MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN NGUỒN Tư LIỆU, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ .11
1.1. Nguồn tư liệu Hán Nôm sử dụng trong Luận án.11
1.1.1. Tư liệu chính sử thời Lê sơ.11
1.1.2. Tư liệu bi ký thời Lê sơ .13
1.1.3. Tư liệu văn chương thời Lê sơ.17
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan tới Phật giáo thời
Lê sơ .20
1.2.1. Các công trình liên quan tới bối cảnh Phật giáo hiện diện ở Đại Việt
thời Lê sơ .20
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới sinh hoạt của Phật giáo thời Lê sơ.25
1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của Phật giáo trong
văn hóa Đại Việt thời Lê sơ.29
1.3.Khung lý thuyết nghiên cứu .32
1.3.1.Câu hỏi nghiên cứu .32
1.3.2.Giả thuyết nghiên cứu.32
1.3.3.Cơ sở lý luận.32
1.4. Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án.38
Chương 2: BỐI CẢNH PHẬT GIÁO HIỆN DIỆN Ở ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ .43
2.1. Đặc điểm Phật giáo ở Đại Việt trước thời Lê sơ.43
2.1.1. Nền Phật giáo thống nhất và được quý tộc hóa thời Trần.44
2.1.2. Cơ sở thờ tự Phật giáo thời Trần .47
2.1.3. Mật tông trong dòng chảy Phật giáo thời Trần.49
2.1.4. Phật giáo ở Đại Việt dưới thời thuộc Minh.53
2.2. Bối cảnh xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) .56
2.2.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời Lê sơ .57
2.2.2. Đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng thời Lê sơ .60
188 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phật giáo thời lê sơ qua tư liệu Hán Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng quát như sự phát biểu của Nguyễn Trãi. Trong bài ký khắc trên bia
bến đò Cù Sơn làng Phượng Cách (phủ Quốc Oai, nay thuộc thị trấn Hoàng Xá,
huyện Quốc Oai, Hà Nội) năm 1525, tác giả bài ký là Hoàng Nam Kim [101] phát
biểu rằng: “Kiếp phù sinh mọi sự đều không cả”, có nghĩa là trong kiếp sống này,
mọi sự đều không có tự tính, không có cái “bản ngã” riêng biệt, là giả hợp của nhiều
thành phần/bộ phận, đều “vô ngã”.
Thứ ba là dụng tâm. Bên cạnh những tư tưởng thuộc về bản thể của tâm, về vô
thường, vô ngã, tư liệu Hán Nôm thời Lê sơ cũng ghi lại những phát biểu về
phương diện “dụng tâm” của người có niềm tin Phật giáo. Năm 1509, nhân sự kiện
ông Nguyễn Liệu hiệu Phát Tâm, là người xã Đông Sơn, huyện Đông Sơn, phủ
Thiệu Thiên và vợ là bà Nguyễn Thị Lê hiệu Hướng Đạo ham làm điều thiện mà
bàn về việc tu phước, thực hành bố thí, cũng như ứng dụng giáo lý vào chăm sóc
76
đời sống cộng đồng. Tác giả bài ký luận rằng: “Đem sự điêu tàn của tạo hoá để bồi
bổ lại thì đó cũng là thiện duyên, há chỉ giữ đến ngày nay mà thôi đâu! Vì thế lấy
phát tâm ấy là dụng tâm, lấy hướng đạo là sở nguyện của kẻ có đạo.” (將 凋 殘 者
培 補 之 則 其 為 善 緣 豈 持 今 日 而 已 哉 是 乃 發 心 所 用 心 向 道 之 所 願
道 者)[92]. Cũng vậy, trong bài ký tại đình thôn Thuần Thọ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh
Thanh Hoá năm 1522, tác giả soạn rằng: “Thường nghe nói rằng: Phật lấy việc cứu
người làm việc trọng. Người lấy bản thể của Phật làm cái tâm của mình. Bởi thế,
ruộng phúc là biểu trưng của thắng địa, dẫu đi ngàn dặm đường chẳng chỗ nào
không có cái nguyên do này.” (嘗 謂 佛 以 濟 人 為 事, 人 當 体 佛 為 心. 睠 此
福 田 素 稱 勝 地, 行 千 里 之 路 莫 不 由 斯)[100]. Nếu trên kia Nguyễn Trãi cho
chúng ta biết bản thể của tâm là gì thì ở đây hai tác giả của hai bài ký cho ta biết
dụng tâm như thế nào. Làm trong sạch tâm ý mình trở về với bản thể thanh tịnh là
con đường đưa tới sự hiểu biết (trí tuệ). Cứu giúp người khác (độ nhân) bằng cách
tạo thiện duyên, gieo nhân lành là cách thức khởi phát tình yêu thương (từ bi).
