MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 11
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 15
1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 27
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH SĨ QUAN TRẺ QUÂN ĐỘI 32
2.1. Giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam và đặc điểm gia đình sĩ quan trẻ quân đội hiện nay 32
2.2. Quan niệm, vai trò và yếu tố quy định phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội hiện nay 58
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH SĨ QUAN TRẺ QUÂN ĐỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 77
3.1. Thành tựu, hạn chế phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội hiện nay 77
3.2. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội hiện nay 105
Chương 4:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH SĨ QUAN TRẺ QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 120
4.1. Phương hướng phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội hiện nay 120
4.2. Giải pháp chủ yếu phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội hiện nay 128
KẾT LUẬN 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
PHỤ LỤC 179
213 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dục còn mang tính một chiều, xơ cứng, đơn điệu, nặng về lý thuyết mà ít có những dẫn chứng, những gương điển hình, tiên tiến, có sức thuyết phục cao. Kết quả khảo sát cho thấy, còn 1,4% ý kiến đánh giá nội dung phát huy GTTT của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình SQT chưa tốt và 15% đánh giá ở mức bình thường [phụ lục 5.5].
Phương thức phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội ở một số đơn vị còn thiếu đa dạng.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác gia đình nói chung, phát huy GTTT trong xây dựng gia đình SQT ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, chất lượng, hiệu quả còn hạn chế. Công tác tuyên truyền chưa phong phú về nội dung, thiếu đa dạng về hình thức, phương pháp. Xây dựng các mô hình gia đình ở một số địa phương còn mang tính phong trào, mức độ tác động đến gia đình SQT còn thấp. Một số đơn vị còn cứng nhắc, chưa có nhiều giải pháp phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho SQT trao truyền, chuyển hoá các GTTT của gia đình Việt Nam trong gia đình mình. Việc phát hiện và xử lý một số hiện tượng vi phạm pháp luật, trái với chuẩn mực truyền thống trong quan hệ gia đình còn chậm. Công tác quản lý cán bộ nhất là quản lý tư tưởng, quản lý các mối quan hệ xã hội của SQT ở một số đơn vị còn có biểu hiện thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời phát hiện và hỗ trợ SQT giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình cũng như xã hội. Theo kết quả khảo sát ở đơn vị quân đội, còn 0,7% ý kiến đánh giá phương thức phát huy GTTT của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình SQT chưa tốt và 15,6% đánh giá ở mức bình thường [phụ lục 5.5]. Đối với từng phương thức cụ thể, cũng có một số ý kiến đánh giá chưa tốt, trong đó việc xây dựng và sử dụng các thiết chế văn hoá có 2% ý kiến đánh giá chưa tốt[phụ lục 5.6].
Sự phối hợp của các chủ thể trong và ngoài quân đội trong phát huy các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam vào xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ. Sự phối hợp trong tuyên truyền, vận động còn chồng chéo, nôi dung tuyên truyền còn chậm đổi mới, một chiều, thiếu cập nhật; hình thức, phương pháp còn đơn điệu, thiếu tính thuyết phục. Một số phương tiện, kênh thông tin thiếu sự chất lọc về nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức cũng như thái độ hành vi của trẻ em, trẻ vị thành niên nói chung, con em của các gia đình SQT nói riêng. Một số thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội, internet, truyền thông đa phương tiện có những thông tin phản giáo dục, trái với thuần phong mỹ tục chưa được ngăn chặn kịp thời gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống của một số ít thanh thiếu niên. Hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, giáo dục ứng xử, giáo dục kỹ năng sống ở một số nhà trường còn đơn điệu, nhàm chán, chưa thật sự phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Khi đánh giá về phương thức phát huy GTTT trong xây dựng gia đình SQT ở một số địa phượng, có một số đánh giá ở mức chưa tốt, trong đó, có 9,5% đánh giá việc xây dựng các mô hình gia đình, câu lạc bộ gia đình chưa tốt, thực hiện các tiêu chí gia đình văn hoá (có 7,5%); giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và xây dựng, sử dụng các thiết chế văn hoá - xã hội đều có 5% ý kiến đánh giá chưa tốt...[phụ lục 6.4].
