Luận án Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5

5. Đóng góp của luận án 6

6. Bố cục của luận án 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1. Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài 7

1.1.1. Các học giả Ấn Độ 7

1.1.2. Các học giả Trung Quốc 10

1.1.3. Các học giả nước ngoài khác 14

1.2. Các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam 22

1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án 24

1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết 25

CHƯƠNG 2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG NGUYÊN NHÂNCỦA CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 26

2.1. Khái quát lãnh thổ tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ 26

2.1.1. Khu vực phía tây 26

2.1.2. Khu vực trung tâm 28

2.1.3. Khu vực phía đông 28

2.2. Bối cảnh quốc tế 30

2.3. Bối cảnh khu vực 34

2.4. Di sản của người Anh thời thuộc địa với vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ 35

Tiểu kết chương 2 47

CHƯƠNG 3. NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG DIỄN BIẾN CỦA CUỘCCHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 48

3.1. Khái quát diễn biến cuộc chiến tranh 48

3.1.1. Chiến sự khu vực phía tây 48

3.1.2. Chiến sự khu vực phía đông 49

3.1.3. Ngừng bắn, rút quân 51

3.1.4. Thiệt hại của hai bên 52

3.2. Tác động của các nhân tố quốc tế trong diễn biến chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 52

3.2.1. Mỹ và các đồng minh với diễn biến của cuộc chiến tranh 52

3.2.2. Liên Xô với diễn biến của cuộc chiến tranh 65

3.2.3. Pakistan 74

3.2.4. Các nước thuộc Phong trào Không liên kết 76

Tiểu kết chương 3 89

CHƯƠNG 4. NHÂN TỐ QUỐC TẾ SAU CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 VÀ VIỆC THÚC ĐẨY HÒA GIẢI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ 91

4.1. Mỹ, Anh và các đồng minh 91

4.2. Liên Xô 93

4.3. Pakistan 96

4.4. Sri Lanka 99

4.5. Hội nghị hòa giải Colombo của các nước Không liên kết 102

Tiểu kết chương 4 113

CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VỀ NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG CUỘC CHIẾNTRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 115

5.1. Nhận xét chung về cuộc chiến tranh 115

5.2. Nhân tố quốc tế trong nguyên nhân của cuộc chiến tranh 118

5.3. Nhân tố quốc tế trong diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 124

5.4. Nhân tố quốc tế sau khi Trung Quốc rút quân và quá trình hòa giải 128

5.5. Đánh giá được và mất của Trung Quốc và Ấn Độ qua cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 131

Tiểu kết chương 5 136

 