Từ bi và trí tuệ là hai phương diện căn cốt của giáo lý Phật giáo, như hai mặt
của một bàn tay, không thể tách rời. Tác giả bài ký bến đò Cù Sơn làng Phượng
Cách (phủ Quốc Oai, nay thuộc thị trấn Hoàng Xá, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã
viết về “tùy duyên phương tiện” trong việc dụng tâm làm việc thiện của người sở
hữu niềm tin Phật giáo. Ông nói rằng: “Gieo trồng việc thiện ở đời là tùy duyên, tùy
điều kiện” (種種隨緣方便間)[101]. Hiểu được nhân duyên mới biết tùy vào nhân
duyên mà gieo duyên lành. Biết rõ điều kiện mới biết tùy vào điều kiện mà làm việc
thiện. Điều đó chứng tỏ để làm việc thiện (thể hiện lòng yêu thương, từ bi) là phải
dựa trên sự hiểu biết về nhân duyên, thấu tỏ điều kiện thực tế.
Đặc biệt, trong bài ký khắc trên bia chủa Nga My năm 1497, Tiến sĩ Nguyễn
Giản trình bày một cách ngắn gọn súc tích và tổng quát về giáo lý Phật giáo: “Thiền
gia dòng phái, nối dõi Tây thiên. Giáo lý gốc ở từ bi, diệt dục quý người. Trang
phục thô sơ, ăn uống đạm bạc. Nghiệp thiện khuyến tu, nghiệp ác răn giới. Sắc tức
thị không, vật luỵ là nợ. Lòng ôm cùm kẹp, phóng sinh [thoát loài]. Quả báo luân
77
hồi, muôn lời nghìn giải” (禪家者流, 西天衍 派.教本慈悲, 息欲弘愛. 衣則葛麻,
食則蔬菜. 白業勸趨, 黑業飭戒. 色即是空, 物累為債. 梏止心懷, 放生住 . 果報
輪迴, 千言萬話)[85]. Ở đây, Nguyễn Giản nhấn mạnh về phẩm chất từ bi của
người tu thiền. Người tu thiền Phật giáo thực hiện hạnh biết đủ (tri túc) ít hoặc
không mong cầu (thiểu dục, diệt dục), nếp sống giản dị, khuyến khích làm việc
thiện, răn không làm việc ác, luôn thực tập buông xả vì bản thân và mọi hiện hữu có
hiện tượng mà không có tự tính và luôn đổi thay. Nguyễn Giản tuy bàn về giáo lý
Phật giáo nhưng cũng là về sự tu hành chân chính theo Phật và phẩm chất của người
tu hành Phật giáo.
Ngoài ra, trong tư liệu Hán Nôm còn thấy có đề cập tới bốn ơn (tứ trọng ân),
sáu cách ứng xử hòa hợp giữa người với người (lục hòa), năm phẩm chất (hay còn
gọi là 5 quyền lực) của người tu hành Phật giáo (ngũ viên), .v.v. Luận án sẽ đề cập
trong những nội dung sau.
Nhìn chung, mặc dù thời Lê sơ chính sử không ghi chép những thông tin về về
tư tưởng Phật giáo nhưng tư liệu bi ký và văn chương đã bộc lộ những tư tưởng rất
căn bản của Phật giáo. Trong đó, có sự kế thừa từ tư tưởng “Bụt là lòng” từ thời
Trần, có sự nhấn mạnh và diễn giải khá cụ thể về vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệ,
tùy duyên phương tiện, về mô thức chuẩn mực của con đường tu hành đi tới giác
ngộ bản thân và người khác của cộng đồng tu hành Phật giáo. Đó cũng chính là biểu
hiện niềm tin vào giáo lý của Phật giáo, hay còn gọi là niềm tin vào Pháp bảo.
3.1.2. Đối tượng thờ Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm
Qua khảo cứu tư liệu Hán Nôm, cộng đồng Phật giáo thời Lê sơ đặt niềm tin
sâu sắc vào một số vị Phật, Bồ tát và Thánh Tăng.
Hình tượng Phật ở Đại Việt thời Lê sơ đầu tiên được nhắc đến là Phật Pháp
Vân. Vị Phật này được thờ ở chùa Pháp Vân, thuộc khu vực Cát Châu, Bắc Ninh.
