MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU
THUỐC NỔ VÀ CÁC THÔNG SỐ NỔ MÌN 6
1.1. Tổng quan về công nghệ nổ mìn trong ngành khai thác mỏ 6
1.2. Vai trò ý nghĩa của chỉ tiêu thuốc nổ trong công tác nổ mìn 11
1.3. Một số khái niệm về chỉ tiêu thuốc nổ 16
1.4. Tổng quan về các thông số nổ mìn khi khai thác lộ thiên 19
1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chỉ tiêu thuốc nổ 22
1.6. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu chỉ tiêu thuốc nổ 32
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
CHỈ TIÊU THUỐC NỔ 37
2.1. Yêu cầu của công tác nổ mìn ở các mỏ khai thác đá VLXD 37
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu thuốc nổ 38
2.3. Một số nhận xét đánh giá về mối quan hệ giữa chỉ tiêu thuốc nổ với các
yếu tố ảnh hưởng 48
CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ TIÊU THUỐC NỔ VỚI ĐỘ NỔ
VÀ MỨC ĐỘ ĐẬP VỠ ĐẤT ĐÁ BẰNG NỔ MÌN 49
3.1. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu thuốc nổ với độ nổ 49
3.2. Phân loại đất đá theo độ nổ cho các mỏ khai thác đá VLXD của
Việt Nam 61iii
3.3. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu thuốc nổ và mức độ đập vỡ 68
3.4. Mức độ đập vỡ đất đá hợp lý bằng nổ mìn 69
3.5. Đánh giá mđđv đất đá hợp lý bằng nổ mìn 73
3.6. Mức độ đập vỡ hợp lý ở các mỏ khai thác đá VLXD 75
3.7. Phương pháp xác định mức độ đập vỡ yêu cầu ở một số mỏ khai thác
đá VLXD của Việt Nam 80
179 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xác định chỉ tiêu thuốc nổ nhằm đảm bảo mức độ đập vỡ đất đá hợp lý cho một số mỏ khai thác vật liệu xây dựng của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần cỡ hạt mà khi đó tổng chi phí
cho tất cả các khâu công nghệ là nhỏ nhất sẽ tương ứng với MĐĐV hợp lý.
3.4.2 Đánh giá MĐĐV đất đá bằng nổ mìn
3.4.2.1. Xác định kích thước cục trung bình Dtb của đống đá sau nổ bằng
phương pháp năng lượng xác suất
Kích thước cục trung bình của đống đá nổ là một đại lượng đặc trưng
cho MĐĐV đất đá bằng nổ, được xác định như sau [17]:
Dtb = 1/ K1 .K2 .K3. K4. K5. K6 chϕ . et .qt ; (3.14)
71
Trong đó: K1 =
3/1
tt
chch
V
V
ρ
ρ là hệ số hiệu chỉnh về loại thuốc nổ sử dụng;
tch,ρρ - tương ứng là mật độ của thuốc nổ chuẩn và thuốc nổ thực tế, kg/m3; Vch,
Vt - tương ứng là tốc độ nổ của thuốc nổ chuẩn và thực tế, m/s;
K2 = (dch /dt)1/2 là hệ số hiệu chỉnh về đường kính lượng thuốc nổ, dch là
đường kính chuẩn, dt là đường kính lượng thuốc nổ thực tế;
K3 - là hệ số hiệu chỉnh về số mặt tự do, K3 = 1 khi có 2 mặt tự do,
K3 = 2 khi có 3 mặt tự do, nếu chỉ có 1 mặt tự do bên sườn và không có mặt
tự do qua miệng lỗ khoan thì K3 = h/(h+ 25dk); h - là chiều cao tầng hay lớp
phá huỷ, m; dk - là đường kính lỗ khoan, m;
K4 – là hệ số hiệu chỉnh về hướng lỗ khoan, khi bố trí các lỗ khoan
song song K4 = 1, rẻ quạt K4 = 0,7;
K5 – là hệ số hiệu chỉnh về số hàng mìn, khi số hàng mìn nhỏ hơn 3 thì
K5 = 0,81; lớn hơn 3 thì K5 =1;
K6 – là hệ số hiệu chỉnh khi dùng đường kính lỗ khoan nhỏ hơn đường
kính chuẩn. Điều này được giải thích bởi sự tăng năng lượng để đập vỡ đá
liền khối so với đập vỡ khối theo khe nứt. K6 = 0,061 + 4,35 dk, dk là đường
kính lỗ khoan lớn hay lỗ khoan nhỏ, m.
