LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .viii
DANH MỤC HÌNH VẼ . ix
MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .5
1.1.1. Nghiên cứu về đầu tư công và quản lý đầu tư công .5
1.1.2. Nghiên cứu về chi ngân sách nhà nước và phân bổ vốn ngân sách nhà
nước cho dự án đầu tư xây dựng cơ bản .8
1.1.3. Nghiên cứu về quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các dự án
đầu tư .10
1.1.4. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phân bổ và cấp phát sử dụng
vốn ngân sách nhà nước cho dự án đầu tư XDCB .13
1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ GIÁ TRỊ KHOA HỌC,
THỰC TIỄN LUẬN ÁN ĐưỢC KẾ THỪA . 17
1.2.1. Những giới hạn của các nghiên cứu trước đây.17
1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu .18
1.2.3. Giá trị khoa học, thực tiến luận án kế thừa .19
1.3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 19
1.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp .19
1.3.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp.20
KẾT LUẬN CHưƠNG 1. 27
CHưƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN BỔ VÀ CẤP PHÁT SỬ DỤNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU Tư XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở
ĐỊA PHưƠNG . 28
2.1. DỰ ÁN ĐẦU Tư VÀ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC CHO
CÁC DỰ ÁN ĐẦU Tư XÂY DỰNG CƠ BẢN . 28
2.1.1. Khái niệm và phân loại các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.28
194 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân bổ và cấp phát sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậm hơn so với các năm trước.
Trong giai đoạn 2011-2018, số DA triển khai đầu tư của tỉnh Lai Châu chủ
yếu thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải (26,09%), nông nghiệp thủy lợi (20,32%),
hạ tầng (17,97%), giáo dục đào tạo (17,89%). Hệ thống hạ tầng giao thông đường
bộ là nền tảng sở vật chất vô cùng quan trọng cho mọi quá tình lưu chuyển, vân
chuyển hàng hoá. Với đặc thù là một tỉnh có địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, đi lại
hết sức khó khăn; kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông còn rất yếu kém,
xuống cấp, do vậy Lai Châu đã triển khai rất nhiều DAĐT hệ thống giao thông
đường bộ, kết cấu hạ tầng cơ bản. Bên cạnh đó, số DAĐT XDCB vào nông nghiệp
nông thôn cũng chiếm tỷ trọng cao vì đây là ngành truyền thống có thế mạnh, ngành
có tiềm năng và có vai trò, vị trí quan trọng trong suốt quá trình phát triển KTXH
của tỉnh, phù hợp chiến lược phát triển của tỉnh đến năm 2030 cũng như chủ trương
của Chính phủ về phát triên nông nghiệp, nông thôn.
Dựa vào bảng 3.2 có thể thấy: Trong giai đoạn năm 2011-2018, tổng nguồn
vốn NSNN cho các DAĐT XDCB do cấp tỉnh quản lý là hơn 13.119,124 tỷ đồng.
Trong đó vốn NSNN cho đầu tư XDCB là 10.760,444 tỷ đồng, vốn NSĐP
2.358,680 tỷ đồng. Số VĐT XDCB trong giai đoạn năm 2015-2018 nhìn chung
giảm hơn so với giai đoạn 2011-2014. Nguyên nhân có thể kể đến đó là việc áp
dụng Luật ĐTC, Luật Xây dựng mới còn nhiều lúng túng. Công tác triển khai xây
dựng kế hoạch ĐTC trung hạn theo Luật ĐTC còn nhiều vướng mắc; định hướng
nguồn vốn ĐTC trung hạn giai đoạn từ năm 2016-2020 chưa rõ ràng, việc ban hành
Nghị định về nguyên tắc, định mức phân bổ nguồn vốn NS giai đoạn năm 2016-
2020 chậm, khó khăn cho địa phương trong công tác xây dựng, triển khai kế hoạch
ĐTC trong trung hạn.
