Luận án Nông nghiệp tỉnh cà mau phát triển theo hướng bền vững

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 4

1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài 4

1.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 16

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÔNG NGHIỆP

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 19

2.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững và nông nghiệp phát

triển bền vững 19

2.2. Nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp phát

triển bền vững 33

2.3. Kinh nghiệm về nông nghiệp phát triển bền vững và bài học đối với

Cà Mau về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững 43

Chương 3: THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO

HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU 61

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến nông nghiệp phát

triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau 61

3.2. Thực trạng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà

Mau, giai đoạn 1997-2015 72

3.3. Đánh giá chung về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh

Cà Mau, giai đoạn 1997-2015 96

Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ

YẾU XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO

HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN

2016 - 2025 105

4.1. Dự báo những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến nông nghiệp phát

triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2016 - 2025 105

4.2. Quan điểm xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững

ở tỉnh Cà Mau 113

4.3. Phương hướng, mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo

hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2016 - 2025 114

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển

theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2016 - 2025 121

KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

pdf167 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nông nghiệp tỉnh cà mau phát triển theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nên việc điều chỉnh quy mô hình thành "Cánh đồng mẫu lớn", các nông trại, trang trại, doanh trạiđể phát triển theo hướng ổn định, bền vững là vấn đề không hề dễ. Ngay cả việc chuyển nhượng hay vận động nhân dân chuyển đổi hình thức canh tác, sản xuất cũng rất khó khăn, bởi lối sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, "tiểu nông" đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của nông dân. Chính áp lực dân số đã trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô, diện tích đất của các hộ cá thể. Thứ hai, điều kiện tự nhiên tuy có thuận lợi cho NNPTTHBV nhưng diễn biến thời tiết những năm gần đây phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, đặc biệt là đối với vùng ĐBSCL, trong đó có Cà Mau chịu nhiều thiệt hại nhất. Để NNPTTHBV, tỉnh phải cần thấy hết những khó khăn, mà trước hết là có biện pháp giảm nhẹ thiệt hại trước những tai biến thiên nhiên. Những tác động trực tiếp như nắng hạn, nhiễm mặn, lũ lụt, sạt lở đất, nước biển dâng, dịch bệnh, bão, lốc xoáy, kể cả nguy cơ sóng thầnlà những tác động cực đoan đáng lo ngại từ thời tiết, khí hậu gây tác hại và ảnh hưởng trực tiếp đến NNPTTHBV. Thứ ba, kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do Cà Mau là vùng đất mới, ¾ diện tích thuộc sinh thái mặn do phù sa lắng tụ nên chân đất rất yếu, khó khăn cho phát triển giao thông đường bộ, xây dựng mạng lưới điện phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp. Sông Cà Mau phù sa bồi lắng rất nhanh nên thủy lợi cho 72 trồng lúa, nuôi tôm gặp khó. Trong khi đó, chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau không mang lại hiệu quả như mong muốn, nhiều công trình được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng đa số không phát huy được tác dụng do chương trình không thể khép kín được. Điều