Luận án Nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9

1.1. Những công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến phạm vi

nghiên cứu của đề tài 9

1.2. Đánh giá khái quát về kết quả nghiên cứu của các công trình

khoa học đã công bố và những vấn đề cần được đi sâu nghiên

cứu tiếp 26

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN

ĐẠI HÓA HẢI QUAN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 30

2.1. Khái quát chung về nhân lực hiện đại hóa hải quan trong hội

nhập quốc tế 30

2.2. Tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực đáp ứng

yêu cầu hiện đại hóa Hải quan 52

2.3. Kinh nghiệm về đảm bảo nhân lực để hiện đại hóa hải quan

trong hội nhập quốc tế và bài học rút ra cho Hải quan Việt Nam 69

Chương 3: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN

VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN

2011-2015 78

3.1. Tổng quan về hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội nhập

quốc tế 78

3.2. Thực trạng về nhân lực trong quá trình hiện đại hóa Hải quan

Việt Nam giai đoạn 2011-2015 86

3.3. Đánh giá chung về nhân lực theo yêu cầu hiện đại hóa Hải quan

Việt Nam trong hội nhập quốc tế 113

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025, TẦM

NHÌN 2035 127

4.1. Phương hướng phát triển nhân lực để hiện đại hóa hải quan trong

hội nhập quốc tế 127

4.2. Các giải pháp phát triển nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt

Nam trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, tầm nhìn 2035 135

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 165

pdf198 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển vụ việc cơ quan khác khởi tố, điều tra 222 vụ. Hiện nay, lực lượng điều tra chống buôn lậu của Ngành đang tập trung nguồn lực tổ chức triển khai Đề án "Tăng cường năng lực cho lực lượng chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020". * Công tác kiểm tra sau thông quan Từ năm 2011 đến hết tháng 9/2014, lực lượng KTSTQ đã thực hiện được tổng số 9.363 cuộc kiểm tra (gấp 1,95 lần so với giai đoạn từ 2005- 2010), trong đó có 1.407 cuộc KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp (chiếm 15% tổng số cuộc, giai đoạn 2005-2010 là 12,9%), ban hành quyết định ấn định 4.269,2 tỷ đồng (gấp 3,17 lần so với giai đoạn từ 2005-2010), thực thu NSNN 3.479,6 tỷ đồng (gấp 3,43 lần so với giai đoạn từ 2005 - 2010). Trong giai đoạn này (2011-9/2014), mỗi năm kiểm tra đánh giá được sự tuân thủ từ 2,56 - 5,3% các doanh nghiệp hoạt động XNK. * Phát triển hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động Tổng cục Hải quan đã công bố công khai kết quả thời gian trung bình giải phóng hàng của Hải quan Việt Nam, từ đó có số liệu gốc để các cục hải quan địa phương, các chi cục làm căn cứ phấn đấu giảm thời gian thông quan để đạt mốc thời gian trung bình của các nước ASEAN. Ban hành và thực hiện bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động trong ngành Hải quan. Từ đó các đơn vị có căn cứ để xây dựng bộ chỉ số và tiêu chí kiểm tra, đánh giá nội bộ. 84 Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành Hải quan còn làm căn cứ để lãnh đạo so sánh với đơn vị tương đồng và rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo điều hành. Đã thực hiện khảo sát đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp với cơ quan Hải quan trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử năm 2012, 2013. * Áp dụng quản lý rủi ro Quản lý rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan Hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được đánh giá là rủi ro. Quản lý rủi ro được áp dụng trong hầu hết các nghiệp vụ hải quan và được luật hóa từ 2005, nó là nền tảng để chuyển từ quản lý hải quan thủ công, truyền thống sang quản lý hải quan