Luận án Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Thị Mỹ Linh

LỜI CẢM TẠ .i

TÓM TẮT .ii

ABSTRACT .iii

MỤC LỤC.v

DANH SÁCH BẢNG .ix

DANH SÁCH HÌNH .xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.xv

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU. 1

Đặt vấn đề . 1

Mục tiêu nghiên cứu . 4

Mục tiêu tổng quát . 4

Mục tiêu cụ thể . 4

Nội dung nghiên cứu. 4

Phạm vi nghiên cứu . 4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án. 4

Ý nghĩa khoa học . 4

Ý nghĩa thực tiễn. 5

Những đóng góp mới của luận án. 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 7

Phân vùng sinh thái nông nghiệp. 7

Khái niệm. 7

Ý nghĩa của phân vùng sinh thái nông nghiệp. 7

Phân vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới . 8

Phân vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam. 10

Đánh giá công tác phân vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới

và ở Việt Nam. 14

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước. 15vi

Cac khái niệm cơ bản về quản lý tài nguyên nước. 15

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới. 17

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam. 23

Hiện trạng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam.23

Hệ thống cơ quan chính quyền ở Việt Nam tham gia công tác

quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt.25

Hiện trạng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở đồng bằng sông

Cửu Long.28

2.2.4 Các tiêu chí cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước . 30

Hiện trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long . 34

Địa điểm nghiên cứu. 38

2.4.1 Vị trí địa lý. 39

2.4.2 Đặc điểm địa hình. 39

2.4.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng. 40

2.4.4 Đặc điểm chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng. 40

2.4.5 Đặc điểm khí hậu . 41

2.4.6 Tổng quan về các địa điểm nghiên cứu . 42

2.4.7 Các vấn đề liên quan đến hệ thống công trình thủy lợi . 45

Một số vấn đề trong vận hành và quy hoạch cống.45

Sạt lở đê sông .45

Sạt lở đê biển.46

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 48

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 48

3.2 Đối tượng nghiên cứu . 48

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 48

3.3.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, đặc tính nguồn tài nguyên

nước mặt và xây dựng phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng 48

3.3.1.1 Thu thập các dữ liệu thứ cấp .48

3.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp.49vii

3.3.2 Đánh giá nền tảng, cơ chế và hiệu quả vận hành hệ thống hạ tầng

thuỷ lợi và quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong điều kiện xâm nhập

mặn . 52

3.3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp .52

3.3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp.53

3.3.2.3 Đánh giá hệ thống chính sách quản lý và cơ sở dữ liệu nguồn tài

nguyên nước mặt .55

3.3.2.4 Đánh giá SWOT.57

3.3.3 Xây dựng phân vùng sinh thái nông nghiệp 2017 và phân tích sự

thay đổi của các phân vùng sinh thái 2013 – 2017. 58

3.3.3.1 Phỏng vấn chuyên gia (Key Informant Panel - KIP) .58

3.3.3.2 Phỏng vấn cấu trúc nông hộ.58

3.3.3.3 Phỏng vấn nhóm.59

3.3.3.4 Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS)

.59

3.3.3.5 Phương pháp phân tích thống kê mô tả.59

3.4 Xử lý số liệu. 59

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 60

4.1 Đặc tính tài nguyên nước mặt và phân vùng sinh thái nông nghiệp. 60

4.1.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt . 60

4.1.1.1 Lượng mưa.60

4.1.1.2 Hệ thống sông kênh chi phối nguồn tài nguyên nước mặt.61

4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất đai. 63

4.1.2.1 Đặc tính đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng .63

4.1.2.2. Các kiểu sử dụng đất đai chính và lịch thời vụ. 64

4.2 Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng dựa trên sự thay đổi của

tài nguyên nước mặt và đặc tính tự nhiên của tài nguyên đất . 65

4.2.1 Cơ sở phân vùng sinh thái nông nghiệp . 65

4.2.2 Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh

Sóc Trăng .66

4.2.3 Mối quan hệ giữa phân vùng sinh thái nông nghiệp và sản xuất

nông nghiệp của địa phương. 67viii

4.3 Khái quát về các vùng dự án thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng . 68

4.3.1 Vùng dự án Kế Sách . 69

4.3.2 Vùng dự án Ba Rinh – Tà Liêm. 69

4.3.3 Vùng dự án Long Phú – Tiếp Nhật. 70

4.3.4 Vùng dự án Thạnh Mỹ. 70

4.3.5 Vùng dự án Quản Lộ Phụng Hiệp . 70

4.3.6 Vùng dự án Ven Biển Đông . 71

4.3.7 Vùng dự án Cù Lao Sông Hậu. 71

4.4 Động thái mặn và sự thay đổi vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi . 72

4.4.1 Sự thay đổi nồng độ mặn từ 2010 đến 2016. 73

4.4.2 Nguyên nhân của hiện trạng gia tăng xâm nhập mặn. 80

4.4.3 Công tác vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ cho canh tác nông

nghiệp . 81

4.4.4 Sự thay đổi trong cơ chế và công tác vận hành hệ thống thủy lợi

để đáp ứng với những thay đổi về tài nguyên nước mặt và xâm nhập mặn .

