MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới Quốc hội với tính chất là
cơ quan đại diện của nhân dân 6
1.2. Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và
những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 15
CHưƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUỐC HỘI - CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN CAO NHẤT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM 29
2.1. Khái niệm và vai trò của Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất
của Nhân dân Việt Nam 29
2.2. Các hình thức thể hiện Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của
Nhân dân và các đảm bảo để Quốc hội là cơ quan đại diện cao
nhất của Nhân dân 43
2.3. Quốc hội - cơ quan đại diện của Nhân dân ở các nước và những
bài học kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện cơ quan đại
diện cao nhất của Nhân dân Việt Nam 60
CHưƠNG 3: THỰC TRẠNG QUỐC HỘI - CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CAO
NHẤT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM 70
3.1. Sự hình thành và phát triển thiết chế Quốc hội - cơ quan đại diện
cao nhất của Nhân dân Việt Nam qua các bản Hiến pháp 70
3.2. Thực trạng thể hiện Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của
Nhân dân Việt Nam 77
3.3. Thực trạng các đảm bảo Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất
của Nhân dân Việt Nam 96
CHưƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUỐC HỘI - CƠ
QUAN ĐẠI DIỆN CAO NHẤT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM 123
4.1. Quan điểm đảm bảo Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của
Nhân dân Việt Nam 123
4.2. Các giải pháp đảm bảo Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của
Nhân dân Việt Nam 126
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
172 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân dân đã thực hiện một sự
“đại diện không có giới hạn”. Trong điều kiện trình độ dân trí, văn hóa pháp
lý của người dân còn thấp, chưa đồng đều; năng lực ĐBQH chưa đáp ứng
trọng trách quá lớn, các điều kiện, phương tiện, bộ máy giúp việc cho Quốc
hội, ĐBQH còn hạn chế, tất cả điều đó sẽ dẫn đến một trong hai xu hướng:
Một là, nếu Quốc hội thực sự “mạnh”, người dân, các cơ quan hành
pháp, tư pháp sẽ trở thành thụ động, ỉ lại, dựa dẫm, không phát huy vai trò;
nhiều lúc, nhiều nơi, quyền làm chủ của Nhân dân có khả năng bị xâm phạm.
Hai là, trong trường hợp Quốc hội không đủ mạnh, thực quyền, hoạt
động hình thức, thì chính chủ thể này sẽ mờ nhạt, mất uy quyền bên cạnh sự
tiếm quyền, thực quyền ngày càng mạnh mẽ và trên diện rộng của nhánh hành
pháp. Đây chính là những hạn chế của Hiến pháp 1959, 1980 trong việc thiết
lập Quốc hội với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân.
3.1.3. Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 - những bƣớc phát triển
mới về nhận thức và hiện thực hóa quyền lực Nhân dân
So với quan niệm của mô hình hiến pháp XHCN truyền thống, Hiến
pháp 1992 có sự thay đổi trong quan niệm về hiến pháp và quyền lực nhà
nước. Bản Hiến pháp này đã bỏ những quy định về chuyên chính vô sản,
Quốc hội không còn tự cho mình quyền hạn khi thấy cần thiết nữa. Chính phủ
là cơ quan chấp hành của Quốc hội, song trong tổ chức BMNN, Chính phủ là
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Lần sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001 đã có sự tiếp thu, kế thừa
chọn lọc một số yếu tố của mô hình Hiến pháp tự do, truyền thống. Tại Điều 2
quy định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là NNPQ XHCN của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Sự thừa nhận này có nghĩa “chấp nhận đặt
quyền lực nhà nước dưới trị thống trị của quyền lập hiến và lập pháp” [34, tr.63].
76
Đây là tiền đề quan trọng để đi đến việc đặt ra những giới hạn pháp lý đối với
quyền lực nhà nước, đối với Quốc hội. Như vậy, Quốc hội là cơ quan đại diện
cao nhất, nhưng có giới hạn và bảo vệ quyền lực tối cao của Nhân dân.