hiện đại. Quản lý rủi ro giúp cơ quan hải quan có được thông tin về hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan, cũng như làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác như: KTSTQ; ĐTCBL... một cách chủ động, hiệu quả. * Phát triển quan hệ đối tác Hoạt động phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tham gia quan hệ đối tác với cơ quan hải quan. Qua đó, doanh nghiệp hiểu, đồng thuận, đồng hành với cơ quan hải quan trong xây dựng và thực thi chính sách pháp luật về hải quan, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Để làm được việc trên, cơ quan hải quan chủ động thực hiện các giải pháp cơ bản về phát triển quan hệ đối tác: (i) Thông tin; (ii) Tham vấn; (iii) Tham gia; (iv) Hợp tác. Trong đó khuyến khích các doanh nghiệp lớn, có uy tín, có quá trình chấp hành pháp luật tốt tham gia hợp tác với cơ quan hải quan thông qua các chương trình đối tác chuyên đề dưới hình thức ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ, biên bản làm việc. Bằng cách này, 85 các bên tham gia có điều kiện đúc rút kinh nghiệm, cách làm hay, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan Tổng cục Hải quan đã ban hành văn bản hướng dẫn phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp. Trong đó nêu rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc thực hiện quan hệ đối tác, phân loại đối tác, phân công nhiệm vụ các đơn vị trong thực hiện quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp. Xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự về phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp ở cấp khối cơ quan Tổng cục và hải quan địa phương. Trong đó nêu rõ đơn vị đầu mối, trách nhiệm của các đơn vị tại cơ quan TCHQ và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong thực hiện phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp. Xây dựng đề án cấp Bộ về chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan; tiếp tục xem xét hồ sơ và xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên; xây dựng cơ sở pháp lý phục vụ cho việc phát triển quan hệ đối tác với đại lý làm thủ tục hải quan cũng như đề xuất các giải pháp phát triển đại lý hải quan. * Trang thiết bị kỹ thuật Tổng cục Hải quan đầu tư xây dựng Trung tâm chỉ huy đặt tại cơ quan Tổng cục để thu thập, xử lý thông tin 24/7 nhằm kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia XNK, XNC. Để tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan, ngành Hải quan đã và đang tiếp tục đầu tư, trang bị nhiều máy móc hiện đại như: 11 máy soi container (loại cố định, di động, bán cố định), 97 máy soi hành lý, hàng hóa, 19 hệ thống camera giám sát, trang bị nhiều thiết bị an toàn phóng xạ và các bộ dụng cụ phục vụ kiểm tra thực tế hàng hóa; Trung tâm phân tích hàng hóa được trang bị nhiều thiết bị hiện đại 86 để phân tích, giám định hàng hóa; thường xuyên rà soát bổ sung, sửa chữa các công cụ hỗ trợ trong quá trình thông quan và kiểm soát chống buôn lậu (Hệ thống dữ liệu định vị tàu biển AIS; hệ thống thu chặn tín hiệu điện thoại; hệ thống định vị giám sát trên không - thiết bị bay không người lái; hệ thống phân tích giọng nói đa lớp - phát hiện nói dối,...). Đầu tư tàu cao tốc, ca nô, xuồng máy phục vụ công tác kiểm soát, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tổng cục Hải quan cũng đã đầu tư xây dựng và đưa vào quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ cho quá trình kiểm tra hàng hóa, hành lý, phòng chống buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy, vũ khí, vật liệu nổ,... Quy hoạch và xây dựng các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung để vừa bảo đảm quản lý vừa tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu. 3.2. THỰC TRẠNG VỀ NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 Những