Tính theo thời gian, Phật Pháp Vân được nhắc lần đầu tiên trong Đại Việt sử ký bản
kỷ toàn thư [q.3, tờ 6b8] và Khâm định Việt sử thông giám cương mục [q.3, tờ 31b6]
trong sự kiện năm 1073 (Đại Việt sử lược [q.2, tờ 15a7] và Trong Cổ Châu Pháp
Vân Phật bản hạnh ngữ lục [tờ 1301-3] đều ghi là năm 1072), ở Đại Việt mưa dầm
78
không ngớt, vua Lý Nhân Tông sai người lập đàn cầu tạnh tại chùa Pháp Vân. Lần
thứ hai Phật Pháp Vân được Đại Việt sử ký toàn thư nhắc tới trong sự kiện cầu mưa
vào tháng 5 năm 1188 thời nhà Lý [78, q.4, tr.21a]. Trong bi ký chùa Thanh Mai
[55] có nhắc tới hai lần lễ cầu mưa của Hoà thượng Thu Tử ở thời Trần (Pháp Loa
nhận lệnh từ vua Trần, giao nhiệm vụ cho đệ tử của mình là Thụ Tử). Và có thể
nghi lễ này cũng được thực hiện với Phật Pháp Vân. Chính sử thời Lê sơ ghi chép
sự kiện rước tượng Phật Pháp Vân về kinh thành cầu mưa vào ngày 1 tháng 4 năm
1434 vua Lê Thái Tông (thời Lê sơ) [78, q.11, tr.7a], và vào tháng 6 năm 1448 đời
vua Lê Nhân Tông [78, q.11, tr.68a]. Cả ba đoạn chép đều có thông tin về tình hình
hạn hán kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống dân sinh. Trong
tâm thức của vua thời Lý, Phật Pháp Vân có vai trò là vị thần có khả năng hô phong
hoán vũ, có uy lực xoay chuyển tình hình khí hậu không thuận lợi, giúp con người
có được mưa thuận gió hòa. Trong những năm đầu giành độc lập từ sự đô hộ của
nhà Minh, triều đinh Lê sơ thời vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông trị vì đã nương
tựa vào lệ cũ, vào tâm thức truyền thống. Trong sự kiện năm 1434, mặc dù Nho
thần Nguyễn Thiên Hựu, dựa trên triết thuyết “lấy đức để động lòng Trời” của Nho
giáo để phản ứng lại với niềm tin vào Phật Pháp Vân một cách rất thẳng thắn “chỉ
rước Phật tụng chú thì không thể cầu mưa”, nhưng sự phản ứng đó không có hiệu
lực. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, trong đoạn ghi về thời Lê Thái Tông có xuất
hiện cụm từ “miếu thờ Phật”[78, q.11, tr.49b] mà trước đây chưa từng thấy. Thông
thường, Phật được thờ ờ chùa, Thần được thờ ở miếu, do đó “miếu thờ Phật” cũng
có thể hiểu là Phật được thờ như Thần. Hơn nữa, đoạn sau còn còn có đoạn “vì để ô
uế nên xảy ra tại hoạ”. Như vậy, trong trường hợp diễn giải này, chắc chắn Phật
được thờ như một vị Thần có năng lực ban phúc giáng họa. Về sự hiện diện của
Phật Pháp Vân ở thời Lê sơ thế kỷ XV, Lê Mạnh Thát (1999, tập 1, chương 3) cho
rằng, đó là một sự hiện diện vừa gần gũi vừa vĩ đại, và là một trong những hành
động thể hiện sự dân tộc hoá về văn hoá của triều đình Lê sơ, chống trả lại sự
“Minh hoá văn hoá Đại Việt” của triều đình nhà Minh trước đó.
79
Về tôn thờ Phật A Di Đà, theo tư liệu bi ký, năm 1434 xuất hiện sự kiện một
vị quan địa phương “một lòng công đức phụng thờ Phật A Di Đà” (一 功 德 生 常
逢 阿 彌 陀 佛)[60]. Vì có niềm tin sâu sắc vào Phật A Di Đà, nên ông đã phát tâm
bỏ tiền của nhà ra để tôn tượng Phật A Di Đà cho chùa xã Quảng Nạp, huyện Đông
Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cũng như vậy, tại chùa chùa Chuyết Sơn xã Cấp Tiến, huyện
Tiên Lãng, Hải Phòng những năm 1491 "Chùa cũ càng thêm huy hoàng, nhưng
tượng đức Di Đà lại chưa có" (舊跡增 輝然彌陀尊佛) [81]. Dân trong xã đã cùng
nhau công đức tiền của để tôn tượng Phật A Di Đà. Tư liệu văn khắc chùa Khám xã
Khám Lạng huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang [82] cũng lưu giữ dấu vết về Phật Tam
Tôn (佛 三 尊) được nhắc đến trong sự kiện một nhóm Phật tử có pháp danh Thiện
Duyên, Thuận Tâm, Ngộ Ông, Hữu Duyên, Vô Tâm tôn tạo tượng Phật Tam Tôn
năm 1494. Phật Tam Tôn hay còn gọi là Tam tôn hay Di Đà tam tôn, Tây Phương
Tam Thánh, đó là Phật A Di Đà ở giữa, Bồ-tát Quán Thế Âm bên trái, tay cầm
nhành dương liễu và bình tịnh thủy; và Bồ-tát Đại Thế Chí bên phải tay cầm cành
hoa sen màu xanh. Theo giải thích của Trần Nhân Tông thì “Di Đà là tự tính sáng
soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc”, ý nói Di Đà là tự tính thấy biết sáng suốt của
tâm. Nhưng có lẽ hình tượng Phật A Di Đà và đặc biệt là hình tượng bộ ba Phật
Tam Tôn ở thời Lê sơ được tôn thờ theo niềm tin của cộng đồng tu Tịnh Độ với ý
nghĩa: Phật A Di Đà biểu tượng cho Thanh Tịnh-Giải Thoát; Bồ-tát Quán Thế Âm
biểu tượng cho Từ Bi cao thượng; Bồ-tát Đại Thế Chí biểu tượng cho Trí Tuệ siêu
việt. Ba vị thường tiếp dẫn chúng sinh từ 10 phương thế giới tu hành vãng sinh về
Tây Phương Cực Lạc.
