MỞ ĐẦU . .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU.7
1.1. Nguồn gốc, khái niệm Kham dư.7
1.1.1. Nguồn gốc của Kham dư.7
1.1.2. Khái niệm Kham dư.8
1.2. Khái lược quá trình du nhập và phát triển của Kham dư Việt Nam.10
1.2.1. Quá trình du nhập của Kham dư vào Việt Nam .10
1.2.2. Tình hình phát triển của Kham dư ở Việt Nam .11
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu Kham dư ở Trung Quốc.14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu Kham dư ở Việt Nam .15
1.3.3. Những công trình sưu tập và biên dịch từ ngôn ngữ nước ngoài.17
1.3.4. Những công trình dịch thuật, biên soạn, nghiên cứu Kham dư Hán Nôm Việt Nam 22
1.4. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.30
1.5. Định hướng những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo trong luận án.31
Tiểu kết chương 1 .31
Chương 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN KHAM DƯ HÁN NÔM VIỆT NAM
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM .33
2.1. Mô tả văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam tại VNCHN .33
2.2. Đặc điểm văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam.45
2.2.1. Hình thức.45
2.2.2. Niên đại .46
2.2.3. Tác giả.47
2.2.4. Thể loại.51
2.2.5. Văn tự .52
2.3. Những nội dung cơ bản của tác phẩm Kham dư Hán Nôm Việt Nam.53
2.3.1. Nội dung về Âm Dương - Ngũ hành .53
2.3.2. Nội dung về la bàn.56
2.3.3. Nội dung về long mạch.59
2.3.4. Nội dung về huyệt.63
2.3.5. Nội dung về Dương trạch.73
2.3.6. Nội dung về Âm trạch.77
257 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu văn bản kham dư Hán nôm Việt Nam tại viện nghiên cứu Hán Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cháu mình đói rét, cũng là do ở sự trời, thực là
đáng tiếc”64 [210, t.11b)].
Viết về việc đặt mộ cho người thân và cuối quãng đời của ông, sách Nam hải
dị nhân của Phan Kế Bính, chép: “Tả Ao tìm được chỗ táng cho thân mẫu ngoài
bãi biển nhưng khi chuẩn bị táng thì mưa gió, sóng biển ầm ầm nên người anh trai
sợ mất mộ nên không cho táng. Khi Tả Ao ngã bệnh phương xa mới sai học trò
đưa về để táng tại nơi đã chọn. Được nửa đường người học trò lại mất trước. Về
đến quê thì Tả Ao ốm nặng bèn sai người nhà mang đến chỗ ấy. Đường thì xa, liệu
chừng không đưa được đến nơi nên bèn chỉ cái gò bên đường mà nói rằng, chỗ kia
64欺翁術 茹 柴吲 縣真福尋買 同 認特沒穴祖山徐 洪嶺解 爫 龍
朝吏 滝浮石爫明堂千兵萬馬解 羅列 別低羅大地 渃茹 葬特穴尼辰 渃來朝萬代帝王
翁㦖抌墓祖茹翁安葬仍英㛪 行空 翁停沛 徐帝阻 翁 爫 把只據遊歷泣奇 渃 只羅爫福
空固 錢 埃奇如羅穴 廊筆山縣弘化鎮清華發富寅葬卯發穴 縣青廉鎮山南葬沒 發郡公穴
天姥縣慈廉鎮山南發沒 探花沒 黃甲 封大王福神群如穴仁縣嘉平穴安決縣慈廉穴翁墨縣東
岸穴河魯府慈山穴陶舍縣良才穴金祿瑤海縣安朗穴大澤縣超類穴驍騎 縣嘉林云云坦 辰尚書進
士駙馬宮妃坦 辰中場巨富窒 調羅翁葬朱奇翁周遊泣 鎮爫福朱窒 榮花富貴 空 尋特沒
穴葬朱祖先茹 寔羅當惜翁生特 卒奇 難困苦仍翁拱拯代滕 埃資給奇翁生 黎壽
辰翁 欺翁 吲 丐穴 同 翁也底意自 分針 葬仍只 特 塘辰
催 地理渃南些 固埃精平翁只爫福朱 些 空救特 拱羅由 事 寔羅當惜.
99
là ngôi huyết thực (nghĩa là được hưởng người ta cúng tế), bất đắc dĩ táng ngay ở
đấy cũng xong. Nói xong thì mất, bấy giờ mới 65 tuổi. Người nhà bèn đem táng
vào gò ấy, quả nhiên về sau làm Phúc thần của một làng”[19, tr.138]. Xét về nơi
thờ ông, ngoài quê hương ông, còn có thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi,
tỉnh Hưng Yên cũng thờ ông làm Thượng đẳng Phúc thần.
