC
LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP. 20
1.1. Cơ sở lí luận . 20
1.1.1. Các khái niệm tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian).20
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.25
1.1.3. Các lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp.26
1.1.4. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.32
1.1.5. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp .33
1.1.6. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp.42
1.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.45
1.2. Cơ sở thực tiễn. 50
1.2.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới .50
1.2.2. Ở Việt Nam.55
1.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu TCLTCN TP. Hồ Chí Minh. 58
192 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 2010
GTSXCN
(Triệu đồng)
Tốc độ phát
triển so với
năm trước (%)
GTSXCN
(Triệu đồng)
Tốc độ phát
triển so với
năm trước đó
(%)
Tổng số 17470586 122,8 72 932 902 118,7
Quận 1 477650 161,1 1057904 106,8
Quận 2 122017 134,8 550130 139,1
Quận 3 1252376 164,0 1125245 97,5
Quận 4 439576 144,3 830404 99,8
Quận 5 2080734 117,2 7050 552 109,6
Quận 6 1481203 121,2 4299 392 112,8
Quận 7 179838 165,9 870254 128,8
Quận 8 891347 115,7 5152 012 119,2
Quận 9 276671 112,7 2677780 135,3
Quận10 877414 112,0 3836607 111,8
Quận 11 1902041 116,1 3827393 113,7
Quận 12 569116 119,7 2495487 115,2
Q. Gò vấp 1360096 118,4 4561 923 106,0
Q.Tân Bình 2828435 111,4 5211 599 111,8
Q. Tân Phú - - 6930 495 116,1
Q. Bình Thạnh 535567 114,3 1734663 113,0
Q. Phú Nhuận 193803 113,7 519303 111,7
Q. Thủ Đức 703422 133,9 3059819 105,5
Q. Bình Tân - - 6213 632 128,2
H. Củ Chi 228221 174,1 4889 111 193,7
H. Hóc Môn 236405 124,1 2067138 123,9
H. Bình Chánh 795980 145,8 3591752 131,8
H. Nhà Bè 11654 110,7 144163 126,6
H. Cần Giờ 27020 99,9 136146 144,9
Nguồn : Niên giám Thống kê 2003 - 2010, Cục Thống kê TP. HCM.
Đóng góp trung bình của mỗi CSSXCN vào GDP theo giá thực tế năm 2000:
1,078 tỉ đồng, năm 2005: 1,805 tỉ, năm 2010: 2,798 tỉ; nếu tính theo giá so sánh
1994 thì theo thứ tự như trên là 0,751 tỉ đồng, 0,97 tỉ đồng, 1,02 tỉ đồng (số liệu này
thể hiện quy mô mỗi cơ sở sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé là chủ yếu, đồng hành
với quy mô nhỏ bé là công nghệ lạc hậu, ít vốn, khó đổi mới, GDP nhỏ, tăng chậm).
Bản đồ công nghiệp TP. HCM năm 2000: xuất phát từ đặc điểm các KCN,
CCN ở giai đoạn đầu mới hình thành (1991-2000) còn non yếu. Trong khi đó, các
CSCN thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước phát triển nhanh về số lượng, tạo
diện mạo chuyển dịch khá rõ nét về quy mô và lãnh thổ; do vậy tác giả lựa chọn các
đối tượng thể hiện: GTSX khu vực ngoài Nhà nước theo lãnh thổ, quy mô
GTSXCN phân theo ngành, lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế, cơ cấu
CN trong GDP, nhằm mục đích phản ánh đường lối đổi mới, cho phép phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế ngoài Nhà nước phát
triển nhanh nhất. Qua bản đồ, thể hiện rõ thực trạng CSSXCN năm 2000 tập trung
chủ yếu ở các quận Tân Bình, quận 5, quận 11, quận 6. Các quận vùng ven và ngoại
thành có GTSXCN còn thấp (chưa phát triển) như Nhà Bè, quận 12, quận 9m,
Từ bản đồ công nghiệp năm 2000 này, đến phần sau, đối chiếu với bản đồ CN năm
2010, sẽ dễ dang nhận thấy sự thay đổi rõ nét trong TCLTCN theo hướng tích cực,
mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập không nhỏ trong quá trình phát triển.