. 83

4.4.5 Hiệu quả vận hành hệ thống thuỷ lợi dưới bối cảnh thay đổi

nguồn nước mặt . 84

4.4.6 Phân tích các điểm mạnh yếu của hệ thống thuỷ lợi và đề xuất giải

pháp cho hệ thống canh tác nông nghiệp. 92

4.5 Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt đối với xâm nhập mặn . 93

4.5.1 Sự tham gia của các bên trong quản lý và phản hồi xâm nhập mặn

. 93

4.5.2 Hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong điều kiện xâm

nhập mặn. 96

4.5.3 Mâu thuẫn sử dụng nước, giải pháp khắc phục và phòng tránh rủi

ro . 98

4.5.3.1 Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước .98

4.5.3.2 Cơ chế giải quyết mâu thuẫn và phòng tránh rủi ro.100

4.6 Sự chuyển dịch các phân vùng sinh thái nông nghiệp. 102

4.6.1 Động thái sử dụng đất đai qua các giai đoạn từ 2005 – 2015. 102ix

4.6.2 Tác động của sự động thái xâm nhập mặn đến các khía cạnh của

hệ thống canh tác . 107

4.6.2.1 Tác động của xâm nhập mặn đến khía cạnh kinh tế của hệ thống

canh tác lúa.107

4.6.2.2 Tác động của xâm nhập mặn đến khía cạnh xã hội của hệ thống

canh tác lúa.114

4.6.2.3 Tác động của xâm nhập mặn đến khía cạnh môi trường của hệ

thống canh tác lúa.116

4.6.3 Nguyên nhân tác động đến khả năng thay đổi các phân vùng sinh

thái nông nghiệp với những thay đổi về tài nguyên nước mặt . 117

4.6.4 Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2017. 118

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 123

5.1 Kết luận. 123

5.2 Kiến nghị. 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO .126

PHỤ LỤC.136

pdf183 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Thị Mỹ Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuật do đây là khối phù hợp và phản ánh được các khía cạnh về hệ thống công trình thủy lợi mà nghiên cứu đang hướng đến. Đồng thời, hiệu quả của hệ thống thủy lợi đạt được thông qua phân tích hiệu quả các mục tiêu kinh tế - canh tác, xã hội và môi trường với các nhóm tiêu chí thành phần đi kèm để đánh giá các mục tiêu (Hình 3.2). Chỉ tiêu chọn vùng và số mẫu nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 3.5. Số lượng mẫu tổng là 120 được sử dụng đáp ứng cho tất cả các tiêu chí khảo sát tại 4 huyện nghiên cứu của mục tiêu này. Số mẫu được lựa chọn để đáp ứng cho khả năng sử dụng để phân tích thống kê. Số lượng mẫu tổng là 120 được sử dụng đáp ứng cho tất cả các tiêu chí khảo sát tại 4 huyện nghiên cứu của mục tiêu này. Số lượng mẫu phỏng cho các tiêu chí đều trên 30 và số lượng tương đối bằng nhau cho các tiêu chí. 54 Hình 3.2: Các mục tiêu và tiêu chí đánh giá hệ thống thủy lợi Bảng 3.5: Tiêu chí chọn hộ phỏng vấn để đánh giá hệ thống vận hành thủy lợi STT Nội dung Tiêu chí chọn Số lượng 1 Vị trí hộ canh tác  Nằm ở các phân vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau 120 2 Loại hình canh tác nông nghiệp  Chuyên lúa  Chuyên thủy sản  Xen canh (lúa – màu, lúa – tôm, )  Trồng màu 3 Các phương pháp quản lý nước tưới  Canh tác tự túc (tự điều tiết nước)  Tổ hợp tác/Hợp tác xã nông nghiệp 4 Cán bộ quản lý nguồn nước mặt  Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng  Phòng kinh tế 4 huyện  UBND 4 huyện 20 3.3.2.3 Đánh giá hệ thống chính sách quản lý và cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên nước mặt a. Lược khảo tài liệu và thu thập số liệu sơ cấp Các thông tin về các loại thể chế và chính sách quản lý được thu thập và phân loại từ các cổng thông tin mở cấp trung ương (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) và cổng thông tin điện tử cấp tỉnh (UBND tỉnh, sở Tài Nguyên và Môi Trường, sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) từ năm 2014 – 2017. Các báo cáo đánh giá công tác thực thi nhà nước về quản lý tài 55 nguyên nước được thu thập từ các cơ quan quản lý tại địa phương (Sở/Phòng Tài nguyên Môi trường/Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các