Luận án Nghiên cứu văn bản ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 3

3. Phương pháp nghiên cứu . 3

4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu . 4

5. Đóng góp mới của luận án . 5

6. Cấu trúc của luận án. 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU TÁC

GIẢ TÁC PHẨM .7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu . 7

1.1.1 Tư liệu cổ ghi chép thơ Ngự chế và tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi

pháp tập của Thiệu Trị. 7

1.1.2. Công trình thư mục học, số hoá về thơ văn Ngự chế của Thiệu Trị. 9

1.1.3. Nghiên cứu về tiểu sử, sự nghiệp văn chương của Thiệu Trị . 10

1.1.4 Nghiên cứu về tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. 14

1.2 Tác giả Thiệu Trị . 16

1.2.1 Thân thế cuộc đời và sự nghiệp chính trị. 16

1.2.2 Khái quát sự nghiệp văn chương của Thiệu Trị. 25

1.2.3 Giới thiệu tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. 32

1.3 Định hướng nghiên cứu của đề tài . 33

Tiểu kết chương 1 . 35

CHƯƠNG 2: KHẢO CỨU VĂN BẢN NGỰ CHẾ CỔ KIM THỂ CÁCH THI

PHÁP TẬP . 36

2.1 Tên gọi, niên đại và quá trình biên định tác phẩm. 36

2.2 Phân loại và hiện trạng văn bản . 40

2.2.1 Tư liệu lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội . 40

2.2.2 Tư liệu lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội . 42

2.2.3 Tư liệu mộc bản lưu trữ lại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt. 44

2.3 Khảo dị, xác định và bổ khuyết thiện bản. 46

2.3.1 Khảo dị và xác định thiện bản . 46

2.3.2 Bổ khuyết thiện bản . 50

2.4 Khảo cứu cấu trúc nội dung văn bản tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập. 56

2.4.1. Khảo cứu bài Biểu . 57

2.4.2. Khảo cứu tựa dẫn của các sáng tác . 582.4.3 Khảo cứu nội dung văn bản tác phẩm. 60

Tiểu kết chương 2 . 69

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM

THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP . 70

3.1 Quan niệm về thể cách thi pháp của Thiệu Trị . 70

3.2 Thể cách thi pháp cổ kim. 75

3.2.1 Khái quát thể cách thi pháp cổ kim. 75

3.2.2 Luận giải thể cách thi pháp cổ kim . 80

3.3 Thể cách thi pháp tân sáng. 118

3.3.1 Khái quát thống kê thể cách thi pháp tân sáng . 118

3.3.2 Luận giải thể cách thi pháp tân sáng. 119

3.4 Giá trị thi học của tác phẩm . 129

Tiểu kết chương 3 . 133

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM NGỰ CHẾ CỔ KIM

THỂ CÁCH THI PHÁP TẬP . 134

4.1 Quan niệm về nội dung thơ ca và mối quan hệ của nó với thể cách thi pháp. 134

4.1.1 Quan niệm về nội dung thơ ca thời trung đại Việt Nam. 134

4.1.2 Quan niệm về nội dung thơ ca của Thiệu Trị . 136

4.1.3 Mối quan hệ giữa nội dung thơ ca và thể cách thi pháp . 137

4.2 Nội dung thơ ca trong cương vị một Hoàng đế . 139

4.2.1 Vận dụng tư tưởng Nho giáo trong trị quốc an dân . 139

4.2.2 Chấn hưng văn trị. 145

4.2.3 Thương dân, chăm lo nông nghiệp . 148

4.3 Nội dung văn chương trong tư cách một thi nhân . 151

4.3.1 Tình cảm với vua cha. 152

 