Bước qua một thập kỷ, thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011), mở rộng và bảo
đảm quyền dân chủ của Nhân dân, chúng ta đã sửa đổi, bổ sung khá toàn diện
Hiến pháp 1992, đem đến một diện mạo mới. Trong Lời nói đầu, Hiến pháp
2013 thể hiện Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lập hiến: “Nhân dân
Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hiến pháp không quy định Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền ban hành Hiến pháp và luật nữa, giờ đây, thứ
quyền tối cao, thiêng liêng đó được trở lại đúng chủ thể tự nhiên là Nhân dân,
Quốc hội chỉ là chủ thể “thực hiện” quyền lập hiến, quyền lập pháp. Hiến pháp
đã trở thành phương tiện để Nhân dân giao quyền, ủy quyền cho nhà nước.
Điều 69 tái khẳng định thiết chế đại diện cao nhất của Nhân dân: “Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân”. Các quyền lập hiến, lập pháp
đã được phân biệt. Điều 69 cũng quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập
hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quy định như vậy khẳng định
địa vị pháp lý của Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất, song không phải là
cơ quan quyền lực duy nhất được tiếp nhận quyền lực Nhân dân. Các quyền
hành pháp, tư pháp cũng là bộ phận của quyền lực Nhân dân. Hiến pháp 2013
thừa nhận các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giao cho ba cơ quan
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án đảm nhận cùng nguyên tắc quyền lực nhà nước
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát là bước tiến dài trong việc
thiết lập cơ chế bảo vệ quyền lực Nhân dân.
Các nhiệm vụ của Quốc hội cũng được quy định rõ ràng, chi tiết, chỉ rõ
lĩnh vực và ranh giới so với các quy định trong các bản Hiến pháp cũ. Nếu
như trước đây có quy định chung: “Quốc hội quyết định những chính sách cơ
bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh
77
, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân” (Điều 83, Hiến pháp 1992),
thì hiện nay phần này đã được loại bỏ. Cách quy định như vậy khó xác định
thế nào là chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại; thế nào là quan hệ xã hội
và hoạt động của công dân. Và quan trọng là, điều đó khiến phạm vi quyền
lập pháp của Quốc hội là quá rộng. Đây là điều không thể đảm bảo ý chí và
quyền lợi của Nhân dân thông qua người đại diện của họ.
Hiện nay, nhiệm vụ của Quốc hội quy định tại Điều 70 với 15 nội dung
cụ thể. Kỹ thuật lập pháp tiên tiến đã giúp Hiến pháp khoanh vùng, giới hạn,
phân định nhiệm vụ. Điều này vừa đảm bảo chủ quyền Nhân dân, vừa xác lập
địa vị của Quốc hội trong tư cách là cơ quan đại diện cao nhất.
Tóm lại, từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến Quốc hội khóa XIII đương
nhiệm là một chặng đường lịch sử phát triển, không ngừng tìm tòi, đổi mới,
rút kinh nghiệm để xây dựng một thiết chế quyền lực đặc biệt. Thiết chế đó
vừa gắn bó chặt chẽ, trung thành với Nhân dân, vừa kiến tạo và phối hợp với
các cơ quan nhà nước khác trong điều hành, quản lý đất nước. Đây cũng là
quá trình Đảng và nhà nước ta tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo các thuyết
đại diện trên thế giới vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Dù ở giai đoạn
nào, Quốc hội Việt Nam luôn là biểu tượng cho sự đoàn kết ý chí, thống nhất
lợi ích dân tộc, luôn là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, tồn tại và hoạt
động vì quyền lợi của chủ thể kiến tạo ra mình.
