Trang
Lời cam đoan i
Danh mục các chữ viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục biểu đồ viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 11
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 11
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước 11
1.1.2. Nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 12
1.1.3. Quy trình ngân sách nhà nước 13
1.1.4. Hệ thống ngân sách nhà nước 16
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16
1.2.1. Khái niệm và mô hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 16
1.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 21
1.2.3. Căn cứ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 29
1.2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 31
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 34
1.2.6. Kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của một số nước, một địa phương ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và bài học có thể vận dụng đối với tỉnh Attapư 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 67
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ATTAPƯ 68
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ATTAPƯ 68
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Attapư 68
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 71
2.2. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ATTAPƯ GIAI ĐOẠN 2010 -2017 82
2.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương 82
2.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương tỉnh Attapư 92
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ATTAPƯ 123
2.3.1. Những kết quả đạt được 123
2.3.2. Một số hạn chế và bất cập 126
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập 129
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 132
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ATTAPƯ 133
3.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ATTAPƯ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 133
3.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh ATTAPƯ từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 133
3.1.2. Định hướng phân cấp ngân sách nhà nước trân địa bàn tỉnh ATTAPƯ từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 135
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ATTAPƯ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 139
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành có liên quan đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 139
3.2.2. Hoàn thiện quy trình ngân sách nhà nước 141
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn giữa các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh 143
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi 145
3.2.5. Phân cấp quản lý ngân sách gắn với quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 148
3.2.6. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước các cấp 151
3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phân cấp ngân sách địa phương 152
3.2.8 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy do tỉnh Attapư ban hành về phân cấp quản lý ngân sách địa phương 154
3.2.9. Hoàn thiện việc phân cấp nguồn thu, số bổ sung ngân sách địa phương tỉnh Attapư 155
3.2.10. Hoàn thiện việc phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách địa phương tỉnh Attapư 155
3.2.11. Tăng cường tính công khai, minh bạch; kiểm tra chặt chẽ việc quản lý và phân cấp quản lý ngân sách địa phương tỉnh Attapư 156
3.2.12. Nâng cao trình độ cán bộ, công chức tài chính- ngân sách các cấp tỉnh Attapư 159
3.2.13. Một số giải pháp khác để tổ chức thực hiện 160
3.3. KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐỊA PHƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC LÀO TRONG THỜI GIAN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 162
3.3.1. Về phân cấp nguồn thu 163
3.3.2. Về phân cấp chi đầu tư cho địa phương 165
3.3.3. Về chính sách điều hòa ngân sách 169
3.3.4. Cải cách quản trị công địa phương 170
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 175
KẾT LUẬN 176
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO 179
194 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Attapư nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - Kham Phan Keo Ma Ny, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, nổi bật là 63 năm ngày thành lập Đảng NDCM, 43 năm ngày Quốc Khánh; thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp; Đại hội thi đua yêu nước tỉnh ATTAPƯ ; Lễ hội truyền thống đua thuyền ... UBND tỉnh đã ban hành quyết định quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh góp phân đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong khư dân cư, xây dựng nếp sống văn minh cũng như các phong trào tình làng, nghĩa xóm, tình người được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi nổi phong phú ở rộng khắp các cơ sở. Thể thao thành tích cao đã giành được 15 huy chương các loại, gồm 5 HCV, 3 HCB và 7 HCĐ.
Hoạt động khoa học công nghệ, quản lý môi trường có chuyển biến tích cực, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất, bảo vệ môi trường. Công tác quản lý công nghệ tập trung thực hiện đối với lĩnh vực tư vấn, kết nối cung - cầu công nghệ, thẩm tra giám sát công nghệ đối với các dự án đầu tư. Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được tăng cường, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan, các địa phương, yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện đề án đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư đã được duyệt; xử lý nghiêm các vi phạm; tăng cường đầu tư trang thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường; tập trung cao ở các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, các khu du lịch.
Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội
Đời sống nhân dân có tiến bộ nhiều mặt. Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, chú trọng và thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm. Đến nay, theo tiêu chí năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 47%.