chϕ - hằng số đập vỡ chuẩn, j/m3
3.4.2.2 Xác định kích thước cục trung bình Dtb của đống đá sau nổ theo
phương pháp bán thực nghiệm của V.M. Kuzơnhetxôv:
Theo Kuzơnhetsôv, đường kính trung bình của cỡ hạt đống đá nổ mìn
được xác định, [25]:
Dtb = A 6
1
5
4
QQ
V
, m (3.15)
72
Trong đó: A - hệ số đặc trưng cho loại đá; V - thể tích đá được phá vỡ
do 1 lượng thuốc đảm nhiệm, m3; Q - khối lượng của một lượng thuốc nổ tính
theo thuốc nổ chuẩn là TNT, kg.
Từ (3.23) đặt Q/V = q , q - chỉ tiêu thuốc nổ, ta có:
Dtb = A 6
1
5
4 Q
q
1
, m. (3.16)
3.4.2.3. Xác định kích thước cục trung bình Dtb của đống đá sau nổ theo
phương pháp của B.N. Kutuzôv
Giáo sư B.N. Kutudôv đã mô tả kích thước cục trung bình có quan hệ
với kích thước cục đá quá cỡ có dạng, [4] [31]:
Dtb = 3
o
qc
cp
V
V
14
D
−
, m (3.17)
Trong đó: Vqc - tỷ lệ đá quá cỡ khi nổ,%; Vo - tỷ lệ khối nứt tự nhiên
trong nguyên khối có kích thước lớn hơn kích thước cục đá cho phép, %.
Khi tỷ lệ đá quá cỡ Vqc bằng 2 ÷ 3% thì đa số các trường hợp có thể
xem Dtb bằng 0,25 Dcp. Trong trường hợp này người ta cũng coi Vqc bằng 0
khi suất đá quá cỡ 2 ÷ 3%.
3.4.2.4. Xác định kích thước cục trung bình Dtb của đống đá sau nổ bằng
phương pháp bình quân từ tỷ lệ cỡ hạt đo được trong thực tế
Trong thực tế có thể sử dụng các phương pháp tuyến tính, hình học,
định lượng (bằng phân tích ảnh) hay phân tích qua sàng để xác định thành
phần và tỷ lệ cỡ hạt, khi đó kích thước cục trung bình được xác định theo
công thức, [5], [32]:
100
DD iitb
∑ γ
=
(3.18)
73
Trong đó: Di - kích thước trung bình của cỡ hạt thứ i; iγ - tỷ lệ cỡ hạt
thứ i, %.
3.5. ĐÁNH GIÁ MĐĐV ĐẤT ĐÁ HỢP LÝ BẰNG NỔ MÌN
Ở trên đã phân tích và chỉ ra rằng kích thước trung bình của cục đá sau
khi nổ là đại lượng đặc trưng cho MĐĐV đất đá bằng nổ. Với mỗi một dây
chuyền công nghệ độc lập sẽ tồn tại một giá trị Dtb hợp lý mà ở đó chi phí là
thấp nhất, tương tự sẽ tồn tại các giá trị hợp lý khác nhau theo các dây chuyền
công nghệ khác nhau. MĐĐV đất đá bằng nổ mìn được coi là hợp lý (MĐĐV
hợp lý) khi nó đảm bảo tổng chi phí cho một đơn vị sản phẩm khai thác là tối
thiểu, [3], [16], [32]:
minKEC
n
1i
i
n
1i
i →∑+∑
==
; (3.19)
Trong đó: Ci - chi phí sản xuất tính cho một mét khối đất đá tương ứng
của các khâu: khoan nổ lần 1, xúc, vận tải, phá đá quá cỡ, đ/m3; Ki - chi phí
cơ bản tính cho một mét khối đất đá tương ứng của các khâu: khoan, xúc, vận
tải, phá đá qúa cỡ, đ/m3; E - Hệ số hiệu quả vốn đầu tư.
Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường các giá trị khấu hao, các
chi phí sản xuất, chi phí sửa chữa,... được điều chỉnh thường xuyên theo sự
biến động của thị trường. Việc điều chỉnh xác định sự thay đổi này được nhà
nước, ngành tính toán cân đối và cũng có thể do chính đơn vị sản xuất hạch
toán độc lập tự xác định một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường, vì vậy việc
đánh giá MĐĐV đất đá hợp lý được xác định theo điều kiện sau [3], [16], [32]:
C = C1 + C2 + C3 + C4 + C5 → min, (3.20)
Trong đó: C - tổng chi phí của các khâu công nghệ; C1, C2 ,...C5 - tương
ứng là: chi phí khoan, nổ lần 1 và lần 2, xúc, vận tải, nghiền sàng tính cho 1
m
3
đất đá, đ/m3.
74
MĐĐV đất đá tương ứng với chi phí nhỏ nhất được coi là MĐĐV tối
ưu, còn giá trị nằm xung quanh vùng tối ưu gọi là MĐĐV hợp lý.
Các công trình nghiên cứu của hàng loạt các tác giả Nga, Mỹ, Đức,...
đã chứng minh giá trị chi phí của mỗi khâu phụ thuộc vào hàng loạt các thông
số phản ánh điều kiện tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ của mỏ như: chi phí
khâu khoan phụ thuộc vào đơn giá khoan, loại máy khoan, loại đất đá, các
thông số khoan nổ, MĐĐV đất đá Dtb,...; chi phí khâu nổ lần một phụ thuộc
loại thuốc nổ sử dụng, đơn giá thuốc nổ và phương tiện nổ, các thông số
khoan nổ, MĐĐV đất đá Dtb, ...; chi phí khâu xúc phụ thuộc vào loại máy xúc,
dung tích gầu, năng suất xúc, đơn giá ca máy xúc, mức độ khó xúc, MĐĐV
đất đá Dtb, ...; chi phí cho khâu vận tải ô tô phụ thuộc vào đơn giá của một ca
xe, loại ô tô, năng xuất, MĐĐV đất đá Dtb,... ; chi phí cho khâu nghiền sàng
phụ thuộc vào MĐĐV đất đá Dtb, đơn giá ca máy nghiền,...; chi phí khoan nổ
lần 2 phụ thuộc vào giá thành một mét khối khoan nổ lần hai và tỷ lệ đá quá
cỡ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra năng suất của tất cả khâu phụ thuộc vào MĐĐV
đất đá, tức là phụ thuộc vào Dtb,..., vì vậy chi phí của từng khâu và tổng chi phí
của các khâu có thể xem như một hàm số đa biến có dạng sau [17]:
C1 = f1(x1, x2, x3,..., Dtb);
C2 = f2(x1, x2, x3,...,Dtb);
C3 = f3(x1, x2, x3,...,Dtb);
C4 = f4(x1, x2, x3,...,Dtb);
C5 = f5(x1, x2, x3,...,Dtb) (3.21)
Vì vậy hàm tổng chi phí tính cho một mét khối đất đá nổ cũng có dạng:
C = C1 + C2 + C3 + C4 + C5 = F(x1, x2, x3,...,Dtb) (3.22)
Thay các giá trị ở (3.21) vào (3.22) khi đó điều kiện xác định MĐĐV
đất đá hợp lý nhận được có dạng:
75
C = F(x1, x2, x3,...,Dtb) = f1(x1, x2, x3,..., Dtb) + f2(x1, x2, x3,..., Dtb) + f3(x1, x2,
x3,..., Dtb) + + f4(x1, x2, x3,..., Dtb) + f5(x1, x2, x3,..., Dtb) → min (3.23)
Trong đó: x1, x2, x3 - tương ứng là các biến độc lập đặc trưng cho các
thông số về các điều kiện tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ sản xuất mỏ;
Dtb- đặc trưng cho MĐĐV đá sau khi nổ.