pdf283 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu văn bản ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên các quận huyện được sử dụng: phủ Thừa Thiên (Kinh sư); phủ Hoằng Trị (Vĩnh Long); huyện Quảng Địa (Thanh Hóa); huyện Vĩnh Tuy (Tuyên Quang); châu Lương Chính (Thanh Hóa); huyện An Lạc (Sơn Tây); huyện Hưng Nhơn (Hưng Yên); phủ Thái Bình (Nam Định); phủ Hà Thanh (Hà Tĩnh); huyện Hương Thủy (Thừa Thiên); phủ Sơn Định (Quảng Yên); phủ Lượng Giang (Bắc Ninh); huyện Phúc Thọ (Sơn Tây); phủ Trùng Khánh (Cao Bằng); huyện Phong Đăng (Quảng Bình); huyện Thụy Anh (Nam Định). Tuy nhiên, tên quận huyện chỉ là vấn đề từ ngữ, còn khi dịch nghĩa thơ thì cần phải dịch thoát mà không giữ nguyên tên. Thể Thụ danh 樹名體: Thụ danh là thể dùng tên các loài cây để làm thơ. Bài thơ Thụ tiêu lịch tuế vinh được Thiệu Trị phỏng tác theo bài thơ Thụ danh thể của Lương Nguyên đế. Bài thơ gồm 8 câu thơ ngũ ngôn, trong mỗi câu chứa một loài cây và ý câu thơ là chỉ về những điểm nổi bật của loài cây ấy: cây đào; cây hạnh; cây hòe; cây việt; cây du; cây Ngô đồng; cây bách; cây tùng. Thể Điểu danh 鳥名體: Điểu danh là thể dùng tên các loài chim để làm thơ. Bài thơ Cầm phi lai vãng toại của Thiệu Trị phỏng tác theo bài Điểu danh thể của Lương Nguyên đế, gồm 8 câu thơ ngũ ngôn. Các câu thơ với tên một loài chim hoặc động từ liên hệ đến loài chim: chim anh vũ; chim phượng hoàng; chim ê (con cò); chim hồng nhạn; chim trạch tước (chim sẻ); chim yến; đề (kêu, hót); canh (suốt đêm). Kiến trừ thể 建 除體: Kiến trừ thuộc tạp thể thi, là cách gọi giản lược của Thập nhị sinh thần thi22. Thi nhân Bào Chiếu thời Tống có bài Kiến trừ thi23 được xem là bài đầu tiên, gồm 12 liên 24 câu, chữ đầu của câu đầu mỗi liên đặt các chữ Kiến, Trừ, Mãn, Bình, 22 Thập nhị sinh thần gồm: Dần vi kiến, Mão vi trừ, Thìn vi mãn, Tỵ vi bình - chủ sanh; Ngọ vi định, Mùi vi chấp, chủ hãm; Thân vi phá, chủ hành; Dậu vi nguy, chủ chước; Tuất vi thành, chủ thiếu đức; Hợi vi thâu, chủ đại đức; Tí vi khai, chủ thái tuế; Sửu vi bế, chủ thái dương. 23 Bài Kiến trừ thi của Bào Chiếu: 建除詩, 宋, 鮑照: 建旗出燉煌,西討屬國羌。除去徒與騎,戰車 羅萬箱。滿山又填谷,投鞍合營牆。平原亘千里,旗鼓轉相望。定舍后未休,候騎敕前裝。執戈無暫頓,彎弧 不解張。破滅西零國,生虜郅支王。危亂悉平盪,萬里置關梁。成軍入玉門,士女獻壺漿。 收功在一時,歷 世荷餘光。開壤襲朱紱,左右佩金章。閉帷草太玄,茲事殆愚狂。 95 Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế, với ý nghĩa của chữ được hòa vào ý nghĩa của câu. Vì hai chữ đầu của 12 sanh thần là Kiến và Trừ nên người đời sau gọi hình thức thơ này là Kiến trừ thể. Kiến trừ là một thú vui chơi chữ của thi nhân ngày xưa. Trong tác phẩm, Thiệu Trị sử dụng thể Kiến trừ để sáng tác bài An biên安邊 (vốn phỏng tác bài Kiến trừ thể của Lương Tuyên Đế), sử dụng đúng quy tắc của thể Kiến trừ, bài thơ gồm 24 câu, chia làm 12 liên, ứng với chữ đứng đầu mỗi liên thứ tự lần lượt là Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế. Bài thơ mang ý nghĩa bình định, dẹp yên chốn biên ải của quốc gia Đại Nam. Thể Tàng tự hồi văn 藏字迴文體 và Tần Quán cách 秦觀格: Tần Quán là một tác gia thời Tống, ông nổi tiếng về thể Từ, tên tuổi ông gắn liền với một Từ phái gọi là Uyển ước phái 婉約派, với tính chủ đạo về tình cảm nam nữ, có phần ướt át, bi thương, ưu sầu, dùng từ khéo léo, âm luật đẹp. Hai thể Tàng tự hồi văn và Tần Quán cách vốn chỉ là một. Trong tác phẩm, Thiệu Trị đã phỏng theo thể này để sáng tác hai bài khác nhau, nhưng mỗi bài ông lại chú thích khác biệt: Thứ nhất, với bài Nguyệt, hình thức cấu trúc bài thơ chỉ gồm 14 chữ Hán được khắc trên 1 dòng, với phần cước chú “Hý dụng Tần Quán cách, độc thành thất ngôn tuyệt 戲用秦觀格, 讀成七言絕”/ dùng Tần Quán cách, đọc thành thất ngôn tứ tuyệt. Thứ hai, bài Tịch giao mục địch, cũng với hình thức như trên thì ông chú thích “Phỏng Tống, Tần Quán, Tàng tự hồi văn thể”. Cả hai bài đều chép phụ lục nguyên thể bài Tương tư của Tần Quán. Bài Nguyệt: 一輪明。 