MỞ ĐẦU . 7
1 Lí do chọn đề tài. 8
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án . 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 9
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án . 10
5 Tư liệu nghiên cứu . 15
6 Đóng góp của luận án. 15
7 Bố cục của luận án . 15
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHƯƠNG NGỮ
TIẾNG VIỆT VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN . 16
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt . 16
1.1.1 Đối với các nghiên cứu của học giả nước ngoài . 16
1.1.2 Đối với các tác giả trong nước. 20
1.2 Các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài . 23
1.3 Các hướng tiếp cận nghiên cứu phương ngữ hiện nay . 30
1.4. Cơ sở nhận diện, miêu tả phương ngữ, thổ ngữ. 36
1.4.1 Ngữ âm học (phonetics). 36
1.4.2 Âm vị học (phonology) . 40
1.4.3 Âm tiết và các thành tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt . 41
1.5 Vài nét về vùng đất Lộc Hà . 43
1.5.1 Đặc điểm lịch sử - xã hội vùng đất Lộc Hà . 44
1.5.2 Tiếng Lộc Hà. 44
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM PHỤ ÂM ĐẦU TIẾNG LỘC HÀ . 46
2.1 Dẫn nhập . 46
2.2 Mô tả đặc điểm ngữ âm các phụ âm đầu tiếng Hà Nội. 51
2.3 Mô tả đặc điểm ngữ âm các phụ âm đầu tiếng Hà Tĩnh . 52
2.4 Mô tả đặc điểm ngữ âm các phụ âm đầu tiếng Lộc Hà . 53
CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM VẦN TIẾNG LỘC HÀ. 72
161 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ngữ âm tiếng Lộc Hà – Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uối của khoang
hầu, kèm theo đó là phần cuối của khoang miệng bị thu hẹp lại một cách đáng kể”
[16; 89].
2.4.2 Kết hợp với miêu tả bằng cảm thụ thính giác theo các tiêu chí cơ bản của âm
vị học truyền thống như đã nêu trên, luận án đồng thời tiến hành mô tả hệ thống âm
đầu tiếng Lộc Hà bằng thực nghiệm nhằm xác lập những đặc trưng âm học của một
số phụ âm đặc biệt còn tồn tại ở Lộc Hà. Các dữ liệu âm đầu được thu bằng máy ghi
âm chuyên dụng, sau đó được xử lý bằng các chương trình trên máy tính để phục vụ
cho việc phân tích các thông số âm học. Các thông số âm học của mỗi phụ âm được
hiển thị trên các cửa sổ (màn hình phân tích) của chúng. Các kết quả âm học sẽ giúp
nhận ra những tương đồng và khác biệt về mặt âm học của mỗi âm đầu giữa các địa
phương khác nhau ở Lộc Hà. Dưới đây là sự mô tả những đặc điểm ngữ âm - âm vị
học cơ bản của các phụ âm đầu tiếng Lộc Hà:
2.4.2.1 Nhóm phụ âm môi –răng
Phụ âm /ph/
/ph/ là phụ âm [tắc; môi môi; bật hơi; vô thanh]. Khi phát âm / ph / hai môi tiếp
xúc với nhau chặt tạo chướng ngại. Luồng hơi từ phổi đi lên dồn lại trong khoang
miệng tạo ra áp suất quá lớn thì hai môi bật mở, khiến luồng hơi bị nén bật mạnh ra
ngoài tạo một tiếng nổ mạnh. Ví dụ:
57
[pin1] “pin”; [pa1] (Sa) Pa
[pop1] (nhạc) Pop; [po1] (pô) ảnh
Ở Lộc Hà, “tiếng nổ” hay nét “bật hơi” khi phát âm /ph/ của người già nghe rõ
hơn so với cách phát âm của người trẻ theo cảm nhận thính giác đưa lại.
Tư liệu khảo sát cũng cho thấy, /ph/ với những đặc điểm trong phát âm nêu
trên, hầu như thống nhất ở các ĐĐT thuộc huyện Lộc Hà.
Phụ âm /ɓ/
/ɓ/ là một phụ âm [môi – môi; tắc; hữu thanh]. Khi phát âm /b/, hai môi tiếp
xúc với nhau tạo chướng ngại. Khi luồng hơi dồn đầy khoang miệng, hai môi bật mở,
luồng hơi thoát ra ngoài tạo nên tiếng nổ nhẹ, được kí hiệu [b] theo hệ thống phiên
âm quốc tế IPA. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới gần đây lại cho thấy âm [b]
trong tiếng Việt hiện nay cũng như âm [b] ở Lộc Hà thực chất là một phụ âm tắc, hữu
thanh, hút vào /ɓ/. /ɓ/ được cấu âm bắt đầu bằng động tác thanh môn khép chặt, luồng
hơi từ phổi được giữ lại dưới thanh môn. Thanh môn dịch chuyển xuống dưới giống
như động tác hút không khí từ bên ngoài vào trong khoang cộng hưởng.
Ví dụ:
[ɓa1] (số) “ba”; [ɓaw6] “bạo” (bão);
[ɓun2] “bùn”; [ɓit5] “bít” (bứt)
[ɓen6] “bện”; [ɓɔ:k6] “bọc” v.v.
