Luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm sát thi hành án phạt tù tại Việt Nam

A PHẦN MỞ ĐẦU 01

B TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 09

C PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT

THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ 40

1.1 Khái niệm kiểm sát thi hành án phạt tù 40

1.2 Nội dung kiểm sát thi hành án phạt tù 59

1.3 Phân biệt hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù với các hoạt

động kiểm tra, giám sát thi hành án phạt tù của các cơ quan khác 63

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 72

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SÁT THI

HÀNH ÁN PHẠT TÙ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 73

2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm sát thi hành án phạt tù 73

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam hiện hành về kiểm sát thi

hành án phạt tù 102

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 138

CHƯƠNG 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ

TẠI VIỆT NAM 140

3.1 Yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù tại Việt

Nam 140

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù 142

TIỂU LUẬN CHƯƠNG 3 157

KẾT LUẬN 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

PHỤ LỤC

pdf186 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm sát thi hành án phạt tù tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vi phạm để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm phù hợp thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát; các chủ thể bị kiểm sát không cần thiết phải có nghĩa vụ trả lời những quyết định, biện pháp, việc làm vi phạm. Ngoài ra, quyền trực tiếp, gián tiếp kiểm sát THAPT còn được pháp luật Việt Nam giai đoạn này quy định trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (ngoài khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù). Cụ thể: việc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THAPT lần đầu tiên được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức VKSND năm 1988; theo đó, Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, nhân viên đó trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với việc thi hành án. Kế thừa quy định trên, khoản 2 Điều 20 Luật Tổ chức VKSND năm 1992 và khoản 2 Điều 24 Luật Tổ chức VKSND năm 2002 quy định Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới trong việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án. Như vậy, ở đây quy định rõ quyền trực tiếp kiểm sát của Viện kiểm sát và bổ sung kiểm sát việc giải quyết kháng cáo. Để hướng dẫn chi tiết việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THAPT, Điều 142 Luật THAHS năm 2010 quy định Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án, cơ quan quản lý THAHS, cơ quan THAHS, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ THAHS. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THAHS, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan quản lý THAHS, cơ quan THAHS, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ THAHS cùng cấp và cấp dưới: Ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo; Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và của cấp dưới; thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát; Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát. Ba là, Viện kiểm sát đề nghị Tòa án thảo luận, xem xét miễn, hoãn, tạm đình 124 Khoản 5 Điều 23 Luật Tổ chức VKSND năm 1992; khoản 5 Điều 27 Luật Tổ chức VKSND năm 2002 79 chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù Đề nghị là “đưa ra ý kiến về một việc nên làm nào đó để thảo luận, để xét...”125. Khi thực hiện chức năng kiểm sát THAPT, Viện kiểm sát có quyền đề nghị, đưa ra ý kiến của mình để Tòa án thảo luận, xem xét. Pháp luật Việt Nam giai đoạn này quy định VKSND có thẩm quyền đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; trong đó, miễn chấp hành án phạt tù được hiểu là không buộc người đã bị kết án phạt tù phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt tù đã tuyên126; hoãn chấp hành hình phạt tù là chuyển việc thi hành hình phạt tù sang thời điểm muộn hơn127, được áp dụng đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại có những điều kiện luật định128; tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù là tạm ngừng việc đang chấp hành hình phạt tù trong khoảng thời gian nhất định, do có những điều kiện luật định129; đình chỉ chấp hành án phạt tù là ngừng lại việc chấp hành án phạt tù do phạm nhân, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chết130. Tuy nhiên, các thẩm quyền đề nghị của Viện kiểm sát có sự thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử. Cụ thể: - Quy định Viện kiểm sát đề nghị miễn chấp hành hình phạt tù Trước pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ nhất, chế định miễn chấp hành hình phạt được thực hiện theo việc đại xá trong các Sắc luật và Thông tư về đại xá131. Chỉ đến khi BLHS năm 1985 được ban hành, chế định miễn chấp hành hình phạt được quy định trong Bộ luật và kể từ đó, các BLHS Việt Nam về miễn chấp 125 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 308. 