MỤ LỤ
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔN QUAN TÌN HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG
LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐỀN LUẬN ÁN. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản liên quan đến luận án . 9
1.2. Các vấn đề đã được nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 29
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm cơ bản được sử
dụng trong luận án. 32
Chương 2: PHÁP NHÂN TÔN GIÁO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC T ỄN . 41
2.1. Tôn giáo và sự cần thiết của pháp nhân tôn giáo. 41
2.2. Pháp nhân tôn giáo cụ thể của một số nước trên thế giới . 52
2.3. Tôn giáo và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. 63
Chương 3: CÔN NHẬN PHÁP NHÂN TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM. 74
3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề pháp nhân tôn giáo . 74
3.2. Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới. 83
3.3. Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - trước pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo (1990-2004) . 91
3.4. Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - sau pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo (2004-2020) . 107
Chương 4: CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO, NHỮN VẤN
ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM. 117
4.1. Những chuyến biến đời sống tôn giáo và công tác quản lý nhà nước
sau công nhận pháp nhân tôn giáo . 117
4.2. Những vấn đề đặt ra liên quan đến pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam. 126
4.3. Những khuyến nghị liên quan đến pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam. 133iii
KẾT LUẬN . 142
168 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của nước ta” (Điều 1) [8].
Nghị định 258-TTg quy định hai bước trong quá trình lập hội: trù bị và
chính thức. Cụ thể bước một: Muốn lập hội trước hết phải xin phép trù bị việc
lập hội. Đơn xin phép phải ghi rõ: ý kiến trù bị về tên, tôn chỉ, mục đích của
hội; ý kiến trù bị về phạm vi hoạt động của hội; nơi tạm thời dùng làm chỗ
hội họp; ước lượng thời gian trù bị. Đồng thời: “Phải gửi kèm theo đơn ba bản
dự thảo điều lệ của hội, danh sách và lý lịch sơ lược của những người sáng lập
và những giấy chứng nhận các người ấy có đủ quyền công dân và không
đương bị truy tố trước pháp luật” (Điều 3) [8].
Bước hai chính thức là: Đơn xin phép chính thức thành lập hội phải kê
rõ: tên hội; tôn chỉ mục đích; phạm vi hoạt động; nơi đặt trụ sở; nơi đặt các
chi nhánh; số lượng hội viên đã tập hợp được; nguồn gốc tài sản, kinh phí;
chương trình hoạt động. Đồng thời: “Phải gửi kèm theo đơn ba bản điều lệ
của hội danh sách và lý lịch sơ lược của những người sáng lập và những
người được đề cử vào Ban chấp hành” (Điều 6) [8]. Luật Lập hội cũng quy
75
định chi tiết nội dung điều lệ của các hội muốn thành lập. Và tất nhiên, sau
khi các hội thành lập phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận
mới được phép hoạt động. Luật lập hội và Nghị định hướng dẫn có hiệu lực
đến khi Luật Dân sự ban hành năm 2003.
Quy định về việc lập hội như trên là khá rõ ràng, nhưng vì nhiều lý do,
ở miền Bắc trước năm 1975 và cả nước sau năm 1975, việc thành lập hội
cũng dè dặt. Riêng với vấn đề tôn giáo, việc lập và công nhận tổ chức tôn giáo
tùy theo yêu cầu cụ thể. Đặc biệt, ở Việt Nam dưới chế độ xã hội xã hội chủ
nghĩa thời kỳ trước đổi mới không dùng khái niệm pháp nhân. Mãi đến năm
2003, việc công nhận tư cách pháp nhân mới chính thức được luật hóa qua
Luật Dân sự năm 2003. Sau 12 năm thực hiện, năm 2015, Quốc hội khóa XII
đã điều chỉnh bổ sung gọi là Luật Dân sự năm 2015.
Luật Dân sự 2003 có hai điều nói về pháp nhân. Cụ thể: Một tổ chức được
công nhận là pháp nhân khi có đủ ba điều kiện sau đây: (1) Được thành lập hợp
pháp; Có sơ cấu tổ chức chặt chẽ; (2) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức
khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (3) Nhân danh mình tham gia các quan
hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 84) [32]. Sau khi đưa ra điều kiện được
công nhận pháp nhân, Luật Dân sự 2003 chỉ ra các loại pháp nhân. Cụ thể: (1)
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; (2) Tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội; (3) Tổ chức kinh tế; (4) Tổ chức chính trị nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; (5) Quỹ xã hội, quỹ xã hội nghề nghiệp; (6)
Các tổ chức khác có đủ điều kiện tại điều 84 của bộ luật này (Điều 100) [32].