đó cho thấy, chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau hay chương trình xây dựng đê bao từ ven biển Đông sang biển Tây Cà Mau là khó khả thi với điều kiện tự nhiên như Cà Mau và nguồn vốn Nhà nước có hạn như hiện nay. Thứ tư, nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào về số lượng, nhưng phần lớn trong số đó có trình độ học vấn thấp, chủ yếu là lao động chân tay, thủ công chứ chưa được đào tạo. Đa số lao động nông thôn, lao động nữ sống thụ động, thời gian lao động nhàn rỗi nhiều, nhưng ít chịu tiếp xúc, tiếp thu cái mới, tinh thần cầu tiến bộ thấp nên rất ngại tiếp cận với KH-KT, một bộ phận ý thức lao động, thái độ với việc làm chưa được tốt. Thứ năm, hệ thống các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh khá phát triển, nhưng do phương hướng kinh doanh của các doanh nghiệp chưa năng động, thiếu đa dạng, sự liên kết "bốn nhà" còn lỏng lẻo nên hiệu quả mang lại thấp, chưa tương xứng với tiền năng, thế mạnh của tỉnh. Mặt khác, do dịch bệnh, mất mùa, tỉnh chưa quy hoạch được vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên các nhà máy chế biến chưa sử dụng hết công suất, trong khi đó thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn do chủ yếu sản phẩm thô, sơ chế, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn rào cản, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa thấp ảnh hưởng tiêu cực đến NNPTTHBV. 3.2. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN 1997-2015 Nông nghiệp Cà Mau là khu vực kinh tế trọng yếu của tỉnh, kể từ khi chia tách tỉnh (01/01/1997) đến nay, nền nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển từ chỗ tự cấp, tự túc là chính chuyển sang phát triển theo hướng hàng hóa gắn với thị trường. Nét đặc trưng của sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản của Cà Mau từ khi chia tách tỉnh đến nay là phát triển toàn diện, trong đó trọng tâm là nuôi trồng thủy sản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng trưởng theo hướng gắn với xuất khẩu. Một chặng đường khá dài phấn đấu liên tục, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự tàn phá nặng nề của cơn bão số 5 (năm 1997) và sự biến động thất thường của thị trường thế giới, nhất là thị trường xuất khẩu thủy sản do tác 73 động của khủng hoảng kinh tế các nước châu Á (2007-2009) tình hình nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Cà Mau vẫn có nhiều chuyển biến tích cực, tuy khó khăn, yếu kém còn nhiều. 3.2.1. Thực trạng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau xét trên phương diện kinh tế 3.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng các sản phẩm nông nghiệp Xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng, so với các tỉnh vùng ĐBSCL, Cà Mau là tỉnh có sản lượng thủy hải sản đứng thứ hai. Năm 2015, sản lượng thủy sản của Kiên Giang đạt 16, 8% sản lượng thủy sản vùng ĐBSCL, trong khi đó Cà Mau chiếm 13,2% và bằng 7,35% sản lượng của cả nước. Tuy nhiên, về sản lượng tôm Cà Mau là tỉnh đứng đầu cả nước. Năm 2015, chiếm 30,1% sản lượng tôm toàn vùng ĐBSCL, tiếp đó là Bạc Liêu 19,4%, thứ ba là Sóc Trăng 16,5% [100]. Khai thác thủy sản của Cà Mau tập trung chủ yếu ở mảng khai thác biển. Các hoạt động khai thác thủy sản nội địa với quy mô sản xuất nhỏ, ít có tính chất sản xuất hàng hóa. Do vậy, việc phân tích và tính toán quy hoạch, đầu tư tỉnh tập trung vào khai thác thủy hải sản biển là chính. Cà Mau có lượng tàu thuyền khai thác hải sản khá hùng hậu về cả số lượng và công suất (đứng thứ hai ĐBSCL, chỉ xếp sau tỉnh Kiên Giang). Năm 2010, có 5.014 chiếc, với tổng công suất 397.718 CV. Năm 2015, có 4.812 chiếc với tổng công suất 363.822 CV, giảm trên 200 phương tiện, chủ yếu nhóm tàu có công suất nhỏ, dưới 20 CV [100]. Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tăng, giảm (%) của sản lượng khai thác thủy sản biển Nguồn: [103]. 