Công tác chăm sóc người có công được chăm lo đầy đủ, kịp thời. Việc thăm hỏi, tặng quà cho người có công, người nghèo trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội trong các dịp lễ, tết được duy trì; cứu trợ đột xuất cho nhân dân trong các thời điểm giáp hạt được chú trọng. Công tác đào tạo nghề tiếp tục phát triển. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%. Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt 75%; tạo việc làm mới cho 2580 lao động, đồng thời, đã giải quyết tương đối tốt chính sách đối với người lao động trên địa bàn.
Xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng
Công tác xây dựng chính quyền có nhiều đổi mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp; hoàn chỉnh thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm và bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thành viên UBND tỉnh. Đồng thời, phê chuẩn kết quả miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên UBND cấp huyện nhiệm kỳ 2010-2017;
Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt. UBND tỉnh đã thành lập Ban tiếp công dân của tỉnh và chỉ đạo thành lập Ban tiếp công dân cấp huyện. Đặc biệt đã phối hợp với Trung ương chỉ đạo giải quyết dứt điểm một số vụ việc kiến nghị, khiếu nại kéo dài của công dân như vụ việc kiến nghị, khiếu nại của một số công dân bản Seekhamman, bản Phonsavan, bản Viengxay. Việc xử lý sau thanh tra khi có kết luận được thực hiện nghiêm túc. Các tổ chức thanh tra trong tỉnh đã triển khai 15 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 95 tổ chức, đơn vị, cá nhân; phát hiện sai phạm trên 3 tỷ kíp và 1020 m2 đất; kiến nghị thu hồi trên 3,5 tỷ kíp , xử phạt vi phạm hành chính trên 3,5 triệu kíp. Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được nâng lên, đã tập trung chỉ đạo xem xét kết luận, quyết định giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cơ bản đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn quy định.
Công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được tuyên truyền, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục thực hiện công khai minh bạch về chi tiêu tài chính. Trong năm, các tổ chức thanh tra trong tỉnh tiến hành 4 cuộc thanh tra, kiểm tra về công tác PCTN tại 3 đơn vị theo kế hoạch năm 2017. Qua thanh tra đã chỉ ra một số tồn tại tại các đơn vị và đưa ra kiến nghị chấn chỉnh kịp thời.
Về an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định và được giữ vững. Lực lượng Công an đã chủ động nắm và kiểm soát tình hình, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo giải quyết tốt những vấn đề nổi lên liên quan đến An ninh trật tự và các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ. Đảm bảo an ninh, an toàn Đại hội Đảng các cấp; bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn lãnh đạo Đảng, nhà nước, khách quốc tế và các sự kiện chính trị- văn hóa diễn ra trên địa bàn. Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc được phát động mạnh mẽ, có bước phát triển mới với nhiều nội dung thiết thực, hình thức đa dạng, hiệu quả, huy động sức mạnh tầng lớp nhân dân trong công tác đảm bảo An ninh trật tự.
Lực lượng quân sự địa phương tiếp tục duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Đồng thời, tiếp tục nắm chắc tình hình địa bàn, thường xuyên luyện tập các phương án tác chiến nhằm ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy ra, sẵn sàng đảm bảo cho nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, phòng chống lụt bão, và tìm kiếm cứu nạn.