Trải qua quá trình thực tiễn, ông đã đúc kết viết ra nhiều tác phẩm để truyền lại
cho đời sau. Có lẽ Tả Ao là người thành công nhất viết về Kham dư Việt Nam. Qua
khảo sát tại VNCHN, cho thấy còn những bản sau: Địa học trích anh 地學摘英
(A.454/1-3), Địa lý 地 理 (AB.556), Địa lý gia truyền 地理家傳 (VHb.76), Địa lý
quý cơ chân truyền 地理地理貴機真傳(AB.300), Hoàng thị song tiền huyền cơ mật
giáo 黃氏窗前玄機密教(A.2809), Hoàng Chiêm địa lý cảo 黃瞻地理稿 (A.457),
Nghệ An đạo Nghi Xuân huyện Tả Ao xã tiên sinh 乂安道宜春縣左幻社先生地理
(VHb.84/1-2), Nghệ An đạo Nghi Xuân huyện Tả Ao xã tiên sinh địa lý quyết pháp
乂安道宜春縣左幻社先生地理地理訣法(A.1861), Tả Ao chân truyền di thư 左
幼真傳遺書 (VHv.728), Tả Ao chân truyền địa lý 左幼真傳地理 (VHv.1660,
A.1207, VHv.1661, VHv.483, VHv.783), Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân
tàng 左幼先生秘傳家寶珍藏 (A.2221), Tả Ao xã tiên sư thư truyền bí mật các
cục 左幼社先師書傳祕密各局 (VHb.91); Tầm long gia truyền quốc ngữ 尋龍家
傳國語 (AB.440), Thiên Nam địa thế chính pháp 天南地勢正法 (VHv.1900 và
VHv.1042), Thiên Nam địa giám bảo thư địa lý chính tông Tả Ao đính tập 天南地
鑑寶書地理正宗左幼訂輯(A.461).
Để có được số liệu chính xác về tác phẩm của Tả Ao, chúng tôi tiến hành
khảo sát các văn bản tác phẩm, thấy một số văn bản (ký hiệu) có nội dung trùng
lặp nhau như sau:
Tác phẩm Tả Ao chân truyền địa lý 左幼真傳地理 có 5 bản (VHv.1660,
A.1207, VHv.1661, VHv.483, VHv.783), về nội dung cơ bản trùng nhau. Cả 5 bản
đều in 28 kiểu đất (có hình vẽ) và cách tìm huyệt hoàn toàn giống nhau. Bản
VHv.1660 có đóng gộp thêm 1 tác phẩm Địa lý Tả Ao di thư chân truyền chính
pháp (nội dung gồm có các bài: Bản quốc Tả Ao tiên sinh địa lý lập thành ca, Dẫn
100
Phong thủy lai pháp khứ, Gia truyền địa lý bí tàng, Tầm long tróc mạch, Minh
đường chương, Án sơn chương, Long hổ chương, Địa lý tổ sư Tả Ao xã chân
truyền Quốc ngữ ca, Luận tiền hậu tả hữu pháp). Chúng tôi cho rằng, việc đóng
gộp lại này là do người đời sau sưu tầm được và thực hiện việc làm này. Bởi vì, cả
5 bản đều do hiệu Nghĩa Lợi, phố Hàng Ðào, Hà Nội in năm Khải Ðịnh Kỷ Mùi
(1919). Riêng bản Địa lý Tả Ao di thư chân truyền chính pháp do Liễu Văn
Đường in năm Khải Định thứ 3 (1918).
Như vậy, tác phẩm của Tả Ao có thêm 1 tác phẩm là Địa lý Tả Ao di thư chân
truyền chính pháp. Vậy xét về số lượng tác phẩm thì Tả Ao có 16 tác phẩm.
Sau đây xin giới thiệu 28 thế đất quý được chép trong Tả Ao chân truyền địa
lý nhị thập bát đồ 左幻真傳地理二十八圖 như sau:
1) Thái cực chi đồ 太極之圖 (Đồ hình thái cực): Lấy mạch
khi nhập vào trong lòng thì bao lấy huyệt mà tạo nên các kiểu huyệt
như: Mai hoa sát, Song kim sát, Đấu mạch sát, Tán hung sát. Bốn
kiểu huyệt này gọi là Tứ sát vì thế không thể táng mộ được.
2) Mã tử đồ 馬子圖 (Đồ hình con ngựa): Phàm khi mạch
đã nhập vào lòng huyệt, cần chú ý chọn lấy những đoạn nước
chảy tinh vi để định huyệt thì đích thị đúng. Giả như trông mạch
thô kệch, dựng đứng mà nhập vào huyệt thì chớ nên chọn, nếu
không là sát khí thì cũng sinh họa khí.
3) Mộc tướng thủ thành kim tinh lạc thủy 木將守城金星落水 (Tướng đứng
giữ thành tức là núi hình mộc ở ngoài làm thành, núi hình kim
bên trong chìm dưới nước): Mạch chạy thẳng nhập vào huyệt. Vì
thế, nên cần những đoạn thuỷ ngắn nhưng tinh vi đi thẳng đến giúp
mạch nhập huyệt thì ắt sẽ sinh cát. Nhưng nếu mạch mà thẳng, dài,
thô lậu nhập huyệt thì không thể táng được, nếu táng thì sẽ tuyệt tự.