月照寰瀛。 景色清。 閒雲靜夜。 (1) (2) (3) (4) Bài Tịch giao mục địch: 飯牛歸。 野正斜暉。 幾曲吹。 殘雲夢竹。 (1) (2) (3) (4) Giải mã bài thơ: Toàn bài chỉ 14 chữ, đọc thành thất ngôn tuyệt là 28 chữ. Căn cứ các chấm khuyên phân chia bài thơ thành 4 đoạn như trên, dùng cách kết hợp từng cặp theo thứ tự lặp lại một đoạn chữ trước đó tức là tàng tự; và hồi văn ở điểm đoạn (4) sẽ quay về kết hợp với đoạn (1), với sơ đồ cho 4 câu thơ như sau: 96 1 - 2; 2 - 3; 3 - 4; 4 -1. Như vậy, ta sẽ đọc được thành một bài thơ thất ngôn tuyệt với trường hợp bài Nguyệt 月: 一輪明月照寰瀛 Nhất luân minh nguyệt chiếu hoàn doanh 月照寰瀛景色清 Nguyệt chiếu hoàn doanh cảnh sắc thanh 景色清閒雲靜夜 Cảnh sắc thanh nhàn vân tĩnh dạ 閒雲靜夜一輪明. Nhàn vân tĩnh dạ nhất luân minh. Lục phủ thể 六府體: Lục phủ là thể thơ chứa 6 yếu tố mà người xưa gọi là Lục phủ gồm: Thủy 水, Hỏa 火, Kim 金, Mộc 木, Thổ 土, Cốc 榖. Sáu yếu tố này theo quan niệm của người xưa là những thứ của cải do trời đất sinh ra, là thứ vốn có trong tự nhiên nên gọi là Lục phủ24. Về hình thức cấu trúc thể thơ: Toàn bài là một bài thơ ngũ ngôn gồm 6 liên, 12 câu, Lục phủ theo thứ tự là: Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ, Cốc, lần lượt đặt vào đầu mỗi câu lẻ, câu chẵn thì áp vận, dùng độc vận đến cuối bài. Câu đầu tiên có thể lạc vận. Bài Lục phủ thi sớm nhất hiện còn là của Thẩm Quýnh thời Trần - Nam Bắc triều25. Thiệu Trị sử dụng thể Lục phủ để sáng tác bài Sương nhu cẩm điệp tiêu 霜濡錦堞蕉, bảo đảm đúng quy tắc gồm 12 câu thơ ngũ ngôn, chia làm 6 liên và thứ tự Lục phủ được sắp xếp thay đổi là: Kim, Thủy, Thổ, Mộc, Hỏa, Cốc; sự sai khác về thứ tự Lục phủ là do quan niệm thay đổi về thuận tự của thuyết Ngũ hành qua các thời kỳ. Bài thơ được gieo độc vận Hạ bình nhị Tiêu 下平二萧 thể hiện chữ cuối các câu 2, tiêu 蕉; câu 4, diêu 揺; câu 6, tiêu 宵; câu 8, phiêu 飄; câu 10, điêu 凋; câu 12, kiều 嬌. Các sắc thể 各色體: Các sắc là thể thơ dùng nhiều tính từ chỉ màu sắc để sáng tác thơ. Thể thơ này được Thiệu Trị cải biên từ bài thơ theo thể Tứ sắc, vốn gốc chỉ gồm bốn màu của Tề Vương Sinh. Trong khi bài gốc chỉ gồm 2 liên ngắn, tức là 4 câu ngũ ngôn, Thiệu Trị đã gia thêm nhiều màu sắc khác và cải thành bài thất ngôn luật. Theo ông, 24《左传·文公七年》:“夏书曰:六府三事谓之九功。水、火、金、木、土、谷谓之六府,正德、利用、 厚生谓之三事。”杜预注:“六者,天之所生,如府藏然。所以谓之六府。”[125]/ Sách Tả truyện, Thiên Văn công thất niên, chép rằng: Hạ thư nói: “Lục phủ và Tam sự gọi chung là Cửu công. Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ, Cốc gọi là Lục phủ; Chánh đức, Lợi dụng, Hậu sinh gọi là Tam sự”. Đỗ Dư giải thích như sau: “Sở dĩ gọi là Lục phủ vì đó là 6 thứ do trời sinh, là những thứ vốn có trong tự nhiên. 25 六府詩,沈炯:水廣南山暗,杖策出蓬門.火炬村前發,林煙樹下昏.金花散黃蕊,蕙草雜芳蓀. 木蘭露漸落,山芝風屢翻. 土高行已冒,抱瓮憶中園. 榖城定若近,當終黃石言。 97 chính vì căn cứ vào việc bài thơ dùng nhiều màu sắc để sáng tác nên gọi tên là Các sắc thể. Bài thơ Tiều kha thủy thạch nhàn 樵柯水石閒, được Thiệu Trị sử dụng 8 màu sắc, hoàng 黄 (màu vàng); hồng 紅 (màu đỏ); thương 蒼 (màu xanh lá cây); bích 碧 (màu xanh ngọc); bạch 白 (màu trắng); hắc 黑 (màu đen); lam 藍 (màu lam); lục 綠 (màu xanh lục) tương đương với 8 câu thơ thất luật. Mê tự thể 謎字體: Mê tự là một loại tạp thi giải đố chữ, còn gọi là Sấu ngữ thi, Ẩn ngữ thi. Đây là hình thức đem đáp án giấu trong câu chữ, chủ yếu phân giải tự hình mà thành. Các câu thơ thường dùng phương thức ly hợp, đa phần miêu tả hình