77
Bảng 3.2: Nguồn vốn NSNN đầu tƣ cho XDCB
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn : HDND tỉnh Lai Châu [27]
Lĩnh vực
Năm
Nông
nghiêp,
thủy lợi
Giao
thông vận
tải
Y tế
Giáo dục
đào tạo
Văn
hóa -
Thể
thao
QLNN Hạ tầng
DA
khác
Tổng cộng
2011
NSTW 128,622 471,208 75,665 108,055 42,376 55,742 154,520 21,810 1,057,998
NSĐP 108,336 11,403 6,500 13,544 1,485 26,970 41,224 8,647 218,109
Tổng
cộng
236,958 482,611 82,165 121,599 43,861 82,712 195,744 30,457 1,276,107
2012
NSTW 142,469 655,812 87,967 104,480 51,059 96,794 282,730 9,503 1,430,814
NSĐP 62,373 124,792 7,123 75,369 21,961 29,321 47,659 11,847 380,445
Tổng
cộng
204,842 780,604 95,090 179,849 73,020 126,115 330,389 21,350 1,811,259
2013
NSTW 134,626 1,010,345 151,545 93,922 18,880 125,858 163,036 16,225 1,714,437
NSĐP 55,535 51,955 2,456 53,544 2,000 46,807 47,615 18,899 278,811
Tổng
cộng
190,161 1,062,300 154,001 147,466 20,880 172,665 210,651 35,124 1,993,248
2014
NSTW 159,875 1,143,476 153,026 88,241 29,820 124,170 164,653 50,297 1,913,558
NSĐP 9,797 67,551 6,142 56,813 2,800 13,585 13,755 18,667 189,110
Tổng
cộng
169,672 1,211,027 159,168 145,054 32,620 137,755 178,408 68,964 2,102,668
2015
NSTW 222,151 997,566 95,500 83,196 7,820 75,551 153,379 13,716 1,648,879
NSĐP 15,000 46,107 21,665 28,800 823 2,500 4,000 10,000 128,895
Tổng
cộng
237,151 1,043,673 117,165 111,996 8,643 78,051 157,379 23,716 1,777,774
2016
NSTW 115,806 700,334 84,858 57,203 17,944 94,491 121,234 15,184 1,207,054
NSĐP 70,776 115,813 24,669 91,316 10,461 19,702 25,353 14,533 372,623
Tổng
cộng
186,582 816,147 109,527 148,519 28,405 114,193 146,587 29,717 1,579,677
2017
NSTW 96,051 431,267 0 118,470 19,757 21,882 70,141 21,216 778,784
NSĐP 28,370 140,642 10,842 104,276 3,174 14,395 17,606 30,237 349,542
Tổng
cộng
124,421 571,909 10,842 222,746 22,931 36,277 87,747 51,453 1,128,326
2018
NSTW 65,432 623,434 2,338 165,332 6,733 15,432 112,321 17,898 1,008,920
NSĐP 17,163 189,155 15,551 117,155 3,649 5,773 78,879 13,820 441,145
Tổng
cộng
82,595 812,589 17,889 282,487 10,382 21,205 191,200 31,718 1,450,065
2011-
2018
NSTW 1,065,032 6,033,442 650,899 818,899 194,389 609,920 1,222,014 165,849 10,760,444
NSĐP 367,350 747,418 94,948 540,817 46,353 159,053 276,091 126,650 2,358,680
Tổng
cộng
1,432,382 6,780,860 745,847 1,359,716 240,742 768,973 1,498,105 292,499 13,119,124
78
Lai Châu là tỉnh được chia tách, thành lập năm 2004, cơ sở hạ tầng KTXH còn
thấp kém, mặt bằng dân trí, nhận thức người dân còn rất hạn chế chính vì vậy trong
nhiều năm qua, nguồn VĐT XDCB được tỉnh ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng các ngành,
lĩnh vực thiết yếu với đời sống nhân dân như: giao thông (đường bộ) ; nông nghiệp,
thủy lợi ; giáo dục, y tế. Từ đó có thể thấy, việc tập trung đầu tư mới, nâng cấp hệ
thống hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục còn nhiều yếu kém đang là nhiệm vụ chính trị
trọng tâm của ĐTXD tại Lai Châu.
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN BỔ VÀ CẤP PHÁT SỬ
DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
3.2.1. Thực trạng phân bổ vốn ngân sách nhà nƣớc cho các dự án đầu tƣ
xây dựng cơ bản
Sở KH&ĐT Lai Châu là đơn vị giữ vai trò đầu mối, có trách nhiệm chủ trì
tổng hợp, cân đối và tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh phương án phân bổ
nguồn VĐT từ NS hàng năm ở cấp Tỉnh. Cơ quan tài chính có trách nhiệm quản lý
tài chính và cơ quan KBNN có nhiệm vụ kiểm soát thanh toán VĐT.
Hình 3.1: Quy trình lập và phân bổ VĐT XDCB
Nguồn : Minh họa của NCS
Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư từ NSNN và tổng hợp chung trình Thủ
tướng để báo cáo Quốc hội. Tháng 11, Quốc hội họp và quyết định việc giao chỉ
tiêu kế hoạch và dự toán NS, trong đó có khoản chi cho đầu tư phát triển. Căn cứ
Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng sẽ giao dự toán NS và VĐT cho các Bộ,
ngành, địa phương.