năm qua, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Hải quan đã triển khai tích cực kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa ngành, trong đó vấn đề nhân lực đã có những chuyển biến tích cực. Tính đặc thù của hoạt động hải quan và môi trường công tác phức tạp về nghiệp vụ, mang tính chuyên môn cao; cơ chế quản lý, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, luôn thay đổi; yêu cầu của hội nhập đòi hỏi thủ tục giải quyết công việc phải nhanh, tạo thuận lợi cho khách hàng những yếu tố đó là áp lực có tác động thường xuyên và trực tiếp đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế tức công tác phát triển nhân lực hải quan trong tình hình hiện nay. Theo báo cáo chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan tại Đại hội Đại biểu lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020; cùng với báo cáo công tác hàng năm của Tổng cục Hải quan, có thể thấy công tác nhân lực để hiện đại hóa ngày càng được hết sức chú trọng. 87 Điều 15, Luật Hải quan Việt Nam 2014 quy định về công chức hải quan xác định: (1) Công chức Hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; (2) Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan, hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan theo quy định của Chính phủ [32]. Bộ nội vụ quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức Hải quan đối với ngạch kiểm tra viên cao cấp hải quan, kiểm tra viên chính hải quan, kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên cao đẳng hải quan, kiểm tra viên trung cấp hải quan, nhân viên hải quan. Theo quy định thì: (1) Kiểm tra viên cao cấp hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngành Hải quan, giúp lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo, tổ chức triển khai và trực tiếp thực thi pháp luật về hải quan theo quy định của Luật Hải quan với quy mô lớn, độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi nhiều tỉnh hoặc toàn quốc; (2) Kiểm tra viên chính hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, giúp lãnh đạo chủ trì, tổ chức và thực thi pháp luật về hải quan theo quy định của Luật Hải quan tại các đơn vị trong ngành Hải quan; (3) Kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên cao đẳng hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong các quy chế quản lý, trong các quy trình nghiệp vụ hải quan theo sự phân công của lãnh đạo; (4) Kiểm tra viên trung cấp hải quan là công chức chuyên môn nghiệp vụ của ngành hải quan, được lãnh đạo giao trực tiếp thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ công tác hải quan; (5) Nhân viên hải quan là công chức thừa hành ở các đơn vị hải quan cơ sở và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc chuyên môn nghiệp vụ hải quan do lãnh đạo phân công [32]. 88 Những nội dung và yêu cầu cụ thể về chất lượng đối với nhân lực ngành hải quan cũng tuân theo những nội dung và yêu cầu nêu trong Quyết định số 952/QĐ-TCHQ ngày 03/4/2015 của Tổng cục hải quan về việc sửa đổi một số nội dung của “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” của ngành là Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả - thể hiện sự cam kết của ngành Hải quan trước cộng đồng xã hội về việc đảm bảo tạo thuận lợi, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan đối với các hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế. Những nội dung và yêu cầu cụ thể cũng phù hợp với Nghị quyết số 04/NQ-ĐU ngày 29/3/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên tài chính học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Quy định số 315-ĐU/TC-ĐU ngày 18/02/2012 của Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Hải quan về tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cơ quan Tổng cục Hải quan; Quyết định số 2678/QĐ-TCHQ ngày 22/12/2009 của Tổng cục Hải quan về việc Ban hành tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng cục Hải quan. 3.2.