Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn. ii
Mục lục.iii
Danh mục các chữ viết tắt .viii
Danh mục các bảng. xi
Danh mục các hình.xiii
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 6
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về chiến lược phát triển ở ngoài nước. 6
1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm chiến lược.6
1.1.2. Các nghiên cứu về vai trò của chiến lược.7
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến quản trị chiến lược .8
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng, sử dụng công cụ và quản lý, điều
hành chiến lược.9
1.1.5. Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng chiến lược phát triển ngành giao
thông vận tải.10
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về chiến lược ở trong nước . 11
1.2.1. Các nghiên cứu về khái niệm, xây dựng, điều hành chiến lược .11
1.2.2. Các nghiên cứu về vai trò của chiến lược.12
1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến quản trị chiến lược .12
1.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến ngành vận tải đường sắt .13
1.3. Khoảng trống của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 14
1.3.1. Một số nhận xét từ nghiên cứu tổng quan .14
1.3.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.14
1.4. Xác định vấn đề cần giải quyết trong luận án. 15
1.5. Những nhiệm vụ cơ bản cần giải quyết. 15
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu. 16
1.7. Quy trình nghiên cứu. 16
Kết luận chương 1. 17
193 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an đến vận tải.
(2). Kết quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2016 đến 2019 không cao,
chưa ổn định, có 2 năm bị lỗ không lớn; các năm lãi nhỏ. SXKD chưa có xu hướng
tăng, chưa có đột phá để phát triển.
3.2.5.3. Công ty mẹ /con và các Công ty liên doanh liên kết
Công ty có công ty mẹ là Tổng Công ty ĐSVN, nắm giữ 78,46% vốn điều lệ.
Không có công ty con, không có công ty liên doanh, liên kết.
3.2.5.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hội đồng quản tri, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc; 02 chi nhánh Toa xe,
01 Đoàn Tiếp viên Đường sắt và 06 Chi nhánh Vận tải, 07 Phòng Nghiệp vụ.
73
3.3. Đánh giá công tác xây dựng chiến lược phát triển
3.3.1. Giai đoạn trước 01/01/2015
3.3.1.1. Tình hình thực hiện
Trong giai đoạn này, Công ty VTHK ĐSSG là doanh nghiệp 100% hạch toán
phụ thuộc tổng Công ty ĐSVN, tiến hành mọi hoạt động như một công đoạn sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty ĐSVN; Tổng công ty giao chỉ tiêu, nhiệm vụ,
kế hoạch: Vận tải, phương tiện, thiết bị, lao động, nhiên liệu, vật liệu, thu, chiđể
Công ty VTHK ĐSSG thực hiện. Trong quá trình Tổng công ty ĐSVN xây dựng
CLPT, Công ty VTHK ĐSSG có trách nhiệm góp ý vào dự thảo CLPT của Ngành
ĐSVN mà Tổng công ty ĐSVN đã chuẩn bị sẵn. Thông thường các nội dung được
yêu cầu báo cáo gồm: Tình hình thực hiện về sản lượng, doanh thu vận tải; dự báo
nhu cầu vận tải, nhu cầu đầu tư phương tiện vận tải, ước tính chi phi; góp ý về
quan điểm, mục tiêu, các dự ánSau khi gửi báo cáo lên Tông công ty, nếu không
có yêu cầu của Tông công ty hoặc không có triệu tập họp thì Công ty coi như đã
hoàn thành nhiệm vụ.
Trước 01.01.2015, Ngành ĐSVN đã được Thủ tướng Chính phủ nhiều lần phê
duyệt quy hoạch và CLPT ngành GTVT ĐSVN. Gần đây nhất là Ngày 10/02/2015
bằng Quyết định số 214/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến
lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và
Ngày 24/08/2015) bằng Quyết định số 1468/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3.3.1.2. Đánh giá
a). Ưu điểm:
Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, cho đến nay, trong tất cả các loại
hình GTVT, duy nhất chỉ có Ngành ĐSVN có CLPT được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Trong thời gian trên 17 năm, Ngành ĐSVN đã 5 lần được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch, CLPT và các lần điều chỉnh. Căn cứ vào các CLPT này đã
triển khai xây dựng, thực hiện các kế hoạch dài hạn (kế hoạch 5 năm), kế hoạch hàng
năm và đặc biệt là lập các dự án đầu tư phát triển, kêu gọi vốn. Nhiều dự án đầu tư
được triển khai, chủ yếu là các dự án về nâng cấp, sửa chữa KCHTĐS.