Hoạt động đối ngoại đã được quan tâm chỉ đạo thường xuyên
Công tác quản lý các tổ chức, cá nhân người nước ngoài vào làm việc, lao động, thăm quan du lịch tại địa phương đảm bảo chặt chẽ. Các dự án ODA, FDI tiếp tục được triển khai thuận lợi, đúng tiến độ. Trong năm 2017, đã đón tiếp 29 đoàn khách quốc tế vào thăm và làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh tại tỉnh, trong đó có 7 đoàn từ cấp đại sứ trở lên đảm bảo nghi thức ngoại giao tạo ấn tượng tốt đẹp, đặc biệt tỉnh đã ký biên bản thỏa thuận hữu nghị hợp tác với Việt Nam, Thái Lan. Công tác vận động vốn ODA, xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại được triển khai thuận lợi; đã vận động, tiếp nhận gần 8.31 triệu USD vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2.2. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ATTAPƯ GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
2.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương [48],[53]
2.2.1.1. Hoạt động ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2017
a. Hoạt động thu NSNN
Giai đoạn năm 2010-2017, tình hình thu NSNN của giai đoạn này có những nét nổi bật như sau:
Bảng 2.2: Mức động viên so với GDP
STT
Chỉ tiêu
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14
2014-15
2015-16
2016-17
1
GDP (Tỷ Kip)
61.952
70.343
80.199
90.823
100.702
108.605
140.101
2
Tổng số thu (Tỷ Kip)
13.890,07
16.992,40
19.587,00
22.356,07
23.857,87
22.287,57
22.615,49
3
Mức động viên GDP
22.4%
24.2%
24.4%
24.6%
23.7%
20.5%
16.1%
(Nguồn: Bộ Tài chính Lào 2010-2017)
Biểu đồ 2.1: Mức độ viên GDP
(Nguồn: Bộ Tài chính Lào 2010-2017)
Mức động viên so với GDP khá ổn định qua các năm tang vừa phải trong đầu giai đoạn cuối giai đoạn, chủ yếu là do công tác quản lý thu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều đặc biệt khai thác rừng và khoáng sản thuộc khoản thu trung ương tại địa phương, mặc dù vậy còn có nhiều khoản thu còn để ngoài NSNN, nhất là ở các địa phương, tình trạng thất thu còn xảy ra phổ biến.
Bảng 2.3: Tỷ lệ thu NSTW và NSĐP với tổng thu NSNN
STT
Chỉ tiêu
2010-2011
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2014-2015
2015-2016
2016-
2017
1
Thu NSTW/Tổng thu NSNN
45,6%
38%
39,7%
44,2%
40,8%
44,4%
39,9%
2
Thu NSĐP/Tổng thu NSNN
54,4%
62,1%
60,3%
55,8%
59,2%
55,6%
60,1
(Nguồn: Bộ Tài chính Lào 2010-2017)
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thu NSTW và NSĐP với tổng thu NSNN
(Nguồn: Bộ Tài chính Lào 2010-2017)
- Nhìn chung tỷ lệ thu NSĐP thường thấp hơn NSTW qua các năm. Điều này xét ở góc độ phân cấp có thể nói đảm bảo được vai trò chủ đạo của NSTW.
- Thu NSĐP không đồng đều giữa các Tỉnh. Trong khi thủ đô Viêng Chăn số thu chiếm cao nhất các tỉnh bình quân 5 năm bằng 20 % tổng thu của NSNN từ năm 2010-2017 thì cùng giai đoạn đó thu của tỉnh Xay xôm bun chỉ chiếm 0.4% tổng thu của NSNN. Cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Tỷ tổng thu NSĐP với tổng thu NSNN
Tỷ lệ: %
STT
Địa phương
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14
2014-15
2015-16
2016-
17
Thủ đô Viêng Chăn
18.1
17.4
20.1
21.2
21.5
21.7
23,3
Phong Sa ly
0.3
0.4
0.7
0.4
0.3
0.2
0,3
Luông Num tha
1.3
2.6
2.6
2.7
1.9
1.5
1,8
U Đôm xay
0.5
0.7
0.9
0.9
0.6
0.5
0,7
Bò Kéo
1.2
1.2
1.3
1.3
1.2
1.3
1,4
Luông Pha Băng
1.1
1.2
1.3
1.3
1.2
1.4
1,7
Hoa Phăn
0.4
0.5
0.7
0.6
1.1
1.4
1,3
Say Nhạt Bu li
2.7
1.4
1.6
1.6
1.8
1.6
1,7
Xiêng Khoảng
0.7
0.7
1.0
0.6
1.6
1.4
1,5
Viên Chăn
1.6
2.2
2.2
1.6
1.7
1.6
1,8
Bo ly khăm xay
2.2
2.5
2.8
2.6
3.6
3.4
3,2
Khăm muôn
4.3
10.2
6.7
3.6
4.1
3.9
3,6
Sa văn na khẹt
11.7
8.1
7.2
8.4
9.4
8.9
8,5
Sa la văn
1.3
2.6
1.8
1.1
1.3
1.2
1,1
Se kông
0.3
0.7
1.1
0.4
0.3
0.2
0,2
ChămPa Sắc
4.5
7.9
6.7
5.9
5.7
5.5
5,6
Attapu
1.99
1.20
1.21
1.34
1.45
1.3
2
Xay xổm bun
0.2
0.6
0.4
0.3
0.5
0.4
0,4
(Nguồn: Bộ Tài chính Lào 2010-2017)
Sở dĩ số thu ngân sách của các Tỉnh có sự chênh lệch nhau một mặt do tiềm lực kinh tế của các Tỉnh có sự khác nhau, mặt khác cũng cho thấy phần nào tác dụng của cơ chế điều tiết trong quá trình phân cấp quản lý NSNN còn hạn chế.
