Luận án Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan . i

Mục lục .iii

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt . vi

Danh mục các bảng.vii

Danh mục biểu đồ . ix

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 8

1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đề đề tài . 8

1.1.1. Cơ sở lý luận về khái niệm và những biến đổi của giai cấp công nhân . 8

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu lí luận giai cấp công nhân. 12

1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu giai cấp công nhân Việt Nam. 16

1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về sự biến đổi của công nhân công

nghiệp Việt Nam và công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 19

1.2. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu trên . 34

1.3. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu. 35

Tiểu kết chương 1 . 37

Chương 2. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÔNG NHÂN CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP

HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA (2000 – 2007). 38

2.1. Tình hình đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trước

năm 2000. 38

2.2. Bối cảnh lịch sử và nhân tố tác động đến những biến đổi đội ngũ công

nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2007). 41

2.2.1. Bối cảnh lịch sử . 41

2.2.2. Các yếu tố tác động tạo nên sự biến đổi của đội ngũ công nhân công

nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 43

2.3. Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 2000-2007. 52iv

2.3.1. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ. 52

2.3.2. Về trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật. 58

2.3.3. Về đời sống vật chất và tinh thần . 63

2.3.4. Về hoạt động của tổ chức công đoàn . 75

Tiểu kết chương 2 . 78

Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÔNG NHÂN CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP

HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (2008 – 2015) . 80

3.1. Bối cảnh và những yếu tố tạo nên sự biến đổi của đội ngũ công nhân công

nghiệp thành phố Hồ Chí Minh . 80

3.1.1. Bối cảnh lịch sử. 80

3.1.2. Chủ trương của Thành phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của đội

ngũ công nhân công nghiệp. 83

3.2. Sự biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn

2008 - 2015 . 85

3.2.1. Biến đổi số lượng và cơ cấu đội ngũ. 85

3.2.2. Biến đổi trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật. 89

3.2.3. Biến đổi đời sống vật chất và tinh thần . 97

3.2.4. Biến đổi trong hoạt động công đoàn của công nhân . 117

Tiểu kết chương 3 . 123

pdf216 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh mới, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành “chương trình hành động số 38 CtrHĐ/TU ngày 08/07/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố” về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá trong giai đoạn 2000-2007, đội ngũ công nhân công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu và chất lượng từng bước được nâng lên. Lập trường và ý thức của công nhân công nghiệp thành phố tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, tiên phong trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ thành phố, yêu nước, tích cực học tập nâng cao trình độ. Nhiều công nhân công nghiệp ưu tú đã được kết nạp đảng, được đào tạo trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, góp phần cùng công nhân cả nước xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ công nhân công nghiệp thành phố chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, còn thiếu cán bộ quản lý giỏi và lực lượng công nhân lành nghề, nhất là lĩnh vực công nghệ cao; trình độ học vấn, nhận thức và bản lĩnh chính trị của một bộ phận công nhân chưa ngang tầm với vai trò, vị trí chính trị của giai cấp mình, nhiều công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia các tổ chức chính trị - xã hội; tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Chương trình hành động Chương trình hành động số 38 CtrHĐ/TU ngày 08/07/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố được xem như là kim chỉ nan để khẳng định vai trò của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, hàng loạt các sự kiện tiêu biểu được diễn ra, đơn cử như ngày 29/5/2009, Đoàn giám sát việc thực hiện Chương trình 38-CTr/TU của Thành ủy làm việc với Đảng 84 ủy các Khu chế xuất và Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Qua việc tổ chức quán triệt các nghị quyết và chương trình hành động về giai cấp công nhân, các cấp ủy đảng, đảng viên, thủ trưởng đơn vị, ban giám đốc doanh nghiệp đã có sự chuyển biến về nhận thức vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp. Năm 2013, Bộ Chính trị đã ra kết luận (số 79/KL-TW, ngày 25/12/2013) về đẩy mạnh thực hiện nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008 của Ban chấp hành trung ương đảng khóa X về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, rút ra những hạn chế thiếu xót trong 5 năm qua ở các địa phương như: việc làm, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa, nhà trẻ... tại các khu công nghiệp, khu chế xuất chậm được giải quyết, chính sách, pháp luật cho người lao động như: tiền lương và thu nhập, tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả; thu nhập của công nhân chưa tương xứng với cường độ lao động và thời gian làm việc. Tiếp thu từ kết luận 79 của Trung ương, từ năm 2014 trở đi Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách phù hợp cố gắng tạo chuyển biến theo hướng tích cực cho đội ngũ công nhân công nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xem xét việc xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố là trách nhiệm thường xuyên trong hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế, chú ý nội dung và biện pháp chăm lo xây dựng đội ngũ công nhân. Đồng thời, tiếp tục khẳng định và xem đội ngũ này là yếu tố năng động nhất, quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Kế hoạch xây dựng nhà lưu trú cho công nhân đang làm việc tại các Khu chế xuất, Khu công nghiệp, đặc biệt là khu công nghệ cao và cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011-2015 được chú trọng. Sự kiện ngày 21/2/2014, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chỉ thị 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định 85 và tiến bộ trong doanh nghiệp, nhấn mạnh xây dựng giai cấp công nhân công nghiệp gắn với chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh, nâng cao trình độ cho công nhân, tổ chức cuộc thi bàn tay vàng, chú trọng vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thành phố để xây dựng. Thành phố Hồ Chí Minh đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng, đưa nền kinh tế Thành phố thóat khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản trở thành khu vực công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận. Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân công nghiệp được nâng lên; vị thế của Thành phố trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau, nhờ đó đã tạo ra những nhân tố hết sức quan trọng để phát triển và làm biến đổi một cách toàn diện, sâu sắc cơ cấu của đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Sự biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2015 3.2.1. Biến đổi số lượng và cơ cấu đội ngũ Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, trong đó đất nông nghiệp dần dần được sử dụng để phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất. Ngoài ra, sự đầu tư mở rộng các dự án phát triển kinh tế làm cho phần đất nông nghiệp trước đây đang dần bị chuyển đổi mục đích sử dụng để tiếp tục xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Đơn cử, thành lập các khu công nghiệp mới như: khu công nghiệp Đông Nam (2010), khu công nghiệp An Hạ (2012), khu công nghiệp cơ khí ô tô (2014). Diện tích đất nông nghiệp giảm dẫn đến diện tích đất bình quân đầu người cho sản xuất nông nghiệp giảm theo, lao động nông thôn tìm việc tại các khu công nghiệp càng tăng. Đối với lao động bản địa phần lớn lựa chọn vào làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh vì muốn có 86 thu nhập cao hơn so với tình trạng hiện tại để giúp đỡ gia đình. Đối với người lao động ngoại tỉnh, lý do quan trọng nhất có việc làm ổn định và có thu nhập cao và họ quyết định vào làm việc tại các KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2011 đến 2015, Thành phố Hồ Chí Minh có chuyển biến quan trọng, kinh tế nhà nước tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả, thu hẹp dần về tỷ trọng, đóng góp của doanh nghiệp Nhà nước năm 2011 là 9,76% và năm 2015 là 10,5%. Kinh tế tập thể vượt qua giai đoạn khó khăn (năm 2011 đạt 3.457 tỷ đồng và năm 2014 đạt 6.820 tỷ đồng), phát triển khá trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ - thương mại, vận tải, là thành phần nòng cốt cùng kinh tế Nhà nước bình ổn thị trường. Kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh ở các lĩnh vực, tỷ trọng tiếp tục tăng và cao nhất trong cơ cấu kinh tế thành phố (năm 2011 chiếm 58,3% và năm 2015 chiếm 59,5%), huy động, khai thác tốt hơn nguồn vốn trong dân cư, đóng góp lớn cho ngân sách, tạo nhiều việc làm mới. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng về số lượng, tỷ trọng và chất lượng, (năm 2011 chiếm 23% và năm 2015 chiếm 24,5%), tạo ra những sản phẩm công nghệ cao, thúc đẩy xuất khẩu phát triển. (Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 2015). Bảng 3.1. Số lượng công nhân công nghiệp trong các KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2008-2015) Stt Năm Số lượng Nữ Tỷ lệ (%) 1. 2008 244.579 147.599 60,3 2. 2009 249.812 169.872 68,0 3. 2010 255.855 162.696 63,6 4. 2011 268.576 163.115 60,7 5. 2012 271.515 160.450 59,1 6. 2013 270.919 160.221 59,1 7. 2014 274.250 164.753 60,1 8. 2015 281.867 169.120 60,0 Nguồn: (Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017) Số lượng đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tăng qua từng năm nếu như năm 2008 là 244.579 người thì đến năm 2015 là 281.867 người. 87 Giai đoạn trước đó 2000 đến 2007 (100.000 người tăng 249.525 người). Mức tăng ở giai đoạn sau không nhiều so với giai đoạn trước đó 2000-2007. Điều này, có thể luận giải đội ngũ công nhân công nghiệp từng bước đi vào chiều sâu, tăng chất lượng chuyên môn, kĩ thuật để đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp đặt ra. Đặc biệt, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ quyết liệt, mức độ toàn cầu hóa giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, trình độ phát triển cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi về tư duy của công nhân công nghiệp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các khu công nghiệp vùng lân cận Thành phố Hồ Chí Minh như: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tiền Giang... với những chính sách về lương và thu nhập hấp dẫn (có xe đưa đón, phụ cấp....) đã tác động đến đội ngũ công nhân công nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh tìm việc sang. Riêng số lượng nữ công nhân trong các KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này giảm xuống dưới 60% cho thấy các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, cơ khí đơn giản, lương thực thực phẩm. Sau khi gia nhập WTO, cơ cấu thị trường Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, giảm dần phụ thuộc vào một thị trường nhất định (thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc), hàng hóa của thành phố đã thâm nhập vào nhiều quốc gia mới như: Nam Phi, Úc, NewZealand Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chủ doanh nghiệp biết rõ sản xuất kinh doanh phải gắn liền với cạnh tranh và mở rộng thị trường khi hội nhập. Nhiều doanh nghiệp vừa và lớn tìm kiếm thông tin và chuẩn bị đón nhận các cơ hội từ việc mở cửa thị trường theo lộ trình cam kết WTO. Họ nhận thức rõ muốn phát triển bền vững không thể dựa vào bảo hộ của nhà nước. Từ năm 2010 trở đi, các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được thành lập mới, mở rộng và nâng cấp quy mô: khu công nghiệp Đông Nam (2010), khu công nghiệp