79
Căn cứ chỉ tiêu, mức VĐT Trung ương giao, mục tiêu, quan điểm cho giai
đoạn phát triển KTXH 5 năm và hàng năm và tình hình thực hiện kế hoạch năm báo
cáo, Sở KH&ĐT Lai Châu hoàn chỉnh kế hoạch phát triển KTXH và VĐT chính
thức, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét. UBND tỉnh trình thường trực HĐND
Lai Châu để thẩm định trước khi thông qua kỳ họp của HĐND tỉnh quyết định, phê
chuẩn làm cơ sở để UBND tỉnh ra quyết định giao kế hoạch chính thức, chậm nhất
là đầu tháng 12 hàng năm cho các ngành, các huyện, đơn vị liên quan.
Dựa trên kế hoạch của UBND tỉnh giao, Sở, ngành, UBND các huyện, thành
phố sẽ giao chi tiết và cụ thể hóa để tổ chức thực hiện. Việc giao của cấp này yêu
cầu hoàn thành trước 31/12.
3.2.1.1. Thực trạng lập kế hoạch vốn
Đối với tỉnh Lai Châu, mặc dù nguồn vốn hạn hẹp nhưng việc bố trí kế hoạch
VĐT XDCB giai đoạn 2011-2018 đã thể hiện rõ mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh,
tập trung tối đa nguồn VĐT phát triển KTXH, xây dựng nông thôn mới. Định kỳ hàng
năm HĐND tỉnh đều ban hành quyết nghị về kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn NSNN.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển KTXH, dự
toán NS, văn bản chỉ đạo về công tác lập kế hoạch vốn ĐTXD.
Tuy nhiên, Lai Châu là tỉnh còn nhiều khó khăn, VĐT trong cân đối NSĐP
thấp, phụ thuộc chủ yếu vào NSTW do đó quá trình xây dựng kế hoạch của Tỉnh
hàng năm còn bị động trong việc dự báo nguồn lực, chuẩn bị danh mục đầu tư, lập kế
hoạch vốn. Ngay từ năm 2015, là năm đầu tiên thực hiện công tác quản lý đầu tư theo
Luật Xây dựng, Luật ĐTC, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện; tổ
chức nhiều hội nghị quán triệt và bàn các giải pháp và hướng triển khai thực hiện kế
hoạch VĐT năm 2015 theo Luật ĐTC, Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của
Chính phủ, Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 21/4/2015 và 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của
Chính phủ; giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành để triển khai.
Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 5, Thủ tướng ra Chỉ thị xây dựng kế hoạch
phát triển KTXH, dự toán NSNN năm kế tiếp. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng và
khung hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính,các nguồn thu từ NSĐP (thu từ sử
dụng đất, nguồn thu xổ số), căn cứ vào tiêu chí, định mức phân bổ NSNN trong thời
kỳ ổn định (5 năm), yêu cầu, mục tiêu của từng chương trình, nguồn vốn và tình
hình thực tiễn của tỉnh, khoảng 10 ngày đầu tháng 7, UBND tỉnh Lai Châu có văn
80
bản chỉ đạo, định hướng xây dựng kế hoạch phát triển năm sau gửi các Sở, ngành,
huyện, thành phố.
Các Sở, ngành, huyện, thành phố, các đơn vị xây dựng kế hoạch theo định
hướng, hướng dẫn gửi về Sở KH&ĐT, Sở Tài chính trước 20/7. Sở KH&ĐT Lai
Châu sẽ là cơ quan đầu mối chủ trì, hiệp đồng với Sở Tài chính lên phương án cân
đối phân bổ vốn đảm bảo phù hợp với Luật NSNN và Luật ĐTC. Sở KH&ĐT xây
dựng kế hoạch đầu tư XDCB, tổng hợp kế hoạch phát triển KTXH, VĐT phát triển,
tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua, ban hành quyết nghị về dự
toán, phân bổ NS; Sở Tài chính tổng hợp dự toán NS. Trong quá trình tổng hợp, xây
dựng kế hoạch đều có sự phối hợp, thảo luận giữa cơ quan tổng hợp và đơn vị xây
dựng kế hoạch. Khoảng giữa tháng 7, huyện thông báo với xã; cuối tháng 7, xã nộp
kế hoạch lên huyện và huyện tổng hợp nộp lên tỉnh.
Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư từ NS, Sở KH&ĐT Lai Châu báo cáo
UBND Tỉnh để trình Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và các Bộ,
ngành liên quan. Thời gian hoàn thành thông thường trước 30/7.
Trong khoảng tháng 8 đến tháng 9, sau khi tổng hợp chung của cả nước, Bộ
KH&ĐT, Bộ Tài chính sẽ thảo luận với tỉnh để tháo gỡ những khúc mắc nếu có.