3.2. THỰC TRẠNG THỂ HIỆN QUỐC HỘI - CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CAO
NHẤT CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
Xuất phát từ bản chất đại diện, ĐBQH phải chịu trách nhiệm trước cử
tri, những người đã ủy quyền cho đại biểu quyết định. Cũng vì trách nhiệm,
bổn phận của đại biểu bắt nguồn từ tính đại diện nói trên, nên tiếp xúc, lắng
nghe, sàng lọc thông tin và hiện thực hóa các nhu cầu, nguyện vọng của Nhân
dân trên tất cả các hoạt động: lập pháp, quyết định vấn đề cơ bản và giám sát
tối cao của Quốc hội đối với BMNN là việc làm tất yếu của Quốc hội mà cụ
thể là của từng đại biểu trong suốt nhiệm kỳ của mình.
78
3.2.1. Thực trạng thể hiện đại diện thông qua hoạt động lập pháp
của Quốc hội
Lập pháp là hoạt động đặc trưng nhất của Quốc hội, thông qua hoạt
động này, tính đại diện Nhân dân cao nhất được thể hiện rõ nét, sâu sắc qua
việc phản ánh ý chí Nhân dân, nhu cầu xã hội để tạo lập hành lang pháp lý,
điều chỉnh thống nhất các mối quan hệ xã hội theo đúng mục tiêu phát triển
của mỗi quốc gia, dân tộc.
Có thể nhận định, hoạt động lập pháp của Quốc hội có nhiều tiến bộ cả
về số lượng và chất lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát
triển đất nước, xây dựng NNPQ, hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như từ Quốc
hội khóa I đến khóa VIII, chúng ta chỉ ban hành được 60 luật, 94 pháp lệnh
(Bảng 3.2), thì từ Quốc hội khóa IX đến khóa XII, Quốc hội thông qua 228
luật, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Nhiệm kỳ khóa IX chúng ta ban hành 41 luật, 46 pháp lệnh.
Nhiệm kỳ khóa XII rút ngắn chỉ gần 4 năm (2007 - 2011) cũng thông qua
được 68 bộ luật, luật, 13 pháp lệnh. Nhiệm kỳ khóa XI đạt mốc kỷ lục của
hoạt động lập pháp là 115 văn bản (84 luật, 31 pháp lệnh). Trong đó có những
luật lần đầu tiên ban hành như Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật
Kiểm toán nhà nước, Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước Quốc tế.
Bước vào Quốc hội khóa XIII, chỉ trong nửa đầu nhiệm kỳ (từ 2011 -
9/2013), Quốc hội thông qua 37 luật, bộ luật và 7 pháp lệnh [98]. Đặc biệt
năm 2014, với yêu cầu của việc hoàn thiện tổ chức BMNN, cụ thể hóa Hiến
pháp 2013, trong hai nhiệm kỳ 7 và 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua 29
luật, 13 nghị quyết của Quốc hội [29], trong đó có những luật được cử tri
mong chờ với những tinh thần dân chủ, tự do như Luật Hộ tịch, Luật Căn
cước công dân, Luật Hôn nhân và gia đình... Đây là những con số khẳng định
nỗ lực của Quốc hội trong truyền tải ý chí, nguyện vọng của Nhân dân cũng
như đáp ứng nhu cầu khách quan đòi hỏi Việt Nam phải có hệ thống pháp luật
đồng bộ trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
79
Bảng 3.1: Tổng số văn bản luật, pháp lệnh đƣợc ban hành
trong 12 nhiệm kỳ Quốc hội Việt Nam
Khóa Luật Pháp lệnh Tổng hợp
I 11 0 11
II 6 9 15
III 1 9 10
IV 0 10 10
V 0 0 0
VI 1 7 8
VII 10 16 26
VIII 31 43 74
IX 41 46 87
X 35 41 76
XI 84 31 115
XII 68 13 81
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Luận án.
Chất lượng các văn bản pháp luật có sự cải thiện đáng kể qua các
nhiệm kỳ. Nội dung các vấn đề được quy định trong các luật, bộ luật cơ bản
khái quát các lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học
công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đến tổ chức BMNN, phòng chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tất cả tạo ra một thể chế
dân chủ, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ, lợi ích của Nhân dân tốt nhất. Đó
chính là hoạt động truyền tải ý chí, nguyện vọng của Nhân dân từ cơ sở đến
vũ đài chính trị cao nhất thông qua hoạt động của ĐBQH.