126 Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật hình sự (phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 336. 127 Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật hình sự (phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 361. 128 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật thi hành án hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr. 166. 129 Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật hình sự (phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 362. 130 Theo quy định của Luật THAHS năm 2010 thì việc ra quyết định đình chỉ THAPT khi phạm nhân, người được hoãn, được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chết. 131 Trần Thị Thanh Thúy (2012), Chế định miễn chấp hành hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 30. 80 hành hình phạt quy định: “theo đề nghị của (Viện trưởng) Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt”132. Tuy nhiên, BLTTHS năm 1988 không quy định Viện kiểm sát đề nghị về miễn chấp hành hình phạt133; chỉ đến BLTTHS năm 2003, Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và các văn bản hướng dẫn mới có quy định về thủ tục xét miễn chấp hành hình phạt và trong đó quy định hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành hình phạt tù phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp134. Đến Luật THAHS năm 2010 đã quy định cụ thể Viện kiểm sát nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc lập hồ sơ đề nghị TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù (Điều 34). - Quy định Viện kiểm sát đề nghị hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù Trước khi pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ nhất thì hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án hình phạt tù chưa được quy định135, phải đến BLHS năm 1985, chế định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được quy định và được tiếp tục kế thừa ở BLHS năm 1999. Về thẩm quyền đề nghị hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được quy định trong BLTTHS năm 1988 (được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1992, 2000), BLTTHS năm 2003, Luật THAHS năm 2010 và các văn bản hướng dẫn; theo đó, Viện kiểm sát có quyền đề nghị hoãn và tạm đình chỉ THAPT136. 132 Điều 51 BLHS năm 1985 (được sửa đổi, bổ sung các năm 1988, 1991, 1992, 1997); Điều 57 BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 62 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). 133 Điều 238 BLTTHS năm 1988. 134 Khoản 2 Điều 269 BLTTHS năm 2003; TTLT số 05-BNV-TANDTC-VKSNDTC-BTP/TTLT ngày 26/12/1986 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp về giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt và chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp; Khoản 4 Điều 24 Luật Tổ chức VKSND năm 2002; mục 2 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt. 135 Nguyễn Văn Sơn (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong Luật Thi hành án hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 32; Hà Thanh Loan (2014), Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 27. 136 Điều 231, 232 BLTTHS năm 1988 (sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1992, 2000); Điều 261, 262 BLTTHS năm 2003; Khoản 1 Điều 23 và Khoản 1 Điều 31 Luật THAHS năm 2010; Mục III Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của BLTTHS; khoản 8 Điều 8 TTLT số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, 81 - Quy định Viện kiểm sát đề nghị đình chỉ chấp hành hình phạt tù Các BLTTHS năm 1988, 2003 không quy định việc đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Việc đình chỉ chấp hành hình phạt tù và quyền đề nghị đình chấp hành hình phạt tù của VKSND được quy định trong Luật THAHS năm 2010; theo đó, khi thực hiện kiểm sát THAHS, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn đề nghị đình chỉ chấp hành án137. Tuy nhiên, trong quy định tại từng điều luật cụ thể trong Luật THAHS năm 2010 lại quy định khi người đang chấp hành án phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chết, cơ quan THAHS thông báo cho Tòa án đã ra quyết định THAPT ra quyết định đình chỉ thi hành án; không quy định trình tự, thủ tục VKSND đề nghị đình chỉ trong các trường hợp này. Bốn là, Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn, miễn chấp hành án phạt tù Trong THAPT, có các trường hợp Tòa án