Như vậy, từ năm 2003, ở Việt Nam mới chính thức đưa vào pháp luật
việc công nhận pháp nhân với những điều kiện pháp nhân cụ thể và với các
pháp nhân cụ thể. Tôn giáo là một trong những tồn tại cần thiết có sự công
nhận của pháp luật về tổ chức, nhưng không được trở thành một loại pháp
nhân cụ thể. Mặc dù có để mở: “Các tổ chức khác có đủ điều kiện tại điều 84
của bộ luật này” nhưng đối với tôn giáo là vấn đề nhạy cảm nên trên thực tế
hầu như không nằm trong sự điều chỉnh của Luật Dân sự 2003.
76
Sau một thời gian thực hiện, Luật Dân sự sửa đổi năm 2015 (gọi chung
là Luật Dân sự năm 2015), quy định rõ hơn về pháp nhân. Luật Dân sự năm
2015 quy định điều kiện để được công nhận pháp nhân: (1) Được thành lập
theo quy định của Bộ luật này, các luật khác có liên quan; (2) Có cơ cấu tổ
chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; (3) Có tài sản độc lập với cá
nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (4) Nhân
danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Luật Dân sự năm
2015 đinh rõ pháp nhân gồm hai loại: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi
thương mại. Cụ thể về pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính
là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên; Pháp nhân
thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; Việc thành
lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy
định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có
liên quan. Cụ thể về pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục
tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân
chia cho các thành viên; pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác; việc thành
lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo
quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định
khác của pháp luật có liên quan [33].
Luật Dân sự năm 2015 là quy định về của Điều lệ (hiến chương) của
pháp nhân - một yếu tố của việc công nhận pháp nhân; về trụ sở và việc thay
đổi trụ sở; về tài sản của pháp nhân; về chi nhánh, văn phòng đại diện của
pháp nhân, về đại diện của pháp nhân; về năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân, về hợp nhất pháp nhân, về sáp nhập pháp nhân, về tách pháp nhân, về
chuyển đổi hình thức của pháp nhân, về giải thể pháp nhân, về thanh toán tài
sản của pháp nhân bị giải thể; về trách nhiệm dân sự của pháp nhân, [33].
77
Như vậy, Luật Dân sự năm 2015 đã quy định rất cụ thể về pháp nhân,
công nhận pháp nhân, theo đó, tạo điều kiện cho công nhân pháp nhân tôn
giáo qua hai bước: đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
3.1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về pháp nhân tôn giáo qua
việc đăng ký, công nhận tổ chức tôn giáo
Vì nhiều lý do, trước đổi mới và cả sau khi đổi mới một thời gian dài,
pháp luật Việt Nam không đề cập đến vấn đề pháp nhân tôn giáo. Cùng với
đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội, là đổi mới về chính sách tôn giáo, một
trong những vấn đề quan trọng và cấp bách và việc xem xét bình thường hóa
hoạt động về tổ chức của các tôn giáo, tức là công nhận địa vị pháp lý về mặt
tổ chức của tôn giáo. Phải đến pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 mới
chính thức quy định công nhận tổ chức tôn giáo với hai giai đoạn: đăng ký và
công nhận tổ chức tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 chính thức
sử dụng mệnh đề: Pháp nhân tôn giáo và việc công nhận pháp nhân tôn giáo
thuộc pháp nhân phi thương mại vẫn qua hai quá trình: đăng ký hoạt động và
công nhận tổ chức tôn giáo. Sau đây là việc đăng ký và công nhận tổ chức tổ
chức tôn giáo theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016).
- Việc đăng ký hoạt động tôn giáo. Theo Luật lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo
(2016), pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam trải qua hai giai đoạn: đăng ký hoạt động
tôn giáo và công nhận tổ chức tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định
cụ thể điều kiện đăng ký hoạt động tôn giáo của một tổ chức tôn giáo. Cụ thể: (1)
có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; (2) có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không
trái với quy định của pháp luật; (3) Tên của tổ chức không trùng với tên các tổ
chức tôn giáo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ
chức chính trị - xã hội hoặc tên các danh nhân, anh hùng dân tộc; (4) người đại
diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh
vực tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo
78
quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; nội dung hoạt động tôn giáo không
thuộc các hành vi bị nghiêm cấm (theo Điều 18) [117, tr.19].