Vì vậy, cần rất ghi nhớ. Cuộc đất quý này bốn mặt đều có thuỷ, tả hữu quanh co
như vòng ngọc, tàng phong, tụ khí. Đấy gọi là Mộc tướng thủ thành (Tướng mộc
giữ thành), có kim tinh rơi vào thuỷ, kiểu đất như vậy rất đẹp. Nhưng tìm đúng
huyệt thật tình rất khó, nhưng khi thấy chỗ phối hợp chân long mạch thì đúng là
đất tốt. Mạch này xuất từ núi tổ tông lại, thong thả đi ngang, uốn khúc rồi chạy
101
thẳng, có thuỷ hộ vệ mênh mông, núi trùng trùng tiếp giáp. Khi sắp dừng lại kết
huyệt thì rất tinh vi, huyền ảo, có minh tinh đứng nhìn. Ấy chính là chân huyệt.
4) Mã tử tranh tiên phụ tử kế khôi nguyên 馬子爭先父子繼魁元(Ngựa
tranh lên trước, cách cha con kế tiếp nhau đỗ đạt): Mạch này có dáng rồng đi
uyển chuyển, xuất phát từ phía tây chạy đến phía đông thì nhập
cục. Có thuỷ quay đầu chạy về phía đằng trước. Rồng ban đầu
chạy qua hổ, hổ lại ôm lấy rồng như một thân. Cho nên có thể gọi
đây là nghinh cục, bởi có tả sa và hữu sa cùng nghinh đón. Chứng
tỏ đó là chân long mạch, chính huyệt. Phía trước, phía tả hữu đều
chầu phục và có quý sa ứng chiếu. Thấy cuộc đất như thế sẽ biết được phú quý ở
đâu, tất nhiên đó là cách tốt.
5) Cát cầm tinh hình đồ 吉禽星形圖 (Đồ hình cát cầm
tinh): Huyệt này có tổ sơn cao chót vót, mạch lớn đi đến từ
phía đông, chạy qua phía tây mà nhập huyệt, quay đầu lại rồi
chầu phục. Đầu tiên tiến đến như bái lạy, sau xuất rồng hổ
trùng trùng rồi kết huyệt Oa ở trong đó. Cứ dõi theo chân
long mạch sẽ gặp chính huyệt. Táng ở đó đời đời khoa danh không dứt. Đây
là một trong những quý cách khó tìm.
6) Ngưu miên chi đồ 牛眠之圖 (Hình đồ thế trâu ngủ): Mạch phát từ
hữu kiên (vai bên phải) rồi đi qua tả kiên (vai bên trái) vòng
lại phải một khoảng ngắn mà nhập huyệt. Tả hữu đều quấn
quýt ôm lấy nhau mà có quần tinh hộ vệ, hai mặt đều có thuỷ
tụ. Đây là cuộc đất tốt. Tuy nhiên, cuộc đất này kết mạch mà
có hổ đang chấn ngay sống huyệt thì không được táng (vì thế
như trâu bị hổ vồ sẽ mất hết khí). Bởi huyệt này khi nhập cục phải dư khí thì
táng mới tốt, giúp cho con cháu đời đời giàu sang.
7) Quý nhân lập mã 貴人立馬 (Cách quý nhân lên ngựa): Mạch phát ở
cung phía tây chạy đến cung phía đông thì nhập huyệt, huyệt này bên trong
nhìn thấy có hai sao Thái dương cùng chiếu, hình giống như hổ tranh mồi.
102
Hai bên tả hữu hồi hoàn từ trong ra ngoài rồi hướng phục
lại vào trong. Có giá bút vút cao, đầm sáng bên ngoài chiếu
vào, muôn sông chầu đến thành nhiều dòng, các núi tụ hội trông
như lập huyệt. Nhưng lúc ấy thì đang chính mạch không thể táng
được.
8) Quỷ sơn vương tự phát mộc nhân hình cải tử hoàn sinh 鬼山王字發木人形
改死還生(Quỷ sơn hình chữ vương sinh mộc nhân, cách cải tử hoàn sinh) (3): Mạch
bắt nguồn từ khởi tổ, từ bên trái mà đến bên phải, rồi lại quay về
phía trái mà nhập cục. Tất cả điều đó đã tạo nên sự thay đổi to
lớn mà sinh quý cục, được cục đó thì long mạch phát nhiều
vượng khí. Khi thấy rồng, hổ hình kim tự khắc hình mộc (kim
khắc mộc) thì rồng (mạch rồng) mới chết. Tuy nhiên khi không
bị khắc, rồng hổ sinh ở nơi kết huyệt tất sẽ phát đại giàu sang. Nhưng nếu như
rồng (mạch rồng) có thay đổi thì tất rồng (mạch rồng) sẽ chết. Chỉ khi được hộ vệ
của tả sa và hữu sa uốn lượn ôm ấp thì sẽ sinh rồng ở thế cục là cải tử hoàn sinh.