74
b). Tồn tại, bất cập:
- Về thực hiện nội dung chiến lược, quy hoạch [3]:
Qua thời gian triển khai Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT
ĐSVN đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập như: khó khăn về nguồn vốn, đầu tư dàn trải, sự
thay đổi chủ trương, ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới nên quá trình triển khai
thực hiện là rất chậm, thiếu khả thi. Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đề ra không đạt yêu cầu,
trong đó có một số dự án lớn, quan trọng chưa triển khai thực hiện:
+ Vốn đầu tư phát triển KCHT đường sắt giai đoạn 2005 - 2018 là 29.735 tỷ
VNĐ chỉ chiếm tỷ lệ 10,3% trong cơ cấu tổng vốn đầu tư chung của toàn ngành
GTVT và còn thấp rất nhiều so nhu cầu phát triển của ngành.
+ Tiến độ các dự án đầu tư đều chậm từ 3-5 năm, thậm chí có dự án chậm đến
8-10 năm. Đến năm 2018, tiến độ giải ngân mới đạt 26% Tổng mức đầu tư. Nhiều dự án
quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành ĐSVN như dự án: Đường sắt cao
tốc Bắc - Nam, các dự án xây dựng mới, vào cấp kỹ thuật...chưa được triển khai theo
chiến lược, quy hoạch;
+ Đầu tư của Tổng công ty ĐSVN cho phương tiện giao thông đường sắt (đầu
máy, toa xe) còn rất khiêm tốn, chỉ đạt trên 300 tỷ đồng/năm, chưa bằng 40% Quy
hoạch và chiến lược đề ra.
- Về công tác xây dựng chiến lược:
+ Thời kỳ đầu những năm 2000, đối với doanh nghiệp nhà nước còn tình trạng
bao cấp vẫn nặng nề, hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước đưa
xuống. Tư duy đều tập trung cho rằng Nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc
hoạch định CLPT toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trong tất cả các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, xã hội, sản xuất, vv
+ Công tác xây dựng CLPT trong toàn ngành ĐSVN vẫn chưa được chú trọng
và quan tâm đúng mực, mới dừng ở cấp toàn Ngành ĐSVN và phương pháp xây dựng
vẫn mang tính bao cấp, phức tạp. Các doanh nghiệp VTĐS đều có đặc điểm chung
như nhau, đều là các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc; không có quyền chủ động
trong việc hạch toán thu chi. Từ đó chưa thực sự mạnh dạn trong cách nghĩ và làm.
Chính vì thế mà bản thân các doanh nghiệp này chưa tự xây dựng được CLPT riêng
phù hợp với bản thân mình.
75
+ Hiện nay, tuy Ngành ĐSVN đã có quy hoạch và chiến lược nhưng chưa có
chiến lược theo đúng bài bản và thực sự đầy đủ các nội dung cần thiết; chủ yếu tập
trung vào các dự án phát triển KCHT đường sắt; các nội dung về phát triển vận tải
còn rất chung chung. Chính vì vậy mà chỉ trong thời gian 17 năm, quy hoạch phải
điều chỉnh 2 lần và chiến lược phát triển cũng phải điều chỉnh 1 lần.
3.3.2. Giai đoạn từ 01/01/2015 - 31/12/2015
Công ty TNHH MTV VTĐSG chỉ tồn tại trong 1 năm và phải tiến hành các
thủ tục cổ phần hóa nên trong thời gian này Công ty TNHH MTV VTĐSSG không
tiến hành công việc xây dựng chiến lược phát triển.
3.3.3. Giai đoạn từ 01/01/2016 đến nay của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài
Gòn
Trong thời gian gần đây, nhận thức về tầm quan trọng của CLPT đã được các
cấp lãnh đạo Ngành ĐSVN, các doanh nghiệp VTĐS quan tâm. Điều này xuất phát
từ sự thay đổi mô hình hoạt động sang doanh nghiệp cổ phần. Do vậy, việc xây dựng
chiến lược đã được SARATRANS quan tâm, đã có những bước đi ban đầu về xây
dựng CLPT: SARATRANS đã có nghị quyết chuyên đề về xây dựng CLPT: Nghị
quyết số 09-16/NQ-HĐQT, ngày 11/8/2016 của Hội đồng quản trị SARATRANS, đã
có phác thảo một số nội dung về chiến lược kinh doanh.