Để nội dung văn bản luật thực sự phán ánh khách quan đời sống xã hội,
đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân, chương trình xây dựng pháp
luật, quy trình thông qua luật ngày càng đổi mới theo hướng huy động trí tuệ
của nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết
dân tộc. Bản thân mỗi ĐBQH được cung cấp, tiếp nhận thông tin phản ánh đa
chiều để có điều kiện so sánh, cân nhắc trước khi quyết định.
Hiện nay ngay từ quy trình, thủ tục lập chương trình xây dựng pháp
luật cũng rất được chú trọng. Để phát huy trí tuệ tập thể, nhóm chủ thể có
quyền gửi đề xuất xây dựng luật được mở rộng như TAND tối cao, VKSND
80
tối cao, MTTQ và các thành viên, đặc biệt là chủ thể ĐBQH. Xuất phát từ
thực tế, đại biểu là người có khả năng sâu sát nắm bắt nguyện vọng của cử tri
để phản ánh nguyện vọng vào dự thảo luật một cách khách quan nên vị trí, vai
trò, tiếng nói của đại biểu được hiến định và coi trọng, khuyến khích ngay từ
khâu này. Trước khi Quốc hội xem xét thông qua, chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh cũng được thảo luận ở tổ đại biểu và ở phiên toàn thể của Quốc hội.
Điều đó chứng tỏ một điều, Quốc hội đã và đang nhận thức được tầm quan
trọng đặc biệt của công tác lập pháp ngay từ khâu xây dựng chương trình.
Đối với quy trình thông qua luật, trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, tùy từng luật cụ thể mà thời gian thảo luận tại tổ, tại đoàn đại
biểu, thảo luận tại hội trường được tính toán sao cho hiệu quả nhất. Giảm bớt
thảo luận ở tổ và đoàn, tăng thời gian thảo luận tại các ủy ban đảm bảo tính
chuyên sâu. Nếu như trước đây, ĐBQH góp ý nặng về câu từ, chữ nghĩa, kỹ
thuật lập pháp gây mất thời gian thì hiện nay tập trung vào những vấn đề có tính
quyết sách, nhờ vậy dự thảo luật bám sát được yêu cầu của cuộc sống. Đồng thời
qua đó, cử tri có điều kiện đánh giá, giám sát lại đại biểu của mình xem ý kiến,
yêu cầu của mình đã được nhà đại diện bảo vệ trên nghị trường hay không.
Trong những nhiệm kỳ gần đây, với sáng kiến thảo luận song song tại
hai hội trường, cho ý kiến hai bước đối với mỗi dự thảo văn bản luật quy
trình làm luật của Quốc hội đạt tiến độ cao và đảm bảo về chất lượng. Một
loạt các văn bản pháp luật quan trọng, có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc đã
vượt qua nhiều khó khăn, rào cản được thông qua như: Luật Biên giới quốc
gia (2003), Luật Biển (2012), Hiến pháp (2013), Luật xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (2014) thể hiện sự
thống nhất ý Đảng, lòng dân trong thiết lập, bảo vệ chính quyền Nhân dân, vị
thế làm chủ của Nhân dân, trong bảo vệ từng tấc đất, lãnh thổ Việt Nam cũng
như tôn trọng các điều ước, các cam kết quốc tế. Nhiều luật ra đời là sự phản
ánh nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội; là sự đòi hỏi của Nhân dân trong đảm
bảo các giá trị công bằng, tự do cá nhân; là nhu cầu đẩy mạnh xã hội hóa trên
81
nhiều lĩnh vực phát huy sức dân như Luật Giám định tư pháp (2013), Luật
Công chứng 2006 (sửa đổi, bổ sung 2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quốc tịch Việt Nam (2014) Và có hàng nghìn ý kiến, nguyện
vọng của cử tri về những lĩnh vực dân chủ, dân sự, dân sinh, những đòi hỏi
chính đáng đã được đại biểu đặt lên bàn cân để tính toán giữa lợi ích công
dân, lợi ích giới, vùng miền trong tổng thể lợi ích chung của dân tộc như Luật
Bình đẳng giới, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể con người Gần
đây nhất, một số chế định nhạy cảm mà trước đây thường ít bàn tới thì nay,
trước yêu cầu, đề đạt chính đáng của Nhân dân đã được hiện thực hóa trong
luật như quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay việc loại bỏ người
đồng tính ra khỏi danh sách những đối tượng bị cấm kết hôn ở Việt Nam.
