Luận án Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Các câu hỏi nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6

5 Những đóng góp mới của luận án về học thuật lý luận và thực tiễn 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8

1.1 Cơ sở lý luận về phân tích chuỗi giá trị thủy sản 8

1.1.1 Chuỗi giá trị và một số khái niệm liên quan 8

1.1.2 Chuỗi giá trị thủy sản 14

1.1.3 Phân tích chuỗi giá trị thủy sản 23

1.1.4 Một số khía cạnh phân tích chuỗi giá trị 24

1.1.5 Nội dung phân tích chuỗi giá trị thủy sản 28

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi giá trị thủy sản 34

1.2 Cơ sở thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị thủy sản 38

1.2.1 Kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị thủy sản của một số nước 38

1.2.2 Kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị thủy sản của Việt Nam 43

1.2.3 Những bài học kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị thủy sản cho Việt Nam 46

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN 49

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 49

2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An 49iv

2.1.2 Về kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 49

2.1.3 Ngành thủy sản của tỉnh Nghệ An 51

2.2 Phương pháp nghiên cứu 53

2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 53

2.2.2 Chọn sản phẩm và điểm nghiên cứu 55

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 56

2.2.4 Xử lý thông tin và số liệu 60

2.2.5 Phương pháp phân tích 60

2.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 61

Chương 3 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN CỦA TỈNH

NGHỆ AN 67

3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản ở Nghệ An 67

3.1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản 67

3.1.2 Các tác nhân tham gia chuỗi 69

3.1.3 Đặc điểm chung của chuỗi 74

3.2 Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi

giá trị thủy sản Nghệ An 76

3.2.1 Hoạt động của các tác nhân 76

3.2.2 Tình hình liên kết 92

3.2.3 Mức độ tham gia liên kết 93

3.2.4 Tình hình thực hiện hợp đồng liên kết 95

3.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 96

3.3.1 Chi phí gia tăng của các tác nhân trong chuỗi 96

3.3.2 Giá trị gia tăng do các tác nhân trong chuỗi tạo ra 98

3.3.3 Lợi nhuận thu được của các tác nhân trong chuỗi 100

3.3.4 Tỷ trọng chi phí gia tăng, giá trị gia tăng, lợi nhuận của tác nhân trong chuỗi 101

3.4 Phân tích hoạt động quản lý chuỗi giá trị thủy sản Nghệ An 104

3.4.1 Khả năng đáp ứng của chuỗi 104

3.4.2 Tính linh hoạt của chuỗi 109

3.4.3 Chất lượng sản phẩm 114v

3.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thủy sản của Nghệ An 115

3.5.1 Nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi 115

3.5.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của chuỗi 116

3.5.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chuỗi 121

3.5.4 Nhân tố ảnh hưởng khác 123

3.6 Đánh giá chung về chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 126