ảnh tương thích, có lúc giải thích chữ nghĩa. Toàn bài chỉ có một đáp án hoặc mỗi câu thơ có một đáp án riêng, toàn bài tạo thành một ẩn ngữ. Đây là một dạng chơi chữ, thách đố câu chữ của người xưa, đòi hỏi người đọc phải có trí tưởng tượng và liên hệ nhanh nhạy, phong phú mới mong giải được mật ngữ ẩn chữ trong bài thơ. Thiệu Trị phỏng theo bài Mê tự của Bào Chiếu thời Tống để sáng tác bài Mê ngữ 謎語, hiện chúng tôi chỉ trình bày khái niệm của thể này mà chưa thể giải mã được mật ngữ trong bài Mê ngữ của Thiệu Trị. Chiết tự thể 折字體: Chiết tự thể hay Chiết tự tàng đầu thể, là một thể thơ chơi chữ theo hình thức cắt chữ. Trong đó, chữ cuối của câu trên cắt ra một bộ phận để làm thành chữ đầu của câu dưới, tức có nghĩa chữ đầu của các câu đã được ẩn giấu nên gọi là tàng đầu thi. Về hình thức của bài thơ thất ngôn bát cú được làm theo thể chiết tự tàng đầu: Vốn số chữ đầy đủ một bài thất ngôn bát cú sẽ có 56 chữ, nhưng khi sáng tác theo thể này thì chỉ viết thành 48 chữ, vậy sẽ thiếu 8 chữ tương ứng với chữ đầu 8 câu; 8 chữ này sẽ được ẩn tàng trong câu, buộc người đọc phải tìm cách giải mã. Tương tự với thể thất ngôn tuyệt thì chỉ viết 24 và cần giải mã tìm thêm 4 chữ. Cách giải mã, ở mỗi chữ thứ 7 trong câu (thứ tự tính trong lúc bài thơ vẫn 48 chữ), thì cắt tách ra một bộ chữ để làm cho chữ đầu câu dưới; cứ theo tuần tự như vậy cho đến câu cuối cùng. Ví dụ giải mã bài Vân thủy đình, được Thiệu Trị sáng tác phỏng theo một bài thơ chiết tự của Bạch Lạc Thiên: Ban đầu, bài thơ gồm 48 98 chữ, căn cứ vào quy tắc để xác định 8 chữ “tàng đầu” (chữ bôi đen) và chữ được “chiết tự” (chữ gạch chân): minh 盟: chọn chữ minh 明; thanh 清: chọn chữ thanh 青; sinh 生: chọn chữ thổ 土; mỹ 美: chọn chữ đại 大; trình 呈: chọn chữ vương 王; cảnh 景: chọn chữ kinh 京; tình 情: chọn chữ thanh 青; úc 勗: chọn chữ trợ 助. Giải mã được thành bài thơ như sau: 明約如何勝致清 Minh ước như hà thắng chí thanh 青光雲態萬般生 Thanh quang vân thái vạn bàn sinh 土泓色相輪囷美 Thổ hoằng sắc tướng luân khuân mỹ 大塊文章宕漾呈 Đại khối văn chương đãng dạng trình 王氏竒才難畫景 Vương thị kì tài nan họa cảnh 京家巧思莫描情 Kinh gia xảo tứ mạc miêu tình 青天有意催相勗 Thanh thiên hữu ý thôi tương úc 助興湖亭月照盟. Trợ hứng hồ đình nguyệt chiếu minh. Ly hợp thể, Dược danh Ly hợp thể và Dược phương Ly hợp thể. Ly hợp 離合 là một loại thi thể đặc thù của người xưa, là một cách mà thi nhân chơi chữ. Ly 離 chính là phân ly, thí dụ như “minh 明” có thể phân thành “nhật 日” và “nguyệt 月”; Hợp 合 chính là tổ hợp, thí dụ “kim 金” và “đồng 童” có thể tạo thành “chung鐘”. Kiểu thức Ly hợp này là xét trên phương diện phân hợp “tự 字”, nhằm kết quả giải mã được số chữ ẩn giấu trong câu thơ. Khổng Dung thời Ngụy Tấn với tác phẩm Ly hợp quận tính danh tự thi được xem là bài thơ Ly hợp sớm nhất. - Dược danh Ly hợp thể 藥名離合體: Dược danh là tên các vị thuốc Đông y, dùng cách thức ly hợp để tạo ra tên vị thuốc được thể hiện trong các câu thơ. Hình thức của thể thơ này chính là kết hợp chữ cuối câu trên với chữ đầu câu dưới để tạo thành tên thuốc. Ly trong trường hợp này được hiểu là hai chữ khi được tách ra vốn nằm ở hai câu khác biệt; hợp chính là khi chúng được ghép lại với nhau sẽ thành tên vị thuốc. Tương tự Dược phương Ly hợp thể 藥方離合體 cũng chính là dùng ly hợp để tạo ra tên các phương thuốc. Giải mã bài thơ Bình kiều nhàn bộ của Thiệu Trị sáng tác theo thể Dược danh Ly hợp, vốn phỏng bài Đáp Bà Dương khách của Trương Tịch thời Đường: 砂岸金樑通禁地 Sa ngạn kim lương thông cấm địa 99 黄楊拂檻護閒人 Hoàng dương phất hạm hộ nhàn nhân 參差花木迎鞋景 Sâm sai hoa mộc nghênh hài cảnh 天水澄涵妙入神. Thiên thủy trừng hám