Bởi vậy mới có chuyện cái sống đẩy lùi cái chết.
9) Thu nguyệt ấn xuyên đồ 秋月印川圖 (Đồ hình trăng thu
in đáy nước): Long mạch khi mới khởi phát đã uốn lượn, quay lại
một khúc bao lấy bên trong long huyệt. Thuỷ lành kết tụ với núi
xanh ở một chỗ, như có trăng sao chiếu sáng. Khi ấy, thân rồng
sẽ bao lấy hướng. Đất này dành cho phát khoa danh, hiển đạt vô
cùng. Có người lý giải mạch khởi từ sơn nguyên; tuy nhiên, khi
rồng (mạch rồng) mới phát khởi đã có sự biến đổi nhiều như thế sẽ thành rồng
chết. Nhưng cách này mà có hỗ trợ của tả sa và hữu sa uốn lượn bao bọc, lại có
nước trong cuốn khắp, bốn mùa không cạn. Án tiền sáng mà lại tĩnh thì dù rồng có
tử cũng biến thành huyệt hoàn sinh, nếu chọn được nơi ấy mà táng thì sẽ đại phú, đại
quý.
10) Hổ miên 虎眠 (Thế hổ ngủ): Mạch bắt đầu khởi từ bên
phải đi đến bên trái thì nhập cục. Đầu tiên hổ vào trong, sau rồng
lại tiếp tục đi liền, trong ngoài quanh co, uốn lượn, tả hữu khởi
103
phục, trông như bức thành trên có ngọn tinh phong. Sông uốn lượn quấn quýt,
thuỷ xuất hiện thì có núi cao xuất hiện. Đây quả là một cách quý, nếu được huyệt
này, phát phúc rất lâu bền, nên có thể gọi là quý cục. Cổ nhân cũng luận rằng: Bốn
bên vách núi dựng đứng, lưỡng thuỷ hợp vào mà tạo ra cảnh quan. Rồng hổ uốn
lượn, quấn quýt, thuỷ xuất hiện thì vô cùng huyền diệu; hình thế sinh ra kim ở bên
cánh, thế trông giống như mắt hổ, đấy là một quý cách.
11) Hổ nhập đông lâm 虎入東林 (Hổ vào rừng bên đông): Mạch từ bên phải
quay vòng mà nhập huyệt, người ta gọi mạch ấy là: đấu mạch tán
hung nhị sát (tức mạch bị hai sát khí là tán và hung xâm hại). Theo
phép định mạch thì không được phạm phải. Tuy nhiên, thấy mạch
này mà có hữu sa (sa bên phải) bao bọc qua long cung, mạch nhập
vào trong huyệt tinh tế không có gì khắc sát thì cách ấy rất tốt.
Tuy nhiên, cách vi diệu thế này ít được các danh sư truyền lại. Khi khảo sát lúc
mạch đang nhập vào trong huyệt mà vi tế (phân chia nhỏ bé) là đắc cách nên có
thể táng được, tất sẽ sinh phú quý lâu bền. Quý cách kết huyệt như vậy, các danh
sư vẫn gọi là cách Hổ nhập đông lâm (Hổ vào rừng bên đông), được huyệt này thì
nối tiếp nhau giàu có.
12) Long quảy tây hoài cách 龍 西怀格 (Thế rồng cuốn nhập vào bên tây):
Huyệt này đi từ bên trái nhập vào trong lòng huyệt, kiểu đất mà
tiền nhân vẫn gọi là Mai hoa song kim sát, phép xem đất không
được phạm vào cách này. Tuy nhiên, nếu cuộc đất này mà thấy tả
sa (sa bên trái) bao qua hổ cung, sau đó mạch mới nhập vào huyệt
trông tinh vi thì cũng không được vội phạm, phép này rất vi diệu
tạo ra cách tốt. Nhưng đương lúc ấy mà trông thấy cuộc đất chạy như chiếc khăn
thì cách này mới có thể táng mộ được. Nếu táng được vào cuộc đất thế thì đời đời
phú quý, nên mới gọi đó là quý cách. Tục cũ vẫn quen gọi là Long quải tây hoài.
13) Long cung cấm thát 龍宮禁闥 (Thế rồng chầu cung
cấm): Mạch khởi từ long cung, chuyển đến hữu cung, rồi lại đến
phía tả cung mà nhập huyệt. Long cung có triều án là những sa nối
tiếp nhau trùng điệp, Huyền vũ là những ngọn núi cao lớn, phía
104
trước Minh đường có thủy tụ oa huyệt, lại có nhật nguyệt sáng sủa chiếu vào trong
huyệt. Được huyệt này thì con gái cực phú quý. Nên còn gọi là Long bác hoán.