3.6.1 Những thuận lợi 126

3.6.2 Những hạn chế 126

Chương 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN CỦA NGHỆ AN 130

4.1 Quan điểm, định hướng phát triển chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An 130

4.1.1 Quan điểm phát triển 130

4.1.2 Định hướng phát triển chuỗi giá trị thủy sản 131

4.2 Giải pháp phát triển chuỗi giá trị thủy sản của Nghệ An 133

4.2.1 Giải pháp chung 133

4.2.2 Giải pháp cho từng tác nhân 136

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147

1 Kết luận 147

2 Kiến nghị 149

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 151

Tài liệu tham khảo 152

Phụ lục 157

pdf220 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a giá trị đầu vào, chỉ chịu các khoản chi phí tăng thêm, nên hiệu quả cao hơn (2,45 đồng lợi nhuận). 86 Bảng 3.13. Kết quả và hiệu quả hoạt động của thương lái Chỉ tiêu ĐVT Thương lái chuỗi tôm 1 (1) Thương lái chuỗi cá cơm 2 (2) So sánh (2)– (1) đơn vị (2)/(1) lần I. Tính BQ trên 1 tạ sản phẩm 1. Giá trị sản xuất (GO) triệu đồng 0,10 1,76 1,66 17,62 2. Giá trị gia tăng (VA) triệu đồng 0,10 0,43 0,33 4,30 3. Tổng chi phí (TC) triệu đồng 0,03 1,37 1,34 47,21 4. Lãi ròng (NPr) triệu đồng 0,07 0,39 0,32 5,53 II. Tính BQ trên 1 đồng chi phí 1. Giá trị sản xuất (GO) đồng 3,45 1,29 - 2,16 0,37 2. Giá trị gia tăng (VA) đồng 3,45 0,31 -3,13 0,09 3. Lãi ròng (NPr) đồng 2,45 0,29 -2,16 0,12 Như vậy, với chi phí bỏ ra rất ít nhưng thương lái tham gia chuỗi tôm 1 đạt hiệu quả cao hơn nhiều lần so với thương lái tham gia chuỗi cá cơm 2. 3.2.1.4. Hộ chế biến a) Phương thức hoạt động Thứ nhất, thu mua nguyên liệu là công đoạn đầu tiên. Công đoạn này do chủ hộ trực tiếp xuống tận thuyền để thỏa thuận với ngư dân. Thứ hai, công đoạn chế biến, tại cơ sở cá cơm được phân loại, hấp rồi phơi khô nguyên con. 100% các cơ sở điều tra đều chế biến theo hình thức thủ công, nhỏ lẻ theo quy mô của từng hộ gia đình, chế biến bằng cách phơi nắng hoặc sử dụng lò sấy tự chế, chủ yếu là phơi nắng, nếu nắng tốt cá chỉ cần phơi đủ 2 - 3 nắng là đạt yêu cầu. Chưa có cơ sở nào đầu tư dây chuyền công nghệ hấp, sấy khô công nghiệp. Thứ ba, công đoạn tiêu thụ sản phẩm là công đoạn cuối cùng. Sản phẩm chủ yếu được bán trực tiếp cho người bán buôn trong tỉnh. b) Tình hình chế biến cá cơm ở Nghệ An Cá cơm được đưa vào chế biến thành cá khô, làm nguyên liệu nước mắm hoặc làm mắm, bán phục vụ người tiêu dùng, nhưng chủ yếu được làm chế biến khô. So với các loài cá nổi, cá cơm có giá trị về dinh dưỡng, về kinh tế rất cao. Đặc 87 biệt, cá cơm khô rất dễ tiêu thụ. Còn các loài cá nổi như cá trích, cá nục, cá mu.. nếu chế biến khô, giá trị thấp, khó tiêu thụ, nên được sử dụng chủ yếu làm nước mắm. c) Phương thức vận chuyển và thanh toán Công đoạn thu mua nguyên liệu, sau khi đã thống nhất với ngư dân, hộ chế biến trực tiếp chịu trách nhiệm thanh toán, thu gom, vận chuyển cá cơm về cơ sở, bằng xe ô tô hoặc xe máy và thanh toán ngay cho chủ thuyền bằng tiền mặt. Tuy nhiên một số hộ chế biến còn cho chủ thuyền ứng trước tiền vốn một phần, một phần còn lại sẽ thanh toán khi nhận được nguyên liệu cá cơm. Sau khi chế biến, cá cơm sẽ được các người bán buôn đến trực tiếp cơ sở để thu mua hoặc các cơ sở chế biến mang đến tận các đại lý trong tỉnh khi họ có nhu cầu. Về việc thanh toán cho cơ sở chế biến, các đại lý thường thanh toán gối đầu, mua lần nay thanh toán tiền hàng lần trước, hoặc là nợ lại một phần của số hàng lần đó. Còn người bán buôn đến trực tiếp cơ sở chế biến thường phải thanh toán tiền mặt ngay, rất ít người được mua nợ, chỉ trường hợp quen, thân. d) Kết quả hoạt động chế biến kinh doanh Công nghệ chế biến của các hộ còn thủ công, chủ yếu sử dụng sức lao động, bình quân một cở sở chế biến sử dụng khoảng 15 – 10 lao động, tiền công thuê bình quân 1 lao động là 100.000 đ/nhân công/ngày. Bảng 3.14. Kết quả và hiệu quả hoạt động của hộ chế biến Chỉ tiêu ĐVT Giá trị I. Tính BQ trên 1 tạ sản phẩm khô 1. Giá trị sản xuất (GO) triệu đồng 6,25 2. Giá trị gia tăng (VA) triệu đồng 1,78 3. Tổng chi phí (TC) triệu đồng 5,17 4. Lãi ròng (NPr) triệu đồng 1,09 II. Tính BQ trên 1 đồng chi phí 1. Giá trị sản xuất (GO) đồng 1,21 2. Giá trị gia tăng (VA) đồng 0,34 3. Lãi ròng (NPr) đồng 0,21 88 Tổng chi phí bình quân cho 1 tạ sản phẩm cá cơm khô hết 5,17 triệu đồng, cơ sở đã thu được 6,25 triệu đồng và lợi nhuận mang lại 1,09 triệu đồng (bảng 3.14). Nếu xét về hiệu quả cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì cơ sở thu về 1,21 đồng doanh thu, tạo ra 0,34 đồng giá trị gia tăng và thu về 0,21 đồng lợi nhuận. Như vậy, với kết quả trên chứng tỏ hộ chế biến cá cơm trên địa bàn đang làm ăn có hiệu quả. Đặc biệt đây là tác nhân có một vai trò tích cực góp phần gia tăng thêm giá trị cho chuỗi. 3.2.1.5. Người bán buôn a) Phương thức hoạt động mua bán Người bán buôn tham gia chuỗi tôm 1 là cầu nối giữa thương lái với người bán lẻ trong việc phân phối tôm tươi sản xuất ở tỉnh Nghệ An. Còn người bán buôn tham gia chuỗi cá cơm 1 là những đại lý trong tỉnh, tham gia vào chuỗi giá trị với vai trò là cầu nối giữa người chế biến và người bán lẻ trong việc phân phối cá cơm khô trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Họ đến thu mua cá cơm tại cơ sở chế biến, sau đó sẽ đi bỏ mối chủ yếu các điểm ở trong chợ. Nếu người bán buôn nào có trụ sở buôn bán thì thường là các cơ sở chế biến sẽ đưa hàng đến tận nơi. Số người này rất ít chỉ có 7 cơ sở chiếm 17,50%. Căn cứ vào tình hình tiêu thụ của các cửa hàng bán lẻ, người bán buôn lên kế hoạch đi bỏ mối hàng theo lộ trình. Họ hoạt động hầu như tất cả các ngày trong năm, tuy nhiên mỗi một mối thì sau 1 tuần hoặc 2 tuần họ mới quay lại. b) Phương thức thanh toán và vận chuyển Đến thời gian thỏa thuận, người bán buôn tham gia chuỗi tôm 1 trực tiếp đến tại đầm để kiểm tra sản phẩm, nếu đúng như mình đã thỏa thuận qua thương lái, người bán buôn thu gom tôm, vận chuyển đi tiêu thụ, thanh toán ngay cho người nuôi tôm và thương lái bằng tiền mặt sau khi sản phẩm lên xe. Người bán buôn sử dụng xe ô tô chuyên dụng để vận chuyển tôm từ người nuôi về đại lý của mình, sau đó từ đại lý họ vận chuyển bằng xe máy đến các nhà hàng, khách sạn, các điểm người bán lẻ, hoặc có một số người bán lẻ đến trực tiếp các đại lý để lấy hàng. Theo kết quả điều tra, 100% người bán buôn đều thu gom tôm bằng ô tô chuyên dụng hàng thủy sản tươi sống. Việc thanh toán tiền hàng của người bán buôn tham gia chuỗi tôm 1 giống như thương lái tham gia chuỗi cá cơm 2. Khi mua sản phẩm, họ phải thanh toán 89 ngay bằng tiền mặt cho người nuôi tôm và thương lái bằng tiền mặt sau khi sản phẩm lên xe, nhưng khi bán sản phẩm cho người bán lẻ thì họ nhận được tiền vào lần giao hàng sau. Đối với người bán buôn tham gia chuỗi cá cơm 1 rất thuận lợi, do đặc điểm hàng khô dễ vận chuyển, chỉ cần dùng xe máy vận chuyển từ nơi mua đến nơi bán. Khách hàng của họ chủ yếu là khách quen. Chiều tối hôm trước ngày đi giao hàng, họ gọi điện để lấy đơn hàng, thỏa thuận giá cả. Khi giao hàng họ chỉ được thanh toán một phần nào đó. Người bán buôn hầu như rất thuận lợi trong việc vận chuyển, thỏa thuận giá cả, chỉ khó khăn trong việc thu nợ của một số khách hàng. Như vậy, người bán buôn cũng giống như thương lái, là những tác nhân trung gian tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản. Tuy chức năng, mục đích giống nhau