diệu nhập thần. Căn cứ theo chú thích của Thiệu Trị, các chữ “dược danh” khi đọc theo quy tắc câu sẽ được phân ra nhưng tùy vào ý nghĩa mà nối tiếp để hợp thành tên thuốc, cho nên gọi là Ly hợp thể. Quy tắc các câu trên dưới hợp đọc được Dược danh và Ly hợp liên hoàn như sau: Thần sa 神砂; Địa hoàng 地黄; Nhân sâm 人參; Cảnh thiên 景天. Sự liên hoàn thể hiện ở điểm, chữ cuối câu 4 kết hợp với chữ đầu câu 1 thành Thần sa 神砂 nên gọi là Liên hoàn ly hợp, là sự khác biệt so với nguyên thể. Cú cú dụng tự thể 句句用字體: Cú cú dụng tự là thể thơ mà các câu trong bài đều có sử dụng “một chữ chủ đề”, số câu và gieo vận tùy ý, cho nên gọi là cú cú dụng tự. Giải mã bài Trì đường ngoạn nguyệt 池塘玩月 của Thiệu Trị, vốn phỏng tác bài Xuân nhật của Lương Nguyên đế. Bài thơ với chữ chủ đề là chữ “nguyệt 月”, xuyên suốt bài thơ gồm 18 câu ngũ ngôn với mỗi câu đều có xuất hiện 1 đến 2 chữ nguyệt, khiến cho nội dung bài thơ như là một ánh trăng tỏa chiếu rộng khắp: 月逢月夕好 Nguyệt phùng nguyệt tịch hảo 月正月輪明 Nguyệt chính nguyệt luân minh. 月照家家朗 Nguyệt chiếu gia gia lãng 月光色色清 Nguyệt quang sắc sắc thanh. 色色月天閒 Sắc sắc nguyệt thiên nhàn 家家月景雅 Gia gia nguyệt cảnh nhã. 月妙月豈秋 Nguyệt diệu nguyệt khởi thu 月凉月長夏. Nguyệt lương nguyệt trường hạ. (...) Tạp số thể 雜數體: Tạp số là thể thơ dùng thứ tự các số đếm từ nhất cho đến thập hoặc đến ức triệu để sáng tác thơ. Hình thức cấu trúc là các số đếm đứng đầu câu, số lượng trong câu tùy thuộc vào số đếm và gieo vần tự do. Trong các sáng tác của Thiệu Trị, thông thường gồm 16 câu tương ứng với các số từ: nhất 一; nhị 二; tam 三; tứ 四; ngũ 五; lục 六; thất 七; bát 八; cửu 九; thập 十; bách 百; thiên 千; vạn 萬; ức 億; 100 triệu 兆 và hằng hà 恒河26 hoặc một câu kết. Ví dụ bài thơ Ký vũ tình diệc giai27 của Thiệu Trị, phỏng tác theo bài Tạp số thể của Bào Minh Viễn thời Tống. Trong nguyên thể chỉ từ nhất đến thập, Thiệu Trị đã cải dụng thành thất ngôn và gia tăng tổng số đến số triệu: Nhất nhân bào dữ duy dân vật/ Nhị tự ưu cần thuận vũ dương/ Tam phục dĩ quá tiêu khốc thử/ Tứ thời tiệm kiến nhạ tân lương/ Ngũ canh tạc đắc triêm cao nhuận/ Lục hợp kim khai ái thự quang/ Thất nguyệt bân phong tồn niệm lự/ Bát hoành đoái trạch ủy chiêm vọng/ Cửu cù tễ liễu hồn sinh sắc/ Thập mẫu thu hạ thượng bá phương/ Bách hủy Nam cương sương bất phạ/ Thiên thăng Bắc lý mạch hoàn nhương/ Vạn gia khả bốc phong niên lạc/ Ức tải thâm kỳ thứ sự khang/ Triệu tính hương thôn hân án đổ/ Kinh đô cung khuyết tập trinh tường. Song vận thể 雙韻體: Song vận là trong một bài thơ có hai vần, được dùng song hành. Trong đó, câu lẻ thường kết thúc bằng thanh trắc nên bắt buộc phải dùng vần thuộc thanh trắc (thượng, khứ, nhập); câu chẵn thường kết thúc bằng thanh bằng nên bắt buộc phải dùng vần thuộc thanh bằng (thượng bình, hạ bình). Có hai loại Song vận: Thứ nhất, Gián vận thi 間韻詩: còn gọi là Bằng trắc lưỡng vận thi, Bằng trắc thông vận thi, tức là chỉ bài thơ gián cách gieo hai vần, câu lẻ gieo vần trắc, câu chẵn gieo vần bằng, vận mẫu tương đồng; thứ hai, Giao tỏa vận thi 交鎖韻詩: còn gọi là Giao vận thể, cũng gieo hai vần bằng trắc nhưng dị vận, đây là thể thức thường gặp. Giải mã bài thơ Hiểu sắc kỳ phong 曉色竒峯 của Thiệu Trị, vốn phỏng theo bài thơ Song vận thể của Chương Kiệt thời Đường. 凌晨傑閣憑欄望, [仄] (去聲二十三漾) 撥霧岑峰對檻看. [平] (上平十四寒) 青黛澄凝粧遠嶂, [仄] (去聲二十三漾) 翠微點染綴層巒. [平] (上平十四寒) 蛾眉隱約多佳狀, [仄] (去聲二十三漾) 鳳髻參差太雅觀. [平] (上平十四寒) 百二山河嚴保障, [仄] (去聲二十三漾) 億千歲月矗巑岏. [平] (上平十四寒) 26 Thuật ngữ Phật giáo “Hằng hà sa số”, Đức Phật thường dùng trong Kinh điển để chỉ số lượng nhiều như cát Sông Hằng tại Ấn Độ. 27 一人胞與惟民物, 二字憂勤順雨暘. 