Một số gia đình sĩ quan trẻ chưa chú trọng đến việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.
Một số gia đình chỉ chú trọng giáo dục cho con cháu gia đạo và các nội dung học tập ở trường mà ít quan tâm giáo dục gia phong, gia lễ cùng các GTTT khác của gia đình Việt Nam. Một bộ phận đáng kể các gia đình SQT vẫn áp dụng phương pháp giáo dục áp đặt, một chiều và thiên về lý thuyết mà chưa chú trọng giáo dục, rèn luyện thái độ, hành vi cho con cháu. Đáng chú ý là một số ít vợ chồng SQT hoặc ông bà chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục con cháu thông qua các hành vi mẫu mực làm gương nên ít chú ý đến thái độ, hành vi ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí một số ít gia đình còn phó mặc công tác giáo dục con cháu cho nhà trường, ít quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con cháu. Theo kết quả điều tra xã hội học, có 79,3% ý kiến cho rằng, trong gia đình SQT có hiện tượng ít quan tâm giáo dục con cháu.
Một số gia đình thiếu nỗ lực, cố gắng trong phát huy các GTTT của gia đình Việt Nam vào xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng như xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Một số vợ chồng SQT nhận thức chưa sâu sắc, chưa đầy đủ về các GTTT, chưa tích cực, chủ động tìm hiểu và thẩm thấu, chuyển hoá các giá trị đó vào đời sống gia đình. Trong khi đó, có một số gia đình lại tiếp nhận nhanh chóng, thiếu chọn lọc lối sống phương tây, chạy theo hưởng thụ và lợi ích vật chất, ít quan tâm hoặc xem nhẹ các chuẩn mực, GTTT của gia đình Việt Nam.
3.1.2.2. Hạn chế về kết quả phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội hiện nay
Một số chuẩn mực đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam cũng có biểu hiện bị suy giảm, mai một trong gia đình sĩ quan trẻ.
Ở một số gia đình SQT có hiện tượng thiên lệch trong vận dụng các giá trị, có giá trị được đề cao quá mức nhưng lại có giá trị bị xem nhẹ hoặc không được vận dụng. Trong quan hệ vợ chồng, một số gia đình SQT quá đề cao sự thủy chung nhưng lại chưa quan tâm đúng đến nghĩa tình và sự hoà thuận, ngược lại có gia đình rất chú trọng đến sự hoà thuận vợ chồng nhưng lại coi nhẹ sự thủy chung. Do bận công việc đơn vị, đặc biệt với SQT đảm nhiệm chức vụ ở cấp Trung đội, Đại đội, phải bám nắm, quản lý, chỉ huy chiến sĩ thường xuyên nên ít có thời gian quan tâm đến công việc gia đình, ít quan tâm, chia sẻ với vợ công việc hàng ngày. Điều này làm cho quan hệ tình cảm vợ chồng có phần lạnh nhạt, một số vợ chồng thiếu sự gắn kết, thiếu sự động viên, cảm thông, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Đặc biệt, đối với những vợ chồng SQT sống thiếu sự giúp đỡ của bố mẹ, có nhiều khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống tự lập dễ nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng về kinh tế, chăm sóc, nuôi dạy con cái.
Cũng có một vài cặp vợ chồng trẻ khi yêu nhau rất thắm thiết, mặn nồng nhưng khi đối mặt với vô vàn khó khăn của cuộc sống vợ chồng, nhất là sự thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm đã không vượt qua được, dẫn đến gia đình tan vỡ. Trước đây hiện tượng này rất hiếm nhưng những năm gần đây có xu hướng tăng lên cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Đứng trước sức ép lớn của cuộc sống hàng ngày với một gia đình SQT có rất nhiều thiếu thốn đã gây thất vọng cho không ít phụ nữ trẻ. Hàng ngày họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức trong cuộc sống, lại thiếu sự đồng hành, giúp đỡ của chồng nên trở nên hững hụt, thất vọng, làm cho cuộc sống gia đình rơi vào bế tắc và có khi dẫn đến đổ vỡ. Sự thiếu thủy chung trong quan hệ vợ chồng SQT cũng là vấn đề đáng quan tâm. Đa số SQT xa nhà hoặc có ít thời gian, điều kiện để có thể gần gũi, vun đắp tình cảm vợ chồng, dẫn đến hiện tượng quan hệ nam nữ ngoài luồng hoặc ngoại tình nhằm thoả mãn nhu cầu sinh lý. Hiện tượng này khi bị phát hiện thì phần lớn mất niềm tin ở nhau, dẫn đến gia đình tan vỡ.
