MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI . 1
2. LỊCH SỬNGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 5
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6
5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN . 8
6. BỐCỤC CỦA LUẬN ÁN. 9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐĐẶC ĐIỂM VỀTỰNHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ ĐỊA
LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰNHIÊN . 11
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI . 15
1.2.1. Đặc điểm kinh tế. 15
1.2.2. Đặc điểm xã hội. 18
1.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH. 23
CHƯƠNG 2
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ1945 ĐẾN 1975
2.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH
THỦDẦU MỘT GIAI ĐOẠN 1945 - 1954. 29
2.1.1. Những yếu tốtác động đến sựchuyển biến kinh tế- xã hội của tỉnh
ThủDầu Một giai đoạn 1945-1954. 29
2.1.2. Chuyển biến kinh tế- xã hội trong vùng tạm chiếm. 31
Chuyển biến vềkinh tế. 31
Chuyển biến xã hội . 39
2.1.3. Chuyển biến vềkinh tế- xã hội ởvùng kháng chiến. 46
Chuyển biến kinh tế. 47
Chuyển biến xã hội . 55
2.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1954 - 1975. 63
2.2.1. Chuyển biến kinh tế- xã hội của tỉnh ThủDầu Một trong vùng tạm chiếm. 64
Chuyển biến kinh tế. 64
Chuyển biến xã hội . 81
2.2.2. Chuyển biến kinh tế- xã hội ởchiến khu, vùng giải phóng. 92
Chuyển biến kinh tế. 92
Chuyển biến xã hội . 99
CHƯƠNG 3
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1975 - 2005
3.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1975 - 1986. 108
3.1.1. Tình hình Bình Dương sau ngày giải phóng và những định
hướng phát triển kinh tế- xã hội . 108
3.1.2. Chuyển biến kinh tế. 111
3.1.3. Chuyển biến xã hội . 117
3.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1986 - 1996.122
3.2.1. Định hướng phát triển . 122
3.2.2. Chuyển biến kinh tế. 124
3.2.3. Chuyển biến xã hội. 132
3.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005. 137
3.3.1. Tình hình Bình Dương sau khi tái thành lập và những định
hướng phát triển kinh tế- xã hội . 137
3.3.2. Chuyển biến kinh tế. 140
3.3.3. Chuyển biến xã hội . 165
KẾT LUẬN. 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 200
PHỤLỤC . 223
274 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2733 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển phong trào hợp tác hóa.
Đối với nông nghiệp, từ một hợp tác xã thí điểm đầu tiên trong năm 1978,
đến năm 1980, toàn tỉnh đã tổ chức được 152 hợp tác xã và 565 tập đoàn sản
xuất, chiếm 47% số hộ và 56,3% diện tích đất canh tác. Đến năm 1985, toàn
tỉnh đã có 82% số hộ nông dân và 80% diện tích được đưa vào làm ăn tập thể;
trong đó, 50% số hợp tác xã và và tập đoàn sản xuất có cách thức tổ chức, quản
lý và cơ sở vật chất khá tốt.
Đối với công, thương nghiệp, từ sau hội nghị lần thứ 6 của Trung ương
đến cuối năm 1985, tỉnh đã đưa được 1.657 hộ đi vào làm ăn tập thể [62, tr.9],
phát triển rộng rãi mô hình hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng. Đặc
biệt, tỉnh đã chú trọng kết hợp hoạt động của một số hợp tác xã công, thương
nghiệp với hoạt động của hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp nhằm
vừa phục vụ tốt sản xuất và bao tiêu sản phẩm sản xuất.
Dịch vụ
Để tạo điều kiện cho công tác phát triển kinh tế - xã hội, một trong những
nhiệm vụ đầu tiên sau ngày giải phóng mà các cấp lãnh đạo tỉnh quan tâm là
phát triển mạng lưới giao thông.