三伏已過消酷暑, 四時漸見迓新涼. 五更昨得霑膏潤, 六合 今開靄曙光. 七月豳風存念慮, 八紘兌澤慰瞻望. 九衢霽柳渾生色, 十畝秋荷尚播芳. 百卉南疆霜 不怕, 千塍北里麥還穰. 萬家可卜豐年樂, 億載深期庶事康. 兆姓鄉村欣案堵, 京都宮闕集禎祥. 101 Bài thơ này, Thiệu Trị dùng kiểu thức Song vận - Giao tỏa vận thi với bằng trắc hai vần khác nhau. Các câu lẽ 1 (vọng 望) - 3 (chướng 嶂) - 5 (trạng 狀) - 7 (chướng 障) gieo vần trắc thuộc Khứ thanh nhị thập tam Dạng 去聲二十三漾; các câu chẵn 2 (khan 看) - 4 (loan巒) - 6 (quan 觀) - 8 (hoàn 岏) gieo vần bằng thuộc Thượng bình thập tứ Hàn 上平十四寒. Tính thị thể 姓氏體: Tính thị là thể thơ dùng họ người để sáng tác. Về thể thơ này, có nhiều hình thức khác nhau: có khi lựa chọn các họ, giữ nguyên tự dạng và ghép chúng thành một bài thơ, loại này phổ thông và đơn giản nhất; có khi là sử dụng cách chiết tự hoặc ly hợp các “tính thị”, rồi sắp đặt ẩn giấu vào trong câu thơ để người đọc giải mã. Sau đây, giải mã bài thơ Nhân tính 人姓 của Thiệu Trị: 軒轅肇始分苗裔 Hiên Viên Triệu Thủy Phân Miêu Duệ 族黨由斯世代隆 Tộc Đảng Do Tư Thế Đại Long (一東) 日月星雲天象合 Nhật Nguyệt Tinh Vân Thiên Tượng Hợp 山川河海地輿同 Sơn Xuyên Hà Hải Địa Dư Đồng (一東) 單雙人氏都隨系 Đơn Song Nhân Thị Đô Tùy Hệ 三四元清最異風 Tam Tứ Nguyên Thanh Tối Dị Phong (一東) 水火二邦今賜姓 Thủy Hỏa Nhị Bang Kim Tứ Tính 大南户口愈繁豐. Đại Nam Hộ Khẩu Dũ Phồn Phong. (一東) Thiệu Trị sáng tác bài thơ Nhân tính với hình thức dùng nguyên “tính thị” với ý nghĩa được hòa lẫn vào ý thơ. Đây là một bài thất ngôn luật, gieo độc vận Thượng bình nhất Đông 上平一東/ Long 隆; Đồng 同; Phong 風; Phong 豐. Toàn bài có 56 chữ tương đương 56 họ, dưới mỗi họ đều có chú thích thời đại và tên họ nhân vật tiêu biểu. Ví dụ, Hiên 軒 cước chú là Hán nhân Hiên Hòa 漢人軒和/ họ Hiên, người tên Hiên Hòa, thời Hán. Bài thơ được chú thích là Khâm tuân thánh chế Tính thị thể 欽遵聖製姓氏體/ Nhà vua kính cẩn noi theo [tiên vương], thánh chế bài thơ theo thể Tính thị. Bài thơ này, với ý nghĩa vua Thiệu Trị lựa chọn các họ để ban cho hai nước chư hầu của Đại Nam là Thủy Xá và Hỏa Xá, làm cho hộ khẩu nước Đại Nam được đông đúc, hưng thịnh. Qua đó, thấy rõ được chủ ý của vua Thiệu Trị khi lựa chọn kiểu thức dùng nguyên “Tính thị” để làm thơ mà không dùng ly hợp hay chiết tự. 102 Thể Từ 辭: Từ còn gọi là Sở từ 楚辭, là một thể loại văn học kết hợp giữa tản văn và thơ ca, bắt đầu xuất hiện ở nước Sở thời Chiến Quốc nên gọi là Sở từ. Thể loại Từ 辭 này khác với thể Từ khúc 詞曲 có giai điệu nhạc, đậm chất dân gian. Vào thời Hán, từ được kết hợp với phú nên gọi là từ phú. Tuy nhiên giữa từ và phú có sự khác biệt, từ trọng về ngôn tình, hình tượng phong phú, lãng mạn, giàu tình cảm; phú chú trọng về bộc bạch. Một bài từ, thường rất dài, với câu thức linh hoạt dài ngắn, hình thức đa dạng là sự giải phóng phát triển so với Kinh Thi. Bài từ Giang thôn ngư lạc được Thiệu Trị phỏng tác theo bài Ngư phủ từ (漁父辭) của Trần Kế thời Minh. Bài thơ gồm 14 câu, 7 liên; liên đầu và liên cuối trùng nhau; hai liên này thì câu đầu 6 chữ, câu sau 7 chữ như sau: 天宇明, 天水清, Thiên vũ minh, thiên thủy thanh, 江湖樂趣天之生. Giang hồ lạc thú thiên chi sinh. Vòm trời sáng, dòng nước trong/ Cuộc sống sông hồ vui thú giữa trời cao. Toàn bài với ý thơ phóng khoáng, tiêu sái của một lão ngư tự tại trên sông nước, đậm chất Sở từ. Hỏa diệm thể 火焰體: Hỏa diệm là dạng thi thể có cách luật tương đồng với thể thất tuyệt. Về hình thức thì gồm 7 tầng có dạng như một bảo tháp, chính vì các chữ được sắp xếp tựa như ngọn lửa nên gọi tên là Hỏa diệm. Toàn bài thơ có 17 chữ, trong đó có một chữ gọi là “nhãn tự” được lặp lại 12 lần. Mỗi câu thơ sẽ có 3 “nhãn tự”. Về vị trí sắp xếp “nhãn tự” trong đồ hình gốc Hỏa diệm như sau: tầng một, không có; tầng hai, vị trí