14) Hồi long cố tổ 回龍雇祖 (Long quay đầu về tổ sơn mà
kết huyệt): Kiểu đất này có mạch từ ngàn dặm phân ra chi, cán mà
đến, tả hữu đi thuận hòa, uyển chuyển và ôm lấy huyệt. Sơn thì
hồi đầu, thủy thì chuyển hướng, trong ngoài giao kết. Nên được
gọi là Hồi long cố tổ và được coi là cuộc đất quý. Huyệt trông lại
sáng sủa thì đúng là kiểu đất phú quý kiêm toàn, nên khi thấy mạch nhập cước,
nước nhập long, thì đấy chính là cuộc đất kì lạ này, đẹp hết thảy và rất khó kiếm.
15) Hồi long cố tổ 回龍雇祖 (Long quay đầu về tổ sơn mà
kết huyệt): Hồi Long cố tổ mạch, tự phát từ gốc tổ mà lại, trên thì
phân ra huynh đệ, dưới thì hợp tổ tông, tàng phong tụ khí, mọi
nguồn nước đều trong xanh, phía sau có ngọn núi cao, bên ngoài
được chiếu bởi các tinh, bên trong ẩn tàng bốn cái đẹp, táng được
đúng chân long mạch này thì phát đại phú quý, nên gọi là cái quý của cách Hồi
Long cố tổ; lại đúng chân long mạch thì tất sinh ra đại phú, đại quý.
16) Ngọa tỉnh diện câu hướng nguyệt thủy để 臥井面溝向月
水底 (Thế rồng cuộn trong giếng ngửa mặt nhìn bóng trăng):
Mạch này đi thẳng tắp, khí tượng thô mạnh, bốn bên có núi cao
đứng vây, tả hữu uốn cong như cánh cung, đến phần đoạn đầu,
văn võ cùng hợp. Nữ thì quý hiển, đời xuất anh hùng, trong dài
chọn ngắn thì huyệt tại chính nơi đó.
17) Ngoại cầm nội thú đại tiểu loa tinh 外禽內獸大小螺星 (Thế huyệt ốc
nhồi bao quanh trong ngoài muông thú): Sơn sinh ra từ gò hữu (Bạch hổ), đến bên
trái (Thanh long) nhập vào nơi đất thắt eo thì kết huyệt. Thủy ở
phía sau chảy về trước, trong Minh đường tụ khí, nguyệt chiếu
trước Minh đường; rồng, hổ giao hỗ, tả hữu quấn quýt. Thấy như
thế thì đó chính là chân huyệt, tất nhiên sẽ sinh phú quý. Lại có
người giải thích thêm về cách này như: Rồng quay đầu lại để hổ
105
ôm ấp, tả hữu quấn quýt, trong Minh đường có minh nguyệt, bên ngoài có bút, tất cả
chiếu vào bên trong huyệt. Đất như thế thì phú quý kiêm toàn.
18) Tả đơn đề 左單提 (Sơn uyển chuyển, thế cục bên trái):
Sơn đến uyển chuyển, thế cục chỉ có bên trái, hình hỏa vây bốn
xung quanh, trong ngoài hình kim uốn lượn, chư tinh chiếu vào
bên trong huyệt. Sơn thủy hồi hoàn. Đương cục như thế thì đúng
là được cách phát phúc dài lâu, nếu như đắc địa thì văn thi đậu
khôi nguyên. Lại có người nói rằng: Sơn đến mà sinh huyệt, gò tả hồi hoàn, hữu
kiên tác chứng. Như thế gọi là tả đơn, còn luận là cách Tả tiên cung huyệt.
19) Hữu đơn đề 右單提 (Sơn lại sinh cục, bên hữu ôm
vòng, vai tả làm chứng): Sơn đến uyển chuyển, cục thế chỉ có
bên hữu, bốn bên nhọn mà sáng đẹp, trong ngoài hình kim bao
bọc, chúng tinh chiếu huyệt, gò hữu (Bạch hổ) hồi hoàn, được
như thế là thượng cách, đời đời phát phúc. Nếu như được đất này,
võ có thể nắm binh quyền lớn. Lại có người nói: sơn đến mà sinh cục, gò hữu hồi
hoàn, tả kiên tác chứng, cho nên gọi là đơn đề, còn nói là cách Hữu tiên cung
huyệt. Luận ra có hai sao Quan, Diệu nằm ở phương sinh tử. Trường sinh cung
xuất ra Khôi tinh quan diệu, chủ yếu sinh ra các bậc quan lớn, nửa đời ắt sẽ phát;
Mộc dục cung sinh ra Tài lộc quan diệu, chủ yếu xuất ra các bậc quan lớn; Quan
đới cung xuất ra Tài hoa quan diệu, chủ yếu sinh ra các bậc quý nhân; Lâm quan
cung sinh ra Chính sự quan diệu, chủ yếu làm quan hơn người; Đế vượng cung
sinh ra Thông đạt quan diệu, chủ về làm quan cửu thiên; Suy cung sinh ra Liên đới
quan diệu, chủ yếu là làm quan mà không có lộc; Bệnh cung sinh ra Chinh chiến
quan diệu, chủ yếu làm quan phát lương; Tử cung sinh ra Vô khí quan diệu, chủ
yếu làm quan nhưng không bền; Mộ cung sinh ra Lộc khố quan diệu, chủ yếu sinh
ra các bậc quan thanh liêm.