Có thể nói, đây là những bằng chứng cụ thể, sống động của Quốc hội
Việt Nam trong thực thi hoạt động đại diện Nhân dân cao nhất, đó chính là
việc hiện thực hóa ý chí nguyện vọng của Nhân dân vào hệ thống pháp luật,
tạo khung pháp lý cho mọi tổ chức, cá nhân cùng vận hành.
Cũng chính vì xuất phát từ bản chất đại diện, quyết định đến hoạt động
đại diện mà thời gian dành cho hoạt động lập pháp luôn chiếm dung lượng lớn
trong hoạt động chung của Quốc hội.
Theo số liệu khảo sát, thu thập của Trung tâm Thông tin - Thư viện và
nghiên cứu khoa học của VPQH thì trong cả nhiệm kỳ khóa XI (nhiệm kỳ ban
hành văn bản luật nhiều nhất các khóa), Quốc hội có tổng thể 11 kỳ họp, với
519 phiên họp toàn thể. Trong tổng số các phiên họp này, số phiên họp Quốc
hội thực hiện chức năng lập pháp là 306,4 chiếm 54% tổng số các phiên họp
toàn thể của Quốc hội. Hay hai kỳ họp gần đây nhất của Quốc hội khóa XIII,
(kỳ họp 7, 8/2014), Quốc hội đã dành 2/3 tổng số thời gian cho công tác xây
dựng pháp luật để xem xét sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật nhằm khẩn
trương đưa Hiến pháp vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến sâu rộng và tích cực
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội [29].
82
Bảng 3.2: Tỷ lệ số lƣợng các phiên họp Quốc hội về lập pháp (Khóa XI)
Kỳ họp
S/Lƣợng các phiên họp
toàn thể
S/Lƣợng các phiên họp
lập pháp
Tỷ lệ (%)
I 15 1,5 10
II 39 18 46,15
III 52 40 76,92
IV 45 31,5 70
V 51 29,5 57,84
VI 54 32,25 59,72
VII 57 48,33 84,79
VIII 61 38 62,3
IX 71 39 54,93
X 56 22,66 40,46
XI 18 5,66 31,44
Tổng 519 306,4 TB: 54%
Nguồn: [120].
Chất lượng thảo luận tại các phiên họp toàn thể, các buổi thảo luận
chuyên đề về hoạt động xây dựng pháp luật được nâng lên rõ rệt. Các
ĐBQH thẳng thắn nói tiếng nói cử tri, bày tỏ ý kiến, phản ánh, đề nghị của
các cử tri mà mình có trách nhiệm truyền tải và bảo vệ. Trong phiên họp
ngày 27/11/2014, việc chỉ có 274/412 ĐBQH (chiếm tỷ lệ 55,13%) bấm nút
thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp, trong đó có tới 125/412 đại biểu
không tán thành (25,15%), 13 đại biểu không biểu quyết (2,62%) là một
minh chứng cho thấy ĐBQH đã độc lập trong tư duy, có chính kiến cá nhân
trong tranh luận, cân nhắc trước khi quyết định bấm nút. Cũng trong ngày
hôm đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam; Luật Công an nhân dân cũng chỉ đạt tỷ lệ tương
ứng là 73,04% và 71,83% tỷ lệ đại biểu tán thành [123]. Đây là những dự
thảo luật được tranh luận sôi nổi, bám sát ý kiến, yêu cầu của cử tri và là
luật tỷ lệ thông qua không cao so với các dự thảo luật khác cùng kỳ họp thứ
8, Quốc hội khóa XIII.
