MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu.3
5. Đóng góp của luận án. 3
6. Cấu trúc của luận án. 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .5
1.1.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật. 5
1.1.2. Nghiên cứu về hồi ký .7
1.1.3. Nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật hồi ký Tô Hoài . 12
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài . 17
1.2.1. Ngôn ngữ trần thuật. 17
1.2.2. Thể loại ký trong văn học. 22
1.3. Tô Hoài và hồi ký. 30
1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác . 30
1.3.2. Vị trí của hồi ký trong sáng tác của Tô Hoài. 32
1.3.3. Đặc điểm hồi ký Tô Hoài . 33
1.4. Tiểu kết chương 1. 35
Chương 2. TỪ NGỮ TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI . 37
2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm nghệ thuật. 37
2.1.1. Từ trong ngôn ngữ . 37
2.1.2. Từ trong tác phẩm nghệ thuật. 38
2.2. Từ ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài . 40
2.2.1. Các lớp từ xét về mặt cấu tạo . 40
2.2.2. Các lớp từ ngữ xét về mặt phong cách. 50
2.2.3. Các trường từ vựng nổi bật trong Hồi ký Tô Hoài . 62
2.3. Những sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ. 83
2.4. Tiểu kết chương 2. 90Chương 3. CÂU TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI . 92
3.1. Câu trong ngôn ngữ và câu trong văn bản nghệ thuật. 92
3.1.1. Câu trong ngôn ngữ. 92
3.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật . 94
3.2. Câu trong hồi ký Tô Hoài xét về cấu tạo. 95
3.2.1. Số liệu thống kê . 95
3.2.2. Câu đơn trong hồi ký Tô Hoài. 97
3.2.3. Câu ghép trong hồi ký Tô Hoài . 119
3.3. Câu trong hồi ký Tô Hoài xét theo mục đích nói. 127
3.3.1. Số liệu thống kê . 127
3.3.2. Vai trò của các loại câu trong hồi kí của Tô Hoài xét theo mục đích nói. 128
3.4. Biện pháp tu từ cú pháp trong hồi ký Tô Hoài . 132
3.4.1. Số liệu thống kê . 132
3.4.2. Một số biện pháp tu từ cú pháp trong hồi kí của Tô Hoài . 133
3.5. Tiểu kết chương 3. 144
KẾT LUẬN. 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ . 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 152
TƯ LIỆU KHẢO SÁT. 165
171 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài - Nguyễn Thị Đào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện đầy cá tính; ở đó, mỗi chi tiết đều được chọn lọc như một tiêu chí mang tính
khu biệt.
Đó là hình ảnh của một cậu bé sợ ma: (77) “Hễ nhà vắng người, tôi đành
ngồi thu lu trên thềm đá giữa sân, không dám ra ao hay vào trong nhà... Mỗi lần,
chỉ mới vào đứng lấp ló cửa buồng là tôi đã rờn rợn trong người” [I, tr.16].
Hay người ông: (78) “Ông tôi ngồi bó gối, bao giờ cũng một kiểu ấy, hút
thuốc, nhìn ra sân” [I, tr.76]. Trong dáng ngồi im lìm và lặng lẽ ấy như có cái gì đó
vừa bất mãn vừa cam chịu, nhẫn nhục, suy tư trước thời thế cuộc đời, trước cái
nghèo đói tù túng.
73
Trong dòng hồi ký, từ Tự truyện, Những gương mặt chân dung văn học,
đến Cát bụi chân ai, Chiều chiều, nhà văn đều chú trọng đến từng chi tiết sinh
hoạt đời thường của nhân vật. Tôn trọng hiện thực, không bóp méo sự thật, "nhặt
nhạnh" mọi chi tiết dù là nhỏ nhất, đó là bí quyết xây dựng nhân vật, góp phần
làm nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Có thể nói, với nghệ thuật xây dựng
nhân vật mang tính đặc thù, thế giới nhân vật của Tô Hoài tuy ít tạo ra chiều sâu
triết lý nhưng đã chiếm được cảm tình của mọi thế hệ bạn đọc bởi sự gần gũi với
mỗi con người.
Khi đi vào khảo sát cụ thể lớp từ hoạt động trong hồi ký cuả ông, chúng tôi
nhận thấy, khi miêu tả hành động nhân vật, Tô Hoài đã sử dụng lớp từ chỉ hoạt động
có cấu tạo đa âm tiết. Ông thấy được giá trị của từ láy có khả năng gợi hình, gợi
cảm rất cao, nên nhà văn đã khai thác triệt để khả năng này của từ láy làm định ngữ,
bổ ngữ cho động từ trung tâm. Trong các tác phẩm hồi kí, từ láy xuất hiện dày đặc
có 1834 từ với 9813 lần xuất hiện có vai trò tạo hình, gợi cảm cho lời văn trần thuật.