20) Phú thương tọa thị liệt tứ 富商坐巿列肆(Thế huyệt người lái
buôn ngồi duỗi): Long mạch đi về bên phải, đến cung phía trái nhập
vào đoạn thắt nút thì sinh huyệt, sơn thủy trùng trùng. Bạch hổ đến
trước, tất sẽ sinh ra bậc phú gia. Được chân huyệt này thì phú quý
không dứt. Nên gọi là cách Đại phú. Nếu tả hữu đan nhau như hàm răng, sinh các
106
mỏm đá nhọn đứng riêng rẽ thành quan tinh chính hình, cung tinh này xuất hiện ngay
cửa thành (nơi lập huyệt), thì sẽ thấy có nhiều tảng đá như hình mỏ chim nối tiếp nhau
đắp đống.
21) Thạch thử cao phi tiêu môn giá quý 石鼫高飛霄門駕貴(Thế huyệt to
rộng là huyệt quý): Sơn đến chỗ bản làng, chi cán phân ra mà đi;
hình lớn mà thế cũng lớn, trong sáng, ngoài sáng; rồng lượn hổ ôm
ấp, muôn thủy đều trong xanh, tiêu môn rộng rãi thì quý, đất ấy nổi
danh về thi đỗ cao, sinh nhiều người giàu sang, đời xuất hiện anh
hùng. Đấy có thể được coi là quý cách, so trong 21 đồ hình đã liệt
thì đây cũng là cách tốt. Nếu đúng là chân huyệt mà đặt âm phần, hoặc xây nhà
cửa đều đạt được đại phú đại quý. Nên gọi là Phép đón minh sinh.
22) Trùng âm tử tuyệt 重陰死絕 (Thế huyệt vào sa âm tuyệt
tự): Cách trùng âm, có thể nói là sơn đầu ở phía sau, cứ cao lên một
chút thì thủy lại cao lên, huyệt kết từ ba đốt đến 10 đốt, tất cả cứ
tầng tầng mà đột khởi, không có Long bác hoãn thuận khởi nên gọi
đó là trùng âm. Cách như thế này thì không thể táng được, hoặc ngộ nhỡ táng
nhầm nơi đó, sinh nhiều chuyện tử tuyệt, vì thế khuyên mọi người nên cẩn thận
với nó.
23) Trùng dương tử tuyệt 重陽死絕 (Thế huyệt vào sa dương
tuyệt tự): Cách trùng dương, có thể nói là sơn đầu ở phía sau, cứ cao
lên một chút thì thủy từ trong huyệt nổi lên mà đi ra sau đầu. Vì thế
gọi là Thủy phá đầu mà đi nên gọi là cách Ngưỡng ngõa (ngói
ngửa), từ trong huyệt đến hậu đầu có từ ba đốt đến 10 đốt, tất cả đều thấp mà
không đột khởi, nên gọi đó là cách trùng dương. Ngộ nhỡ táng nhầm nơi này thì
cuối cùng cũng sinh ra bất lợi; thủy khẩu đối chọi và thấp, không sinh kì thạch nên
sẽ bần cùng. Nếu buông thả, uốn lượn thì con gái sẽ bị phá bại, một đời chỉ thấy
có điều hung mà thôi.
24) Đấu mạch sát khí 鬬脈殺氣 (Thế huyệt mạch đấu nhau
sát khí): Mạch xuất phát từ cung Huyền vũ mà xông thẳng đến
trông thô phác, không có đột khởi hay phục Long bác hoán mà
107
nhập huyệt. Cho nên mới gọi là đến thẳng, nhận thẳng; như Long mạch ở hướng
Càn Hợi (phương Tây Bắc) đến giao kết huyệt, lại tọa hướng Tốn Tỵ (phương
Đông Nam) nên gọi là Đấu mạch sát khí, không thể táng ở đó. Cho nên còn gọi là
Mai hoa song kim nhị sát, chú ý không được phạm vào. Do vậy, Long lai (Long
mạch tới), hướng, can, chi tất cả đều có thể phải kị nó.
25) Tuyệt mệnh đồ 絕命圖 (Thế huyệt mệnh tuyệt): Chủ sơn cùng với huyệt
và rồng hổ đều ngang nhau, không phân cao thấp, gián đoạn mà
cùng một hạng. Vị chi rồng hổ cùng chủ sơn đều mạnh như nhau,
không phân cách cục, nên không có phép để phân chia rõ ràng. Mà
ngộ nhỡ gặp nó, táng mộ xuống thì sinh lắm việc tán bại. Cách này
khuyên mọi người chú ý. Trong trung tâm mạch (ở vị trí Mão tức
phương Đông), chạy đến cung Giáp (phương Đông) thì con trai sẽ gặp phong
bệnh, nếu nhập vào cung Tốn (phương Đông Nam) thì con gái cũng có chứng
phong bệnh.