Tổng hợp chung trình Thủ tướng để báo cáo Quốc hội.
Bảng 3.3: Nhu cầu VĐT XDCB
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Kế hoạch vốn 1,276,106 1,811,259 1,993,248 2,102,668 1,777,774 1,579,677 1,128,326 1,484,182
2
Nhu cầu vốn
trung bình
4,184,812 4,473,679 3,498,979 3,340,566 4,006,030 2,919,733 2,387,947 2,266,715
3
Mức
chênh
lệch
Giá
trị
-
2,908,706
-2,662,420 -1,505,731 -1,237,898
-
2,228,256
-1,340,057 -782,533 -782,533
Tỷ lệ
(%)
30.49% 40.49% 56.97% 62.94% 44.38% 54.10% 65.48% 65.48%
Nguồn: Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu [53]
Bảng 3.3 thể hiện: Trong giai đoạn năm 2011-2018, kế hoạch vốn bố trí hàng
năm của tỉnh Lai Châu cho các DA chỉ đáp ứng được 1/2 nhu cầu vốn trung bình để
thực hiện DA (nhu cầu vốn trung bình hàng năm được xác định bằng cách cộng đại
số tỷ lệ giữa tổng mức VĐT của DA chia cho số năm hoàn thành theo kế hoạch của
tất cả những DA thực hiện trong năm). Với các địa phương có điều kiện KTXH
81
phát triển, thu NSĐP hàng năm lớn sẽ thuận lợi cho việc chi đầu tư. Ngược lại, với
địa phương có điều kiện KTXH khó khăn, quy mô vốn ĐTXD từ nguồn NSĐP còn
hạn hẹp, khả năng tự chủ tài chính yếu, vốn cân đối NSĐP thấp, chưa đáp ứng được
nhu cầu đầu tư thì rất dễ bị co kéo VĐT. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến việc bố trí VĐT bị dàn trải ảnh hưởng đến tiến độ chung của DA. Năm 2011 là
năm kế hoạch vốn của tỉnh Lai Châu đáp ứng thấp nhất so với nhu cầu vốn, kế
hoạch vốn chỉ đáp ứng được 30,49% nhu cầu vốn trung bình của DA, mức thiếu hụt
tuyệt đối lên tới 2.908,706 tỷ đồng. Năm 2018, kế hoạch vốn đáp ứng cao nhất so
với nhu cầu vốn trong cả giai đoạn, tuy nhiên kế hoạch vốn cũng chỉ đáp ứng được
65,48% nhu cầu vốn, mức thiếu hụt tuyệt đối là 782,533 tỷ đồng.
Bảng 3.4: Hệ số phân bổ VĐT của các DAĐT XDCB
Năm
Số DA cóhệ số phân bổ
VĐT
<1
Số DA có hệ số phân bổ
VĐT
=1
Số DA có hệ số phân
bổ VĐT
>1
Số DA Tỷ lệ Số DA Tỷ lệ Số DA Tỷ lệ
2011 290 85.04% 40 11.73% 11 3.23%
2012 350 81.97% 59 13.82% 18 4.22%
2013 262 77.98% 64 19.05% 10 2.98%
2014 322 84.29% 57 14.92% 3 0.79%
2015 198 74.44% 64 24.06% 4 1.50%
2016 199 71.07% 81 28.93% 0 0.00%
2017 193 78.46% 52 21.14% 1 0.42%
2018 213 78.60% 0 0.00% 58 21.40%
Trung bình
2011-2018
- 78.98% - 16.71% - 4.31%
Nguồn: Tính toán của NCS từ [27]
Theo bảng 3.4, kết quả tính toán cho thấy đa số là các DA của tỉnh Lai Châu
có chỉ tiêu kế hoạch vốn <1. Tính trung bình trong giai đoạn năm 2011-2018, có tới
78,98% số DA có kế hoạch vốn <1; 16,71% số DA có kế hoạch vốn = 1 và 4,31%
số DA có kế hoạch vốn >1. Điều này cho thấy, phần lớn các DA của tỉnh được bố
trí vốn thấp hơn nhu cầu vốn bình quân hàng năm của chính các DA đó. Số vốn
phân bổ trung bình hàng năm thấp, không thỏa mãn được nhu cầu vốn. Chính vì
vậy, việc phân bổ VĐT chưa tập trung còn dàn trải, dẫn đến nhiều DA không bố trí
được kế hoạch vốn, DA phải tạm ngừng để chờ vốn, hiệu quả đầu tư thấp lãng phí
VĐT, có đến gần 80% số DA thực hiện trong kỳ chưa được bố trí đủ nhu cầu VĐT.