b. Về hoạt động chi [2.17.19.27.28]
Nhìn chung so với tỷ lệ động viên nguồn thu trên GDP với tỷ chi NSNN nói chung trên GDP thường cao hơn nhiều. Bình quân cả giai đoạn mức chi của NSNN chiếm khoảng 29,26% GDP, trong khi đó bình quân mức động viên của NSNN trên GDP khoảng 22,27%. Trong chi của NSNN thì chi của NSTW chiếm tỷ trọng khá lớn so với NSĐP. Cụ thể:
Bảng 2.5: Chi NSNN Lào giai đoạn 2010-2017
Tỷ lệ: Tỷ Kíp
STT
Tổng chi NSNN
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14
2014-15
2015-16
2016-17
1
GDP
61.952,0
70.343,0
80.199.2
90.823.0
100.702,4
108.605
140.101
2
Tổng cả nước
15.997,4
19.115,0
26.269,2
28.160,4
30.926,5
30.548
30.426
3
Tổng các Bộ
12.245,2
14.917,2
18.771,7
20.672,9
22.963,6
22.123
21.327
4
Tổng các Tỉnh
3.752,2
4.197,8
7.497,5
7.487,5
7.962,9
8.421
9.099
5
Tỷ trọng chi/GDP (%)
25,82%
27,17%
32,76%
31,01%
30,71%
28,12%
21,717%
6
%TW/Chi cả nước
76,54%
78,03%
71,45%
73,41%
74,25%
72,42%
70,09
7
%ĐP/Chi cả nước
23,46%
21,97%
28,55%
26,59%
25,75%
27,56%
29,91
(Nguồn: Bộ Tài chính Lào 2010-2017)
Tóm lại, tình hình thu chi của NSNN trong giai đoạn này nổi lên một số vấn đề chủ yếu sau đây:
- Mức động viên của NSNN trên GDP có xu hướng giảm.
- Tỷ trọng động viên nguồn thu của NSĐP (Tỉnh) trên GDP thường cao hơn NSTW.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ chi NSTW và NSĐP/ Tổng chi NSNN (2010-2017)
(Nguồn: Bộ Tài chính Lào 2010-2017)
- Số thu NS của các Tỉnh nói chung không đồng đều.
- Tỷ trọng chi của NSTW so với GDP thường cao hơn NSĐP (Tỉnh).
Tình hình trên cho thấy phần nào về sự tác động của cơ chế phân cấp quản lý NSNN ở Lào trong giai đoạn này chưa thực phát huy tác dụng một cách tích cực, chủ đạo của NSTW chưa thể hiện một cách rõ nét.
2.2.1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Trung ương và tỉnh Atapư
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Attapư chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Sau hơn 20 năm, từ một tỉnh nông nghiệp, bước đầu đã hình thành rõ nét nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 43 %, dịch vụ chiếm 22 %, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ còn 35 %. Cơ cấu vùng kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, vùng rừng bảo vệ, khu công nghiệp tập trung ở huyện Xay xết tha, vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở huyện Sạ Nam Xay ; khu nông nghiệp tập trung các cây hoa quả và cây công nghiệp nhừ cả fe, cây lạc, cây cao xu, cây ớt xuất khẩu nhiều tấn ở Huyện Xan Xay; khu xu lịch tập trung khai thác ở các huyện tùy từng điều kiện. Môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thông thoáng cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi, đã khuyến khích các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển cả về số lượng và quy mô, nhiều doanh nghiệp có dự án lớn như các nhà máy mĩa đường, cao xu, nhà máy chế biến gỗ... đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015 khá cao so với các tỉnh trong cả nước.