Tóm lại:
Thành tựu của ĐCN: phát triển nhanh về số lượng CSSXCN các thành phần
ngoài Nhà nước, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu thành phần kinh tế và lãnh thổ, đóng góp đáng kể vào GDP công nghiệp
của TP. HCM.
Hạn chế, bất cập của ĐCN: đại bộ phận là quy mô nhỏ về GTSXCN và vốn,
dẫn đến thiếu khả năng trang bị mới công nghệ máy móc tiên tiến. Số CSSXCN gây
ô nhiễm phải di dời rất nhiều trong các quận huyện, chủ yếu là công nghiệp truyền
thống, công nghệ máy móc lạc hậu, xử lí chất thải chưa được thiết lập hoặc không
đạt yêu cầu, các CSSXCN gây ô nhiễm nặng phân bố xen kẽ trong nhiều khu dân
cư, tập trung nhiều nhất ở quận Tân Bình (410 cơ sở), quận 11 (208 cơ sở), quận 6
(120 cơ sở) phải di chuyển theo chương trình di dời của Thành phố (2002 – 2006).
Kết quả thực hiện xấp xỉ 90%, phần còn lại hoặc phát sinh mới sẽ được di dời.
Số CSSXCN gây ô nhiễm còn tiếp tục phát sinh, do vậy cần phải có quy chế
cấp phép thành lập và kiểm tra, kiểm soát hiệu quả. Theo báo cáo của Sở TNMT,
đến năm 2010 còn 5 CSSXCN gây ô nhiễm nghiêm trọng chưa di dời, đó là: Nhà
máy xi măng Hà Tiên, công ti liên doanh tôn Posvina, công ti TNHH Việt Thắng
Jean, nhà máy thuốc lá Sài Gòn, nhà máy bia Sài Gòn (sẽ được tiếp tục di dời trong
những năm tới).
2.3.2.2. Cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp ở TP. HCM trên thực tế có hơn 52 “cụm” đã và đang được
hình thành và hoạt động từ trước hoặc hình thành sau này trong thời kì đổi mới. Về
CCN, đã có các cơ quan chức năng tham mưu, nghiên cứu, đệ trình cho Uỷ ban
nhân dân TP. HCM xem xét quyết định điều chỉnh các CCN cũ có từ trước đang
hoạt động, đồng thời quyết định xây dựng phát triển CCN mới.
Theo đó, ngày 22/10/2007, Uỷ ban nhân dân TP. HCM có Quyết định số
4809/QĐ-UBND “Quyết định về duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các
cụm công nghiệp địa phương TP. HCM đến năm 2020, có tính đến năm 2025”.
Quyết định này đã chính thức xác định 30 CCN, trong đó điều chỉnh, củng cố 10
CCN đã có từ trước và đang hoạt động với quy mô 478 ha, bao gồm các CCN Phú
Mỹ 80 ha quận 7 (điều chỉnh từ KCN xuống), Bình Đăng 28 ha Q8, Hiệp Thành 50
ha Q12 (đang thực hiện 36,8 ha), Tân Thới Nhất 69,5 ha Q12 (chỉ có 50 ha tập
trung), Hiệp Bình Phước 31,31 ha quận Thủ Đức (chỉ có 20 ha tập trung), Xuân
Thới Sơn A 38 ha quận Hóc Môn, Đông quốc lộ 1A 33 ha quận Bình Tân, Lê Minh
Xuân 17 ha huyện Bình Chánh, Tân Quy A 65 ha huyện Củ Chi (điều chỉnh từ
KCN xuống), Tân Quy B 97 ha huyện Củ Chi; các CCN quy hoạch và xây dựng
mới gồm 20 cụm, với quy mô 1422 ha. Trong số đó sau hơn 3 năm, đã có những
CCN triển khai nhanh, phát triển tốt, đã được Chính phủ chấp thuận chuyển thành
KCN như cụm An Hạ, cụm Cơ khí ôtô Hoà Phú; ngược lại cũng có nhiều CCN triển
khai chậm, ì ạch, thiếu chủ đầu tư hạ tầng, thiếu hệ thống xử lí nước thải tập trung,
thiếu nhà đầu tư vào CCN, Đó là những hạn chế, bất cập. Về phân bố, CCN được
phân bố chủ yếu ở các quận ven và các huyện ngoại thành; trong đó, cụm có diện
tích thấp nhất là 1,7 ha và lớn nhất lên tới trên 100 ha. Các CCN cũ, tự phát, phần
lớn gây ô nhiễm môi trường cao, do công nghệ còn lạc hậu, nằm xen cài trong các
khu dân cư và chưa có hệ thống xử lí nước thải đầy đủ. Các CCN xây dựng mới thì
tổ chức thực hiện còn chậm, nhất là thiếu chủ đầu tư đầy đủ năng lực để triển khai
kinh doanh cơ sở hạ tầng có hiệu quả, thiếu hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp di dời,
Viện kinh tế TP. HCM năm 2004 đã đề xuất chuyển một số KCN như Phú
Mỹ, Tân Quy, Bắc Thủ Đức, Phong Phú, Đông Thạnh, Phú Hữu thành CCN. Đến