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký của
tổ chức tôn giáo gồm: (1) văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức, tên tôn giáo,
tôn chỉ, mục đích, nội dung, địa bàn hoạt động, nguồn gốc hình thành, quá
trình phát triển ở Việt Nam, họ và tên người đại diện tổ chức, số lượng người
tin theo, địa điểm dự kiến đặt trụ sở; (2) danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý
lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo cua người đại diện và
những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; (3) bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ
nghi; (3) quy chế hoạt động của tổ chức; (4) giấy tờ chứng minh có địa điểm
hợp pháp để đặt trụ sở (theo Điều 19).
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) quy định thẩm quyền và thời hạn cấp
giấy chứng nhận hoạt động tôn giáo. Cụ thể: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp
chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động
ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường
hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do. Cơ quan quản lý nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp chứng nhận đăng ký hoạt động
tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận
đăng ký phải nêu rõ lý do (theo Điều 19) [117, tr.20]. Theo Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo (2016), khi được cấp đăng ký hoạt động, tổ chức tôn giáo được triển
khai các hoạt động cụ thể: (1) Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn
giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý; (2) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc;
(3) Sửa chữa, cải tạo trụ sở; d) Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo; (4) Tổ
chức đại hội thông qua hiến chương. Và mặc dù mới ở mức đăng ký hoạt
động tôn giáo nhưng các tổ chức tôn giáo tuân thủ quy định của Luật này, quy
định khác của pháp luật có liên quan (theo Điều 20) [117, tr.20].
79
- Việc công nhận tổ chức tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) đã
quy định về việc công nhận tổ chức tôn giáo. Cụ thể về điều kiện công nhận
tổ chức tôn giáo:
1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được
cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam
thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không
trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực
tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang
bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình;
6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
(Điều 21) [117, tr.21].
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) đã quy định rõ trình tự, thủ tục công
nhận tổ chức tôn giáo. Cụ thể: Tổ chức nếu đủ điều kiện theo quy định gửi hồ
sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ đề nghị gồm: (1) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận,
tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức;
số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ
chức, trụ sở của tổ chức; (2) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ
khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; (3) Danh sách, sơ yếu lý
lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người
đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; (4) Bản tóm tắt giáo lý, giáo
luật, lễ nghi; (5) Hiến chương của tổ chức; (6) Bản kê khai tài sản hợp pháp của
tổ chức; (7) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở. Về thẩm
80
quyền công nhận tổ chức tôn giáo được chi thành hai cấp: Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt
động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do. Cơ quan quản lý nhà nước về
tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối
với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do [117].
Các nội dung về công nhận tổ chức tôn giáo của Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo (2016), về cơ bản giống với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004), chỉ có
một số nội dung bổ xung thêm là: xác định thời gian từ khi tổ chức tôn giáo
đăng ký cho đến khi công nhận là 05 năm, trước đây Nghị định 92/NĐ-CP
(2012) quy định là 20 năm; hồ sơ đề nghị có thêm phần kê khai tài sản; đặc biệt
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) quy định cụ thể về hiến chương (điều lệ),
những nội dung hiến chương phải thể hiện và việc sửa đổi hiến chương của tổ
chức tôn giáo (theo Điều 23, Điều 24), tên của tổ chức tôn giáo, việc thay đổi
trụ sở của tổ chức tôn giáo, Về cơ quan có thẩm quyền công nhận, trước đây
theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004) là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
đối với tổ chức tôn giáo trong phạm vi một tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đối với
tổ chức tôn giáo trong phạm vi nhiều tỉnh, đến nay, theo Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo (2016), Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo công nhận đối
với chức tôn giáo trong phạm vi nhiều tỉnh, và thời gian ở cả hai cấp ở đều sau
60 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ. Có hai điều đặc biệt cần quan tâm giữa Pháp
lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004) và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016: một
là, khi công nhận tổ chức tôn giáo không dùng cụm từ pháp nhân, nay Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo (2016), công nhận tổ chức tôn giáo thuộc “pháp nhân phi
thương mại”; hai là, việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của cộng đồng
tôn giáo mới sẽ hình thành những tổ chức tôn giáo mới có tư cách pháp nhân
nếu đủ điều kiện theo pháp luật (theo Điều 30) [117, tr.28].