Về tôn thờ Bồ Tát, tư liệu bi ký chùa thôn Cung Kiệm, xã Nhân Hòa, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cũng cho thấy dấu vết về hình tượng Bồ tát Quan Âm được
người dân ở đây thời Lê sơ tôn thờ độc lập, không nằm trong bộ Tam tôn như trình
bày ở trên. Đó là pho tượng Quan Âm chùa thôn Cung Kiệm xã Nhân Hòa huyện
Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Bệ tượng và tượng bằng đá, chữ khắc cả trên lưng tượng và
bệ tượng, nội dung dịch ra như sau: "Năm Kỷ Tỵ niên hiệu Thái Hòa thứ 7 (1449)
đời vua thứ ba triều Lê. Các thí chủ ở xã Kiệm, huyện Vũ Ninh, lộ Bắc Giang Trung
80
là: Đào Ngân, Nguyễn Thị Biên, Nguyễn Lăng, Đào Thị Điều, Nguyễn Bế, Nguyễn
Thị Thiếu”[65]. Tín ngưỡng Quan Âm thời Lê sơ khá phổ biến, nhưng vị trí đặt
tượng thường không ở cùng trên Phật điện mà là ở gian bên, hoặc ở bên ngoài như
trường hợp tượng Quan Âm chùa Cung Kiệm này.
Dấu vết về sự kiện tạo tượng Diệu Thiện thời Lê sơ hiện nay còn có thể khảo
trong bi ký tại chùa Sùng Khánh thôn Thọ Ích, xã Vũ Điện, huyện Nam Xương, tỉnh
Hà Nam “Vào ngày lành tiết Gia bình năm Thống Nguyên thứ tư (1525) khởi công,
sửa sang cảnh quan, tạo tượng Diệu Thiện” (迺於統元四年嘉平節觸穀日集鳩工,
運風斤揮月斧增新制度,改觀規模并造妙相) [102]. Diệu Thiện theo truyền thuyết
là công chúa con vua Sở Trang Vương, say mê kinh kệ, lớn lên quy y xuất gia đầu
Phật, chứng quả trở về cứu độ cha mẹ, các chị em và nhiều muông thú. Bà được tôn
xưng là Quan Âm Diệu Thiện, được tôn thờ như một vị Bồ tát giáng trần. Mặc dù là
truyền thuyết, nhưng hình tượng Diệu Thiện cho thấy trong tâm thức của một cộng
đồng thời Lê sơ có niềm tin về một người phàm có thể tu hành chứng quả, đủ năng
lực thực hiện hạnh nguyện Bồ tát đi cứu độ cho chúng sinh.
Điều đặc biệt, khi khảo cứu Đại Việt thông sử ở phần chép về Lê Thái Tổ (Lê
Lợi), chúng tôi thấy xuất hiện chi tiết “Bạch Y Thần Tăng” (白衣神僧) xuất hiện chỉ
cho Lê Lợi vị trí an táng tổ tiên [107]. Trong Lam sơn thực lục [3, tr.27-28], Nguyễn
Trãi ghi (Lê Thái Tổ đề tựa, Mạc Bao Thần dịch sang tiếng Việt) chép về sự kiện
Lê Lợi sai người nhà cấy ruộng ở xứ Phật hoàng động Chiêu Nghi. Người nhà thấy
một nhà sư già mặc áo trắng từ thôn Đức Tề đi ra, thở dài mà than: “Quý hóa thay
phiến đất này! Không có ai đáng dặn”. Lê Lợi bèn chạy tìm nhà Sư hỏi chuyện. Nhà
sư mặc áo trắng đó nói “Tôi từ bên Lào xuống đây, họ Trịnh, tên là sư núi Đá Trắng.