3.3.4. Đánh giá chung công tác xây dựng chiến lược phát triển
Trước 2016, nhìn chung công tác xây dựng CLPT trong toàn ngành ĐSVN vẫn
chưa được chú trọng và quan tâm đúng mực, mới dừng ở cấp toàn Ngành ĐSVN và
phương pháp xây dựng vẫn mang tính bao cấp, phức tạp, chưa khoa học. Các doanh nghiệp
VTĐS đều có đặc điểm như nhau là các doanh nghiệp nhà nước nên công tác xây dựng
CLPT phụ thuộc hoàn toàn vào ngành ĐSVN. Từ năm 2016 trở lại đây, mặc dù công tác
xây dựng CLPT đã được quan tâm nhưng đến nay, các doanh nghiệp VTĐS, trong đó có
SARATRANS mới dừng lại ở một số nghị quyết, chuyên đề và có một số phác thảo về
nội dung chuyến lược, chưa có bản CLPT của riêng doanh nghiệp mình.
3.4. Phân tích môi trường sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vận tải
Đường sắt Sài Gòn
76
Môi trường sản xuất kinh doanh của SARATRANS là tổng thể các yếu tố, các
nhân tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp vận động tương tác lẫn nhau, tác động
trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động của SARATRANS.
3.4.1. Phân tích môi trường vĩ mô
Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và
luật pháp, dân số, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ và yếu tố môi
trường quốc tế. Mỗi yếu tố môi trường vĩ mô nói trên có thể ảnh hưởng đến doanh
nghiệp một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác
3.4.1.1. Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến SARATRANS, gồm các yếu tố như:
GDP, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, lạm phát, thu nhập, tiền lương... Những biến
động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh
nghiệp. Để đảm bảo thành công trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải
theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các
chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ
hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
(1) Tốc độ tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự
phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó, thể hiện về quy mô và kích cỡ của
nền kinh tế. Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho
đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại khi nền
kinh tế sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng lực lượng cạnh
tranh. Thông thường sẽ gây nên cạnh tranh quyết liệt về giá cả trong ngành. Yếu tố
GDP xác định và dự báo nhu cầu tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp VTĐS dự báo
được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và sự đi lại của hành khách.
Qua biểu đồ Hình 3.5, ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam được duy
trì tương đối cao và khá ổn định trong những năm gần đây. Đây là điều kiện thuận lợi
chung cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có SARATRANS.
77
Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2015 - 2019 (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
(2) Tình hình vốn đầu tư toàn xã hội
Hình 3.6: Biểu đồ vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015 - 2019, nghìn tỷ VNĐ
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh
tế quốc dân, được coi là động lực của sự phát triển kinh tế, nó cung cấp nguồn lực tài
chính cho sự phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh.
Nhận xét: Qua biểu đồ hình 3.6, ta thấy nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của Việt
Nam tăng nhanh chóng qua các năm từ 1.367 nghìn tỷ đồng năm 2015 lên 2.041 nghìn
tỷ đồng năm 2019, đây là những con số ấn tượng, cho thấy nhu cầu sử dụng vốn rất
lớn của nền kinh tế và đây là điều kiện thuận lợi để SARATRANS kêu gọi đầu tư,
góp vốn từ nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác.
(2) Lãi suất và xu hướng lãi suất
Lãi suất và xu hướng lãi suất có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng
và đầu tư. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu cầu vay vốn của SARATRANS để đầu tư
phương tiện vận tải (toa xe) từ đó làm giảm năng lực vận chuyển, giảm khả năng đáp
0
2
4
6
8
10
Năm 2015
6.68
Năm 2016
6.21
Năm 2017
6.81
Năm 2018
7.08
Năm 2019
7.02
0
500
1000
1500
2000
2500
Năm 2015
1.367
Năm 2016
1.485
Năm 2017
1.670
Năm 2018
1.856
Năm 2019
2.041
78
ứng nhu cầu vận chuyển và trong trường hợp lãi suất tăng quá cao và trong thời gian
dài thì SARATRANS sẽ bị trì trệ sản xuất. Ngược lại, lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện
cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư.