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực hải quan Việt Nam 3.2.1.1. Về số lượng nhân lực Tính đến tháng 31/12/2015, toàn ngành có 10.361 CBCC (chỉ tính số biên chế, có mặt tại đơn vị), trong đó: + Khối cơ quan Tổng cục: 1.392 người (chiếm 13%) ; + Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố: 8.969 người (chiếm 87%); + Tổng số cán bộ nữ: 3.541 người (chiếm 33,2%); + Dân tộc thiểu số: 448 người (chiếm 4,2%); + Tôn giáo: 31 người (chiếm gần 0,3%) + Đảng viên: 6.893 người (chiếm 64,7%) [32]. Trong giai đoạn 2012-2015, số lượng CBCC có sự biến động không đáng kể, vẫn duy trì ở mức khoảng 10,3 nghìn người. Duy nhất năm 2011, 89 bắt đầu triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hiện đại hóa giai đoạn 2011- 2015, số lượng cán bộ công chức được bổ sung một lượng đáng kể, gần 1 nghìn người [50]. Bảng 3.1: Thống kê tổng số cán bộ, công chức trong 5 năm Đơn vị: người Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số CBCC 9.315 10.283 10.628 10.514 10.361 Phụ nữ 2.949 3.506 3.624 3.597 3.541 Đảng Viên 5.392 6.079 6.973 6.728 6.893 Dân tộc ít người 357 401 430 437 448 Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. So sánh giữa năm 2015 với 2011, ta nhận thấy có sự biến động tăng về số lượng Đảng viên (28%), số lượng nữ (20%), cán bộ, công chức là dân tộc ít người (25%). Mức độ già hóa nhân lực đang có xu hướng gia tăng. Nếu ở năm 2011 có 2.051 CBCC ở độ tuổi từ 30 trở xuống, thì đến 2015 ở độ tuổi này chỉ còn 1.793 CBCC; đồng nghĩa với thực trạng số lượng nhân lực ở độ tuổi từ 51 đến 60 tăng dần, năm 2011 là 1.247 CBCC, thì đến năm 2015, lực lượng này là 2.272 CBCC (tăng hơn 80%) [32]. Bảng 3.2: Thống kê theo độ tuổi trong 5 năm Đơn vị: người Năm Từ 30 tuổi trở xuống Từ 31 đến 50 tuổi Từ 51 đến 60 2011 2051 6130 1247 2012 2499 6036 1748 2013 2595 6096 1937 2014 2177 6193 2144 2015 1793 6296 2272 Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. 90 Lý giải cho những vấn đề trên chủ yếu là trước giai đoạn 2011-2015, ngành Hải quan đã được tuyển dụng một số lượng cán bộ, công chức đủ để bước đầu triển khai công tác cải cách, hiện đại hóa. Tiếp theo giai đoạn 2011 đến nay, theo yêu cầu tinh giản tổ chức bộ máy, giảm số lượng, những khâu không cần thiết thực hiện thủ tục hành chính theo Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, vì vậy khi số lượng cán bộ, công chức Hải quan giảm tự nhiên (nghỉ hưu, chết, chuyển ngành...) thì chủ yếu là được bổ sung bằng lực lượng chuyển ngành (những người đã có kinh nghiệm, nhiều năm thâm niên ở lĩnh vực khác, không phải tuổi trẻ, mới ra trường...) hoặc được xét tuyển một số lượng rất hạn chế. Vì vậy, độ tuổi của cán bộ, công chức hải quan dưới 30 tuổi ngày càng có xu hướng giảm. 3.2.1.2. Chất lượng nhân lực Hải quan Việt Nam * Về thể lực Ngành Hải quan luôn chú trọng, quan tâm, chăm lo đến sức khỏe các cán bộ, công chức. Tại khối cơ quan Tổng cục có bộ phận y tế với 02 bác sỹ đa khoa để tham mưu và tổ chức triển khai các công tác về chăm sóc sức khỏe cho toàn ngành. Định kỳ năm 2 lần tổ chức khám sức khỏe tập trung cho cán bộ, công chức. Mỗi cán bộ công chức được mua bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, trung tâm y tế thuận tiện cho cán bộ, công chức đó [32]. Bên cạnh đó, tại bộ phận y tế cơ quan có trang bị tủ thuốc để có thể kịp thời cung cấp và điều trị một số bệnh đơn giản cho cán bộ, công chức trong giờ hành chính. Đến nay, nhân lực hải quan Việt Nam cơ bản là mạnh khỏe, đáp ứng được yêu cầu công việc. Một bộ phận đặc thù như điều tra chống buôn lậu còn có sự dẻo dai, nhanh nhẹn để phù hợp với đặc thù môi trường công tác thường xuyên đi lại, dầm mưa, dãi nắng và làm việc tại các địa bàn hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt để ngăn ngừa buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, vũ khí, ma túy, tiền giả... * Về trí lực của nhân lực hải quan Toàn ngành Hải quan có 43 cán bộ Hải quan trực tiếp làm công tác tham mưu theo dõi, giúp việc cho Tổng cục trưởng về công tác tổ chức cán bộ, chiếm tỷ lệ 0,4% trong toàn ngành, chiếm tỷ lệ 3% trong tổng số cán bộ, công chức khối cơ quan Trung ương (cơ quan Tổng cục) [32]. 