nhưng phương thức hoạt động khác nhau khi tham gia vào các chuỗi GTTS khác nhau. c) Kết quả hoạt động kinh doanh Chi phí bỏ ra của người bán buôn lớn hay nhỏ phụ thuộc rất lớn vào giá trị sản phẩm. Giá trị sản phẩm mua vào cao hơn thì người bán buôn phải bỏ ra chi phí lớn hơn và ngược lại. Bảng 3.15. Kết quả và hiệu quả hoạt động của người bán buôn Chỉ tiêu ĐVT Người bán buôn chuỗi tôm 1 (1) Người bán buôn chuỗi cá cơm 1 (2) So sánh (1)– (2) Đơn vị (1)/(2) lần I. Tính BQ trên 1 tạ sản phẩm 1. Giá trị sản xuất (GO) triệu đồng 11,02 7,02 4,00 1,57 2. Giá trị gia tăng (VA) triệu đồng 3,42 0,97 2,45 3,51 3. Tổng chi phí (TC) triệu đồng 7,86 6,15 1,71 1,28 4. Lãi ròng (NPr) triệu đồng 3,16 0,87 2,29 3,62 II. Tính BQ trên 1 đồng chi phí 1. Giá trị sản xuất (GO) đồng 1,40 1,14 0,26 1,23 2. Giá trị gia tăng (VA) đồng 0,44 0,16 0,28 2,75 3. Lãi ròng (NPr) đồng 0,40 0,14 0,26 2,83 90 Khi tham gia vào chuỗi tôm 1 tính bình quân trên 1 tạ sản phẩm người bán buôn cần phải bỏ ra chi phí cao hơn 1,71 triệu đồng và doanh thu cũng cao hơn người bán buôn chuỗi cá cơm 1 là 1,57 triệu đồng (bảng 3.15). Xét về hiệu quả, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì người bán buôn chuỗi tôm 1 thu được 1,4 đồng doanh thu, tạo ra 0,44 đồng giá trị gia tăng và mang lại 0,40 đồng lợi nhuận. Còn người bán buôn chuỗi cá cơm 1 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1,14 đồng doanh thu, tạo ra 0,16 đồng giá trị gia tăng và mang lại 0,14 đồng lợi nhuận. Như vậy, kết quả kinh doanh của người bán buôn chuỗi tôm 1 cao hơn rất nhiều lần người bán buôn chuỗi cá cơm 1, nhưng hiệu quả kinh không cao hơn nhiều so với kết quả của người bán buôn chuỗi cá cơm 1. 3.2.1.6. Người bán lẻ a) Phương thức hoạt động Người bán lẻ tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản là những người mua sản phẩm trực tiếp từ ngư dân, thương lái hoặc từ các nhà bán buôn và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Mỗi một chuỗi tham gia khác nhau đối tượng mua sản phẩm đầu vào của người bán lẻ cũng khác nhau. Đối với chuỗi tôm 1, người bán lẻ mua trực tiếp sản phẩm tôm tươi từ người bán buôn còn chuỗi tôm 2 mua trực tiếp từ người nuôi tôm. Còn chuỗi cá cơm 1 thì người bán lẻ mua sản phẩm cá cơm khô từ người bán buôn, chuỗi cá cơm 2 mua trực tiếp từ thương lái. Sau khi mua được sản phẩm, người bán lẻ mang đi bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, số lượng mua và bán sản phẩm của họ rất ít, người bán lẻ ở chuỗi tôm 1, chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 chỉ mua bán trong một ngày, còn ở chuỗi cá cơm 1 sản phẩm mua và bán ra trong vài ngày. b) Phương thức thanh toán và vận chuyển Họ sẽ thanh toán tiền bằng tiền mặt ngay khi mua hoặc thanh toán theo hình thức gối đầu. Ở chuỗi tôm 1, chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 mua sản phẩm ngày hôm nay thì ngày hôm sau đến mua họ sẽ thanh toán tiền, hoặc một số thanh toán ngay. Người bán lẻ ở chuỗi cá cơm 1 hoạt động mua bán trong vài ngày, chủ yếu lần mua sau trả tiền lần mua trước. Vì vậy vốn hoạt động của họ bỏ ra rất ít, cao nhất tham gia vào chuỗi tôm 1 vốn bình quân cũng chỉ bỏ ra 2,7 triệu đồng. Tuy nhiên nếu người bán lẻ tham gia vào chuỗi cá cơm thì vốn bình quân bỏ ra càng ít 91 hơn, cao nhất ở chuỗi cá cơm 1 cũng chỉ 1,12 triệu đồng. Về giá cả tùy thuộc vào giá cả thị trường, đặc biệt giữa người bán buôn và bán lẻ ít khi có sự mặc cả. Phương tiện vận chuyển của người bán lẻ rất đơn giản, họ vận chuyển bằng xe máy và xe đạp. Tuy nhiên họ vận chuyển sản phẩm chủ yếu bằng xe máy. Như vậy, người bán lẻ tham gia hoạt động kinh doanh vào các chuỗi có hình thức mua bán rất đơn giản, với vốn hoạt động kinh doanh rất ít. c) Kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động bán lẻ phát triển tốt, lành mạnh thúc đẩy sự phát triển của chuỗi và nhu cầu của người tiêu dùng được thỏa mãn. Kết quả hoạt động của người bán lẻ phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm nguồn mua hàng giá rẻ, chi phí thấp và bán ra với số lượng lớn, giá cao. Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả hoạt động của người bán lẻ Chỉ tiêu ĐVT Người bán lẻ chuỗi tôm 1 (1) Người bán lẻ chuỗi tôm 2 (2) Người bán lẻ chuỗi cá cơm 1 (3) Người bán lẻ chuỗi cá cơm 2 (4) So sánh (1)/(2) lần (3)/(4) lần I. Tính BQ trên 1 tạ 1. Giá trị sản xuất (GO) triệu đồng 14,13 12,50 8,03 2,12 1,13 3,78 2. Giá trị gia tăng (VA) triệu đồng 3,11 3,00 1,00 0,36 1,04 2,79 3. Tổng chi phí (TC) triệu đồng 11,24 9,75 7,11 1,86 1,15 3,83 4. Lãi ròng (NPr) triệu đồng 2,89 2,75 0,91 0,26 1,05 3,48 II. Tính BQ trên 1 đồng chi phí 1. Giá trị sản xuất (GO) đồng 1,26 1,28 1,13 1,14 0,98 0,99 2. Giá trị gia tăng (VA) đồng 0,28 0,31 0,14 0,19 0,90 0,73 3. Lãi ròng (NPr) đồng 0,26 0,28 0,13 0,14 0,91 0,91 Xét về kết quả, người bán lẻ chuỗi tôm 1 tính bình quân trên 1 tạ sản phẩm bỏ ra chi phí gấp 1,15 lần chuỗi tôm 2, doanh thu gấp 1,46 lần và lợi nhuận gấp 1,13 lần (bảng 3.16). Xét về hiệu quả, người bán lẻ chuỗi tôm 1 thấp hơn chuỗi tôm 2, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra người bán lẻ chuỗi tôm 1 thu được 1,26 đồng doanh thu và 0,26 đồng lợi nhuận, ở chuỗi tôm 2 thu được 1,28 đồng doanh thu và 0,28 đồng lợi nhuận. 92 Chuỗi cá cơm, xét về kết quả, người bán lẻ ở chuỗi cá cơm 1 bình quân trên 1 tạ sản phẩm bỏ ra chi phí cao hơn chuỗi cá cơm 2 gấp 3,83 lần, thu được doanh thu gấp 3,78 lần và mang về lợi nhuận gấp 3,48 lần. Về hiệu quả người bán lẻ tham gia ở chuỗi cá cơm 1 thấp hơn, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí mang về 1,13 đồng doanh thu và 0,13 đồng lợi nhuận, ở chuỗi cá cơm 2 mang về 1,14 đồng doanh thu và 0,14 đồng lợi nhuận. Như vậy, người bán lẻ tham gia vào chuỗi tôm 1 và chuỗi cá cơm 1 mang lại kết quả cao hơn chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2. Nhưng hiệu quả thì ngược lại người bán lẻ tham gia chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 hoạt động hiệu quả hơn khi tham gia vào chuỗi tôm 1 và chuỗi cá cơm 1, tuy nhiên cũng cao hơn không nhiều. 3.2.2. Tình hình liên kết Các tác nhân tham gia chuỗi liên kết với nhau nhằm bảo đảm ổn định về số lượng và chất lượng sản phẩm đầu vào - đầu ra, giảm thiểu sự ảnh hưởng thất thường của thị trường, làm cho chuỗi diễn ra được thông suốt và ổn định.  Chuỗi tôm 1, chuỗi giá trị tôm tươi: Người nuôi tôm → thương lái → người bán buôn → người bán lẻ → người tiêu dùng Chuỗi tôm 1 là dòng luân chuyển tôm chính và chủ yếu. Đến vụ thu hoạch người nuôi thông báo cho thương lái, thương lái liên hệ và thỏa thuận với người bán buôn. Sau đó tôm được người bán buôn vận chuyển đi, bán cho người bán lẻ rồi đến người tiêu dùng cuối cùng.  Chuỗi tôm 2, chuỗi giá trị tôm tươi: Người nuôi tôm → người bán lẻ → người tiêu dùng Chuỗi tôm 2 là chuỗi luân chuyển tôm ngắn nhất từ người nuôi trồng đến tận tay người tiêu dùng chỉ qua 1 tác nhân là người bán lẻ. Sau khi thu hoạch, tôm sẽ được bán cho những người bán lẻ ngay tại đầm.  Chuỗi cá cơm 1, chuỗi giá trị cá cơm khô: Ngư dân → người chế biến → người bán buôn → người bán lẻ Chuỗi cá cơm 1 là dòng luân chuyển cá cơm chính và chủ yếu. Khi thuyền cập bến, các cơ sở chế biến cá đến tận cảng thu mua. Sau khi chế biến xong các cơ 93 sở chế biến bán cho người bán buôn và chuyển đến cho người bán lẻ.  