81
- Việc thành lập, chia, tách sát nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc.
Đây là nội dung Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) quy định rất chi tiết. Cụ
thể: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập tổ chức tôn
giáo trực thuộc; chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc thành nhiều tổ chức tôn
giáo trực thuộc mới; sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc vào một tổ chức tôn
giáo trực thuộc khác; hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc thành một tổ
chức tôn giáo trực thuộc mới. Điều kiện thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp
nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, gồm: hiến chương của tổ chức tôn giáo có
quy định về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo
trực thuộc; hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp
nhập, hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo (2016); có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở [117].
Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định 162/2017/NĐ-CP, ngày 30
tháng 12 năm 2017, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận
thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc. Về hồ
sơ, gồm: văn bản đề nghị nêu rõ lý do; văn bản tóm tắt quá trình hoạt; danh
sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện và những người
dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc; hiến chương của tổ chức tôn
giáo trực thuộc (nếu có); bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo
trực thuộc; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở [117, tr.68-
69]. Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền chấp thuận việc thành
lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc. Cụ thể:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc
thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có
địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có
trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp
82
nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh
trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không
chấp thuận phải nêu rõ lý do (Điều 29) [117, tr.27-28].
Nghị định 162/2017/NĐ-CP cũng quy định về việc giải thể tổ chức tôn
giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương, trước hết là
tổ chức tôn giáo tự quyết định giải thể, sau đó là sự chấp thuận giải thể của
chính quyền. Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị,
gồm: văn bản đề nghị, bản kê khai tài sản, tài chính, phương thức xử lý tài
sản, [117, tr. 69-70].
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004) có quy định việc đăng ký hội
đoàn tôn giáo và các hình thức tu hành tập thể - dòng tu, nhưng Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo (2016) không quy định việc đăng ký hội đoàn tôn giáo, các
hình thức tu hành tập thể mà giải quyết việc đăng ký, công nhận hội đoàn,
dòng tu theo quy định của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Như vậy, về mặt luật pháp pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam dưới tên gọi
khác nhau, có sự khác nhau giữa các thời kỳ. Thời kỳ trước đổi mới liên quan
đến Luật số 102-SL/L-004, ngày 20-5-1957 Quy định quyền lập hội (gọi là
Luật Lập hội). Tuy nhiên, thời kỳ này không phải tất cả các tổ chức tôn giáo
được áp dụng theo, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể. Luật Dân sự 2003 quy định
công nhận pháp nhân đối với các tổ chức kinh tế văn hoá, xã hội nhưng không cụ
thể hoá cho pháp nhân tôn giáo. Luật Dân sự sửa đổi năm 2015 chia thành hai
loại pháp nhân: Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, cũng
không đề cập cụ thể đối với pháp nhân tôn giáo. Quy định pháp luật cụ thể về
hoạt động tôn giáo thời kỳ đầu đổi mới qua Nghị định 69/1991/NĐ-CP (1991)
và sau đó thay bằng Nghị định 26/1999/NĐ-CP (1999) cũng không quy định
pháp nhân tôn giáo. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 chính thức quy
định về việc công nhận tổ chức tôn giáo qua việc đăng ký và công nhận, nhưng
vẫn chưa gọi là pháp nhân tôn giáo. Luật Tínn ngưỡng, tôn giáo năm 2016 chính
83
thức công nhận pháp nhân tôn giáo thuộc pháp nhân phi thương mại cũng qua
hai bước đăng ký và công nhận.
3.2. PHÁP NHÂN TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM TRƢỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
3.2.1. Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam dƣới thời Pháp thuộc
(1858-1945) và chế độ Việt Nam Cộng hoà trƣớc năm 1975
Trong ứng xử với tôn giáo, các triều đại phong kiến trước đây, trong
mối quan hệ giữa chính quyền với tôn giáo, không đặt ra việc công nhận tổ
chức tôn giáo - trừ trường hợp Nhà Nguyễn thời kỳ đầu bài trừ Công giáo.