Chẳng hạn:
(79) “Đột nhiên một buổi những đám mây lớn đen xịt, lổm ngổm vần vũ đầy
trời. Gió nam giật mãi, bỗng mát lạnh hơi nước. Đằng xa miên man rạt rào khua
động. Mưa đã xuống bên kia sông. Gió càng điên đảo trong cành cây. Ngoài đường
cái, người chạy táo tác. Trẻ con la ơi ới. Có lẽ sắp được xem mưa, các chú bé thích
quá kêu rối rít. Cùng chung với chúng tôi một nỗi vui ngơ ngẩn, mấy con chó cũng
nhảy cỡn, nhay xích ống, ăng ăng sủa. Lẹt đẹt... Lẹt đẹt.. Mưa giáo đầu. Những giọt
nước to lăn xuống mái phên nứa. Vừa mấy giọt nước lách cách, bây giờ đã bao
nhiêu nước rào rào xiên xuống, lao vào bụi cây. Con gà trống ướt lướt thướt hai đầu
cánh nhấp nhô chạy tìm chỗ trú. Mưa buông sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước
toả trắng xoá. Trong nhà, bỗng tối sầm. Mùi âm ấm ngòn ngọt lại như ngai ngái.
Cái mùi là lạ, man mác của những trận nước mưa mới đầu mùa. Tiếng giọt gianh đổ
ồ ồ, ào ạt ọc lên trong những rãnh nước sâu. Mảnh sân đất đã ngập mấp mé. Nước
chảy đỏ bốn bề sân, được một lúc bỗng trong vòm trời tối thâm, vang một hồi ầm ừ
rền rền. Tiếng sấm, tiếng sấm mưa mới. Ngoài ngõ xóm, nghe có tiếng chân người
lép nhép chạy, vác thúng đi bắt cá rô rạch trên các bờ ao. Trời bớt xám, rạng dần.
74
Đến khi chim chào mào bay ra hót ríu ran, thì lại quang quẻ như lúc nãy. Vòm trời
dịu trong vắt, mới mẻ hơn. Mặt trời chói lọi trên chòm lá bưởi ướt lấp lánh.” [I,
tr.42]. Chỉ một đoạn văn ngắn, Tô Hoài đã cho người đọc thấy được cảnh sắc, âm
thanh, hoạt động của một vùng quê nông thôn trước, trong và sau cơn mưa thật sinh
động, bình dị, trong trẻo. Con người, vật, cảnh vật vận động mang tính chất đặc
trưng riêng của mình.
Với những trăn trở trong sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài không chỉ thể hiện nét
riêng phong cách của mình qua việc sử dụng một loạt từ chỉ hoạt động. Phong cách
của ông còn được khẳng định ở việc sử dụng kết hợp từ láy với động từ để tạo thành
từ chỉ hoạt động đó như thế nào, mà còn tạo nên sự độc đáo và mang lại hiệu quả
nghệ thuật cao nhất.
c. Trường từ vựng chỉ thời gian
c1. Số liệu thống kê
Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy
chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc
điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thực hiện mỗi thể loại
văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng.
Để định vị và định lượng thời gian (tức xác định thời điểm và thời lượng),
người Việt thường dùng các từ ngữ, trong đó, thông thường là các danh ngữ mà
thành phần trung tâm là các danh từ chỉ thời gian như giờ, phút, giây, ngày,
tháng, năm, đêm, hôm; hồi, khi, lúc, dạo; chốc, lát, tí,; khi cấu tạo danh ngữ
biểu thị thời gian, chỉ cần thêm vào trước loại danh từ này một từ định lượng
(một, hai, ba, mấy, các, những,) hoặc một từ định vị (này, kia, ấy, trước, sau,
trong, ngoài,) theo mô hình cấu trúc: x + D + y (trong đó, x: từ định lượng; y:
từ định vị; D: danh từ trung tâm). Và các từ này, kia, nọ, ấy, đó, trước, sau,
trong, ngoài lần lượt trở thành những từ dùng trong những miêu tả quá khứ, hiện
tại và tương lai. Dựa vào kết hợp trên chúng tôi khảo sát và phân loại lớp từ
thuộc trường ngữ nghĩa chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài. Kết quả thể hiện qua
bảng tổng hợp 2.9 như sau:
75
Bảng 2.9. Lớp từ ngữ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài
TT Từ chỉ thời gian Số lượng Tần số Tỷ lệ