26) Sát mạch đồ 殺脈圖 (Thế huyệt vào mạch sát khí): Long
mạch đến nhập huyệt hoặc bị người làm cho cong vẹo và bị hãm,
hoặc bị nước lớn phá hỏng, long mạch bị đứt ở phía sau, tuy có
huyệt quý Long, nhưng cũng không thể táng được. Ví như táng vào
chỗ đó, nếu có phát cũng không được lâu dài, khuyên mọi người nên cẩn thận.
27) Đê thấp tuyệt huyệt đồ 低濕絕穴圖 (Thế huyệt mạch đi
quá thấp thành mạch chết): Mạch đến thì loạn, huyệt thì ở nơi thấp
kém, như thế không thể táng được, khí lạnh đâm vào áo quan. Táng
vào huyệt như thế này, vong tán bất an, con cháu gặp tật bệnh, đó
là tuyệt địa nên cần xem kĩ. Giả như thế cục hữu tình, mạch lại đi
quá gần huyệt, khí sắc của đất thấy sự sinh sôi hẳn huyệt nằm nơi thấp, huyệt này
không được có bùn lầy. Thấy như thế cần xét mạch đến tận cùng, để đề phòng
tuyệt khí, địa thần (môi đất) nhỏ nhẹ, chắc có sự sinh sôi. Nhưng nếu như thấp
kém mà trông hữu tình, hình thế có vẻ rất đẹp nhưng không có bùn lầy thì cũng có
thể xét huyệt đó mà táng.
108
28) Hoành sát đồ 橫殺圖 (Thế huyệt mạch nằm ngang
phạm vào sát sa): Sơn từ bên phải mà lại, theo bên phải mà
nhập thủ chắc chắn sẽ đi ngang mà nhận khí ngang; nếu có
sơn và có án tiền, có rồng, có hổ, huyệt cư ở chỗ Long kiên
(long mạch ở vai) nên không thể táng. Nếu như miễn cưỡng
táng vào chỗ đó, chắc chắn sẽ đau buồn, nếu lỡ táng rồi, thì sự mất mát sẽ đến
từ đó, tật bệnh, tai họa khó tránh. Vì vậy khuyên mọi người cẩn thận khi xem
xét huyệt này.
Xét về tác phẩm Kham dư hiện còn của Tả Ao có thể thấy, ông đã tiếp thu
những nội dung Kham dư của Chu Văn An về địa đạo luận lý và địa đạo hình thế để
mô tả về 28 thế đất phát quý trong Tả Ao chân truyền tập. Ngoài ra, trong các tác
phẩm Kham dư của Tả Ao, nội dung còn bao quát nhiều vấn đề khác nữa, như: về
huyệt mạch, về Dương trạch (những thế đất phát ở Việt Nam) và những vấn đề về
Âm trạch (những ngôi mộ phát ở Việt Nam), v.v... Về những truyền thuyết cuộc đời
cũng như quá trình hành đạo của Tả Ao còn có nhiều ý kiến khác nhau, những căn cứ
vào tư liệu hiện còn và khuôn khổ của luận án; nên ở đây, chúng tôi chỉ giới hạn ở
một số điểm chính nhằm làm rõ về thân thế và sự nghiệp Kham dư của ông.
3.3. Tác giả Lê Hoàng
Lê Hoàng 黎璜(? - ?), hiệu là Hòa Chính Tử 和正子 và Chuyết Phu 拙夫,
người huyện Kim Bảng (nay là huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Quê ngoại ở xã
Hữu Định, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoa (nay là Thanh Hóa). Ông sống vào
khoảng thế kỷ XVI, từng sang Yên Kinh (Trung Quốc) để học môn Kham dư đưa
về nước. Thường gọi là Hòa Chính.
3.3.1. Hoàn cảnh xuất thân
Xét về hành trạng của Hòa Chính, tư liệu Hán Nôm ghi chép sơ lược như sau:
Trong Trùng đính thiên Nam danh địa, [t.1a], có đoạn viết: Thời vua Trang
Tông hoàng đế niên hiệu Nguyên Hòa, khoảng giữa năm Mạc Đại Chính (1530-
1540) có ông Hoà Chính Tử 和正子 xưng là “Phong thủy chân nhân 風水真人”
tên là Lê Hoàng 黎璜, người ở xã La Tòng, huyện Kim Bảng; quê ngoại ở xã Hữu
Định, huyện Nông Cống đất Thanh Hoa đã trải nghiệm các ngôi mộ cũ có dấu vết
tiên tích, sưu tầm và biên soạn thành một tập.
109
Trong bản Hòa Chính địa lý có đoạn viết: “Kính khải mong thượng đức cao
minh của bề trên soi thấu: Môn Phong thủy và các sách địa lý có lẽ là cái thuật để
diệt lòng Man di. Nhà vua đem dùng chẳng có gì thú vị (e rằng sai lầm). Một sớm
nhân lúc nhàn rỗi, ngài nói với quần thần rằng: Các vị quan đời trước đi sứ Yên
Kinh (Bắc Kinh) đều nói rằng, bên thiên triều có sách do dòng dõi Cao Biền
truyền lại, giữ được bí pháp đúng thực, học vấn của họ nắm đúng chân lý, nhận
được từ quan coi Địa lý (Tư địa quan) của thời xưa, có tác dụng giữ nước an dân.
