MỞ ĐẦU . 1
1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 1
2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN . 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 3
2.2. Nội dung nghiên cứu . 3
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN . 4
3.1. Phạm vi . 4
3.2. Đối tượng . 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
4.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp . 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm . 4
4.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết . 5
4.4. Phương pháp phân tích . 5
4.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu . 5
5. CÁC ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN . 6
5.1. Tính mới của luận án . 6
5.2. Tính thực tiễn của luận án . 6
5.3. Đóng góp khoa học của luận án . 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC NGẦM SỬ
DỤNG CÔNG NGHỆ MÀNG VI SINH CHUYỂN ĐỘNG . 7
1.1. Tổng quan về hiện trạng sử dụng nước ngầm và ô nhiễm amoni vùng Hà Nội 7
1.1.1. Địa chất thủy văn khu vực Hà Nội .7
1.1.2. Nguồn gốc amoni trong nước ngầm .7
1.1.3. Tác hại của amoni trong nước sinh hoạt .8
1.1.4. Hiện trạng sử dụng nước ngầm thành phố Hà Nội .10
1.1.5. Đặc trưng chất lượng nước ngầm và hiện trạng ô nhiễm amoni trong nước
ngầm khu vực Hà Nội .13
1.2. Các phương pháp xử lý amoni . 15
1.2.1. Xử lý amoni bằng chất oxy hoá .15
1.2.2. Xử lý amoni bằng kiềm hoá và làm thoáng .17
1.2.3. Xử lý amoni bằng trao đổi ion .18iv
1.2.4. Xử lý amoni bằng thực vật .18
1.2.5. Quá trình ANAMMOX (Anaerobic Ammonium Oxidation).19
1.2.6. Quá trình SHARON (Single reactor High activity Ammonium Removal Over
Nitrite) . 20
1.2.7. Xử lý amoni bằng phương pháp sinh học truyền thống .20
1.3. Kỹ thuật màng vi sinh . 33
1.3.1. Màng vi sinh .33
1.3.2. Các loại bể sinh học sử dụng kỹ thuật màng vi sinh .37
1.4. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và Quốc tế . 43
1.4.1. Tình hình nghiên cứu tại Viêt Nam .43
1.4.2.Tình hình nghiên cứu trên Thế giới .45
1.4.3. So sánh hiệu quả xử lý của công nghệ MBBR .47
1.5. Kết luận chương 1 . 50
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 51
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . 51
2.2. Quan trắc lấy mẫu và Phương pháp phân tích . 51
2.2.1. Quan trắc lấy mẫu .51
2.2.2. Phương pháp phân tích .52
2.3. Phương pháp phân tích các số liệu động học . 53
2.3.1. Phương pháp theo mẻ .53
2.3.2. Phương pháp liên tục khuấy trộn đều .54
2.3.3. Phương pháp hệ nối tiếp liên tục khuấy trộn đều .55
2.3.4. Xác định các thông số động học .57
2.4. Vật liệu mang vi sinh DHY . 62
2.4.1. Khối lượng riêng thực, khối lượng riêng biểu kiến, độ xốp và thể tích xốp .63
2.4.2. Diện tích bề mặt .64
2.4.3. Nuôi cấy vi sinh lên vật liệu mang .65
2.5. Mô hình trong phòng thí nghiệm . 66
2.5.1. Nguồn nước cấp cho thí nghiệm .66
2.5.2. Sơ đồ thí nghiệm .67
2.5.3. Các yếu tố cần khảo sát .69
2.6. Mô hình pilot MBBR thực tế . 71v
2.6.1. Vị trí lắp đặt Pilot .71
2.6.2. Vận hành pilot và lấy mẫu pilot . 73
2.7. Kết luận chương 2 . 74
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 76
3.1. Vật liệu mang vi sinh . 76
3.2. Mô hình pilot trong phòng thí nghiệm . 79
3.2.1. Tốc độ nitrat hóa .79
3.2.2. Xác định các thông số động học .87
3.2.3. Xác định phương trình tốc độ khử nitrat riêng (U) đồng thời trong hệ bể hiếu
khí .93
3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nitrat hóa và khử nitrat .96
3.3. Mô hình pilot thực tế.108
3.3.1. Tính toán và thiết kế pilot .108
3.3.2. Kết quả vận hành Pilot .113
3.4. Bộ công thức tính toán hệ thiết bị xử lý amoni nước ngầm sử dụng màng vi
sinh chuyển động (MBBR) .118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .122
TÀI LIỆU THAM KHẢO .124
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .129
142 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu, ứng dụng xử lý amoni trong nước ngầm trên hệ thiết bị sử dụng vật liệu mang vi sinh chuyển động - Trịnh Xuân Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo dây chuyền nêu trên hình 1.19b,
etanol là nguồn các bon thích hợp cho công đoạn khử nitrat.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng đã đề xuất được các thông số thiết kế
và vận hành cơ bản nhằm đảm bảo khả năng vận hành ổn định của mô hình với
hiệu suất khử nitơ đáp ứng yêu cầu do Bộ Y tế ban hành. Xử lý nitơ amoni theo sơ
đồ công nghệ khử nitrat - nitrat hoá có dòng tuần hoàn từ 1- 4Q (hình 1.19b) có ưu
điểm là quản lý được lượng cacbon hữu cơ dư từ quá trình khử nitrat, không gây tái
ô nhiễm nước sau xử lý; DO là chỉ tiêu vận hành quan trọng trong quá trình nitrat
hóa và khử nitrat. Để đạt được hiệu quả xử lý nitơ cao, cần duy trì nồng độ DO
Hình 1.19. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý
nước ô nhiễm amoni do tác giả Lều Thọ Bách thực
hiện [13]
44
trong bể nitrat hoá ở mức 3 - 3,5 mg/L. Với công nghệ kết nối 2 quá trình khử nitrat
- nitrat hóa trên bằng dòng tuần hoàn thì cần thiết kế 1 bể hoặc ngăn trung gian
nhằm quản lý và duy trì DO trong bể khử nitrat ở mức thấp.