1 Hồi tưởng (gắn sự kiện) 982 982 56,1 %
2 Quá khứ 120 1723 6,8 %
3 Hiện tại (đồng hiện) 25 731 1.4 %
4 Tương lai 14 345 1 %
5 Khác 607 3151 34,7 %
Tổng 1748 6932 100 %
Khảo sát các tác phẩm hồi ký Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy, tác giả sử dụng
số lượng lớn lớp từ chỉ thời gian, 1748 từ/tổ hợp từ với 6932 lần xuất hiện. Lớp từ
chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài rất đa dạng (chỉ thời gian cụ thể, thời gian ước
lượng - không cụ thể, thời gian quá khứ, thời gian hiện tại,...) nhưng với đặc điểm
của hồi ký là hồi tưởng, hoài niệm về thời gian đã qua mà tác giả là người kể lại,
viết lại nên lớp từ ngữ chỉ thời gian hồi tưởng gắn với sự kiện chiếm tỉ lệ lớn 982 từ
ngữ, dạng như: Cái hồi Trúc Đường thôi dạy học ở Hà Đông; Cái năm đi chiến
dịch Tây Bắc 1952; Năm 1946, hơn hai mươi năm trước khi tôi làm phóng viên báo
vào mặt trận nam Trung Bộ,... Tiếp đó, tuy thời gian quá khứ, thời gian phiếm chỉ
chiếm tỉ lệ thấp 6,8% (120) từ nhưng tần số xuất hiện lại nhiều nhất với 1723 lần
xuất hiện, kiểu như: ngày trước, ngày ấu thơ, ngày xưa, một hồi, thuở nhỏ, dạo ấy,
lúc nãy, năm ngoái, mọi khi,... Đặc biệt, lớp từ ngữ chỉ thời gian hiện tại (1,4%) và
lớp từ chỉ thời gian tương lai (1%) ít xuất hiện trong hồi ký Tô Hoài. Đây chính là
đặc điểm tiêu biểu của thể loại hồi ký.
Khi viết về thời gian, thời điểm trong ngày như sáng, trưa, chiều, tối thì
tác giả hay nói về thời gian buổi tối và buổi chiều; có 813 lần từ chỉ đêm tối,
137 từ chỉ buổi chiều, xuất hiện trong các tác phẩm hội kí. Còn lại, có 315, các
từ chỉ thời gian khác xuất hiện trong tác phẩm như thời gian cụ thể (chủ nhật,
ba tháng, năm 1954, ba giờ sáng,...), thời gian ước lượng (nhiều năm, những
ngày, mấy tháng,...),...
76
c2. Vai trò của lớp từ ngữ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài
Phản ánh lịch sử từ số phận cá nhân, ngòi bút khách quan, sắc sảo của Tô
Hoài đã tái hiện một cách trung thành và đầy đủ nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau
của đất nước (từ thập niên 40, 50 đến thập niên 90 của thế kỷ XX), từ thời kỳ cải
cách ruộng đất, những năm kháng chiến chống Mỹ cho đến cả thời kỳ trước và sau
đổi mới. Vì vậy, lớp từ chỉ thời gian xuất hiện nhiều trong hồi ký của tác giả. Từ chỉ
thời gian trong hồi ký Tô Hoài gắn với hiện tượng, sự kiện lịch sử cụ thể. Khi khảo
sát lớp từ chỉ thời gian trong hồi ký của ông, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều lớp từ
chỉ thời gian sau:
- Lớp từ chỉ thời gian quá khứ
Trong hồi ký Tô Hoài, thời gian tự sự được sử dụng chủ yếu là kiểu thời gian
hoài niệm quá khứ, thời gian phi thực. Điều này cho thấy, tác giả là người luôn sống
trong sự hoài niệm, khắc khoải, dằn vặt bởi quá khứ.
+ Dùng từ chỉ thời gian quá khứ để nhớ lại, kể lại những sự việc sự kiện liên
quan đến bản thân, ông thường dùng ngày ấy, hồi ấy, ngày xưa, thủa bé, hồi
ấy,Chẳng hạn: (80) “Những ngày ấy, tôi làm phóng viên báo Cứu Quốc trên mặt
trận Hà Nội” [I, tr.701]. Hay: (81) “Hồi ấy, tôi cũng đương làm công tác khu phố”
[I, tr.744]. (82) Hồi ấy tôi đã ở tổ chức Văn hoá Cứu quốc” [I, tr.520]. (83) “Năm
ấy, tôi ở một tổ đi thực tế nông thôn, nửa năm về Thái Bình” [II, tr.6],... Các nội
dung trần thuật đều được tái hiện lại bằng hồi ức của tác giả.
+ Nhớ và kể lại cho người đọc biết khoảng thời gian lần đầu gặp các bạn văn.