Điển hình như ở DA Tuyến kè chống xói lở bảo vệ bờ suối khu vực Dền Suối
82
Thàng, DA Nâng cấp, cải tạo đường Thèn Sin - Mường So, Cấp nước thị xã Lai
Châu khởi công năm 2009 nhưng đến năm 2018 vẫn chưa bố trí được hết vốn,
không hoàn thành DA theo kế hoạch. Việc bố trí vốn kế hoạch hàng năm không thỏa
mãn nhu cầu vốn gây tâm lý cầm chừng (đầu năm thảnh thơi cuối năm hối hả) dẫn
đến tình trạng vốn dồn.
3.2.1.2. Thực trạng phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước
Trong giai đoạn từ năm 2011-2018, việc quản lý lập kế hoạch phân bổ VĐT
XDCB tại tỉnh Lai Châu cơ bản được thực hiện đúng theo quy định hiện hành của
Luật NSNN, Luật ĐTC. UBND tỉnh đã có nhiều quyết đinh về nguyên tắc, tiêu chí,
định mức phân bổ VĐT phát triển nguồn NS tỉnh Lai Châu (Quyết định
19/2011/QĐ-UBND ngày 11/08/2011 giai đoạn từ năm 2012-2015; Quyết định
41/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 giai đoạn từ năm 2016-2020 cùng với văn
bản hướng dẫn thực hiện đi kèm hàng năm).
Bảng 3.5 : Tình hình phân bổ VĐT từ NSNN cho các DAĐT XDCB phân theo
ngành, lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2011-2018
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Nguồn vốn
Lĩnh vực
NSTW NSĐP
Giá trị
Giá trị/
tổng
VĐT Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
1
Nông nghiêp, thủy
lợi
1,063,021 74.21% 369,361 25.79% 1,432,382 10.92%
2 Giao thông vận tải 6,051,440 89.24% 729,419 10.76% 6,780,860 51.69%
3 Y tế 648,561 86.96% 97,286 13.04% 745,847 5.69%
4 Giáo dục đào tạo 834,432 61.37% 525,284 38.63% 1,359,716 10.36%
5
Văn hóa - Thể thao –
Xã hội
195,201 81.08% 45,541 18.92% 240,742 1.84%
6 QLNN 610,134 79.34% 158,839 20.66% 768,973 5.86%
7 Hạ tầng 1,232,908 82.30% 265,197 17.70% 1,498,105 11.42%
8 DA khác 163,384 55.86% 129,115 44.14% 292,499 2.23%
9 Tổng cộng 10,799,081 82.32% 2,320,042 17.68% 13,119,123 100.00%
Nguồn: HĐND tỉnh Lai Châu [27]
Tỉnh Lai Châu đã có rất nhiều nỗ lực huy động các nguồn lực cho các DAĐT
XDCB. Tổng nguồn vốn phân bổ trong giai đoạn 2011- 2018 của tỉnh đạt
13.119,123 tỷ đồng. Số vốn trung bình phân bổ cho các DAĐT XDCB hàng năm
trên 1.600 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự ưu tiên nguồn lực của Lai Châu vào các
83
lĩnh vực giao thông, nông nghiệp và hạ tầng. Theo bảng 3.5, có thể thấy VĐT từ
NSNN của tỉnh Lai Châu chủ yếu được hỗ trợ từ NSTW. Giai đoạn từ năm 2011-
2018, về cơ cấu nguồn vốn phân bổ cho các DAĐT XDCB, NSNN chiếm tỷ lệ
82,32%, NSĐP chỉ đáp ứng được 17,68% nhu cầu đầu tư. Thực tế trong những năm
qua, đầu tư XDCB từ NS đã tập trung mạnh vào các lĩnh vực: nông nghiệp, giao
thông, hạ tầng. Trong khi đó, các ngành chế biến, nhất là các ngành công nghệ cao,
trí tuệ nhân tạo, thương mại, khoa học công nghệ không thuộc vào nhóm ngành
được đầu tư nhiều nhất. VĐT chủ yếu được phân bổ nhiều nhất cho lĩnh vực giao
thông (giá trị vốn phân bổ 6.780,860 tỷ đồng chiếm 51,69 % tổng số vốn phân bổ),
tiếp theo là lĩnh vực hạ tầng (giá trị vốn phân bổ 1.498,105 tỷ đồng, chiếm 11.42%
tổng số vốn phân bổ), lĩnh vực nông nghiệp thủy lợi ( giá trị vốn phân bổ 1.432,382
tỷ đồng, chiếm 10.92% tổng số vốn phân bổ). Riêng đối với lĩnh vực công nghiệp,
du lịch, dịch vụ, thương mại... là các ngành có giá trị sản xuất lớn, giá trị gia tăng
cao thì tỷ trọng đầu tư chiếm rất nhỏ chỉ khoảng 2,23%.