83
Số liệu của VPQH tổng hợp đưa ra cho thấy, trong 11 kỳ họp của Quốc
hội khóa XI, có 403/489 ĐBQH đã hơn một lần phát biểu riêng cho hoạt
động lập pháp, nghĩa là chỉ còn 95 ĐBQH [120] không tham gia phát biểu
trong nội dung này (nhưng có tham gia vào các nội dung khác). Nhiều đại
biểu phát biểu không chỉ với tư cách chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực
pháp luật mà còn với tấm lòng nhiệt huyết, lương tri đại biểu trong việc
phản ánh ý chí của cử tri. Có thể kể đến 4 ĐBQH khóa XI có số lượt phát
biểu nhiều, hàm lượng tri thức cao như: Nguyễn Đình Lộc (85 lần phát
biểu), Nguyễn Ngọc Trân (69 lần phát biểu), Nguyễn Lân Dũng (69 lần
phát biểu), Đỗ Ngọc Ngoạn (52 lần phát biểu) [120]. Một Quốc hội thực
quyền thì trước hết phải có những đại biểu trí tuệ, bản lĩnh và kỹ năng đại
diện tốt, đây là những tín hiệu tích cực, khiến cho cơ chế dân chủ đại diện
ở Việt Nam trở nên hiệu quả khi thực thi quyền lực Nhân dân.
Bảng 3.3: Số lƣợng đại biểu, ý kiến đại biểu phát biểu tại hội trƣờng trong
các kỳ họp của Quốc hội có liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật
Kỳ họp
Số lƣợt đại biểu phát
biểu tại hội trƣờng
Số lƣợng ý kiến Ghi chú
1
0
0
Chỉ thảo luận tại các
phiên làm việc tại tổ
2 185 336
3 262 600
4 156 320
5 182 294
6 228 464
7 298 790
8 237 535
9 238 603
10 187 353
11 48 64
Cả nhiệm kỳ 2.023 4.359
Nguồn: [120].
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nói trên, việc thực thi đại diện trong
hoạt động lập pháp của Quốc hội vẫn còn những hạn chế cần có cơ chế tháo
gỡ, đảm bảo cho hoạt động này đạt hiệu quả hơn nữa.
84
Thứ nhất, xây dựng luật là quyền hiến định đối với ĐBQH. Nhưng
trên thực tế, số lượng đề xuất, kiến nghị của đại biểu về chương trình xây
dựng luật gửi UBTVQH là không nhiều. Cùng với quá trình soạn dự thảo
luật, công việc khởi đầu này thường giao và phụ thuộc nhiều vào cơ quan
hành pháp. Nó tạo nên sự thụ động, trông chờ của Quốc hội vào phía các
nhà quản lý hành chính. ĐBQH còn kiêm nhiệm nhiều, bộ phận giúp việc
còn hạn chế, việc thuê khoán các chuyên gia chưa phổ biến, quan niệm
đại biểu là một “nghề” cần chuyên sâu đang hình thành nên rất khó để yêu
cầu đại biểu có thể hoàn tất quyền hiến định quan trọng này. Vì vậy nên
xem xét phương thức để một nhóm đại biểu phối hợp cùng hoạt động hoặc
đại biểu đóng vai trò là những nhà “bảo trợ”, “bảo lãnh” cho những đề
xuất, kiến nghị hay dự thảo của các tổ chức khoa học, các nhóm chuyên
gia, nhóm cử tri.
Thứ hai, bên cạnh những ý kiến xác đáng và tâm huyết, chất lượng các
phát biểu của một số ĐBQH còn bộc lộ sự hiểu biết hạn chế về quy trình, thủ
tục lập pháp cũng như kiến thức pháp luật, khiến cử tri băn khoăn nhìn lại sự
lựa chọn nhà đại diện của mình. ĐBQH đã có “Những ý kiến trái chiều hoặc
tranh luận” nhưng “còn khá khiêm tốn và có chăng cũng chỉ tập trung vào
một số đại biểu có vị trí khá độc lập với nhánh hành pháp” [120, tr.10]. Là
người đại diện, ĐBQH nói tiếng nói cử tri, song đó không phải là máy ghi -
phát tiếng nói từ cơ sở mà cần kết hợp với lý trí, phán đoán của đại biểu để có
những tranh luận hài hòa lợi ích và hợp với chuẩn mực chung của xã hội.