Tô Hoài kể lại lần đầu tiên gặp nhà văn Nguyễn Công Hoan: (84) “Nhớ hôm ấy anh
mặc quần soóc trắng, đội mũ cát đít vịt, hút tẩu thuốc lá, đứng tựa lan can tầu trông
ra biển” [I, tr.723],
+ Thời gian thường gắn liền với không gian, Tô Hoài khi ở không gian - địa
điểm này lại cho người đọc biết về thời gian ngày xưa ở đó như thế nào. Chẳng hạn:
(85) “Trong tôi vẫn nguyên cái tò mò hồn nhiên như thuở bé buổi sáng cắp sách lên
trường đình Yên Thái mà thật ra thì tôi đương mờ ảo trong khu vườn và nhà trường
Nguyễn ái Quốc trước kia chỗ này là xưởng làm pháo của chủ hãng pháo điện
quang Phú Mỹ” [II, tr.116],...
77
+ Kể lại tình hình công việc (viết văn) thời ấy của tác gải nói riêng và các
nhà văn nói chung. Chẳng hạn: (86) “Ngày trước, bài đưa thẳng nhà in, ít đánh máy,
thợ chữ cầm trang bán thảo mặt sau tờ giấy bị bẩn mực cho nên có thể lệ bản thảo
viết một mặt” [I, tr.807].
+ Kể lại sự kiện đã diễn ra; chẳng hạn: (87) “Cách đây nhiều năm rồi, gặp
năm nước lớn, hương lý làng Nghĩa Đô đốc thúc người đi đê... Chúng tôi cơm nắm
cơm đùm kéo bộ cả đêm đến sáng mới tới điếm canh đê hàng tổng” [I, tr.711],...
+ Nhớ lại những sự vật hiện tượng; chẳng hạn: (88) “Hồi ấy còn kiểu thùng
bia hơi xù xì như cái chĩnh đại, chai si rô lựu đỏ gắt đặt trên mặt quầy” [I, tr.552].
Hay những tên đường ông qua: (89)“Ngày ấy nhiều vùng đường xuôi tản cư dần lên
ngược, cứ cái tên được đặt cho cũng dễ tìm được đường đi, Hà Nội Đồng Quan,
Vân Đình, Hà Nội Phú Thọ, Hà Nội Đại Từ, Hà Nội Bắc Cạn, Hà Nội họp chợ lập
phố giữa đường” [I, tr.556],
Đối với Tô Hoài: (90) “Những ngày ấy, xa gần mịt mờ như chiêm bao chắp
nối trong giấc ngủ đêm qua” [II, tr.98].
- Lớp từ chỉ đêm tối
Thời điểm đêm tối đóng vai trò thuần tuý là bối cảnh diễn ra các sinh hoạt của
con người. Tuy nhiên, đêm tối được dùng vừa như bối cảnh vừa như tín hiệu, hướng
đến hai mục đích chính: phản ánh số phận con người và thể hiện suy tư của nhân vật.
Ở nội dung thứ nhất, đêm tối thường gắn với cảnh pháo kích, loạn lạc, bắt
bớ, tù đày, chết đói,... phản ánh số phận bất hạnh, đau khổ của con người. Đêm tối
gắn với cuộc sống nghèo nàn, lặng lẽ của con người lúc bấy giờ, trước hết đó là
người dì, là chính gia đình Tô Hoài: (91) “Ngày hanh hao có những đêm đông lạnh
lẽo, bên ánh một ngọn đèn hoa kỳ hiu hiu, u tôi ngồi xắm giấy” [I, tr.29]. Đêm cũng
là thời điểm mà mọi người lo sợ khi phải chạy nước lên: (92) “Trống ngũ liên, tù và
nổi sùng sục giữa đêm, rợn gáy” [I, tr.230]. Đêm là lúc hoạt động của mật thám (93)
“Tôi hồi hộp bồn chồn thấy những đêm mật thám đi càn bắt về hàng trăm người các
huyện Yên Khánh, Yên Mô ở Ninh Bình” [I, tr.276]; hay là thời điểm máy bay hay
ném bom: (94) “Nửa đêm về sáng, B.52 bom khu An Dương ven sông rồi quét một
vệt lên nóc nhà Bác Cổ, bãi Lương Yên, bệnh viện Bạch Mai” [I. tr.634]. Nhưng
78
đêm cũng chính là khi quân dân ta hoạt động cách mạng, lao động sản xuất. Chẳng
hạn: (95) “Thế mà ở bến Chèm bên kia, đêm đến, những gánh súng gánh đạn sau
chùa Tân, bên tha ma Mả Mái trong cái làng đói của tôi, người các đoàn thể Cứu
Quốc đã gầy rạc, nhưng khuya nào cũng ra đồng tập quân sự. Bốn phía quanh thành
phố bây giờ không có đêm” [I, tr.308]. Sau cách mạng thành công, đêm chính là
thời điểm lao động, họp hành của nông dân hợp tác xã: (96) “Giữa mấy đêm vui,
ngoài đồng nhiều thửa ruộng vẫn đương gặt và ban quản trị họp khuya bàn những
chuyện gấp” [II, tr.59].