74 Nhìn chung, trong thời gian 1997 - 2010, đội tàu khai thác thủy sản liên tục tăng (tăng bình quân 0,93%), loại tàu có công suất <50 CV tăng 0,38%, loại tàu công suất lớn hơn 400CV chỉ chiếm 0,95% nhưng có tốc độ tăng trưởng cao 27,94% [13]. Từ năm 2010, năm có số lượng phương tiện đạt mức kỷ lục 5.463 chiếc và 388.258 CV. Sau đó, số lượng phương tiện đánh bắt và công suất có chiều hướng giảm dần, tăng 17,8%. Nhất là từ năm 2011-2013 giảm 19,6%, số tàu đánh bắt tăng mạnh có công suất từ 20 CV đến 90 CV; số tàu công suất trên 90 CV tăng nhẹ, tăng 0,45% [12]. Năm 2008, thực hiện Quyết định 289-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân nên tỷ trọng tàu thuyền công suất loại trung bình tăng mạnh. Tàu có công suất > 90 CV chiếm ưu thế trong cơ cấu công suất, số lượng và tỷ trọng ngày càng tăng trong giai đoạn 1997 - 2007, từ 23,32%, nhưng sau đó mặc dù tỷ trọng không giảm nhưng số lượng giảm theo xu thế chung. Nếu lấy mốc thời gian 1997 - 2006, bình quân mỗi năm tổng sản lượng khai thác được khoảng 140 nghìn tấn/năm, đến năm 2015, đạt 181 nghìn tấn, trong đó tôm chiếm 34,5% còn lại là cá và các loài thủy sản khác. Tuy sản lượng khai thác hàng năm vẫn tăng, nhưng tỷ trọng sản lượng khai thác đang giảm dần do sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn. Năm 2015, sản lượng khai thác chiếm 35,7% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh [22]. Trong các loài khai thác chính thì sản lượng cá, tôm tăng trưởng ổn định, các loài thủy sản khác tăng giảm theo mùa vụ. Nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh liên tục tăng theo thời gian từ năm 1997 - 2015. Năm 2010, diện tích đạt 296.300 ha, đến năm 2013, giảm nhẹ còn 295.789 ha. Năm 2000 - 2010, diện tích tăng do chuyển đổi theo Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, tốc độ tăng bình quân diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong giai đoạn 2000-2010 đạt 1,54%/năm. Đầm Dơi là huyện có diện tích NTTS lớn nhất tỉnh, trong 5 năm 2010 - 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm có tăng giảm, nhưng nhìn chung là bảo hòa, không có sự biến động đáng kể. 75 Bảng 3.6: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo huyện, thành phố Đơn vị tính: ha 1997 2000 2005 2010 2015 Tổng số 154.036 204.381 278.241 296.300 298.202 TP Cà Mau 1.562 1.885 12.727 12.541 13.161 H. Thới Bình 19.806 17.420 41.953 45.505 48.421 H. U Minh 7.194 15.542 22.200 25.200 24.988 H. Tr.V.Thời 13.355 10.811 28.600 29.800 31.114 H. Cái Nước 18.234 69.171 31.626 31.809 30.263 H. Phú Tân - - 33.495 35.154 35.154 H. Đầm Dơi 38.568 42.452 61.128 65.717 65.717 H. Năm Căn - - 24.000 25.973 25.594 H. Ngọc Hiển 55.317 47.118 22.512 24.901 23.790 Nguồn: [21]. Diện tích nuôi tôm của tỉnh đạt tỷ trọng lớn, tính thời điểm năm 1997 lúc mới chia tách tỉnh diện tích chỉ bằng 154.034 ha nhưng đến năm 2015 diện tích tăng gần gấp 2 lần, đó là chưa kể đến mặt nước sông, đầm, kênh, rạch nội địa và mặt nước ven biển. Tính đến năm 2015, diện tích nuôi tôm của Cà Mau chiếm hơn 90% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Mặc dù diện tích lớn, song năng suất trong bình NTTS của tỉnh nói chung và nuôi tôm nói riêng thấp hơn so với cả nước. Điều này thể hiện mức độ thâm canh của tỉnh thấp hơn so với các địa phương khác và vùng ĐBSCL [21]. Sản lượng NTTS của tỉnh Cà Mau năm 1997 - 2015, tăng liên tục từ khi chia tách tỉnh đến nay. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều có xu hướng tăng, các huyện đều xem nhiệm vụ phát triển kinh tế trọng tâm là nuôi trồng thủy sản nên định suất đầu tư qua từng năm liên tục tăng, dẫn đến sản lượng cũng tăng theo. Nếu tính riêng nuôi tôm thì Đầm Dơi là huyện chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 42.158 tấn năm 2015 (chiếm 27,2%), kế đến là huyện Phú Tân, Cái Nước, Ngọc Hiển. 76 Bảng 3.7: Sản lượng tôm nuôi trồng thủy sản phân theo huyện, thành phố Đơn vị tính: Tấn 1997 2000 2005 2010 2015 Tổng số 39.429 49.232 92.884 122.960 166.000 TP Cà Mau 78 521 3.986 4.634 10.780 H. Thới Bình 1.107 1.876 7.304 11.106 13.400 H. U Minh 394 1.057 3.000 5.300 8.600 H. Tr.V.Thời 11.713 2.776 6.910 8.084 15.700 H. Cái Nước 3.892 7.106 10.784 11.247 21.600 H. Phú Tân - - 11.500 19.715 23.505 H. Đầm Dơi 40.187 15.433 25.255 33.669 42.158 H. Năm Căn - - 11.391 11.260 11.207 H. Ngọc Hiển 12.058 20.466 12.790 14.945 19.050 Nguồn: [21]. Diện tích nuôi nước lợ được phân bổ ở 9/9 huyện, thành phố, nhiều nhất ở huyện Đầm Dơi với 65.584 ha, thấp nhất là thành phố Cà Mau 11.871 ha. Về cơ bản, tỉnh đã hình thành hai vùng nuôi trồng thủy sản rõ rệt: Vùng phía Nam Cà Mau chủ yếu là nuôi tôm chuyên canh và nuôi tôm kết hợp trồng rừng; vùng phía Bắc Cà Mau nuôi tôm chuyên canh và kết hợp luân canh một vụ lúa. Ngoài nuôi tôm, các hộ nông dân từng bước thực hiện nuôi đa con kết hợp với nuôi tôm, như nuôi cá chẻm, cua, sò huyết, cá chính, bống mú, cá kèo, tai tượnghiện đang được nhân rộng [21]. Năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản ngoài tôm có khoảng 35.000 - 40.000 ha. Trong đó, cá đồng là nguồn lợi có tiếng ở Cà Mau, như cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc rằnnhưng từ sau chuyển đổi sản xuất, nguồn lợi cá đồng diện tích và sản lượng giảm đi nhanh chóng. Những năm gần đây, diện tích nuôi cá nước ngọt, nước lợ đang được phục hồi. Nhiều hộ đang phát triển nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao, địa bàn nuôi tập trung ở các huyện được quy hoạch ngọt hóa như các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời và một phần thuộc thành phố Cà Mau [21]. 77 Đơn vị tính: Tấn Biểu đồ 3.2: Sản lượng thủy sản phân theo ngành nuôi trồng của tỉnh Cà Mau Nguồn: [21]. Hiện nay phần lớn tôm được nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến với nhiều mô hình: Nuôi chuyên canh, nuôi chuyên canh trồng một vụ lúa, nuôi kết hợp trồng rừng, nuôi dưới mương, liếp vườnmột số hộ nuôi chuyển sang quảng canh cải tiến bậc cao với sự hỗ trợ của công tác khuyến ngư, diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp) không lớn; một số diện tích nuôi dạng sinh thái (nuôi kết hợp trồng rừng). Bảng 3.8: Diện tích các loại cây trồng Đơn vị tính: ha Chia ra Cây hàng năm Cây lâu năm Trong đó Trong đó Tổng số Tổng số Cây lương thực Cây CN hàng năm Tổng số Cây CN lâu năm Cây ăn quả 1 2 3 4 5 6 7 1997 269.339 233.662 221.116 5.386 35.667 26.559 9.118 2000 291.348 262.374 248.542 5.936 28.974 20.102 8.872 2005 135.749 119.484 109.861 3.533 16265 9.585 6.865 2010 151.135 134.807 125.897 1.978 16.328 8.080 8.248 2015 155.423 139.457 127.987 1.839 15.966 7.523 8.443 Nguồn: [21]. 78 Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, năm 2015, sản lượng chiếm 61%, giảm 71% so với 2005 [20]. Tuy nhiên, so với cả khu vực ngư - nông - lâm nghiệp năm 2015 trồng trọt chỉ chiến tỷ lệ nhỏ 12.3%. Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/200/-CP của Chính phủ diện tích các loài cây trồng chính, nhìn chung đã bị giảm và tương đối ổn định trong ba năm gần đây. Lúa là sản phẩm trồng trọt chính của tỉnh. Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2015 là 129.766 ha, năng suất lúa bình quân 4.37 tấn/ha, sản lượng đạt 566.487 tấn [20]. Thực hiện Đề án số 01/ĐA-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh về nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa giai đoạn 2009 - 2012 định hướng đến năm 2015, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được ứng dụng trong trồng trọt như: Chuyển đổi giống lúa mới, ứng dụng kỹ thuật canh tác "3 giảm, 3 tăng", cơ giới hóa trong sản xuất lúa Đến nay tỷ lệ sử dụng giống cấp xác nhận, giống lúa chất lượng cao chiếm tới hơn 80% diện tích giống OM 576 (hầm trâu) chỉ còn dưới 10%. Năng suất lúa bình quân năm 2015 tăng 5,06% so với năm 2010 [15]. Đặc biệt, Cà Mau hiện nay là tỉnh có thế mạnh về sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm có hiệu