Hôm thấy ông khí tượng khác thường, có thê làm nên việc lớn”. Nhà sư chỉ cho Lê
Lợi nơi táng mộ tổ tiên của Lê Lợi vào huyệt đất phát vận đế vương. Xong việc nhà
sư hoá về trời. Như vậy vị sư áo trắng từ Lào qua không chỉ có năng lực thần thông
mà còn có năng lực quan sát về phong thủy để chỉ chỗ an táng mộ tổ tiên của Lê
Lợi, từ đó làm căn cứ tâm linh cho sự phát vương của Lê Lợi cũng như dòng họ Lê.
Sự kiện này như một dấu mốc quan trọng cho một vận mệnh lớn được mở ra. Một
81
vị tăng sĩ thành “thần” cũng bởi những năng lực siêu phàm này. Nói cách khác,
năng lực quan sát phong thủy siêu phàm của một vị tăng được xem như một chỗ
dựa tinh thần đưa tới quyết định cho sự thay đổi cả một dòng họ và một quốc gia.
Về tôn thờ Hiền Thánh Tăng, trong tư liệu bi ký thời Lê sơ xuất hiện những sử
liệu minh chứng sự tôn thờ các vị Tăng sĩ Phật giáo sống ở Đại Việt thời kỳ Lý –
Trần đắc đạo quả, có năng lực siêu phàm, được tôn xưng là Phật, Thánh, như Từ
Đạo Hạnh (còn gọi là Từ Công), Trần Nhân Tông (còn gọi là Phật Hoàng, Tĩnh Tuệ
Giác Vương), Thánh Bối (Chân Nhân Nguyễn Lữ) .v.v.
Từ Công (Từ Đạo Hạnh) – một tăng sĩ Phật giáo xuất chúng thời Lý. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung và Trường Phong, căn cứ tư liệu văn chuông tại
chùa do sa môn Thích Huệ Hưng soạn, Từ Đạo Hạnh tới chùa Thiên Phúc (còn gọi
là chùa Thầy, chùa Phật Tích) từ khoảng năm 1106 – 1116. Ông là bậc cao tăng đắc
pháp, có nhiều tài phép và thuật lạ và được ví như Phật sống [11]. Cho đến nay,
trong số 25 ngôi chùa thờ Tứ vị Thánh Tổ (Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ,
Nguyễn Minh Không, Nguyễn Giác Hải) ở châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, có tới 3/5
số chùa thờ Ông [17]. Theo văn bia tại chùa này, có thể thấy Ông đã trở thành nhân
vật được nhắc đến nhiều ở thời Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông với sự kiện năm
1460 Trinh Quốc công (bố vợ của vua Lê Thánh Tông) cầu tự cho con gái mình là
Hoàng hậu Trường Lạc ở am thờ Từ Công chùa Thầy. Sự kiện này được Nguyễn
Bảo ghi trong bi ký am Hiển Thụy [87] và Phan Huy Chú chép lại trong Lịch triều
hiến chương loại chí [110, tập 1, tr.246-247]: “Trinh quốc công vì bà, đến cầu đảo
ở am ông Từ trong chùa ấy. Đương khi làm lễ, chợt có hòn đá bay xuống trước mặt,
ông bọc kỹ mang về. Rồi sai tạc tượng, cho hòn đá vào trong tượng, làm riêng một
cái am để thờ. Việc đó không ai biết cả.”. Chùa ấy ở đây là chùa Thầy trên núi Sài
Sơn (Hà Nội ngày nay). Trinh Quốc Công không cầu tự nơi Tam Bảo, mà tới am
thờ Từ Đạo Hạnh để cầu xin với vị tăng tương truyền đã đắc thần thông, hoằng
pháp độ sinh nổi tiếng một thời. Dấu hiệu “đá bay” đã khiến cho sự cầu xin trở lên
linh thiêng. Ngay sau đó Hoàng hậu Trường Lạc hạ sinh ra người con trái khôi ngô
tuấn tú là Lê Hiến Tông sau này thêm một lần xác quyết về sự linh thiêng của Từ
82
Đạo Hạnh. Tất nhiên, niềm tin này không phải để đưa tới tu hành đắc pháp với pháp
môn mà Từ Đạo Hạnh đã tu, mà là để đáp ứng một nhu cầu có được vị thế xã hội
của con gái và gia tộc Trinh Quốc Công. Như vậy, có thể thời Lê sơ đã có nhiều
chùa thờ các vị Thánh Tổ này, trong đó Từ Đạo Hạnh được tôn thờ nhiều nhất.
Trần Nhân Tông cũng là một nhân vật Phật giáo được người thời Lê sơ hướng
về. Trong bi ký chùa Minh Khánh [95], những thực hành thuần túy Phật giáo ở đây
đều xuất phát từ lý do quan trọng nhất là chùa “vốn là nơi Trúc Lâm Đại Phật Tĩnh
Tuệ Giác vương Điều ngự chủ Trần Nhân Tông trước kia tu hành và đặt tên cho”.