Chuỗi cá cơm 2, chuỗi giá trị cá cơm tươi: Ngư dân → thương lái → người bán lẻ → người tiêu dùng Chuỗi cá cơm 2 là dòng luân chuyển sản phẩm cá cơm tươi đến người tiêu dùng cuối cùng. Sau khi mua cá từ ngư dân, các thương lái bán cho các nhà bán lẻ. Người bán lẻ chở đến các chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bán cho người dân tại địa phương làm thức ăn hàng ngày hoặc một số ít muối mắm. Kết quả khảo sát cho thấy các tác nhân dọc theo chuỗi hoạt động theo hình thức liên kết rời rạc, đứt đoạn ở từng khâu của chuỗi, liên kết giữa các tác nhân liền kề trước và liền sau. Có nghĩa họ chỉ quan hệ trực tiếp với tác nhân cung cấp đầu vào và tác nhân thu mua sản phẩm đầu ra. Mặt khác, kết quả khảo sát cũng cho biết, 100% các mối liên kết của các tác nhân trong các chuỗi đều thực hiện theo hình thức thỏa thuận miệng, dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau là chính. 3.2.3. Mức độ tham gia liên kết Mức độ tham gia liên kết của các tác nhân thể hiện tính ổn định của chuỗi, được xác định bằng thời gian các tác nhân tham gia liên kết và sự thay đổi các mối liên kết (bảng 3.17). Bảng 3.17. Mức độ tham gia liên kết của các tác nhân trong chuỗi Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Chuỗi tôm 1 (n = 446) Chuỗi tôm 2 (n = 153) Chuỗi cá cơm 1 (n = 167) Chuỗi cá cơm 2 (n = 67) 1. Thời gian liên kết - Dưới 3 năm 30,27 35,95 22,75 31,34 - Từ 3 – 5 năm 46,41 51,63 30,54 43,28 - Trên 5 năm 23,32 12,42 46,71 25,37 2. Sự thay đổi liên kết - Không ổn định 33,63 31,37 21,56 56,72 - Ổn định 45,52 22,88 51,50 22,39 - Thường xuyên thay đổi 20,85 45,75 26,95 20,90 94 Các tác nhân ở chuỗi cá cơm 1 có thời gian tham gia liên kết lâu hơn chủ yếu trên 5 năm chiếm 46,71% chuỗi cá cơm 1 (bảng 3.30). Và thời gian liên kết của các tác nhân cũng ổn định hơn, số tác nhân liên kết ổn định chiếm tỷ lệ cao ở chuỗi cá cơm 1 chiếm 51,50%. Như vậy, trong quá trình liên kết với nhau, các tác nhân có thời gian tham gia liên kết lâu năm thì mối liên kết của họ cũng ổn định hơn. Tuy nhiên những tác nhân có thời gian tham gia liên kết ít năm thì mối liên kết của họ cũng chưa khẳng định được là mối liên kết của họ không ổn định. Các tác nhân trong chuỗi tôm 1, chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 có thời gian tham gia liên kết chủ yếu từ 3 – 5 năm. Trong đó, sự liên kết của các tác nhân ở chuỗi tôm 1 ổn định chiếm đến 45,52%, thường xuyên thay đổi chỉ chiếm 20,63%. Còn các tác nhân ở chuỗi tôm 2 thường xuyên thay đổi mối liên kết (chiếm 45,75%), số liên kết ổn định chỉ chiếm 22,88%. Các tác nhân ở chuỗi cá cơm 2 chủ yếu liên kết không ổn định (chiếm 56,72%), số liên kết ổn định chỉ chiếm 22,39%. Tính bền vững của mối liên kết không chỉ phụ thuộc vào thời gian mà còn phụ thuộc vào đặc thù của sản phẩm, môi trường kinh doanh và từng khâu của chuỗi. Sản phẩm của chuỗi tôm 1 là tôm tươi, thương lái là một bộ phận tổ chức thu mua rất năng động của địa phương, là cầu nối giữa hộ nuôi và người bán buôn. Thương lái sẽ giúp cho cung gặp cầu, sản phẩm được tiêu thụ kịp thời. Vì vậy, sự liên kết giữa hộ nuôi tôm - thương lái - người bán buôn trong chuỗi tôm 1 ổn định hơn. Chuỗi tôm 2, người nuôi bán trực tiếp cho người bán lẻ, mối liên kết của họ thường xuyên thay đổi nguyên nhân là do người bán lẻ chạy theo giá cả thị trường. Chuỗi cá cơm 2, mối liên kết giữa hộ đánh bắt - thương lái – người bán lẻ không ổn định do sản lượng đánh bắt phụ thuộc vào thiên nhiên, kỹ thuật bảo quản, đặc thù của sản phẩm chỉ tiêu thụ nhiều vào mùa đông. Tóm lại, thời gian tham gia liên kết của các tác nhân trong chuỗi tôm 1, chuỗi tôm 2 chủ yếu từ 3 – 5 năm, chuỗi cá cơm 1 trên 5 năm. Mức độ liên kết của các tác nhân tham gia khác nhau, các tác nhân