Năm 2011, tổng thu NS trên địa bàn tỉnh mới chỉ đạt gần 87.660 tỷ kip, trong đó, thuế công nghiệp chiếm khoảng 50 % cơ cấu nguồn thu ngân sách. Lao động thiếu việc làm, trong khi dân số tăng không đáng kể khoảng 2% trong một năm. Hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi xuống cấp nghiêm trọng. Trường học, bệnh viện, trạm y tế xã còn thiếu và xuống cấp.
Sau 7 năm, đến năm 2017 (xem Bảng 2.6) số thu nội địa đã đạt 87.83 tỷ kíp; thu từ xuất nhập khẩu đạt 25.65 tỷ kíp . Như vậy số thu NSNN trên địa bàn gồm thu nội địa và thu từ xuất nhập khẩu (không kể viện trợ,) là 113.48 tỷ kíp, gấp 1,29 lần số thu năm 2011. Tổng thu NSNN trên địa bàn chỉ tính tổng số thu nội địa và thu từ xuất nhập khẩu phản ánh khả năng thu từ hoạt động kinh tế, hàng năm tăng khá nhanh. Đây là những con số ấn tượng về thành tựu thu NSNN trên địa bàn. Tuy nhiên, thu NSNN trên địa bàn tỉnh không đủ đáp ứng được nhiệm vụ chi, phải nhận kinh phí bổ sung từ Trung ương rất lớn số thu bổ sung từ Trung ương là 365.55 tỷ.
Từ số liệu Bảng 2.6 có thể thấy số thu NSĐP hưởng theo phân cấp luôn luôn gần bằng số thu nội địa (do phần thu nội địa NSTW hưởng thấp); còn thu từ xuất nhập khẩu NSĐP không được hưởng. Trong số thu NSĐP hưởng theo phân cấp, có điều đáng mừng là các khoản thu NSĐP hưởng 100% luôn luôn lớn hơn các khoản thu phân chia NSĐP hưởng theo tỷ lệ % theo luật NSNN năm 2006 (Theo luật ngân sách mới 2015 của CHDCND Lào đã bỏ khoản thu phân chia). Tuy nhiên, số liệu trong bảng cho thấy tốc độ tăng của các khoản thu mà NSĐP hưởng có xu hướng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng các khoản thu NSĐP hưởng theo tỷ lệ %, do các sắc thuế được phân chia cho NSĐP có hiệu suất thu thấp. Năm 2017 so với năm 2011, khoản thu NSĐP hưởng tăng lên 63,83%. Như vậy, trong giai đoạn 2011 - 2017, phần lớn NSĐP được tạo nên từ nguồn thu NSĐP hưởng và số bổ sung từ trung ương.
Dựa trên số liệu của Bảng 2.6, có thể so sánh giữa số thu bổ sung từ NSTW với số thu NSĐP. Điều này thể hiện sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương đã thúc đẩy địa phương cố gắng khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu. Mức hỗ trợ của Trung ương so với khả năng thu giảm dần; đồng thời khả năng thu tăng khá là một dấu hiệu tích cực trong tác động của phân cấp quản lý NSNN đến kinh tế địa phương.
Bổ sung NS nhà nước từ chính quyền cấp trên cho chính quyền cấp dưới gồm hai loại: bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.
Bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. Chỉ các địa phương không tự cân đối được ngân sách mới có khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên để cân đối ngân sách theo luật NSNN ghi rõ là không cho phép NSĐP bội chi. Số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được Quốc hội quyết định cho từng tỉnh. Đối với ngân sách các cấp chính quyền địa phương, HĐND cấp trên quyết định bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. Các cấp ngân sách được chủ động quyết định sử dụng số bổ sung cân đối như một nguồn thu của ngân sách cấp mình để thực hiện các nhiệm vụ chi được phân cấp.