Từ năm 1976, tỉnh bắt đầu khởi động làm mới gần 1.000 km đường, đặc
biệt, là những con đường vào các vùng kinh tế mới, các khu định canh, định cư
và duy tu bảo dưỡng trên 2.000 km đường khác. Cùng với việc phát triển mạng
lưới giao thông, từ sau ngày giải phóng và trong quá trình cải tạo công thương
115
nghiệp, tỉnh đã quản lý hơn 300 xe tải, 200 xe khách loại lớn, 1.500 xe khách
loại nhỏ và xe vận tải hạng nhẹ. Trên cơ sở đó, tỉnh đã thành lập được 15 hợp
tác xã vận tải tại 8 huyện, thị. Nhờ vậy, giai đoạn từ 1976 đến năm 1985, khối
lượng vận tải hàng hóa và hành khách tăng lên; tăng hệ số vòng quay đầu xe từ
15 đến 20% [7, tr.6], đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển, đi lại của
nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Về điện, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới và sửa chữa một số công trình điện
do chính quyền cũ để lại, từng bước cải thiện nguồn điện phục vụ sản xuất và
phục vụ đời sống của nhân dân. Điển hình là xây dựng được mạng lưới điện
cho huyện Tân Uyên; cung cấp thêm điện cho 23 cơ sở sản xuất mới.
Cùng với hệ thống điện năng, tỉnh đã lắp đặt đường điện thoại tự
động trong khu vực thị xã, xây dựng thêm đường điện thoại từ thị xã đến
huyện Tân Uyên, lắp đặt vô tuyến đến huyện Đồng Phú và Phước Long.
Ngoài ra, tỉnh đã củng cố và hoàn thiện việc phát triển hệ thống bưu chính
trong toàn tỉnh, đảm bảo sự thông suốt trong việc cung cấp thông tin từ cấp
tỉnh xuống tận các thôn, ấp.
Đối với thương nghiệp và lưu thông phân phối, sau công tác cải tạo công
thương nghiệp, tỉnh đã mở rộng được mạng lưới thương nghiệp, thành lập các
công ty kinh doanh tổng hợp và hợp tác xã mua bán từ cấp tỉnh đến hầu khắp
các xã, phường kể cả ở vùng sâu, vùng xa.
Việc ký kết hợp đồng thu mua các nguồn hàng được thực hiện tốt hơn,
nhất là các nguồn hàng nông sản, thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp, nên
tỉnh đã huy động và điều phối được lượng lương thực, thực phẩm, bảo đảm
cung cấp đủ cho nhân dân. Nổi bật nhất là huyện Bến Cát, do có sự đầu tư
vào sản xuất và có phương thức mua bán hợp lý, nên lực lượng thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa ở đây phát triển khá mạnh. Một số nơi, các hợp tác
116
xã sản xuất, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng bước đầu chủ động
liên kết hoạt động cho thấy khả năng đầu tư cho sản xuất, tạo điều kiện
thuận lợi thu mua nguồn hàng, làm chủ phân phối lưu thông tại địa bàn xã.
Do vậy, đến năm 1985 quỹ hàng hóa luân chuyển trong xã hội tăng lên 8 lần
so với năm 1981[62, tr.6]. Giá trị hàng hóa bán ra ngày càng tăng: năm
1980, tổng mức bán lẻ thương nghiệp đạt 235 triệu đồng, tăng gấp 2,5 lần so
với năm 1976; năm 1985 đạt 575 triệu đồng, tăng gấp 6,2 lần so với năm
1976. Xuất nhập khẩu từng năm đều có tiến bộ. Kim ngạch xuất khẩu năm
1981 đạt 348 ngàn USD; năm 1985 đạt 5,7 triệu rúp đô la, tăng 16,4 lần so
với năm 1981 [7, tr.7]. Tuy nhiên kết quả xuất nhập khẩu còn thấp so với
tiềm năng của tỉnh .