Xét về biến thể sử dụng khi so sánh với TVTD, có cặp biến thể ngữ âm - từ
vựng cần được lưu ý tới, đó là cặp [b] và [v], ví dụ:
“bẹo” = “véo”; “băm” (nhỏ) = “vằm” (nhỏ);
“bơ” (gạo) = “vò” (gạo); “bấp” (ngã) = “vấp” (ngã), v.v.
Hình 2.1. Dạng sóng âm giữa phụ âm /b/ và //
58
Trên đây là sự khác biệt về dạng sóng âm giữa phụ âm /b/ và // theo
Ladeforged. Còn dưới đây là phụ âm // trong âm tiết ba /a/ tiếng An Lộc.
Hình 2.2. Phụ âm // trong âm tiết ba /a/
1
4 5
2 3
59
Phụ âm // có trường độ 70 ms, VOT (thời gian khơi phát tiếng thanh) 20
ms.
Phụ âm /m/
/m/ là một phụ âm [tắc; mũi; môi – môi; hữu thanh]. Khi phát âm /m/, hai môi
tiếp xúc với nhau giống như /b/ tạo thành chướng ngại. Luồng hơi đi ra từ phổi phải
thoát qua khoang mũi do bị bị chặn lại ở khoang miệng. Ví dụ:
[mot6] “một”; [mj2] “mười”;
[mn2 ] “mần”(làm); [muj6]“mụi”(mũi);
[m4] “mửa” (nôn) [mun6] “mụn”; v.v.
Về biến thể sử dụng khi so sánh với TVTD, có cặp biến thể ngữ âm - từ vựng
cần được lưu ý tới, đó là cặp [m] và [b], ví dụ:
(con) “me” = (con) “bê”; mặm (môi) = “bặm” (môi);
(con) “mò” = (con) “bọ”; “mụ mẩm” = “bụ bẫm”, v.v.
Các phụ âm /f ; v/
Hai phụ âm này có cùng bộ vị cấu âm [môi – răng], và đều mang đặc trưng
[xát] về phương thức cấu âm. Chúng chỉ khác nhau ở đặc trưng thanh tính: /v/ là phụ
âm [hữu thanh], còn /f/ là phụ âm [vô thanh]. Khi phát âm phụ âm /v/ ; /f/ môi dưới
và răng cửa hàm trên tiếp nhau tạo thành chướng ngại. Luồng hơi từ phổi thoát ra
ngoài qua các kẽ răng và kẽ hở giữa môi và răng tạo nên tiếng cọ xát. Hơi khác với
/v/ trong TVTD, ở Lộc Hà khi phát âm /v/ lưỡi hơi bị rút vào.
Tư liệu khảo sát ở Lộc Hà cũng cho thấy, /f/, /v/ với những đặc điểm trong
phát âm nêu trên, hầu như thống nhất ở các ĐĐT. Tuy nhiên, xét về biến thể sử dụng
khi so sánh với TVTD, có 2 cặp biến thể ngữ âm - từ vựng cần được lưu ý: [f] và [v]
và [f] và [b]. Ví dụ:
Cặp [f] và [v]:
“phổ” (tay) = “vỗ” (tay); “phẩy” (tay) = “vẫy” (tay);
(ăn) “phúng” = (ăn) “vụng”; “phặt” (lông) = “vặt” (lông),
Cặp [f] và [b]:
“phỏng” (tay) = “bỏng” (tay);
(đỏ) “phừng phừng” hay “phờng phờng” = (đỏ) “bừng bừng”, v.v.
2.4.2.2 Nhóm phụ âm đầu lưỡi răng – lợi và tiền ngạc
- Nhóm phụ âm đầu lưỡi răng – lợi
60
Phụ âm /t/ và /th/
/t/ và /th/ đều là các phụ âm [tắc; đầu lưỡi - chân răng (lợi) ; vô thanh]. Khi
phát âm phụ âm /t/ và /th/, đầu lưỡi (phần chóp nhọn) nâng lên áp chặt vào chân răng
lợi; áp lực luồng hơi từ phổi ra bị chặn lại ở khoang miệng; đồng thời cuống lưỡi cũng
hơi bị nhích lên về phía ngạc mềm khiến lưỡi hơi bị kéo dịch vào trong nếu so với /t/
và /th/ trong TVTD. Sự khác nhau giữa hai phụ âm này nằm ở cường độ luồng hơi từ
phổi thoát ra ngoài. Do đầu lưỡi tiếp xúc với chân răng khi cấu âm /t/ “chặt hơn” /th/
nên luồng hơi của /t/ bị chặn lại hoàn toàn trong khoang miệng, tạo nên tiếng nổ nhẹ,
còn /th/ kèm theo nét [bật hơi]. Song so với âm [th] trong TVTD thì nét bật hơi của
[th] Lộc Hà thể hiện rõ hơn. Ví dụ:
[tie4] “tỉa”; [ta1] “ta”;
[tɔ:k5] “tóc”; [tim1] “tim”,v.v.
[thjt6] (thịt); [them1] (thêm);
[thuj5] “thúi” (thối), [th4] (thưởng), v.v.
Qua khảo sát chúng tôi thấy, /t/ và /th/ với những đặc điểm như vừa mô tả, hầu
như thống nhất ở các ĐĐT thuộc huyện Lộc Hà. Tuy nhiên, xét về biến thể sử dụng
khi so sánh với TVTD, có cặp biến thể ngữ âm - từ vựng [t] và [ʐ] cần được lưu ý.
Ví dụ:
(con) “tắn” = (con) “rắn”; (con) “tít” = (con) “rết”;
(đau) “tát” = (đau) “rát”; “táp” (nắng) = “rám” (nắng),
Phụ âm /ɗ/
Phụ âm /ɗ/ theo cách mô tả trước đây là một phụ âm [tắc;hữu thanh, đầu lưỡi]
giống như [d]. Khi phát âm phụ âm /d/, đầu lưỡi tiếp ngạc cứng tại đầu hàm ếch phía
trên tạo thành chướng ngại. Luồng hơi đi ra từ phổi phá vỡ chướng ngại thoát ra
ngoài. Tuy nhiên, ở Lộc Hà, dựa vào tư liệu khảo sát, sự cảm nhận bằng thính giác
cũng như kết quả phân tích thực nghiệm, chúng tôi thấy [d] thực chất là một âm tắc,
hữu thanh, hút vào, thuộc cơ chế luồng hơi thanh hầu; cách phát âm hút vào với động
tác khép thanh môn, luồng không khí ở phổi được giữ lại dưới thanh môn còn không
khí trong các khoang cộng hưởng bị chặn phía trước. Thanh môn cũng dịch chuyển
xuống dưới như tạo động tác hút không khí vào trong khoang cộng hưởng. Ví dụ:
[ɗo6] “độ” (đỗ) [ɗɔ1] “đo”
[ɗa5 ] “đá” [ɗi1 ] “đi”
61
Hình 2.3. Dạng sóng âm, cường độ, phổ đồ và ảnh phổ phụ âm // trong
âm tiết /a/
Trên đây là dạng sóng âm (1), cường độ (3), phổ đồ (2) và ảnh phổ (4) phụ âm
// trong âm tiết /a/ cộng tác viên Thịnh Lộc. Phụ âm // có trường độ 72 ms. , VOT=
32ms.
Phụ âm /n/
Phụ âm /n/ có đặc điểm [tắc mũi; đầu lưỡi-lợi; hữu thanh]. Khi phát âm đầu
lưỡi nâng lên áp chặt vào lợi hình thành tiêu điểm cấu âm. Luồng hơi từ phổi thoát ra
ngoài bị chặn lại buộc thoát ra ngoài qua đường mũi. Phụ âm /n/ là một phụ âm hữu
thanh. Ví dụ:
[nɔj5] “nói”; [nak5] “nác” (nước),
[nɯ6] “nự” (nữ); [naŋ5] “náng” (nướng); v.v.
Các phụ âm /s z/
Cả hai phụ âm /s; z/ đều là các phụ âm [xát giữa; đầu lưỡi – lợi], trong đó, /s/
là [xát giữa; vô thanh], còn phụ âm /z/ là [xát giữa; hữu thanh]. Khi phát âm /s/ và
/z/, đầu lưỡi nâng lên cao tiếp giáp vị trí giữa lợi và ngạc cứng tạo thành một khe hở
hẹp. Luồng hơi từ phổi thoát ra ngoài phải lách qua khe hở hẹp này tạo thành tiếng
rít. Về vị trí cấu âm, /z/ sau hơn /s/ một chút do khi cấu âm cuống lưỡi hơi nhích lên
khiến lưỡi rụt vào trong. Ví dụ:
1
2
3
4
62
[sɛɲ1] “xenh” (xanh); [sɯəŋ1] (xương)
[sɛ5] “xé”; [sɛk6] “xéch” (xách), v.v.
[zu1] “du” (lịch) [zaj2] “dài”;
[za1] “gia” (đình) [za6 zaj2] “dạ dày”,v.v.
Những đặc điểm của phụ âm /z/ như được mô tả trên có ở hầu hết các ĐĐT.
Nhưng riêng ở 2 ĐĐT An Lộc và Thịnh Lộc, /z/ được phát âm như một phụ âm /dɦ/
với đặc trưng [răng, xát, hữu thanh]. Khi phát âm phụ âm /dɦ/, toàn bộ đầu lưỡi đặt
giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới. Luồng hơi từ phổi thoát ra ngoài lách qua kẽ hở
này, và trong quá trình này có sự hoạt động của hai dây thanh. Ví dụ:
[dɦu1] (con) “du” (con) “dâu”; [dɦɯəj5] “dưới”
[dɦaj2] “dài”; [dɦa6 dɦaj2] “dạ dày”,v.v.