năm 2010 trong số đề xuất đó, có 3 KCN vẫn được giữ nguyên là Phú Hữu, Phong
Phú và Tân Quy được điều chỉnh thành KCN Đông Nam. Mục tiêu của các CCN
dành một phần để sắp xếp và chuyển các CSSXCN trong khu dân cư gây ô nhiễm,
không phù hợp vào CCN (chỉ di dời các cơ sở không xử lí được ô nhiễm đạt tiêu
chuẩn quy định, đồng thời nhằm tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng bằng
cách chọn lựa các dự án đầu tư có công nghệ cao, kĩ thuật tiên tiến để thu hút lao
động có trình độ cao, giảm dần lao động phổ thông nhập cư).
Theo quy chế quản lí CCN, Quyết định số 105/2009/QĐ – TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lí CCN thống nhất trên cả nước,
có hiệu lực thi hành từ ngày 05/10/2009. CCN được xác định:
– CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở SXCN – tiểu thủ CN, cơ
sở dịch vụ phục vụ SXCN – tiểu thủ CN; có ranh giới địa lí xác định, không có dân
cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở
sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào
đầu tư sản xuất, kinh doanh; do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quyết định thành lập.
– Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào CCN:
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
+ SX sản phẩm mới, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
+ SX sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.
+ SX sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ
nông nghiệp, nông thôn.
– Khuyến khích các ngành công nghiệp phụ trợ:
Cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, triển khai ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học, thân thiện với môi trường.
– CCN được thành lập khi đáp ứng các điều kiện:
+ Có trong quy hoạch phát triển CCN đã được phê duyệt;
+ Có khả năng đạt tỉ lệ lấp đầy không thấp hơn 30% trong vòng một năm sau
khi thành lập;
+ Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN;
+ Đơn vị kinh doanh hạ tầng được quyền vận động đầu tư vào CCN; huy
động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng CCN; cho thuê lại đất, chuyển nhượng quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật; đầu tư xây dựng nhà xưởng trong CCN để
cho thuê hoặc bán cho các doanh nghiệp; kinh doanh các dịch vụ công cộng, tiện
ích khác trong CCN phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đầu tư hoặc đăng kí
kinh doanh được cấp; quyết định giá cho thuê lại, chuyển nhượng đất, giá cho thuê
hoặc bán nhà xưởng và các loại phí sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích khác. Cùng
các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
– Đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong CCN:
Các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh trong CCN liên hệ
với đơn vị kinh doanh hạ tầng để được hướng dẫn và kí kết hợp đồng thoả thuận
nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất CN dự kiến thuê để triển khai dự án đầu
tư vào CCN. Khi đó, doanh nghiệp đầu tư vào CCN được quyền sử dụng đất, gia
hạn sử dụng đất trong CCN theo quy định của Luật Đất đai; cho thuê lại hoặc
chuyển nhượng phần đất, nhà xưởng và tài sản của mình trên đất thuê; sử dụng có
trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng, các dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác
trong CCN; góp vốn để xây dựng và kinh doanh hạ tầng theo thoả thuận với đơn vị
kinh doanh hạ tầng; được hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao
động phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh và các ưu đãi khác theo quy định của
pháp luật.