Điều đó tạo nên giá trị văn hóa của mỗi đại biểu và của cả Quốc hội trong
hoạt động đại diện.
Thậm chí, ở ngoài diễn đàn Nghị viện, những phát biểu, quan điểm cá
nhân cũng liên quan chặt chẽ với tư cách nhà đại diện cho cử tri. Đơn cử như
những phát ngôn trên trang blog cá nhân của đại biểu Hoàng Hữu Phước
(khóa XIII) khiến cử tri có phản ứng gay gắt về góc nhìn chính trị và đạo đức
đại biểu. Việc công khai tư cách đại biểu trên trang cá nhân, viết bài chỉ trích
85
đại biểu Dương Trung Quốc và gần đây lại chỉ trích đại biểu Trương Trọng
Nghĩa (cùng Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh) đã khiến cử tri TP Hồ
Chí Minh cũng như cử tri cả nước thực sự băn khoăn với vị trí, trách nhiệm
của ĐBQH, Ông Hoàng Hữu Phước đã “mượn” nói tiếng nói của cử tri hay
tiếng nói cá nhân khi phán xét các ĐBQH khác.
Thứ ba, chưa có quy chế gắn trách nhiệm từng đại biểu với hoạt động
tranh luận, thẩm tra, biểu quyết trong công tác xây dựng pháp luật. Do vậy,
đại biểu phát biểu nhiều, năng nổ hoạt động dễ bị chỉ lỗi, phán xét; đại biểu
“im lặng” trong suốt cả nhiệm kỳ lại không chịu “chế tài” gì. Điều đó tạo sức
ì cho một số đại biểu, ngại va chạm, ngại tư duy, học hỏi. Một đạo luật ra đời
không phải lúc nào nó cũng thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, văn
hóa như ý tưởng xây dựng ban đầu. Do vậy, cần phải xác định trách nhiệm
trước Nhân dân đối với quyết sách đó trong suốt quy trình ban hành.
Thứ tư, công tác xây dựng, ban hành luật là một nội dung quan trọng
của công tác quản lý nhà nước, song có lúc, có nơi chưa được lãnh đạo các cơ
quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức để đầu tư về thời gian, tài chính,
nhân lực. Năng lực tham mưu, nghiên cứu, đánh giá, phân tích chính sách của
các cơ quan tham mưu, giúp việc còn hạn chế. Công tác thẩm tra chưa huy
động được trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đồng thời cũng chưa
có cơ chế để những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản được
trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình trước cơ quan thẩm tra. Đặc biệt chưa
có cơ chế để các ĐBQH quan tâm đến dự án luật được tham gia ý kiến tại
phiên họp thẩm tra do cơ quan thẩm tra tiến hành nhằm phản ánh ý kiến trực
tiếp của cử tri đến với cơ quan thẩm tra [109, tr.12]. Hiện nay, với việc gửi tài
liệu chậm nhất 20 ngày tới đại biểu trước kỳ họp, đó vẫn là khoảng thời gian
ngắn để đại biểu có thể tự nghiên cứu với khối lượng công việc khổng lồ, đòi
hỏi tâm huyết, trí tuệ, sức khỏe cao để thực hiện.
3.2.2. Thực trạng thể hiện đại diện thông qua hoạt động quyết định
phê chuẩn những vấn đề quan trọng của Quốc hội
Bên cạnh lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước là
một trong các chức năng cơ bản của Quốc hội đã được hiến định. Quyết định
86
của Quốc hội có một vai trò hết sức quan trọng bởi đây không phải là những
quyết định chung chung hay đi vào chi tiết sự vụ của quá trình điều hành mà
là những vấn đề cơ bản trên các phương diện hoạt động đối nội, đối ngoại.