cấp). b. Phỏng vấn chuyên gia (Key Informant Panel - KIP) Các khía cạnh về tính chặt chẽ, thống nhất của hệ thống chính sách quản lý tài nguyên nước mặt (1); công tác tuyên truyền, giáo dục về tài nguyên nước mặt (2); công tác vận hành hệ thống thuỷ lợi và mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mặt (3); Cơ chế quản lý và chia sẻ dữ liệu nguồn nước mặt (4) được thu thập thông qua thảo luận với chuyên gia quản lý địa phương. Các khía cạnh được đánh giá dựa trên các nguyên tắc của bộ tiêu chí “Mười khối đánh giá tài nguyên nước ” (van Rijswick et al., 2014) tại các khối 1: “Các kiến thức về hệ thống tài nguyên nước ” (áp dụng cho khía cạnh , khối 2: “Các thảo luận về giá trị, nguyên tắc và chính sách”, khối 5: “Trách nhiệm, quyền hạn và ý nghĩa”, khối 6: “Quy định và thoả thuận” và khối 8: “Kỹ thuật và quan trắc”. c. Phỏng vấn cấu trúc nông hộ Phỏng vấn trực tiếp 120 nông hộ (30 hộ/huyện) ở Ngã Năm, Trần Đề, Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu để đánh giá và phân tích hiệu quả triển khai, áp dụng các chính sách và thể chế về tài nguyên nước mặt; phân tích hiệu quả sử dụng nước áp dụng của các mô hình canh tác nông nghiệp và nhận thức của cộng đồng về tác động của việc sử dụng và khai thác nguồn nước đến sự bền vững nguồn tài nguyên này (Bảng 3.6). Việc phỏng vấn nông hộ cho mục tiêu này được thực hiện liên tục trong mục tiêu này nhưng độc lập với phần đánh giá hiệu quả vận hành của hệ thống công trình thuỷ lợi. 56 Bảng 3.6: Tiêu chí chọn hộ phỏng vấn để đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước mặt STT Nội dung Tiêu chí chọn Số lượng 1 Vị trí địa lý  Nằm ở các phân vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau 120 2 Nhóm ngành nông nghiệp  Chuyên lúa  Chuyên thủy sản  Xen canh (lúa – màu, lúa – tôm, ...)  Màu 4 Hệ thống hạ tầng thuỷ lợi  Nhiều  Tương đối  Ít 5 Cán bộ chuyên trách  Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng  Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng  Chi cục thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng  UBND 4 huyện 20 d. Phỏng vấn nhóm Phương pháp phỏng vấn nhóm thực hiện nhằm thu thập và hiểu về hiện trạng canh tác nông nghiệp chung của cộng đồng dân cư tại khu vực phỏng vấn trước khi phỏng vấn trực tiếp nông hộ. Các nhóm được thành lập một cách ngẫu nhiên từ các cá nhân trong cộng đồng (2 ấp/xã) từ 3 – 5 thành viên và thảo luận một cách “không chính thống” về mặt địa điểm tổ chức (diễn ra tại các khu vực vườn tược, sân nhà). Những thành viên tham gia phỏng vấn sẽ thảo luận các nhóm vấn đề cùng với phỏng vấn viên. Trong phương pháp phỏng vấn này, thông tin sẽ được ghi nhận để làm nền tảng cho việc phân tích về bối cảnh canh tác chung và những sự thay đổi về động thái nguồn tài nguyên nước một cách định tính và tương đối. Tuy nhiên, thông qua cách tiếp cận ban đầu này, nhóm nghiên cứu sẽ có cơ sở để xác định các vùng và các nhóm đối tượng chịu sự thay đổi về mặt tự nhiên và đặc tính nguồn tài nguyên nước mặt và những vùng có sự thay đổi về canh tác nông nghiệp trong những cộng đồng dân cư được nghiên cứu. 3.3.2.4 Đánh giá SWOT Phương pháp phân tích điểm mạnh – yếu – cơ hội – thách thức (SWOT) (FME, 2013) (được áp dụng để phân tích các khía cạnh thuận lợi và khó khăn của hệ thống canh tác nông nghiệp được phân tích thông qua các đánh giá của chính người canh tác và cán bộ quản lý tại địa phương. Các đánh giá có được từ việc phỏng vấn và thảo luận trực tiếp các đối tượng, bao gồm 120 hộ dân và 20 cán bộ quản lý địa phương. 