docx199 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại giao Miến Điện cũng bị đặt vào tình huống khó khăn. Khi Ấn Độ và Trung Quốc có những xung đột lẻ tẻ trên biên giới, dư luận Miến Điện tỏ ra ủng hộ Trung Quốc. Báo Tiền phongMiến Điệnngày 4/10/1962 nêu rõ: “Ấn Độ đã gây sự với nhiều nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc, Pakistan, Nepal. Nếu chính sách của Ấn Độ vẫn không thay đổi thì trong tương lai Ấn Độ sẽ ngày càng cô lập với các nước Á – Phi” [16]. Khi chiến tranh biên giới Trung Quốc-Ấn Độ bùng nổ, Miến Điện đã phớt lờlời kêu gọi giúp đỡcủa J. Nehru. Mặt khác,khi phái đoàn ngoại giaoẤn Độdo bà LaxmiMenondẫn đầu thămRangooncũng chỉ nhận được sự im lặng. Trongcác cuộc thảo luậntại Hội nghị Colombo, Miến Điệnđược xemnhư đangđại diện choTrung Quốc. Tướng NeWinđề cập đếnHội nghị Colombolà bên thứ bathân thiện vàliên tục cảnh báochống lại “bất kỳ nỗ lực thông quasự phán xétvề đúng vàsai, những ưu điểm vànhược điểmcủa các quan điểmhaibên tranh chấp” [225; tr.48]. Điều nàylà phù hợp vớilập trườngcủa Trung Quốcvàngược lạivới J. Nehru.Miến Điệnkhông chỉphản đốithông quacác nghị quyếtkhông đượcTrung Quốc chấp nhận, mà còn đánh giá caonhững ý địnhhòa bìnhcủaTrung Quốc vàcác biện phápTrung Quốcđãthực hiện. Sở dĩ Miến Điện lựa chọn giải pháp nghiêng về ủng hộ Trung Quốc là do họ có vị trí địa lý nhạy cảm và lãnh thổ nhỏ. Một lý doquan trọng nữa là Trung Quốcđãchấp nhậngiải quyếttranh chấp biên giớivớiMiến Điệnthông quamột hiệp ướcbiên giớivàhiệp ướckhông xâm lượcvào tháng 1/1960. Giữa năm 1962, Thủ tướngUNu vàTổng thốngNeWinđã tham dự mộtlễ kỷ niệm lớntạiBắc Kinh. Mối quan hệ thân thiết giữa Miến Điện và Trung Quốc đang ở vào thời kì tốt đẹp nhất. Chính vì thế khi phải lựa chọn trong cuộc chiến tranh này, Miến Điệnkhông chỉchọnthờ ơvới yêu cầugiúp đỡ của Ấn Độ,màcó mộtkhuynh hướngrõ rệtủng hộ quan điểmcủa Trung Quốc. Giống với thái độ của Miến Điện, Campuchia cũngưu tiênphớt lờlời kêu gọigiúp đỡcủaJ. Nehru, lựa chọnđứng trung lậpvớicuộc xung đột Trung Quốc-Ấn Độ. Đồng thời, Campuchiacòn tích cựcphản đốinỗ lực củaẤn Độđể giành đượcsự ủng hộ củacác nước Á-Phichống lạisự xâm lượccủa Trung Quốc. Trong quá trình tham gia Hội nghị hòa giải Colombo, Campuchia thường nghiêng về ủng hộ Trung Quốc. Sự lựa chọn này liên quan đến mối quan hệ gắn bó, những cam kết, những nguồn viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia. Indonesia, một trong nhữngquốc gia tích cực trong Phong trào Không liên kết cũng như đoàn kếtÁ–Phi,đã phải đối mặtvớimộtsự lựa chọnkhó khăn.Ấn Độ cómối liên hệlịch sửvớigiới lãnh đạo Indonesia và kỳ vọnghọcông khaiủng hộcác tuyên bố củaẤn Độ. Trong khi, Trung Quốc, quốc giađãphát triểnmộttình bạn thân thiếtmãnh liệt vớiIndonesia,cố gắng sử dụngnhững sự ủng hộcủa Indonesiađể trình bàyquan điểm Trung Quốcvề cuộc xung độttrên các diễn đànquốc tế.Tuy nhiên, Tổng thốngSukarnođã luôn giữ được trạng thái trung lập, không bị cuốn vào tranh cãi Trung Quốc – Ấn Độ. Sukarnocũngđã thể hiện sự lạnh lùng vớilời kêu gọi của Tổng thốngNassermời ôngđến hội nghịhòa giảigồm 10quốc giamà nhiều người coi làmột động tháiủng hộẤn Độ [132; tr.89].Mặt khác, tờ Ngôi Sao phương Đông xuất bản ngày 12/10/1962,cho rằng“thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề biên giới Trung Ấn đã chặn đường đi tới giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp biên giới do lịch sử để lại”[16]. Ban đầu, Indonesiaduy trìtính trung lập nghiêm ngặt, Bộ trưởngNgoại giao Subandriobác bỏmọi khả năngtham giahòa giảitrong vấn đề này“trừ khicó một điểmcủa cuộc họplà cả hai nước có thểchấp nhận” [132; tr.90]. Tuy nhiên, cùng với thời gian,Tổng thốngSukarnodần dần thay đổi. Ngày 17/11,ôngtiết lộ rằngmình đang nỗ lực làm việcđểmang lại