Đề tài “Nghiên cứu xử lý nitơ amoni trong nước ngầm Hà Nội” [15, 16] do
Nguyễn Văn Khôi, Cao Thế Hà thực hiện, đề tài cấp Thành phố 01C-09/11-2000-2,
được nghiên cứu với qui mô pilot công suất 120 m3/ngđ tại nhà máy nước Pháp
Vân, công trình chủ đạo nhằm xử
lý nitơ amoni là các bể sinh học
có bố trí vật liệu mang vi sinh là
Keramzit kích thước 4-10 mm.
Các kết quả nghiên cứu được
công bố cho thấy với lưu lượng
nhỏ hơn 4 m3/h, hệ đạt năng suất
xử lý 390 gN-NH4+/m3.ngđ, nồng
độ amoni nitơ sau xử lý đạt tiêu
chuẩn Châu Âu là thấp hơn 0,5
mg/L.
Công nghệ xử lý amoni dựa trên kỹ thuật màng vi sinh cố định, quá trình xử
lý được thực hiện theo 2 bước nitrat hóa và khử nitrat trong các bể riêng biệt. Sơ đồ
dây chuyền công nghệ xử lý được trình bày ở hình 1.20.
Mô hình thực hiện với hàm lượng amoni đầu vào là 20,05 mgN/L. Hiệu quả
xử lý nitơ đạt 47%, hàm lượng amoni đầu ra < 0,5 mg/L; nitrat đầu ra là 2,65 mg/L.
Tuy nhiên vận tốc lọc qua bể sinh học nhỏ, dẫn tới khối tích công trình xây
dựng lớn, không phù hợp với quy mô xử lý vừa và lớn. Mặt khác, với vật liệu dạng
này khi màng sinh học phát triển dễ dẫn tới hiện tượng tắc màng, nên thường xuyên
phải rửa lọc. Với dây chuyền công nghệ đề xuất trong nghiên cứu này, cần phải xây
dựng 3 bể xử lý sinh học thực hiện 3 công đoạn xử lý khác nhau nhằm đảm bảo
hiệu quả đầu ra, dẫn đến chi phí xây dựng và vận hành lớn, quản lý phức tạp.
Hình 1.20. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý
nước ngầm ô nhiễm amoni do tác giả Nguyễn
Văn Khôi, Cao Thế Hà thực hiện [15, 16]
45
Đề tài “Nghiên cứu xử lý
nước ngầm nhiễm amoni bằng
phương pháp Nitrification kết hợp
với Denitrification trong bể phản
ứng sinh học theo nguyên tắc màng
vi sinh vật ngập nước với vật liệu
mang là sợi Acrylic” [12] được thực
hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Việt
Anh, Phạm Thúy Nga, Nguyễn Hữu
Thắng, Trần Đức Hạ, Trần Hiếu
Nhuệ và cộng tác viên.
Sợi Acrylic có cấu tạo giống như sợi len, được kết nối với nhau thành từng
chùm, đặt ngập trong nước làm giá thể cho vi sinh vật dính bám.
Khả năng nitrat hóa hoàn toàn nitơ amonivề tiêu chuẩn với HTR = 1 giờ và
đạt tải lượng tối đa là 620 g NH4+-N/m3.ngđ. Hiệu suất khử nitrat cao và ổn định từ
90,1-98,4% cho nồng độ amoni đầu vào là 20 mgN/L với HRT = 2 giờ. Nếu có đủ
cơ chất, giá thể dạng Acrylic cho phép tạo ra sinh khối có độ đặc cao, hiệu quả xử
lý tốt ngay cả khi tải lượng nitơ lớn.