Ngoài ra, xét về biến thể sử dụng của âm đầu /z/ khi so với TVTD, chúng tôi
thấy ở Lộc Hà, có cặp biến thể ngữ âm - từ vựng: [z] và [ɲ] xuất hiện trong một số
cặp từ. Ví dụ:
(kho) “dừ” = (kho) “nhừ”; (mồi) “dử” = (mồi) “nhử”;
(sóng) “dồi” = (sóng) “nhồi”; “dô” (ra) = “nhô” (ra),
Hình 2.4. Dạng sóng âm, cường độ, phổ đồ và ảnh phổ
nửa đầu âm tiết /da/
Trên là dạng sóng âm (1), cường độ (3), phổ đồ (spectra)(2) ảnh phổ
(spectrogram)(4) nửa đầu âm tiết / da/ với phụ âm đầu / d-/, do cộng tác viên người
1
2 4
3
63
Thịnh Lộc phát âm. Các thông số âm học chứng tỏ rằng / d/ là phụ âm tắc (không
phải là phụ âm xát // tiếng Anh), hữu thanh, thở.
Hình 2.5. Dạng sóng âm, ảnh phổ với cấu trúc formant của 3 phụ âm
/d/, // và / z / tiếng Việt
Trên đây là dạng sóng âm (1), ảnh phổ với cấu trúc formant của 3 phụ âm /d/,
Đ // và D / z / tiếng Việt(2), do cộng tác viên Thịnh Lộc phát âm. Các thông số âm
học chứng tỏ rằng đây là 3 phụ âm có cùng tiêu chí định vị (đầu lưỡi), nhưng khác
nhau:
/ d/ là phụ âm tắc, hữu thanh thở.
// là phụ âm tắc hút vào.
/z/ là phụ âm xát.
Bảng dưới đây so sánh các thông số âm học của 3 loại phụ âm trên.
Bảng 2.5. So sánh các thông số âm học của 3 loại phụ âm /d/, // và /z/
F0 trung
bình
Chu kì
trung
bình
Trường độ VOT Cường độ
Thở / d/ 180 Hz
6,0ms 175 ms 20 ms -18,3 dB
Hút vào // 234Hz 4,3 ms. 72 ms. 32 ms -45 dB
Xát /z/ 157 Hz 5,6ms
235 ms 48 ms. -23,4 dB
1
2
3
64
*F0 trung bình: Tần số rung dây thanh (phụ âm hữu thanh)
Chu kì trung bình: thời gian một chu kì đống mở khe thanh khi dây thanh rung
(đóng-mở).
Trường độ: độ dài thời gian phát âm phụ âm.
VOT: thời gian khởi phát tiếng thanh tính từ giai đoạn thoái, khi phát âm phụ
âm.
Cường độ: độ mạnh/yếu của phụ âm, phụ thuộc vào biên độ rung dây thanh
phụ âm hữu thanh.
Các thông số âm học trên chứng tỏ sự tồn tại độc lập của phụ âm tắc, hữu
thanh thở / d/ trong thổ ngữ An Lộc, Thịnh Lộc.
Phụ âm /l/
/l/ là một phụ âm [xát bên; đầu lưỡi - lợi - ngạc; hữu thanh]. Khi phát âm phụ
âm này, đầu lưỡi nâng lên tì sát vào lợi ở vị trí gần sát ngạc cứng tạo thành chướng
ngại. Luồng hơi từ phổi thoát ra ngoài phải lách qua khe hở ở phía hai bên rìa thân
lưỡi. Ví dụ:
[lo6] “lộ” (lỗ); [la4] “lả” (lửa);
[lɔ5] “ló” (lúa); [la6] “lạc”;
[lɯŋ1] “lưng”; [lɔ:ŋ2] “loòng” (lòng), v.v.
Xét về biến thể sử dụng của âm đầu /l/ khi so với TVTD, chúng tôi thấy /l/ ở
Lộc Hà, có một số cặp biến thể ngữ âm - từ vựng: [l] và [ɲ]; [l] và [ʈ]; [l] và [t‘] cần
được lưu ý. Ví dụ:
Cặp [l] và [ɲ]:
“lợ” - “nhỡ”; “lanh”- “nhanh”;
“lặt”- “nhặt”; “lạt”- “nhạt”;
“lầm”- “nhầm”; (đen)“lánh”-(đen)“nhánh”;
“lờn” - “nhờn”; “lem luốc” - “nhem nhuốc”,
Cặp /l/ và /ʈ/:
“lôông”- “trồng”; (ló) “lổ”- (lúa) “trổ”
Cặp /l/ và /t‘/:
“lòi”- “thòi”; “lè” (lại) - “thè” (lưỡi);
“ló” (trôốc)- “thò” (đầu); (bắn) “lủng” (bắn) “thủng”v.v.
65
- Nhóm phụ âm đầu lưỡi – tiền ngạc
Phụ âm /ʈ /
/ʈ / là phụ âm [tắc - đầu lưỡi - tiền ngạc - vô thanh]. Khi bắt đầu phát âm lưỡi
nâng lên áp mạnh vào phía đầu của ngạc cứng, đầu lưỡi bị tù đi do vậy luồng hơi đi
ra ngoài vừa đi dọc trên thân lưỡi vừa qua cả hai bên rìa thân lưỡi. Một số tác giả cho
rằng trong phương ngữ Trung [ʈ] cũng như [ş], [ʐ] là những âm quặt lưỡi (retroflex).
Nhưng với phụ âm /ʈ/ ở Lộc Hà, quan sát kỹ cách phát âm của nhiều người, chúng tôi
nhận thấy khi phát âm [ʈ] lưỡi không bị quặt lại mà đầu lưỡi chỉ bị tù đi do ép chặt
vào ngạc cứng. Ví dụ:
[ʈan5] “trán”; [ʈɯŋ5] “trứng”;
[ʈɯək5] “trước”; [ʈəj2/ “trời”;
[ʈɛ1] “tre”; [ʈaj1] “trai”; v.v.