hòa bìnhtrong vấn đề tranh chấpbiên giới Trung Quốc-Ấn Độ.Subandriophát biểu vào ngày 18/11rằng“Indonesiacó thể không giữthụ độngvàsẽtìm ra một cáchđể giải quyếtcuộc xung đột” [132; tr.90]. Tổng thốngSukarnochấp nhậnđề xuấthòa giảicủa bàBandaranaikevàđóng mộtvai trò tích cựctrongcáccuộc họp hòa giải6 quốc giaởColombotrongtháng 12/1962. Tuy nhiên, người đại diện choIndonesiatại hội nghị, Subandrio,tuyên bốrằng hội nghịchắc chắn sẽ khôngcan thiệp vào“bản chất củacuộc xung đột giữa Ấn Độvà Trung Quốc” [132; tr.91]. Như vậy, các quốc gia thuộc Phong trào Không liên kết khu vực châu Á là những nước chịu tác động lớn nhất từ cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962. Một số nước như Miến Điện, Cambuchia ủng hộ Trung Quốc, Yemen ủng hộ Ấn Độ. Các quốc gia còn lại là Lebanon, Iraq, Afghnistan, Nepal, Indonesia lựa chọn thái độ trung lập. Các nước Không liên kếtở châu Phi Ởchâu Phi, cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc-Ấn Độnăm 1962 đã gây ramộtloạt cácphản ứng rất khác nhau. Các nước gồm Algeria, Congo, Morocco, Tunisia,Somaliahoàn toànbỏ qua, không có bất cứ phản ứng nào. AlgeriavàMoroccokhông trả lời thưcủa Tổng thốngAi Cập (Nasser)mời họtham dựmộthội nghịgồm 10quốc giađể làm trung gian hòa giải. Ở giai đoạn sau, các nước nàytiếp tục im lặngtrước một nỗ lựccủaChuÂn Laitrong suốt tháng 12/1963để gợi raphản ứng của họ. MalivàSudangửiđề nghị chính thứccủa mình đến haibên tranh chấpvềmộtgiải pháp hòa bìnhvà đàm phánngay trongtuần đầu tiên khi chiến sự bùng nổ.Tuy nhiên, sau này, phản ứng của Mali là tích cực ủng hộ quan điểm của Trung Quốccho rằng nước này đã “chiến đấubảo vệ chủ quyềnvàtoàn vẹn lãnh thổcủa mình”[79; tr.187].Trong khi đó, Sudantiến gần hơnđến quan điểm của Ấn Độ “lên ánviệc sử dụngvũ lựctrong việc giải quyếttranh chấp biên giới”[106]. Về cơ bản,Mali và Sudanduy trì sự hờ hững đối vớicuộc chiến tranhTrung Quốc-Ấn Độ. Ethiopialà quốc gia Không liên kếtduy nhất ở châu Phi tích cực đáplại lời kêu gọicủaJ. Nehru,mô tảTrung Quốc là một kẻ xâm lượcvàđề nghị hỗ trợ tích cực Ấn Độtrong cuộc chiến chốnglại Trung Quốc. Ba nước trung lập châu Phi có sự quan tâmđặc biệttớinhững diễn biếncủa cuộc chiến tranh Trung Quốc-Ấn Độ và tích cực đưa racác đề xuấthòa giảicụ thể,đó làGuinea, GhanavàAi Cập. Tuy nhiên, mức độtham gia vàxu hướngcủa họ là khác nhau. Guineađãđưa ra mộtđề xuấtđểxoa dịu sựcăng thẳngbiên giới Trung Quốc-Ấn Độ gồm 4 điểm:(I) Mộtlệnh ngừng bắnngay lập tức.(II) Lực lượngcủa cả hai bên rút lui20 kmtừranh giớitự nhiên; (III) Một cuộc gặptrực tiếp củaChính phủ hai nướcnhằmgiải quyết cáctranh chấp bằngbiện pháp hòa bình; (IV) Mộtsự lên ánngay lập tứctất cả mọi can thiệpcủa nước ngoài”[225; tr.36]. Những đề xuất nàyđã cómột sự thiên vịnhất địnhvớilập trường của Trung Quốc. Tham chiếubiên giớitự nhiênsẽ cho Trung Quốcmột sự biện hộvà chỉ tríchcái gọi làđường biên giớicủa đế quốcmà Ấn Độđã cố gắnghợp pháp hóa. Mặt khác, việc lên ántất cả nước ngoài can thiệpđã gián tiếpxác nhận vềsự viện trợvũ khícủa phương Tây cho Ấn Độ. Vì vậy, Trung Quốchoan nghênhnhững đề xuấtvà cho rằng“hợp lý, có tính xây dựngvàcó lợi chogiải pháp hòa bình”. Ngược lại, Ấn Độkhông ủng hộ vì thấy chúngmơ hồ, “những đề xuất này đã đượctưởng tượngmà không có nhiềuhiểu biết về cácvấn đề liên quan, họkhông nói rõvà làm rõranh giớitự nhiên”[213; tr.4953]. Ngay sau khi bị Ấn Độtừ chốixem xétcácđề xuất này, Guineakhông còn quan tâmvàtừ đó không đề cập đếnchúngnữa. Thái độcủa Ghanacó biến động mạnh, phản ứng ban đầucủaTổng thốngNkrumahgần nhưthù địch vớiẤn Độ. Ông phản đốimạnh mẽquyết địnhcủa Anhviện trợquân sự của Ấn Độ. Ngày 28/10/1962, Tổng thốngNkrumahviết thư cho Thủ tướng Anhvà bày tỏ quan điểm của ông“vô cùng buồn rầuvà đau đớnkhi biết