3.6. MỨC ĐỘ ĐẬP VỠ HỢP LÝ Ở CÁC MỎ KHAI THÁC ĐÁ VLXD
Như đã đề cập ở phần trên, MĐĐV (Dtb, tỷ lệ đá quá cỡ) có ảnh hưởng
tới năng suất, hiệu quả của các khâu trong dây chuyền công nghệ sản xuất,
đặc biệt là khâu xúc bốc, sau đó là khâu vận tải, nghiền sàng. Khi nổ với mức
độ đập vỡ mạnh (DTB, tỷ lệ đá quá cỡ nhỏ) sẽ tăng năng suất và hiệu quả xúc
bốc, vận tải, nghiền sàng,... nhưng đòi hỏi chi phí khoan nổ tăng mạnh. Còn
khi nổ với mức độ đập vỡ yếu (Dtb, tỷ lệ đá quá cỡ lớn) sẽ làm giảm năng suất
và hiệu quả các khâu tiếp sau, tăng chi phí đập vỡ lần hai, chi phí khoan nổ
lần một giảm đi. Như vậy sẽ tồn tại vùng đập vỡ đảm bảo hiệu quả sản xuất
chung của tất cả các khâu là tối đa, vùng đó gọi là vùng mức độ đập vỡ hợp
lý, đó là vùng có tổng chi phí sản xuất chung là tối thiểu.
- Đối với các mỏ khai thác đá VLXD kích thước cỡ hạt của đống đá nổ
mìn phải đồng đều, ít đá quá cỡ. Yêu cầu này đòi hỏi phải lựa chọn MĐĐV
phù hợp, đảm bảo hiệu quả khoan nổ nói riêng và hiệu quả sản xuất nói
chung. Cần phải căn cứ vào chủng loại thiết bị khoan, xúc, vận tải và đặc biệt
là thiết bị nghiền để lựa chọn MĐĐV.
Đá quá cỡ ở đây cần phải xác định theo các thông số làm việc của thiết
bị. Sau khi nổ lần 1 những cục đá có kích thước lớn hơn cho phép được coi là
đá quá cỡ. Tỷ lệ đá quá cỡ của đống đá nổ mìn cần phải giảm thấp nhất, tối đa
không được quá 5%.
Để xác định mức độ đập vỡ hợp lý cho các mỏ khai thác đá VLXD có
thể sử dụng các phương pháp sau:
76
- Theo dung tích gầu xúc:
Theo kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu lý thuyết cho thấy rằng dùng
máy xúc tay gầu E = 4 ÷ 8 m3, phối hợp với ô tô tải trọng 27 ÷ 75 tấn đối với
đất đá dễ nổ và khó nổ vừa, kích thước trung bình hợp lý của cục đá xác định
như sau [20]:
3
tb E)2,015,0(d ÷= (3.24)
Trong đó: E- dung tích gầu xúc, m3
- Xác định kích thước cục trung bình Dtb theo phương pháp của B.N.
Kutuzôv.
Phương pháp này kích thước cục trung bình được xác định theo công
thức (3.17)
- Sử dụng phương pháp đồ thị:
Khi tăng kích thước trung bình của cục đá sau nổ thì chi phí xúc, chi
phí vận tải và chi phí khoan nổ lần hai tăng theo. Từ các biểu thức tính chi phí
khoan nổ lần 1, khoan nổ lần 2 và các chi phí xúc, vận tải, chi phí tổng cho cả
dây chuyền sản xuất đã chọn có thể được phản ánh trên hình 3.8 [17].