Tại sao lựa chọn thời gian chỉ đêm tối lại là chủ ý của nhà văn. Có thể hiểu
giai đoạn 1930-1945 là thời điểm xã hội Việt Nam chịu nhiều biến động, cuộc
khủng hoảng kinh tế như một cơn lốc tràn qua khiến cho bao làng quê hoang tàn,
kiệt quệ, chiến tranh thế giới như một bóng đen ngày càng hiện hữu, đẩy xã hội Việt
Nam đến bên bờ khủng hoảng, đói nghèo. Ở thành thị, nhiều cảnh đời ô trọc, nhiều
số phận nghịch biến, bất thường,... Chọn thời điểm đêm tối, chiều chiều để triển
khai các xung đột, sự kiện, nhà văn nhằm phản ánh không khí ngột ngạt, tù đọng
của xã hội lúc ấy. Chẳng hạn: “Ơ sao những chuyện buồn khổ đời người lại hay xảy
ra vào lúc chiều chiều như thế này”. Đêm còn là nỗi ám ảnh của con người lúc ấy,
vừa lo sợ giặc đói, vừa lo sợ giặc xâm lăng. Chẳng hạn: (97) “Đêm nào cũng có
người chết” [I, tr.288].
Nhiều khi, thời gian buổi đêm trong các hồi ký, Tô Hoài không dùng từ chỉ
thời gian để nói mà thông qua hình ảnh ẩn dụ ngọn đèn để biểu hiện. Chẳng hạn:
(98) Ngọn đèn khuya liu hiu [I, tr.13]. Hay: (99) “Ngọn đèn hoa kỳ lom đom
giữa mặt chõng tre, ngổn ngang mấy cái ghế con đặt quanh” [I, tr.389], (100) Trước
cái chõng, ngọn đèn hoa kỳ nhoè nhoẹt [I, tr.405],... Hình ảnh, ánh sáng ngọn đèn
lại được kết hợp với các từ láy liu hiu, lom đom, nhòe nhoẹt,... phải chăng, nhà văn
muốn phản ánh cuộc sống của xã hội thời kỳ ấy rấi yếu ớt, mong manh, có gì đó cô
đơn, cảm giác của cái sắp lụi tàn.
Ở nội dung thứ hai, đêm tối được tác giả sử dụng như là thời điểm thích hợp
nhất để con người suy tư, chiêm nghiệm. Thật ra việc dùng thời điểm đêm tối để
nhân vật chiêm nghiệm cũng đã xuất hiện trong văn học nghệ thuật từ xa xưa. Toàn
79
bộ những tâm tư, trăn trở của nhân vật trong các tác phẩm trên đều gắn với thời
cuộc. Có lẽ, so với những cái sáng tỏ ban ngày thì cái mờ mờ ấy của cuộc sống ban
đêm lại thuận tiện hơn cho sự suy nghĩ, trước tiên là làm cho những mảng ký ức sắc
nét rõ ràng hơn mà tâm tình trở nên bao la và sâu rộng hơn. Chẳng hạn:
(101) “Mấy đêm Nguyễn Huy Tưởng không chợp mắt được [I, tr.434]. Trong
hồi ký, Tô Hoài hay nhắc đến đêm bên ngã sáu; nơi đây, nhà văn cùng các bạn
thường ôn lại kỷ niệm xưa. Chẳng hạn: (102) “Mỗi đêm ngã sáu, từng người lại tìm
về những kỷ niệm của mình” [I, tr.405].
Trong bước đi tuần tự của thời gian một ngày thì đêm có một ý nghĩa đặc
biệt trong hồi ký Tô Hoài. Đó là thời điểm con người có thể đối diện với chính cõi
lòng của mình, được sống với thế giới riêng tư mà ban ngày nó bị chìm khuất đi bởi
bộn bề sự sống. Đó là quãng thời gian mà con người bộc lộ chân thực nhất thế giới
nội tâm của mình, không giấu giếm, che đậy. Khi cả thiên nhiên, con người chìm
vào giấc ngủ, đi vào trạng thái tĩnh lặng thì đó lại là thời khắc bừng lên rõ ràng,
chân thực, sinh động nhất thế giới nội tâm của con người; đêm đã trở thành thời
gian nghệ thuật gắn với những trĩu nặng tâm tư của con người.
