Luận án Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam

Biên độ bán phá giá là khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường

của hàng hóa so với giá xuất khẩu vào Việt Nam[83, k 2 đ2]. Biên độ phá giá có thể

là một số tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm trên giá xuất khẩu. Về ý nghĩa, biên độ phá giá

là cơ sở duy nhất để kết luận hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá hay không và cho

thấy mức độ phá giá của hànghóa nhập khẩu

. Vì thế, biên độ phá giá được sử dụng làm căn c ứ tínhthuế chống bán phá giá.

Về nguyên tắc, cơ quan điều tra xác định biên độ phá giá riêng cho từng người bị

yêu cầu. Tuy nhiên, nếu vụ việc có số lượng người bị yêu cầu hoặc phạm vi hàng hóa

bị yêu cầu quá lớn, không thể tiến hành xác định biên độ phá giá riêng, cơ quan điều

tra có thể giới hạn phạm vi điều tra để xác định biên độ phá giá riêng đối với một số

người bị yêu cầu hoặc hàng hóa bị yêucầu. Biên độ bán phá giá áp dụng cho người bị

yêu cầu không được điều tra là biên độ bán phá giá bình quân gia quyền áp dụng cho

người bị yêu cầu được chọn để xác định biên độ bán phá giá riêng

pdf214 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dẫn các nước chưa có kinh nghiệm xây dựng pháp luật bằng việc đặt ra những nguyên tắc pháp lý tiến bộ, hiện đại. Mặt khác, nó còn là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên khi có những nghi ngờ về việc lạm dụng pháp luật chống bán phá giá xâm hại đến tự do thương mại và là cơ sở để đánh giá sự tương thích của pháp luật quốc gia với chuẩn mực pháp lý của thị trường chung. Một khi bị kết luận là không 105 phù hợp với những nguyên tắc của ADA, các quy định về thủ tục giải quyết vụ việc trong pháp luật của các nước phải được sửa đổi, cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia buộc phải hủy bỏ những phán quyến đã ban hành. Thậm chí, các biện pháp trả đũa có thể được cho phép áp dụng. Ngoài ra, ADA chỉ thiết kế khung pháp lý với những nguyên tắc cơ bản cho thủ tục giải quyết vụ việc. Các nước được quyền thiết kế cho riêng mình quy trình cụ thể cho việc điều tra, xử lý theo đặc thù riêng về trình độ phát triển kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước…. Tình trạng này đã tạo ra nhiều xu hướng pháp luật với các đặc trưng riêng biệt về cách thức tổ chức bộ máy thực thi pháp luật; trình tự của các hoạt động điều tra, xử lý vụ việc; cách thức tính thuế chống bán phá giá… của từng quốc gia. Thứ năm, kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật chống bán phá giá có những tác động lớn đến nội dung của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc. Nghiên cứu pháp luật của các nước có bề dày kinh nghiệm như Canađa, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… cho thấy, quy trình điều tra, xử lý vụ việc được thiết kế khá hoàn hảo bằng các đạo luật và những hướng dẫn thực thi của cơ quan có thẩm quyền. Từng hành động của cán bộ điều tra, xử lý và những công cụ được sử dụng được dự liệu chi tiết trong các văn bản hướng dẫn hoặc giải thích pháp luật. Tác động của những yếu tố trên đã buộc nhà làm luật phải xây dựng quy trình tố tụng riêng áp dụng cho các vụ việc chống bán phá giá. Thủ tục điều tra và xử lý vụ việc không là quá trình điều tra hành vi vi phạm pháp luật để áp dụng các chế tài pháp lý đối với người vi phạm và cũng không là tố tụng giải quyết các tranh chấp dân sự - kinh tế thuần túy. Thủ tục giải quyết các vụ việc chống bán phá giá đơn thuần là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền, của các bên liên quan nhằm xác định các căn cứ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị nghi ngờ đã bán phá giá vào Việt Nam. Do đó, nội dung của chế định pháp luật này bao gồm: - Các quy định về hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: quy định về căn cứ và thẩm quyền ra quyết định điều tra, nội dung và các giai đoạn điều tra; - Các quy định về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu; - Quy định về thủ tục rà soát việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. 