Công thức tính mức bổ sung của NSTW cho NSĐP như sau:
Mức
bổ sung
cân đối
=
Tổng số chi của NS địa phương
-
Tổng số các khoản thu NS địa phương được hưởng
Cách tính mức bổ sung cân đối của NS cấp trên cho NS cấp dưới ở địa phương cũng tương tự.
Bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới, được xác định hàng năm, để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể. Các trường hợp bổ sung có mục tiêu hiện nay bao gồm: Hỗ trợ để thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán đầu năm; hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện; hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển KT-XH ở địa phương. Hỗ trợ để xử lý khó khăn đột xuất như khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn. Hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ cần thiết cấp bách khác.
Như trên đã nêu, nếu so sánh tương đối giữa số bổ sung cho NSĐP với số thu NSĐP hưởng theo phân cấp thì tỷ lệ này giảm dần. Nhưng xét về số tuyệt đối, quy mô bổ sung cho NSĐP có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt, qua số liệu Bảng 2.6, cho thấy số bổ sung có mục tiêu từ năm 2011 trở đi luôn luôn lớn hơn số bổ sung cân đối và tăng nhanh hơn tốc độ tăng số bổ sung cân đối (năm 2017, số bổ sung 365,55 tỷ kip). Điều này có tác động tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giảm nghèo và thu hẹp bất bình đẳng NS theo chiều ngang.
Bảng 2.6: Thu chi NSĐP tỉnh ATTAPƯ đoạn 2010- 2017
ĐVT: Tỷ kip
STT
Chỉ tiêu
2010-2011
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2014-2015
2015-2016
2016-2017
I
Tổng thu NSNN trên địa bàn
87.66
108.674
114.16
195.799
216.982
133.26
113.48
1
Thu nội địa
60
76.344
80.11
124.939
152.272
113.86
87.83
Thu từ xuất khẩu. nhập khẩu (số cân đối)
27.66
32.33
34.05
70.86
66.71
19.4
25.65
2
4
Thu viện trợ không hoàn lại
Không b/c
Không b/c
Không b/c
Không b/c
Không b/c
Không b/c
II
Thu NSĐP tỉnh Attapư
276.727
204.68
237.888
300.036
346.483
291.1
453.38
1
Thu thuế
54.701
70.837
67.921
104.792
128.026
97.5
69.77
2
Thu công sản
5.298
5.504
8.783
13.061
17.574
14.414
18.05
3
Thu hải quan
3.405
7.086
6.671
1.94
0
4
Thu bổ sung từ NS Trung ương
89.348
128.335
157.777
175.124
194.211
177.24
365.55
III
Chi NSĐP tỉnh Attapư
126.689
177.627
267.843
272.563
307.552
324.87
451.13
1
Chi đầu tư phát triển (gồm chi bổ sung có mục tiêu cho các huyện)
25.121
50.513
22.97
35.212
42.587
40.27
40.62
2
Chi thường xuyên (gồm chi bổ sung cân đối cho các huyện)
101.568
127.114
244.873
237.351
264.965
284.6
410.51
(Nguồn: Báo cáo quyết toán NS của sở tài chính 2010 - 2017)
2.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương tỉnh Attapư [54], [55], [56], [58]
2.2.2.1. Hoạt động ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2017
a) Hoạt động thu NSNN
Trên cơ sở chính sách chế độ thu đã được ban hành từ trước năm 2010, tình hình thu NSNN của giai đoạn này có những nét nổi bật như sau:
Bảng 2.7: Mức động viên so với GDP
STT
Chỉ tiêu
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14
2014-15
2015-16
2016-17
1
GDP (Tỷ kíp)
500,263
853,130
1.211,393
1.586,249
1.743,443
2.187,257
2.390,880
2
Tổng số thu (Tỷ kíp)
276,727
204,680
237,888
300,063
346,483
291,100
453.380
3
Mức động viên/GDP
55,31%
23,99%
19,63%
18,91%
19,87%
13,30%
18,96
Biểu đồ 2.4. Mức động viên so với GDP
- Mức động viên so với GDP không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm trong giai đoạn này, chủ yếu là do công tác quản lý thu có phần buông lỏng, nhiều khoản thu còn để ngoài NSNN, nhất là ở các Huyện, tình trạng thất thu còn xẩy ra phổ biến.