- Thời gian hồi tưởng
Do đặc điểm hồi ký có những điểm khác với các thể loại khác nên thời gian
nghệ thuật trong hồi ký nói chung, hồi ký của Tô Hoài nói riêng được tổ chức
không theo trình tự biên niên hay quy luật có sẵn. Dòng thời gian hoài niệm, hồi
tưởng cứ chạy lan man, có khi móc vào đâu đấy, dừng lại một lát, rồi lại đi, có khi
đi ngược về trước có khi lùi lại phía sau. Bởi vậy, thời gian trong sáng tác của Tô
Hoài nhiều khi không được cụ thể và thật sự chính xác. Nhà văn khi viết về thời
gian thường không có ngày, giờ, tháng, năm chính xác. Tô Hoài chỉ ước đoán bằng
những khoảng ước định như: “ngày xưa”, “hồi đó”, lúc trước”,... Điều này cũng đã
được nhà văn thừa nhận trong hồi ký của mình. Chẳng hạn: “Tôi có cái yếu bẩm
sinh thường hay không nhớ ngày tháng sự việc. Bây giờ viết lại những chuyện này,
nhớ đâu viết đấy, nói được năm nào, năm nào đã là tự cố gắng lắm rồi. Tôi thường
được tiếng là chịu khó ghi chép, nhưng thực chẳng bao giờ chú ý đến năm tháng” [I,
tr.450]. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sáng tác của Tô Hoài thoát ly khỏi hiện
thực đời sống, hiện thực cách mạng, hiện thực tình hình văn học thời bấy giờ. Ông
80
tái hiện đời sống theo cách riêng của mình. Là người đã sống và chứng kiến đời
sống gia đình, làng xóm, đất nước,... nên trên từng trang viết của ông, chúng ta có
thể biết được những sự kiện theo dòng lịch sử dân tộc. Mặc dù Tô Hoài không ghi
lại các sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, nhưng mỗi sự kiện được hiện diện
theo dòng hồi tưởng đều cho người đọc cảm nhận rõ hơn về cuộc đời với những vui
buồn, sướng khổ của mỗi con người, đời người. Chẳng hạn, Tô Hoài từng làm
phóng viên của báo Cứu Quốc, tham gia chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm
hành lang bờ sông Thao mùa hạ 1949, chiến dịch giải phòng biên giới mùa thu năm
1950 ở Cao Bằng, ở rừng Thượng Yên chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tác giả làm việc ở Hội văn nghệ rồi Nhà xuất bản
Hội nhà văn. Quãng thời gian dài với công việc triền miên theo năm tháng đó, Tô
Hoài lại tiếp tục với hồi ức ngày xưa: (103) “Năm tôi sáu bảy tuổi, ngày Tết, thường
theo các dì tôi ra Kẻ Chợ xem hát tuồng đầu năm ở rạp Quảng Lạc - quen gọi là ngõ
Quảng lạc, cái quán Tiểu Lạc Viên bây giờ ở trong hẻm này” [I, tr.454].
Tô Hoài thường trần thuật những điều gắn với những kỷ niệm của chính tác
giả. Thế giới hồi ức được khúc xạ qua tâm hồn, suy nghĩ của tác giả nên thẫm đẫm
cảm xúc. Cho nên, khi nói đến thời gian hồi tưởng chính là muốn nói đến thời gian
chứa đựng tâm tưởng, tình cảm của nhà văn. Thời gian hồi tưởng được tác giả bắt
đầu bằng những từ ngữ như bồi hồi nhớ, ngậm ngùi nhớ, lại nhớ,... Chẳng hạn:
(104) “Nhớ lại những đêm man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước,
cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối” [I, tr.548]. Chính sự tái hiện thời
gian hồi tưởng bằng hình thức dẫn dắt như vậy đã giúp người đọc nắm bắt một cách
chính xác các chiều thời gian, đồng thời, cảm nhận được tâm trạng người kể.
Bằng các cụm từ chỉ thời gian như buổi hôm ấy, một buổi chiều mùa hạ;
Năm 1946, hơn hai mươi năm trước khi tôi làm phóng viên báo vào mặt trận nam
Trung Bộ; khi Sài Gòn giải phóng - mười bốn năm trước đây,... người đọc biết được
tác giả đang hồi tưởng về quá khứ. Chẳng hạn:
(105) “Chỉ còn nhớ như buổi hôm ấy, một buổi chiều mùa hạ. Hồ và tôi rửa
chân rồi, hai đứa vào ngồi trong phản. Bên khung cửi đã lên đèn đầu hôm, tiếng thoi
đưa lạch cạch” [I, tr.41]. Tô Hoài nhớ lại lần đầu tiên “thầy - cha” của ông đi Sài
Gòn làm ăn.