An Hạ (2012), khu công nghiệp cơ khí ô tô Thành phố Hồ Chí Minh (2014), khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 (2016). Sự phát triển của các khu công nghiệp chứng tỏ được xu hướng hợp với qui luật khách quan của bối cảnh lịch sử khi mà kinh tế khu vực, thế giới có bước chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Đồng thời khẳng định, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là điểm thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, trong đó hai khu chế xuất Tân Thuận và Linh 88 Trung sẽ là nguồn đầu tư hấp dẫn đối với nước ngoài. Riêng tại khu chế xuất Tân Thuận thì các quốc gia góp mặt chủ yếu gồm: Nhật Bản, Singapore, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc (Hong Kong), Samoa, Malaysia, Thụy Sĩ, Thái Lan, Hoa Kì, Philipines, Pháp....với gần số vốn đầu tư khoảng 5,509.31 triệu USD và góp phần rất lớn cho nền kinh tế Thành phố được tăng trưởng. Khi hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ (2011-2015), tình hình đầu tư nước ngoài vào Thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn, vấn đề đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước được rà soát, đồng thời đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xác định rõ khu vực kinh tế tư nhân là chiếm tỷ trọng cao nhất và tập trung nguồn lực phát triển cho khu vực này. Vốn của nước ngoài đầu tư vào Thành phố tăng mạnh nhưng chủ yếu những ngành và lĩnh vực đòi hỏi có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, chủ yếu là Nhật Bản và Sinpapore. Điều này tác động mạnh, làm biến đổi rõ nét trong cơ cấu công nhân công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể như năm 2008 là 36.6%, 2009 là 34.2% và đến năm 2015 giảm xuống còn 23%, nguyên nhân là do xu hướng tập trung vào chiều sâu. Cải cách doanh nghiệp nhà nước được tiếp tục đẩy mạnh trong bối cảnh lịch sử mới, khi mà hàng loạt các sai phạm của các doanh nghiệp nhà nước được phát hiện và làm tổn thất rất nặng nề đối với nền kinh tế. Trước tình hình đó, xu thế xã hội hóa được Thành phố Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt, tạo ra một động lực lớn để làm biến đổi số lượng công nhân công nghiệp trong thành phần kinh tế thích nghi với điều kiện mới. Bảng 3.2. Công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phân theo loại hình hình doanh nghiệp (2008-2015) 2008 2009 2010 2011 2013 2015 DN nhà nước 8,2% 7,8% 6,9% 6,4% 9% 7,3% DN ngoài nhà nước 55,2% 58,1% 61,8% 62,9% 67% 69,7% DN đầu tư nước ngoài 36,6% 34,2% 31,3% 30,7% 24% 23,0% Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm: 2008 đến 2015 89 Dựa vào bảng số liệu trên, chúng tôi thấy rằng nhóm công nhân công nghiệp thuộc khu vực nhà nước càng ngày giảm tỉ lệ đáng kể, nếu như năm 2008 tỷ lệ chiếm 8.2% thì đến năm 2015 tỷ lệ là 7.3%, nguyên nhân được lí giải là do quá trình đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước dẫn đến một thực trạng công nhân thuộc khu vực này phải chuyển sang khu vực khác. Trong khi đó, công nhân công nghiệp thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, có mức tăng rõ nét, nếu như năm 2008 tỷ lệ 55.2% thì đến năm 2015 tỷ lệ là 69.7%, điều này được lí giải sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp ngoài nhà nước khi mà chủ trương Thành phố khuyến khích đối tượng này, có những chính sách ưu đãi nhất. Do đó, làm biến động mạnh mẽ số lượng công nhân công nghiệp thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nước. So với khu vực nhà nước, công nhân công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có sự suy giảm, nếu như năm 2008 tỷ lệ là 36.6% thì đến năm 2015 chỉ còn là 23.3%. Điều này, chúng tôi cho rằng công nhân công nghiệp thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từng bước đi vào chiều sâu, khi mà chất lượng sản phẩm đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân phải đáp ứng vận hành các dây truyền sản xuất hiện đại. Do đó, số lượng công nhân công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm và chuyển sang nhóm đối tượng ngoài nhà nước. 3.2.2. Biến đổi trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật Là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo hàng đầu của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có những thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng. Số trường, lớp cũng như đội ngũ nhà giáo và người học không ngừng tăng lên. Quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, chất lượng đội ngũ công nhân công nghiệp sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi nước. Việc mở cửa thị trường lao động đòi hỏi Thành phố phải nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân công nghiệp chất lượng cao, qua đó làm đòn bẩy để hội nhập, nâng cao năng suất lao động, tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo đội ngũ này đủ sức cạnh tranh để tham gia vào thị trường lao động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (2015) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (2016). 