57 Đánh giá SWOT hộ dân được thực hiện bằng cách tổng hợp các thuận lợi và hạn chế trong canh tác và sử dụng nguồn nước tưới. Đối với các cán bộ quản lý, mỗi cán bộ sẽ được cung cấp một bảng đánh giá SWOT về công tác quản lý nguồn nước mặt tại địa phương. Bảng đánh giá sẽ gồm các câu hỏi về hiện trạng và động thái nguồn tài nguyên nước mặt và sự thay đổi trong hệ thống canh tác nông nghiệp tại từng khu vực nghiên cứu. Đánh giá SWOT của cán bộ quản lý sẽ được tích hợp trong phần phân tích sự thay đổi động thái tài nguyên nước và tác động đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt cũng như đánh giá sự thay đổi phân vùng sinh thái nông nghiệp tại địa phương. Các thuận lợi và khó khăn được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá các cơ hội và thách thức đối với việc canh tác nông nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp vận hành hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi. Các đánh giá này được kiểm chứng thông qua việc tham vấn 10 chuyên gia khoa học về nông nghiệp và tài nguyên nước từ Đại học Cần Thơ và 10 cán bộ quản lý nguồn nước mặt tại sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng kinh tế/nông nghiệp của các huyện. Kết quả thảo luận và kiểm chứng sẽ được tổng hợp để đạt được kết quả phân tích SWOT. 3.3.3 Xây dựng phân vùng sinh thái nông nghiệp 2017 và phân tích sự thay đổi của các phân vùng sinh thái 2013 – 2017 3.3.3.1 Phỏng vấn chuyên gia (Key Informant Panel - KIP) Phỏng vấn cán bộ quản lý cấp tỉnh: Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thônvà cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và Phỏng Tài nguyên Môi trường được thực hiện nhằm đánh giá tổng quan các tác động của xâm nhập mặn đối với các phân vùng sinh thái của tỉnh và từng huyện nghiên cứu. Đồng thời, các định hướng về quy hoạch trong nông nghiệp và sử dụng đất đai của tỉnh nói chung và các huyện nghiên cứu nói riêng cũng được thu thập thông quan phỏng vấn các cán bộ quản lý. Kết quả nghiên cứu có được thông qua tham vấn chính quyền địa phương và cơ quan sự nghiệp về tài nguyên nước để thu thập các thông tin về quản lý nhà nước và vận hành công tác quản lý tài nguyên nước mặt tại địa phương. 3.3.3.2 Phỏng vấn cấu trúc nông hộ Phỏng vấn trực tiếp 120 nông hộ (30 hộ/huyện) ở Ngã Năm, Trần Đề, Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu để đánh giá và phân tích hiệu quả của công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt đối với vấn đề xâm nhập mặn. Đồng thời, các tác động của xâm nhập mặn và các thông tin về khía cạnh sử dụng đất đai đối ở mức độ nông hộ cũng được thu thập (Bảng 3.6). 58 3.3.3.3 Phỏng vấn nhóm Phương pháp phỏng vấn nhóm thực hiện nhằm thu thập thông tin về biến động mặn tại từng vùng sinh thái cũng như các tác động từ xâm nhập mặn đến các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường của hệ thống canh tác. Phỏng vấn nhóm cũng được áp dụng để đánh giá lại các thông tin về sử dụng đất đai và đặc tính đất của các vùng sinh thái nông nghiệp đã được xây dựng từ 2013. 3.3.3.4 Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) Công cụ GIS được áp dụng để đánh giá sự thay đổi trong không gian của nguồn tài nguyên nước mặt cũng như sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất đai ở các giai đoạn 2005 – 2014. Công cụ GIS cũng được sử dụng để xây dựng sự phân bố không gian của các phân vùng sinh thái nông nghiệp 2017 và phân tích các thay đổi của các phân vùng sinh thái nông nghiệp 2013 và 2017. 3.3.3.5 Phương pháp phân tích thống kê mô tả Các nội dung nghiên cứu: hiện trạng canh tác nông nghiệp, lịch mùa vụ, hiệu quả vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi sau khi được thu thập từ phỏng vấn nông hộ sẽ được phân tích thống kê để ghi nhận các thông tin mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp canh tác, khai thác nguồn tài nguyên nước và khía cạnh quản lý nguồn tài nguyên nước mặt sẽ được mô tả dưới các dạng: sơ đồ hệ thống hoá, các biểu đồ, biểu bảng và trình bày phân tích chi tiết để cung cấp một cách đầy đủ và trực quan về từng nội dung nghiên cứu. Động thái mặn được sử dụng làm cơ sở cho các