Bảo đảm cho mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội, ngành Tài chính
tỉnh trong giai đoạn từ 1975 đến 1985 hoạt động khá hiệu quả. Các nguồn thu
từ thuế nông nghiệp và từ các ngành kinh tế quốc doanh tăng dần lên qua các
năm. Tuy cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Tài chính tỉnh đã cố gắng
bảo đảm cân đối ngân sách nhằm tăng cường đầu tư cho sản xuất. Bên cạnh đó,
tỉnh cũng đã thực hiện phân cấp ngân sách cho huyện, thị và bước đầu xây
dựng ngân sách cho xã, phường, mở ra điều kiện thuận lợi cho huyện, xã chủ
động dần về tài chính. Do vậy, thu ngân sách giai đoạn 1975 đến 1985 tăng
liên tục hàng năm: năm 1980 đạt 65 triệu đồng, tăng gần gấp rưỡi so với năm
1976; năm 1985 đạt 273 triệu đồng, tăng gấp 4,2 lần so với năm 1976 [62,
tr.10]2.
2 . Chi ngân sách tương đối ổn định từ 1976 đến 1983, nhưng đã tăng mạnh từ năm 1984, nhất là năm 1985.
Chi để xây dưng cơ bản chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi ngân sách tỉnh, nhưng đã có dấu hiệu tăng mạnh từ
năm 1985, với mức chi là 38 triệu đồng, tăng gấp 4,3 lần so với năm 1976. Trong đó, tập trung chi cho khu vực
sản xuất vật chất chiếm 32 triệu 559 ; còn lại chi cho công nghiệp, nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương
nghiệp, cung ứng vật tư và thu mua hàng hoá .Ngân hàng có cố gắng cân đối thu chi tiền mặt, có chú ý đến các
đợt thu mua, tăng cường sản xuất và giải quyết tiền lương khá kịp thời cho cán bộ công nhân viên chức tại địa
117
Giai đoạn 1975 đến 1985, kinh tế của tỉnh đã có những chuyển biến tích
cực, góp phần từng bước ổn định đời sống của nhân dân. Tổng sản phẩm trong
tỉnh (theo giá so sánh) đạt được trong giai đoạn 1975-1980 không ổn định
nhưng sang giai đoạn 1981-1985 có bước tăng trưởng khá cao. Tính cả giai
đoạn 10 năm từ 1975-1985 tổng sản phẩm chuyển biến khá thuận lợi: năm
1976 đạt 365 triệu 300 ngàn đồng; năm 1980 đạt 433 triệu đồng; năm 1985 đạt
4 tỷ 579 triệu đồng, so với năm 1976 tăng gấp 12,5 lần. Chia theo thành phần
kinh tế: quốc doanh không đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế mà có xu
hướng giảm dần, với 30,3% năm 1976 xuống còn 24,5% năm 1980 và chỉ còn
14,5% năm 1985; kinh tế ngoài quốc doanh thì tăng trưởng qua hàng năm, năm
1985 giá trị sản xuất khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 3 tỷ 915 triệu đồng,
so với năm 1976 tăng gấp 15,4 lần [7, tr.2].
3.1.3. Chuyển biến xã hội
Từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
30/4/1975 đến năm 1986, sau những năm khó khăn, cuộc sống của nhân dân
bắt đầu đã có sự cải thiện. Bộ mặt của tỉnh nhà cũng có những chuyển biến
nhất định. Văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội có tiến bộ, trình độ chính trị và văn
hóa của nhân dân được nâng lên. Mạng lưới vệ sinh phòng dịch, chữa bệnh
trong nhân dân được phát triển, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày
được quan tâm. Giải quyết tốt công tác thương binh liệt sĩ. Phong trào thể dục,
thể thao,văn hoá, văn nghệ đã trở thành phong trào quần chúng, vừa đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho nhân dân, vừa nâng cao sức khỏe để phục vụ
phương, phát triển Hợp tác xã tín dụng, một số nơi bắt đầu hoạt động có hiệu quả. Song bị gò bó trong cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp cho nên luôn bị căng thẳng về tiền mặt.
118
sản xuất và chiến đấu [61, tr.4]. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng văn hoá - xã
hội ngày càng tăng lên. Nếu những năm trước đây chủ yếu là sử dụng nguồn
vốn cấp phát của Nhà nước, thì trong những năm sau này, ngoài việc thực hiện
nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh đã huy động thêm nguồn vốn của địa
phương, nguồn phi chính phủ (NGO) và đóng góp của nhân dân, để xây dựng
hoặc tu bổ lại trường học, nhà trẻ, trạm y tế.