(3) Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái
Đối với SARATRANS, lãi suất và tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng tới lựa chọn
vay vốn đầu tư quốc tế (chủ yếu là toa xe, thiết bị xếp dỡ, trước năm 2010, các doanh
nghiệp VTĐS đã vay vốn đầu tư đầu máy, toa xe từ các nước châu Âu (Đức, Pháp,
Tây Ban Nha) do tỷ giá hối đoái thấp nhưng từ năm 2010 đến 2015 đã không vay
được do tỷ giá hối đoái đồng Euro cao). Lãi suất và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới
hàng hóa xuất nhập khẩu do đó tác động trực tiếp tới sản lượng liên vận quốc tế bằng
đường sắt của SARATRANS.
(4) Lạm phát
Mức độ lạm phát thường được biểu hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng.
Hình 3.7: Biểu đồ tốc độ giá tiêu dùng của Việt Nam 2014 - 2019, tỷ lệ%
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua biểu đồ hình 3.7, ta thấy chỉ số tăng giá tiêu dùng của kinh tế Việt Nam
đang được kiểm soát rất tốt, duy trì ở mức thấp, đặc biệt năm 2015 có mức tăng
thấp kỷ lục là 0,63%. Việc chỉ số CPI được giữ ở mức hợp lý và kiểm soát tốt
tạo điều kiện thuận lợi cho SARATRANS có được các chính sách về giá vé, giá
cước hợp lý lâu dài trong xây dựng CLPT.
(5) Hệ thống thuế, phí và mức thuế, phí
Các ưu tiên hay hạn chế của Chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông
qua luật thuế. Đối với SARATRANS, yếu tố thuế, phí ảnh hưởng nhiều nhất là phí
KCHT đường sắt, hiện Nhà nước đang thu 8% trên tổng doanh thu vận tải (là mức
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
Năm 2014
3.22 %
Năm 2015
0.63 %
Năm 2016
1.83 %
Năm 2017
3.53 %
Năm 2018
3.54 %
Năm 2019
2.79 %
79
mà SARATRANS có khả năng cân đối được, nếu nhà nước tăng thêm dù chỉ 1 đến
2% thì khả năng doanh nghiệp sẽ bị lỗ).
Tóm lại, hiện nay, môi trường kinh tế của nước ta đang khá thuận lợi đối với
SARATRANS: GDP đang tăng trưởng khá cao, liên tục nhiều năm, lạm phát thấp,
chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái khá ổn định, lãi suất ở mức hợp lýđã và đang
tạo ra nhu cầu vận chuyển hàng hóa cao, nhu cầu đi lại lớn tạo điều kiện thuận lợi cho
VTĐS. Tuy nhiên, môi trường kinh tế cũng thuận lợi đối với tất cả doanh nghiệp
khác, từ đó xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy, nghiên cứu môi trường kinh tế
rất quan trọng đối với SARATRANS nhằm nắm bắt cơ hội, tận dụng tốt nhất những
thuận lợi, tránh được những rủi ro và đề phòng nguy cơ.
3.4.1.2. Yếu tố chính trị và luật pháp
Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động
của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách, chính
phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao, những diễn biến chính
trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.
(1) Chính trị
Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp
dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và
kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan
hệ quốc tế. Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm phân tích để
dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà
doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư.
Tình hình chính trị của Việt Nam luôn ổn định là điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp nói chung và cho SARATRANS nói riêng.
(2) Hệ thống pháp luật
Hệ thống luật pháp bao gồm các đạo luật của nhà nước, đặc biệt là các luật chi
phối trực tiếp tới SARATRANS như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đường sắtLuật
đường sắt ra đời năm 2005 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2017 là hành lang pháp
lý quan trọng giúp ngành đường sắt phát triển.
Nước ta có nền chính trị hết sức ổn định, hệ thống luật pháp ngày càng được
hoàn thiện, đây là điều kiện thuận lợi để SARATRANS phát triển. Tuy nhiên, bản
thân doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt tốt các quy định của pháp luật, những ưu
tiên, chính sách khuyến khích của nhà nước để quá trình hoạt động được thuận lợi.