đánh giá về tác động đối với hệ thống canh tác ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Độ mặn được quan trắc tại các trạm trên địa bàn vùng nghiên cứu được thu thập và phân tích dưới các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và phân tích xu hướng là những kết quả phân tích chính của các yếu tố này. Số liệu độ mặn trong giai đoạn 2000 – 2016 được thu thập tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng. 3.4 Xử lý số liệu Các số liệu sau khi được thu thập, điều tra PRA, phỏng vấn cấu trúc nông hộ, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn nhóm và phân tích SWOT đã được tổng hợp, phân tích bằng các phương pháp: thống kê, so sánh, chồng lắp bản đồ dựa vào các công cụ EXCEL, GIS. 59 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc tính tài nguyên nước mặt và phân vùng sinh thái nông nghiệp 4.1.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt 4.1.1.1 Lượng mưa Lượng mưa là một yếu tố quyết định đến việc hình thành các vùng sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL. Chế độ mưa, sự phân bố mưa, độ sâu ngập, thời gian ngập lũ đã làm nên các đặc trưng của các vùng sinh thái nông nghiệp, quyết định đến sự phân bố hệ thống canh thác cũng như thời vụ gieo cấy, nuôi trồng của mỗi vùng. Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hằng năm có 2 mùa khô và mưa rõ rệt. Mưa thường bắt đầu vào khoảng tháng 5 sau đó lượng mưa tăng dần. Mưa đỉnh điểm vào tháng 9 sau đó giảm dần và kết thúc vào tháng 12. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau hầu như không có mưa. Tuy nhiên, đối với vùng ven biển của tỉnh, sự phân bố lượng mưa có sự khác biệt so với các khu vực nội địa. Tháng 10, 11 là tháng cao điểm của mùa mưa (trễ hơn nội địa 1 tháng). Mùa mưa cũng kết thúc trễ hơn (tháng 12 vẫn còn mưa trong khi các khu vực nội địa trong thời gian này đã dứt mưa hoàn toàn). Theo người dân địa phương thì những năm trước 2010, lượng mưa không có sự thay đổi nhiều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tuy nhiên, từ 2010 đến nay, hiện tượng mưa trái mùa xuất hiện nhiều, lượng mưa phân bố không đều trong mùa mưa (ở cả 2 vùng, đầu mùa mưa ít và mưa tập trung mưa nhiều vào tháng 8 - 10). Trong đó, đặc biệt trong năm 2010, có thời điểm mưa lớn, kéo dài liên tục trong khoảng 21 ngày trong tháng 9 gây tình trạng ngập úng cục bộ và làm ảnh hưởng đến năng suất lúa trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên. Theo Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng (2011), tổng lượng mưa năm 2010 cao hơn tổng lượng mưa năm 2009 là 472.3 mm và mùa mưa đến muộn hơn với đỉnh điểm vào tháng 10 (486.3 mm). Tuy nhiên, năm 2011, mùa mưa đến sớm và kết thúc sớm hơn so với năm 2009 và 2010 điều này gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân. 60 Kết quả thu thập số liệu thứ cấp về lượng mưa từ năm 2010 – 2015 tại trung tâm khí tượng thủy văn Sóc Trăng (Hình 4.1) cho thấy do nắng hạn kéo dài, mùa mưa đến trễ gây thiếu nước mặt ngọt sản xuất; đồng thời, vụ lúa bị gieo sạ muộn, ảnh hưởng đến vụ mùa sau đó. Ngược lại, lượng mưa trái mùa tăng đột ngột, làm ngập úng diện tích hoa màu, ruộng muối và thất thoát thủy sản ở huyện Vĩnh Châu. Bên cạnh đó, mưa trái mùa còn làm giảm độ mặn trong nước mặt, gây ảnh hưởng đến việc nuôi tôm nước mặt mặn ở Trần Đề, Mỹ Xuyên. Tuy nhiên, đối với những khu vực trồng lúa, hoa màu như Kế Sách, Châu Thành, Mỹ Tú, Long Phú...thì mưa trái mùa lại giúp giảm khô hạn kéo dài trong những tháng mùa khô. Hình 4.1: Lượng mưa bình quân hàng tháng từ 2010 – 2015 tại Sóc Trăng 4.1.1.2 Hệ thống sông kênh chi phối nguồn tài nguyên nước mặt Nước bị nhiễm mặn ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nước ngọt, nhất là hệ sinh thái nông nghiệp do hiện tượng sốc, độ mặn vượt quá khả năng chống chịu của các loài động thực vật. Khi đó diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh sẽ bị thu hẹp, năng xuất, chất lượng sản phẩm từ nông nghiệp giảm đáng kể, cơ cấu cây trồng sẽ khó thích ứng được những tác động bất thường của khí hậu, thời tiết. Vì thế, động thái nguồn tài nguyên nước mặt giữ vai trò quan trọng trong việc phân vùng sinh thái nông nghiệp. Hệ thống kênh rạch của tỉnh Sóc Trăng chịu tác động mạnh mẽ bởi chế độ thủy văn sông Hậu và thủy triều biển Đông. Nguồn nước ngọt cho việc canh tác được cung cấp từ sông Hậu (thông qua hệ thống kênh rạch chằng chịt) và từ Hậu Giang (thông qua kênh Phụng Hiệp). Nguồn nước mặn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nhận được từ sông Hậu, Bạc Liêu (thông qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp), sông Mỹ Thanh với nguồn nước mặn quanh năm và trực tiếp từ biển Đông. Dựa vào kết quả PRA và thu thập số liệu thứ cấp, tác giả đã xây dựng được hướng nước mặt trên hệ thống kênh chính của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 (Hình 4.2). 0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 L ư ợ n g m ư a (m m ) Tháng 2010 2012 2013 2014 2015 61 Hình 4.2: Hướng nước mặt trên hệ thống kênh chính của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 Vào mùa khô (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) khi nước từ thượng nguồn đổ về ít kết hợp với thủy triều lên làm cho nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Thời gian mặn bắt đầu từ tháng 1 và mặn nhất vào tháng 2 sau đó giảm dần và kết thúc vào tháng 4. Từ những năm 2000 trở lại đây, tình hình xâm nhập mặn tăng dần lên theo các năm cả về phạm vi và nồng độ mặn (huyện Kế Sách và Châu Thành). Năm 2013 là một ví dụ điển hình, nước mặn 3.8 - 4%o theo sông Hậu xâm nhập lên tới thị trấn Kế Sách. Nhằm gia tăng sản lượng lúa bằng cách mở rộng thêm vụ 3 vào các tháng mùa khô, một hệ thống đê biển dọc theo bờ biển Đông, đê bao ven sông (dọc sông Hậu và sông Mỹ Thanh), cùng với vô số đê nhỏ và cống ngăn mặn đã được phát triển. Các khu vực đã có hệ thống đê bao và cống ngăn mặn hoàn chỉnh nên tình trạng nhiễm mặn giảm xuống, một số khu vực không còn mặn (thuộc huyện Mỹ Tú). Vào mùa mưa, một số vùng thấp của huyện Ngã Năm, Châu Thành và Long Phú thường bị ngập. Nguyên nhân là do nước từ thượng nguồn đổ về kết hợp với thủy triều biển Đông. Ngoài ra, hiện tượng mưa lớn tập trung và kéo dài gây ngập một số địa phương của huyện Ngã Năm và Vĩnh Châu. 62 4.1.2 Hiện trạng sử dụng đất đai 4.1.2.1 Đặc tính đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Đặc tính đất không những chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt sử dụng cho tưới cũng như cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Kết quả PRA được sử dụng để kiểm chứng lại bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Sóc Trăng năm 2010 do chính quyền địa phương cung cấp cho thấy, đất đai trong tỉnh Sóc Trăng có hàm lượng sét cao, chứa nhiều chất hữu cơ. Do nằm trong vùng ảnh hưởng mặn, có nhiều vùng trũng, khó tiêu thoát, nên phần lớn đất đai bị nhiễm mặn và chua phèn. Diện tích đất mặn và phèn không những chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước mặt sử dụng cho tưới cũng như cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt (đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng là nguồn gốc gây ra nước mặt bị nhiễm phèn), đặc biệt là thời kỳ đầu mùa mưa. Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả đã xác định được các nhóm đất chính của tỉnh Sóc Trăng được trình bày ở Hình 4.3: (1) Nhóm đất phù sa: Có hàm lượng phù sa được bồi lắng bởi sông Hậu. Tập trung ở phía Đông Bắc của tỉnh thuộc địa bàn huyện Kế Sách, một phần phía Đông Nam huyện Châu Thành, phía Tây Bắc của huyện Long Phú và Tây Bắc của TP. Sóc Trăng. (2) Nhóm đất phèn: Tập trung chủ yếu ở vùng trũng phía Tây Bắc của tỉnh, bao gồm phần đất phèn hoạt động sâu trên toàn huyện Ngã Năm, phía Tây Bắc của các huyện Mỹ Tú và huyện Châu Thành, phía Tây Nam của huyện Kế Sách. (3) Nhóm đất mặn: Bao gồm các dạng đất mặn ít, mặn trung bình, mặn nhiều. Nhóm đất này chiếm khoảng 2/3 diện tích của toàn tỉnh. Hiện diện trên toàn huyện Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, huyện Cù Lao Dung, huyện Mỹ Xuyên và một phần của các huyện Long Phú, TP. Sóc Trăng, huyện Mỹ Tú, huyện Thạnh Trị. (4) Đất giồng cát: Là những dải đất nằm rải rác trên địa bàn các huyện Châu Thành, huyện Mỹ Xuyên, TP. Sóc Trăng và huyện Vĩnh Châu. Trong đó, các dải đất giồng cát này tập trung phần nhiều ở vùng ven biển của tỉnh (huyện Vĩnh Châu). (5) Đất khác: Bao gồm 2 vùng đất trên địa bàn xã Ba Trinh và Kế An của huyện Kế Sách và một phần phía Tây Bắc của huyện Thạnh Trị. Là vùng đất trước đây bị nhiễm phèn nhưng hiện nay nhờ có hệ thống công trình thủy lợi mà phèn đã được rửa. Theo người nông dân canh tác nơi đây thì đất không còn bị nhiễm phèn. 63 Hình 4.3: Thổ nhưỡng tỉnh Sóc Trăng 2013 4.1.2.2. Các kiểu sử dụng đất đai chính và lịch thời vụ Các kết quả có được từ thực hiện PRA và kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập tại địa phương cho thấy, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, kiểu sử dụng đất chính là canh tác lúa. Trong đó, có những nơi sản xuất lúa 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, lúa 3 vụ, 2 vụ lúa - 1 vụ tôm, 2 vụ lúa - 1 vụ cá và 2 vụ lúa - 1 vụ màu. Nhìn chung, lịch thời vụ giữa các huyện trong tỉnh không chênh lệch nhiều và được bố trí vào các khoảng thời gian thích hợp. Để tránh thời gian ngập và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nên những vùng ngoài đê và vùng trũng thường làm trễ hơn vùng trong đê và vùng gò 1 tháng. Dựa vào các kết quả nghiên cứu tác giả đã xây dựng được bản đồ sử dụng đất đai ở tỉnh Sóc Trăng (Hình 4.4). (1) Vùng canh tác 1 vụ lúa – tôm: Vụ tôm từ tháng 1 – tháng 7; vụ lúa từ tháng 8 – tháng 12. (2) Vùng canh tác 2 vụ lúa - cá: Vụ 1 (Hè - Thu): Từ tháng 5 – tháng 8; cuối tháng 8 là bắt đầu thả cá; vụ 2 (Xuân - Hè): Từ tháng 01 – tháng 04. (3) Vùng sản xuất 2 vụ lúa - tôm: Vụ 1 (Hè Thu): giữa tháng 5-cuối tháng 9; Vụ 2 (Đông - Xuân): cuối tháng 9-tháng 12; thời gian còn lại nuôi tôm. (4) Vùng canh tác 2 vụ lúa – 1 vụ màu: Vụ 1 (Hè - Thu): Từ tháng 4 – tháng 7; bắt đầu trồng màu; Vụ 2 (Xuân - Hè): Từ 12 – tháng 4. 64 (5) Vùng canh tác 3 vụ lúa: Vụ 1 (Hè - Thu): Từ tháng 4 – tháng 7; Vụ 2 (Đông - Xuân): Từ tháng 8 – tháng 11; Vụ 3 (Xuân - Hè): Từ tháng 12 – tháng 4. Hình 4.4: Sử dụng đất đai tỉnh Sóc Trăng năm 2013 4.2 Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng dựa trên sự thay đổi của tài nguyên nước mặt và đặc tính tự nhiên của tài nguyên đất Kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp có được thông qua tổng hợp các kết quả phân tích các yếu tố: đặc tính nguồn nước, sử dụng đất đai và thổ nhưỡng. Kết quả phân tích sau đó được gửi lấy ý kiến của chính quyền và người ra quyết định tại địa phương nghiên cứu như một hình thức để kiểm tra và chỉnh sửa. 4.2.1 Cơ sở phân vùng sinh thái nông nghiệp Việc phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng dựa trên cơ sở phân tích 03 yếu tố sau: (1) Đặc tính nguồn tài nguyên nước mặt theo không gian và thời gian. (2) Hệ thống sử dụng đất đai. (3) Điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh. 65 4.2.2 Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng được phân làm 3 vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau (Hình 4.5). Vùng 1: Bao gồm 6 tiểu vùng: 1a, 1b, 1c, 1d, 1e, 1f. Đây là các tiểu vùng nằm trong khu vực bị nhiễm mặn quanh năm, có diện tích 43.613,14 ha, chiếm gần 14,83% diện tích toàn tỉnh. Toàn bộ diện tích đất canh tác là đất mặn và đất giồng cát và nhìn chung cơ cấu sử dụng đất của toàn