Tuy nhiên, với phương án này cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ về
nồng độ oxi hòa tan, độ pH, độ kiềm và nhiệt độ trong nước; hàm lượng nitrit đầu
ra vẫn ở mức cao, muốn xử lý triệt để cần phải có thêm bước sục khí để tiếp tục
thực hiện quá trình nitrat hóa, do đó tiêu tốn năng lượng; mặt khác giá thể vi sinh là
vật liệu dạng sợi Acrylic hoàn toàn nhập ngoại nên giá thành khá đắt đỏ.
1.4.2.Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Công ty Water & Soil – Phần Lan đề xuất và thiết kế xử lý amoni NMN
Nam Dư. Với việc bổ sung thêm khối công trình nitrat hóa và khối bể lọc đợt 2 vào
sau công đoạn xử lý sắt và trước khối công trình khử trùng. Công nghệ áp dụng
phương pháp MBBR được thiết kế nhằm xử lý nồng độ nitơ amoni đầu vào là
7,4 g/m3 (tính toán thiết kế với nồng độ tối đa là 14,5 g/m3), qua đó toàn bộ nitơ
amoni được chuyển hóa thành nitrat bằng các vi khuẩn nitrat hóa [42, 43]. Các hạt
Hình 1.21. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử
lý amoni sử dụng giá thể dạng sợi Acrylic
[12]
46
nhựa dạng mì ống được sử dụng làm giá thể lưu giữ bùn nhằm duy trì nồng độ bùn
nitrat hóa thích hợp trong bể nitrat hóa chiếm mật độ 4/5 dung tích bể tương đương
khoảng 70-80%. Dây chuyền công nghệ được thiết kế với công suất 30.000 m3/ngđ
đảm bảo khả năng nitrat hóa hoàn toàn với tải lượng tính toán tối đa là
504,6 gNH4+-N/m3 vật liệu.ngđ. Hàm lượng amoni sau xử lý là 1,5 mg/L.
Công nghệ màng vi sinh chuyển động (MBBR) vào cuối những năm 1980 và
đầu năm 1990 ở Na-uy [38, 39]. Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng hơn 400
nhà máy xử lý nước thải trên thế giới đã áp dụng thành công công nghệ này [29].
J.D. Rouse và cộng sự năm 2005 đã đã thiết kế một mô hình về phương pháp
màng vi sinh chuyển động xử lý amoni nước thải có nồng độ lớn khoảng 350
mgN/L bằng vật liệu mang PVA-gel của công ty Kuraray Nhật Bản (Hình 1.22).
Vật liệu mang vi sinh PVA có dạng
hạt hình cầu, đường kính 4mm, diện
tích bề mặt khoảng 2.500-3.000
m2/m3, tỷ lệ 10-30% thể tích bể. Kết
quả cho thấy tốc độ loại bỏ nitơ
amoni là 40 mgN/L.h. Tuy nhiên với
công nghệ này vẫn cần phải xử lý
tách biệt làm 3 giai đoạn hiếu khí,
thiếu khí và hiếu khí tăng cường.
Cần thiết phải bổ sung cơ chất cho
quá trình khử nitrat.
Zafarzadeh và cộng sự năm
2010 đã đánh giá hiệu suất loại bỏ
nitơ trong nước thải với quá trình
nitrat hóa và khử nitrat hóa bằng
công nghệ màng vi sinh chuyển động
(hình 1.23a) [29] sử dụng giá thể vi sinh Kadnes loại K1, có diện tích bề mặt là 500
m2/m3, trọng lượng 152 kg/m3, với tỷ lệ 40-50% dung tích bể.Tỷ lệ tuần hoàn là
300% (3Q).Kết quả cho thấy tốc độ tối đa và trung bình trong bình phản ứng hiếu
khí là 49,9 và 16,6 gNOx-N/kgVSS.ngày, tương tự tốc độ tối đa và trung bình trong
Hình 1.23a. Sơ đồ hệ thống MBBR trong
phòng thí nghiệm được sử dụng trong
nghiên cứu của Zafarzadeh, 2010 [29]
Hình 1.22. Mô hình bể sinh học màng vi
sinh chuyển động sử dụng trong nghiên
cứu của J.D. Rouse, 2005 [28]
47
bình phản ứng khử là 156,8 và 40,1 gNOx-N/KgVSS.ngày. Kết quả cho thấy nó có
thể đạt được một phần quá trình nitrat hóa khá ổn định với 80 - 85%. Trong điều
kiện tối ưu hiệu quả xử lý trung bình của tổng N, amoni và chất hữu cơ hòa tan đạt
được tương ứng 98,23%; 99,75% và 99,4%.
F. Rogalla và M. Badard (1992) đã nghiên cứu khử nitrat bằng bể lọc nổi
[27]. Vật liệu lọc nổi là nhựa polystyrene có cỡ hạt 2 - 5 mm, chiều cao lớp vật liệu
là 2 m. Trong bể lọc cát, nước nguồn không được chứa clo. Mặt khác, do thời gian
phản ứng sinh học phần nhiều rất ngắn, nên để tăng cường hiệu quả xử lý, cần phải
đưa một phần bùn hoạt tính lấy từ nước thổi rửa bể lọc quay trở lại nguồn nước thô.