91 Có 8.456 CBCC giữ ngạch từ chuyên viên trở lên chiếm tỷ lệ 97,3%, trong đó: + Chuyên viên cao cấp: 27 người; tỷ lệ 0,3% + Chuyên viên chính: 823 người; tỷ lệ 9,7% [32]. Số cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính là 850 người, tỷ lệ 10%; chuyên viên và cán sự 7.606 CBCC chiếm tỷ lệ 90%. Nhìn chung, CBCC ngành Hải quan khi giữ ngạch CVCC và CVC đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước, chương trình chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp [32]. Bảng 3.3: Thống kê ngạch công chức trong 5 năm Đơn vị: người Năm Tổng số Chia theo ngạch CC CVCC và TĐ CVC và TĐ CV và TĐ CS và TĐ Còn lại 2011 9315 10 990 6148 1460 708 2012 10283 10 958 6945 1597 773 2013 10628 17 935 7395 1633 648 2014 10514 23 882 7467 1561 581 2015 10361 27 823 7606 1374 531 Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. Tỷ lệ chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính toàn ngành là rất thấp, nhất là chuyên viên cao cấp chỉ có 27 người (chiếm 0,3%) do hàng năm nhà nước phân bổ chỉ tiêu thi nâng ngạch cho ngành Hải quan với số lượng ít, chưa hợp lý. Ngoài ra, đội ngũ CBCC ở địa phương ít có điều kiện học tập nên việc tập trung chuẩn hoá cho đội ngũ này còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải xác định lại cơ cấu ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính trong toàn ngành Hải quan để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng [32]. Nếu chia theo cấp lãnh đạo thì có 210 người từ cấp lãnh đạo vụ, cục và tương đương trở lên chiếm 2% tổng số cán bộ công chức, nếu tính số lượng là lãnh đạo cấp phòng, chi cục, đội kiểm soát và tương đương thì có 1.274 người, chiếm 12,3% tổng số cán bộ, công chức [32]. 92 2% 12% 86% 0 Lãnh đạo Vụ, Cục Lãnh đạo Phòng, chi cục Công chức, viên chức Biểu đồ 3.1: Thực trạng cán bộ lãnh đạo các cấp Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. - Thực trạng trình độ CBCC về chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng của đội ngũ CBCC ngành Hải quan cụ thể như sau: + Tiến sĩ: 20 người, tỷ lệ 0,1%; + Thạc sĩ: 1.080 người, tỷ lệ 10,1%; + Đại học: 8.123 người, chiếm 76,4%; + Cao đẳng, trung cấp: 873 người, tỷ lệ 8,1%; + Chưa qua đào tạo: 566 người, tỷ lệ 5,3% [32]. Bảng 3.4: Thống kê trình độ đào tạo trong 5 năm Đơn vị: người Năm Chuyên môn Chính trị Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại Cao cấp Trung cấp 2011 14 265 7134 872 500 604 594 2193 2012 14 516 8126 810 432 385 534 2250 2013 14 691 8404 765 385 369 565 2192 2014 17 872 8264 677 364 320 609 2187 2015 20 1080 8123 593 280 265 611 2141 Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. 93 Như vậy, cho đến nay toàn ngành Hải quan đã có 10.096 CBCC được đào tạo từ bậc trung học trở lên chiếm tỷ lệ 94,5%, trong đó: CBCC có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ khá cao 86,6% (năm 1993, chỉ khoảng 25% CBCC có trình độ đại học) do chất lượng tuyển dụng đầu vào trong những năm gần đây ngày càng tăng lên. Đồng thời, Ngành cũng tăng cường công tác đào tạo chuẩn hoá và nâng cao trình độ đội ngũ CBCC [32]. Tuy nhiên, số lượng CBCC chưa qua đào tạo vẫn còn cao, chiếm tỷ lệ 5,3% của toàn Ngành, nguyên nhân là do lịch sử để lại, trước đây nhiều công chức trên 50 tuổi có quá trình công tác trong ngành, có năng lực công tác nhưng chưa có trình độ cao đẳng, đại học theo yêu cầu. Ngoài ra, còn do một số CBCC chuyển ngành từ lực lượng vũ trang (quân đội và công an...) và một số cán bộ khi được tuyển dụng không có điều kiện học tiếp; một số công việc không đòi hỏi phải có trình độ cao... Qua cuộc khảo sát doanh nghiệp năm 2015, thì có cục hải quan tỉnh thành phố được trên 90% doanh nghiệp đánh giá cán bộ, công chức hải quan là tốt/khá trong mức độ am hiểu chuyên môn nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính hải quan. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách khá lớn đối với cục hải quan thấp nhất, tỷ lệ này là gần 70% [tham khảo bảng 4]. Nhìn chung, CBCC ngành Hải quan đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chất lượng ngày càng nâng cao, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới ngày càng tốt hơn. Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng-Trung cấp Chưa đào tạo Biểu đồ 3.2: Thực trạng trình độ cán bộ, công chức về chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. 94 - Thực trạng trình độ CBCC về lý luận chính trị và quản lý nhà nước Về trình độ lý luận chính trị: tính đến 31/12/2015 toàn ngành Hải quan đã có 2.752 CBCC có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 25,8% [32], trong đó: + Lý luận chính trị cao cấp: 611 CBCC, chiếm tỷ lệ 5,7% tập trung chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo cấp Vụ, Cục, chuyên viên cao cấp và tương đương; cán bộ đã được Tổng cục duyệt quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương [32]; + Lý luận chính trị trung cấp: 2.141 CBCC tỷ lệ 20,1% tập trung vào cán bộ lãnh đạo cấp Phòng, Chi cục, Đội thuộc Chi cục và tương đương; cán bộ đã được Tổng cục duyệt quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng, Chi cục, Đội thuộc Chi cục và tương đương; + Lý luận sơ cấp: 1.726 CBCC (16,2%) [32]. Biểu đồ 3.3: Thực trạng trình độ cán bộ, công chức về lý luận chính trị và quản lý nhà nước Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. - Thực trạng trình độ cán bộ công chức về tin học Trình độ tin học của đội ngũ CBCC ngành Hải quan được thể hiện như sau: 95 + Trung cấp trở lên: 707 người, tỷ lệ 6,6%, + Chứng chỉ tin học văn phòng: 9.166 người, tỷ lệ 86% Như vậy, cho đến nay toàn ngành Hải quan đã có hơn 9 nghìn CBCC được đào tạo, bồi dưỡng tin học từ cơ bản trở lên, chiếm tỷ lệ khá cao là 95% tổng toàn Ngành. Nhìn chung, số lượng này có đủ khả năng sử dụng các chương trình máy tính văn phòng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, số CBCC chưa qua đào tạo vẫn còn đông chủ yếu là các công chức trên 50 tuổi vào ngành trước năm 1995 (thời kỳ tuyển dụng chưa yêu cầu tin học) [32]. 86% 5% 9% Có chứng chỉ Cao đẳng trở lên Chưa qua đào tạo Biểu đồ 3.4: Thực trạng trình độ cán bộ công chức về tin học Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. - Thực trạng trình độ cán bộ công chức về ngoại ngữ Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBCC ngành Hải quan được thể hiện như sau: + Có 9.364 CBCC, chiếm 87,8% cán bộ hải quan có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh, trong đó có khoảng 7,3% có trình độ tiếng anh đại học trở lên. + Có khoảng gần 9% cán bộ có trình độ ngoại ngữ khác. + Không có chứng chỉ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ gần 3%, chủ yếu là các công chức trên 50 tuổi vào ngành trước năm 1995 (thời kỳ tuyển dụng chưa yêu cầu ngoại ngữ) [32]. 96 Bảng 3.5: Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ trong 5 năm Đơn vị: người Năm Tin học Ngoại ngữ Trung cấp trở lên Chứng chỉ Anh văn Khác Cao đẳng trở lên Chứng chỉ Cao đẳng trở lên Chứng chỉ 2011 358 7920 795 7236 153 723 2012 628 9032 699 8370 167 634 2013 697 9340 736 8630 176 656 2014 647 9214 754 8696 175 706 2015 707 9166 744 8590 181 766 Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. Mặt khác, qua khảo sát đánh giá thực tế của ngành, số CBCC có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng có khả năng sử dụng vào thực tế công việc chỉ đạt khoảng 20% (80% cần phải đào tạo lại), nguyên nhân là do đa số CBCC không có môi trường làm việc liên quan trực tiếp đến ngoại ngữ và do chất lượng đào tạo ngoại ngữ không cao. Tuy nhiên, qua thống kê thì số lượng cán bộ, công chức được đào tạo và có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ngày càng tăng. Biểu đồ 3.5:Thực trạng trình độ cán bộ công chức về ngoại ngữ Nguồn: Tổng cục Hải quan [32]. - Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức Hải quan theo khảo sát doanh nghiệp năm 2015. 97 Mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Hải quan được đánh giá theo các nhóm thủ tục. Trong khi có một tỷ lệ tương đối lớn các doanh nghiệp đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn nghiệp vụ của công chức Hải quan chỉ ở mức bình thường (từ 38-54%), thì cũng có tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn nghiệp vụ của công chức Hải quan ở mức khá/tốt. Cụ thể, tiêu chí có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá cao nhất về mức độ am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Hải quan là thủ tục thông quan ở khâu kiểm tra hồ sơ (60% đánh giá khá/tốt), kế đến là khâu kiểm tra thực tế hàng hóa (57%) và thủ tục quản lý thuế ở khâu nộp thuế (52%). Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá mức độ am hiểu chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ hải quan ở mức kém/rất kém là khá nhỏ, xung quanh mức 1-6% tổng số doanh nghiệp phản hồi [32]. Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá khá/tốt về kỹ năng giải quyết công việc của công chức Hải quan ở các khâu thực hiện thủ tục. Kỹ năng giải quyết công việc của công chức Hải quan trong một số thủ tục/khâu có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá khá/tốt cao là thủ tục thông quan - khâu kiểm tra hồ sơ (56%), khâu kiểm tra thực tế hàng hóa (54%), xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát (49%) và thủ tục nộp thuế (49%). Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá mức độ kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ hải quan ở mức kém/rất kém là khá nhỏ, xung quanh mức 1-5% tổng số doanh nghiệp phản hồi [32]. Trong số những doanh nghiệp đã từng khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan, có 54% doanh nghiệp hài lòng/hoàn toàn hài lòng với kết quả giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có tới 22% doanh nghiệp cho biết họ không hài lòng/hoàn toàn không hài lòng với kết quả này [32]. * Về tâm lực - Phẩm chất chính trị, đạo đức Cán bộ, công chức Hải quan Việt Nam luôn quán triệt và chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà 98 nước, của ngành và địa phương trong triển khai công việc và trong cuộc sống sinh hoạt. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và vận động cán bộ, công chức trong đơn vị quán triệt và nghiêm túc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Ngành. Luôn đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động gia đình và quần chúng thực hiện quan điểm đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình và người thân tham gia và thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ công chức, hải quan luôn quán triệt, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành trong từng nội dung công tác và thực thi công vụ của mình; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái với quan điểm, đường lối của Đảng và các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_luc_de_hien_dai_hoa_hai_quan_viet_nam_trong_hoi_nhap_quoc_tetv_9199_1939062.pdf
Tài liệu liên quan