Bảng 2.11. Phân bố các cụm công nghiệp theo lãnh thổ ở TP. Hồ Chí Minh
Số
TT
Tên cụm công
nghiệp Địa điểm
Số
TT Tên cụm công nghiệp Địa điểm
1 Cụm CN quận 2 Q 2 16 Cụm Dương Công Khi H Hóc Môn
2 Cụm Phú Mỹ Quận 7 17 Cụm TTCN Lê M.Xuân
H Bình
Chánh
3 Cụm Bình Đăng Quận 8 18 Cụm An Hạ
4 Cụm Long Sơn Quận 9 19 Cụm Tổng Cty NN Sài Gòn
5 Cụm Hiệp Thành Quận 12 20 Cụm Trần Đại Nghĩa
6 Cụm Tân Thới Nhất Quận 12 21 Cụm Quy Đức
7 Cụm Hiệp Bình
Phước
Quận Thủ
Đức 22 Cụm Tân Túc
8 Cụm Đông Quốc lộ 1A
Quận Bình
Tân 23 Cụm Đa Phước
9 Cụm Tân Thới Nhì
Huyện
Hóc Môn
24 Cụm Tân Quy (A)
H Củ Chi
10 Cụm Tân Hiệp (A) 25 Cụm Tân Quy (B)
11 Cụm Tân Hiệp (B) 26 Cụm Phạm Văn Cội
12 Cụm Xuân Thới Sơn (A) 27
Cụm cơ khí ô tô Hoà
Phú
13 Cụm Xuân Thới Sơn (B) 28 Cụm Bàu Trăn
14 Cụm Nhị Xuân 29 Cụm Long Thới H Nhà Bè
15 Cụm Đông Thạnh 30 Cụm Bình Khánh H Cần Giờ
Tổng cộng (30 cụm)
Nguồn : Ủy ban Nhân dân TP. HCM
*Phân bố các CCN của TP. HCM:
Trong 30 CCN của TP. HCM, riêng 5 huyện đã có 22 CCN chiếm 73,3% số
CCN của Thành phố: Hóc Môn có 8 CCN, Bình Chánh : 7 CCN, Củ Chi 5 CCN,
Nhà Bè 1 CCN và Cần giờ 1 CCN. Còn lại là số CCN của các quận ven : Quận 12
có 2 CCN còn lại các quận chỉ có 1 CCN là : Q.2; Q. 7; Q.8; Q.9; Q Thủ Đức, Q.
Tân Bình. Như vậy, ưu thế về giá đất, vị trí địa lí và địa chất công trình có ảnh
hưởng rất lớn đến việc hình thành, phát triển các CCN.
Sở CN phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân các quận
huyện và các đơn vị có chức năng xác định các chủ đầu tư đủ năng lực để thực hiện
đầu tư xây dựng các CCN mới;
– Sở CN là cơ quan quản lí đầu mối đối với các CCN:
+ Xác định ngành nghề cho các CCN mới hình thành trong quá trình lập quy
hoạch chi tiết cho phù hợp và các quy hoạch phát triển ngành CN trọng điểm (mũi
nhọn) của Thành phố.
+ Rà soát nhu cầu đất xây dựng nhà ở công nhân đối với các CCN hiện hữu để
tiếp tục xây dựng bổ sung đủ nhu cầu;
+ Xác định quy mô, tính chất và tổ chức lập quy hoạch chi tiết cho các khu
dân cư và dịch vụ phục vụ CCN đối với các CCN mới hình thành.
+ Tăng hiệu quả sử dụng đất đai và thu hút đầu tư các ngành ưu tiên công
nghệ cao, sạch và xanh theo các hướng, các khu vực.
– Các CCN ở khu vực Tây Bắc gồm nhiều CCN:
+ Các CCN ở Hóc Môn (có 8 cụm CN): Tân Thới Nhì, Tân Hiệp (A): chế biến
thực phẩm., Tân Hiệp (B), Xuân Thới Sơn (A), Xuân Thới Sơn (B), Nhị Xuân,
Đông Thạnh bố trí các ngành nghề CN: SX các sản phẩm bằng kim loại, gia công
kim loại; sản xuất thiết bị điện (trừ pin và ắc-quy); sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy;
ngành sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; các sản phẩm từ plastic; sản xuất linh
kiện và sản phẩm điện tử và các ngành khác như sản xuất giày da, dệt may; chế biến
gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ (bao gồm cả giường, tủ, bàn ghế); đúc kim loại.
+ CCN Hiệp Thành, Q.12: CN chế biến thực phẩm, may, cao su.