80
3.4.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Đối với SARATRANS cần đặc biệt quan tâm đến phong tục, tập quán của
người Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến luồng khách, như: Vào mùa xuân ở nước ta
có nhiều lễ hội vì vậy phát sinh nhu cầu đi lại rất lớn; nghỉ tết cổ truyền dài ngày,
trước tết khoảng 15 ngày hầu như chỉ có khách đi từ Nam ra Bắc, sau tết thì ngược
lại. Điều này ảnh hưởng tới việc bố trí biểu đồ chạy tàu, bố trí phương tiện vận tải,
nhân lực phục vụ hành khách cho phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu đồng thời cũng
tránh lãng phương tiện và nhân lực.
3.4.1.4. Yếu tố dân số
Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vận tải của SARATRANS, thông
thường dân số càng đông thì nhu cầu càng lớn. Nước ta có trên 90 triệu dân nên
sẽ có nhu cầu đi lại lớn.
3.4.1.5. Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận tải của SARATRANS:
Địa hình Việt Nam với ¾ là đồi núi dẫn tới KCHTĐS có độ dốc lớn, bán kinh cong
nhỏ, hạn chế năng lực thông qua, uy hiếp an toàn chạy tàu. Khí hậu Việt Nam mưa
bão nhiều làm cho hệ thống cầu đường sạt lở, gây ách tắc chạy tàu. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên ít, không tập trung, khó tiếp cận nên chân hàng vận chuyển hàng hóa bằng
ĐS rất nhỏ. Các yếu tố bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnhcũng gây khó khăn
không nhỏ cho VTĐS, như: Sự cố sập cầu Ghềnh năm 2016 gây ách tắc chính tuyến
gần 4 tháng, giảm doanh thu vận tải hàng trăm tỷ đồng; dịch COVID - 19 đầu năm
2020 đã làm cho VTĐS bãi bỏ hàng trăm chuyến tàu khách vì không có hành khách.
3.4.1.6. Yếu tố công nghệ
Đây là một trong những yếu tố chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với
SARATRANS. Yếu tố công nghệ đang đem lại bất lợi lớn nhất cho VTĐS. Đó là hệ
thống KCHTĐS đã quá cũ (đã gần 140 năm nhưng chưa được khôi phục, nâng cấp,
cải tạo đúng cấp quy định), lạc hậu (đường đơn, khổ 1000mm, hệ thống thông tin tín
hiệu, điều hành lạc hậu đầu máy, toa xe cũ, công nghệ lạc hậu, sức kéo, chở thấp
dẫn tới chất lượng dịch vụ vận tải thấp, cạnh tranh kém. SARATRANS cần nhận thức
rõ điểm yếu “chí mạng” này để có giải pháp khắc phục.
3.4.1.7. Môi trường quốc tế
Hiện nay và trong tương lai xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn
ra nhanh chóng, rộng khắp, giữa các quốc gia đang dần xoá đi các khoảng cách, điều
này thúc đẩy các hoạt động kinh doanh quốc tế, Tuy nhiên, sự bất ổn về kinh tế, chính
81
trị trên thế giới vẫn cao. Đảng, Nhà nước ta tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ
động hội nhập quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho SARATRANS.
Sự phát triển mạnh mẽ công nghệ tiên tiến của đường sắt cao tốc trên thế giới,
hoạt động đường sắt nhiều nước rất hiệu quả, đặc biệt là Trung Quốc, cùng với việc
tham gia đầy đủ và sâu rộng của ĐSVN trong tổ chức Đường sắt quốc tế OSZD là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của SARATRANS trong khả năng tiếp nhận
công nghệ VTĐS tiên tiến và tăng sản lượng liên vận đường sắt quốc tế.
3.4.1.8. Đánh giá chung về môi trường vĩ mô
Nhằm hỗ trợ đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô
đến hoạt động của SARATRANS, tác giả sử dụng kết quả điều tra, khảo sát theo mẫu
tại phụ lục 2 - Phiếu khảo sát PL1.1, kết quả có được như bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động
của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn (Đơn vị: %)
Số
TT
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố môi trường bên ngoài
đến hoạt động của Công ty
Rất
Nhiều
Nhiều
Trung
bình
Không
nhiều
1 Môi trường chính trị 0.1 39.2 43.2 17.5
2 Môi trường pháp luật và chính sách 0.3 56.7 39.5 3.5
3 Môi trường kinh tế (Thuế, lạm phát) 4.2 62.7 21.2 11.9
4 Môi trường văn hóa, xã hội 0.2 33.2 47.6 19.0
5 Môi trường tự nhiên 0.3 43.2 35.7 20.8
6 Môi trường khoa học công nghệ 3.7 39.7 43.2 13.4
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát -
Phụ lục 2: PL2.1. Kết quả phiếu khảo sát Mẫu 1
Qua kết quả điều tra khảo sát tại bảng 3.4, đa số quan điểm đều cho rằng môi
trường vĩ mô có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty, đặc biệt là môi trường
kinh tế (66,1%)... Kết quả này phù hợp với phân tích nêu trên tại 3.4.1.