81
Thế giới được hồi tưởng là những sự kiện, thời gian đáng nhớ được ông lựa
chọn và sắp xếp đầy dụng ý nghệ thuật. Cách hồi tưởng làm nổi bật lên thời gian
lịch sử với nhiều biến động tác động mạnh tới đời sống con người: “Cái hôm Tây
chiếm tỉnh Hà Nội lần thứ hai, ông tôi đương trèo đẵn một cây xoan. Nghe phía
ngoài thành, tiếng súng nổ đùng đùng. Người trong làng nhốn nháo” [I, tr.9]. Sự
kiện lịch sử ấy là mốc đánh dấu sự thay đổi của cuộc sống, thay đổi vân mệnh của
con người, của dân tộc. “Tiếng súng nổ đùng đùng” báo hiệu cuộc xâm lăng của
quân địch và sự hoang mang lo lắng của lòng người “Người trong làng nhốn nháo”.
- Thời gian đồng hiện
Tô Hoài đã sử dụng mô thức thời gian đồng hiện như một công cụ nghệ thuật
hữu hiệu nhằm đi đến tận cùng, đánh thức và làm sống dậy những kí ức, hoài niệm
quá khứ trong vai trò người kể chuyện. Mô thức thời gian đồng hiện kết hợp hài hòa
với thủ pháp trần thuật tạo bố cục vững chắc, chặt chẽ, liền mạch cho câu chuyện.
Đây được xem là yếu tố chính yếu trong các tác phẩm hồi ký của ông. Đây là điểm
nhìn, là góc nhìn riêng của ký ức, hoài niệm của nhà văn khi viết về quá khứ bằng
cách xen kẽ các thời đoạn với thực tại. Thời gian trong hồi ký Tô Hoài thường là thời
gian đồng hiện giữa quá khứ gần và quá khứ xa. Trong các tác phẩm hồi ký, có rất
nhiều nhân vật là người thân, bạn bè, đồng nghiệp,... luôn xuất hiện. Khi viết về các
nhà văn, chủ yếu là các nhà văn hiện đại Việt Nam, các sự kiện liên quan tới mỗi nhà
văn đều được tác giả ghi lại chi tiết, cụ thể nhưng lại không theo trật tự thời gian
tuyến tính. Nhiều nhà văn nổi tiếng trong nền văn học hiện đại Việt Nam được Tô
Hoài nhắc đến trong hồi ký và mỗi nhà văn đều được gắn với những sự kiện đáng
nhớ khiến họ hiện diện bằng xương bằng thịt. Chẳng hạn, hình ảnh Nguyễn Tuân
được xuất hiện bắt đầu từ một mốc thời gian ước lệ: (106) “Năm ấy, Nguyễn Tuân
cũng chỉ khoảng trên ba mươi đôi chút” [I. tr.383]. Để khắc họa hình ảnh và cá tính
của Nguyễn Tuân, Tô Hoài lựa chọn những mốc thời gian giãn cách. Các sự kiện
trong cuộc đời của nhà văn không được miêu tả theo trật tự thời gian xuôi chảy mà
theo diễn biến cuộc đời nhân vật theo dòng hồi tưởng của tác giả. Chẳng hạn: (107)
“Năm 1937, Nguyễn Tuân ra Hương Cảng làm tài tử màn bạc” [I. tr.391]. (108) “Mùa
hạ năm 1949, Nguyễn Tuân và tôi theo tiểu đoàn 54 Trung đoàn Thủ đô tiến quân
82
vào mở chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm hành lang bờ sông Thao án ngữ Tây
Bắc, các đồn Đại Bục, Đại Phác, Khe Pịa, Ngòi Mác, Mã Yên Sơn lên đến đồn tiểu
khu Phố Ràng” [I. tr.394]. (109) “Năm 1961, Nguyễn Tuân lên Hà Giang dự khánh
thành đường Bắc Quang - Hoàng Su Phì” [I. tr.395], Đây là những sự kiện gắn với
từng mốc thời gian cụ thể trong cuộc đời của Nguyễn Tuân được tác giả đan xen cùng
những câu chuyện đời thường của ông. Tô Hoài không miêu tả đầy đủ chi tiết mà
bằng những nét phác họa khái quát nhưng con người và tính cách của nhân vật vẫn
hiện lên rõ rệt. Từ thời gian gần, Tô Hoài bất ngờ quay ngược lại thời gian quá khứ
xa. Chẳng hạn: (110) “Nguyễn Tuân được sinh ra và nhớn nhao lên ở Hàng Bạc. Phố
Hàng Bạc, số nhà 49, năm 1910 - Nguyễn Tuân ghi lại như thế ở mép một quyển sách
Hướng dẫn du lịch Ba Lan, có lẽ vì đương đọc chợt nghĩ đến một kỷ niệm” [I. tr.455].