vùng là lúa - màu kết hợp với thủy sản mặn và một phần diện tích là trồng rừng, một phần nhỏ diện tích được sử dụng để làm muối. Vùng 2: Phân vùng này có diện tích khoảng 112.433,8 ha chiếm khoảng 38,23% diện tích của toàn tỉnh. Phân vùng 2 gồm 14 tiểu vùng: 2a, 2b, 2c, 2d, 2e, 2f, 2g, 2h, 2i, 2k, 2l, 2m, 2n, 2o. Nước ở các kênh rạch quanh năm có 06 tháng ngọt (từ khoảng đầu tháng 8 đến cuối tháng 1 năm sau) và các tháng còn lại trong năm thì nước mặn thay thế. Do ảnh hưởng của nồng độ mặn trong nước, và điều kiện đất khác dẫn đến hiện trạng canh tác chủ yếu hiện nay của vùng là lúa - màu kết hợp thủy sản nước lợ, một phần diện nhỏ tích trồng cây lâu năm và rừng. Vùng 3: Phân vùng 3 gồm 16 tiểu vùng: 3a, 3b, 3c, 3d, 3e, 3f, 3g, 3h, 3i, 3k, 3l, 3m, 3n, 3o, 3p, 3q; chiếm diện tích 432.147,5 ha, tương đương với 46,94% diện tích toàn tỉnh và nước ngọt tồn tại trong vùng quanh năm không bị mặn xâm nhập. Nhìn chung, với những điều kiện thuận lợi trên có thể nói đây là vùng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phù hợp với nhiều mô hình canh tác. Hiện tại trong vùng đang phát triển các mô hình như chuyên lúa, lúa kết hợp thủy sản ngọt, cây ăn quả, chuyên rau màu và một phần nhỏ diện tích được trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi. 66 Hình 4.5: Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2013 4.2.3 Mối quan hệ giữa phân vùng sinh thái nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp của địa phương Kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp cho thấy, tỉnh Sóc Trăng có 3 vùng sản xuất nông nghiệp là vùng mặn quanh năm, vùng mặn theo mùa, và vùng ngọt quanh năm. Hàng năm vào mùa khô, nước mặt thượng nguồn giảm mạnh dẫn đến mặn từ biển lấn sâu vào nội đồng theo các nhánh kênh rạch, sông Hậu làm gia tăng xâm nhập mặn. Mặn vào sâu trong nội đồng hơn, thời gian mặn kéo dài và có những diễn biến phức tạp, tạo ra những khó khăn mà ngành nông nghiệp của tỉnh phải đối mặt. Khi đó, diện tích sản xuất của vùng ngọt và ngọt hóa sẽ bị thu hẹp một cách đáng kể, diện tích vùng mặn sẽ tăng lên, đặc biệt tại các huyện ven biển Vĩnh Châu và huyện Trần Đề. Đây là một trong những yếu tố làm thay đổi điều kiện thổ nhưỡng quan trọng trong sản xuất. Nguồn nước mặt trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước mặt biển và nước mặt thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy, nước mặt trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô và vào mùa mưa nước mặt sông được ngọt hóa có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển thì bị nhiễm mặn quanh năm do đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặt mặn, lợ ở đây lại tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản. 67 Kết quả phân chia 36 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp (Phụ Lục 1) đã được phân chia dựa trên động thái tài nguyên nước mặt giúp cho việc bố trí phù hợp các hệ thống canh tác ở từng tiểu vùng. Kết quả này sẽ giúp cho việc quy hoạch, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên ở địa phương một cách hiệu quả và bền vững hơn. Các kết quả về động thái tài nguyên nước mặt ở từng đơn vị bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp cần được so sánh với nhu cầu nước mặt của những mô hình sản xuất nông nghiệp đặc trưng ở từng tiểu vùng để nhận ra được những hạn chế cũng như lợi thế về nguồn tài nguyên nước mặt. Từ đó, xác định các giải pháp cải thiện phù hợp. 4.3 Khái quát về các vùng dự án thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng Hệ thống thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng được phân chia thuộc 7 vùng dự án: vùng dự án Kế Sách, vùng dự án Quản Lộ Phụng Hiệp, vùng dự án Ba Rinh – Tà Liêm, vùn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phan_vung_sinh_thai_nong_nghiep_dua_tren_dong_thai_t.pdf
Tài liệu liên quan