Đại biểu Dương Trung Quốc đã có lần phát biểu: Cuối nhiệm kỳ có người
phỏng vấn rằng làm đại biểu cái gì gây ấn tượng sâu sắc nhất hay ám ảnh
nhiều nhất. Tôi trả lời rằng đó là việc bấm nút quyết định. Những quyết định
quan trọng của Quốc hội nếu khách quan, khả thi sẽ đem đến những lợi ích
lớn cho đất nước, cho cử tri. Ngược lại, sự thất bại, sai lầm trong một chủ
trương, chính sách có thể gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa của
quốc gia.
Chính vì vậy, đảm bảo trí tuệ tập thể và đáp ứng yêu cầu khách quan
của đời sống xã hội, đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của Nhân dân thì quy
trình quyết định những vấn đề quan trọng cũng là một trong những hình thức
thực thi đại diện Nhân dân hiệu quả. Hiện nay thẩm quyền quyết định của
Quốc hội được quy định tại Điều 70, Hiến pháp 2013 bao gồm rất nhiều nội
dung như: Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước; các chính sách dân tộc, tôn giáo, đối ngoại.
Đặc biệt, là thiết chế đại diện Nhân dân cao nhất, Quốc hội nhận ủy quyền của
Nhân dân để quyết định thu, chi “túi tiền” của đất nước, đó là các chính sách
tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán, phê chuẩn ngân sách, định mức
giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ.
Trong những nhiệm kỳ gần đây, thực hiện quyền hiến định, tại các kỳ
họp thứ nhất, Quốc hội đã tiến hành bầu nhân sự đứng đầu các cơ quan nhà
nước, phê chuẩn việc bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ, đảm bảo tính
liên tục và đổi mới trong BMNN.
Trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, bên cạnh kế hoạch năm, Quốc hội ban hành các Nghị quyết về kế
hoạch phát triển kinh kế - xã hội 5 năm, làm căn cứ phát triển cho cả nhiệm
kỳ. Quốc hội cũng dành thời gian tập trung đánh giá khách quan, toàn diện,
sâu sắc những mặt tích cực và những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện
87
từng mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế; xác định nguyên nhân chủ quan, khách
quan, kết quả công tác điều hành của Chính phủ, các ngành, các cấp để từ
đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về chính sách, điều hành
cho từng năm sau đó.
Từ sau khi có Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ngân sách
nhà nước (sửa đổi, bổ sung 2002) Quốc hội đã quyết định về ngân sách
nhà nước một cách đầy đủ và thực chất hơn so với các giai đoạn trước. Những
vấn đề tài chính, ngân sách được Quốc hội thảo luận công khai, có sự tư vấn,
hỗ trợ chuyên môn của các nhà nghiên cứu, hoạch định đã góp phần nâng cao
chất lượng hiệu quả của các quyết định của Quốc hội.
Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, các đại biểu tranh luận, đem “hơi
thở’ của cuộc sống đến nghị trường để làm sáng tỏ những vấn đề cử tri còn
bức xúc, chờ đợi. Hàng loạt các vấn đề như tham nhũng, hối lộ; chạy chức,
chạy quyền; chất lượng giáo dục, y đức được chất vấn, trao đổi, chỉ ra nguyên
nhân, tìm kiếm phương án tháo gỡ. Rất nhiều đại biểu đã sử dụng quyền chất
vấn, năng lực thuyết trình, lập luận của mình như một phương thức hữu hiệu
buộc các các chính trị gia phải lộ diện, đối đầu với những vấn đề chung của
cử tri cả nước. Điều này đã đem đến cho cử tri sự tin tưởng vào các nhà đại
diện của mình cũng như y
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nhung_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_ve_quoc_hoi_co_quan_dai_dien_cao_nhat_cua_nhan_dan_viet_nam_516.pdf