rằngnước Anhsẽ cung cấp choẤn Độ mọihỗ trợtrong cuộc chiếnchống lại Trung Quốc”;và Thủtướng Anh“nênkiềm chếbất kỳhành độngnào có thểlàm trầm trọng thêmtình trạngđáng tiếc, không cóvấn đề gì làđúng và saicủa cuộc chiến tranhhiện naygiữa Ấn ĐộvàTrung Quốc”. Kết thúc lá thư, ông gọiquyết địnhcủa nước Anhlà “xét đoán vội vàngvấn đề” và xin“đánh giá từng vấn đề trongsự phù hợpcủa nó” [225; tr.37]. Thái độ chống đối Ấn Độcủa Ghanacó lẽ xuất pháttừsự ganh đuagiữanhómCasablancamàGhana là thành viênvới nhómMonroviamàNigerialà thành viênmà khi đó,Nigeriađãthể hiện ủng hộẤn Độ rõ ràng. Ngoài ra, quan hệ ngoại giaocủa Ghana với Trung Quốcphát triển mạnh.Trung Quốckhi đó đãđưa ramột khoản vaykhông tính lãiđáng kểvàmột lời đề nghịhợp táckinh tếvàkỹ thuật với Ghana. Tuy nhiên, cùng vớithời gian, sự thù địchcủa Ghanađối với Ấn Độdần giảm xuống. Tổng thốngNkrumahđã có sự ủng hộnhất địnhvới đề xuấtgầnvới yêu cầucủa Ấn Độlà biên giới trở vềvị tríngày 8/9/1962.Đề xuất tương tựcủaTổng thốngNasserđã bị Trung Quốc từ chối, trong khi Ấn Độhoan nghênh. Tại Hội nghị Colombo, thái độcủa Ghanalàtương đốicó lợi choẤn Độ. Ai Cậplàthành viênKhông liên kếtđầu tiênphản ứng và rất tích cực làm cầu nối hòa giải giữaTrung QuốcvàẤn Độ.Chỉ vài giờ sau khi nổ rachiến sựquy môlớn, Tổng thốngNasserđã gửi mộtthông điệp chungđếnhaibên tranh chấpbiểu thị“sẵn sàng làm việc cùng vớicác nước Á, Phigiúp Trung QuốcvàẤn Độ tìm kiếm một giải pháp đểgiải quyếtvấn đề biên giớihai nướctrong hòa bình mà cả hai bên chấp nhận được” [220; tr.433]. Ông cũng thông báovới Ấn Độ và Trung Quốc rằng ôngđãliên lạc vớicác chính phủAfghanistan, Indonesia, Algeria, Sudan, Mali, Morocco, Sri Lanka, Ghana, GuineavàCampuchia đểtham khảo ý kiếnvề vấn đềnày. Ngày 26/10,Nasserđưa ra đề xuấtcả Ấn Độvà Trung Quốc nêntrở lại vớitình trạngtrướcngày 20/10,chấm dứtngay lập tứcchiến sựvàsau đó tham gia vàođàm phánhòa bình. Ngày 31/10/1962, Hội đồng Tổng thốngAi Cậpđã ban hànhmột Đề xuấtgồm bốnđiểmcải tiếntrêncơ sở đề nghịkhông chính thứctrước đócủa Ấn Độ. Vì vậy, đề xuất củaAi CậpđượcẤn Độ ủng hộ. Ngược lại, Trung Quốc đề cập đếnđề xuấtba điểmchính của họ làcơ sở duy nhấtđể có thể hòa giải. Mặc dùđề xuất4điểm và hội nghị 10 nước thất bại,Ai Cậptiếp tụctheo đuổicác nỗ lựcngoại giaocủa mình. Tổng thốngNassercố gắng đàm phánvớiThứ trưởng Ngoại giaoTrung Quốc,HwangChen trên cơ sở ông nhận nhiệm vụ đặc biệt từ Ấn Độ. Mặc dù, những nỗ lực củaAi Cập khôngđạt được kết quả, Ấn Độ vẫn tận dụng được sự ủng hộ của Ai Cập tại Hội nghị Colombo. Trong quá trìnhthảo luậntạiHội nghị Colombo, phái đoàn Ai Cậpthườngthiên vềquan điểm của Ấn Độ. Họ không chỉ thành côngtrong việc đạt đượcsự hài lòngcủaẤn Độ về nguyên tắc không đạt được lãnh thổ thông quaxâm lược, quan trọng hơn đạt được nguyên tắctrong văn bảncuối cùnghai bênphải rút khỏilãnh thổđã được thừa nhận của Ấn Độ hoặckhỏilãnh thổ màẤn Độđã thực thichính quyền dân sự. Cả hai nguyên tắcnày đều có lợi vớilập trườngcủa Ấn Độ. Đề cập đếnnhững nỗ lực củaAi Cậpgiúp Ấn ĐộtạiHội nghị Colombo,ấn phẩm chính thứctại Cairocho biết:“Mặc dùôngSabrykhông thể làm choHội nghị Colombo thông qua đầy đủ các đề xuất, ông đã thành côngvớimộtmức độ rấtlớntrong việc đưa tới đề xuấtColombomộtnội dung thực tế. Những đề xuất nàykhôngtrao chotất cả những gì Ấn Độmong muốn, nhưngvề cơ bản chúngyêu cầuquân đội Trung Quốc trở lại bên kiađường biên giớitrướccuộc xâm lược” [132; tr.71]. Các nước thuộc Phong trào Không liên kết châu Phi bị phân hóa, đa số giữ thái độ trung lập như Algeria, Congo, Morocco, Tunisia, Somalia; Etiopia ủng hộ Ấn Độ. Ghana có thái độ chuyển biến rõ ràng, lúc đầu phản đối Ấn Độ nhưng sau đó dần chuyển về trung lập và có phần nghiêng về Ấn Độ. Ai Cập giữ thái độ trung lập nhưng có những quan điểm