Các nghiên cứu của F. Rogalla và các cộng sự trong một mô hình pilot tại Pháp cho
thấy cần một thời gian phản ứng sinh học là 15 phút để xử lý nguồn nước chứa 70
mg/L nitrat [17, 18]. Phần nhiều các công trình xử lý nitrat bằng phương pháp sinh
học ở Châu Âu đều sử dụng bể lọc với lớp vật liệu là than hoạt tính dạng hạt [42].
Hệ lọc với lớp đệm tỏ ra hiệu quả hơn nhiều. Nhờ kết cấu hình chóp ngược
đi từ dưới lên, tốc độ nước dâng sẽ giảm dần và thấp nhất ở vùng thu nước hình trụ
phía trên cùng, ở vùng giữa, sinh khối và vật liệu lọc sẽ lơ lửng, các quá trình xử lý
vi sinh xảy ra ở đây. Vùng trên cùng là vùng có tiết diện chảy cao nhất ứng với tốc
độ nước dâng thấp nhất cho phép sinh khối kết bông và rơi trở lại vùng phản ứng.
Bằng kết cấu này người ta có thể nâng tốc độ lọc lên tới 3 -6 m/h, thời gian lưu
nước chỉ có 5 - 10 phút. Hiệu quả xử lý của phương pháp phụ thuộc vào nhiệt độ và
tốc độ lọc và đạt 20 - 100% (Goodal J.B.,1979), một nhà máy ở Anh, một ở Đức
hiện áp dụng kỹ thuật này [46].
1.4.3. So sánh hiệu quả xử lý của công nghệ MBBR
Kỹ thuật xử lý nước ô nhiễm chất hữu cơ và dinh dưỡng thông dụng đang sử
dụng là phương pháp bùn hoạt tính có lịch sử gần 100 năm, tuy có những ưu điểm
(dễ vận hành, đúc rút được nhiều kinh nghiệm) nhưng hiệu quả (tốc độ) của quá
trình thấp do không thể tập trung vi sinh vật với mật độ cao và chỉ thích hợp cho
mức độ xử lý cấp hai (tách loại chất hữu cơ tan).
Phương pháp lọc sinh học sử dụng kỹ thuật màng vi sinh cho phép tăng mật
độ vi sinh trên một đơn vị thể tích với mức độ có thể cao hơn tới mười lần so với
kỹ thuật bùn hoạt tính và vì vậy tăng đáng kể hiệu quả xử lý [4]. Mặt khác, trong
48
màng vi sinh còn diễn ra quá trình tự chọn lọc và tăng cường mật độ của loại vi
sinh có tốc độ phát triển chậm [59,60]. Khó khăn về phương diện vận hành hệ
thống xử lý là hạn chế về quá trình chuyển khối (cung cấp thức ăn cho vi sinh trong
màng có độ dày tới mm) cho vi sinh vật với mật độ cao. Các dạng kỹ thuật phản
ứng tầng lưu thể (fluidized bed), tầng vi sinh chuyển động (Moving Bed Biofilm
Reactor – MBBR ) được nghiên cứu phát triển nhằm thúc đẩy quá trình chuyển
khối trong hệ xử lý, khắc phục những hạn chế của các kỹ thuật sử dụng màng vi
sinh khác như lọc nhỏ giọt. đĩa quay sinh học, lọc ngập tầng tĩnh.
Kỹ thuật tầng chuyển động có hiệu quả thấp hơn tầng lưu thể vì diện tích
chất mang thấp hơn nhưng có lợi thế về mặt vận hành đơn giản, thích hợp với qui
mô xử lý vùa và nhỏ ở Việt Nam. Kỹ thuật vận hành hệ xử lý tầng lưu thể đồi hỏi
trình độ tự động hóa rất cao.
Đặc điểm quan trọng nhất của kỹ thuật MBBR là sử dụng vật liệu mang có
kích thước khá lớn (cm) để tránh khâu lắng, khối lượng riêng thấp (xấp xỉ với
nước) để duy trì chuyển động mà ít tốn năng lượng, có khả năng tập trung cao vi
sinh Nitrifier trong vật liệu mang và trong chừng mực nhất định thực hiện phản ứng
khử nitrat (đòi hỏi điều kiện thiếu khí) ngay trong điều kiện hiếu khí của hệ xử lý .
[38,39].
Nghiên cứu quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat đồng thời trong bể hiếu khí
với kỹ thuật MBBR là đối tượng nghiên cứu của công trình này nhằm mục đích để
thiết kế các hệ thống xử lý nitơ amoni trong nước ngầm hiệu quá cao, tiết kiệm chi
phí xây dựng và vận hành.