Xét về biến thể sử dụng khi so sánh với TVTD, có 2 cặp biến thể ngữ âm - từ
vựng cần được lưu ý:
Cặp [ʈ] và [z]. Ví dụ:
“tra” - “già”; (con) “trùn” - (con) “giun”
“trửa” - “giữa”; “troi” - “giòi”;
(đấy) “trấm” - (đái) “dầm”
Cặp [ʈ] và [ş]. Ví dụ:
“trào” (roọng)- “sào” (ruộng); “sắc” (thuốc)-“trắc” (thuốc),
“trâu” (bọ) - “sâu” (bọ); (giần) “tràng”- (giần) “sàng” ;
(rôm) “trảy”- (rôm) “sảy”,
Phụ âm /ş/
/ş/ là các phụ âm [xát giữa; đầu lưỡi – tiền ngạc; vô thanh]. Khi phát âm, đầu
lưỡi nâng lên chạm nhẹ vào vị trí phần trước ngạc, đồng thời phía gốc lưỡi hơi nhích
lên và có xu hướng rút vào trong. Do đỉnh đầu lưỡi chạm nhẹ vào điểm tiếp giáp giữa
lợi và phần trước ngạc nên luồng không khí đi lên từ phổi thoát ra ngoài qua khe hở
phía hai bên đỉnh đầu lưỡi nên gây nên tiếng cọ xát. Ví dụ:
[şaw1] “sao”; [şɛt5] “sét”;
[şu1] “su” (sâu) [şo:ŋ5] “sôống” (sống);
[şaŋ5] “sáng”; [şɯk5] “sức” (khỏe), v.v.
66
Cũng như nhiều phụ âm khác, phụ âm /ş/ không có biến thể đặc biệt nào trong
phát âm ở các ĐĐT.
Qua khảo sát ở Lộc Hà chúng tôi thấy, /ş/ với những đặc điểm trong phát âm
như mô tả trên, hầu như thống nhất ở các ĐĐT. Tuy nhiên, xét về biến thể sử dụng
khi so sánh với TVTD, có 1 cặp biến thể ngữ âm - từ vựng cần được lưu ý: /ş/ và [t’].
Ví dụ:
(tóc) “thưa” – (tóc) “sưa” “thèm” (ăn) – “sèm” (ăn)
(cơm) “thiu” – (cơm) “siu” (nói) “thách” – nói “sách”
Hình 2.6. Dạng sóng âm, ảnh phổ, cường độ của các âm tiết /a/, /a/, /sa/
Trên đây là dạng sóng âm (1), ảnh phổ (2), cường độ (3) của các âm tiết tra /a/,
sa /a/, xa /sa/ do cộng tác viên Thịnh Lộc phát âm. Ảnh phổ chứng tỏ phụ âm //
là phụ âm tắc vô thanh, quặt lưỡi ; phụ âm// là phụ âm xát quặt lưỡi, vô thanh,
vùng tiếng ồn được tăng cường ở tần số 2000Hz đén 5000Hz; phụ âm /s/ là phụ âm
2
4
1
3
67
xát đầu lưỡi, vô thanh, tiếng ồn được tăng cường mạnh ở vùng tần số từ 4000Hz
đến 6000 Hz.
Phụ âm /ʐ/
/ʐ/ là một phụ âm [xát giữa; đầu lưỡi – tiền ngạc; hữu thanh]. Cũng tương tự
như phụ âm /ş/, khi phát âm /ʐ/, đầu lưỡi nâng lên chạm phía trước ngạc cứng tạo
thành chướng ngại. Đồng thời phía gốc lưỡi hơi nhích lên; luồng hơi từ phổi đi ra
ngoài qua khe hở hai bên đỉnh đầu lưỡi gây nên tiếng cọ xát. Trên thực tế, đặc điểm
cấu âm này của phụ âm /ʐ/ đã được một số nhà phương ngữ học mô tả tương đối cụ
thể và rõ ràng trong các công trình nghiên cứu của mình: phụ âm /ʐ/ở PNT không
mang đặc trưng (hay nét) “rung lưỡi” (như PNN) mà “lưỡi chỉ vỗ vào lợi từng đợt,
không gắn chặt vào lợi nên chỉ tạo ra một phụ âm [xát] hơi uốn lưỡi, có vị trí cấu âm
nằm giữa lợi và ngạc cứng. Ví dụ, khi phát âm các từ: “rổ rá”, “rủi ro,”.