Trên hình 3.9, sử dụng phương pháp hình học giải tích cho phép nhận
được quy luật thay đổi trị số chi phí tổng thể của cả dây chuyền sản xuất mỏ
phụ thuộc vào Dtb. Đồ thị quy luật chi phí tổng (Ct) trong miền khảo sát có
dạng như một Parabol, có tồn tại điểm cực tiểu, tương ứng với tổng chi phí
cho dây chuyền sản xuất mỏ là nhỏ nhất. Điểm cực tiểu đó tương ứng với một
giá trị Dtb, giá trị này gọi là trị số MĐĐV đất đá tối ưu.
77
Hình 3.8- Sơ đồ biểu diễn sự phụ thuộc của chi phí các khâu khoan (Ck), nổ
(Cn), xúc (Cx), vận tải (Cvt), khoan nổ lần 2 (Ckn2) và chi phí tổng của cả dây
chuyền tính trên 1m3 đá nổ vào kích thước cục trung bình của đống đá (Dtb) [17]
- Sử dụng phương pháp giải tích
Ở trên đã trình bày phương pháp đồ thị giải tích để xác định MĐĐV đất
đá tối ưu, thực tế khi cố định các tham số rời rạc thì hàm tổng chi phí là liên
tục, khi đó hàm tổng chi phí có thể tìm được trị số cực tiểu theo phương pháp
giải tích [17].
Khi đó giá trị Dtb là nghiệm của phương trình vi phân sau:
0
D
C
tb
=
∂
∂
,
Vì hàm chi phí tổng là một hàm đa biến, các biến gồm cả biến liên tục
và biến rời rạc, vì vậy phương pháp giải tích có hạn chế chỉ đưa ra được các
giá trị tối ưu cục bộ (tối ưu có điều kiện). Vì vậy phương pháp này chỉ phù
hợp khi tìm giá trị MĐĐV đất đá tối ưu của một đồng bộ thiết bị đã cho, các
phương án thi công đã xác định. Trong trường hợp này để xác định giá trị Dtb
tối ưu (Dtb.tu) toàn phần cần phải tính trị số tối ưu cục bộ cho từng phương án
đồng bộ thiết bị cụ thể, sau đó tiến hành so sánh trị số tối ưu của các trường
hợp khác nhau, đó là hạn chế khi sử dụng phương pháp giải tích đơn thuần.
78
- Xác định MĐĐV đất đá hợp lý bằng phương pháp số:
Việc tính toán MĐĐV tối ưu hoàn toàn có thể thực hiện nhờ việc mô
phỏng toàn bộ kết quả nghiên cứu bằng sơ đồ khối và giải trên máy vi tính.
Khi đó tất cả các thông số, các điều kiện kỹ thuật, điều kiện địa chất,... đều
được mô phỏng bằng số. Phương pháp số có ưu điểm cho phép tìm được trị số
tối ưu toàn phần của tổ hợp tất cả các phương án có thể xảy ra với một cách
nhanh chóng.
Để thực hiện việc lập sơ đồ khối và giải bài toán trên, cần xác định các
đại lượng có liên quan trong hàm tổng quát với điều kiện thực tế của các mỏ
đá lộ thiên (Hình 3.9).
Kết quả tính chọn MĐĐV đất đá hợp lý giúp ta xác định được chỉ tiêu
thuốc nổ hợp lý. Từ chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý có thể xác định được các thông
số nổ mìn khác một cách dễ dàng bằng tính toán bình thường hoặc sử dụng
chương trình được thiết lập trên máy vi tính [17].
79
Hình 3.9- Sơ đồ khối chương trình xác định MĐĐV đất đá hợp lý bằng nổ mìn [17]
80
3.7. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ĐẬP VỠ HỢP LÝ THEO ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT Ở
MỘT SỐ MỎ KHAI THÁC ĐÁ VLXD CỦA VIỆT NAM
Như đã trình bày ở trên việc xác định MĐĐV hợp lý là rất quan trọng
nó quyết định tới giá thành và hiệu quả sản xuất nói chung.