Các công nghệ xử lý sử dụng kỹ thuật màng vi sinh chuyển động cho việc xử
lý amoni hiện nay thường được thiết kế theo 2 sơ đồ nguyên lý như hình 1.23b:
Hình 1.23b. Các sơ đồ nguyên lý xử lý amoni
49
Theo sơ đồ nguyên lý số 1, cụm xử lý amoni gồm 3 bể nối tiếp thực hiện 3
công đoạn xử lý: nitrat hóa, khử nitrat (có bổ sung cơ chất) và sục khí để khử COD
dư thừa. Muốn quá trình nitrat hóa xảy ra thì BOD trong nước đầu vào phải nhỏ
hơn 20 mg/l, như vậy khi quá trình khử nitrat diễn ra lại cần phải bổ sung cơ chất
(có thể là đường hoặc rượu CH3OH, C2H5OH, và CH3COOH) cho vi sinh vật theo
tỷ lệ 2,86 gCOD/gNO3- . Chính vì thế việc bổ sung cơ chất cũng cần phải được
giám sát chặt chẽ về mặt định lượng, nếu không sẽ cần có thêm giai đoạn sục khí
để xử lý COD dư thừa, thời gian xử lý sẽ bị kéo dài, số lượng bể phát sinh, cụm xử
lý trở nên cồng kềnh, tăng chi phí đầu tư xây dựng và tiêu tốn năng lượng. Sơ đồ
xử lý này thường được áp dụng với nước đầu vào có hàm lượng amoni thấp hơn 15
mg/l.
Sơ đồ nguyên lý số 2 được sử dụng khi nước đầu vào có hàm lượng amoni
cao, trên 15 mg/l. Ưu điểm của phương án này là tận dụng được cơ chất sinh ra từ
phản ứng nitrat hóa bằng việc tuần hoàn nước sau bể nitrat hóa về trước bể khử
nitrat với lưu lượng bằng 1 đến 4 lần lưu lượng nước đầu vào. Điều này có nghĩa là
không cần phải bổ sung cơ chất từ bên ngoài vào, và nồng độ nước đầu vào được
pha loãng nhiều lần trong khi mật độ vi sinh không hề thay đổi, dẫn đến hiệu quả
xử lý tốt hơn. Tuy nhiên phương án này lại gặp phải vấn đề lớn về năng liệu tiêu
thụ của bơm tuần hoàn, đồng thời khối tích của các công trình xử lý sẽ tăng lên từ 2
đến 5 lần so với phương án 1.
Kỹ thuật màng vi sinh dựa vào sự bám dính của vi sinh vật trên bề mặt chất
mang, cho nên với chất mang có diện tích bề mặt càng lớn thì hiệu quả xử lý càng
cao. Tuy nhiên với các loại vật liệu mang hiện nay trên thị trường lại có diện tích
bề mặt thấp, khoảng 200 – 500 m2/m3, kéo theo mật độ vi sinh thấp, dẫn đến hiệu
quả xử lý kém. Muốn đạt được hiệu quả xử lý cần kéo dài thời gian lưu nước, khối
tích công trình lớn. Với các vật liệu được chế tạo có kích thước nhỏ để tăng diện
tích bề mặt, lại dễ dẫn đến hiện tượng bít tắc, và hay bị trôi ra ngoài theo dòng
nước.
Hiệu quả xử lý khử nitrat đồng thời trong bể hiếu khí thấp (nhỏ hơn 10%),
nên quá trình khử nitrat thường được bố trí thành một bể riêng biệt dưới điều kiện
yếm khí hoàn toàn. Trong khi đó, trên bản thân lớp màng vi sinh được hình thành
cũng đã tồn tại và phân chia thành 3 vùng: hiếu khí, thiếu khí và yếm khí. Thực tế,
50
trên một đối tượng chất mang đã hình thành màng cũng có sự phân chia về vùng
phản ứng. Đây là một khía cạnh quan trọng mà các nghiên cứu trước đây chưa khai
thác được.
Một vấn đề chung cho các đề tài xử lý nước ngầm bị ô nhiễm amoni đã được
thực hiện trước đây, yếu tố về chi phí đầu tư và vận hành luôn làm mất đi tính khả
thi của của các dự án, nên các công trình nghiên cứu vẫn chỉ có giá trị về mặt lý
thuyết, mà không được triển khai trên thực tế.
1.5. Kết luận chương 1
Những vấn đề còn tồn tại trong công nghệ xử lý amoni hiện nay là phải xây
dựng nhiều bể để tách các quá trình xử lý, vật liệu mang sử dụng có tiết diện bề mặt
thấp, tỷ trọng lớn, phải bổ sung cơ chất để khử nitrat hoặc tuần hoàn nước, kiểm
soát nồng độ oxy chặt chẽ, tiêu tốn năng lượng và quản lý vận hành phức tạp.
Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là phải tích hợp được các quá trình xử lý
sinh học trên vật liệu mang vi sinh phù hợp, tích hợp được các bể xử lý dưới dạng
modul thiết bị nhằm giảm tiêu tốn năng lượng và đơn giản trong quá trình quản lý,
vận hành.
51
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu là nước ngầm vùng Hà Nội, tiến hành khảo sát chất
lượng nước ngầm của các nhà máy, trạm xử lý tại khu vực Hà Nội gồm: mẫu nước
thô chưa qua xử lý, mẫu nước đã qua xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý amoni của
các dây chuyền công nghệ xử lý hiện có. Xác định được đặc trưng nước ngầm, các
yếu tố ảnh hưởng và định hướng cho quá trình xây dựng các mô hình thí nghiệm
trong phòng thí nghiệm với lưu lượng thay đổi từ 10-120 l/h.
Với đối tượng nghiên cứu là hệ thiết bị xử lý amoni sử dụng vật liệu mang di
động DHY, tích hợp với bể lọc tự rửa. Thiết bị này được lắp đặt phía sau bể lọc
nhanh hiện có của nhà máy nước Yên Xá (nước sau lọc và chưa được khử trùng
bằng clo hoạt tính). Công suất của pilot hiện trường là 5m3/h. Các quá trình nitrat
hóa và khử nitrat bên trong vật liệu mang trong điều kiện hiếu khí, xác định các
thông số động học, thông số tính toán thông quá hệ thí nghiệm theo mẻ và liên tục
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Triển khai thiết kế và chạy thử pilot hiện trường
để kiểm chứng kết quả và đề xuất bộ thông số tính toán, thiết kế hệ thiết bị xử lý
amoni cho nước ngầm.
Sơ đồ nghiên cứu được thiết kế bao gồm 3 ngăn trong đó ngăn số 1 gọi là
MBBR 1, ngăn số 2 gọi là MBBR 2 là 2 bể hiếu khí với vật liệu mang vi sinh
chuyển động nối tiếp nhau, ngăn số 3 là bể lọc nhanh trọng lực sử dụng vật liệu là
cát thạch anh với cơ cấu tự rửa.
2.2. Quan trắc lấy mẫu và Phương pháp phân tích
2.2.1. Quan trắc lấy mẫu
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu theo TCVN 6663-
1:2011 (ISO 5667-1:2006). Khi khảo sát lựa chọn điểm lấy mẫu cần tính đến các
yếu tố: Điểm lấy mẫu phải đặc trưng mang tính đại diện phù hợp với tiêu chí của
việc đánh giá, khu vực lấy nước ngầm phải đảm bảo vệ sinh, không có nước mặt
tràn vào; Điểm lấy mẫu là các giếng khoan có áp hoặc không áp; Số lượng và vị trí
lấy mẫu phụ thuộc vào từng đợt quan trắc; Mục đích sử dụng của nguồn nước
Vị trí lấy mẫu: Mẫu được lấy ở các nhà máy xử lý nước cấp cho khu vực dân
cư; Lấy mẫu đúp để đánh giá, và lấy giá trị trung bình; Mẫu được lấy theo các thời
52
điểm khác nhau; Các thông số quan trắc: Nhiệt độ, pH, amoni, độ kiềm, nitrat,
nitrit, phốt pho, độ ô xi hóa, ôxi hòa tan.
Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009): Đối
với mẫu nước ngầm lấy tại các trạm bơm đang hoạt động, khi lấy phải sục rửa chai
lấy mẫu bằng chính nước đó 3 lần. Sau đó tùy vào chỉ tiêu để có thể lựa chọn
phương pháp phân tích ngay tại hiện trường hoặc đưa về phòng thí nghiệm để phân
tích. Với mẫu thí nghiệm cần phải đưa về phòng phân tích cần được bảo quản bằng
các loại hóa chất tùy thuộc vào chỉ tiêu cần phân tích
Bảo quản và ổn định mẫu theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003), tần
suất lấy mẫu ít nhất 02 lần/năm, một lần giữa mùa khô và một lần giữa mùa mưa.
2.2.2. Phương pháp phân tích
Amoni
Trong môi trường bazo mạnh NH4+ sẽ chuyển thành NH3. NH3 mới hình
thành và NH3 sẵn có trong mẫu nước tác dụng với thuốc thử Nessler hình thành
phức chất có màu vàng hay nâu tùy thuộc vào hàm lượng NH3. Đo phức màu ở
bước sóng 410 nm. Phép đo quang được thực hiện trên máy DR 2800. Phương
pháp thử theo tiêu chuẩn SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D.
Nitrit
Trong môi trường axit, ion NO2- phản ứng với axitsunfanilic tạo thành hợp
chất điazo và khi kết hợp với α-naphthylamin hình thành thuốc nhuộm azo có màu
hồng, cường độ màu của hợp chất tỉ lệ thuận với hàm lượng NO2-. Phức màu được
đo ở bước sóng 520 nm. Phép đo quang được thực hiện trên máy DR 2800. Phương
pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 6178 - 1996 (ISO 6777-1984).