Sự hiện diện của Trúc Lâm Đại Sĩ trong lịch sử vốn đã thiêng hóa nơi này. Không
những thế, sự kiện khi Lê Tương Dực dấy quân ở Tây Đô, “Viên cựu thần nơi Tiềm
để là Đặng Mai về bản chùa dập đầu khẩn cầu, hết lòng ngầm xin trước bài vị
Hoàng đế Trần Nhân Tông” (其潛邸臣鄧歸于本寺頓首懇祇盡心默禱于陳仁
宗皇帝位). Việc dấy quân thắng lợi. Sau này, vì muốn trùng tu lại chùa nên ông đã cầu
xin trước bàn thờ của Trúc Lâm Đại Sĩ, sau đó ông được vua cho phép trùng tu đã
khiến cho niềm tin của Đặng Mai và cộng đồng tứ chúng chùa Minh Khánh vào
Trần Nhân Tông càng được củng cố hơn nữa.
Tại chùa Bối Khê (nay thuộc Thanh Oai, thành phố Hà Nội), bi ký trong chùa
ghi sự kiện năm 1453 (Thái Hòa thứ 11)[68] cộng đồng khắc ghi sự tích Thánh Bối
(Chân Nhân Nguyễn Lữ) vào bia đá dựng tại chùa. Ông vốn là một vị Tăng sĩ Phật
giáo sống thời Trần, trụ trì chùa Trường An, tu tập đến mức đắc được 6 phép thần
thông (lục thần thông). Sau khi qua đời thường linh ứng giúp cho người cầu tự, giúp
cho quan dân cầu mưa được mưa. Sự tích về ông đã được ghi chép trong Nhất thống
chí, Công dư tiệp ký và Quốc âm truyện nhưng vẫn được khắc vào bi ký như một
nguồn thông tin cho cộng đồng dễ tiếp cận và con cháu nhiều đời sau có cơ hội biết
đến sự tích hiển thánh và những sự kiện linh ứng của Thánh. Trong trường hợp này,
vị Thánh Bối được tô tượng thờ cúng trước hết bởi năng lực thần thông, khả năng
ban phúc giáng họa cho cộng đồng.
Như vậy, nếu chỉ nhìn sử liệu trong chính sử và những dấu vết về đối tượng
thờ của Phật giáo thời Lê sơ thì chúng ta dễ dàng đồng ý với Mật Thể khi nhận xét
83
ở Đại Việt thời Lê sơ “từ vua đến dân đã yên trí Phật là phép thần thông như một vị
thần của Lạc-Ma-giáo hay Phù-chú-giáo” [40, tr.173]. Nhưng khi xét tới tư tưởng
Phật học được trình bày trong tư liệu bi ký và văn chương thì chúng ta phải nhận
định lại rằng, thời Lê sơ bên cạnh niềm tin các vị Phật, Bồ tát và Hiền Thánh Tăng
là những vị thần có khả năng ban phúc giáng họa, còn có niềm tin về Phật là một vị
thầy chỉ đạo về sự giác ngộ giải thoát qua giáo lý về vô thường, vô ngã, về tính và
dụng của tâm, tùy duyên phương tiện, bố thí, báo ấn .v.v. Trong đó, một phần tư
tưởng đó được kế thừa từ tư tưởng Phật giáo thời Trần.
3.1.3. Đôi nét về kinh điển, thư tịch Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm
Về kinh Phật thời Lê sơ, hiện nay chưa có tư liệu Hán Nôm nào ghi chép. Tuy
nhiên, căn cứ vào nghiên cứu của Hoàng Thị Ngọ (1999), vào tình hình Phật giáo
Đại Việt thời thuộc Minh và đối tượng thờ của Phật giáo thời Lê sơ, Luận án trình
bày khái lược về tình hình kinh Phật thời Lê sơ như sau:
Thứ nhất, theo nghiên cứu của Hoàng Thị Ngọ (1999, tr.20), thời Lê sơ có một
bản kinh Phật khắc in và thịnh hành đó là Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng
kinh. Bản này vốn bắt nguồn từ bản Phụ mẫu ân trọng kinh của Trung Quốc, được
xếp vào mục 85 của bộ Đại chính tạng. Hiện nay bản chữ Hán có mặt ở ba quốc gia,
đó là Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Hiện nay, bản giải âm này được lưu giữ
tại Hội Châu Á học, địa chỉ 52 Rue du Cardinal Lemoine, 75005, Paris với ký hiệu
PD 2350 (nhà nghiên cứu quá cố Tạ Trọng Hiệp đã đưa một bản về Việt Nam). Về
nội dung, bản giải âm này nói về tứ trọng ân, rất gần gũi với Hiếu kinh của Nho
giáo. Điều đáng lưu ý là, ở Đại Việt thời Lê sơ, bản kinh chữ Hán này được dịch ra
chữ Nôm và khắc in lưu hành rộng rãi. Điều đó chứng tỏ rằng, nhu cầu đọc tụng
kinh này rất rộng rãi, và phổ biến trong giới bình dân.