Bảng 2.8: Tỷ lệ thu Huyện với tổng thu NSNN của Tỉnh
STT
Chỉ tiêu
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14
2014-15
2015-16
2016-17
1
Tổng thu NS Huyện
1,74%
2,94%
2,81%
3,25%
4,25 %
3,42%
2,28%
2
Tổng thu NS các sở ngành
0,272%
1,332%
1,006%
2,228%
2,691%
2,106%
1,953%
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ thu Huyện với tổng thu NSNN của Tỉnh
- Nhìn chung tỷ lệ thu NS Huyện thường cao hơn NS các sở ngành qua các năm. Điều này xét ở góc độ phân cấp chưa bảo đảm được vai trò chủ đạo của NS Tỉnh.
- Thu của NS Huyện không đồng đều giữa các huyện. Trong khi huyện samakhyxay số thu chiếm 1,181 % tổng thu của NSNN năm 2010-2017 thì cùng thời kỳ đó, thu của khu phát triển kinh tế chỉ chiếm 0,5% tổng thu của NSNN. Cụ thể như sau:
Bảng 2.9: Tỷ trọng thu NSNN từng Huyện với tổng thu NSNN tỉnh
Tỷ lệ: %
STT
Huyện
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14
2014-15
2015-2016
2016-2017
1
SaMaKhyXay
0,623
0,994
1,078
1,506
1,951
1,236
0,88
2
Xay Xết Thả
0,365
0,610
0,621
0,529
0,675
0,73
0,46
3
Sa Nam Xay
0,320
0,470
0,525
0,588
0,882
0,63
0,23
4
San Xay
0,201
0,356
0,336
0,342
0,293
0,30
0,24
5
Phu Vông
0.247
0,527
0,272
0,317
0,469
0,35
0,47
(Nguồn:phòng tài chính Huyện, báo cáo ngân sách năm 2010- 2017)
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng thu NSNN Huyện với tổng thu NSNN tỉnh
Bảng 2.10: Tỷ trọng thu các sở, ban, ngành với tổng thu NSNN tỉnh
Tỷ lệ: %
STT
Các sở, ban, ngành
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14
2014-15
2015-16
2016-17
1
Bệnh viện tỉnh
0,034
0,053
0,032
0,013
0,922
0,765
1,17
2
Sở tư pháp tỉnh
0,029
0,042
0,057
0,038
0,037
0,066
0,032
3
Sở giao thông tỉnh
0,136
0,195
0,104
0,093
0,218
0,208
0,124
4
Sở giáo dục tỉnh
0,013
0,026
0,007
0,010
0,014
0,004
0,052
5
Sở công an tỉnh
0,212
0,261
0,106
0,094
0,101
0,27
0,140
6
Sở Văn hóa
0,004
0,010
0,005
0,011
0,009
0,014
0,004
7
Sở Công thương
0,019
0,016
0,028
0,015
0,022
0,029
0,040
8
Sở kế hoạch và đầu tư
0,0003
0,0004
0,0009
0,0007
0,002
0,001
0,015
9
Sở nông nghiệp và lâm nghiệp
0,181
0,374
0,318
0,259
0,196
0,365
0,028
10
Sở khoa học công nghệ
0,001
0,001
0,008
O,003
0,011
0,014
0,002
11
Sở Lao động và phúc lợi xã hội
0,002
0,244
0,121
0,078
0,060
0,24
0,258
12
Sơ y tế
0,0003
0,0004
0,0004
0,0005
0,0005
0,0004
0,0002
13
Sở năng lượng và khoáng sản
0,001
0,001
0,002
0,002
0,012
0,0015
0,001
14
Sở ngoài vụ
0,020
0,073
0,064
0,002
0,0006
0,0005
0,0005
15
Sở bứu chính, viễn thông
0,004
0,005
0,012
0,013
0,012
0,016
0,008
16
Văn phòng tài nguyên nước và môi trường
0,001
0,001
0,133
0,159
0,064
0,107
0,106
17
Tòa án tối cao tỉnh
0,0007
0,0008
0,001
0,001
0,005
0,006
0,003
(Nguồn:sở tài chính tỉnh, báo cáo ngân sách năm 2010- 2017)
Sở dĩ số thu ngân sách của các Huyện có sự chênh lệch nhau một mặt do tiềm lực kinh tế của các các Huyện có sự khác nhau, mặt khác cũng cho thấy phần nào tác dụng của cơ chế điều tiết trong quá trình phân cấp quản lý NSNN còn hạn chế.