Giáo dục, ngay từ sau ngày giải phóng, tỉnh đã rất quan tâm khắc phục
những khó khăn để khôi phục và phát triển hệ thống trường lớp phổ thông từ
thị xã, thị trấn, vùng nông thôn, miền núi và kinh tế mới. Trường lớp được sắp
xếp lại với quy mô hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý, nâng cao chất lượng
giáo dục; do vậy, số trường không tăng nhiều, nhưng lớp học và số học sinh
tăng lên đáng kể hàng năm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, nâng
cao dân trí. Đến năm 1985, toàn tỉnh có 198 trường học phổ thông, với 4.789
lớp, tăng hơn 1,8 lần số lớp năm 1976; số giáo viên phổ thông là 4.535 người,
tăng gần 1.000 giáo viên so với năm 1976. Chất lượng dạy và học phát triển rõ
rệt, kết quả tốt nghiệp các cấp phổ thông năm học 1985-1986 đạt khá: phổ
thông cơ sở 92,5%; phổ thông trung học 97% [62, tr.16].
Sự nghiệp giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tiếp tục phát triển, đã
thu hút được hầu hết các cháu đến tuổi đi học. Phong trào bổ túc văn hoá được
duy trì có kết quả tốt ở nhiều nơi, công tác xoá mù chữ được thực hiện ở tất cả
các xã trong tỉnh. Ngoài đội ngũ giáo viên kháng chiến, tỉnh chú trọng đào tạo
thêm giáo viên mới, đã đáp ứng được một phần yêu cầu phát triển của sự
nghiệp giáo dục trong tỉnh. Việc phát triển xây dựng các trường do tổ chức
UNICEF tài trợ cũng góp phần giải quyết những khó khăn của ngành Giáo dục
trong những năm đầu sau giải phóng.
119
Đến năm 1986, tỉnh đã thực hiện cải cách giáo dục đến lớp 6. Việc đào tạo
nghề cho công nhân và giáo dục trung học chuyên nghiệp đã được quan tâm và
có chuyển biến tích cực về số và chất lượng; tuy nhiên, so với yêu cầu phát
triển thì vẫn còn tình trạng thiếu trường, lớp và thiếu giáo viên. Đối với hoạt
động khoa học, tính đến năm 1885, tỉnh đã thực hiện nghiên cứu được gần 500
đề tài khoa học áp dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý rừng, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, y tế và nghiên cứu một số đề tài cải cách giáo
dục…
Trên lĩnh vực y tế, từ sau ngày giải phóng, công tác chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân luôn là vấn đề được tỉnh quan tâm đầu tư để phát triển. Do vậy,
tính đến năm 1986, toàn tỉnh đã có 150 cơ sở khám chữa bệnh, tăng gấp 1,5
lần so với năm 1976; trong đó, bao gồm 132 trạm y tế xã, 150 bệnh viện,
phòng khám khu vực, với 2.190 giường bệnh. Làm việc tại các cơ sở trên, có
tất cả 1.463 cán bộ ngành y và 193 cán bộ ngành dược, với nhiều y, bác sĩ,
dược sĩ có tay nghề cao [62, tr.17].
Hoạt động y tế từ 1976-1985 có nhiều tiến bộ, các đội vệ sinh phòng dịch,
chống sốt rét, đội chống lao, đội da liễu, đội sinh đẻ có kế hoạch đã đẩy mạnh
công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, góp
phần hạn chế được bệnh sốt rét, chận đứng được các ổ dịch, sốt xuất huyết,
dịch hạch kịp thời. Ngoài công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, ngành y tế
đã vận động nhân dân đào giếng nước, hố tiêu hợp vệ sinh, góp phần vận động
thực hiện phong trào ăn ở sạch trong nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em, sinh đẻ có kế hoạch cũng được tổ chức
tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đã có tác dụng vận động chị em tham gia
thực hiện, góp phần nâng cao sức khỏe và giải phóng sức lao động cho phụ nữ.