phải tổ chức phiên họp xét, quyết định các vấn đề liên quan đến việc chấp hành án phạt tù của người bị kết án bao gồm: xét giảm thời hạn và xét miễn chấp hành án phạt tù. - Quy định Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù Giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là một thể thức chấp hành hình phạt mang tính chất nhân đạo sâu sắc thể hiện ở việc Tòa án quyết định rút ngắn thời hạn việc chấp hành phần hình phạt còn lại đối với người bị kết án khi có đầy đủ các căn cứ và điều kiện quy định138. Trước khi ban hành BLHS năm 1985, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một hoạt động của công tác đặc xá139. Đến BLTTHS năm 1988 (được sửa đổi các năm 1990, 1992, 2000), BLTTHS năm 2003, Luật THAHS năm 2010 và các văn bản hướng dẫn đã quy định đại diện Viện kiểm sát tham gia Bộ Y tế, TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân. 137 Khoản 5 Điều 141 Luật THAHS năm 2010. 138 Trịnh Quốc Toản (2015), Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 247. 139 Ngô Việt Khoa (2017), Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – Một số khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 28. 82 phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án và phát biểu ý kiến140. - Quy định Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét miễn chấp hành hình phạt tù Cùng với thẩm quyền đề nghị miễn chấp hành hình phạt tù thì các quy định của pháp luật Việt Nam giai đoạn này cũng quy định VKSND tham gia phiên họp xét miễn chấp hành hình phạt tù. Phải đến BLTTHS năm 2003, Luật THAHS năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành mới quy định về thủ tục xét miễn chấp hành hình phạt; theo đó đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên họp và phát biểu ý kiến về miễn chấp hành hình phạt141 (khoản 3 Điều 269). Khi Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét miễn chấp hành án phạt tù của Tòa án sẽ giúp Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát quá trình xem xét của Hội đồng xét miễn, kịp thời đưa ra ý kiến đối với Hội đồng. Năm là, Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù Mặc dù các BLTTHS năm 1988, 2003 có quy định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự nhưng không quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù. Việc trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù được quy định trong các luật Tổ chức VKSND, Luật THAHS năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong các luật Tổ chức VKSND năm 1960, 1981, 1992 quy định cơ sở giam giữ phải chuyển cho Viện kiểm sát trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu 140 Khoản 3 Điều 238 BLTTHS năm 1988; Khoản 3 Điều 269 BLTTHS năm 2003; Khoản 3 Điều 33 Luật THAHS năm 2010; Thông tư số 04-89/TT-LN ngày 15/8/1989 của TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tư pháp về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; điểm 6 mục IV Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của BLTTHS; Điều 15 TTLT số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân. 141 Khoản 3 Điều 269 BLTTHS năm 2003; điểm 9 mục IV Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của BLTTHS; khoản 2 Điều 34 Luật THAHS năm 2010. 83 nại, tố cáo142. Tuy nhiên, chỉ đến Luật Tổ chức VKSND năm 1981 và Thông tư liên ngành số 02/TTLN mới quy định quyền Viện kiểm sát tiếp nhận khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn: Ban giám thị, cán bộ phụ trách có nhiệm vụ tạo điều kiện để người bị giam, giữ, cải tạo thực hiện quyền khiếu nại, tố giác của họ; trong thời hạn 24 giờ đơn thư khiếu nại, tố giác của họ phải được chuyển đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cơ quan hữu quan khác143. Khắc phục những hạn chế khi quy định chưa cụ thể quyền hạn của Viện kiểm sát khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật THAHS năm 2010 đã quy định: VKSND có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân144 và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân145. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn: Tiếp nhận, phân loại, thụ lý, kiểm tra, xác minh khiếu nại, tố cáo; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan; Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; Ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo; Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo146. 2.1.1.2. Quy định kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật trong thi hành án phạt tù Để bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật trong THAPT, pháp luật Việt Nam giai đoạn này quy định VKSND có quyền: yêu cầu cá nhân, cơ quan có vi phạm khắc phục vi phạm; kháng nghị, kiến nghị; khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự; ra quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật. Một là, Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục vi phạm 142 Điều 22 Luật Tổ chức VKSND năm 1960; Điều 20 Luật Tổ chức VKSND năm 1981; Điều 24 Luật Tổ chức VKSND năm 1992 và Điều 29 Luật Tổ chức VKSND năm 2002. 