Xét về biến thể sử dụng khi so sánh với TVTD, phụ âm /ʐ/ cũng xuất hiện cặp
biến thể ngữ âm - từ vựng với /ş/. Ví dụ:
“rờ” (mó) = “sờ” (mó) “rợn” tóc gáy = “sởn” (tóc gáy)
(ra) “răng” = (ra) “sao”,
2.4.2.3 Nhóm phụ âm mặt lưỡi
Phụ âm /c/
/c/ là một phụ âm [mặt lưỡi – ngạc; tắc; vô thanh]. Khi phát âm phụ âm /c/,
thân lưỡi nâng lên, mặt lưỡi trước áp sát với ngạc (cụ thể hơn là giữa tiền ngạc và
ngạc) tạo thành một chướng ngại. Luồng hơi thoát ra ngoài phá vỡ chướng ngại này
tạo thành một tiếng tắc nổ nhẹ. Ví dụ:
[cin4/ “chỉn] (chỉ) [cim1] “chim”;
[ca1] “cha”; [caw2] “chào”;
[cin1] “chin” (chân); [cəp5] “chớp”; v.v.
Cứ liệu khảo sát cho thấy về cơ bản, phụ âm /c/ ở Lộc Hà tương tự như cách
phát âm trong TVTD. Âm đầu /c/ cũng là phụ âm không có biến thể đặc biệt trong
phát âm ở các ĐĐT.
Về biến thể sử dụng của âm đầu /c/ ở Lộc Hà khi so với TVTD, chúng tôi thấy
phụ âm này có một biến thể ngữ âm - từ vựng /c/ và /z/ được thể hiện qua một số cặp
từ cụ thể dưới đây. Ví dụ:
68
“chi” = “gì”; “chạng” (chin) = “giạng” (chân)
“chăng” (dây) = “giăng” (dây) “chước” (ngủ) = “giấc” (ngủ)
Phụ âm /ɲ/
/ɲ/ là một phụ âm [tắc mũi; mặt lưỡi- ngạc]. Khi phát âm, toàn thân lưỡi nâng
lên, mặt lưỡi áp sát ngạc cứng. Luồng hơi thoát ra phải đi qua mũi vì mặt lưỡi áp sát
ngạc cứng bịt kín hết lối không khí thoát ra đường miệng. Tương tự như /n/, khi phát
âm /ɲ/ ở Lộc Hà, lưỡi có thiên hướng rụt vào trong nên so với /ɲ/ của TVTD, /ɲ/ của
Lộc Hà có vị trí cấu âm “sau hơn”. Ví dụ:
[ɲɔk6] “nhoọc” (nhọc); [ɲa2] “nhà”;
[ɲiew2] “nhiều”; [ɲ6 ɲaŋ2] “nhẹ nhàng”;
[ɲɔ4] “nhỏ”; [ɲɯ2] “nhừ”, v.v.
Về biến thể sử dụng của âm đầu /ɲ/ ở Lộc Hà khi so với TVTD, chúng tôi thấy
phụ âm này có một biến thể ngữ âm - từ vựng /ɲ/ - /c/ được thể hiện qua một số cặp
từ cụ thể dưới đây.
Ví dụ: (lấy) “nhôông” - (lấy) “chồng”; “nhởi” - “chơi”;
“nhẻ” (lạt) – “chẻ” (lạt),
2.4.2.4 Nhóm phụ âm gốc lưỡi
Phụ âm /k/
/k/ là phụ âm [tắc; gốc lưỡi; vô thanh]. Khi phát âm /k/ gốc lưỡi nâng lên tì
sát vào khu vực ngạc mềm (mạc) ở phía bên trong tạo thành chướng ngại. Luồng hơi
thoát ra ngoài phá vỡ cản trở này tạo thành một tiếng nổ nhẹ. Ví dụ:
[km1] “cơm”; [kn1] “con”,
[kk5] “cức” (tức); [kuoj5] “cuối”;
[kok6] “côộc” (gốc cây) [kuj5] “cúi”, v.v.
Phụ âm /ŋ/
/ŋ/ là một phụ âm [tắc mũi; gốc lưỡi; hữu thanh]. Khi phát âm /ŋ/, gốc lưỡi
nâng lên tì vào ngạc mềm (mạc), toàn bộ thân lưỡi bị rút vào. Luồng hơi bị bít lại ở
đường miệng, phải thoát qua đường mũi ra ngoài. Ví dụ:
[u4] “ngủ”; [1] “nghe”;
[aj2] “ngài” (người); [a4] “ngả” (ngửa);
[a5] “ngá” (ngứa); [ɔn1] “ngon”, v.v
69
Phụ âm /ɣ/
/ɣ/ là một phụ âm [xát giữa, gốc lưỡi; hữu thanh]. Khi phát âm gốc lưỡi nâng
lên tì vào ngạc mềm, toàn bộ thân lưỡi bị rút vào. Luồng hơi từ phổi thoát ra ngoài
bằng cách lách qua chướng ngại hẹp giữa gốc lưỡi và ngạc mềm nên tạo ra tiếng cọ
xát. Có động tác tắc thanh hầu trước khi luồng hơi thoát ra ngoài để tạo nên sự rung
của dây thanh. Với lối cấu âm như vậy, âm hưởng của /ɣ/ ở Lộc Hà phát ra nghe tối
và nặng hơn /ɣ/ trong TVTD. Ví dụ:
[ɣo6] “gộ” (gỗ); [in1] “gin” (gần);
[a1] “ga” (gà); [w5] “gấu” (gạo);
[j5] “gấy” (gái); [e5] “ghế”, v.v.