3.1. THỦ TỤC ĐIỀU TRA VỤ VIỆC CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 3.1.1. Việc ra quyết định điều tra theo pháp lệnh chống bán phá giá 3.1.1.1. Các căn cứ tiến hành điều tra 106 Điều 8 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định hai trường hợp để cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ việc là: (i) điều tra theo yêu cầu của ngành sản xuất trong nước; và (ii) điều tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương. a. Điều tra theo yêu cầu của ngành sản xuất trong nước Theo Pháp lệnh chống bán phá giá, khi có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền chỉ ra quyết định điều tra nếu thỏa mãn hai điều kiện sau: Điều kiện 1: người yêu cầu phải là tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước, bao gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất hàng hóa nội địa (gọi tắt là DN trong nước) hoặc đại diện của họ36 [83, Điểm a k1 đ 8]. Cách tiếp cận của PLVN về đối tượng có quyền nộp hồ sơ yêu cầu tương tự với pháp luật của WTO. Tuy nhiên, ADA còn ghi nhận khả năng mở rộng đối tượng yêu cầu bằng quy định các nước thành viên nhận thức được rằng tại lãnh thổ của một số thành viên nhất định, nhân công của các nhà sản xuất trong nước làm các sản phẩm tương tự hoặc đại diện của các nhân công này có thể tự nộp đơn yêu cầu hoặc ủng hộ đơn yêu cầu điều tra [39, ghi chú số 14 đ 5.4]. Trên tinh thần đó, Pháp luật Hoa Kỳ cho phép các nghiệp đoàn của người lao động trong các ngành sản xuất nội địa được quyền nộp đơn yêu cầu điều tra vụ việc chống bán phá giá [92, tr 1]. Quy định này được lý giải từ quan niệm hành vi bán phá giá không chỉ gây thiệt hại hoặc đe dọa đến quyền lợi của nhà sản xuất trong nước mà còn tạo ra nguy cơ mất việc làm hoặc suy giảm thu nhập cho người lao động trong ngành hàng đó. Mặt khác, với địa vị bình đẳng với giới quản lý nên quyền đại diện cho ngành sản xuất của người lao động được pháp luật ghi nhận như một quyền mặc nhiên [47, tr 364]. Pháp lệnh chống bán phá giá chỉ quy định tổ chức công đoàn hoặc các tổ chức khác đại diện cho quyền lợi của người lao động trong ngành sản xuất trong nước tham gia vào vụ việc chống bán phá giá với tư cách là người liên quan mà chưa cho phép họ được quyền nộp hồ sơ yêu cầu [83, k 7 đ 11] [19, đ 17]. Người nộp hồ sơ yêu cầu phải đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Tư cách đại diện được cấu thành khi đáp ứng đủ hai yêu cầu: - Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá do người yêu cầu sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của 36 Tổ chức đại diện cho nhà sản xuất chỉ có thể là hiệp hội ngành hàng trong nước với điều kiện hiệp hội đó đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá tương tự. Trong trường hợp này, ngoài việc xác định tính tương tự của các loại hàng hóa có liên quan, cơ quan có thẩm quyền cần thẩm tra tư cách đại diện theo số lượng DN là thành viên của hiệp hội trên tổng số lượng DN của toàn ngành hàng trong nước. 107 ngành sản xuất trong nước (còn gọi là quy tắc 25%). Quy tắc này được tính toán theo tỷ trọng sản lượng (khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa) của một DN hoặc tổng sản lượng của nhiều DN tham gia liên danh nộp đơn trên tổng sản lượng của toàn