có lợi cho Ấn Độ. Các nước Không liên kếtở khu vực Mỹ Latin và châu Âu Cuba, Cộng hòa Síp vàNam Tưlà ba nước Không liên kếtnằm ngoài cáckhu vực Á-Phi và ítbị ảnh hưởngbởi cuộc chiến tranh ở châu Ánày. Cuba, quốc gia duy nhất của MỹLatinđã tham dựhội nghị thượng đỉnhBelgrade, sau này lạilàmộtthành viênít hoạt động củacộng đồngKhông liên kết.Gần như trùng với cuộc chiến tranh Trung Quốc-Ấn Độ, Cuba phải đối mặt vớimột trongnhững cuộc khủng hoảngtồi tệ nhấttronglịch sử của mình. Cuộc khủng hoảng tên lửa giữa hai siêu cường Xô – Mỹ diễn ra ngay trên lãnh thổ Cuba. Cubađãkhông nhữnghoàn toànđắm chìm trongtrò chơichiến tranhcủahai siêucườngmà cònphụ thuộc hoàn toàn vào chính sách đối ngoạicủa Liên Xô. Ban đầu, Liên Xôcóquan điểmmơ hồđối vớixung độtTrung Quốc-Ấn Độ. Vì vậy, Cuba lựa chọn im lặngtrong cuộc chiến tranhnày. Ngược lại với Cuba, Cộng hòa Síp – một quốc gia trung lập ở Địa Trung Hải có quan điểmthẳng thắnủng hộẤn Độ. Tổng thốngArchbishopMakariosphản ứngđầy thiện cảmvới lời kêu gọi ngày 27/10của J. Nehru và lập tức đưa ramột tuyên bố, trong đó mô tảcuộc tấn côngcủa Trung Quốclà “vô cớvàphi lý”. Sauđó, ông có mộtchuyến thămnhà nước10ngày đếnẤn Độ ngay trong khi cuộc chiến tranh đang diễn ra [132; tr.94]. Nam Tư làmột trong nhữngnhân vật chínhcủa Phong trào Không liên kếtvàcó tình hữu nghị sâu sắc với Ấn Độ.Mặt khác, Nam Tư lại đang mâu thuẫn sâu sắc với Trung Quốc trong phong trào cộng sản quốc tế. Vì vậy, Nam Tư được kỳ vọng ủng hộ mạnh mẽ Ấn Độ. Tuy nhiên, lúc đầu, Nam Tư lại lựa chọn im lặng.Phải mất gầnhai tuần sau khi J. Nehru phát đi lời kêu gọi giúp đỡ,Chính phủNam Tư mới phản hồi với mộtkêu gọigiải quyết hòa bìnhtranh chấp. Nam Tưthể hiện một thái độ ít quan tâmtronghoạt độnghòa giải. Nam Tưduy trìquan điểmthận trọngtrong một thời giankhá lâu.Tuy nhiên, khi Liên Xôthể hiệnsự “tỉnh ngộ”vớichính sáchcủa Trung Quốc và thay đổi thái độ, Nam Tưcũng trở nênthẳng thắnhơn,thể hiệnsự đoàn kếtvới Ấn Độ.EdardKardelj, PhóTổng thốngNam Tư, trong chuyến thămẤn Độvào cuối tháng 12/1962,truyền tải dấu hiệu đầu tiênthoát khỏilập trườngtrung lập củaNam Tư. Trongmột cuộc họp báo, ông nói rằng, “Trung Quốccố gắng áp đặtbằng vũ lựcvớiẤn Độchắc chắn là nguyên nhângâyảnh hưởng tiêu cựcđối vớisự nghiệp hòa bìnhvàtiến bộ xã hội” [214; tr.4992]. Tuy nhiên khi đó, ông vẫn từ chối ủng hộ Ấn Độ. Mãi đến tháng 2/1963, Nam Tưmớichính thức cho rằngthực tếTrung Quốcxâm lược Ấn Độ vàủng hộ Ấn Độ. Ngược lại với sự im lặng của chính quyền, truyền thôngvàbáo chíNam Tư ủng hộlập trườngcủa Ấn Độ. Vào tháng 10 và tháng 11/1962, trên các tờ báo khác nhau của Nam Tư xuất hiện nhiều bài viết với các cuộc khảo sát phản đối và xúc phạm Trung Quốc. Tờ báoPolitika,Nam Tưngày 13/10/1962,đưa tin “Bắc Kinh kích độngcuộc xung đột tạiNEFA” vàngày 21/10,Oslobojenjibáo cáo rằng“cho đến gần đây, Trung Quốc đã công nhậnranh giới McMahon”. Oslobojenji tiếp tụctrích dẫntuyên bố của NarodnaArmijavàongày 9/11, “từnăm 1950,Trung Quốcđãbí mậtchiếm đóngkhu vựcrộng lớnLadakh”[225; tr.54]. Cách đưa tin của báo chí Nam Tư làm Trung Quốc rất tức giận,đến mức Trung Quốc cho rằng Nam Tư đang ủng hộmộtcách“đê hèn” choẤn Độ. Trung Quốccũng từ chốichấp nhậnNam Tưlàm trung gian vìchính phủkhôngkiểm soátđược báo chí:“Người dân Trung Quốctuyệt đốikhông cho phéptập đoàn TitocủaNam Tư, kẻ xu nịnhđế quốc Mỹ, thọcmũivàovấn đềbiên giớiTrung -Ấn...Khimột“quốc gia Không liên kếtcốgắng đột nhập vàohàng ngũ cácquốc gia châu Á, châu Phi, bị dính líu tới cáchoạt độngbẩn thỉuđểtham giahòa giảitranh chấpTrung Quốc-Ấn Độ[225; tr.54].Trung Quốcphản ứng mạnh mẽđểngăn chặn trướcmọi khả năngNam Tưtham giavào các hoạt độnghòa giảicùng với các nướcÁ-Phikhác. Như vậy, cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 là