Phụ âm /χ/
/χ/ là một phụ âm [xát giữa, gốc lưỡi; vô thanh]. Khi phát âm /χ/, gốc lưỡi
nâng lên cao giáp với ngạc mềm tạo thành một khe hở hẹp. Luồng hơi từ phổi đi lên
phải lách qua khe hở hẹp này thoát ra ngoài, tạo thành tiếng cọ xát. Ví dụ:
[ot5] “khót” (gọt); [:k5] “khoóc” (khóc)
[aj5] “khái” (hổ) . [i4] “khỉ”;
[ɔj4] “khỏi”; [o:1] “khôông” (không), v.v.
2.4.2.5 Nhóm phụ âm thanh hầu /ʔ/ và /h/
Cả 2 phụ âm này có vị trí cấu âm là yết hầu (glottal), trong đó, /ʔ/ là một phụ
âm [tắc nổ, vô thanh], còn /h/ là một phụ âm [xát giữa; vô thanh]. Âm đầu /ʔ/ xuất
hiện khi phát âm những từ, âm tiết như ‘ăn’, ‘yêu’, ‘ai’, ‘em’, ‘anh’, ‘ít’, v.v.
Khi phát âm /h/, theo quan sát của chúng tôi, không có một chướng ngại rõ
ràng nào được hình thành trong bộ máy cấu âm như các phụ âm khác trong hệ thống
mà chỉ cảm nhận được tiếng luồng hơi cọ xát vào thành vách họng. Phụ âm /h/, cơ
bản được phát âm tương tự như /h/ trong TVTD. Ví dụ:
[hɔ:k6] “hoọc” (học); [huj1] “hui” (thui);
[h:6] “họng”; [hwa1] “hoa”;
[ho2] “hồ”; [hang1] “hang”,v.v.
Hình 2.7. Dạng sóng âm, cường độ và ảnh phổ của phụ âm /Ɂ/ trong âm
tiết ăn
70
Trên đây là dạng sóng âm (1), sự thay đổi cấu âm (2), cường độ (3) và ảnh phổ
(4) của phụ âm /Ɂ/ trong âm tiết ăn /Ɂăn/ do cộng tác viên Thịnh Lộc phát âm. /Ɂ/ là
phụ âm tắc, vô thanh, có trường độ 120ms.
Hình 2.8. Dạng sóng âm, F0, cường độ, ảnh phổ của nửa đầu âm tiết
/Ɂɛƞ/
Hình trên là dạng sóng âm, F0, cường độ, ảnh phổ của nửa đầu âm tiết /Ɂɛƞ/
“anh” do cộng tác viên người An Lộc phát âm với phụ âm đầu /Ɂ/.
*Tiểu kết
1 3
2 4
1
2 3
4 5
71
- Như vậy, nhìn vào số lượng các phụ âm được mô tả và danh sách các phụ âm
được biệt hóa theo hệ nét khu biệt, chúng ta thấy, hệ thống phụ âm đầu Lộc Hà có 23
âm vị, tương tự với hệ thống phụ âm đầu của các thổ ngữ thuộc PNT nói chung, đặc
biệt là tiểu vùng PN Nghệ Tĩnh nói riêng. Nói một cách khác, hệ thống phụ âm đầu
Lộc Hà vẫn thuộc quỹ đạo của PN Nghệ Tĩnh cả về số lượng lẫn đặc trưng ngữ âm.
Theo đó, chúng ta dễ dàng nhận ra:
+ Về phương thức cấu âm, chủ yếu sử dụng 2 phương thức “tắc”/ “xát”. Các
phụ âm “tắc” gồm 13 âm vị, trong đó “tắc- miệng” có 9 âm vị /ph; th; t; ɓ; ɗ; ʈ; c; k; /
và “tắc –mũi” gồm 4 âm vị /m; n; ; /. Trong nội bộ các âm “tắc miệng” còn có sự
phân biệt giữa các âm tắc thường (không bật hơi) với các âm “tắc bật hơi”: /ph/ , /th/.
Các phụ âm “xát” gồm 10 âm vị, trong đó /l/ thuộc “xát bên”, 9 âm vị còn lại thuộc
“xát giữa” /f; s; v; z; ʂ; ʐ; ; ; h/. Chi tiết hơn, các phụ âm tắc và xát còn đối lập
nhau về thanh tính “hữu thanh/vô thanh”. Các phụ âm “hữu thanh” gồm: /b; d; v; z;
ʐ; / và các phụ âm “tắc mũi”, còn lại là các phụ âm “vô thanh”.
+ Về bộ vị trí cấu âm, tính từ trong ra, thường có các âm họng, ngạc mềm,
ngạc cứng, lợi, răng và môi. Phụ âm “môi” gồm 5 âm vị, trong đó “môi-môi”: /ph; b;
m/ và “môi răng: /f; v/. Các phụ âm “răng- lợi” gồm 7 âm vị: /th; t; d; n; s; z; l/. Các
phụ âm “trước ngạc” gồm 3 âm vị: /ʈ; ʂ; ʐ;/ (còn gọi là “quặt lưỡi”); hai phụ âm “sau
ngạc” /c; /; 4 phụ âm “ngạc mềm” (gốc lưỡi): /k; ; ; / và hai phụ âm “họng” (yết
hầu): /; h/.