Trong giai đoạn từ năm 2011-2018, trung bình mỗi năm tổng VĐT XDCB
phân bổ cho các DA (sau khi trả nợ, bố trí cho các DA theo quyết nghị HĐND tỉnh)
là khoảng 1.600 tỷ đồng, chỉ đáp ứng xấp xỉ ½ nhu cầu VĐT trung bình hàng năm.
Trong khi thời gian đầu tư theo quy định đối với DA nhóm C không kéo dài quá 3
năm, DA nhóm B không kéo dài quá 5 năm. Công tác PB&CPSD vốn ĐTC tại tỉnh
nghèo Lai Châu vẫn để xảy ra tình trạng đầu tư quá khả năng nguồn vốn của Tỉnh
huy động được. Điển hình như DA nâng cấp, cải tạo tuyến đường thị xã Lai Châu -
thị trấn Sìn Hồ là một trong những DA được đánh giá hết sức quan trọng của tỉnh
Lai Châu thực hiện từ năm 2011 tới năm 2015. Đến cuối năm 2015, UBND tỉnh Lai
Châu có quyết định 1156/QĐ – UBND về phê duyệt bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà
thầu và gia hạn thời gian thực hiện DA tuyến đường thị xã Lai Châu - thị trấn Sìn
Hồ. Trong đó, đồng ý điều chỉnh thời gian thực hiện DA đến ngày 31/12/2017.
Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 29/12/2017 UBND tỉnh Lai Châu tiếp tục có văn bản
2366/UBND – XD đồng ý gia hạn thời gian thực hiện hoàn thành DA đến năm
2020. Đến cuối năm 2018, DA cần 200 tỷ đồng nếu tốc độ giải ngân như hiện nay
thì phải đến 5-7 năm nữa mới hoàn thành. Hoặc DA Đường Thân Thuộc - Nậm Cần
- Nậm Sỏ - Noong Hẻo có kế hoạch khởi công vào năm 2007 và hoàn thành năm
2009 nhưng đến năm 2018 vẫn chưa hoàn thành.
84
3.2.1.3. Thực trạng điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Bảng 3.6: Số các DAĐT XDCB điều chỉnh kế hoạch vốn
Lĩnh vực
Năm
Nông
nghiêp,
thủy
lợi
Giao
thông
vận
tải
Y
tế
Giáo
dục
đào
tạo
Văn
hóa -
Thể
thao -
Xã hội
QLNN
Hạ
tầng
DA
khác
Tổng
số
2011
Điều chỉnh giảm 9 12 1 5 1 1 7 1 37
Điều chỉnh tăng 33 9 1 8 2 8 9 0 70
2012
Điều chỉnh giảm 78 11 1 8 2 5 7 1 113
Điều chỉnh tăng 30 11 3 14 1 1 6 0 66
2013
Điều chỉnh giảm 13 11 1 21 0 3 9 3 61
Điều chỉnh tăng 10 5 2 7 1 6 4 0 35
2014
Điều chỉnh giảm 25 18 1 13 0 0 9 0 66
Điều chỉnh tăng 7 10 0 12 0 2 4 0 36
2015
Điều chỉnh giảm 14 16 0 12 0 0 0 3 45
Điều chỉnh tăng 4 7 1 4 0 0 0 0 16
2016
Điều chỉnh giảm 5 9 1 3 2 2 6 5 33
Điều chỉnh tăng 2 4 1 5 0 0 0 0 12
2017
Điều chỉnh giảm 2 2 4 5 2 1 4 0 20
Điều chỉnh tăng 3 2 1 3 0 0 0 1 10
2018
Điều chỉnh giảm 0 6 0 0 0 0 0 0 6
Điều chỉnh tăng 0 2 0 1 0 0 0 0 3
Nguồn : HDND tỉnh Lai Châu [27]
Từ bảng 3.6 có thể thấy trong giai đoạn năm 2011-2018, hàng năm UBND
tỉnh Lai Châu đều tiến hành hoạt động điều chỉnh kế hoạch vốn cho các DADT
XDCB của tỉnh. Số DA được điều chỉnh kế hoạch vốn trong giai đoạn năm 2015-
2018 có xu hướng giảm hơn so với giai đoạn năm 2011-2014. Số DA được điều
chỉnh vốn chủ yếu tập trung thuộc các lĩnh vực Nông nghiệp thủy lợi, giao thông
vận tải, giáo dục đào tạo, đây cũng là những lĩnh vực có số DA được triển khai
nhiều nhất của tỉnh. Trong năm 2011- 2012, một số DA không có kế hoạch vốn đầu
năm, nhưng được điều chỉnh tăng vốn như: năm 2011 có 47 DA; năm 2012 có 2
DA, những DA này đều là những DA giao thông, hạ tầng thiết yếu phục vụ cho
người dân như DA đường thị trấn Mường Tè đi Nậm Nhọ, huyện Mường Tè; DA
đường Nậm Lằn-Tá Pạ; DA cầu Mường So huyện Phong Thổ; DA nâng cấp đường
giao thông nội thị thị trấn Mường Tè.