một sự kiện đặc biệt với các nước thuộc Phong trào Không liên kết mà cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là thành viên tích cực. Chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bùng nổ gây bất ngờ và xáo trộn rất mạnh cho các thành viên Không liên kết. Ban đầu các nước bị “sốc”. Tuy nhiên, khi thời gian trôi đi, các nước buộc phải bày tỏ quan điểm của mình. Trên cơ sở phân tích lợi ích của từng nước, mức độ chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh này mà mỗi nước có sự lựa chọn khác nhau. Sự lựa chọn này ít nhiều có sự tác động nhất định đến cuộc chiến tranh cuộc chiến tranh Trung Quốc - Ấn Độ. Tiểu kết chương 3 Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bùng nổ ngày 20/10/1962 gây rúng động toàn thế giới. Do bị bất ngờ, lực lượng yếu, trang bị thiếu thốn không thể đương đầu với quân đội Trung Quốc hùng mạnh, Ấn Độ đã phải kêu gọi với toàn thế giới “cảm thông” và “giúp đỡ” chống lại Trung Quốc. Tùy vào lợi ích quốc gia, chính sách đối ngoại, vị trí địa lý các quốc gia, từ là các cường quốc đến các quốc gia nhỏ đều có những phản ứng khác nhau. Do có lợi ích chiến lược và lo ngại sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Nam Á, vốn đã muốn hợp tác với Ấn Độ từ rất lâu nên Mỹ nhanh chóng chớp thời cơ này. Những phản ứng rất nhanh thể hiện sự cảm thông sâu sắc, những lời hứa cũng như những khoản viện trợ ngay lập tức cho Ấn Độ bao gồm từ các loại vũ khí chiến đấu thông thường, các trang thiết bị cho người lính, lương thực, thuốc men, chăn màn đến vận chuyển binh sĩ, do thám biên giới và bảo vệ bầu trời các thành phố của Ấn Độ. Quá trình viện trợ của Mỹ vẫn tiếp tục được duy trì kể cả sau khi Trung Quốc rút quân 21/11/1962 và còn kéo dài đến trước khi cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ - Pakistan xảy ra năm 1965. Khác với Mỹ, cuộc chiến tranh này là một thử thách với Liên Xô. Mặc dù, giữa Liên Xô và Trung Quốc đã có những rạn nứt trong quan hệ từ khá lâu, đặc biệt khi xung đột nhỏ lẻ trên biên giới Trung Quốc - Ấn Độ xảy ra từ năm 1959, Liên Xô đã có những phê phán và cho rằng Trung Quốc là thủ phạm. Nhưng khi chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ xảy ra lại đúng vào thời điểm cuộc khủng hoảng tên lửa trên biển Caribbe lên đến đỉnh điểm và nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân với Mỹ là rất lớn, Liên Xô đã phải lựa chọn khó khăn giữa một bên là người bạn “thân thiện” - Ấn Độ và một bên là “anh em cộng sản” - Trung Quốc. Vì đều thuộc phe XHCN và mong muốn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc về vấn đề Caribbe, ban đầu Liên Xô lựa chọn đứng về Trung Quốc, lên án Ấn Độ và đế quốc gây ra chiến tranh, tạm dừng các khoản viện trợ và các hợp đồng vũ khí với Ấn Độ trước đó. Tuy nhiên, ngay sau khi không nhận được hồi đáp xứng đáng từ Trung Quốc và vấn đề Cuba được giải quyết, Liên Xô đã có những thay đổi. Bắt đầu bằng xu hướng quay về trung lập với cuộc chiến tranh rồi sau đó dần nghiêng sang ủng hộ Ấn Độ. Các hoạt động ngoại giao, viện trợ kinh tế, hợp đồng vũ khí được nối lại và ngày càng tăng cường trong những năm tiếp theo. Pakistan là quốc gia rộng lớn và có tầm ảnh hưởng thứ hai tại Nam Á, lại có biên giới chung với cả Ấn Độ và Trung Quốc, hơn nữa giữa Pakistan và Ấn Độ đang có tranh chấp ở vùng Kashmir, vì vậy phản ứng của Pakistan là hết sức quan trọng. Năm 1959, khi xảy ra xung đột nhỏ ở biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, Pakistan đề nghị Ấn Độ phòng thủ chung nhưng Ấn Độ từ chối. Khi những xung đột tăng lên, Pakistan có những thay đổi và cho rằng xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ là do Ấn Độ gây ra còn Trung Quốc là “quốc gia yêu chuộng hòa bình”. Khi cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ xảy ra vào tháng 10/1962, Pakistan đứng về phía Trung Quốc tố cáo Ấn Độ gây ra chiến tranh. Tuy nhiên, do sức ép từ đồng minh của họ là Mỹ và Anh, với yêu cầu là Pakistan không được khiêu khích làm mất ổn định biên giới Ấn Độ - Pakistan, nên trong suốt quá trình diễn ra chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962, Pakistan không gây hấn với Ấn Độ. Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bùng nổ gây ra sự chia rẽ mạnh mẽ trong các nước Không liên kết. Tùy đánh giá tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ đối với từng nước Không liên kết nên mỗi nước có những cách phản ứng khác nhau. Chỉ có một vài nước là Ethiopia, Síp và Sri Lanka ủng hộ Ấn Độ. Tuy nhiên Sri Lanka rất nhanh chóng chuyển sang trung lập nghiêm ngặt. Sau này có thêm một vài nước có lập trường khá nghiêng về ủng hộ Ấn Độ như Ai Cập, Nam Tư. Một vài nước ủng hộ Trung Quốc như Campuchia, Miến Điện. Còn hầu hết các nước có hoặc là trung lập hoặc thậm chí không quan tâm, không theo dõi cũng như không bày tỏ quan điểm. CHƯƠNG 4. NHÂN TỐ QUỐC TẾ SAU CUỘC CHIẾN TRANHBIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 VÀ VIỆC THÚC ĐẨY HÒA GIẢI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ 4.1. Mỹ, Anh và các đồng minh Mặc dùTrung Quốc tuyên bố ngừng chiến và rút quân vào ngày 21/11, MỹvàAnhvẫn tiếp tục triển khai các cam kết ủng hộ và viện trợ cho Ấn Độ. Trung Quốc công bốlệnh ngừng bắntrước khi phái đoànHarrimanrời Washington, phái đoànHarriman vẫn đến Ấn Độvào ngày 22/11vàgặp ngay Thủ tướng J. Nehru.Nhiệm vụ quan trọnglà thuyết phục đượcngười Ấn Độphải thực tếtrong vấn đề yêu cầu viện trợ này. Phái đoàn Harriman, cùng vớimột nhóm từAnh đã hỗ trợđáng kểcho Ấn Độ vàđồng thờicũng épJ. Nehrumởcuộc đàm phán vớiPakistanđể giải quyết cáctranh chấpKashmir.Vì Ấn Độ và Pakistanxích lại gần nhauđược xem làcần thiết đểtăng cườngphòng thủở tiểu lục địa trước sức mạnh củaTrung Quốc.Phái đoàn Harrimancho rằngnếu không cóđược giải phápvề quan hệ Ấn Độ-Pakistan, viện trợ quân sựcủa Mỹ choẤn Độ sẽ đẩyPakistanvề phía Trung Quốc. Trongbáo cáo của mình, phái đoànHarrimanủng hộviện trợ quân sựchoẤn Độtrongtrường hợp khẩn cấp. Ngày29/12/1962, Tổng thốngMỹ vàThủ tướngAnh đã thống nhất tạiNassaucung cấp120 triệu USD viện trợ quân sự cho Ấn Độ, Mỹ cung cấpmộtnửa số đó [116; tr.616].Theo thỏa thuậnnày, Ấn Độ nhậnvũ khí hạng nhẹ, máy móc,vũ khívà đạn dược. Đáp lạiđề nghịviện trợcho phòng thủ trên khôngcủa Ấn Độ,tháng 1/1963,một phái đoàn không quân với 15thành viêncủa Mỹ và Khối thịnh vượng chungđến Ấn Độ. Mục đích của họlà kiểm tranhu cầumáy baycủa Ấn Độ cầnthiết nếu Trung Quốctấn côngtrở lại. Nhiệm vụ làxác địnhsố lượng công việctrên mặt đất vàthiết bịradarcần thiết nhận đượccủa MỹvàKhối thịnh vượng chungcho phi độiđánh chặnđểbảo vệcác thành phốcủa Ấn Độvàmạng lưới đường sắttrongtrường hợpbị Trung Quốc không kích. Họ đãxem xétđề nghịcủa Ấn Độđối với viện trợquân sựtrongthời điểm đó, phái đoànnày kết luậnrằng Ấn Độkhông thực sựcầnmáy bay chiến đấusiêu âmở giai đoạn nàyđể chống lại bất kỳloại máy bay ném bomhoặcmáy bay chiến đấunào của Trung Quốc có thểtriển khaichống lại Ấn Độtrong tương lai. Thay vào đó, phái đoàn khuyến cáomột sốradarvàthiết bị truyền thôngchomộthệ thống cảnh báo sớmlà đủvàkhông quân Ấn Độcó thểđược tăng cườngvớimộtvàimáy bayvàtên lửa không đốikhông. Tổng thốngKennedynóirằng Mỹ sẽhồi đáp lạiyêu cầuviện trợ của Ấn Độđối vớimáy baytrong trường hợpTrung Quốc tấn côngvào các thành phốcủa Ấn Độ [116; tr.100]. Tháng 2/1963, một nhóm người Mỹđến Ấn Độnhằm đánh giákhả năngcủa Ấn Độvề việc mở rộng sản xuấtvũ khí.Tháng 6/1963, tạiBirchGrove,Mỹ vàAnhđã quyết địnhviện trợthêm60 triệu USD; người đứng đầuchính