quả, cung cấp một lượng lúa sạch đáng kể cho thị trường lúa gạo. Diện tích một vụ lúa, một vụ tôm có khoảng trên 40.000 ha tập trung ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Ngoài cây lúa, Cà Mau cũng hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản như: Vùng mía nguyên liệu 1.762 ha ở các huyện: Thới Bình, U Minh; vùng cây ăn quả như cây chuối với khoảng 5.700 ha, cây dừa 8.069 ha tập trung chủ yếu tại các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình [15]. Về thực hiện cánh đồng mẫu lớn, đã triển khai từ năm 2012 đến nay. Toàn tỉnh đã tổ chức sản xuất quy mô khoảng 5.200 ha, với 4.729 hộ tham gia. Đây là hình thức sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao về năng suất, chất lượng và giá trị bình quân tăng 15%, tạo bước đột phá, thực hiện tốt mối liên kết "4 nhà", củng cố khối liên minh công nông trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, về sản xuất lúa hữu cơ ở Cà Mau cũng đã hình thành một dự án về lúa gạo hoa sữa của Công ty Viễn Phú tại huyện U Minh với diện tích 320 ha. Bước đầu cho kết quả khả quan (năng suất bình quân 2,7 tấn/ha/vụ, được cơ quan kiểm soát chất lượng Hà Lan cấp giấy chứng nhận để xuất khẩu qua thị trường Châu 79 Âu và Mỹ, giá lúa hữu cơ thu mua hiện tại cao gấp 3 lần so với giá lúa chất lượng tốt nhất sản xuất theo kiểu không hữu cơ), sản phẩm lúa hữu cơ tạo tiền đề cho định hướng phát triển trong tương lai. Bảng 3.9: Biến động diện tích một số cây trồng chính (1997 - 2015) Đơn vị: ha Năm Lúa (DT gieo trồng) Ngô Dừa Cây ăn quả khác Mía 1997 220.844 342 21.222 10.041 6.515 2000 248.241 301 20.102 8.833 5.655 2005 109.640 221 9.585 6.680 3.422 2010 125.581 316 8.080 8.248 1.803 2015 136.141 296 8.069 9.166 1.762 Nguồn: [21]. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, đã có nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, thành công, nhân ra diện rộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, nhất là trong thực hiện Đề án Tôm - Lúa. Đến năm 2015 đã xây dựng 38 mô hình sản xuất lúa với quy mô 13.133 ha; năng suất bình quân đạt 5,2 tấn/ha/vụ, tăng 0,7 tấn so với vụ sản xuất của địa phương. Đó là các mô hình: Sản xuất lúa giống năng suất cao nhân ra cấp nguyên chủng với 67 ha; sản xuất lúa giống nguyên chủng nhân ra cấp xác nhận 1: 1.221 ha; mô hình trình diễn giống lúa mới: 115 ha; mô hình nhân giống cấp xác nhận ở xã nghèo: 75 ha; sản xuất lúa theo quy trình GAP: 220 ha; sản xuất lúa "3 giảm, 3 tăng": 300 ha; mô hình nhân giống lúa: 60 ha; sản xuất lúa ghi chép sổ tay theo tiêu chuẩn VietGAP; 100 ha[21]. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp Cà Mau thời gian qua diễn ra hợp lý. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, cơ cấu các loại vật nuôi cũng có những đặc trưng riêng có của địa bàn, khác với các tỉnh Tây - Bắc ĐBSCL. Các điều kiện cho chăn nuôi đại gia súc có nhiều khó khăn hơn. Đàn trâu, bò giai đoạn qua giảm mạnh, các đàn heo và gia cầm tăng, giảm thất thường song xu thế chung là tăng. Đàn heo tăng từ 285,8 nghìn con năm 2000 lên 495,1 nghìn con năm 2013, tương tự đàn gia cầm cũng tăng mạnh từ 2,88 triệu con năm 2000 lên 3,9 triệu con năm 2013 [13]. Về phân bổ, đàn trâu bò tập trung nhiều ở thành phố Cà Mau và huyện Thới Bình, đàn heo tập trung nhiều ở huyện Trần Văn Thời, tiếp đó là Đầm Dơi và Thới Bình; đàn gia cầm cũng phân bố tương tự. 80 Bảng 3.10: Thực trạng chăn nuôi giai đoạn 1997 - 2015 Đơn vị tính: con Tăng trưởng (%/năm) 1997 2000 2005 2010 2015 2000- 2005 2006- 2010 2011- 2015 Trâu, bò 2211 655 923 770 664 -21.6 7.1 -10.4 Heo 285.832 245.924 217.662 517.423 495.115 -3.0 -2.4 31.5 Gia cầm 2.879.337 647.060 1.485.368 3.496.786 3.920.871 -25.8 17.8 38.8 Nguồn: [21]. Toàn tỉnh hiện có 15 cơ sở chế biến giết mổ gia súc, gia cầm (13 điểm gia súc, 02 điểm gia cầm). Ngày 12/9/2013 UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt Đề án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng 2020, với mục tiêu góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Theo đó, các huyện Năm Căn và Đầm Dơi hiện đang tiến hành xây dựng các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung [21]. Đầu tư lai tạo giống gia súc, gia cầm từng bước được cải thiện, số lượng và chất lượng giống ngày càng được nâng cao. Các giống địa phương năng suất và chất lượng kém dần được thay thế. Cụ thể số lượng heo giống mới, heo lai giống yorshire, landrat chiếm 98% tổng đàn. Hiện có 7 cơ sở sản xuất tinh và áp dụng thụ tinh nhân tạo trên heo chiếm 30% tổng đàn nái. Phương thức chăn nuôi truyền thống góp phần tăng thu nhập và cung cấp phần lớn sản phẩm chăn nuôi cho thị trường tiêu thụ nội tỉnh. Chăn nuôi có sự kiểm soát và chăn nuôi theo quy mô gia trại ứng dụng khá tốt các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến, trong những năm gần đây đã triển khai một số mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, đệm lót sinh học ở một số địa phương, bước đầu được bà con nông dân đón nhận và mang lại hiệu quả tích cực, mở ra định hướng phát triển chăn nuôi trong tương lai. Chăn nuôi trang trại cơ bản được hình thành và phát triển với sự quan tâm đầu tư khá tốt về giống, chuồng trại, kỹ thuật và xử lý môi trường. Đến nay đã có 18 trang trại với tổng đàn 35.000 con heo. Mạng lưới thú y đã phủ kín 96/101 xã, phường, thị trấn có nhu cầu thú y, trình độ chuyên môn cán bộ thú y ngày càng được nâng cao (đại học có 21 người, cao đẳng 01 người, trung cấp 37 người, sơ cấp 32 người), góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời [20]. 81 Về lâm nghiệp, năm 2015, tổng diện tích rừng toàn tỉnh có 104,2 nghìn ha trong đó rừng đặc dụng là 17,8 nghìn ha, rừng phòng hộ ven biển có 26,7 nghìn ha và 59,7 nghìn ha rừng sản xuất. Trong đó rừng tự nhiên có 9.218 ha, phần còn lại là rừng trồng [20]. Công tác khôi phục rừng trong những năm qua đã được sự quan tâm chú ý, tuy nhiên chủ yếu chú trọng đến phủ xanh đất trồng và trồng sau khai thác, chưa chú ý nhiều đến chất lượng, giá trị rừng trồng, công tác giống chưa thật sự được quan tâm. Riêng đối với rừng sản xuất khu vực rừng tràm có được sự hỗ trợ từ nguồn ODA của Chính phủ Nhật Bản đã đầu tư một số mô hình khoảng 800 ha trồng rừng lên liếp và cây keo lai đã dần dần thay thế cây tràm truyền thống, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra hướng phát triển mới trong thời gian tới. Bảng 3.11: Hiện trạng rừng và trồng rừng giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: ha Diện tích có rừng Năm Tổng số Đặc dụng Phòng hộ ven biển Sản xuất Diện tích rừng trồng 2011 100.387 17.607 26.716 56.064 850 2013 1023.741 17.694 26.681 58.366 729 2015 104.165 17.794 26.641 59.730 546 Nguồn: [104]. Trên địa bàn tỉnh hiện có một số cơ sở, HTX chế biến lâm sản cung cấp cho thị trường các mặt hàng gỗ gia dụng (sản phẩm chủ yếu là bàn ghế gia dụng), than đước, than hoạt tính.v.v Hoạt động phòng chống cháy rừng, thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng đạt kết quả năm sau tốt hơn năm trước, số vụ vi phạm lâm luật giảm, số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra giảm đáng kể. 3.2.1.2. Về chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản Trải qua giai đoạn phát triển khá dài 1997 - 2015, Cà Mau đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản về tăng trưởng cũng như chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực. Thực hiện Nghị quyết số 09/CP ngày 15/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, từ cuối năm 2000 tỉnh Cà Mau đã chuyển một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản. 82 Chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - ngư - lâm nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp là đúng đắn, kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân được đại bộ phận nhân dân đồng tình; đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của nhân dân muốn chuyển đổi nuôi tôm mang lại hiệu quả cao hơn trồng lúa. Quá trình chuyển đổi đã diễn ra đồng loạt (không theo bước đi dự kiến quy hoạch). Toàn tỉnh đã chuyển đổi 157.895 ha đất trồng lúa và đất vườn sang nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi tôm nước lợ), nâng nhanh chóng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh lên 278.241 ha (chiếm 52,2 diện tích tự nhiên của tỉnh). Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và khẳng định vai trò ngành mũi nhọn trong nền kinh tế tỉnh. Từ năm 2001 - 2005, trong khi ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tăng trưởng âm thì giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá ss94) đã tăng bình quân 11,3%/năm góp phần đưa toàn bộ khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng trưởng bình quân 4.8%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp của tỉnh cũng đã có thay đổi từ 65,6% - 31,6% - 2,8%/năm năm 2000 thành 84,4% - 13,3% - 1,8% [20]. Nhìn chung, quá trình chuyển đổi đạt kết quả khá cao, khai thác được tiềm năng kinh tế thủy sản, hầu hết các vùng chuyển đổi sang nuôi thủy sản đều đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, thu nhập bình quân trên 1 đơn vị diện tích cao gấp 2 lần so với trước khi chuyển đổi sản xuất. Thông qua đó đã tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao đời sống nhân dân. Giá trị hàng hóa xuất khẩu thủy sản tăng từ 120 triệu USD năm 1997 lên 509,9 triệu USD năm 2005. Sau thời kỳ thay đổi bùng phát nuôi thủy sản không có tốc độ tăng trưởng cao như trước song vẫn là lĩnh vực đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế khu vực ngư - nông - lâm nghiệp. Các ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng phát triển trở lại. Kinh tế khu vực ngư - nông - lâm nghiệp phát triển hài hòa, hợp lý hơn. Mười năm 2006 - 2015, thủy sản tăng trưởng bình quân 8,4%/năm; trồng trọt 3,6%/năm; chăn nuôi 8,4%,. Xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng, nếu năm 2006 đạt 579,4 triệu USD thì năm 2015 đạt 1.150 triệu USD. Bên cạnh đó, chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội nông thôn, làm thay đổi nghề, tập quán canh tác của nông dân, gắn sản xuất với thị trường hàng hóa, dịch vụ, cải thiện rõ nét về đời sống của người dân. Tuy nhiên, cùng với chuyển đổi và điều chỉnh sản xuất, nhiều vấn đề xã hội ở nông thôn cũng đã xuất hiện, song 83 cũng đã được điều chỉnh và từng bước giải quyết. Như vấn đề không đồng bộ giữa nhu cầu và khả năng về vốn, con giống, thủy lợi chưa đáp ứng được đòi hỏi, lao động dư thừa nhiều. 3.2.2. Thực trạng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau xét trên phương diện xã hội 3.2.2.1. Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững với vấn đề tạo việc làm và trình độ lao động Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực ngư-nông-lâm nghiệp trong năm 2005, 2010, 2015 lần lượt là 86,44%, 72,41% và 72,46%; trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng lần lược là 4,4%, 6,23% và 6,94%; trong lĩnh vực dịch vụ tương ứng là 9,16%, 21,36% và 20,60% [16]. Điều này cho thấy nguy cơ Cà Mau rơi vào vòng xoáy đói nghèo là sự cấp thiết phải nhanh chóng thay đổi tỷ lệ lao động trong cơ cấu kinh tế để tạo ra những động lực phát triển mới. Hình 3.3: Vòng xoáy đói nghèo Nguồn: [103]. Trình độ và chất lượng lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Cà Mau vào năm 2015 chỉ đạt 7,5% ; tổng số lao động đang làm việc, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của cả nước là 17,9% và bình quân vùng ĐBSCL là 10,4%. Điều đáng lưu ý là tỷ trọng này rất chậm thay đổi từ năm 2006 đến 2012 tỷ lệ này giảm từ Thu nhập thấp Cầu tiêu dùng thấp Thiếu động lực đầu tư Không tạo ra việc làm mới Thu nhập thấp Cầu tiêu dùng thấp tiết kiệm thấp Thiếu động lực đầu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dong_quyen_6278_1916234.pdf
Tài liệu liên quan