Luận án Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Hiện nay, xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đã bắt đầu có

chỗ đứng trên thị trường thế giới. Một số sản phẩm CNC như điện

thoại di động, máy vi tính, điện tử và linh kiện,. của Việt Nam đã có

mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để đánh giá

tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa CNC của Việt Nam, Luận

án sử dụng kết quả tính toán của chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu

(RCA) làm công cụ đánh giá. Kết quả tính toán thể hiện: trong 18 mã

sản phẩm thuộc nhóm hàng CNC của Việt Nam thì năm 2016 có 8

mã sản phẩm (các mã: 716, 751, 752, 761, 764, 771 776 và 881) có

lợi thế so sánh với chỉ số RCA > 1

pdf25 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu hàng công nghệ cao có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của một quốc gia Thứ hai, xuất khẩu hàng CNC thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thứ ba, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cao cho lao động phổ thông và lao động trí thức tại các doanh nghiệp sản xuất hàng CNC Thứ tư, xuất khẩu hàng CNC góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường quốc tế. Thứ năm, xuất khẩu hàng CNC góp phần cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước cho phù hợp với luật pháp và các thông lệ quốc tế. 2.1.4. Các loại sản phẩm công nghệ cao Hàng CNC được nêu ở trên bao gồm có 18 sản phẩm bao gồm các sản phẩm điện, điện tử, viễn thông, dụng cụ y tế, máy ảnh... 6 2.1.5. Một số lý thuyết về xuất khẩu hàng hoá Có thể thấy rằng thương mại quốc tế được hình hành từ việc khai thác các lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và môi trường kinh doanh của các quốc gia, từ đó dẫn đến các hoạt động trao đổi hàng hóa nhằm phát huy những lợi thế có được của mỗi quốc gia. 2.1.6. Đặc điểm của xuất khẩu hàng công nghệ cao Xuất phát từ bản chất của hàng công nghệ cao, xuất khẩu hàng CNC có những đặc điểm chủ yếu như sau: - Xuất khẩu hàng CNC thường được bắt nguồn từ quá trình tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. - Xuất khẩu hàng CNC tập trung chủ yếu ở một số quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển. - Các nước đang phát triển đang đuổi kịp các nước phát triển trong xuất khẩu hàng CNC. - Lợi thế so sánh hàng CNC của các nước đang phát triển tăng tương đối nhanh trong thời gian vừa qua. - Xuất khẩu hàng CNC ở các nước đang phát triển có vai trò rất lớn của các tập đoàn đa quốc gia thông qua FDI. 2.1.7. Nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC 2.1.7.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Trong nội dung này, luận án cũng nghiên cứu về cán cân thương mại đối với hàng CNC, tức Việt Nam xuất siêu hay nhập siêu hàng CNC. 2.1.7.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu Mục tiêu của việc mở rộng quan hệ xuất khẩu hàng CNC là nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. 2.1.7.3. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng CNC cũng có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự thay đổi ngành sản xuất hàng CNC. 2.1.7.4. Tính cạnh tranh trong xuất khẩu hàng công nghệ cao Để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao, tăng cường quy mô thì nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng. 2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao * Quy mô nền kinh tế của nước xuất khẩu * Quy mô nền kinh tế của nước nhập khẩu 7 * Nguồn lực hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ * Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) * Lạm phát * Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu * Chính sách khuyến khích/quản lý xuất khẩu * Khoảng cách giữa hai quốc gia * Độ mở của nền kinh tế của nước xuất khẩu * Các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực * Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2. Cơ sở thực tiễn về xuất khẩu hàng công nghệ cao 2.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng công nghệ cao của một số nước trên thế giới 2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 2.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 2.2.