(111) Rồi mùa thu năm 1930 trên chuyến tàu hỏa từ Pnôm pênh ra đến Poipet, lúc đó
Nguyễn Tuân còn trẻ lắm: “mặt non choẹt, chưa chắc đã được hai mươi tuổi” [I.
tr.501], Những câu chuyện gắn với cuộc đời Nguyễn Tuân được Tô Hoài kể lại với
những thời gian khác nhau; ở đó, có những thời gian xác định và không xác định
nhưng vẫn đầy đủ chi tiết mọi sự kiện để người đọc có thể hiểu hơn về nhà văn
Nguyễn Tuân. Kỷ niệm cuối cùng về Nguyễn Tuân là một sự kiện buồn: (112) “Buổi
sáng có người đến bảo Đào Vũ và tôi: - Đêm qua, nghe đài báo ông Nguyễn Tuân
mất rồi. Tôi nghĩ như vẫn buổi tối ngồi uống một mình ở nhà ông, nhưng Nguyễn
Tuân đã nằm yên từ buổi sáng hôm tôi ra đây” [I. tr.663, 664]. Tô Hoài đã sử dụng
nghệ thuật miêu tả thời gian gián cách để kể lại các sự kiện liên quan đến nhà văn
Nguyễn Tuân. Sự đảo ngược trình tự thời gian kể và trình tự các sự kiện trong chuỗi
sự kiện gắn với cuộc đời của Nguyễn Tuân tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Với
từng mốc thời gian gắn với mỗi chặng đường đã qua của cuộc đời con người, cách
trần thuật này giúp người đọc có thể hình dung đầy đủ hơn về nhân vật. Rõ ràng là,
mỗi sự kiện trong cuộc đời nhà văn đều là những sự kiện có ý nghĩa.
Hay trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài không quên những ngày chất chứa bao kỷ
niệm với các nhà văn ở Yên Dã. Đặc biệt là “mối tình” với “nhà thơ mới nhất trong
các nhà Thơ mới” - Xuân Diệu: (113) “Tôi quen Xuân Diệu trước 1945. Tôi cũng là
người được Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết bài
83
Thanh niên với quốc văn ở giảng đường đại học Hà Nội” [I. tr.540]. Rồi ký ức ngày
xưa vụt về chốc lát: (114) “Nhớ những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở
lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt sùi trứng cá” [I.
tr.541]; rồi mạch hồi tưởng lại trở về những ngày ở Yên Dã (115) “Đương cữ mưa
rào. Trong thung lũng, có khi cơn nước trắng xóa mù mịt cả ngày” [I. tr.541],...
Hồi ký là viết về những gì đã qua, đã trải trong quá khứ, nhưng với cái nhìn
tỉnh táo, giọng kể tự sự, hồi ký Tô Hoài là sự trở đi trở lại uyển chuyển giữa quá
khứ và hiện tại; từ đó, ông tạo nên những trang viết đặc sắc, ấn tượng. Nhà văn luôn
tìm cách phá vỡ trình tự không gian - thời gian; hay nói cách khác, đảo ngược, xen
kẽ không gian - thời gian trong thế giới hoài niệm của mình từ đó tạo những trang
viết đặc sắc, ấn tượng.
2.3. Những sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ
Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu tạo nên tác phẩm văn chương. Phần lớn các
nhà văn nổi tiếng đều sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để sáng tác. Ngôn ngữ
văn chương là sự thăng hoa của ngôn ngữ đời sống, là sản phẩm của trí tưởng
tượng, của sự trải nghiệm và là tài năng của nhà văn. Cho nên, ngôn ngữ nghệ thuật
bao giờ cũng có tính đa nghĩa và có độ chênh giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt
tạo lập nên những tín hiệu ngôn ngữ mang ý nghĩa hình tượng. Người ta còn gọi là
tính “mơ hồ” của ngôn ngữ, hay tính “lạ hóa” của ngôn ngữ. Nhà văn tài hoa là nhà
văn tạo nên nhiều tầng ý nghĩa trong ngôn ngữ của mình.
Hiểu theo cách trên, rõ ràng sự “chệch chuẩn” ngôn ngữ có chủ đích chỉ có
được ở những nhà văn lớn, những nhà văn có phong cách. Chúng ta nên hiểu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ngon_ngu_tran_thuat_trong_hoi_ky_to_hoai_nguyen_thi.pdf