+ Các CCN Củ Chi:
o CCN Tân Quy là CCN ít gây ô nhiễm môi trường về nguồn nước, với các
ngành giày da, điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí
o CCN cơ khí Samco có diện tích 99 ha và 12 ha tái định cư, nằm ở xã Tân
Thạnh Đông và Hoà Phú.
o CCN Phạm Văn Cội có diện tích 75 ha, thuộc xã Phạm Văn Cội, là CCN
phục vụ chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm ngành nông
nghiệp của Thành phố.
o CCN Bàu Trăn có diện tích 95 ha, thuộc xã Nhuận Đức. Đây là CCN nhẹ,
không gây ô nhiễm môi trường.
– Các CCN ở khu vực Tây Nam : chủ yếu tập trung sản xuất nhóm ngành
CN cơ khí, hoá chất, điện tử – công nghệ thông tin, chế biến tinh lương thực, thực
phẩm, đòi hỏi công nghệ cao, sạch, giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu.
+ Các CCN ở Bình Chánh:
CCN Đa Phước. gồm các ngành: cơ khí, hoá chất, điện tử-công nghệ thông tin,
chế biến tinh lương thực-thực phẩm. Tập trung thu hút các dự án đầu tư công nghệ
cao, sạch, có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu.
CCN Trần Đại Nghĩa, CCN Quy Đức, CCN Tân Túc.
CCN An Hạ bố trí ngành CN sạch, các ngành CN không gây ô nhiễm về nguồn
nước và không thâm dụng lao động. Phân khu chức năng của khu vực sản xuất
trong CCN An Hạ, được tổ chức theo dạng phân lô, quy theo cụm ngành sản xuất
trong CCN An Hạ. TP.HCM đã đề nghị chuyển thành KCN năm 2011.
– Các CCN ở khu vực Đông Bắc cơ cấu gồm các ngành CN chủ yếu : vật liệu
xây dựng, cơ khí, dệt may, CN thực phẩm:
+ CCN Long Sơn, Quận 9: vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt may.
+ CCN Hiệp Bình Phước, Q Thủ Đức: Thực phẩm bánh kẹo, cơ khí, dệt may.
– Các CCN ở khu vực Đông Nam có chức năng gắn với CN cơ khí hàng hải,
kho phuc vụ cảng và chế biến hải sản cụ thể:
+ CCN Bình Khánh, huyện Cần Giờ: Phát triển CN chế biến thuỷ sản, cơ khí
hàng hải và sản xuất nước chấm với quy mô 30ha.
+ CCN Bình Đăng, Quận 8: Phát triển CN sạch không gây ô nhiễm, chủ yếu là
tiểu - thủ CN và kho.
+ CCN Long Thới, Nhà Bè: tiểu thủ CN, may mặc,...
+ CCN Phú Mỹ, Quận 7 (trước đây quy hoạch là KCN): Các ngành CN thông
thường, gắn sửa chữa tàu thuyền, kho - cảng và dịch vụ cảng.
* Đánh giá chung CCN:
+ Thành tựu: Hệ thống CCN đã được xác định, định hình, thành lập, đã và
đang đi vào hoạt động, thu hút hàng ngàn CSSXCN di dời do gây ô nhiễm môi
trường, nhằm có điều kiện xử lí chất thải tập trung, đồng thời thu hút đầu tư mới
theo hướng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, sạch và xanh. Các CCN phát triển
tốt, có sự kết nối, liên kết sử dụng chung cơ sở hạ tầng có hiệu quả tốt, được chuyển
thành KCN. Giải quyết được nhiều việc làm và đóng góp quan trọng cho ngân sách
địa phương.
+ Hạn chế, bất cập: Cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn yếu, máy móc thiết bị chưa
hiện đại, chuyển đổi từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu chậm, tính cạnh tranh
của hàng hoá thấp. Giá thuê đất cao hơn các địa phương lân cận, thiếu vốn, lãi suất
vay còn cao bất hợp lí, thiếu quản lí, lao động trình độ cao. Một số CCN chậm triển
khai, thiếu nhà đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng đủ mạnh để triển khai thực hiện có
hiệu quả, tình trạng quy hoạch treo kéo dài, cần được rà soát xử lí.
Tính liên kết của hệ thống CCN còn yếu, chưa theo kịp lộ trình thực hiện các
cam kết WTO. Cần có Ban quản lí CCN chuyên trách tài năng để điều hành và phát
triển CCN theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, thực hiện tốt chủ trương tiếp
nhận di dời, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng, đồng thời vận hành CCN hướng dần
đến mô hình CVCNĐT (tức là CCN sạch, xanh, hiệu quả, hiện đại, bền vững; có lộ
trình cụ thể, lộ trình này thường kéo dài hơn lộ trình của KCN).