Đến khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858), nhất là sau Hiệp định Pa-tơ-nốt
năm 1884, Pháp triển khai nền hành chính theo mô hình nước Cộng hòa Pháp
trên cả ba miền (ba kỳ), nhất là Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa. Do vậy, trong
mối quan hệ giữa chính quyền với tôn giáo có việc chính quyền công nhận sự
tổ chức tôn giáo, nhất là đối với những tôn giáo mới hình thành.
Thời gian từ năm 1920 đến năm 1945, kể cả trước năm 1954, Phật giáo
Việt Nam trong quá trình chấn hưng. Một trong những hoạt động chấn hưng của
Phật giáo là hình thành tổ chức, như việc xuất hiện một tổ chức tiêu biểu: Hội
Nghiên cứu Phật học Nam Kỳ (1931), Hội Phật học An Nam (1932), Hội Phật
giáo Bắc Kỳ (1934), [57, tr.150-151]. Từ các tổ chức này, năm 1951, thành
lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam, năm 1952 thành lập Tổng hội Tăng già Việt
Nam - nền móng cho việc thống nhất Phật giáo thành lập một giáo hội chung về
sau. Có lẽ dưới con mắt của Pháp, Phật giáo ở Việt Nam là tôn giáo truyền thống
có từ lâu đời gắn với người dân Việt Nam nên không đặt ra việc công nhận các
tổ chức Phật giáo ra đời trong phong trào chấn hưng như những tổ chức tôn giáo
mới. Riêng với Phật giáo có trường hợp Tịnh độ Cư sỹ Phật hội. Khi mới xuất
hiện, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội được coi là một pháp môn của Phật giáo, nhưng do
tính đặc thù mặt tu hành nên đứng độc lập về tổ chức và trở thành một tổ chức
tôn giáo có liên quan đến Phật giáo được chính quyền Pháp cấp phép hoạt động
(Giấy phép số 619 ngày 20 tháng 02 năm 1934) [170, tr.491].
84
Đạo Tin lành truyền vào Việt Nam cuối thế kỷ XIX từ tổ chức Hội
Truyền giáo CMA (The Christian and Missonnary of Alliance) - một tổ chức
truyền giáo đến từ Tin lành Mỹ. Sau khi đặt cơ sở ở Đà Nẵng năm 1911 đến
khi chính quyền Pháp công nhận hoạt động về tổ chức (1941) là thời kỳ Tin
lành hoạt động gặp khá nhiều khó khăn vì nhiều lý do. Mặc dù môi trường
truyền giáo không thuận lợi nhưng Hội Truyền giáo CMA cũng đã xây dựng
một số cơ sở ở cả ba miền và đến năm 1930 chính thức ra đời tổ chức Hội
thánh Tin lành Đông Pháp. Sau khi thành lập, tổ chức Hội Tin lành Đông
Pháp đã có văn bản xin công nhận. Nhưng mãi đến ngày 19 tháng 01 năm
1941, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương gửi văn thư chấp thuận nhân sự lãnh
đạo Hội thánh, được hoạt động như là một tổ chức đoàn thể tôn giáo với tên
gọi: Hội thánh Tin lành Việt Nam cho đến ngày nay [173, tr.373].
Đạo Cao Đài chính ra đời ở Nam Kỳ năm 1926. Những người sáng lập
đạo Cao Đài là trí thức, công chức hiểu nền hành chính của Pháp ở Nam Kỳ nên
những người sáng lập Cao Đài đã có một văn bản chính thức đề nghị đề ngày 07
tháng 10 năm 1926 viết bằng tiếng Pháp gửi cho Thống đốc Nam Kỳ. Bản đề
nghị có danh sách và chữ ký của 28 người đại diện, trong đó 17 người là công
chức, 04 người là nghiệp chủ, kỳ hào, 03 nhà tu hành. Những người sáng lập còn
gửi kèm bản Thánh ngôn và bản Kinh cầu nói lên tôn chỉ, mục đích và cơ cấu tổ
chức của đạo Cao Đài [10, tr.126]. Chính quyền Pháp đang xem xét chưa trả lời
nhưng vì yếu tố tâm linh nên những người sáng lập đạo Cao Đài đã tổ chức Lễ
Khai đạo chính thức cho ra đời một tôn giáo mới - đạo Cao Đài vào ngày 19
tháng 11 năm 1926 tại Tây Ninh. Về sau chính quyền Pháp ở Nam Kỳ cho người
đi thẩm tra và theo dõi hoạt động của Cao Đài thấy thuần túy tôn giáo nên bỏ
qua sự kiện này, coi như đạo Cao đài là hợp pháp [168, tr.112-113].