b) Về hoạt động chi
Nhìn chung so với tỷ lệ động viên nguồn thu trên GDP với tỷ lệ chi NSNN nói chung trên GDP thường cao hơn nhiều. Bình quân cả giai đoạn mức chi của NSNN chiếm khoảng 19,54% GDP, trong khi đó bình quân mức động viên của NSNN trên GDP khoảng 20,61%. Trong chi của NSNN thì chi của sở ban nghành chiếm tỷ trọng khá lớn so với huyện. Cụ thể:
Bảng 2.11: Chi NSNN Tỉnh giai đoạn 2010-2017
Tỷ lệ: Tỷ kíp
STT
Tổng Chi NS tỉnh
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14
2014-15
2015-16
2016-17
1
GDP
500,263
853,130
1,211,393
1.586,249
1.743,443
2.187,257
2.390,880
2
Tổng cả Tỉnh
126,689
177,627
267,843
272,563
307,552
324,870
451,13
3
Tổng các sở ban ngành
109,642
147,581
223,795
229,573
242,800
266,934
395,41
4
Tổng các Huyện
17,047
30,046
44,048
42,990
64,752
57,936
55,72
5
Tỷ trọng chi/GDP (%)
25,32
20,82
22,11
17,18
17,64
14,85
18,86
6
%Sở ban nghành/Tổng chi cả Tỉnh
86,54
83,08
83,55
84,22
78,94
82,16
87,65
7
%Huyện /Tổng chi cả Tỉnh
13,45
16,91
16,44
15,77
21,05
17,83
12,35
(Nguồn: Sở Tài chính Attapu 2010-2017)
Biểu đồ 2.7. Chi NSNN Tỉnh giai đoạn 2010-2017
Bảng 2.12: Chi NSNN Tỉnh bổ sung cho cấp NS cấp huyện giai đoạn 2010-2017
Tỷ lệ: Tỷ kíp
STT
Tổng Chi NS tỉnh
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14
2014-15
2015-16
2016-17
1
Tổng chi cả Tỉnh
126,689
177,627
267,843
272,563
307,552
324,87
451,13
2
Chi bổ sung cân đối cho Huyện
12,180
23,990
37,307
33,137
49,951
48,418
45,24
(Nguồn: Sở Tài chính Attapu 2010-2017 )
Biểu đồ 2.8. Chi NSNN Tỉnh bổ sung cho cấp NS cấp huyện giai đoạn 2010-2017
Tóm lại, tình hình thu chi của NSNN trong giai đoạn này nổi lên một số vấn đề chủ yếu sau đây:
- Tỷ trọng chi của NS Tỉnh so với GDP thường cao hơn chi NS ngành và cao hơn nhiều NS Huyện.
Tình hình trên cho thấy phần nào về sự tác động của cơ chế phân cấp quản lý NSNN ở tỉnh ATTAPƯ trong giai đoạn này chưa thực phát huy tác dụng một cách tích cực, vai trò chủ đạo của NS cấp huyện và các ngành vẫn trông chờ sự hỗ trợ NS cấp dưới, chưa tự chủ về tài chính.
Điểm nổi bật giai đoạn 2010 - 2017 là ngành tài chính đã có những thay đổi lớn về mặt tổ chức.
- Trong ngành Tài chính, các phòng được củng cố, làm rõ hơn các chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp công tác giữa các đơn vị, cùng với đó ngành tài địa phương còn được kiện toàn một bước.
- Ba ngành hải quan, thuế và kho bạc quốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phan_cap_quan_ly_ngan_sach_nha_nuoc_tren_dia_ban_tin.doc