2.3.2.3. Khu công nghiệp
Đến năm 2010 Thành phố có 16 KCN do HEPZA quản lí; một số KCN đang
hình thành, tổng diện tích quy hoạch xấp xỉ 6000 ha, diện tích đã có quyết định
thành lập 3521 ha, trong đó diện tích cho thuê 1322 ha. Các KCN phân bố chủ yếu
ở các quận ven và huyện ngoại thành, nơi còn quỹ đất lớn: có 13/22 KCN chiếm
60% phân bố ở các huyện, các quận ven, quận mới có 9 KCN chiếm 40% tổng số
KCN của Thành phố (xem bản đồ hiện trạng TCLTCN TP. HCM năm 2010).
Các KCN, KCX đang hoạt động ở TP. HCM được đánh giá là có hiệu quả
cao nhất trong cả nước. TP. HCM cũng là Thành phố năng động, tổ chức các KCN,
KCX có quy mô diện tích nhỏ (4 KCN có quy mô từ 27,3 ha đến 62 ha), phù hợp
với những vị trí thuận lợi nhưng có mặt bằng bị hạn chế không mở rộng được ở các
quận mới, quận ven.
Bảng 2.12. Phân bố các KCN theo lãnh thổ ở TP. HCM (năm 2010)
STT Tên KCN, KCX Địa bàn
phân bố
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ lấp
đầy (%)
Giá tham khảo
USD/m2/kì
thuê đất
KCN đang hoạt động:
1 KCX Tân Thuận Q. 7 300 95,4 168-200
2 KCX Linh Trung 1 Q. Thủ Đức 62 100
3 KCX Linh Trung 2 Q. Thủ Đức 61,75 100
4 KCN Tân Tạo (g.đoạn 1+2) H. Bình Chánh 373,33 94 210-250
5 KCN Vĩnh Lộc (g. đoạn I) Q. Bình Tân 203 88,04 200
6 KCN Bình Chiểu Q. Thủ Đức 27,34 100
7 KCN Hiệp Phước (g.đoạn 1) H. Nhà Bè 311,4 100
8 KCN Tân Bình (g.đoạn 1+2) Q. Tân Bình 129,96 100
9 KCN Tân Thới Hiệp Q.12 28,41 100
10 KCN Lê Minh Xuân (g.đ 1) H. Bình Chánh 100 95,04 80-150
11 KCN Tây Bắc Củ Chi (g.đ
1)
H. Củ Chi 208 100
12 KCN Cát Lái II Q.2 124 100
13 KCN Tân Phú Trung H. Củ Chi 542,64 13,8 70
KCN đã thành lập, đang
xây dựng CSHT:
14 KCN Phong Phú H.Bình Chánh 148,4
15 KCN Phú Hữu Q.9 114
16 KCN Đông Nam H. Củ Chi 283 - 55
KCN Hiệp Phước (g.đoạn 2) H. Nhà Bè 597 - 110
KCN mới dự kiến:
17 KCN Bàu Đưng H. Củ Chi 175
18 KCN Phước Hiệp H. Củ Chi 200
19 KCN Xuân Thới Thượng H. Hóc Môn 300
20 KCN Vĩnh Lộc 3 H.Bình Chánh 200
21 KCN Lê Minh Xuân 2 H. Bình Chánh 338
22 KCN Lê Minh Xuân 3 H. Bình Chánh 242
KCN dự kiến mở rộng:
KCN Hiệp Phước (g.đoạn 3) H. Nhà Bè 500
KCN Lê Minh Xuân (mở rộng) H. Bình Chánh 120
KCN Vĩnh Lộc (mở rộng) H. Bình Chánh 56
KCN Tây Bắc Củ Chi (g.đ
2)
H. Củ Chi 173,24
KCNC, CVPM:
23 KCNC Q.9 913 -
24 CVPM Quang Trung Q12 43 100
Nguồn: Tổng hợp từ Hepza, từ CVPMQT, từ KCNC đến 2011
Trong KCN, các hoạt động dịch vụ cũng được quan tâm phát triển như xăng
dầu, ngân hàng, ATM, viễn thông, điện nước, có 4 KCN có siêu thị mini phục vụ
công nhân; có 7 dự án nhà ở lưu trú đã hoàn thành, giải quyết hơn 6 ngàn chỗ ở cho
công nhân, có 9 dự án sắp hoàn thành, sẽ giải quyết hơn 12 ngàn chỗ ở cho công
nhân; trường Đại học Tân Tạo theo mô hình quốc tế thuộc tập đoàn Tân Tạo đã đi
vào hoạt động, nhằm đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ KCN,
KCX, Đây chính là những nét sáng tạo của TP. HCM trong xây dựng KCN.