Tuy nhiên, để đánh giá công tác điều chỉnh kế hoạch vốn cho các DA trên
địa bàn tỉnh có hiệu quả hay không cần dựa vào so sánh tương quan giữa chỉ tiêu
85
điều chỉnh kế hoạch vốn và chỉ tiêu khả năng hấp thụ vốn. Hạn chế của việc so sánh
này đó là đối với những DA không có kế hoạch vốn đầu năm khi tính chỉ tiêu điều
chỉnh kế hoạch vốn sẽ không tính được do mẫu số = 0.
Bảng 3.7: Hệ số điều chỉnh VĐT của các DAĐT XDCB
Năm
Số DA có hệ số điều
chỉnh VĐT
<1
Số DA có hệ số điều
chỉnh VĐT
=1
Số DA có hệ số điều
chỉnh VĐT
>1
Số DA Tỷ lệ Số DA Tỷ lệ Số DA Tỷ lệ
2011 37 12.59% 234 79.59% 23 7.82%
2012 113 26.59% 248 58.35% 64 15.06%
2013 61 18.15% 240 71.43% 35 10.42%
2014 66 17.28% 280 73.30% 36 9.42%
2015 45 16.92% 205 77.07% 16 6.02%
2016 33 11.79% 235 83.93% 12 4.29%
2017 20 8.37% 209 87.45% 10 4.18%
2018 7 2.58% 262 96.68% 2 0.74%
2011-2018 - 14.28% - 78.47% - 7.24%
Nguồn: Tính toán của NCS từ [27]
Bảng 3.8: Hệ số hấp thụ vốn của các DAĐT XDCB
Năm
Số DA có hệ số hấp
thụ vốn
<1
Số DA có hệ số hấp thụ
vốn
= 1
Số DA có hệ số hấp thụ
vốn
>1
Số DA Tỷ lệ Số DA Tỷ lệ Số DA Tỷ lệ
2011 212 63.28% 20 5.97% 103 30.75%
2012 183 48.16% 54 14.21% 143 37.63%
2013 183 55.12% 27 8.13% 122 36.75%
2014 239 65.30% 23 6.28% 104 28.42%
2015 196 73.96% 8 3.02% 61 23.02%
2016 216 78.55% 14 5.09% 45 16.36%
2017 138 57.98% 4 1.68% 96 40.34%
2018 209 79.17% 12 4.55% 43 16.29%
2011-2018 - 65.19% - 6.12% - 28.69%
Nguồn: Tính toán của NCS từ [27]
86
Từ bảng 3.8 cho thấy trong giai đoạn năm 2011-2018 có 93,88 % số DA có
giá trị khối lượng hoàn thành thực tế khác kế hoạch vốn. Trong đó 65,19 % số DA
có giá trị khối lượng hoàn thành thực tế nhỏ hơn kế hoạch vốn sau điều chỉnh; 28,69
% số DA có giá trị khối lượng hoàn thành thực tế lớn hơn kế hoạch vốn sau điều
chỉnh. Tuy nhiên, theo bảng 3.7: Trong giai đoạn năm 2011-2018, số DA có sự điều
chỉnh kế hoạch vốn là 21,52%. Trong đó 7,24 % số DA điều chỉnh kế hoạch vốn
tăng so với kế hoạch vốn ban đầu; 14,28 % số DA điều chỉnh kế hoạch vốn giảm so
với kế hoạch vốn ban đầu. 78,47% số DA có kế hoạch vốn sau điều chỉnh không
thay đổi so với kế hoạch vốn ban đầu. Cho thấy cần có sự điều chuyển, điều hòa
vốn tốt hơn nhằm điều chuyển vốn từ những DA có chỉ tiêu hấp thụ vốn <1 sang
những DA có chỉ tiêu hấp thụ vốn >1.