143 VKSND tối cao (1991), Hệ thống hóa các văn bản cần thiết cho công tác kiểm sát; Tập II Kiểm sát giam, giữ, cải tạo, Hà Nội, tr. 80. 144 Khoản 8 Điều 152 Luật THAHS năm 2010. 145 Điểm h Khoản 1 Điều 168 Luật THAHS năm 2010. 146 Điều 159, 161, 169 Luật THAHS năm 2010. 84 trong THAPT Yêu cầu là “nêu ra điều gì với người nào đó, tỏ ý muốn người ấy làm, biết rằng đó là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền hạn, khả năng của người ấy”147. Như vậy, yêu cầu là một trong những phương thức cần thiết để Viện kiểm sát sử dụng khi phát hiện những vi phạm của các chủ thể bị kiểm sát. Trong các luật Tổ chức VKSND năm 1960, 1981, 1992, 2002 quy định Khi thấy có việc vi phạm phạm pháp luật trong việc giam giữ thì Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu cơ quan có trách nhiệm sửa chữa148; tuy nhiên, phải đến các Luật Tổ chức VKSND năm 1981, 1992, 2002 mới quy định các cơ quan, đơn vị hữu quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu trong thời hạn chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu149. Đối với quyền Viện kiểm sát yêu cầu các TAND thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được quy định trong Luật Tổ chức VKSND năm 1992, 2002150; trong đó, Luật Tổ chức VKSND năm 2002 bổ sung quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 24). Việc quy định Viện kiểm sát yêu cầu TAND ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật là hợp lý; bởi lẽ, quyết định THAPT của Tòa án là một quyết định quan trọng, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền dựa vào đó để tiến hành các hoạt động thi hành án. Việc ra quyết định thi hành án là hành vi phát sinh hoạt động thi hành151 và chính việc chậm ra quyết định hoặc không ra quyết định có ảnh hưởng lớn đến việc THAPT. Tuy nhiên, việc quy định Tòa án thực hiện yêu cầu trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu cũng tạo ra nhiều bất cập khi mà việc ra quyết định thi hành án cần phải được khắc phục ngay. Do đó, Điều 141 Luật THAHS năm 2010 quy định khi kiểm 147 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 1169. 148 Điều 21 Luật Tổ chức VKSND năm 1960; Điểm c Khoản 1 Điều 16 Luật Tổ chức VKSND năm 1981; Điểm c Khoản 1 Điều 20 Luật Tổ chức VKSND năm 1992 và Điểm a, c Khoản 1 Điều 24 Luật Tổ chức VKSND năm 2002. 149 Điều 17 Luật Tổ chức VKSND năm 1981; Điều 21 Luật Tổ chức VKSND năm 1992 và Điều 25 Luật Tổ chức VKSND năm 2002. 150 Điểm c Khoản 1 Điều 20 Luật Tổ chức VKSND năm 1992; Điểm c Khoản 1 Điều 24 Luật Tổ chức VKSND năm 2002. 151 Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình Công tác kiểm sát (Tập V): Công tác kiểm sát thi hành án, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 38. 85 sát THAPT, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn yêu cầu Tòa án ra quyết định THAHS và yêu cầu phải thực hiện ngay. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam giai đoạn này còn quy định Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cá nhân có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị cho phạm nhân đủ điều kiện được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhưng chưa được đề nghị152. Hai là, Viện kiểm sát kiến nghị, kháng nghị vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong THAPT Kiến nghị là “nêu ý kiến đề nghị về một việc chung với cơ quan có thẩm quyền”153; Kháng nghị là “Bày tỏ ý kiến phản đối bằng văn bản chính thức”154. Việc ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị khi phát hiện những vi phạm thể hiện ý kiến phản đối của Viện kiểm sát đối với những vi phạm trong THAPT. Pháp luật Việt Nam trong giai đoạn này quy định quyền kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát trong THAPT bao gồm: kiến nghị, kháng nghị yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ những văn bản, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong THAPT và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. - Viện kiểm sát kiến nghị yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ những văn bản, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong THAPT Mặc dù BLTTHS năm 1988 và 2003 không quy định Viện kiểm sát kiến nghị yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ những văn bản, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật nhưng quyền kiến nghị trong THAPT của VKSND được quy định đầu tiên tại khoản 6 Điều 141 Luật THAHS năm 2010; theo đó, khi kiểm sát THAPT, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn: Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm pháp luật trong THAHS; xử lý nghiêm minh người vi phạm. Ngoài ra, tại TTLT số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC- BQP-BYT ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, TAND tối 152 Khoản 8 Điều 8 Thông tư liên tịch (TTLT) số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân. 153 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 524. 