trong chuỗi tôm 1, chuỗi cá cơm 1 liên kết chủ yếu là ổn định, chuỗi tôm 2 thường xuyên thay đổi và chuỗi cá cơm 2 các liên kết chủ yếu không ổn định. 95 3.2.4. Tình hình thực hiện hợp đồng liên kết Hợp đồng liên kết là sự thỏa thuận của các tác nhân liên kết với nhau, trong đó xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên. Hợp đồng liên kết có hai hình thức là hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng thỏa thuận miệng. Trên địa bàn nghiên cứu, giữa các tác nhân dọc theo chuỗi chỉ thực hiện một hình thức liên kết duy nhất là thỏa thuận miệng. Bảng 3.18. Tình hình thực hiện hợp đồng của các tác nhân trong chuỗi Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Chuỗi tôm 1 (n = 446) Chuỗi tôm 2 (n = 153) Chuỗi cá cơm 1 (n = 167) Chuỗi cá cơm 2 (n = 67) 1. Thỏa thuận không thực hiện 39,69 62,09 17,96 50,75 2. Thỏa thuận được thực hiện 60,31 37,91 82,04 49,25 + Thực hiện không đúng thỏa thuận 61,34 68,97 43,80 54,55 + Thực hiện đúng thỏa thuận 38,66 31,03 56,20 45,45 Những chuỗi có số tác nhân liên kết ổn định thì số thỏa thuận được thực hiện chiếm tỷ lệ lớn, trong đó chuỗi cá cơm 1 số thỏa thuận được thực hiện cao nhất chiếm đến 82,04%, tiếp đến chuỗi tôm 1 chiếm 60,31% (bảng 3.18). Còn chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 tỷ lệ thỏa thuận được thực hiện chiếm rất thấp, chuỗi tôm 2 chỉ chiếm 37,91% và chuỗi cá cơm 2 chiếm 49,25%. Mặt khác, trong số thỏa thuận của các tác nhân được thực hiện thì số thỏa thuận thực hiện không đúng cũng chiếm tỷ lệ cao như chuỗi tôm 1 có 61,34%, thậm chí chuỗi tôm 2 có đến 68,97% thỏa thuận không thực hiện đúng. Các tác nhân thường vi phạm về số lượng, chất lượng và giá cả trong thỏa thuận. Nhất là ngư dân, sản lượng và chất lượng của nuôi trồng, đánh bắt của họ phụ thuộc vào thiên nhiên. Thời tiết không thuận lợi thì không đánh bắt được, số lượng không đủ, dịch bệnh xảy ra tôm chết hàng loạt, chất lượng không bảo đảm, dẫn đến sẽ bị vi phạm thỏa thuận. Giá cả vẫn xảy ra tình trạng được mùa thì rớt giá, mất mùa thì được giá. Tóm lại, các tác nhân liên kết với nhau chỉ theo hình thức thỏa thuận miệng. Ở chuỗi tôm 1, chuỗi cá cơm 1 số lượng thỏa thuận được thực hiện chiếm tỷ lệ lớn. 96 Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện không đúng theo thỏa thuận của các tác nhân trong chuỗi tôm 1 xảy ra lớn hơn chuỗi cá cơm 1. Còn chuỗi tôm 2 và chuỗi cá cơm 2 tỷ lệ thỏa thuận không được thực hiện xảy ra nhiều, thậm chí số lượng thực hiện không đúng thỏa thuận cũng lớn. Chứng tỏ mức độ liên kết của các tác nhân tham gia chuỗi GTTS Nghệ An đa số còn lỏng lẻo. 3.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An Căn cứ vào kết quả điều tra hiệu quả hoạt động của từng tác nhân ở Phụ lục 2 và tổng hợp chi phí, lợi nhuận của chuỗi ở Phụ lục 3 chúng tôi phân tích chuỗi về mặt kinh tế để so sánh chi phí và lợi ích của các tác nhân trong chuỗi tính trên 1 kg sản phẩm (bảng 3.19, bảng 3.20, bảng 3.21). Trong đó chuỗi cá cơm 1 là chuỗi sản phẩm cá khô nên để so sánh được chúng tôi tính chi phí và lợi nhuận của hộ đánh bắt quy đổi giá trị trên 1 kg cá khô (bình quân 3,6 kg cá tươi tương đương 1 kg cá khô). 