3.4.2. Phân tích, đánh giá môi trường vi mô (môi trường ngành)
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh
đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Môi
trường ngành là môi trường phức tạp nhất và cũng ảnh hưởng nhiều đến cạnh tranh.
82
Sự thay đổi có thể diễn ra thường xuyên và khó có sự báo chính xác được, khác với
môi trường vĩ mô, môi trường ngành không được tổng hợp từ những quy định, quy
luật mà nó mang tính thời điểm nhất định. Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh,
khách hàng (người mua), nhà cung ứng, các đối thủ mới tiềm ẩn, sản phẩm thay thế.
Đối với ngành đường sắt, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa doanh nghiệp
VTĐS với các doanh nghiệp vận tải khác của: Đường bộ, hàng không, đường biển
mà còn diễn ra giữa các doanh nghiệp VTĐS với nhau. Sau đây là các đối thủ cạnh
tranh chủ yếu của SARATRANS.
3.4.2.1. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu ngoài ngành Đường sắt trong vận tải hành khách
Trong vận tải hành khách, SARATRANS có các đối thủ cạnh tranh chủ yếu
là vận tải bằng ô tô và vận tải bằng hàng không. Trên thực tế VTĐS cạnh tranh
quyết liệt với hàng không trên những cung chặng dài trên 500 km và với vận tải ô
tô trên những cung chặng ngắn dưới 300 km, đặc biệt trên những cung chặng dưới
100 km.
* Các doanh nghiệp vận tải ô tô khách
Các doanh nghiệp vận tải ô tô là đối thủ mạnh nhất của SARATRANS, có
hàng chục ngàn doanh nghiệp với hàng trăm ngàn đầu ô tô hiện đại cạnh tranh, tạo
áp lực trên tất cả các phân khúc từ số lượng đến chất lượng. Hiện nay vận tải đường
bộ đang chiếm khoảng 90% thị phần vận tải hành khách, đường sắt khoảng 1%. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối là do hệ thống
KCHT đường bộ trong những năm gần đây đã được đầu tư phát triển vượt bậc, tất cả
các tuyến đường đều được nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới. Đây là điều kiện cơ bản
nhất, thuận lợi nhất để các doanh nghiệp vận tải ô tô cạnh tranh trên thế mạnh với
SARATRANS (xem bảng 3.5).
* Các doanh nghiệp vận tải hàng không
Sản lượng vận chuyển hành khách bằng hàng không năm 2019 đạt 55,0 triệu,
tăng bình quân giai đoạn 2010-2019 là 15,7%/năm (trong khi đó vận tải hành khách
bằng đường sắt đang có xu thế giảm).
Hiện nay, có 5 hãng HK của Việt Nam (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific
Airlines, VASCO, Vietjet Air và Bamboo Air) đều là hãng HK cổ phần, tư nhân hoặc
liên doanh với nước ngoài; đang khai thác 70 đường bay quốc tế, 48 đường bay nội
địa với hàng trăm máy bay hiện đại, công nghệ tiên tiến. Hơn nữa các doanh nghiệp
83
vận tải hàng không được hưởng lợi thế về được sử dụng hệ thống cảng hàng không
tương đối hiện đại, có quy mô khá lớn khắp cả nước, tới năm 2020 có khả năng phục
vụ 70 triệu hành khách/năm.
Như vậy, có thể nói, các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam là đối thủ
cạnh tranh trên thế mạnh, uy hiếp tới SARATRANS trong vận chuyển hành khách,
đặc biệt ở khoảng cách xa trên 500 km (xem bảng 3.5).