Và các lớp con hiếu cháu hiền của Tàu đều coi là bậc Tông sư (Tổ sư), chúng thần
ngu muội kiến thức nông cạn. Phỏng đoán cho rằng nếu được những người ấy dạy
cho thì có thể coi là chuẩn. Cho nên ngày tháng 9 năm Canh Thìn, cúi nhận lệnh
quan Tả sử chú Uông Thọ Hầu (quan ghi chép việc làm hàng ngày của vua) dẫn
thần vào Hoàng Các, ngửa đội ơn Thánh chỉ bí mật truyền bảo, và được ban cho
1000 hốt bạc sai đi theo vị quan phụng sứ sang Yên Kinh để học lấy phép Phong
thủy. Từ đó tới nay đã trải 5 năm, đội ơn học được 8 cục chân truyền. Trong lúc
bất chợt đã có biên chép thành sách sắp xếp và đề tựa. Trong sách có nhiều lời tục
ngữ ngạn ngôn, đem về tiến nạp. Mong bề trên không cho là lời quê mùa mà bắt
tội, thì mới dám đưa dâng. Kẻ biên chép học vấn nông cạn là Hòa Chính đã đi
theo quan sứ thần sang Yên Kinh, tới yết kiến người cháu 25 đời của ông Cao Kỵ
(tức Cao Biền) người từng làm chức quan Tư địa của Thiên triều. Vào giờ Mão
buổi sớm ngày mồng 1 tết Hòa Chính đi theo một người phiên dịch (thông sự) tới
yết kiến nơi vị Tư địa thưa rằng: Tôi là một kẻ vụng về dốt nát, nhưng rất thích
học môn Địa lý phong thủy. Đất nước An Nam một dải núi sông dài dặc, lại thiếu
người hiểu biết về phong thủy, muốn học mà không có thày. Cho nên tôi không
ngại đường xa tìm đến đây, dám xin Đại sư truyền dạy cho. Vị Thái quan mới gọi
một người tùng dịch (trợ lý) cho Thái quan, là người biết tiếng An Nam, tới ngồi
bên trái của Thái quan. Thái quan nói gì với người trợ lý Hòa Chính hoàn toàn
không hiểu. Ngồi chờ hồi lâu ước tới một canh giờ, mới thấy vị trợ lý của Thái
quan nói rằng: Tổ tiên của Thái quan đã có lời thề và di huấn cho con cháu rằng:
Phép Phong thủy là phép bí mật, không thể vì tư tình mà truyền thụ, cũng không
thể khinh suất truyền bá bừa bãi. Hẹn rằng phải có 1.000 lạng vàng làm lễ nhập
môn (học phí) thì mới truyền thụ dạy.
110
Ông lại hỏi rằng: Người ở miền nào bên nước Nam. Người phiên dịch (thông
sự) của Hòa Chính trả lời rằng: Ở huyện Sơn Minh, xã Thanh Cương, nay là
huyện Kim Bảng, xã Lưu Xá. Ông trợ lý lại hỏi: Lễ nhập môn rất quan trọng, để
tránh sự truyền dạy qua loa, vậy nhà ngươi có chịu nổi không. Viên thông sự đáp:
Dốc hết gia sản của một nhà mới kham nổi. Ông trợ lý bảo “Ngươi trở về mang lễ
sang”. Trả lời rằng: Đường sá xa xôi, núi sông cách trở, việc đi lại khó khăn,
chúng tôi đã dự kiến nên chuẩn bị mang đủ lễ từ trước rồi”. Ông trợ lý hỏi: Làm
sao biết trước. Trả lời: “Quan sứ thần qua Yên Kinh lần trước đã dò hỏi, cho nên
biết lễ ấy”. Viên thông sự bèn đưa ra nghìn lạng vàng Hòa Chính khấu đầu làm lễ,
xin được thụ giáo. Quan Tư Địa không đưa cho một cuốn sách nào, chỉ cho hai
chiếc la bàn, và dạy về âm dương, ngũ hành và vạch xuống đất để dạy về thế nào
là mạch “long lai”, “long khứ” (rồng đến, rồng đi), và tổ tông khởi phát, chuyển
hướng thuận nghịch, cùng các loại huyệt lớn nhỏ, lành dữ, và những quy tắc vị trí
tiền, hậu, tả, hữu.Lại nói rằng: Lấy giấy bút mà ghi lời ta nói. Ta dùng miệng
truyền dạy cho ngươi 8 cục. Thứ nhất là Hỏa long; thứ 2 là Kim long; thứ 3 là
Th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_van_ban_kham_du_han_nom_viet_nam_tai_vien.pdf