ngành. - Khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá do họ sản xuất hoặc đại diện và của các DN trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của các DN trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (còn gọi là quy tắc 50%). Quy tắc 50% được tính toán trên tổng sản lượng của các DN bày tỏ quan điểm về đơn yêu cầu (bao gồm các DN phản đối và ủng hộ đơn yêu cầu). Một khi sản lượng của các DN nộp hồ sơ và các DN ủng hộ lớn hơn sản lượng của các DN phản đối đơn kiện thì quy tắc này được thỏa mãn và ngược lại37. Về việc xác định tư cách đại diện của người yêu cầu, còn một số vấn đề PLVN chưa giải quyết: Một là, cơ sở để thẩm định quy tắc 25% và quy tắc 50% là sản lượng của người yêu cầu và tổng sản lượng của ngành sản xuất trong nước. Trong khi đó, pháp luật quy định ngành sản xuất trong nước không cần bao gồm tất cả nhà sản xuất hàng hóa tương tự mà có thể chỉ là tập hợp các nhà sản xuật hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu (lớn hơn 50%) tổng sản lượng hàng hóa được sản xuất trong nước trừ những nhà sản xuất có quan hệ liên kết…. Vấn đề đặt ra là quy định trên có được sử dụng để xác định quy tắc 25%, 50% hay không. Nếu sử dụng, tổng sản lượng của ngành sản xuất trong nước sẽ chỉ bao gồm sản lượng của các DN đã được xác định thuộc phạm vi ngành sản xuất trong nước. Ngược lại, các quy tắc trên được tính trên tổng sản lượng của hàng hóa được sản xuất trong nước (tất cả nhà sản xuất). PLVN chưa có quy định về vấn đề này. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, các cơ quan thực thi pháp luật luôn phân biệt nguyên tắc phần lớn (chiếm tỷ lệ chủ yếu) khi xác định thiệt hại và các quy tắc 25%, 50% khi tính toán tỷ lệ đại diện. Theo hướng dẫn của Cục Quản lý mậu biên Canađa, khái niệm ngành sản xuất trong nước chỉ được sử dụng để điều tra về thiệt hại. Nếu các nhà sản xuất bị thiệt hại chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa sản xuất trong nước (các DN còn lại không bị thiệt hại chỉ là thiểu số) thì kết luận ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại và ngược lại. Khi xác định tư cách đại diện để nộp hồ sơ yêu cầu, tổng sản lượng sẽ là tổng sản lượng hàng hóa tương tự được sản 37 Sản lượng của các DN không thể hiện quan điểm (không ủng hộ và không phản đối hồ sơ yếu cầu sẽ không được sử dụng để xác định quy tắc 50%. 108 xuất trong nước (bao gồm tất cả DN nội địa sản xuất hàng hóa tương tự) [27, tr 96]. Cách giải quyết của Canađa cần được xem là kinh nghiệm cho Việt Nam khi hoàn thiện pháp luật. Hai là, việc xác định tổng sản lượng của ngành sản xuất trong nước không dễ dàng nếu ngành sản xuất ở tình trạng phân tán bởi số lượng DN quá lớn. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra khó xác định chính xác số lượng DN, thu thập số liệu chính xác về sản lượng của từng DN, thu thập ý kiến ủng hộ hay phản đối hồ sơ yêu cầu của DN…. Để giải quyết, ADA cho phép các nước thành viên sử dụng kỹ thuật chọn mẫu điều tra để quyết định mức độ ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu [39, ghi chú số 13 đ 5.4]. Phương pháp chọn mẫu đang được sử dụng ở hầu hết các nước phát triển [54, tr 27]. Ba là, Pháp lệnh chống bán phá giá chưa có quy định để xử lý trường hợp các DN trong nước sản xuất hàng hóa tương tự để xuất khẩu hoặc nhằm sử dụng nội bộ (sử dụng trong nội bộ nhà sản xuất và các DN liên quan hoặc để sản xuất sản phẩm khác) bày tỏ quan điểm về hồ sơ yêu cầu. Về vấn đề này, Cục Quản lý mậu biên của Canađa cho rằng DN trong nước sản xuất hàng hóa tương tự để xuất khẩu có rất ít lợi ích trên thị trường nội địa và hàng hóa được sản xuất để sử dụng nội bộ không được tiêu thụ theo đúng nghĩa của nó, trừ trường hợp hàng hóa được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác tiêu thụ trên thị trường trong nước. Vì thế, DN thuộc hai trường hợp trên không thuộc phạm vi của ngành sản xuất trong nước để xác định quy tắc 25% và quy tắc 50% [27, tr 94-95]. Từ kinh nghiệm này, chúng tôi cho rằng, PLVN nên quy định loại trừ các DN trong nước sản xuất sản phẩm tương tự chỉ để sử dụng nội bộ ra khỏi phạm vi được bày tỏ quan điểm về hồ sơ yêu cầu. Bốn là, về việc chứng minh và thẩm tra tư cách đại diện, PLVN quy định cơ quan điều tra có trách nhiệm xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ; người yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin mô tả khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá [83, đ 9] [19, k2 đ 19]. Vấn đề được đặt ra là pháp luật cần định rõ giá trị pháp lý của các nguồn thông tin có thể sử dụng và quyền hạn của cơ quan điều tra trong việc thu thập, xử lý thông tin. Pháp luật của Việt Nam và các nước chỉ quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của các bên liên quan theo yêu cầu của 109 cơ quan điều tra38. Tuy nhiên, tại các quốc gia có nhiều kinh nghiệm, cơ quan điều tra đã ban hành những hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Điển hình là các hướng dẫn của Cục Quản lý mậu biên Canađa, theo đó, quyền chứng minh về tư cách đại diện được trao cho người nộp hồ sơ yêu cầu. Nếu họ cung cấp đủ bằng chứng về tư cách đại diện, cơ quan điều tra chỉ thẩm tra lại tính chính xác của các thông tin đó. Trường hợp người yêu cầu không thể thu thập đủ tỷ lệ ủng hộ cần thiết để có tư cách đại diện nhưng không muốn cơ quan điều tra thu thập thì có thể rút đơn yêu cầu. Nếu không rút đơn yêu cầu, mặc nhiên cơ quan điều tra sẽ tiến hành thu thập thông tin về ngành sản xuất trong nước, về quan điểm của các nhà sản xuất còn lại…. Vì các nguồn thông tin được sử dụng rất đa dạng nên pháp luật không quy định cụ thể về các tiêu chí xác định tính hợp lệ của các nguồn thông tin. Cục Quản lý mậu biên Canađa có toàn quyền sử dụng các biện pháp họ cho là hợp lý để thu thập và xử lý thông tin và đưa ra quyết định về tư cách của người yêu cầu. Bên cạnh đó, cơ quan này luôn nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước khác như Bộ Công nghiệp và cơ quan hải quan…. Bộ Công nghiệp Canađa có thể cung cấp cho cơ quan điều tra danh bạ DN từ hệ thống tìm kiếm cơ hội kinh doanh (viết tắt là BOSS) với các thông tin cơ bản được chia theo ngành nghề kinh doanh, về doanh số, sản phẩm…; Cơ quan hải quan có thể sử dụng Hệ thống dữ liệu thương mại hải quan (viết tắt là CCS) thông qua Tiện ích quản lý thu thập thông tin (viết tắt là FIRM) để cung cấp các thông tin về nhập khẩu và những tổ chức, cá nhân trong nước có liên quan đến việc nhập khẩu. Những thông tin thu thập được cần được sàng lọc do quan niệm về ngành sản xuất nội địa theo sản phẩm luôn khác với cách phân chia theo lĩnh vực hoạt động hay theo dòng sản phẩm mà những công cụ nói trên sử dụng. Ngay cả khi các thông tin thu thập đầy đủ, các nước luôn chấp nhận một thực tế là kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền có thể không chính xác tuyệt đối [27, tr 77-84]. Điều kiện 2: hồ sơ yêu cầu phải hợp lệ. Theo PLVN và WTO, một hồ sơ yêu cầu được coi là hợp lệ khi chúng bao gồm các lập luận và các bằng chứng về sự cần thiết phải điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu; các bằng chứng ban đầu về tư cách của người yêu cầu, đối tượng bị yêu cầu, việc bán phá giá, dự tính về biên độ phá giá, thiệt hại hoặc nguy cơ đe dọa thiệt 38 Trong giai đoạn nộp hồ sơ, các bên liên quan chỉ là tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu. Chỉ sau khi bắt đầu điều tra, bên liên quan được mở rộng bao gồm bên bị yêu cầu, hiệp hội ngành hàng trong nước và nước ngoài, người lao động, đại diện người tiêu dùng…. ; xem thêm điều 15, điều 17 Nghị định 90/2005/NĐ-CP và Cơ quan Phát triển quốc tế Canađa, Bộ Công thương Việt Nam, Sổ tay pháp luật chống bán phá giá, chống trợ cấp Canađa, Hà Nội, 2007, tr 81. 