Bảng 3.5: So sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong vận tải hành khách
với Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn
Đối thủ cạnh
tranh chủ yếu
Điểm mạnh, lợi thế Điểm yếu
1. Các doanh
nghiệp vận tải
hàng không
- Kết cấu hạ tầng:
+ Nhiều cảng hàng không hiện đại, đủ tiện nghi, chất lượng cao,
khắp đất nước;
+ Hệ thống điều hành không lưu công nghệ tiên tiến;
- Đội máy bay
+ Mới, hiện đại, công nghệ tiên tiến + Sức chở lớn đủ đáp ứng
nhu cầu của hành khách;
- Đội ngũ nhân lực (phi công, tiếp viên, nhân viên điều hành...)
trình độ cao, chuyên nghiệp;
- Các dịch vụ phục vụ hành khách (ăn uống, trông giữ xe, vệ sinh...,
cung ứng nhiên vật liệu, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện tốt...
- Giá cả cạnh tranh, phù hợp với các doanh nhân, công chức,
lãnh đạo và tầng lớp nhân dân có thu nhập trung bình trở lên;
- Độ an toàn cao;
- Thời trình ngắn nhất trong các phương tiện vận tải
- Chỉ lợi thế
trên cung
chặng dài trên
500 km;
- Các cảng
hàng không chỉ
có ở các thành
phố lớn, xa
trung tâm;
- Giá còn cao,
chưa phổ cập
tới tầng lớp thu
nhập thấp
2. Các doanh
nghiệp vận tải ô
tô
- Kết cấu hạ tầng:
+ Hệ thống đường bộ, bến xe phủ khắp mọi miền đất nước, tận
các bản làng xa xôi, hẻo lánh...điểm dừng đón trả khách, bãi đỗ
được tận dụng mọi nơi; nhiều tuyến đường cao tốc, chất lượng
cao đã và sẽ được đầu tư; kết nối tốt nhất, thuận tiện; khả năng
tương lai tiếp tục phát triển mạnh do được nhà nước đầu tư cao,
chiếm 73% tổng mức đầu tư cho GTVT (ĐS khoảng 5-7%), dễ
thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khách theo hình
thức BT,BOT,PPP...
+ Xe ô tô khách vận hành linh hoạt, chỉ cần có xe và tài xế là
hoạt động được;
- Phương tiện ô tô chở khách
+ Với hàng triệu đầu xe, đa số mới, hiện đại, công nghệ tiên tiến,
giá ô tô rẻ. Sức chở lớn đủ đáp ứng nhu cầu của hành khách, kể
cả thời gian cao điểm.
- Đội ngũ nhân lực đa dạng, đông vì đào tạo, tuyển dụng dễ dàng;
- Độ an toàn
không cao;
- Ô nhiễm môi
trường cao
- Không lợi thế
ở các chặng
trên 300 km
84
Đối thủ cạnh
tranh chủ yếu
Điểm mạnh, lợi thế Điểm yếu
- Các dịch vụ phục vụ hành khách (ăn uống, trông giữ xe, vệ
sinh..., cung ứng nhiên vật liệu, sửa chữa, bảo dưỡng phương
tiện đa dạng, phong phú;
- Giá cả rất cạnh tranh và linh hoạt, phù hợp với tất cả mọi đối
tượng, mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt ở phân phúc thu nhập
trung bình và thấp, kể cả nghèo.
- Thời trình phù hợp với các chặng đường.
Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp, phân tích
3.4.2.2. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu ngoài ngành Đường sắt trong vận tải hàng hóa
Trong vận tải hàng hóa, SARATRANS có các đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các
doanh nghiệp vận tải bằng ô tô và vận tải bằng đường biển, đường thủy nội địa. VTĐS
cạnh tranh quyết liệt với vận tải ô tô ở tất cả các cung chặng trên tất cả các tuyến; cạnh
tranh với đường biển, đường thủy nội địa trên các tuyến có đường biển, đường sông song
trùng (tuyến Hà Nội - Lào cai có sông Hồng, tuyến Bắc Nam có đường biển...)
* Các doanh nghiệp vận tải ô tô
Như đã phân tích ở phần trên (bảng 3.5), ngoài việc các doanh nghiệp vận tải
ô tô được hưởng hệ thống KCHT tốt hơn rất nhiều so với KCHT đường sắt, kết nố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_xay_dung_chien_luoc_phat_trien_cong_ty_co.pdf