3.3.1. Chi phí gia tăng của các tác nhân trong chuỗi Sau mỗi lần sản phẩm được chuyển từ tay ngư dân qua các tác nhân cho đến người tiêu dùng cuối cùng làm cho chi phí thay đổi. Phần chi phí thay đổi này là chi phí gia tăng tính trên 1 kg sản phẩm mà tác nhân phải bỏ ra tăng thêm khi sản phẩm của chuỗi đi qua. Bảng 3.19. Chi phí gia tăng của các tác nhân trong chuỗi tính bình quân trên 1 kg sản phẩm Chỉ tiêu Chuỗi tôm 1 Chuỗi tôm 2 Chuỗi cá cơm 1 Chuỗi cá cơm 2 Chi phí gia tăng (1000đ) % Chi phí gia tăng Chi phí gia tăng (1000đ) % Chi phí gia tăng Chi phí gia tăng (1000đ) % Chi phí gia tăng Chi phí gia tăng (1000đ) % Chi phí gia tăng Hộ nuôi 57,70 92,08 54,30 95,65 Hộ đánh bắt 40,57 82,22 9,76 87,95 Thương lái 0,29 0,46 0,37 3,35 Hộ chế biến - 6,91 14,00 Người bán buôn 2,56 4,08 - 0,99 2,00 Người bán lẻ 2,12 3,38 2,47 4,35 0,88 1,78 0,97 8,70 Tổng 62,67 100 56,77 100 49,34 100 11,10 100 97 Để tạo ra 1 kg sản phẩm cho chuỗi thì tổng chi phí bỏ ra của các tác nhân tham gia vào chuỗi tôm 1 cao nhất 62,67 nghìn đồng/kg, tiếp đến chuỗi tôm 2 là 56,77 nghìn đồng/kg, chuỗi cá cơm 1 là 49,34 nghìn đồng/kg và thấp nhất là chuỗi cá cơm 2 (11,10 nghìn đồng) (bảng 3.19). Trong đó, ngư dân (bao gồm người nuôi tôm và người đánh bắt) là tác nhân đầu tiên của chuỗi bỏ ra chi phí để tạo ra giá trị sản phẩm đầu tiên cho chuỗi lớn nhất. Cụ thể, người nuôi tôm tham gia chuỗi tôm 2 đã bỏ ra chi phí cho chuỗi là 54,30 nghìn đồng/kg, chiếm đến 95,65% chi phí của cả chuỗi và đây cũng là tác nhân bỏ ra chi phí cho cao nhất trong chuỗi. Tiếp đến, người nuôi tôm tham gia chuỗi tôm 1 chi phí bỏ ra 57,70 nghìn đồng/kg, chiếm đến 92,08% chi phí cả chuỗi. Tỷ trọng chi phí bỏ ra để tạo sản phẩm cho chuỗi thấp nhất là người đánh bắt tham gia chuỗi cá cơm 2 là 9,76 nghìn đồng/kg (tương đương 35,14 nghìn đồng/kg khô), nhưng cũng chiếm đến 87,95% chi phí cả chuỗi. Người chế biến chỉ tham gia vào chuỗi cá cơm 1. Chi phí gia tăng khi sản phẩm đi qua người chế biến chiếm đến 14,0% chi phí cả chuỗi sau người đánh bắt. Còn chi phí gia tăng khi sản phẩm đi qua thương lái tham gia chuỗi tôm 1 là ít nhất, 0,29 nghìn đồng/kg, chỉ chiếm 0,46% chi phí cả chuỗi. Đối với người bán buôn, so với các tác nhân trong chuỗi tôm 1, chi phí gia tăng khi sản phẩm đi qua người bán buôn cao thứ hai sau người nuôi trồng, 2,56 nghìn đồng/kg, chiếm 4,08% chi phí cả chuỗi. Nhưng nếu tham gia chuỗi cá cơm 2 thì chi phí gia tăng khi sản phẩm đi qua người thương lái chỉ 0,37 nghìn đồng/kg, chiếm 3,35% chi phí cả chuỗi. Đối với người bán lẻ, chuỗi tôm 1 và chuỗi tôm 2 phần chi phí gia tăng khi sản phẩm đi qua là 2,12 nghìn đồng/kg và 2,47 nghìn đồng/kg cao hơn chuỗi cá cơm 1 (0,88 nghìn đồng/kg) và chuỗi cá cơm 2 (0,97 nghìn đồng/kg). Nhưng tỷ trọng chi phí gia tăng của họ trong chuỗi cá cơm 2 chiếm tỷ lệ rất cao 8,70% chi phí cả chuỗi, trong khi đó chuỗi tôm 1 chỉ chiếm 3,38 % chi phí cả chuỗi, chuỗi tôm 2 chiếm 4,35% chi phí cả chuỗi, thậm chí chuỗi cá cơm 1 chỉ chiếm 1,78% chi phí cả chuỗi. Như vậy, khi qua một mắt xích của chuỗi thì chi phí sẽ tăng lên tạo nên tổng chi phí của chuỗi tính trên một đơn vị sản phẩm. Các tác nhân có chức năng giống nhau nhưng khi tham gia vào các chuỗi khác nhau thì chi phí gia tăng khi sản phẩm 98 đi qua sẽ khác nhau, tạo nên tổng chi phí cho chuỗi cũng khác nhau. Để tạo ra 1 kg sản phẩm, các tác nhân đóng góp tạo ra tổng chi phí chuỗi tôm 1 cao nhất, tiếp đến chuỗi tôm 2 và thấp nhất là chuỗi cá cơm 2. Và tác nhân người nuôi tôm và người đánh bắt cá cơm là người bỏ ra chi phí nhiều nhất trong tổng chi phí của chuỗi. 3.3.2. Giá trị gia tăng do các tác nhân trong chuỗi tạo ra Lợi nhuận chỉ là một phần của giá trị gia tăng. Giá trị giá tăng không ngừng tăng lên khi sản phẩm đi qua các mắt xích của chuỗi. Vấn đề tác nhân nào đóng góp để tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất trong chuỗi. Bảng 3.20. Giá trị gia tăng tính bình quân trên 1 kg sản phẩm do các tác nhân trong chuỗi tạo ra Chỉ tiêu Chuỗi tôm 1 Chuỗi tôm 2 Chuỗi cá cơm 1 Chuỗi cá cơm 2 VA (1000đ) % VA VA (1000đ) % VA VA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_ktpt_nguyen_thi_thuy_vinh_0526_2005344.pdf
Tài liệu liên quan