chữ thứ 1; tầng ba, vị trí chữ thứ 2; tầng bốn, vị trí chữ 1 và 4; tầng năm, vị trí chữ 2 và 5; tầng sáu, vị trí chữ 2, 4 và 6; tầng bảy, vị trí chữ 1, 3 và 6. Ngoài ra, vị trí “nhãn tự” trong câu thơ sau khi giải mã: câu một, vị trí 1, 3, 6; câu hai, vị trí 1, 3, 5; câu ba, vị trí 1, 4, 5; câu bốn, vị trí 1, 3, 6. Phép đọc, đọc từ dưới lên trên, từ trái sang phải và nối tiếp một cách uyển chuyển, để được bài thất ngôn tuyệt. Nguyển thể Hỏa diệm và bài thơ Sơn tự 山寺 tại Trung Quốc: 103 開 山滿 桃山杏 山好景山 來山客看山 里山僧山客山 山中山路轉山崖 - Giải mã: 山中山路轉山崖, 山客山僧山里來. 山客看山山景好, 山杏山桃滿山開. Thiệu Trị, tiếp nhận thể Hỏa diệm và phỏng tác bài thơ Sơn tự này để sáng tác bài Xuân đài nhưng ông đã cải chế thư pháp, hình dạng không phải hình bảo tháp như bản nguyên, thay vào đó là hình hai ngọn lửa nhỏ có dạng hình thoi đứng: - Bài thơ Xuân đài 春臺 của Thiệu Trị: gồm 17 chữ, tính cả “nhãn tự”. 景 遞 花 開 春 山 (2 câu đầu) 來 鳥 水 樂 宇 興 臺 春 賞 (2 câu cuối) 宙 好 人 - Giải mã: Căn cứ vào đầu đề bài thơ là Xuân đài và vị trí chữ xuân 春nằm ở trung tâm hình thể nên biết được “nhãn tự” là chữ xuân 春. Dựa trên quy tắc vị trí “nhãn tự” trong mỗi câu thơ và cách luật của thể thất ngôn tuyệt, chúng tôi bước đầu giải mã được một cách đọc bài thơ, với luật trắc vần bằng, gieo độc vận Thượng bình thập Khôi上平十灰, 開 (khai); 來 (lai); 臺 (đài), như sau: 春花春景遞春開, Xuân hoa xuân cảnh đãi xuân khai 春水春山春鳥來. Xuân thủy xuân sơn xuân điểu lai 春興賞春春宇宙, Xuân hứng thưởng xuân xuân vũ trụ 春人春好樂春臺. Xuân nhân xuân hảo nhạc xuân đài. Ngắm cảnh xuân trên đài Hoa xuân cảnh xuân đưa mùa xuân đến Nước xuân núi xuân chim xuân bay về 104 Cảm hứng thưởng xuân, xuân khắp đất trời Trên đài cao người ngắm cảnh xuân tươi. Sau khi giải mã bài thơ, chúng tôi tiến hành truy ngược nội dung hình thể bài thơ về với bản nguyên thể Hỏa diệm hình bảo tháp để có cách nhìn tổng quan: 臺 春樂 好春人 春宙宇春 來春興賞春 鳥春山春水春 春花春景遞春開 Thể Phi nhạn 飛鴈體: Phi nhạn là một hình thức thể thơ chơi chữ, xếp chữ, tạo hình đẹp, cấu tứ tinh tế, có cách đọc quái dị, xưa nay hiếm thấy. Một bài thơ sáng tác theo thể Phi nhạn tức là được xắp xếp theo đồ hình “Nhạn trận 鴈陣” và đọc theo đường chéo xuống từ chữ trên bên phải xuống chữ dưới bên trái, và từ chữ trên bên trái xuống chữ dưới bên phải, xen kẻ nhau cho đến khi loại trừ hết các con chữ, tựa như chim Nhạn bay thành hình chữ “nhân 人” nên gọi là Phi nhạn thể. Ngoài ra, còn được gọi là Phi nhạn thể thi ca hoặc Tinh không triển sí phi nhạn văn thi. Nội hàm cấu trúc một bài thơ Phi nhạn là ngũ ngôn luật (hoặc ngũ ngôn bát cú cổ phong), với các quy ước mặc định: có 8 chữ giống nhau đặt ở đầu 8 câu thơ, chúng tôi gọi là “Nhạn thủ 鴈首”; chữ thứ 4 của hai câu 7 - 8 cũng là chữ “Nhạn thủ”, như vậy trong một bài sẽ có 10 chữ “Nhạn thủ” (giống nhau). Đối với ngũ ngôn luật phải đảm bảo đúng cách luật gieo vần. Sau đây là đồ hình “Nhạn trận” nguyên thể của bài thơ theo thể Phi nhạn tại Trung Quốc (khuyết danh) được Thiệu Trị phỏng tác: 山山 山遠花山 山路草雲接山 山又猿飛綠鳥樹山 深客片抱偸澄僧林 片繞僧樹請澄 105 飯山山吟 客尋 山遠路又深, 山花接樹林. Sơn viễn lộ hựu thâm, Sơn hoa tiếp thụ lâm 山雲飛片片, 山草綠澄澄. Sơn vân phi phiến phiến, Sơn thảo lục trừng trừng 山鳥偸僧飯, 山猿抱樹吟. Sơn điểu du Tăng phạn, Sơn viên bão thụ ngâm 山僧請山客, 山客繞山尋. Sơn Tăng thỉnh sơn khách, Sơn khách nhiễu sơn tầm. Thiệu Trị tiếp nhận thể Phi nhạn và cải chế thư pháp thành một đồ hình “Nhạn trận” mới để sáng tác bài Thọ vực 夀域 với hình thức cấu trúc sau: Bài thơ Thọ vực theo thể Phi nhạn với đồ hình “Nhạn trận” mới của Thiệu Trị (tờ 22a); và bài thơ Phụ lục nguyên thể Phi nhạn của Trung Quốc (tờ 22b). Giải mã bài thơ Thọ vực