phủMỹvàAnhcam kếttiếp tụcviện trợ quân sự với số lượngkhông xác địnhcho phépẤn Độđáptrả bất kỳmột cuộc tấn côngnào của Trung Quốc trong tương lai.Cũng trong tháng 6/1963,Tổng thống Ấn Độ,Radhakrishnanđến thăm Mỹ vànhận đượcsự trấn anrằngẤn Độ có thểtrông cậy vào sự đồng cảmnồng nhiệt vàhỗ trợ hiệu quảcủa Mỹ, cả hai đồng ý rằngđất nước của họchia sẻmột mối quan tâmphòng thủtương hỗđể ngăn chặncác mưu đồ xâm lượccủa Trung Quốcchống lạitiểu lục địa [116; tr100]. Cuối cùng, mộtHiệp địnhđào tạokhông quân Mỹ-Khối thịnh vượng chungđã được ký kếtvào tháng 8/1963và diễn tậpphòng khôngchungđã được tổ chứcở Ấn Độ vàotháng 12/1963 [48; tr.616]. Có khoảng 200 thỏa thuận hỗ trợ kinh tế giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Ấn Độ hoặc các công ty tư nhân Ấn Độ. Ít nhất 600 công ty và tổ chức tư nhân Mỹ đang tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế và học thuật của Ấn Độ. Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 5/6/1968, tổng giá trị viện trợ kinh tế của Mỹ cho Ấn Độ là khoảng 690 triệu USD. Tổng cộng Mỹ đã cung cấp cho Ấn Độ khoảng 8 tỉ USD gồm cả viện trợ và cho vay, trong hai mươi năm (1947-1968) [207; tr.122]. Bên cạnh Mỹ và Anh, các đồng minh phương Tây khác của Mỹ tiếp tục ủng hộ Ấn Độ. Ngày 23/11/1962, Cao ủy Ấn Độ tại Canada đã chuyển thông điệp của Ấn Độ với nôi dung chấp nhận điều kiện là các loại vũ khí chỉ dùng để chống Trung Quốc. Ngày 19/3/1963,Ấn Độ công bố rằngCanadađã đồng ýcung cấp choẤn Độhaimáy bay Dakotavà nămmáy bay vận tải.Tháng 5/1963, T.T, Krishnamachari đại diện của Ấn Độký vớiCanadamột thỏa thuậntheo đóCanadađãcho Ấn Độvay 12.500.000 Đô la Canadađể mua16máy bay vận tảiCaribon, Canada hỗ trợ như một món quà một nửa lãi suất chokhoản vay nàylên tới2 triệuĐô la Canada [116; tr.101].Ngày28/12/1962, Thủ tướng Chính phủNew Zealand tuyên bố rằngNew Zealandcho Ấn Độvay250.000 Bảngđể mualenchoquân đội[116; tr.100].Ngày22/11/1962, Bộ trưởng Ngoại giaocủa Australia, SirGarfieldBarwick, tuyên bốrằng đất nước ôngsẽ chuyểnmột món quà choẤn Độgồm chăn bông,quần áoquân đội, áolentrị giá300.000 Bảngvà cũng sẽcho Ấn Độ vayvũ khí hạng nhẹvà đạn dượctrị giákhoảng 800.000 Bảng.Ngày10/3/1963, ông tuyên bố rằngcác mặt hàngđã hứađã đượcgửi đi đến Ấn Độ vàAustralia đãquyết định tăngmức độgiúp đỡ lên 2triệu Bảng (trong đó 820.000 Bảng gồm súng trườngvà đạn dượcđãđược gửi đinhư một món quàchứ không phải khoản vaynhư làkế hoạch ban đầuvàmột món quà với 303 súng trường trị giá 205.000 BảngmàChính phủ Ấn Độđãyêu cầu[116; tr.101]. Như vậy, sau khi chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ kết thúc, Mỹ và đồng minh tiếp tục thể hiện sự ủng hộ Ấn Độ với các khoản viện trợ quân sự, kinh tế ngày càng tăng. Chính những khoản viện trợ này đã giúp Ấn Độ ổn định tình hình, tăng cường đầu tư nâng cấp quốc phòng để chống lại Trung Quốc. 4.2. Liên Xô Liên Xô đã cố gắngđưaẤn Độ vàTrung Quốcvào bàn hội nghịđểđàm phán về vấn đềbiên giớivà kết thúcchiến sự.Tại một cuộc mít tinhkỷ niệmBốn mươi năm năm Cách mạng tháng Mười Nga 1917, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởngLiên Xô - Kosygincho rằngcác cuộc đàm phántrên cơ sở hòa bình sớmđược tổ chứcgiữa Ấn Độ vàTrung Quốcsẽ là một giải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nhan_to_quoc_te_trong_cuoc_chien_tranh_bien_gioi_tru.docx
  • pdfQuyết định thành lập hội đồng chấm Luận án - Công.pdf
  • pdfToàn văn Luận án - Công.pdf
  • docTóm tắt kết luận mới bằng tiếng Việt và tiếng Anh.doc
  • pdfTóm tắt kết luận mới bằng tiếng Việt và tiếng Anh.pdf
  • docxTóm tắt LA tiếng Anh cấp trường Công.docx
  • pdfTóm tắt LA tiếng Anh cấp trường Công.pdf
  • docxTóm tắt tiếng việt cấp trường Công.docx
  • pdfTóm tắt tiếng việt cấp trường Công.pdf
Tài liệu liên quan