154 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 492. 86 cao, VKSND tối cao hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân quy định Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với văn bản thông báo không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. - Viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ những văn bản, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong THAPT Quyền kháng nghị hành vi, quyết định hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền được quy định trong các luật Tổ chức VKSND năm 1981, 1992, 2002 và Thông tư liên ngành số 02/TTLN155. Theo đó, VKSND tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật nơi giam, giữ, cải tạo thấy có văn bản, biện pháp hoặc việc làm trái pháp luật thì kháng nghị tới Ban giám thị, cơ quan quản lý cùng cấp hoặc cấp dưới để yêu cầu sửa chữa, bãi bỏ hoặc đình chỉ văn bản, biện pháp hoặc việc làm trái pháp luật. Ban giám thị, cơ quan quản lý có trách nhiệm nghiên cứu thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát đề ra trong kháng nghị và trả lời cho Viện kiểm sát biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng nghị. Ngoài ra, trong các văn bản hướng dẫn cũng quy định quyền kháng nghị của VKSND đối với văn bản thông báo không chấp nhận đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù, kháng nghị đối với quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù156, kháng nghị quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù157. Kế thừa các quy định trên, khoản 6 Điều 141 Luật THAHS năm 2010 quy định khi kiểm sát THAPT, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc THAHS. Toà án, cơ quan quản lý THAHS, cơ quan THAHS, cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS có trách nhiệm trả lời các kháng nghị này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghị đó thì 155 VKSND tối cao (1991), Hệ thống hóa các văn bản cần thiết cho công tác kiểm sát; Tập II Kiểm sát giam, giữ, cải tạo, Hà Nội, tr. 81. 156 Tiểu mục 1.5 mục 5 phần III Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của BLTTHS. 157 TTLT số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân. 87 các cơ quan này có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp; Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; Quyết định của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải được thi hành. - Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm: Mặc dù, BLTTHS năm 1988 và năm 2003 quy định đối tượng có thể bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm là quyết định của Tòa án nhưng không có quy định cụ thể quyết định nào của Tòa án trong THAPT. Trong giai đoạn này, các quy định về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành158. Ba là, Viện kiểm sát trực tiếp khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm Trong tố tụng hình sự, khi đã xác định được có dấu hiệu tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; do đó, trong hoạt động kiểm sát THAPT, VKSND xác định có dấu hiệu tội phạm thì sẽ trực tiếp khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 quy định Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan điều tra và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án159. Như vậy, Viện kiểm sát khi phát hiện dấu hiệu tội phạm sẽ chuyển cho cơ quan điều tra khởi tố; trường hợp cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố và ra quyết định khởi tố. Việc Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội 158 Thông tư số 1522-NC/TH ngày 11/8/1960 của TAND tối cao về việc giảm án tha tù trước thời hạn158; Thông tư số 04-89/TT-LN ngày 15/8/1989 của TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tư pháp về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù158; điểm 13, 14 Phần IV Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của BLTTHS158; TTLT số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân. 159 Khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003. 88 phạm trong THAPT mặc dù đã được quy định trong các luật Tổ chức VKSND năm 1981, 1992, 2002 và Luật THAHS năm 2010160 nhưng vẫn có những cách hiểu khác nhau. Theo hướng dẫn của ngành Kiểm sát nhân dân về hoạt động kiểm sát THAPT trong giai đoạn này thì khi phát hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhung_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_ve_kiem_sat_thi_ha.pdf
Tài liệu liên quan