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao đối với Việt Nam Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao có những nội dung chính nào? 2. Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Cụ thể: xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017 có những đặc điểm gì nổi bật, được phát triển ra sao? Những hạn chế chính trong xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong thời gian qua là gì? 3. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam? 4. Để thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, cần phải có những giải pháp trọng tâm nào? 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận a. Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. 8 b. Tiếp cận liên ngành: Từ những hạn chế và yếu kém trong sự liên kết giữa các ngành nhằm đề xuất giải pháp khắc phục trong tương lai. c. Tiếp cận điển hình (nghiên cứu trực tiếp một số sản phẩm cụ thể) Với nội dung nghiên cứu tập trung vào một số mặt hàng công nghệ cao chính của Việt Nam, nên cách tiếp cận tương ứng của luận án là tiếp cận điển hình (cụ thể bằng một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao). 3.2.1.2. Khung phân tích a. Khung phân tích của luận án b. Khung phân tích mô hình nghiên cứu Từ sơ đồ 3.1. cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế được tổng hợp bởi 3 nhóm nhân tố chính là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung, nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và nhóm các nhân tố hấp dẫn/cản trở. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung là những yếu tố đại diện cho năng lực sản xuất của nước xuất khẩu như GDP và dân số. 9 Sơ đồ 3.1: Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2009) Từ việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, dựa vào mô hình nghiên cứu trước đây kết hợp với phân tích lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao và những điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, luận án xây dựng khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam được thể hiện chi tiết ở sơ đồ 3.2 sau đây: Sơ đồ 3.2. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam Nguồn: Tổng hợp của tác giả : Tác động trực tiếp : Tác động gián tiếp 10 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Luận án tiến hành thu thập số liệu thứ cấp để có được những đánh giá về thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Liên hợp Quốc 3.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu: 3.2.3.1. Bảng, đồ thị thống kê 3.2.3.2. Phương pháp phân tổ thống kê 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh 3.2.4.3. Mô hình trọng lực mở rộng (augmented gravity model) 3.2.4.4. Phương pháp phân tích thị phần không đổi 3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Để đánh giá được thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, luận án sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu chính sau: Chỉ tiêu phản ánh thị phần hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu Chỉ số lợi thế so sánh (Revealed Comparative Advantage (RCA) index) Chỉ số định hướng khu vực (Regional Orientation Index -ROI) Chỉ số tập trung thương mại (Trade Intensity Index - TII) Chương 4 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM 4.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 4.1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư với 224 thị trường tại tất cả các châu lục. 4.1.2. Quy mô và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 11 -20000 -15000 -10000 -5000 0 5000 0 50000 100000 150000 200000 250000 19901992199419961998200020022004200620082010201220142016 Xuất khẩu (tr US$) Nhập khẩu (tr US$) Cán cân TM (Trục phải) Đồ thị 4.1. Thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Hải quan và tính toán của tác giả, 2018 4.1.3. Thị trường xuất khẩu hàng hóa 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Đông Á - TBD Châu Âu và Trung Á Mỹ La tinh và Caribe Trung Á và Bắc Phi Bắc Mỹ Nam Á Châu Phi Hạ Sahara Đồ thị 4.2. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các khu vực trên thế giới giai đoạn 2000-2017 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2019 12 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, phát huy lợi thế so sánh nên Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đông Á và Thái Bình Dương đạt trên 100 tỷ USD năm 2017, chiếm gần 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp đến là các nước thuộc khối Bắc Mỹ với tỷ trọng 21% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017. Như vậy có thể nói, thị trường xuất khẩu của Việt Nam có sự phân hóa rõ ràng giữa các thị trường do tác động bởi yếu tố khoảng cách địa lý, sức mua của đối tác... Bảng 4.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo tiêu chuẩn ngoại thương SITC giai đoạn 2000-2017 ĐVT: triệu US$ Nhóm mặt hàng phân loại theo SITC 2000 2005 2010 2011 2013 2015 2017 TTTT BQ (%) Tổng giá trị xuất khẩu 14482,7 32447,1 72236,7 96905,7 132032,9 162016,7 214019,1 17,17 1. Hàng thô hoặc mới sơ chế 8078,8 16100,7 25187,5 33736,7 33782,6 30299,3 34967,6 9,00 - Lương thực, thực phẩm và động vật sống 3779,5 6345,7 13432,5 17442,9 18561,2 20339,5 25036,7 11,76 - Đồ uống và thuốc lá 18,8 150,0 301,3 358,0 538,1 568,4 473,2 20,89 - NVL thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 384,0 1229,1 3373,8 4716,1 4742,3 4108,2 5178,0 16,54 - Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan 3824,7 8358,0 7979,7 11007,8 9685,2 4995,8 4119,6 0,44 - Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 71,8 17,9 100,2 211,9 255,8 287,4 160,1 4,83 2. Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 6397,5 16341,0 47012,5 63106,1 98172,4 131710,7 179043,2 21,65 - Hoá chất và sản phẩm liên quan 158,5 536,0 1881,9 2875,7 3831,6 4098,3 4478,3 21,72 13 - Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu 911,1 2165,4 8485,6 10874,6 13844,2 17057,5 22191,3 20,66 - Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 1276,0 3145,1 11476,1 18834,9 43027,1 60563,8 89465,9 28,40 - Hàng chế biến khác 4051,9 10494,5 25168,9 30520,9 37469,5 49991,1 62907,7 17,51 3. Hàng hoá không thuộc các nhóm trên 6,4 5,4 36,7 62,9 77,9 6,7 8,3 1,54 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019 4.1.4. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hàng hóa Về sản phẩm xuất khẩu, đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong gần 2 thập kỷ vừa qua, trong đó hàng thô hoặc mới sơ chế giảm mạnh với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 55,8% năm 2000 xuống còn 16,3% năm 2017. Bảng 4.5. 10 nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam giai đoạn 2016-2017 ĐVT: Tỷ US$ STT Nhóm sản phẩm 2016 2017 So sánh 2017/2016 (%) 1 Điện thoại các loại và linh kiện 34,32 45,27 31,91 2 Hàng dệt, may 23,82 26,04 9,32 3 Máy vi tính, SP điện tử và linh kiện 18,96 25,94 36,81 4 Giày dép các loại 13,00 14,65 12,69 5 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 10,11 12,77 26,31 6 Hàng thủy sản 7,05 8,32 18,01 7 Gỗ và sản phẩm gỗ 6,96 7,66 10,06 8 Phương tiện vận tải và phụ tùng 6,06 6,99 15,35 9 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 2,96 3,8 28,38 10 Xơ, sợi dệt các loại 2,93 3,59 22,53 Tổng 126,17 155,03 22,87 Nguồn: Bộ Công Thương, 2018 Về tốc độ tăng trưởng, nhóm sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lại có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất với tốc độ 14 tăng liên hoàn đạt 36,8% với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 26 tỷ USD, tiệm cận với nhóm hàng dệt, may với 26,04 tỷ USD. Ngoài ra, nhóm sản phẩm Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện cũng có sự gia tăng mạnh mẽ, tốc độ tăng liên hoàn đạt khoảng 28,4% trong giai đoạn 2016-2017. 4.2. Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam 4.