Công tác dược được chú ý đẩy mạnh, đã xây dựng được Công ty dược phẩm
120
tỉnh, các cửa hàng bán thuốc các huyện, thị, xây dựng cơ sở trồng dược liệu và
sản xuất bào chế Đông, Tây dược, góp phần vào việc điều trị và bồi dưỡng sức
khỏe cho cán bộ và nhân dân.
Lĩnh vực văn hóa - thông tin, từ năm 1976 đến năm 1985 cũng đạt được
những thành tựu đáng kể. Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 1985, toàn
tỉnh có 9 thư viện, với 63.394 bản sách; 1 Đài phát thanh cấp tỉnh3 ; 1 Đoàn
văn công tỉnh cấp tỉnh4; 21 đơn vị chiếu bóng5; phát hành hàng chục ngàn bản
sách các loại phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân
[7,tr.10].
Hoạt động thông tin, văn hoá đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa
phương, nhất là đã mở nhiều đợt vận động chính trị để tuyên truyền giáo dục
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; phát động bài trừ văn hóa phản
động; mê tín dị đoan; phát triển văn hóa, văn nghệ vận động thực hiện nghĩa vụ
quân sự, nộp thuế v.v… Hàng năm tỉnh đều có tổ chức hội diễn văn nghệ quần
chúng, phát triển các đội văn nghệ quần chúng thuộc các vùng dân tộc thiểu số,
các công ty cao su, xí nghiệp. Tủ sách, nhà văn hóa, nhà truyền thống được đầu
tư xây dựng rộng khắp, đặc biệt là ở các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Hội
Văn học - Nghệ thuật đã được thành lập và đi vào hoạt động, với những đóng
góp thiết thực của các hội viên trên nhiều lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật; nhờ đó,
mức hưởng thụ về văn hoá, cụ thể là xem phim, văn nghệ, báo chí tăng hơn
trước.
3 .Với 15 hệ thống truyền thanh ở các huyện, thị, xã kinh tế mới, gồm 2.468 loa lớn, nhỏ và trên 333 km đường
dây
4 . Ngoài ra, còn có 3 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, trong năm 1985 tổ chức được 806 buổi biểu diễn, với
967.000 lượt người xem.
5 . 7 rạp chiếu bóng; tổ chức chiếu 6.527 buổi chiếu bóng phục vụ cho 2.822.000 lượt người xem.
121
Công tác thể dục, thể thao được củng cố phát triển, phong trào rèn luyện
thân thể đã được các địa phương chú trọng, nhất là ở khu vực thị xã, trị trấn, cơ
quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường. Phong trào tập thể dục buổi sáng hàng
ngày có hàng chục ngàn cán bộ, nhân viên, học sinh và nhân dân tham gia rèn
luyện thường xuyên. Đã xây dựng được 130 đội bóng đá, trong đó có 115 đội
của các cơ quan, xí nghiệp, 15 đội của các trường học thường xuyên luyện tập,
180 đội bóng chuyền, 40 đội bóng rổ, 100 vận động viên điền kinh và xây dựng
xong sân vận động của tỉnh.
Ngành Thương binh xã hội cũng đã có nhiều cố gắng trong giải quyết các
chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và chính sách đối với các
đối tượng xã hội. Thực hiện tốt công tác quy tập mộ liệt sĩ; tổ chức trường nội
trú để dạy cho đối tượng học sinh là con em gia đình cán bộ, thương binh, liệt
sĩ; xây dựng nhà ở cho cán bộ, bộ đội và gia đình có công với cách mạng; cứu
tế cho các gia đình kinh tế mới và Việt kiều hồi hương gặp khó khăn; cứu trợ
thường xuyên cho người già cả, tàn tật [59,tr11]. Ngoài ra, ngành Thương binh
xã hội còn giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người đến tuổi lao động,
chủ yếu là cung cấp lao động cho các nông trường cao su, các công, nông lâm
trường của tỉnh. Thực hiện công tác định canh định cư cho đồng bào các dân
tộc thiểu số; gắn đời sống của đồng bào với nghề rừng; kết hợp với các lâm
trường, mở rộng trồng trọt cây lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày và dài
ngày, phát triển chăn nuôi để nâng cao mức sống của đồng bào.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 1975-1986,
đã có những bước tiến dài so với thời kỳ trước giải phóng trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ngoài việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự
xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, giải quyết công ăn việc làm, bố trí lại cơ
cấu dân cư, tiến hành khai hoang phục hoá, phát triển sản xuất, tỉnh đã bước
122
đầu xây dựng được cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa được nạn đói, ổn định
đời sống vật chất, xây dựng đời sống văn hóa mới theo đường lối xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, các thành tựu đạt được còn hạn chế so với tiềm năng của
tỉnh.