Nitrat
Ion NO3- tác dụng với axit sunfosalixylic (được hình thành do việc thêm
natri salycilate và axit H2SO4 vào mẫu). Ở môi trường kiềm phức chất có màu ánh
vàng. Đo phức tại bước sóng 410 nm. Phép đo quang được thực hiện trên máy DR
2800. Phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 6178 - 1996 (ISO 7890 -1988).
Độ oxy hóa (Chỉ số pecmanganat)
Việc xác định độ oxy hóa của nước trong môi trường axit hoặc môi trường
kiềm được tiến hành: Cho một lượng dư KMnO4 0,1N vào mẫu đã axit hóa hoặc
kiềm hóa. Đun sôi 10 phút sau đó mẫu phản ứng trong môi trường kiềm được axit
53
hóa bằng H2SO4. Cho chính xác lượng H2C2O4 0,1N (đúng bằng lượng KMnO4 đã
dùng) vào dung dịch. Chuẩn độ H2C2O4 dư bằng KMnO4 0,01N. Phép đo quang
được thực hiện trên máy DR 2800. Phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN
6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E).
Độ kiềm
Mẫu nước được chuẩn độ bằng dung dịch axit tiêu chuẩn đến pH 8,3 và 4,5,
Những điểm cuối này, được xác định bằng mắt hoặc đo thế, là các điểm tương
đương của sự xác định ba thành phần chính: hydro cacbonat, cacbonat và hydroxit.
điểm cuối pH 8,3 là gần kề với nồng độ cacbonat và cacbon dioxit và thể hiện sự
chuẩn độ toàn bộ hydroxit và một nửa cacbonat. Điểm cuối pH 4,5 là gần kề với
điểm tương đương của ion hydro và hydro cacbonat và cho phép xác định độ kiểm
tổng số của mẫu. Phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 6636-1: 2000, ISO 9963-
1: 1994.
Tổng phốt pho
Phốt pho trong nước được axit hóa mẫu về pH < 2, dưới tác dụng của chất
oxi hóa mạnh K2S2O8 và nhiệt độ cao 150oC, Phốt pho chuyển về dạng PO43-, ion
PO43- và dung dịch hỗn hợp axit molipdat và antimony sẽ tạo thành phức chất
antimony photphomolipdat có màu vàng, khử phức chất bằng axit arcobic tạo thành
phức chất molipden màu xanh đạm, đo độ hấp thụ ở bước sóng 880 nm. Phép đo
quang được thực hiện trên máy DR 2800. Phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN
6202:2008 (ISO 6878:2004).
Oxy hòa tan
Nồng độ oxy hòa tan trong nước được xác định bằng phương pháp đo điện
thế trên thiết bị SENSION 156 (HACH, Mỹ). Phương pháp thử theo tiêu chuẩn
TCVN 7325:2004 (ISO 5814:1990).
2.3. Phương pháp phân tích các số liệu động học
Kết quả thu được từ mô hình trong phòng thí nghiệm sau khi được tổng hợp
và xử lý để có giá trị mang tính đại diện cao. Tiến hành xác định các thông số động
học, theo các phương pháp như sau:
2.3.1. Phương pháp theo mẻ
Trong một bình phản ứng có thể tích V, nồng độ ban đầu của một cấu tử là
S, của sản phẩm là a. Khi đó tốc độ (vi) của phản ứng chuyển hóa từ nguyên liệu
54
thành sản phẩm được viết:
i
dS da
v k.f S
dt dt
(2-1)
Trong đó:
k: hằng số tốc độ phản ứng
f(S) là hàm số nồng độ: khi f(S) = 1 là phản ứng bậc không, f(S) = S là phản
ứng bậc 1, f(S) =Sn là phản ứng bậc n.
Tích phân phương trình (2.1) với điều kiện t=0, S=So hoặc t=0 thì a=0 ta
được:
f(S) =1: S= S0 – kt (2-2)
f(S) = S: S= So e-kt (2-3)
Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất theo thời gian phụ thuộc vào bậc của phản
ứng, các phương trình (2-2), (2-3) chỉ mô tả quá trình giảm nồng độ hoặc tăng sản
phẩm về mặt hình thức khi quy cho nó một bậc phản ứng nào đó mà không chú ý
tới cơ chế của một phản ứng.