- Sự hiện hữu phụ âm đầu tắc hữu thanh thở / d/ là đặc điểm riêng biệt của thổ
ngữ An Lộc, Thịnh Lộc nói riêng và Lộc Hà nói chung. Phụ âm này còn tồn tại ở thổ
ngữ Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, một số thổ ngữ thuộc phương ngữ Bắc Trung
Bộ (Nghệ Tĩnh, Quảng Bình). Đây là phụ âm tắc, hữu thanh thở có các đặc trưng cấu
âm tương tự miêu tả của những người sáng tạo chữ Quốc Ngữ, khi họ nhận xét về
cách phát âm phụ âm D ở thế kỉ XVII, trong Từ điển Việt-Bồ -La.
- Qua khảo sát giọng nói và phát âm ở Lộc Hà chúng tôi thấy, người Lộc Hà thể
hiện tương đối rõ phần đầu âm tiết. Đặc điểm này cơ bản được thể hiện như nhau ở
các điểm điều tra. Khi phát âm các phụ âm, người Lộc Hà có thiên hướng dịch lùi vị
trí của lưỡi vào phía trong đồng thời hàm dưới mặc nhiên được hạ xuống. Các âm có
chỗ cản tính từ răng đến gốc lưỡi có xu hướng nhích về phía sau cho tới phần cuối
72
của khoang hầu, kèm theo đó là phần cuối của khoang miệng bị thu hẹp lại một cách
đáng kể. Thói quen cấu âm này khác hẳn với thói quen cấu âm của người nói giọng
PN Bắc, ở đó vị trí cấu âm thường thiên về động tác đẩy lưỡi về phía trước như kiểu
cấu âm đầu lưỡi. Với lối cấu âm này, trên thực tế đã làm cho âm tiết phát ra mang
màu sắc tối và trầm hơn so với việc tận dụng tối đa khoang trước miệng như người
miền Bắc. Mặt khác, nhìn một cách hệ thống vào các loạt phụ âm có trong tiếng Lộc
Hà, có thể dễ dàng rút ra được một quan hệ định chế về nét (tiêu chí khu biệt). Chẳng
hạn, mối quan hệ giữa các âm [tắc] và [xát] trong tiếng Việt nói chung, tiếng Lộc Hà
nói riêng không đơn thuần chỉ là mối quan hệ về phương thức. Theo ngữ âm học
thuần túy, các âm [xát] thường có vị trí cấu âm lùi hơn (sau hơn) so với các phụ âm
[tắc]; các phụ âm [hữu thanh] cũng sâu hơn so với các phụ âm [vô thanh], v.v. Đa
phần các biến thể của các phụ âm đầu trong hệ thống âm đầu Lộc Hà cũng dịch chuyển
theo xu hướng này. Chúng tôi tạm gọi là đặc trưng với nét ngữ âm “trước”/“sau”
tương đối.
CHƯƠNG III
ĐẶC ĐIỂM VẦN TIẾNG LỘC HÀ
3.1 Dẫn nhập
3.1.1 Trong âm tiết tiếng Việt, bộ phận chiết đoạn tiếp sau phụ âm đầu (hay phần
cuối âm tiết) thường được gọi bằng những tên gọi hay thuật ngữ khác nhau, như vần,
phần vần, vần cái, vận mẫu, ở đây chúng tôi gọi là vần. Trên thực tế, trong tiếng
Việt, vần có thể được phân xuất khỏi các thành phần khác của âm tiết thông qua các
hiện tượng: láy âm, lặp từ (từ láy trong tiếng Việt), nói lái hay nói trại (ví dụ, tiền
nong có thể nói lái thành nòng tiên; vợ chồng chộng vờ; ruộng đồng động
ruồng; nhà cửa cừa nhả; con cái cai cón; đau ốm ôm đáu), phương thức
cấu tạo từ “iếc hóa” (ví dụ, nhà nhiếc, tiền tiếc, gạo ghiếc, vợ viếc, cơm kiếc, yêu
iếc,), luật gieo vần, hiệp vần trong thơ ca, ví dụ: “ta” và “là” trong “Trăm năm
trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” Truyện Kiều), và thậm chí
cả trong cách học đánh vần một âm tiết Việt theo truyền thống, chẳng hạn, âm tiết
“toàn” (oan, tờ oan toan, huyền toàn)v.v. Những sự kiện vừa nêu, chứng tỏ trong
tiếng Việt, vần là một thành phần phức thể, các yếu tố cấu tạo vần tiếp hợp nhau một
73
cách chặt chẽ. Trong thành phần vần có chứa ít nhất hai bộ phận, một bộ phận âm
thanh tạo đỉnh của âm tiết và đại lượng này thường do các nguyên âm hoặc các yếu
tố nguyên âm tính đảm nhiệm, và một bộ phận âm thanh tiếp sau có chức năng kết
thúc âm tiết, đại lượng này vừa có thể là một yếu tố nguyên âm tính/ hoặc phụ âm
tính đảm nhiệm.
3.1.2 Trong giới nghiên cứu Việt Ngữ học hiện nay, khái niệm vần về cơ bản đã được
thống nhất. Tuy nhiên, về mặ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ngu_am_tieng_loc_ha_ha_tinh.pdf