Qua kết quả thống kê và phân tích số liệu nhận thấy đối với các mỏ
khai thác đá VLXD của Việt Nam, MĐĐV hợp lý (theo điều kiện kỹ thuật)
xác định theo công thức (3.17) của GS B.N. Kutuzov là phù hợp. Ở đây kích
thước cục đá cho phép Dcp xác định theo điều kiện nghiền sàng. Kích thước
cục đá vào lớn nhất phụ thuộc vào loại máy nghiền và năng suất của máy.
Trên bảng 3.11 giới thiệu một số loại thiết bị nghiền sàng đang sử dụng tại
các mỏ đá hiện nay của Việt Nam.
Bảng 3.11: Đặc tính kỹ thuật của một số loại máy nghiền
Mã hiệu máy
Cửa hạt liệu vào
(mm)
Cửa hạt liệu ra
(mm)
Năng xuất (t/h)
PE400×600 350 40-100 15-60
PE500×750 425 50-100 50-100
PE600×900 480 65-160 60-130
PE750×1060 630 80-140 80-180
PE900×1200 750 95-165 140-260
PE1000×1200 850 195-265 315-550
PE1200×1500 1020 150-350 400-800
81
CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU THUỐC NỔ NHẰM ĐẢM BẢO
MỨC ĐỘ ĐẬP VỠ ĐẤT ĐÁ HỢP LÝ CHO MỘT SỐ MỎ KHAI THÁC
ĐÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA VIỆT NAM
4.1. NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MỨC ĐỘ QUAN HỆ CỦA CHỈ TIÊU THUỐC NỔ
VỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Qua các chương trên đã nghiên cứu, xác định vai trò ý nghĩa của chỉ
tiêu thuốc nổ trong công tác nổ mìn và mối quan hệ của nó với các yếu tố khi
tiến hành công tác nổ. Nhiều công trình của nhiều tác giả đã nghiên cứu về
chỉ tiêu thuốc nổ, hoặc những công trình khác có liên quan đến chỉ tiêu thuốc
nổ, song việc xác định được chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý thường chỉ phù hợp với
điều kiện nổ cụ thể nhất định.
Việc ứng dụng các kết quả đó vào các mỏ khai thác đá VLXD của Việt
Nam còn nhiều hạn chế và đôi khi không đảm bảo độ chính xác. Nguyên nhân
của nó, trước tiên phải kể đến đối tượng để phá vỡ là đất đá, là môi trường
không đồng nhất, có nhiều tính chất cơ lý ảnh hưởng đến hiệu quả nổ. Mặt
khác ngành khai khoáng phát triển lâu năm nhưng công nghiệp sản xuất chất
nổ chưa tương xứng, khiến cho việc sử dụng chất nổ phù hợp với đặc tính
năng lượng của nó, chưa có những phòng thí nghiệm tin cậy đảm bảo độ
chính xác. Ví dụ theo tài liệu “Giới thiệu vật liệu nổ công nghiệp sản xuất
trong nước” của Công ty Hoá chất mỏ và Công ty Vật tư công nghiệp Quốc
phòng vẫn chưa có đặc tính kỹ thuật “nhiệt lượng nổ Q”, [23]. Bởi vì nhiệt
lượng nổ là một đặc tính năng lượng quan trọng của chất nổ được tính toán
khi chuyển đổi chất nổ sử dụng và lựa chọn loại chất nổ phù hợp với tính chất
cơ lý của đất đá.
Để xác định được chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý đối với điều kiện thực tế của
các mỏ khai thác đá VLXD của Việt Nam, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu
82
xác lập mối quan hệ của chỉ tiêu thuốc nổ với các yếu tố ảnh hưởng khi tiến
hành công tác nổ mìn.
4.1.1 Nghiên cứu xác lập mối quan hệ giữa chỉ tiêu thuốc nổ và loại chất nổ
4.1.1.1. Tình hình sử dụng vật liệu nổ cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_xac_dinh_chi_tieu_thuoc_no_nham_dam_bao_m.pdf