Trong quan hệ giữa cha mẹ, ông bà với con cháu, một số gia đình SQT còn có thái độ và hành vi sai lệch. Đại đa số vợ chồng SQT không sinh sống cùng cha mẹ nên ít khi về thăm hoặc chăm sóc cha mẹ, thực hiện trách nhiệm đối với bậc sinh thành. Một số gia đình SQT ở cùng bố mẹ hoặc một thời gian có mẹ chồng hoặc mẹ vợ đến ở cùng để giúp đỡ chăm sóc cháu nhỏ thì cũng có những va chạm, khúc mắc giữa mẹ chồng và con dâu hoặc giữa mẹ vợ với con đẻ hoặc cả con rể. Những khúc mắc này chủ yếu là do những ứng xử thiếu tế nhị giữa vợ chồng SQT với mẹ đẻ, mẹ vợ hoặc bất đồng trong cách thức chăm sóc con cháu theo quan niệm cũ với quan niệm hiện đại. Trong mối quan hệ giữa vợ chồng SQT với con cái cũng có biểu hiện thiếu chuẩn mực trong lời nói và hành vi. Một số SQT còn áp đặt, gia trưởng, mệnh lệnh đối với con cái, cho rằng con cái phải tuyệt đối thực hiện những điều bố mẹ dạy bảo, nếu không thực hiện thì không hài lòng, thậm chí chửi mắng, đánh đập. Tình trạng có phần giảm đi trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn tồn tại ở một số ít gia đình SQT vốn tính tình nóng nảy, thiếu kiềm chế trong ứng xử với con cái. Ngược lại, ở một số gia đình chiều chuộng con quá mức, hoặc do thiếu vắng bố chăm sóc nên mẹ chiều con hoặc ít khi bố mới ở nhà nên bù đắp cho con cái những tháng ngày thiếu vắng bằng cách con thích gì, muốn gì cũng chiều chuộng để con vui.
Trong mối quan hệ giữa con cháu (con của vợ chồng SQT) với ông bà, bố mẹ, một số gia đình do chưa giáo dục con cháu chu đáo nên còn hiện tượng thiếu gắn bó, thiếu kính trọng ông bà, cha mẹ. Nhiều gia đình SQT ở xa quê, con cái còn nhỏ nên ít có thời gian về thăm ông bà, dẫn đến mối quan hệ giữa ông bà với các cháu dần bị lỏng lẻo, xa cách. Cá biệt, một số gia đình SQT còn duy trì một số truyền thống lạc hậu như tính gia trưởng trong sinh hoạt, có SQT áp dụng khuôn phép quân sự trong đời sống gia đình, quá áp đặt đối với con cái. Mối quan hệ anh chị em ruột cũng có biểu hiện thiếu sự gắn bó, chia sẻ. Một số gia đình SQT mải lo toan cuộc sống riêng và do đặc thù công việc nên ít quan tâm chăm lo bồi đắp mối quan hệ anh chị em, làm cho sự gắn bó, chia sẻ giữa họ có phần giảm sút. Họ chỉ liên lạc với nhau khi gia đình có công việc hoặc gặp gỡ nhau vào dịp giỗ, tết.
Kết quả điều tra xã hội học ở đơn vị cơ sở chủ lực cho thấy, hiện nay đang xuất hiện một số hiện tượng sai lệch làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình SQT. Trong quan hệ vợ chồng, đáng chú ý là, có 6,3% ý kiến cho rằng hiện tượng thiếu yêu thương và chia sẻ xảy ra nhiều, tiếp đến là tình trạng thiếu tôn trọng, thiếu dân chủ và bất bình đẳng trong các quyết định của gia đình; ngoại tình (6%), xích mích, mâu thuẫn (5,3%), xung đột, đánh nhau (5%) [phụ lục 5.9]. Trong mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ với con cháu, có 9,% ý kiến cho rằng hiện tượng chiều theo sở thích của con cháu xảy ra nhiều; gia trưởng trong sinh hoạt hàng ngày (8,3%); chửi bới, quát mắng con cháu (6,6%) ...[phụ lục 5.10]. Trong mối quan hệ giữa con cháu với ông bà, cha mẹ, có 6,3% ý kiến cho rằng hiện tượng thiếu gắn bó với ông bà, cha mẹ xảy ra nhiều; không vâng lời với ông bà, cha mẹ (5,3%), chơi bời, hư hỏng (4%) [phụ lục 5.11]. Trong quan hệ anh chị em cũng xảy ra một số hiện tượng được cho là xuất hiện nhiều như thiếu chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau; thiếu gắn bó, yêu thương; không tôn trọng; người nào biết người đấy [phụ lục 5.12]. Kết quả khảo sát ở địa phương cũng chỉ ra một số hiện tượng trên với mức đánh giá xảy ra nhiều và rất nhiều chiếm tỷ lệ cao hơn, có một số hiện tượng chiếm tỷ lệ trên 10% ý kiến đánh giá ở mức độ xuất hiện nhiều và rất nhiều như: vợ chồng thiếu tôn trọng, thiếu dân chủ và bất bình đẳng trong các quyết định của gia đình (14%), thiếu yêu thương và chia sẻ (13%), ngoại tình (11%); gia trưởng trong sinh hoạt hàng ngày (13%), chiều theo sở thích của con cháu (10,5%) [phụ lục 6.7,8,9,10].
Một số gia đình sĩ quan trẻ có những sai lệch trong giáo dục gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, lối sống và quá trình trưởng thành của các thành viên trong gia đình.
Mức độ thẩm thấu và sức lan toả GTTT của gia đình Việt Nam trong một số gia đình SQT chưa cao. Cũng không ít gia đình SQT không quan tâm đúng mức đến GTTT hiếu học. Cha mẹ thiếu nỗ lực, cố gắng học tập để thực sự là tấm gương cho con trẻ học tập noi theo; có những gia đình không quan tâm đến việc học của con nhỏ mà mặc phó cho nhà trường; có gia đình thay vì việc động viên khích lệ con trẻ học tập thì lại quát mắng, tạo ra áp lực và sự sơ hãi việc học tập của trẻ thơ. Một số gia đình SQT cho rằng, con cái chỉ có nhiệm vụ học tập, nhất là học ở trường, thời gian còn lại dành cho việc giải trí. Vì thế, rất nhiều con trẻ trong gia đình, ngoài việc học tập thì không phải làm bất kỳ công việc nào khác trong nhà, mọi công việc gia đình là do người lớn đảm nhiệm, dẫn đến trẻ nhỏ lười lao động, không biết lao động. Không ít gia đình không chú trọng đến giáo dục cho trẻ nhỏ tính tự lập. Nhiều gia đình SQT quá nuông chiều con cái, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của con. Thay vì một số việc đáng lẽ của con phải làm thì bố mẹ lại làm thay, dẫn tới con trẻ lúng túng hoặc trốn tránh khi được giao các công việc ở trường, ở lớp. Một số gia đình còn thuê gia sư vừa dạy, vừa giúp con tại nhà, lâu dần con trẻ sẽ ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ và những người lớn trong gia đình, mất đi tính tự lập trong cuộc sống. Những công việc nặng nhọc là việc làm của người lớn, cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình làm, con cái chỉ có nhiệm vụ lo học tập, nhất là học ở trong nhà trường. Vì thế, rất nhiều con trẻ trong gia đình hiện nay ngoài việc học tập tại trường, thời gian còn lại dành để đi học thêm hoặc để giải trí, xem phim, chơi game... mà không phải làm bất cứ công việc nào khác trong nhà.
Đạo đức, lối sống của một số thành viên trong gia đình SQT còn có biểu hiện lệch chuẩn. Đa số con của gia đình SQT đều là con ngoan, trò giỏi, thường các cháu có tính kỷ luật cao hơn so với các bạn khác tuy nhiên cũng còn một số cháu chưa thật tích cực hăng say học tập, ứng xử với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh có lúc còn chưa đúng mực. Có hiện tượng một số gia đình SQT lệch chuẩn trong việc giáo dục con trẻ cách ứng xử ngoài xã hội, dẫn đến trẻ nhỏ xuất hiện sự ích kỷ, không quan tâm, thậm chí coi thường mọi người xung quanh. Cá biệt có một số cháu thiếu sự quản lý, rèn luyện chặt chẽ, thường xuyên của gia đình nhất là của bố mà trở nên hư hỏng, chảnh mảng học hành, đua đòi, chơi bời cùng bạn bè, trốn học đi chơi game... Số này tuy so với các gia đình khác trong xã hội là không nhiều, vì đại đa số gia đình quân nhân nói chung, gia đình SQT nói riêng đều rất có trách nhiệm trong giáo dục, quản lý con cái, tuy nhiên cũng có một số rất ít gia đình do bố mẹ ly hôn, gia đình không hạnh phúc hoặc cả bố và mẹ đều bận rộn, ít quan tâm đến con cái thì hiện tượng này cũng xảy ra.
Một số ít vợ chồng SQT cũng có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống hoặc thiếu chuẩn mực trong thái độ, hành vi. Một số vợ SQT do không sinh sống cùng bố mẹ chồng, lại thiếu sự kiểm soát, điều chỉnh của chồng nên dễ dẫn đến hiện tượng tuỳ tiện trong lời nói và việc làm, hình thành nên một số thói quen xấu trong đời sống hàng ngày nhất là đối với một số người vợ có tuổi đời còn trẻ, thiếu sự chín chắn, thiếu sự giáo dục kỹ lưỡng từ trước của bố mẹ đẻ. Một số người vợ tiếp xúc nhiều với xã hội, nhất là một số môi trường thiếu lành mạnh sẽ có ảnh hưởng lớn từ đó và vô tình mang những điều không hay, không tốt về gia đình gây ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ, hành vi của con trẻ. Cùng với người vợ, một số SQT cũng có biểu hiện lệch lạc trong lối sống, tác phong, vi phạm kỷ luật, pháp luật. Những năm gần đây, tỷ lệ SQT vi phạm kỷ luật, pháp luật có chiều hướng tăng lên không chỉ ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của người quân nhân cách mạng mà còn ảnh hưởng lớn đến gia đình, người thân.
Kết quả khảo sát ở đơn vị cho thấy, có 6,3% ý kiến cho rằng trong gia đình SQT xảy ra hiện tượng ít quan tâm giáo dục con cháu [phụ lục 5.10]. Đồng thời, gia đình SQT cũng xảy ra một số sai lệch về nội dung và phương thức giáo dục như hiện tượng gia trưởng hay thiếu tôn trọng, thiếu dân chủ hoặc chiều theo sở thích của con cháu. Đáng chú ý là, tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng, một số ý kiến cũng cho rằng, trong gia đình SQT cũng xảy ra tình trạng con cháu không nỗ lực học tập, rèn luyện, chơi bời, hư hỏng [phụ lục 5.11; 6.9]; cá biệt còn có tình trạng vi phạm pháp luật [phụ lục 5.13; 6.11].
Một số gia đình sĩ quan trẻ thiếu trách nhiệm trong xây dựng cộng đồng, cá biệt có gia đình sống khép kín, cách biệt với hàng xóm, láng giềng.
Một số gia đình SQT chưa quan tâm đúng mức đến việc giữ gìn và phát huy ý thức cộng đồng, các nếp sống văn hóa truyền thống của cộng đồng và dân tộc. Bản thân vợ hoặc chồng của một số gia đình SQT có những thái độ ứng xử giao tiếp với dòng họ, với xóm giềng chưa đúng mực dẫn đến mất đoàn kết với bà con lối xóm. Có gia đình ít khi tham gia các hoạt động xây dựng tổ xóm văn hoá, ít tham gia các sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Một vài người vợ của SQT quá đề cao lợi của gia đình, ít quan tâm đến lợi ích của tập thể và cộng đồng. Kết quả khảo sát ở đơn vị quân đội về mối quan hệ giữa gia đình SQT với cộng đồng cho thấy, hiện nay có một số hiện tượng được đánh giá là xảy ra nhiều như: không tham gia các sinh hoạt và các hoạt động của làng xóm, cộng đồng (4,6%), không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng đồng (3,3%); không gắn bó, chia sẻ với công việc của các gia đình khác trong dòng tộc, không thực hiện các phong tục, tập quán của cộng đồng (3%)[phụ lục 5.13]. Kết quả khảo sát ở địa phương cũng cho sự tương đồng về ý kiến tuy nhiên các hiện tượng này có chiếm tỷ lệ cao hơn [phụ lục 6.11].