Các KCN của TP. HCM thu hút khá tốt vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư. Tính đến
31/03/2011, vốn FDI còn hiệu lực đạt 4,024 tỉ USD chiếm 60,25% còn vốn trong
nước là 2,655 tỉ USD chiếm 39,75%. Tính trung bình vốn đầu tư /1 ha đất KCN đã
cho thuê là 5,49 triệu USD (bảng 2.13).
Bảng 2.13. Dự án, vốn đầu tư KCN, KCX tại TP. HCM (tính đến 31-3-2011)
Dự án đã rút
giấy phép
Vốn đầu tư
đã rút
(triệu USD)
Dự án còn
hiệu lực
Vốn đầu tư
còn hiệu lực
(triệu USD)
Bình quân
vốn/dự án
(triệu USD)
Dự án FDI 198 146,48 483 4024,4 8,332
Dự án trong
nước
176 151,7 733 2655,23 3,622
Tổng số 374 298,18 1216 6679,63 5,493
Nguồn : HEPZA, 2011(số liệu được xử lí)
Nhờ các lợi thế về vị trí địa lí, về các nguồn lực dân cư, lao động và các thế
mạnh khác, vốn đầu tư FDI vào CN toàn thành phố đến 2010 còn hiệu lực đạt hơn
8,51 tỉ USD, chiếm 28,7% tổng vốn FDI vào TP. HCM. Tính trung bình một dự án
CN đầu tư 5,738 triệu USD (Quy mô đầu tư vốn tăng /dự án).
Bảng 2.14. Dự án đầu tư FDI vào TP. Hồ Chí Minh
(còn hiệu lực đến 31/12/2010)
Số dự án Cơ cấu (%) số
dự án
Tổng vốn đầu
tư (triệu USD)
Cơ cấu vốn đầu
tư (%)
Công nghiệp 1483 38,3 8 510,144 28,7
Xây dựng 310 8,0 726,134 2,4
Nông, lâm, ngư 10 0,3 21,049 0,1
Dịch vụ 2383 53,4 20 429,898 68,8
Tổng cộng 3876 100 29 687,225 100
Nguồn : Xử lí từ số liệu từ HEPZA và Niên giám Thống kê TP. Hồ Chí Minh 2011
Nếu so sánh tỉ lệ vốn đầu tư trên dự án giữa các ngành cho thấy, quy mô các
dự án vào công nghiệp ít hơn nhiều so với ngành dịch vụ. Nguồn vốn FDI đầu tư
tập trung chủ yếu vào ngành dịch vụ, chiếm tới 68,8%, còn công nghiệp đứng thứ 2,
chỉ chiếm 28,7% (bảng 2.14). Trong tổng vốn FDI đầu tư vào CN Thành phố (8,51
tỉ USD) thì KCX, KCN chiếm 42% (năm 2010).
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dự án đầu tư FDI ở TP.HCM năm 2010 (%)
Cơ cấu số dự án
0,3
38,3
853,4
Công
nghiệp
Xây dựng
Nông lâm,
ngư nghiệp
Dịch vụ
Cơ cấu vốn đầu tư
0,1
28,7
2,4
68,8
Hiện tại, TP. HCM đang ưu tiên phát triển các ngành CN có giá trị gia tăng
cao gắn liền với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, nhằm đồng thời tránh tụt
hậu về công nghệ, về tốc độ phát triển GTSXCN, tránh mất thị trường ngay trên
“sân nhà” khi mà công cuộc HĐH còn chặng đường dài phía trước. Những biểu
hiện cụ thể về giảm sút GTSXCN so với một số tỉnh thành khác trong cả nước là
điều đáng quan tâm.