110 hại cho ngành sản xuất trong nước, quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại vật chất…. Mọi khẳng định mà không có bằng chứng xác đáng sẽ không được coi là hợp lệ [19, đ 18] [39, đ 5.2] [83, đ 9]. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra phải thông báo cho người nộp hồ sơ để bổ sung. Thời hạn bổ sung là 30 ngày, kể từ ngày người yêu cầu nhận được thông báo [83, k1,2 đ 10]. Về nguyên tắc, pháp luật WTO và các nước yêu cầu cơ quan điều tra không công bố hồ sơ yêu cầu trước khi có quyết định điều tra trừ việc thông báo cho Chính phủ của nước thành viên xuất khẩu hàng hóa có liên quan sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ và trước khi bắt đầu điều tra [39, đ 5.5] [46, k5 đ 5]. PLVN đã tiếp thu không trọn vẹn quy định trên. Theo đó, Pháp lệnh không đề cập đến trách nhiệm giữ kín thông tin về hồ sơ yêu cầu mà chỉ quy định trước khi Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định điều tra, cơ quan điều tra phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu về các quy định chống bán phá giá của Việt Nam [83, k3 đ 10]. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Nội dung thẩm định hồ sơ bao gồm: (1) xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ; (2) xác định bằng chứng về việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [19, đ 19]. Có thể thấy rằng, PLVN quy định khá đơn giản về nội dung thẩm tra mà chưa đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với bằng chứng được cung cấp. Pháp luật của WTO và các nước có những quy định khá chi tiết về vấn đề này trên nguyên tắc việc điều tra chỉ bắt đầu khi người yêu cầu thuyết phục được cơ quan có thẩm quyền về sự cấp thiết phải tiến hành vụ việc chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Điều 5.5 ADA quy định các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng chứng được đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định liệu đã có được các bằng chứng đầy đủ để bắt đầu quá trình điều tra hay không39. Tiếp thu quy định này, Pháp luật của Hoa Kỳ, Canađa, EU… đòi hỏi hồ sơ yêu cầu phải cung cấp những chứng cứ cần thiết trong khả năng của người yêu cầu để chứng minh về việc bán phá giá, thiệt hại vật chất và quan hệ nhân quả. Quy định này đã kết hợp giữa trách nhiệm và khả năng của người đưa ra yêu cầu, theo đó quyết định điều tra chỉ được ban hành dựa trên những thông tin thực sự quan trọng, song không được tạo gánh nặng vượt quá khả 39 Có thể tìm thấy các quy định tương tự tại Khoản 3 và 7 Điều 5 Luật chống bán phá giá của EU, theo đó, đơn khiếu nại có thể bị bác bỏ trong trường hợp không có chứng cứ đầy đủ về việc bán phá giá hay thiệt hại mà chứng tỏ rằng cần thiết phải tiếp tục tiến hành vụ việc đó. 111 năng của người yêu cầu trong việc thu thập chứng cứ để không làm nghiêm trọng hơn thiệt hại do sự trì hoãn điều tra gây ra [27, tr 88]. Tùy theo nội dung điều tra mà những đòi hỏi về mức độ xác thực của chứng cứ sẽ khác nhau. Các thông tin về việc bán phá giá như số liệu về số lượng và giá bán hàng hóa tương tự tại nước xuất khẩu, giá xuất khẩu… không cần đầy đủ và chính xác tuyệt đối do các DN nội địa không đủ phương tiện và điều kiện để thu thập. Trong khi đó, mức độ đòi hỏi đối với chứng cứ về thiệt hại vật chất cao hơn do người yêu cầu là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ việc bán phá giá [92, tr 2]. b. Điều tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương Theo Pháp lệnh chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công thương có thể ra quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hoá gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước dù không có người yêu cầu hoặc người yêu cầu không đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước [19, đ 20] [83, k2 đ 8]. Trong trường hợp này, vụ việc được khởi đầu bằng việc Bộ trưởng ra quyết định giao cho cơ quan điều tra lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thời hạn lập hồ sơ là 6 tháng kể từ ngày ký quyết định giao cơ quan điều tra lập hồ sơ. Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa quy định thế nào là có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Pháp luật của WTO và các nước phát triển cũng trong tình trạng tương tự [39, đ 5.6] [46, k5 đ 5]. Do đó, cơ quan có thẩm quyền có quyền đơn phương, chủ động trong việc thu thập, phân tích và ra quyết định điều tra. 3.1.1.2. Thẩm quyền ra quyết định điều tra Theo Pháp lệnh chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công thương có thẩm quyền quyết định điều tra vụ việc. Thời hạn ra quyết định điều tra trong trường hợp có người yêu cầu là 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (có thể gia hạn không quá 30 ngày). Trường hợp Bộ trưởng tự ra quyết định điều tra, pháp luật chỉ quy định về thời hạn lập hồ sơ mà chưa quy định về thời hạn ra quyết định điều tra. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra thông báo quyết định điều tra cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các nhà sản xuất, xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và công bố cho các bên liên quan khác [83, k5 đ 10]. Quyết định điều tra khởi đầu cho quá trình thu thập, thẩm tra bằng chứng để xác định có hay không việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam và thiệt hại vật 112 chất mà ngành sản xuất đang hoặc có nguy cơ phải gánh chịu. Vì thế, quyết định này không là cơ sở pháp lý để ngăn trở việc thông quan của hàng hóa bị điều tra [39, đ 5.9]. Căn cứ Khoản 4, 6 Điều 10 Pháp lệnh chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công thương không ra quyết định điều tra trong các trường hợp sau: (i) không có bằng chứng về việc bán phá giá hoặc thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước; (ii) người yêu cầu không đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước; (iii) người yêu cầu rút hồ sơ. Pháp luật chưa quy định chi tiết quy trình cho việc không ra quyết định điều tra. Thực trạng này có thể gây ra những lúng túng cho cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức thực thi pháp luật. 3.1.2. Điều tra vụ việc chống bán phá giá 3.1.2.1. Nội dung điều tra Theo Pháp lệnh chống bán phá giá, nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm: xác định hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá; xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [83, đ 12]. Về nguyên tắc, cơ quan điều tra phải tiến hành xác định biên độ phá giá riêng cho từng người bị yêu cầu trong vụ việc chống bán phá giá [19, k1 đ 25]. Như vậy, việc điều tra được tiến hành đối với toàn bộ DN xuất khẩu hàng hóa thuộc diện bị điều tra. Cơ quan điều tra sử dụng số liệu của từng DN để tính giá thông thường, giá xuất khẩu và biên độ phá giá riêng. Tuy nhiên, trường hợp số lượng DN hoặc hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá quá lớn, cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra để xác định biên độ phá giá riêng đối với một số DN hoặc một số hàng hóa nhất định. Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thống kê phù hợp trên cơ sở khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được sản xuất, xuất khẩu vào Việt Nam bởi người bị yêu cầu hoặc các thông tin mà cơ quan điều tra có được tại thời điểm chọn mẫu; cơ quan điều tra có thể tiến hành các tham vấn cần thiết với người bị yêu cầu, các nhà nhập khẩu liên quan đến việc chọn mẫu và phải có sự đồng ý của người bị yêu cầu này về việc chọn mẫu [19, k2 đ 25]. Hệ quả của quy định này là việc điều tra chỉ giới hạn đối với các DN hoặc hàng hóa được lựa chọn. Việc thu thập, xử lý thông tin và tính toán biên độ phá giá sẽ tập trung vào các mẫu được chọn. Các DN còn lại có quyền tự nguyện cung cấp thông tin song việc sử dụng các thông tin đó phụ thuộc vào năng lực thực tế của cơ quan điều tra. Về vấn đề này, các quy định trong PLVN 113 hoàn toàn tương đồng với pháp luật của WTO và các nước. Tuy nhiên, còn một số nội dung chưa được pháp luật làm rõ có thể ảnh hưởng đến sự minh bạch và tính công bằng trong việc chọn mẫu điều tra như chưa dự liệu về các phương pháp có thể được sử dụng; tiêu chuẩn để chọn mẫu điều tra, thế nào là mẫu thống kê phù hợp, thời điểm ra quyết định chọn mẫu.... Kinh nghiệm của Canađa cho thấy, đối với từng nhà xuất khẩu, đối với từng quốc gia, việc lựa chọn mẫu hàng hóa được thực hiện theo đặc điểm vụ việc trên nguyên tắc hàng hóa, DN được lựa chọn phải đại diện cho tỷ lệ phần trăm lớn nhất làm cơ sở hợp lý cho việc điều tra. Mức đại diện được xác định là 60% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ 60% chỉ là mục tiêu nên trong những tình huống cụ thể, tỷ lệ được Cục Quản lý mậu biên Canađa sử dụng có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Giá trị thống kê được Luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt của Canađa xác định từ mức tin cậy, độ lệch chuẩn của mẫu và sẽ được quyết định theo từng vụ việc cụ thể. Về thời điểm công bố danh sách chọn mẫu, dù pháp luật không quy định, song trong thực tế việc công bố danh sách mẫu điều tra được lựa chọn được thực hiện cùng với thông báo về quyết định điều tra. Điều này được lý giải từ nhu cầu đảm bảo khung thời gian pháp lý của cuộc điều tra. Trong giai đoạn điều tra, nếu các bên đưa ra được các thông tin quan trọng để chứng minh việc chọn mẫu không chính xác, cơ quan điều tra của Canađa vẫn có thể thay đổi thành phần chọn mẫu trước khi có quyết định cuối cùng [27, tr 169-171]. Để tính giá thông thường, giá xuất khẩu và xác định thiệt hại, cơ quan điều tra cần ấn định về thời kỳ điều tra40. Thời kỳ điều tra được hiểu là khoảng thời gian diễn ra các hoạt động nhập khẩu hàng hóa bị nghi ngờ là bán phá giá làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tính toán biên độ bán phá giá, thiệt hại cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này41 [61, tr 33]. Pháp lệnh chống bán phá giá không trực tiếp quy định về thời kỳ điều tra. Tuy nhiên Điểm c, d, đ Khoản 1 Điều 9 có đề cập đến vấn đề này khi quy định về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo đó, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải mô tả khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước trong thời hạn 12 tháng 40 Có tài liệu gọi là giai đoạn điều tra, viết tắt là POI - period of investigation. 41 Cần phân biệt thời kỳ điều tra với thời hạn điều tra. Thời hạn điều tra là khoảng thời gian diễn ra hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Thời hạn điều tra bắt đầu từ khi có quyết định điều tra và kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra kết luận điều tra chính thức. Trong khi đó, thời kỳ điều t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan