Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị với tính cách là một chỉnh thể
luôn tồn tại, vận động, phát triển bởi mối quan hệ cơ bản, ổn định, tất yếu, lặp
lại của nội tại (những vấn đề có tính quy luật), và trong mối quan hệ với các
nhân tố bên ngoài quá trình phát huy này. Nhận thức đúng bản chất sự tác
động của các nhân tố đó trong thời gian tới là cơ sở để các chủ thể có biện
pháp phù hợp thúc đẩy hiệu quả phát huy. Trong quan hệ với các nhân tố bên
ngoài, quá trình phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị luôn chịu sự tác
động toàn diện, nhiều chiều, đa dạng, phức tạp, tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến mục đích, nội dung, phương thức của quá trình phát huy.
170 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động cơ, ý chí và hành vi ứng xử theo giá
trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
Nhận thức giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị là cơ sở, kết quả bước đầu để
hình thành thái độ, động cơ, ý chí, niềm tự hào về giá trị nhân văn quân sự
truyền thống của dân tộc. Song không phải mọi sự nhận thức tốt các giá trị
nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc sẽ dẫn đến kết quả tất yếu của
chuyển hóa thái độ, động cơ, ý chí, niềm tự hào của các chủ thể vào xây dựng
82
Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Đánh giá đúng thực trạng về vấn đề
này sẽ giúp chủ thể phát huy nhận rõ các mâu thuẫn, các yếu tố tác động đến
chất lượng, hiệu quả của lôgíc quá trình.
Sự chuyển hóa từ nhận thức thành thái độ, động cơ, ý chí. Mọi cán bộ,
chiến sĩ đã có thái độ tích cực tôn vinh, trân trọng giá trị nhân văn quân sự
truyền thống của dân tộc và đã tích cực chuyển hóa vào thành thái độ, động
cơ niềm tự hào trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Đại
đa số sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp lựa chọn sự nghiệp quân ngũ từ tình
cảm yêu quý, trân trọng giá trị của “Bộ đội Cụ Hồ”. Qua khảo sát có đến
22,95% được hỏi rất tự hào về danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, 49,35% tự hào.
Nhóm chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo có đến 28,19% được hỏi rất tự hào về danh
hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, 53,69% tự hào. Nhóm chủ thể chỉ huy có đến 24,71%
được hỏi rất tự hào về danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, 38,82% tự hào. Cao nhất là
nhận thức của học viên về vấn đề này có đến 46,99% được hỏi rất tự hào về
danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, 48,19% tự hào [Phụ lục 7.1].
Một sự khác biệt rõ nét là những người có tuổi quân, tuổi đời cao thì
tình cảm, thái độ tự hào truyền thống, động cơ nghề nghiệp tốt hơn so với số
tuổi quân ít. Tuy nhiên thống kê cho thấy nội dung này ở các đối tượng cụ thể
có sự chênh lệch không lớn. Số quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chiến sĩ
thấp hơn hẳn (7,59% và 5,31%). Khi được hỏi về tình cảm, lòng tự hào về
những giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc có đến 8,65% chủ
thể lãnh đạo, chỉ đạo lựa chọn tự hào ở mức sâu sắc, 77,40% lựa chọn tự hào
bình thường, vấn đề này ở đối tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ lần lượt là 5,31% và
69,64% [Phụ lục 7.2].
Trao đổi về thái độ tự hào về truyền thống, đồng chí chính ủy trung
đoàn 31, sư đoàn 309, quân đoàn 4 tự hào "lấy giá trị truyền thống làm bệ đỡ,
tạo đà, xây dựng môi trường học tập, công tác, sinh hoạt theo những chuẩn
mực đạo đức, văn hóa để kích thích cán bộ, chiến sĩ thể hiện năng lực cá
nhân, phục vụ nhiệm vụ” [5]. Còn ở Lữ đoàn Công binh 414 (Quân khu 4)
83
cuộc vận động “phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội
Cụ Hồ” đã khơi dậy truyền thống hào hùng của quân đội và đơn vị trong mỗi
cán bộ, chiến sĩ. Truyền thống ấy được lan tỏa và biến thành sức mạnh sáng
tạo trên công trường [21].
Về động cơ, ý chí tiếp nhận các giá trị nhân văn quân sự truyền thống
của dân tộc hiện nay, có 54,47% chủ thể chính ủy, chính trị viên, cán bộ chính
trị lựa chọn là tốt, 33,33% bình thường, chỉ có 10,57% cho là chưa tốt; trong
khi đó số cán bộ chỉ huy tỉ lệ thấp hơn 20,0% là tốt, 34,12% là bình thường,
21,18% chưa tốt còn lại là khó trả lời. Ở khối quân nhân chuyện nghiệp tỷ lệ
đó là 12,66% tốt, 35,44% bình thường, 29,11% chưa tốt [Phụ lục 7.3]. Cùng
với thái độ, niềm tự hào thì động cơ, ý chí tiếp nhận tích cực là cơ sở cho sự
đấu tranh bảo vệ giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc và sự đề
kháng, phản kháng, phê phán mạnh mẽ với thái độ phủ nhận, hành vi mang
phản nhân văn của những người xung quanh, của đồng đội. Sự phản ứng ở số
sĩ quan được hỏi với hành vi phản nhân văn, "Rất mạnh mẽ” là 3,37%, "Mạnh
mẽ” là 33,17%; số quân nhân chuyên nghiệp "Rất mạnh mẽ” là 2,53%, "Mạnh
mẽ” là 45,57%; ở đối tượng học viên tỉ lệ này có cao hơn, "Rất mạnh mẽ” là
12,05%, "Mạnh mẽ” là 74,70% [Phụ lục 7.4].
Tuy nhiên, thái độ, động cơ của một số sĩ quan còn chưa cao, có tới
14,90% trả lời chưa tốt, và 11,06% khó trả lời, cá biệt một số sĩ quan tâm sự vào
quân ngũ là do cần kiếm một nghề ổn định. Đáng lo ngại là số hạ sĩ quan, chiến sĩ
thái độ, động cơ ở số đơn vị thấp, qua điều tra, phỏng vấn cho thấy một bộ phận
cho rằng việc nhập ngũ còn bị bắt buộc chứ chưa phải tự nguyện, số này chủ yếu
xuất thân ở khu vực thành thị. So sánh, đối chiều kết quả trên cho thấy, lôgíc, sợi
dây liên hệ chặt chẽ giữa nhận thức đến thái độ, động cơ của các chủ thể. Những
chủ thể có nhận thức cao sẽ kéo theo thái độ, động cơ tích cực, đúng đắn. Tuy
nhiên, sự chênh lệch giữa nhận thức (80% nhận thức tốt) và thái độ, động cơ
(54,12%) chứng tỏ một tỉ lệ không nhỏ chưa thực sự chuyển hóa tốt từ nhận thức
thành thái độ, động cơ ý chí. Một số có thái độ, niềm tự hào, động cơ tương đối tốt
84
về giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc nhưng chưa thực sự dũng
cảm trong đấu tranh với những thái độ, động cơ, hành động tiêu cực, phản nhân
văn, thống kê cho thấy tỉ lệ chênh lệch ở đối tượng quân nhân chuyên nghiệp
(18%), hạ sĩ quan, chiến sĩ (25%) tương đối cao [Phụ lục 7.2 và 7.4].
Quá trình phát huy đã tạo được sự chuyển hóa tích cực các giá trị
nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc từ thái độ, động cơ, ý chí thành
hành vi ứng xử thực tiễn của các chủ thể. Sự chuyển hóa tích cực trên tất cả
các nội dung, các lĩnh vực và với mọi chủ thể trong quân đội, nhìn tổng thể đó
là hành vi tôn vinh giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc.
Trước hết, là sự chuyển hóa vào hình thành quan điểm lãnh đạo, chỉ
đạo của các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chuyên trách các cấp. Sự
chuyển hóa giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc vào xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị được cụ thể thành quan điểm lãnh
đạo, chỉ đạo thường xuyên của Quân ủy Trung ương, cấp ủy đảng các cấp và
các nghị quyết, chỉ thị chuyên đề bám sát với tình hình, nhiệm vụ gắn với
thực tiễn các đơn vị cụ thể trong đó đáng chú ý nhất là Chỉ thị 788-
CT/QUTW, ngày 26/12/2013 của Quân ủy Trung ương phát động cuộc vận
động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác giáo dục, tuyên truyền về các giá
trị truyền thống của các sự kiện trong các dịp kỷ niệm năm chẵn như 40 năm
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 – 12/2012,
hay 60 năm “Chiến thắng Điện Biên Phủ” 7/5/1954-7/5/2014 vừa qua đã tạo
được nhuệ khí, dư âm hào hùng thấm đẫm nhân văn của các giá trị quân sự
truyền thống. Xác định giáo dục truyền thống là một nội dung quan trọng của
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, Thường vụ Quân ủy Trung ương có Chỉ
thị số 124-CT/QUTW ngày 31/3/2011về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công
tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”. Trong chỉ thị đã xác
định coi trọng giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục chủ nghĩa yêu nước
XHCN, mục tiêu lý tưởng chiến đấu, tinh thần đoàn kết.
85
Quán triệt nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy đảng, tổ chức quản lý, chỉ
huy các cấp từ Bộ Quốc phòng đã triển khai, cụ thể hóa trong chương trình,
nhiệm vụ và có kế hoạch chủ động thực hiện. Quyết định số 2677/QĐ-BQP
ngày 23/7/2013 của Bộ Quốc phòng phê duyệt đề án “Đổi mới công tác giáo
dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”. Trong đề án đã xác định giáo dục
truyền thống là một nội dung trong chương trình giáo dục chính trị tư tưởng.
Đề án đã xác định xây dựng chương trình, nội dung giáo dục truyền thống: giáo
dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, quân đội do Cục
Tuyên huấn chủ trì, xây dựng kết cấu chương trình, nội dung. Quá trình phát
huy đã tạo sự chuyển hóa giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị vào nội dung, chương
trình giáo dục chính trị, tư tưởng. Theo Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện công
tác giáo dục chính trị (2002-2012) ngày 14/1/2013 của Cục Tuyên huấn –
Tổng cục Chính trị, trong 10 năm qua Tổng cục Chính trị đã chủ động phối hợp
với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng tổ chức xây dựng 14 chương trình
giáo dục chính trị cho các đối tượng trong toàn quân. Đã biên soạn mới 30 tài
liệu giáo dục chính trị cho các đối tượng, trong đó 10 tài liệu nghiên cứu
chuyên đề của sĩ quan và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
(hằng năm); 3 tài liệu của hạ sĩ quan – binh sĩ; 3 tài liệu dành cho chiến sĩ mới.
Các nội dung trên đã có sự đổi mới, nâng cao một bước theo hướng cơ bản, hệ
thống, thống nhất, thiết thực có kế thừa và phát triển. Những giá trị nhân văn
quân sự truyền thống của dân tộc được chú trọng bổ sung, hoàn thiện gắn với
từng chủ đề, từng đối tượng, gắn kết chặt chẽ với cuộc vận động học tập, làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những chủ đề cụ thể, đậm tính nhân
văn, như: “Nêu gương, tình thương, trách nhiệm” của đối tượng sĩ quan trong
năm 2013 đã phản ánh sự chuyển hóa tích cực, sáng tạo [150].
Chương trình, nội dung giáo dục chính trị do đơn vị tự xác định (20%
tổng thời gian giáo dục chính trị) đã có bước tiến bộ rõ nét hơn, phù hợp với
đặc thù, tình hình nhiệm vụ. Đa số các chủ thể ở các đơn vị chú trọng bổ
86
sung, phát triển các nội dung và biên tập mới như: truyền thống đơn vị, truyền
thống của địa phương. Các cơ quan đơn vị biên soạn, bảo đảm tài liệu giáo
dục truyền thống về cơ quan đơn vị mình; phối hợp cấp ủy, chính quyền, các
ban ngành đoàn thể của địa phương trên địa bàn đóng quân, biên soạn giáo
dục về truyền thống và tình hình nhiệm vụ của địa phương.
Ở góc độ cá nhân, sự chuyển hóa thái độ, động cơ, niềm tự hào giá
trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc thành hành vi được biểu hiện
bằng các hành động ứng xử đậm nhân văn trong thực tiễn hoạt động huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong công tác và sinh hoạt hằng ngày. Đó là
hành động đầy tính nhân văn của đội ngũ cán bộ chiến sĩ trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ trên biển, trên đất liền. Mặc
dù, các đối tượng xâm phạm chủ quyền biển đảo có hành động ngang ngược
phản nhân văn, nhưng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ của chúng
ta vẫn kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, tỏ rõ bản tính tự vệ,
chính nghĩa của dân tộc. Trong quan hệ với nhân dân, phẩm chất nhân văn
của Bộ đội Cụ Hồ vẫn không ngừng tỏa sáng. Hình ảnh những người lính
tích cực tham gia “phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo,
xóa mù chữ, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức
khỏe nhân dân và làm tốt vai trò nòng cốt, đi đầu trong phòng, chống, khắc
phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn,” [82, tr.10]. Những phong trào
như: “Gắn kết hộ người kinh với hộ đồng bào dân tộc thiểu số giúp nhau
phát triển kinh tế gia đình”; “Xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo”, “Hũ gạo
vì người nghèo”; “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, “Ngân
hàng bò”; “Tiểu đội nữ dân quân tham gia giải quyết điểm nóng”; “Tuyến
ống lòng dân”, v.v.. Là hiện thực trực tiếp sinh động hành vi ứng xử nhân
văn của mỗi cán bộ chiến sĩ quân đội, góp phần tăng cường mối quan hệ
đoàn kết quân – dân, đồng thời tỏa sáng những giá trị nhân văn quân sự
87
truyền thống của dân tộc, “làm sáng ngời hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội Cụ
Hồ” trong lòng nhân dân” [82, tr.11].
Trong quan hệ đồng chí, đồng đội, quan hệ cấp trên – cấp dưới, quan
hệ giữa lãnh đạo – chỉ huy, luôn giữ vững sự đoàn kết gắn bó yêu thương,
giúp đỡ lẫn nhau, trong công tác và đời sống thường ngày. Đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, chỉ huy đã thường xuyên quan tâm, lắng nghe, trao đổi những tâm
tư, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Tạo môi trường và không
khí dân chủ, tích cực để phát huy hết khả năng và sáng tạo của mọi thành viên
trong đơn vị. Đại đa số các đơn vị không còn hiện tượng quân phiệt, độc
đoán, gia trưởng. Dư luận đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, phản nhân văn
ngày càng mạnh mẽ và tích cực hơn qua điều tra cho thấy 45% rất mạnh mẽ,
30% mạnh mẽ [Phụ lục 7.4].
Tuy nhiên, chất lượng hiệu quả của quá trình này chưa thực sự đồng
đều và mang tính vững chắc. Tình cảm gắn bó, yêu thương giữa cán bộ chiến
sĩ ở cá biệt một vài đơn vị chưa tốt, quan hệ mang tính thực dụng, nặng về lợi
ích, thiếu tình người, còn trường hợp quân phiệt, đánh nhau thậm chí gây chết
người như Quân khu 5, Quân đoàn 2, (Năm 2012, Quân đoàn 2 có 8 vụ vi
phạm kỷ luật đánh nhau, chết người, tăng 0,10% so với 2011). Quan hệ quân,
dân chưa thực sự đoàn kết, gắn bó còn hiện tượng xô sát với dân năm 2012
tăng 11 vụ (Có 3 quân nhân bị dân đâm chết ở Binh chủng Hóa học, Tổng cục
Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, 1 trường hợp dâm ô với trẻ em
ở quân đoàn 3). Cá biệt có hành vi văn hóa lệch chuẩn trong giết, hành hạ dã
man động vật hoang dã (Quân đoàn 3). Những hành vi thiếu nhân văn đó làm
ảnh hưởng đến hình ảnh cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” [151, tr.12].
Sự chuyển hóa tích cực từ nhận thức đến thái độ, động cơ đến hành vi
nhân văn thực tiễn của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ các đơn vị là cơ sở quan trọng
tạo nên thái độ, động cơ và hành động thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay.
88
2.1.3. Thực trạng chuyển biến chất lượng, hiệu quả xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam về chính trị trên thực tiễn từ phát huy giá trị nhân
văn quân sự truyền thống của dân tộc hiện nay
Nhận thức, thái độ, động cơ, ý chí và hành vi ứng xử theo giá trị nhân
văn quân sự truyền thống của dân tộc của các chủ thể là kết quả ban đầu, cái
quyết định hiệu quả quá trình phát huy là kết quả cụ thể trong từng nội dung
xây dựng quân đội về chính trị. Trong những năm qua, tình hình chính trị, tư
tưởng của cán bộ, chiến sĩ cơ bản ổn định; có nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ
cách mạng, nhiệm vụ quân đội, đơn vị. Nhận thức nội dung, vai trò xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị ở đại đa số cán bộ, lãnh đạo chỉ huy
khá sâu sắc, có tới 100% được hỏi lựa chọn cả 3 nội dung [Phụ lục 6.2]. Các
đơn vị đã quán triệt nghiêm túc và tổ chức triển khai thực hiện có kết quả
đường lối của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về “xây dựng
quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại lấy xây dựng về chính trị là cơ sở”. Qua khảo sát điều tra ở các đơn vị chủ
lực cho thấy gần như 100% số sĩ quan được hỏi đều nhận thức tốt nội dung
xây dựng quân đội về chính trị gồm: tăng cường, củng cố hệ tư tưởng của
Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thành nền tảng tư
tưởng của quân đội; xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ
quốc, Nhân dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được
giao. Kết quả khảo sát nhận thức của số học viên cũng cho kết quả tương tự,
tuy có đạt tỷ lệ (79%) thấp hơn một chút so với khối sĩ quan [Phụ lục 6.2].
Phỏng vấn một số chiến sĩ năm thứ nhất và năm thứ hai cho thấy hầu hết đều
biết và hiểu lời Bác Hồ dạy: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng” [94, tr.350].
Về mức độ chuyển biến trong nhận thức chính trị, tư tưởng, theo báo cáo
kết quả công tác giáo dục chính trị những năm gần đây của Cục Tuyên huấn, cho
89
thấy kết quả kiểm tra nhận thức chính trị của các đối tượng năm sau đều cao hơn
năm trước. Năm 2011 tỷ lệ khá giỏi tăng 0,5% so với năm 2010. Năm 2012,
kiểm tra toàn quân có 100% đạt yêu cầu, trong đó có trên 80% khá, giỏi tăng 2%
so với năm 2011. Năm 2013, kiểm tra nhận thức chính trị toàn quân có 100% đạt
yêu cầu, giỏi 19,7%, khá 60,5%, trung bình 19,8%. Kết quả tổng hợp chung
những năm qua Quân số học chính trị của các đơn vị đạt 95,5 %, kiểm tra nhận
thức chính trị 100% đạt yêu cầu, trong đó có 80% khá, giỏi [Phụ lục 2.1].
Thái độ, tình cảm, đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, với mục tiêu lý tưởng chiến đấu của quân đội những năm gần đây có
chuyển biến tốt. Đại bộ phận có động cơ nghề nghiệp và động cơ phấn đấu
đúng đắn, hăng hái, phấn khởi khi nhận các nhiệm vụ được giao. Việc chuyển
hóa từ thái độ, động cơ thành hành vi chính trị thực tiễn tương đối tốt. Tuyệt
đại đa số có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm trong học
tập công tác, huấn luyện và xây dựng đơn vị, nắm và thực hiện tốt cương vị,
chức trách nhiệm vụ được giao, rất nhiều đồng chí hăng hái xung phong được
tham gia các nhiệm vụ đột xuất, khó khăn, nguy hiểm. Ý thức tự tu dưỡng
phẩm chất, đạo đức, lối sống, rèn luyện, chấp hành kỷ luật của cán bộ, chiến
sĩ có nhiều chuyển biến. Các đơn vị được khảo sát, điều tra cho thấy 5 năm
gần đây không có các trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp xin ra
quân. Tỷ lệ đảo, bỏ ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ còn rất ít, đối với sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp cá biệt chỉ có 01 đồng chí. Kết quả hành vi chính trị
trên thực tiễn của các chủ thể được biểu hiện chung nhất ở việc hoàn thành
xuất sắc các nhiệm vụ được giao của từng đơn vị, và ở toàn quân là hoàn
thành nhiệm vụ quân sự, quốc phòng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao
phó, góp phần quyết định vào sự hòa bình, ổn định của đất nước.
Tuy nhiên, kết quả nhận thức ở các đơn vị chưa thực sự đồng đều, các
đơn vị phía Bắc tỷ lệ khá giỏi cao hơn các đơn vị phía Nam và Tây nguyên,
chẳng hạn: Quân khu 1 (93,63%), Quân khu 4 (81,5%), Quân đoàn 2 là 81,2%
trong khi đó Quân khu 9 là 77,06%, Quân đoàn 3 là 78,71% [153]. Kết quả
90
khảo sát nội dung xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, cũng
phản ánh điều đó: số quân nhân chuyên nghiệp được hỏi (81,01%) có cao hơn
hạ sĩ quan, chiến sĩ (67,73%) [Phụ lục 6.2]. Mặt khác, tri thức chính trị còn
cảm tính, chưa nắm được thực chất vấn đề xây dựng quân đội về chính trị.
Khi được hỏi về nội dung cụ thể thì nhiều đồng chí hạ sĩ quan, chiến sĩ còn
nhầm lẫn xây dựng quân đội về chính trị với học tập chính trị, chưa thấy được
rằng việc sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là đích
xây dựng quân đội về chính trị cần hướng tới. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi số
sĩ quan và học viên được học tập một cách hệ thống, từ gốc vấn đề nên trình
độ nhận thức, hiểu biết cả về mặt lý luận và thực tiễn tốt hơn.
Quá trình phát huy chưa thực sự tạo sự chuyển hóa tích cực từ nhận
thức, thái độ, động cơ, ý chí đến hành vi thực tiễn. Theo Báo cáo tổng kết
công tác chính trị, tư tưởng năm 2013 của Tổng cục Chính trị: Sự chuyển
biến trên thực tiễn của một số đơn vị qua các năm chưa thật đồng đều, vững
chắc. Một số bộ phận cán bộ, chiến sĩ suy thoái về tư tưởng chính trị, có vụ
việc nghiêm trọng như làm gián điệp. Thiếu nhiệt huyết trong công tác, ngại
vất vả, thử thách, còn hiện tượng lăn tăn về nơi, và cương vị công tác; tư
tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng; còn hiện tượng đảo ngũ
(Quân chủng Hải quân 23 trường hợp, Học viện Hậu cần 4 trường hợp tăng
0,11%). Nhiều trường hợp chưa tự giác trong tu dưỡng đạo đức và rèn luyện
chấp hành kỷ luật. Thống kê cho thấy kết quả kiểm tra nhận thức của một số
đơn vị tăng nhưng vi phạm kỷ luật không giảm chẳng hạn, Quân đoàn 2 kiểm
tra nhận thức chính trị tăng 0,01% và vi phạm cũng tăng 0,10% so với 2011;
Quân khu 1 kết quả khá giỏi tăng 0,11 % so với năm 2011, nhưng vẫn xảy ra
một số vụ việc nghiêm trọng hơn như gián điệp, giết người, cướp tài sản, 30
đảng viên vi phạm kỷ luật = 0,24%; Quân đoàn 3 kết quả kiểm tra nhận thức
chính trị khá, giỏi tăng 1,55%, vi phạm kỷ luật tăng 0,16%, v.v.. Thậm chí vi
phạm kỷ luật nghiêm trọng năm 2012 tăng một số vụ tăng so với năm 2011
(Tự tử tăng 2, mất vũ khí, vật liệu nổ tăng 4) [153].
91
Nhìn chung, những kết quả đạt được trong phát huy giá trị nhân văn
quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam về chính trị những năm qua là cơ bản, tích cực. Thực trạng kết quả đó do
tổng hợp các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Trong đó những
nguyên nhân về kế thừa, phát triển và giáo dục các giá trị nhân văn quân sự
truyền thống của dân tộc; về môi trường hiện thực hóa quá trình này cũng như
tính tích cực tự giác của các chủ thể.
2.1.4. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong phát huy giá
trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay
* Nguyên nhân của những ưu điểm
Thứ nhất, nhận thức sâu sắc vai trò giá trị nhân văn quân sự truyền
thống của dân tộc đối với xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị,
các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã chú trọng tiến hành các hoạt động
kích thích nhu cầu, khả năng của các chủ thể để kế thừa, phát triển và giáo
dục các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc đáp ứng yêu cầu
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Hoạt động khai thác, kế
thừa, phát triển và giáo dục các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân
tộc được cụ thể hóa thành quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo từ Quân ủy Trung
ương, đến cấp ủy đảng các cấp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo vừa mang tính
thường xuyên, vừa sát với thực tiễn tình hình quân đội, đất nước và các đơn
vị. Các chủ thể phát huy đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn bổ sung giá trị mới tiêu biểu vào phát triển giá
trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc. Công tác tổng kết, biên soạn
lịch sử từ toàn quân đến từng đơn vị cơ sở được tiến hành thường xuyên, đảm
bảo tính khách quan. Lãnh đạo đề án xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo
tàng truyền thống, nhà truyền thống cơ bản trong quân đội, xây dựng phòng
Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh công tác sưu tầm kỷ vật, lưu giữ, bảo quản kỷ vật
kháng chiến. Cơ quan Tổng cục Chính trị đã triển khai và tổ chức thực hiện
92
nghiên cứu cụm đề tài cấp Bộ Quốc phòng “Nghiên cứu giữ vững và phát huy
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới”. Các cơ quan nghiên cứu
khoa học, học viện, nhà trường đã chú trọng triển khai hoạt động nghiên cứu
nhiều đề tài về các giá trị văn hóa quân sự truyền thống của dân tộc, truyền
thống “Bộ đội Cụ Hồ” cả ở góc độ chung cũng như từng mặt hoạt động, từng
lĩnh vực gắn với các đơn vị cụ thể. Chuẩn hóa những nội dung truyền thống
cơ bản của dân tộc, của quân đội, nghiên cứu các đề tài về giá trị văn hóa
truyền thống được đẩy mạnh.
Đặc biệt Chỉ thị 788-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương
ra Ngày 26-12-2013, về việc phát động Cuộc vận động “Phát huy truyền
thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, là chỉ thị kịp thời phản
ánh được tầm quan trọng, cấp thiết của phát huy các giá trị truyền thống giai
đoạn hiện nay, đồng thời nó là cơ sở cực kỳ quan trọng để các giá trị truyền
thống, giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc được phát huy hiệu
quả nhất. Cuộc vận động trên đã kích thích sự sáng tạo của các chủ thể ở
nhiều đơn vị về nội dung, phương pháp khai thác có hiệu quả. Các chủ thể đã
khai thác, sử dụng có hiệu quả các nhân chứng, hiện vật lịch sử, các di tích,
bảo tàng truyền thống, nhà truyền thống, phòng truyền thống, phòng Hồ Chí
Minh trong đó có tập trung hướng vào khai thác các giá trị nhân văn quân sự
truyền thống. Hệ thống bảo tàng, nhà truyền thống, phòng truyền thống,
phòng Hồ Chí Minh đã được chú trọng xây dựng và đi vào hoạt động phát
huy tốt hiệu quả công tác giáo dục truyền thống.
Các chủ thể đã tham mưu đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phối
hợp với các ban, ngành, địa phương tổ chức trang trọng lễ kỷ niệm các sự
kiện của quân đội nhân những năm chẵn tạo hiệu ứng, và hiệu quả cao trong
khai thác giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc. Đã xây dựng
được quy chế tổ chức, hoạt động khai thác giá trị truyền thống, cốt lõi là giá
trị nhân văn. Hiện nay 100% các đơn vị đã tổ chức triển khai đề nghị và được
công nhận ngày truyền thống, đã xác định ngoài những cái chung, giá trị cốt
93
lõi truyền thống của quân đội còn có những giá trị truyền thống đặc thù của
từng đơn vị, địa phương.
Các chủ thể đã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-
5-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI), ngày 05-8-2011 Thường vụ Quân ủy
Trung ương đã ban hành Chỉ thị 317-CT/QUTW. Các cơ quan chức năng và
Tổng cục Chính trị đã ban hành 17 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai
tổ chức thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong đảng bộ quân đội. Tiếp đó Chỉ thị số 124-CT/QUTW ngày
31/3/2011, của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”. Trong chỉ
thị đã xác định coi trọng giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục chủ nghĩa
yêu nước xã hội chủ nghĩa, mục tiêu lý tưởng chiến đấu, tinh thần đoàn kết.
Quán triệt chỉ thị trên, Bộ Quốc phòng có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_huy_gia_tri_nhan_van_quan_su_truyen_thong_cua_dan_toc_trong_xay_dung_quan_doi_nhan_dan_viet_nam.pdf