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao Nhìn chung, có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ trong xuất khẩu các sản phẩm thuộc nhóm hàng CNC của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2017. Tuy nhiên, xuất khẩu các sản phẩm thuộc nhóm hàng CNC của Việt Nam cũng tập trung vào một số sản phẩm chủ lực. Một số sản phẩm như 524, 712, 718 có giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2005- 2017 rất thấp, chỉ dưới 15 triệu US$. Còn lại, các sản phẩm khác đều có tốc độ phát triển bình quân đạt trên 100%/năm (tăng trưởng dương) cho cả giai đoạn nghiên cứu. Một số mã sản phẩm như 751, 764, 774, 792, 871 có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm rất cao (trên 50%/năm) cho thấy các mã sản phẩm này Việt Nam đã và đang đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhập khẩu. 4.2.2. Thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao Thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam đang được mở rộng theo hướng đa dạng hóa ở các châu lục khác nhau. Đầu những năm 2000, xuất khẩu hàng công nghệ cao chủ yếu tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Xuất khẩu sang khu vực Đông Á - TBD chiếm đến 83% tổng giá trị xuất khẩu hàng CNC năm 2000, trong đó ASEAN chiếm gần 65%. Tuy nhiên, cùng với sự đi lên của kim ngạch xuất khẩu hàng CNC cũng có sự chuyển biến lớn về thị trường xuất khẩu. Thị phần xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam so với thế giới có xu hướng tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2000-2017. So sánh tốc độ tăng trưởng bình quân về kim ngạch xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam với thế giới (tăng trưởng của Việt Nam là 31,13%, trong 15 khi tăng trưởng của thế giới là 5,79%) cho thấy tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu mặt hàng CNC của Việt Nam cao gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng của thế giới. Thống kê 15 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hàng CNC của Việt Nam năm 2017. Nhóm 15 quốc gia này đều có giá trị nhập khẩu hàng CNC của Việt Nam đạt trên 1,3 tỷ USD. Phần lớn trong nhóm 15 quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hàng CNC của Việt Nam đều có mức tăng trưởng đạt trên 35% trong giai đoạn này, ngoại trừ Nhật Bản và Thái Lan. Đầu những năm 2000, Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu hàng CNC nhiều nhất từ Việt Nam (năm 2005 là 317 triệu USD, cao nhất trong nhóm 15 quốc gia ở bảng 4.12). 4.2.3. Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao Bảng 4.22. Xuất khẩu của Việt Nam phân theo trình độ công nghệ giai đoạn 2000-2017 Nhóm sản phẩm Tỷ trọng (%) TTBQ 2000- 2017 (%) 2000 2010 2013 2015 2017 I. Sản phẩm thô 51,73 30,12 21,15 15,07 14,02 8,74 II. Sản phẩm chế biến 48,27 69,88 78,85 84,93 85,98 21,47 1. Sản phẩm dựa vào tài nguyên 6,72 8,92 8,17 7,57 6,42 17,09 - Nông nghiệp 3,30 4,81 4,50 4,45 3,71 18,23 - Khoáng sản 3,43 4,12 3,67 3,12 2,70 15,79 2. Sản phẩm công nghệ thấp 31,15 41,01 32,84 35,11 31,88 17,57 - Vải, quần áo, giầy dép 26,58 26,96 24,25 26,39 23,45 16,55 - Sản phẩm khác 4,57 14,05 8,58 8,72 8,43 21,71 3. Sản phẩm công nghệ trung bình 4,60 9,23 9,94 9,65 9,79 22,75 - Ô tô 0,53 0,95 1,19 1,15 1,06 22,32 - Chế biến 1,12 2,76 3,11 2,47 2,20 22,14 - Cơ khí 2,95 5,53 5,64 6,02 6,53 23,05 4. Sản phẩm công nghệ cao 5,80 10,71 27,90 32,60 37,90 31,13 - Điện tử và điện 5,48 9,87 26,45 30,87 34,81 30,90 - Sản phẩm khác 0,31 0,84 1,45 1,73 3,09 34,34 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 17,41 Nguồn: Tác giả tính toán từ cơ sở dữ liệu của World Bank, 2019 Để đánh giá cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tại một số thị trường chính, phân loại xuất khẩu của Việt Nam theo trình độ 16 công nghệ còn được tính toán cho 6 nước và nhóm nước (từ bảng 4.23 đến bảng 4.28). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt tương đối giữa các quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong khi hầu hết các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay ASEAN đều giảm tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm thô trong giai đoạn 2000-2017, Đức lại giữ nguyên tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm thô từ Việt Nam, thậm chí có xu hướng tăng nhẹ. Đây cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đối với sản phẩm thô đạt mức cao (14,04%) (Bảng 4.24). Tuy nhiên, đối với nhóm sản phẩm CNC, tất cả 6 thị trường nghiên cứu đều cho thấy sự gia tăng tỷ trọng mạnh trong tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam như Hoa Kỳ tăng từ 0,58% lên 21,14%; Đức tăng mạnh từ 1,25% lên 37,21%; Hàn Quốc tăng từ 6,2% lên 41,98%; đặc biệt Trung Quốc tăng mạnh từ 0,32% lên 46,78% (tốc độ TTBQ hàng năm đạt 61,45%), trong khi đó tại thị trường Nhật Bản