3.2.2. Thực trạng cấp phát sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc cho các dự
án đầu tƣ xây dựng cơ bản
3.2.2.1. Thực trạng giải ngân, thanh toán trong đầu tư xây dựng cơ bản từ
vốn ngân sách nhà nước
Bảng 3.9: Tiến độ giải ngân vốn NSNN cho các DAĐT XDCB
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Kế hoạch
nguồn vốn
1,276,106 1,811,259 1,993,248 2,102,668 1,777,774 1,579,677 1,128,326 1,484,182
Vốn đã
giải ngân
1,195,406 1,755,725 1,959,353 1,608,900 1,624,145 1,373,513 978,424 844,320
-Trong đó
giải ngân
khối lượng
hoàn thành
823,873 1,581,622 1,851,510 1,497,883 1,424,938 1,226,227 517,740 667,407
Tỷ lệ vốn
giải ngân
93.68% 96.93% 98.30% 76.52% 91.36% 86.95% 86.71% 56.89%
-Trong đó
tỷ lệ vốn
giải ngân
khối lượng
hoàn thành
68.92% 90.08% 94.50% 93.10% 87.73% 89.28% 52.92% 79.05%
Nguồn : Sở KH&ĐT tỉnh Lai Châu [53]
UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao trong công tác XDCB; yêu cầu tập trung xử lý
vướng mắc, rà soát thủ tục về hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐT các
87
DA. Hàng năm, UBND tỉnh Lai Châu ban hành kế hoạch VĐT từ nguồn NSNN,
các văn bản, chỉ thị chấn chỉnh, tăng cường quản lý đầu tư XDCB, đẩy nhanh tốc độ
giải ngân vốn XDCB, sử dụng hiệu quả vốn ĐTC. Hàng tháng, UBND tỉnh đều làm
viêc, họp với sở, ngành, địa phương để kiểm điểm tình hình thực hiện công tác đầu
tư XDCB, từ đó có biện pháp chấn chỉnh, tháo gỡ khúc mắc, trở ngại trong hoạt
động này. Với quan điểm, các công trình phải bảo đảm đúng tiến độ cam kết, nếu
chậm tiến độ sẽ kiểm điểm rõ trách nhiệm của CĐT, ban QLDA, nhà thầu. UBND
tỉnh yêu cầu các CĐT hiệp đồng với Sở KH&ĐT, Tài chính, Kho bạc, các đơn vị
liên quan rà soát lại toàn bộ các DA thuộc phạm vi, từ đó xác định những vướng
mắc trong quá trình thực hiện, đề xuất hướng giải quyết. Sở KH&ĐT Lai Châu
cũng thường xuyên làm việc với sở, ngành, địa phương, nhất là các đơn vị, CĐT có
tốc độ giải ngân vốn XDCB chậm. Theo bảng 3.9, tính trung bình trong giai đoạn
năm 2011-2018, đối với các DA do tỉnh quản lý thực hiện giải ngân đạt 85.92 % kế
hoạch vốn, trong đó giải ngân khối lượng hoàn thành đạt 81.95 % tổng vốn giải
ngân. Về vốn giải ngân, Năm 2018, tỷ lệ vốn giải ngân chỉ đạt 56,89% do quy trình
thực hiện đầu tư theo quy định pháp luật liên quan phải trải qua nhiều bước, nhiều
công đoạn và mất nhiều thời gian, song các kiến nghị của nhiều tỉnh, thành về phân
cấp, sửa đổi một số quy định về đầu tư chưa được Trung ương sửa đổi. Mặt khác,
một số DA vướng giải phóng mặt bằng, thay đổi địa điểm đầu tư, công tác nghiệm
thu khối lượng hoàn thành ở một số DA rất chậm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân
của các DA; việc thực hiện tiết kiệm 10% trên TMĐT của các DA dở dang và khởi
công mới theo Nghị quyết 89/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2016 gây trở ngại
cho các CĐT, nhà thầu. Đến nay mặc dù Chính phủ đã tháo gỡ tại Nghị quyết
70/NQ-CP ngày 3/8/2017 nhưng chưa cân đối được nguồn lực để dành cho các DA
không áp dụng quy định tiêt kiệm 10% TMĐT, gây nợ đọng XDCB cho các DA.
Bên cạnh đó, năm 2018, Lai Châu xảy ra mưa lũ nghiêm trọng nhất 10 năm qua,
nhiều các tuyến đường giao thông tỉnh lộ, đường liên xã, liên bản bị sụt, sạt với trên
1.800.000m
3
khối đất đá gây ách tắc giao thông, cản trở lưu thông hàng hóa, thiệt
hại nặng nề ước tính lên tới 338 tỷ đồng, do đó phương án và tiến độ thi công của
đơn vị xây dựng không đạt được theo kế hoạch đã đề ra.
88
Bảng 3.10: Hệ số vốn giải n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phan_bo_va_cap_phat_su_dung_von_ngan_sach_nha_nuoc_c.pdf