Có nhiều nguyên nhân làm giảm sút GTSXCN: thứ nhất, hạn chế rõ rệt là sự
phát triển theo chiều rộng kéo dài, dựa vào tăng vốn và tăng lao động, giá trị gia
tăng thấp, thu hút nhiều lao động phổ thông nhập cư làm trong các ngành thâm dụng
lao động cao như may mặc, da giày, vali túi xách, gia công lắp ráp; thứ hai, môi
trường đầu tư chậm đổi mới, tính hấp dẫn giảm dần, cách thức tổ chức kêu gọi đầu
tư còn hạn chế, thiếu các nhà đầu tư tài năng khai thác cơ sở hạ tầng, nhiều KCN
không triển khai được vì thiếu nhà đầu tư; thứ ba, về lao động, cần tuyển chọn các
dự án có công nghệ kĩ thuật tiên tiến, không gây ô nhiễm, có quy trình quản lí chất
lượng đạt tiêu chuẩn ISO để tuyển lao động trình độ cao hơn, đồng thời tự nó hạ
thấp tỉ lệ lao động phổ thông.
Hiệu quả KCX- KCN tại TP. HCM:
Khu vực FDI có vốn và quy mô dự án lớn hơn khu vực trong nước: vốn
FDI chiếm 60%, bình quân một dự án đạt 8,332 triệu USD; vốn trong nước chiến
40%, bình quân đạt 3,622 triệu USD/dự án (nhỏ hơn 2,3 lần so với FDI). Điều đó có
liên quan mật thiết đến quy mô và công nghệ của các dự án (dự án FDI trội hơn dự
án trong nước về vốn, nhưng thâm dụng LĐ còn cao). Số dự án đã rút giấy phép
374 (chiếm 23,5% số dự án), nhưng vốn rút nhỏ 0,797 triệu USD/dự án. Phân bố
các KCN chủ yếu ở các huyện (60%); các quận ven, quận mới (40%). Tỉ lệ lấp đầy
65,7% năm 2010 và 67% (quý 1/2011), xây dựng giao thông KCN đạt 88,6%
(240,69 ha/271,58 ha), trồng cây xanh đạt 48,2% (112,38 ha/23307 ha).
Về cơ cấu: đa ngành trong KCN nhưng phân khu chức năng nhóm ngành trong
các KCN chưa phân định rõ ràng, dẫn đến nhiều hạn chế; có chuyển dịch cơ cấu:
giảm ở ngành thâm dụng LĐ, tăng ở các ngành ít thâm dụng (hết quý I/2011) các
ngành có vốn cao: điện tử, hoá chất, cơ khí, thực phẩm, dệt may.
Về trình độ kĩ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lí: Thời kì đầu, công
nghệ của các doanh nghiệp trong KCX, KCN thường là các loại công nghệ thấp,
thâm dụng lao động cao; càng về sau gần đây, độ an toàn của môi trường đầu tư
tăng lên, các nhà đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc
thiết bị hiện đại, tự động hoá, ứng dụng công nghệ cao, để sản xuất các sản phẩm có
độ chính xác cao trong các lĩnh vực điện tử, cáp quang, vi mạch, bán dẫn, pin năng
lượng mặt trời, Năm ngành nghề chiếm tỉ trọng vốn đầu tư cao so với tổng vốn
đầu tư đăng kí trong KCN là: điện tử (25,47%), hoá chất (14,93%), cơ khí
(13,12%), thực phẩm (8,92%) và dệt may (8,84%). Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển
dịch khá rõ nét vào đầu năm 2011, khi có dự án pin năng lượng mặt trời đầu tư hơn
1 tỉ USD vào KCN Đông Nam, làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành đầu tư nói trên;
mặt khác, đây chính là ngành được ưu tiên phát triển (cơ khí, điện - điện tử, hoá
chất: ưu tiên hoá dược – cao su), chế biến tinh lương thực, thực phẩm). (Bảng 2.15).
Bảng 2.15. Dự án, vốn đầu tư theo ngành, lao động tại KCN, KCX ở TP. HCM
(tính đến 31-3-2011)
Ngành Dự
án
Bình quân
vốn đầu tư
mỗi dự án
(USD)
Bình quân
lao động
mỗi dự án
(người)
Bình quân
vốn mỗi lao
động
(USD)
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Tỉ trọng
vốn đầu tư
(%)
Điện tử 77 22094576 464 47556 1701,3 25,47
Hoá chất,
plastic
243 4103915 65 62425 997,3 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_29_2357825492_796_1869361.pdf