và ASEAN mức tăng không mạnh như ASEAN có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đối với hàng CNC là 16,44%. Các sản phẩm CNC xuất khẩu sang các nước chủ yếu là các sản phẩm về điện, điện tử. 4.2.4. Khả năng cạnh tranh của hàng công nghệ cao Hiện nay, xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Một số sản phẩm CNC như điện thoại di động, máy vi tính, điện tử và linh kiện,.. của Việt Nam đã có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để đánh giá tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa CNC của Việt Nam, Luận án sử dụng kết quả tính toán của chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) làm công cụ đánh giá. Kết quả tính toán thể hiện: trong 18 mã sản phẩm thuộc nhóm hàng CNC của Việt Nam thì năm 2016 có 8 mã sản phẩm (các mã: 716, 751, 752, 761, 764, 771 776 và 881) có lợi thế so sánh với chỉ số RCA > 1. Để đánh giá lợi thế so sánh các mặt hàng CNC xuất khẩu của Việt Nam, luận án đã tính toán chỉ số lợi thế so sánh các mặt hàng CNC của Việt Nam và 9 quốc gia khác. Từ kết quả tính toán cho thấy, Việt Nam và các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Mê-xi-cô và Philipin đều có Chỉ số lợi thế so sánh tương đối giống nhau, tức là các quốc gia này cạnh tranh nhau đối với hàng CNC trên thị trường thế giới, đặc biệt là sản phẩm mã 752 với 7/10 quốc gia đều có lợi thế so sánh. Như vậy có thể thấy rằng, tuy có lợi thế so sánh ở một số mặt hàng chủ lực nhưng Việt 17 Nam cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, Trung Quốc. Để đánh giá mức độ cạnh tranh của từng sản phẩm công nghệ cao, luận án sử dụng mô hình “Thị phần không đổi (CMS)” (Constant Market Share Model) để đánh giá sự biến động xuất khẩu hàng CNC Việt Nam. Mô hình này đánh giá mức độ thay đổi giá trị xuất khẩu hàng công nghệ cao phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhu cầu thị trường của chính loại hàng hóa đó (tác động cầu); mức tăng trưởng của toàn bộ thị trường tiêu thụ (tác động cấu trúc) và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam (Nguyễn Bích Thủy, 2015). Trên cơ sở sử dụng số liệu thu thập trong giai đoạn 2002-2017, Bảng 4.32, bảng 4.33 và bảng 4.34 trình bày kết quả phân tích của mô hình CMS về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong các giai đoạn: 2002-2009, 2010-2017 và 2002-2017. Bảng 4.32. Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam giai đoạn 2002-2009 Mã Tăng/giảm xuất khẩu (triệu US$) Tác động cầu (triệu US$) Tác động cấu trúc (triệu US$) Khả năng cạnh tranh (triệu US$) 524 11,92 0,19 0,10 11,63 541 37,65 9,39 6,78 21,47 712 0,38 0,00 0,00 0,38 716 424,76 60,63 24,17 339,96 718 1,63 0,11 0,08 1,45 751 1208,88 0,35 0,74 1207,80 752 78,18 16,47 -9,11 70,82 759 133,71 282,56 -249,89 101,04 761 7,55 52,21 38,78 -83,44 764 995,86 91,37 -19,69 924,18 771 257,41 39,11 11,61 206,69 774 21,06 1,05 0,07 19,94 776 207,69 14,88 -7,23 200,04 778 280,58 51,03 -14,26 243,81 792 11,83 3,16 -2,67 11,35 871 1,72 0,09 0,41 1,22 874 59,17 11,75 -3,11 50,54 881 391,06 15,13 -24,75 400,67 Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu của Ngân hàng Thế giới (2019) Trong giai đoạn 2002-2009, tác động cầu đối với tất cả hàng công 18 nghệ cao xuất khẩu các thị trường đều dương. Điều này có nghĩa là tăng trưởng xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đầu tiên là do tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao trên thế giới. Một số sản phẩm CNC có mức đột tăng cầu mạnh như nhóm sản phẩm 759 và 761. Đây là những sản phẩm có mức tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu nhờ mức tăng nhu cầu của thế giới. Mặt khác, xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam giai đoạn này nhìn chung có mức tăng trưởng mạnh hơn so với mức tăng của thế giới thể hiện mức độ cạnh tranh cao của các sản phẩm CNC. Ngoài sản phẩm 761 có mức độ cạnh tranh kém, các sản phẩm khác đều thể hiện mức độ cạnh tranh trong xuất khẩu rất cao như các sản phẩm 716, 751, 764, 776, 881. Bảng 4.33. Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam giai đoạn 2010-2017 Mã Tăng/giảm xuất khẩu (triệu US$) Tác động cầu (triệu US$) Tác động cấu trúc (triệu US$) Khả năng cạnh tranh (triệu US$) 524 3,2 1,0 -5,0 7,2 541 106,9 8,4 3,2 95,3 712 -0,2 0,1 -0,2 -0,1 716 462,4 111,3 -32,9 383,9 718 9,3 0,2 -0,4 9,5 751 1247,1 251,9 -1368,4 2363,5 752 3390,5 29,2 15,9 3345,3 759 548,7 53,4 274,3 220,9 761 2155,0 6,8 -23,9 2172,1 764 48613,0 414,0 155,5 48043,5 771 825,1 65,8 20,8 738,5 774 110,8 0,9 0,0 109,9 776 8860,0 75,3 240,9 8543,9 778 1398,4 81,1 171,5 1145,8 792 374,0 3,2 7,0 363,7 871 3059,8 2,7 5,9 3051,2 874 395,6 13,3 19,8 362,5 881 2095,1 63,8 256,3 1774,9 Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu của Ngân hàng Thế giới (2019) Giai đoạn 2010-2017 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam, tập trung vào một số mặt hàng như 764, 776, 752, 871. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 19 giai đoạn này vẫn chủ yếu được giải thích bởi sự cải thiện về khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trong khi tác động cầu sản phẩm và tác động cấu trúc nhìn chung có ảnh hưởng không nhiều đến mức độ tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Ngoài ra, so với giai đoạn 2002-2009, mặt hàng 761 và 759 cũng đã có mức cạnh tranh sản phẩm cao hơn, trong đó sản phẩm 761 có mức độ xuất khẩu tăng lên gần như hoàn toàn là do mức tăng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm (Bảng 4.33). Như vậy có thể nói mức đô cạnh tranh của sản phẩm CNC xuất khẩu có xu hướng tăng lên trong những năm trở lại đây. Bảng 4.34. Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam giai đoạn 2002-2017 Mã Tăng/giảm xuất khẩu (triệu US$) Tác động cầu (triệu US$) Tác động cấu trúc (triệu US$) Khả năng cạnh tranh (triệu US$) 524 9,7 0,3 -0,3 9,7 541 151,1 17,5 5,8 127,7 712 0,1 0,0 0,0 0,1 716 1118,5 113,2 5,1 1000,2 718 10,5 0,2 0,0 10,4 751 2881,9 0,7 -0,5 2881,8 752 3561,9 30,8 -10,7 3541,8 759 585,4 527,8 -82,3 139,9 761 2141,7 97,5 -48,1 2092,3 764 51200,6 170,7 -28,1 51058,0 771 1209,6 73,1 22,4 1114,1 774 115,6 2,0 -0,2 113,9 776 9332,6 27,8 9,3 9295,6 778 1869,2 95,3 20,3 1753,5 792 391,3 5,9 -2,9 388,3 871 3077,1 0,2 0,9 3076,0 874 468,9 21,9 1,9 445,1 881 2492,9 28,3 -32,8 2497,4 Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu của Ngân hàng Thế giới (2019) Như vậy, quá trình tăng trưởng xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2017 đã đạt được những kết quả 20 quan trọng. Các sản phẩm CNC chủ yếu có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh trong thời gian vừa qua bao gồm 764, 776,752, 871, 881 và 751. Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng CNC của đối với những sản phẩm trên cao hơn rất nhiều so với mức trung bình tăng trưởng xuất khẩu chung của những sản phẩm cùng loại trên thế giới. 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam Kết quả hồi quy sử dụng các phương pháp ước lượng OLS, FEM và REM với 648 quan sát được trình bày cụ thể tại Bảng 4.35. Bảng 4.36. Mô hình REM về mức độ tác động của các yếu tố đến KNXK hàng CNC của Việt Nam Biến độc lập Ước lượng REM Hệ số hồi quy Kiểm định t Hệ số chặn -51,915 -10,08*** Ln(PGDPit*PGDPjt) 0,418 1,49 Ln(IPRit*IPRjt) 1,973 1,73* LnERit 11,115 8,73*** LnINFit -0,612 -5,04*** LnDISijt -0,977 -3,65*** LnEDISijt 0,212 2,08** LnINSit -0,528 -0,39 FTAijt 0,453 2,96*** BORij 0,785 3,45*** Hệ số xác định bội hiệu chỉnh ( 2R ) 0,465 Giá trị kiểm định (F) 507,6 Ghi chú: *, **, ***: Tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%, 5%, 1%; 21 Các giá trị trong dấu ngoặc đơn ( ) là kiểm định z. Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phần mềm Stata Từ kết quả mô hình trọng lực đã chỉ ra 8 yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam là GDP của Việt Nam và nước nhập khẩu, chỉ số về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam và nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, lạm phát, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu, khoảng cánh về kinh tế giữa 2 quốc gia, biến giả về biên giới và thành viên của các FTA. Kết quả phân tích đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực, các nhân tố tác động tiêu cực đồng thời kết quả cũng cho thấy xu hướng tác động của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xuat_khau_hang_cong_nghe_cao_cua_viet_nam.pdf