2.3.2. Phương pháp liên tục khuấy trộn đều
Khi thực hiện thí nghiệm với kỹ thuật dòng liên tục khuấy trộn đều thì tốc độ
dòng vào Q (m3/h) bằng tốc độ dòng ra. Nồng độ các chất đầu vào S0, nồng độ các
chất trong khối phản ứng chính là nồng độ tại dòng ra. Nồng độ cơ chất tại dòng ra
phụ thuộc vào thời gian lưu thủy lực (h) hay lưu lượng dòng vào Q (m3/h). Thay
đổi lưu lượng dòng vào Q (hay thời gian lưu thủy lực) đối với những thí nghiệm có
nồng độ amoni đầu vào S0 như nhau thì nồng độ đầu ra cũng thay đổi, như vậy
chúng ta có thể tính toán được các thông số động học từ số liệu thực nghiệm. Tốc
độ oxy hóa được đánh giá theo hai cách: phương trình động học tổng quát bậc n
(phương trình 2-6) và phương trình động học Monod (phương trình 2-7).
Hằng số tốc độ và bậc phản ứng của hệ phản ứng dòng liên tục có khuấy
trộn được xác định theo phương pháp Levenspiel [57] :
o
o
S S
H
S
(2-4)
o o rS S S .H.Q S Sr .Q
V V
(2-5)
Phương trình động học mô tả một hệ phản ứng trong môi trường đồng thể
(giả đồng thể) có dạng tổng quát:
55
n
rar k.S (2-6)
Trong đó:
S0, Sr: Nồng độ amoni đầu vào và nồng độ amoni đầu ra (mgN/L)
n: Bậc phản ứng.
r: Tốc độ phản ứng theo thể tích (mgN/L.h)
k: Hằng số tốc độ phản ứng
Q: Lưu lượng (l/h)
: Thời gian lưu thủy lực (V/Q), giờ
V: Thể tích (lít)
H: Hiệu suất chuyển hóa (%)
Phương trình Monod thể hiện xu hướng: tốc độ tăng tuyến tính theo nồng độ
trong vùng nồng độ thấp (khi k >> S, tương ứng với phản ứng bậc 1) và tốc độ giá
trị tối đa ở vùng nồng độ nào đó (k << S, ứng với phản ứng bậc 0). Vậy, phương
trình Monod chỉ có khả năng thể hiện bậc phản ứng nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ amoni đầu vào lên tốc độ nitrat hóa còn có thể
được biểu diễn theo phương trình động học Monod, khi đó phương trình Monod
được viết lại dưới dạng như sau [55]:
NH
4
maxNH
4 S NH
4
S
r r .
K S
(2-7)
Từ phương trình 2-7 chuyển thành dạng phụ thuộc tuyến tính giữa
max
1
r
và
4NH
1
S
theo phương trình 2-8:
4
4 4 4
S NH S
max
max max maxNH NH NH
K S K1 1 1
r . .
r r .S r r S
(2-8)
Từ số liệu thực nghiệm thông qua phương trình 2-8 xác định được Chỉ số
bán bão hòa (Ks) và tốc độ sinh trưởng cực đại rmax.
2.3.3. Phương pháp hệ nối tiếp liên tục khuấy trộn đều
Muốn tăng cường hiệu suất xử lý hay phản ứng, có thể sử dụng kỹ thuật
phản ứng nối tiếp nhiều bình phản ứng với nhau. Khi đó đầu ra của bình phản ứng
trước trở thành đầu vào của bình phản ứng sau, nồng độ cơ chất giảm và của sản
56
phẩm tăng ở các bình nối tiếp nhau.
Giả sử, thí nghiệm được tiến hành trên n bình phản ứng với tổng thể tích là
V, thể tích của từng bình là V/n. Nồng độ của cơ chất đầu vào bình 1 là S0 đầu ra là
S1. Phương trình cân bằng chất cho bình số 2 với nồng độ đầu vào là S1 có dạng:
2 1 2
V dS
. Q.S Q.S
n dt
(2-9)
2 2 1
dS n.Q n.Q
.S .S
dt V V
(2-10)
S1 được tính từ phản ứng ở bình thứ nhất, giả sử phản ứng là bậc 1 từ (2-6)
ta có:
n.Q.t n.t
nHV
1 0 0 0S S .e S .e S .e
S0.e
-nH (2-11)
là thời gian lưu thủy lực cho cả hệ (V/Q)
H=t/ là tỉ lệ giữa thời gian phản ứng và thời gian lưu thủy lực của cả hệ,
tương ứng với tỉ lệ thời gian lưu thủy lực tại một bình phản ứng so với thời gian lưu
thủy lực của cả hệ.
Phương trình (2-11) có dạng chuẩn như phương trình (2-10):
nH2 2 0
dS n.Q n.Q
S S .e
dt V V
(2-12)
Giải phương trình (2-12) được hàm phân bố nồng độ tại bình phản ứng
thứ 2:
S2 = S0.n.e
-nH (2-13)
Tương tự có thể tính nồng độ Si tại đầu ra của bình phản ứng thứ i trong cả
dãy n bình phản ứng:
i 1 nH0
i
S
S (n.H) .e
i 1 !
(2-14)
Phương trình (2-14) là dạng đơn giản nhất cho một p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_xu_ly_amoni_trong_nuoc_ngam_tren.pdf