Do nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan, đã khiến cho hoạt động
kinh tế - xã hội của tỉnh bộc lộ nhiều thiếu sót mà điển hình là cơ chế quan liêu
bao cấp kìm hãm. Hơn nữa, kinh tế chủ yếu của tỉnh thời gian này là tập trung
cho sản xuất nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp có sản lượng và tỷ trọng thấp.
Trong khi Sông Bé vốn là vùng đất lâm nghiệp, có khả năng phát triển kinh tế
lâm nghiệp, khai thác thế mạnh từ các loại cây công nghiệp, nhất là cây cao su
nhưng không được các cấp lãnh đạo tỉnh chú ý. Chính vì xác định chưa đúng
hướng phát triển và cũng do chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp (chủ
yếu là cây lương thực), mở rộng đất canh tác nên đã dẫn đến tình trạng phá
rừng làm rẫy tràn lan, gây tổn hại nặng về rừng mà hậu quả của nó còn ảnh
hưởng đến tận ngày nay.
3.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1986
- 1996
3.2.1. Định hướng phát triển
Bước sang năm 1986, trong điều kiện nền kinh tế đất nước vẫn còn nhiều
khó khăn, mất cân đối, kẻ địch vẫn tiếp tục phá hoại ta trên nhiều mặt, trong
bối cảnh lịch sử đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được tổ chức, đề ra chủ
trương, xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển nền kinh tế đất nước sang nền
kinh tế thị trường, nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ra đời đã tạo nên sự chuyển biến
123
mạnh mẽ về nhận thức cho cán bộ lãnh đạo ở các cấp các ngành trong tỉnh,
nhằm thực hiện những nhiệm vụ phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, các cấp lãnh
đạo tỉnh đã nhanh chóng tiếp cận với những nhận thức mới về tư duy kinh tế,
tiến hành đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện linh hoạt
các chính sách kinh tế nhằm tập hợp và phát huy các thành phần kinh tế, tích
cực khai thác tốt nhất các thế mạnh về tài nguyên của tỉnh. Cụ thể là :
- Đẩy mạnh xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển hướng
hẳn nền kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, chấm dứt bù lỗ,
áp dụng cơ chế một giá, thực hiện quản lý kinh tế bằng kích thích lợi ích vật
chất thay cho mệnh lệnh hành chánh. Gắn kế hoạch với thị trường, sản xuất
phải gắn với tiêu thụ, từ đầu ra để tính toán quyết định sản xuất, giải quyết tốt
tình trạng ứ đọng sản phẩm làm ra. Hạn chế tối đa việc giao chỉ tiêu pháp lệnh
cho cơ sở, mở rộng sản xuất kinh doanh, thông qua các hợp đồng kinh tế, gọi
đấu thầu, giao quyền chủ động cho các đơn vị sản xuất - kinh doanh. Khuyến
khích cạnh tranh xã hội chủ nghĩa trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tạo
điều kiện thuận lợi cho các đơn vị quốc doanh tập thể tiếp tục vươn lên hoạt
động có hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, lấy hiệu quả kinh tế làm
thước đo theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Quy hoạch bố trí lại sản xuất
dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế và thu nhập của xã viên.
- Từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân, đặc biệt là những người ăn
lương; thực hiện các chính sách xã hội, ưu tiên các đối tượng hưởng chính
sách; giải quyết việc làm cho người lao động, chú trọng phát huy lao động chất
xám. Phát triển mạnh sản xuất, dịch vụ, kinh doanh của các thành phần kinh tế.
124
Từng bước nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, gắn việc thực
hiện chính sách xã hội với các mục tiêu kinh tế, xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện phong trào xây dựng nếp
sống văn hóa mới trong các tầng lớp nhân dân; giữ gìn an ninh trật tự xã hội;
chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch; xây dựng lực lượng dân quân,
tự vệ, tăng cường phòng thủ tuyến biên giới trên cơ sở dựa vào dân để xây
dựng và phát triển lực lượng.
- Tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo, từng bước cụ thể hóa và thực
hiện đúng đắn cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước
quản lý. Tiếp tục mở rộng và nâng hiệu lực của cơ quan Đảng, bộ máy Nhà
nước các cấp từ tỉnh đến cơ sở, trước hết bằng việc xây dựng nội quy, quy chế
và quy trình làm việc theo hướng coi trọng chất lượng, giảm bỏ thời gian vô
ích. Tiếp tục sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tăng cường năng lực hoạt động,
kiên quyết loại bỏ tầng nấc trung gian; chấn chỉnh và phát triển các hoạt động
tài chính, ngân hàng, các ngành kinh tế tổng hợp và các ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh [63, tr.19].
3.2.2. Chuyển biến kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, từ năm 1986,
công cuộc đổi mới bắt đầu. Cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao
cấp, từng bước được xóa bỏ, cơ chế quản lý mới cũng từng bước hình thành.
Trong một thời gian ngắn, tỉnh đã huy động được mọi thành phần kinh tế tham
gia sản xuất kinh doanh và đã tận dụng, phát huy được các tiềm năng, thế mạnh
của từng ngành, từng vùng. Do vậy, kinh tế của tỉnh dần dần ổn định, từng
lĩnh vực của ngành kinh tế đều đạt được những thành tựu và tiến bộ quan
125
trọng. Từ đó, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng công nghiệp - dịch vụ.
Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 1986 - 1996, kinh tế của tỉnh
phát triển đều và liên tục với tốc độ tăng trưởng nhanh. Tổng sản phẩm trong
tỉnh (GDP) các năm từ 1986 đến 1990 tăng không cao, chỉ đạt bình quân hàng
năm tăng 5%, nhưng đến cuối năm 1991 thì mức tăng trưởng đã trở thành một
bước nhảy vọt, từ 5 tỷ 714 triệu năm 1991 vượt lên 390 tỷ 252 triệu đồng, tức
tăng gấp 68,3 lần so với năm 1990. Đặc biệt giai đoạn 1991-1996, tổng sản
phẩm trong tỉnh tăng mạnh; năm 1996 đạt 2.324 tỷ 642 triệu đồng, tăng gấp
gần 6 lần so với năm 1991[13,tr.28]. Bình quân thu nhập đầu người đạt
3.312.000 đồng, hơn gấp 7 lần so với năm 19906. Đối với ngân sách của tỉnh,
từ năm 1986 đến năm 1996 số thu hàng năm tăng nhanh, năm 1996 đạt 693 tỷ
814 triệu đồng, tăng gấp 13,9 lần năm 1990 [64, tr.10] và gấp 623,3 lần so với
năm 1986.
Nông nghiệp
Từ năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tỉnh đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp, phát huy thế mạnh cây, con ở từng vùng, phát triển sản xuất hàng hóa
với nhiều thành phần kinh tế, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhờ đó đã
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, tạo ra nguồn hàng tương
6 . Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đến năm 1996 chia theo thành kinh tế là: quốc doanh 36,1%, ngoài
quốc doanh 49,3%, đầu tư nước ngoài 14,6%. Chia theo ngành kinh tế: tỷ trọng công nghiệp chiếm 45,8%;
nông lâm nghiệp chiếm 26,5% và dịch vụ chiếm 27,7% [13,tr.28]. Trong từng ngành sản xuất kinh doanh có sự
chuyển dịch cơ cấu theo hướng tận dụng và phát huy các thế mạnh, tiềm năng của ngành, vùng sản xuất.