Thứ hai, như đã trình bày ở phần 2.1.4, trong chính sách quản lý của triều
Minh có sự phổ biến Phật giáo, trọng dụng nhà sư, coi trọng việc phổ biến giáo lý
Phật giáo. Do chính sách đồng hoá văn hoá của triều đình nhà Minh, thư tịch Phật
giáo ở Đại Việt thời Trần có thể không bị thiêu huỷ, nhưng chưa hẳn đã được phổ
biến ở thời thuộc Minh và thời Lê sơ. Kinh Phật thời thuộc Minh ở nước ta khả
84
năng cao là kinh được đưa sang từ Trung Quốc. Những kinh sử dụng trong sinh
hoạt của Thiền tông, Tịnh Độ Tông, Mật tông ở nước ta thời Lê sơ có lẽ cũng nằm
trong tình hình đó.
Thứ ba, đầu thời Lê sơ, việc xuất hiện những nghi lễ liên quan tới niềm tin
mạnh mẽ vào Phật Pháp Vân cho phép luận án dự đoán rằng, tại tổ đình chùa Dâu
lúc đó đã có một nghi quỹ riêng, đã có một hệ thống thư tịch riêng sử dụng cho nghi
lễ, cho sinh hoạt Phật giáo ở đây, mà không liên quan tới kinh điển và thư tịch Phật
giáo do nhà Minh đưa từ Trung Quốc sang. Hiện nay, chúng ta còn có thể tiếp cận
được với bản Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục (古 珠 法 雲 拂 版 行 語
錄, ký hiệu A.818) Viên Hùng dịch ra chữ Nôm, in lại năm Lê Cảnh Hưng 13
(1752). Trong đó, không chỉ ghi chi tiết về sự tích mà còn có chế độ khoa nghi.
Thứ tư, sau này khi Thiền phái Trúc Lâm phục hưng với Hoà thượng Thiện
Hoa, Thiện Hoà, Thanh Từ ở giữa thế kỷ XX, chúng ta vẫn còn tiếp cận được với
những văn bản chữ Hán của Thiền phái này mà sau này tập hợp thành Trúc Lâm
Yên Tử Phật giáo tùng thư (Nxb.KHXH in năm 2018). Điều đó chứng tỏ, triều
Minh đã không thể tịch thu và thiêu huỷ hết thư tịch của Đại Việt thời đó. Trong các
sơn môn, tổ đình hoặc trong dân gian vẫn lưu giữ những thư tịch của thời Trần. Vì
thế, trong sinh hoạt Phật giáo thời Lê sơ chắc chắn vẫn có những sơn môn, tổ đình,
chùa vẫn sử dụng những kinh điển, thư tịch Phật giáo thời Trần.
Tóm lại, trên cơ sở khảo cứu tư liệu Hán Nôm, ngoài trường hợp cụ thể là bản
kinh Phật về tứ ân có nội dung gần gũi với Nho giáo như trên đã trình bày, thì thời
Lê sơ, cộng đồng Phật giáo có thể vừa sử dụng những kinh điển, thư tịch khác được
đưa từ Trung Quốc sang từ thời thuộc Minh, vừa sử dụng những kinh điển, thư tịch
còn sót lại trong các sơn môn, tổ đình từ thời Trần.
3.2. Thực hành Phật giáo thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm
Thời Lê sơ, thực hành Phật giáo ở Đại Việt có thể đã được thực hiện rất phong
phú ở cả hai phương diện: thuần túy Phật giáo và hướng đích xã hội. Tuy nhiên,
trên cơ sở tư liệu Hán Nôm, Luận án đi sâu trình bày một số thực hành tiêu biểu,
như thờ phụng, tu học, tu tạo cơ sở thờ tự, .v.v. như những sự kiện tiêu biểu được
ghi chép lại.
85
3.2.1. Thờ phụng và tu học Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm
a) Thờ tự và nghi lễ Phật giáo thời Lê sơ
Ở quy mô quốc gia, ngay từ giai đoạn đầu thời Lê sơ, xuất phát từ niềm tin
Phật Pháp Vân là một vị thần có thể cứu giúp triều đình và dân chúng khi gặp nguy
nan, cho nên Lê Thái Tông và triều đình ông trị vì đã chăm sóc những ngôi quốc tự
(chùa do nhà nước xây dựng) tạo điều kiện cho việc thờ Phật với mục đích quan
trọng nhất là thực hành những nghi lễ quốc gia khi xuất hiện những việc trọng đại.