Phật giáo Hòa Hảo ra đời ở Nam Bộ dưới chế độ thuộc địa của Pháp
nhưng là trường hợp riêng trong thời kỳ này không có sự chấp thuận của
chính quyền. Phật giáo Hòa Hảo ra đời được coi là pháp môn của Phật giáo,
một lối tu phù hợp với “căn cơ của chúng sinh” vùng đồng bằng sông nước
85
Cửu Long, một lối tu khắc phục sự “suy vi” của Phật giáo đương thời, “tu tại
tâm cúng lễ tại nhà”, không xuất gia tu hành. Lúc mới ra đời, Phật giáo Hòa
Hảo chủ trương không xuất gia, không có tăng sỹ, và không xây dựng tổ chức.
Cũng chính vì điều này, chính quyền đương thời không đặt ra, thậm chí bỏ qua
vấn đề việc phép tắc và công nhận Phật giáo Hòa Hảo [170, tr.383-384].
Theo quy định pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, hầu hết
các tổ chức tôn giáo ở miền Nam trước năm 1975, trừ Công giáo theo quy chế
riêng, muốn hoạt động được pháp luật bảo hộ đều phải được chính quyền thừa
nhận. Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu nên trong mục này chỉ nêu một số tôn
giáo cụ thể, như: Phật giáo, Tin lành Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo,
Sau 1954, đất nước chia làm hai miền, Tổng hội Phật giáo Việt Nam
thành lập năm 1951 danh nghĩa hoạt động chủ yếu ở phía Nam nhưng không
quy tụ được các tổ chức, hệ phái Phật giáo, hay nói các khác, các tổ chức, hệ
phái Phật giáo ở miền Nam vẫn hoạt độc độc lập, trong đó có những tổ chức,
hệ phái mới. Từ ngày 31 tháng 12 năm 1963 đến ngày 04 tháng 01 năm 1964,
13 tổ chức Phật giáo: Ủy ban Liên lạc Phật giáo, Giáo hội tăng già Bắc Việt,
Thiền định đạo tràng, Giáo hội Nguyên thủy Việt Nam, Giáo hội Therevada,
Giáo hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam, Giáo hội tăng già Trung phần, Giáo
hội tăng già Nam Việt, Hội Phật giáo Nguyên thủy, Hội Phật giáo Trung phần,
Hội Phật giáo Việt Nam, Đại diện Phật tử Therevada đã họp tại Chùa Xá Lợi
(Sài Gòn) lập ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Theo quy định hiện
hành, Ban lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có văn bản đề
nghị cùng hồ sơ và Hiến chương gửi Bộ Nội vụ xin công nhận sự hợp pháp của
tổ chức. Ngày 15 tháng 01 năm 1964, Tổng trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng
hòa có văn bản số 123-NV chính thức công nhận pháp nhân của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất với hai cấp: Trung ương gốm Viện Tăng thống và
Viện Hóa đạo, cấp miền gồm 08 miền hoạt động ở 44 tỉnh. Trụ sở của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất đặt tại chùa Ấn Quang (Sài Gòn).
86
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động đến giữa những
năm 1960 thì chia rẽ thành hai phái. Một bộ phận ủng hộ chính quyền Sài
Gòn tách ra lập tổ chức riêng gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
- Phái Việt Nam Quốc Tự (vì đặt cơ sở tại chùa Việt Nam Quốc Tự), phái gốc
gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất - Phái Ân Quang (vì đặt cơ sở
tại chùa Ấn Quang). Sau khi tách thành tổ chức Việt Nam Quốc Tự, chính
quyền Việt Nam Cộng hòa ra Sắc luật 23/67-SL ngày 18 tháng 7 năm 1967
công nhận [10, tr.126]. Sự tồn tại hai tổ chức Phật giáo có pháp nhân ở miền
Nam cho đến ngày miền Nam giải phóng (1975). Trước năm 1975, ở miền
Nam một số tổ chức Phật giáo khác mới ra đời cũng được chính