126
đối lớn có giá trị xuất khẩu. Tiếp đó, theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị về đổi mới quản lý trong nông nghiệp, tỉnh kịp thời sửa sai trong cải
tạo nông nghiệp, đề ra một số chủ trương, chính sách phù hợp, khuyến khích
phát triển kinh tế hộ gia đình, bước đầu giải phóng năng lực sản xuất trong
nông thôn, nông dân mạnh dạn đầu tư thâm canh, tăng năng suất, tăng diện
tích. Do vậy, trong giai đoạn 1986 - 1996, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự
chuyển dịch lớn, theo hướng tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp
chế biến và sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Lâm nghiệp, về cơ bản đã chuyển từ
khai thác sang trồng và bảo dưỡng rừng. Điển hình như tận thu lâm sản các
vùng ngập lòng hồ thủy điện, xây dựng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng
hộ, gắn với định canh định cư, giao đất giao rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Đến năm 1995, tỉnh đã xây dựng được vùng cây cao su tập trung với
129.341 ha; 1/3 diện tích trồng mới đã được khai thác [63, tr.13]. Các loại cây
trồng như thuốc lá, điều, tiêu, mía phát triển đều đặn, nhất là cây điều, với
308.719 ha. Diện tích lúa nước ổn định và đi vào thâm canh, tăng vụ; năm
1995, có 54.585 ha. Dù trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, giá cả
liên tục biến động, tiền vốn, vật tư không đáp ứng đủ và kịp thời, nhưng sản
lượng nông nghiệp hàng năm đều tăng. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp các
năm từ 1986 đến năm 1990 tăng bình quân hàng năm khoảng 4%. Đặc biệt,
đến năm 1991, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng mạnh, đạt 278 tỷ 131 triệu
đồng, gấp 148 lần so với năm 1990. Giá trị sản xuất nông nghiệp các năm từ
1991-1996 tăng bình quân hàng năm 30,5 %; riêng năm 1996, đạt 856 tỷ 517
triệu đồng, tăng 114% so với năm 1995 và tăng gấp 3,1 lần so với năm 1991.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Công cuộc đổi mới đối với sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
diễn ra chậm chạp hơn nông nghiệp. Dù cũng được khởi động từ năm 1986
127
nhưng cho đến năm 1988, sản xuất công nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu
thủ công nghiệp vẫn dựa vào nguồn vốn, vật tư bao cấp là chính. Do cơ chế
quan liêu bao cấp đè nặng, nên khi chuyển sang cơ chế mới, nhiều xí nghiệp
quốc doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đã làm ăn thua lỗ, phải chuyển
hình thức sở hữu, hoặc chờ đợi giải thể.
Trước tình hình đó, Nghị quyết 16/BCT của Bộ Chính trị ra đời (1988)
đã khơi mở hướng đi cho các ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp. Trên cơ sở đó, nhiều xí nghiệp quốc doanh được đầu tư, cải tiến trang
thiết bị, nên chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên và bước đầu tiếp
cận được với thị trường. Trên cơ sở đó, đến những năm 1990, nhiều công ty, xí
nghiệp đã dần thích ứng với có chế mới, phát huy được nguồn vốn, kỹ thuật,
năng lực quản lý và từng bước phát triển, mở rộng sản xuất. Đặc biệt, một số
cơ sở sản xuất quốc doanh đã “ăn nên, làm ra” với hiệu quả kinh tế cao như: xí
nghiệp quốc doanh sơn mài, đũa tre xuất khẩu, may mặc, chế biến hạt điều, chế
biến lâm sản...
Đến năm 1993, trong lúc chưa có chủ trương và các quy định của Chính
phủ về đầu tư Khu công nghiệp, tỉnh đã mạnh dạn giao cho Công ty Xuất nhập
khẩu Thanh Lễ đầu tư Khu công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LaTiensiLichsu_nguyenvanhiep.pdf