Theo chính sử [78, q.11], mặc dù kinh tế đất nước sau chiến tranh chống Minh chưa
đạt đến độ thịnh vượng, nhưng những ngôi chùa Thanh Đàm, Chiêu Độ (năm 1434)
với quy mô 90 gian ở kinh thành vẫn được triều đình xây dựng. Đặc biệt, việc thờ
Phật ở chùa Pháp Vân (Cổ Châu, Kinh Bắc), chùa Báo Ân và chùa Báo Thiên ở
kinh thành được triều đình rất quan tâm, bởi vì lễ cầu mưa đầu thời Lê sơ thường
thực hiện bằng cách rước tượng Phật từ chùa Pháp Vân về đàn lễ ở chùa Báo Thiên
hoặc chùa Báo Ân ở kinh thành. Sư Huệ Hồng cũng được phong Sa môn và ban áo
tía. Từ Sa môn đã xuất hiện từ thời Lý – Trần. Với chi tiết “ban áo tía” (tứ tử), theo quy
chế Đường – Tống, quan từ nhị phẩm trở lên được ban áo tía. Như vậy, sư Huệ Hồng là
một tăng quan có chức vị khá cao trong hệ thống chính trị và Phật giáo thời Lê sơ. Các
chùa này đều được ban thưởng tịnh tài khi có nghi lễ diễn ra. Việc thực hiện nghi lễ
Phật giáo cấp quốc gia này có tác dụng an dân hơn là hướng cộng đồng tới việc tu tập
theo giáo lý Phật giáo. Sau này Hà Văn Tấn qua kết quả thám sát ở chùa Đậu và những
minh chứng khác nhận định về Phật giáo Trần, Lê, Nguyễn là đã có “một sơn môn
riêng (sơn môn Dâu) mang đậm sắc thái Việt Nam bao gồm Phật điện riêng (các tượng
tứ Pháp và tượng Thạch Cuông), một hệ thống kinh kệ riêng (kinh Tứ Pháp), một nghi
thức cúng tế riêng (nghi lễ rước các tượng Phật Tứ Pháp cầu mưa)”.
Thời Lê sơ, Thờ Phật và nghi lễ Phật giáo không chỉ xuất hiện với chủ ý của
triều đình mà còn xuất hiện ở nơi hậu cung. Đặc biệt trong tài liệu bi ký có ghi về sự
kiện thờ Phật rất siêng năng của mẹ vua Lê Thánh Tông. Bi ký sơn lăng thờ Bà có
đoạn viết: “Thái hậu thường ngày rất năng thờ Phật, già lại càng chăm, cho nên
cuối cùng đã được báo đáp như vậy”[86]. Báo đáp ở đây là nói về việc khi bà càng
86
về cuối đời dung mạo càng đẹp, lúc lâm chung thân thể thơm tho. Khi còn là tiệp dư
(một chức nữ quan trong triều), đang mang thai Lê Thánh Tông, vì biến động nội
cung, Bà phải lánh nạn ra chùa Huy Văn (Hà Nội). Bà đã tiếp xúc sâu với việc thờ
Phật từ đó. Việc thờ Phật của Bà trước hết có lẽ là do báo ân Tam Bảo đã che chở
cho mẹ con bà. Hơn nữa, những tháng ngày chăm sóc Tam Bảo và cuộc sống trong
chùa đã khiến cho niềm tin Phật giáo trong bà càng về sau càng trở nên sâu dày.
Mặc dù, bà cũng từng thực hiện lễ cầu tự cho con trai là vua Lê Thánh Tông, nhưng
cộng đồng quanh bà vẫn gọi bà là “Phật sống”. Có lẽ, việc thờ Phật của Bà không
chỉ là để báo ơn hay vì niềm tin vào sự linh thiêng của Tam Bảo, mà sự thờ Phật của
Bà đã đi vào thực hành trong đời sống với những hành xử rất vị tha. Việc thờ Phật
đưa tới thân tâm thanh tịnh đích thực là một phương tiện tu tâm. Có lẽ những thực
hành Phật giáo này là một trong những lý do đã đưa Bà vào vị trí quan trọng trong
sinh hoạt cung đình.
Việc thờ Phật và nghi lễ Phật giáo cũng xuất hiện trong nhiều gia đình quan
lại. Gia đình Thái phó Lê Văn Linh là một trong số đó. Năm 1448, ông chết, thọ 72
tuổi, được truy tặng Khai phủ, tên thụy là Trung Hiến. “Ông là người chỉ tin thờ
đạo Phật, đinh ninh dặn lại con mình kính mời các bậc cao tăng tụng kinh ba tuần
chay, bảy tuần giới, đừng làm đám linh đình mà thôi.” [78, q.11, tr.65b]. Điều đó
c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_giao_thoi_le_so_qua_tu_lieu_han_nom.pdf