của Thiệu Trị: Bài thơ này đã được Thiệu Trị cải chế thư pháp nghĩa là sửa cách viết của đồ hình “Nhạn trận” so với nguyên thể Phi nhạn. Về cách đọc bài thơ này, chúng tôi trước hết căn cứ vào quy ước mặc định là 8 chữ “Nhạn thủ” sẽ đứng đầu 8 câu ngũ ngôn; chữ thứ 4 của hai câu 7 - 8 cũng sẽ là chữ “Nhạn thủ”; và đảm bảo đúng cách luật gieo vần của thể ngũ ngôn luật. Nhìn vào đồ hình mới, gồm có 4 hình tròn trình bày theo từng cặp, với chữ “Thọ 夀” làm trung tâm, hai vòng tròn bên phải là 4 câu đầu; hai vòng tròn bên trái là 4 câu sau. Đọc từ chữ “Thọ” chính giữa bên trên, tuần tự liên tiếp theo vòng cho đến hết cả hai vòng; rồi tương tự với hai vòng bên trái, chúng tôi giải mã được bài ngũ ngôn luật với cách luật gieo độc vận Hạ bình nhất Tiên 下平一先, sau đây: 夀祥徵善美, Thọ tường trưng thiện mỹ 夀域慶純全. Thọ vực khánh thuần toàn (下平一先) 夀寶豐登歲, Thọ bảo phong đăng tuế 夀星照耀懸. Thọ tinh chiếu diệu huyền (下平一先) 夀民欣舜日, Thọ dân hân Thuấn nhật 夀世樂堯天. Thọ thế lạc Nghiêu thiên (下平一先) 106 夀筵康壽祝, Thọ diên khang thọ chúc 夀年萬壽年. Thọ niên vạn thọ niên. (下平一先) Bờ cõi bền lâu Điềm tốt lành dài lâu Cõi nước toàn an vui Cầu chúc năm được mùa Tinh tú thường soi sáng Chúc dân vui ngày Thuấn Chúc an bình trời Nghiêu Cầu yên định dài lâu Bền chắc muôn nghìn năm. Với vị trí chữ thọ làm trung tâm, theo chúng tôi có thể phát triển thêm một số cách đọc khác theo đồ dạng hình chéo số 8. Sau khi giải mã được bài thơ, chúng tôi tiến hành truy ngược về đồ hình “Nhạn trận” nguyên thể của thể Phi nhạn nhằm có cách nhìn tổng quan cho bài thơ: 夀夀 夀祥域夀 夀徵星寶慶夀 夀善世豐照民純夀 美年登樂欣耀筵全 歲萬舜堯康懸 日壽壽天 祝年 Thể Bài luật 排律: Bài luật còn gọi là trường luật, là một thể loại kéo dài của luật thi, (tức là thơ Cận thể). Có hai loại bài luật, ngũ ngôn bài luật và thất ngôn bài luật, thể thất ngôn bài luật thì thường khó hơn. Trong bài thơ, các liên sẽ được gieo cùng một bộ vận. Liên đầu và liên cuối thì không tính, tất cả các liên còn lại phải tuân thủ về đối trượng, cú pháp, vận luật, gieo vần một cách nghiêm ngặt. Thể loại thơ này, các thi nhân thường ít dùng, được xem là một thể khó. Thiệu Trị sáng tác hai bài theo thể thất ngôn và ngũ ngôn bài luật với cách luật âm vận chuẩn chỉnh: Bài Thu lan thịnh khai trí chi tọa hữu tẩu bút thành vịnh 秋蘭盛開置之座右走筆成咏, dùng thể thất ngôn bài luật, gồm 16 câu chi làm 8 liên được gieo độc vận Thượng thanh thất Ngu 上聲七麌/ câu 2, ngũ 伍; câu 4, đỗ 107 杜; câu 6, thổ 吐; câu 8, phố 圃; câu 10, thủ 取; câu 12, phố 普; câu 14, đổ 覩; câu 16, vũ 宇. Bài Đông tình bát vận 冬晴八韻dùng thể ngũ ngôn bài luật, gồm 16 câu, 8 liên, gieo độc vận Thượng bình tứ Chi 上平四支/ câu 2, chi 枝; câu 4, tư 姿; câu 6, nhi 而; câu 8, trì 池; câu 10, thùy 垂; câu 12, trì 馳; câu 14, tùy 隨; câu 16, nhi 兒. Hồi văn thể kiêm Liên hoàn 迴文體兼連環: Thiệu Trị vận dụng kết hợp hai thể Hồi văn và Liên hoàn, để sáng tác bài Vũ trung sơn thủy. Về hình thể, bài thơ gồm 56 chữ Hán được xếp theo đồ hình bát quái với 5 hình tròn đồng tâm như sau: Bài thơ Vũ trung sơn thủy của Thiệu Trị trong tác phẩm Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập Bài thơ được biên tập trong tập Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp - quyển nhất từ tờ 16a2 đến tờ 21a5, với hai dạng đồ hình theo hai vần bằng trắc: “Thất ngôn ngũ ngôn thể/ Án thử thi nhất chương bằng trắc tứ v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_van_ban_ngu_che_co_kim_the_cach_thi_phap.pdf
  • pdfPTV. Thông tin Kết luận mới Luận Án.pdf
  • pdfPTV. Tóm tắt LA Tiếng Việt.pdf
  • pdfPTV. Tóm tắt Luận án Tiếng Anh.pdf
  • pdfQDNN Viet.HanNom.pdf
Tài liệu liên quan