90 Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trình độ học vấn của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố được xem là chìa khóa để tạo ra sự phát triển của nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Một đô thị lớn với môi trường kinh tế năng động, song song đó là sự mở rộng không gian đô thị, cơ sở hạ tầng kĩ thuật nâng cấp, chú trọng phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại, thay thế lao động thủ công bằng cơ khí, tự động hóa trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề là những yếu tố tác động đến trình độ lao động, đòi hỏi họ phải có chuyên môn tay nghề. Bảng 3.3. Trình độ học vấn của công nhân công nghiệp tại KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh (2008-2015) Năm Tỷ lệ (%) Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 2008 3.10 33.99 37.80 2009 3.90 39.57 33.59 2010 3.69 40.45 33.38 2011 3.39 38.73 34.07 2012 3.25 39.10 33.82 2013 3.78 38.82 36.78 2014 3.07 39.29 35.51 2015 8.28 42.44 37.51 Nguồn: (Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, trang 59) Tuy nhiên, trình độ học vấn của đội ngũ công nhân công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu nhân lực của Thành phố, công nhân có trình độ cấp II, III vẫn chiếm tỉ lệ cao. Đơn cử, trình độ học vấn cấp II nếu như năm 2008 là 33.99% thì đến năm 2015 là 42.44%, trình độ cấp III năm không có nhiều biến đổi, dao động ở ngưỡng 37%. Trình độ học vấn cấp I ở thời điểm năm 2015 đạt tỉ lệ cao so với năm trước, năm 2008 là 3.10% thì đến năm 2015 chiếm 8.28%. Chúng tôi cho rằng, với trình độ học vấn như vậy rất khó để có thể tiếp cận về những thành tựu của nền khoa học công nghệ khi mà nhận thức của đội ngũ công nhân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều trường đào tạo bậc đại học, trên đại học nhưng chỉ tập 91 trung vào những ngành nghề mà Thành phố chưa thực sự có nhu cầu như các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, kế toán – kiểm toán, tài chính - ngân hàng mà chưa thực sự chú trọng đào tạo nghề, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Đây là một sự lãng phí nhân tài rất lớn. Thu hút nhiều công nhân công nghiệp từ các tỉnh khác, Thành phố Hồ Chí Minh được bổ sung thêm lực lượng lao động sản xuất công nghiệp đáp ứng xu thế phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, đội ngũ công nhân công nghiệp từng bước nâng cao tay nghề, có kỹ thuật, năng động, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và ít nhiều hiểu biết pháp luật. Nhờ đó, công nhân sẽ hiểu, biết, khả năng vận dụng các ứng dụng khoa học công nghệ vào dây truyền sản xuất và thích nghi với nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn tiếp nhận đội ngũ chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài. Họ sẽ giúp cho việc đào tạo các nhà quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và sự phát triển của các KCX, KCN. Đặc trưng về trình độ chuyên môn kĩ thuật của đội ngũ công nhân công nghiệp tại Thành phố chủ yếu gồm 2 đối tượng: - Đối với công nhân chưa qua đào tạo là người Thành phố: họ cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc trang bị tay nghề, tâm lý ỷ lại cho nên không chịu học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Nhược điểm chung của đối tượng này là ít có tư tưởng gắn bó với con đường kiến tạo sự nghiệp từ thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Do đó thiếu sự gắn bó với doanh nghiệp, chưa thật sự dấn thân vào con đường phấn đấu tiến thân từ lò đào tạo tại doanh nghiệp và hệ quả là hay từ bỏ công việc đang làm, tìm nơi mới. Ngoài ra, một lực lượng lao động từ các vùng ven như Cần Giờ, họ về KCX, KCN để kiếm việc làm. Đặc điểm của lao động nông thôn này là hạn chế hiểu biết về lao động công nghiệp mà chủ yếu tranh thủ khi nhàn nông đi tìm việc làm, khi vào vụ lại trở về quê để tiếp. - Đối với đội ngũ công nhân nhập cư từ các tỉnh thành khác đến có thể chia làm hai nhóm: * Đã được đào tạo, có tay nghề, chịu khó học hỏi nâng cao hình độ chuyên môn: đây là một lực lượng lao động tích cực, là nguồn bổ sung quan trọng vào lực lượng lao động đang thiếu hụt trước yêu cầu của các doanh nghiệp tại Thành phố. Nguyên nhân 92 của việc di chuyển chủ yếu là do mức thu nhập ở Thành phố cao hơn và dễ dàng tìm kiếm công việc thích hợp cho bản thân hơn tại địa phương của mình. * Không có nghề, chưa qua khóa đào tạo cơ bản nào về lao động do đó họ phải đối mặt với không ít khó khăn trong công việc, thường chỉ đảm trách những công việc cực kỳ giản đơn và thường khó tiếp thu những ứng dụng vận dụng thao tác máy móc. Điều này một mặt làm cho các nhà tuyển dụng lo ngoại, mặt khác làm hạn chế năng suất lao động xét trên bình diện hiệu quả kinh tế. Những năm qua, công nhân công nghiệp ngoại tỉnh đổ nhiều về thành phố, cung cấp lực lượng công nhân công nghiệp dồi dào, đa dạng về nhiều trình độ chuyên môn. Theo báo cáo của Phòng quản lý lao động thuộc Ban quản lí các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thì số công nhân công nghiệp ngoại tỉnh luôn chiếm tỉ lệ cao nhất, đơn cử như năm 2010 là 168.583/255.855 người, năm 2014 là 187.314/274.250 người. Trong khi đó công nhân công nghiệp có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm năm 2010 là 87.272/255.855 người và năm 2014 là 86.936/274.250 (Ban Quản lí các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM, 2015). Số lượng công nhân ngoại tỉnh chiếm tỉ lệ cao cũng là bài toán thách thức đối với chính quyền thành phố trong việc chăm lo đời sống của họ. Dựa trên những số liệu mà chúng tôi tìm được từ Ban Quản lí các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của đội ngũ công nhân công nghiệp có những biến đổi sâu sắc. Công nhân công nghiệp có trình độ đại học, trên đại học ở thời điểm cao nhất là năm 2011 là 27.726 người, thời điểm thấp nhất là năm 2015 là 14.367 người. Lí giải cho việc tăng cao là vào thời điểm năm 2011, Thành phố đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến và đầu tư và một số ngành, nghề lĩnh vực cao. Tuy nhiên đến năm 2015, thì số lượng công nhân công nghiệp có trình độ cao đột ngột giảm xuống, chúng tôi cho rằng có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có thể do sự cạnh tranh giữa các khu công nghiệp lân cận ở Thành phố Hồ Chí Minh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An thu hút đội ngũ công nhân công nghiệp chất lượng cao để làm việc. Đồng thời, bộ phận công nhân công nghiệp có thể chưa thích nghi với yêu cầu mới nên chuyển hướng sang ngành nghề khác để kiếm sống. 93 Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2008-2015) Năm Trình độ đại học, trên đại học Trình độ trung cấp, cao đẳng nghề Lao động phổ thông 2008 25.420 36.014 183.145 2009 23.682 33.636 192.494 2010 24.945 32.556 198.354 2011 27.726 36.221 204.629 2012 26.527 38.175 206.813 2013 25.943 29.908 215.068 2014 26.913 33.776 213.561 2015 14.367 18.755 248.745 Nguồn: (Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017) Chất lượng lao động của đội ngũ công nhân công nghiệp luôn được chú trọng, tại Hội thảo “Nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển các khu công nghiệp - khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh” được Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA) tổ chức (ngày 3/6/2011) và lấy ý kiến từ các doanh nghiệp đang hoạt động về tình hình của đội ngũ công nhân lao động. Hội thảo đều thống nhất và đưa ra ý kiến chung cho rằng các khu công nghiệp - khu chế xuất trên địa bàn thành phố đã thu hút 1.034 doanh nghiệp đầu tư với 252.568 lao động ở độ tuổi 18-25, trong đó lao động nữ chiếm 65% và tập trung lao động nhiều nhất là các ngành: dệt may (28,44%), da giày (18,66%), điện - điện tử (17,5%), cơ khí (16,5%), chế biến thực phẩm (10,5%)... (Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, 2011). Ngoài ưu điểm như tính cần cù, chịu khó, khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, ham học hỏi thì công nhân công nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 84%, trên 60% là lao động các tỉnh, tập trung ở những ngành nghề thâm dụng lao động như may mặc, da giày và các ngành không có yêu cầu về trình độ học vấn. Đa phần công nhân lao động tay nghề thấp, chưa qua đào tạo, việc khan hiếm lao động kéo theo 94 thực trạng nhân công giá rẻ, làm giảm chất lượng nguồn nhân lực, giảm năng suất sản xuất của các khu chế xuất, khu công nghiệp. Trong khi nhu cầu lao động, nhất là lao động có chuyên môn là rất lớn. Chỉ tính đến năm 2015, dự báo nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp thuộc HEPZA là 100.000 người, trong đó công nhân công nghiệp trình độ kỹ thuật là 19%, trung cấp chiếm 12%, cao đẳng đại học chiếm 17% và lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm 32%. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặt vấn đề cung và cầu của thị trường lao động trong KCX, KCN Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ hơn bản chất về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nhiệp. Thực tế cho thấy, lượng cung lao động mới tham gia thị trường có trình độ chuyên môn kĩ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh có tăng nhanh đặc biệt là công nhân công nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng gia tăng qua các năm. Bảng 3.5. Cơ cấu cung và cầu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2010-2015) Stt Phân theo trình độ (%) 2010 2012 2015 Cung Cầu Cung Cầu Cung Cầu 1 Chưa qua đào tạo 0,55 56,41 1,63 40,98 2,06 27,64 2 Sơ cấp nghề 1,63 7,39 1,38 5,51 1,20 7,69 3 Công nhân kỹ thuật lành nghề 2,82 2,07 0,98 4,04 0,95 9,97 4 Trung cấp (CN-TCN) 19,41 15,04 13,31 25,18 8,62 21,23 5 Cao đẳng (CN-CĐN) 21,65 7,69 27,81 10,76 23,15 16,45 6 Đại học 53,20 11,09 52,23 13,18 61,23 16,65 7 Trên đại học 0,74 0,30 2,66 0,35 2,79 0,38 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin TTLĐ TP. HCM, Báo cáo về phâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhung_bien_doi_cua_doi_ngu_cong_nhan_cong_nghiep_o_t.pdf
  • pdf5.4.TOM-TAT-[TA].pdf
  • pdf5.5.TOM-TAT-[TV].pdf
  • docx5.6. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIENG VIET.docx
  • pdf5.6. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIENG VIET.pdf
  • pdf5.7. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIENG ANH-final.pdf
  • pdfqd do cao phuc.pdf
Tài liệu liên quan