Một số gia đình sĩ quan trẻ chưa trân trọng giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, thường xuyên có những bất đồng, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của mọi thành viên và xây dựng gia đình văn hóa. Do sống xa nhau thường xuyên nên một số gia đình sĩ quan trẻ chưa thấu hiểu và cảm thông cho nhau dẫn đến những va chạm, bất đồng trong cuộc sống. Tình trạng này lại dẫn đến một vấn đề khá nan giải ở một số cặp vợ chồng SQT, đó là những bất đồng âm ỉ, hòa hợp, hạnh phúc bên ngoài còn bên trong thì chứa đựng những bất đồng, mâu thuẫn, không thể kìm chế được thì dẫn đến đổ vỡ gia đình. Những bất đồng này có thể kéo dài, gây nên tình trạng căng thẳng trong gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái cảm xúc, tình cảm, tâm lý của các thành viên trong gia đình. Cuộc sống của gia đình SQT có vô vàn những cung bậc cảm xúc, niềm vui xen lẫn với nỗi buồn, sự đau khổ, tức giận, bế tắc. Một số gia đình SQT đã sớm phải tan vỡ vì tình cảm chưa thật bền vững, chưa đủ sức chống chịu trước những khó khăn, thủ thách của cuộc đời.
3.2. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ quân đội hiện nay
3.2.1. Nguyên nhân của thành tựu
Một là, những thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đã tạo điều kiện thuận lợi để phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế trong những năm qua đã làm cho đời sống xã hội đã có chuyển biến toàn diện, trong đó đã đạt được những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế - xã hội có bước phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt; văn hoá - xã hội có bước phát triển, tạo tiền đề xây dựng đời sống văn hoá tinh thần ngày càng phong phú cho nhân dân. Quốc phòng, an ninh cơ bản bảo đảm tốt, đối ngoại được mở rộng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo môi trường hoà bình, ổn định để mọi người dân, mọi gia đình đều có cơ hội, điều kiện phát triển. Chính những thành tựu đó là cơ sở để đầu tư chăm lo phát triển con người, phát triển gia đình, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, của gia đình Việt Nam. Các lĩnh vực của đời sống xã hội có chuyển biến tích cực đã tạo nên những điều kiện hết sức cần thiết để cải thiện và nâng cao chất lượng, điều kiện sống cho gia đình, tạo tiền đề, điều kiện để phát huy các GTTT ngay trong mỗi gia đình sĩ quan trẻ.
Hai là, Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn đối với công tác gia đình, phát huy giá trị truyền thống trong xây dựng gia đình nói chung và sĩ quan trẻ nói riêng. Cùng với quá trình phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác gia đình, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định, gia đình là tế bào của xã hội, muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp thì phải xuất phát từ gia đình. Đồng thời, Đảng ta cũng nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của văn hoá, vừa là mục tiêu, vừa là động lựcvà là nền tảng tinh thần phát triển đất nước nên thường xuyên chăm lo xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chú trọng bảo tồn và phát huy GTTT nói chung, GTTT của gia đình nói riêng. Triển khai thực hiện quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ quốc phòng đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình phù hợp với điều kiện hoạt động quân sự. Chính sự quan tâm này đã tạo điều kiện, cơ chế, chính sách thuận lợi để gìn giữ và phát huy GTTT của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ.
Ba là, cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị quân đội, cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đã nhận thức đúng đắn về phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình sĩ quan trẻ.
Cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị cơ sở trong toàn quân luôn chú trọng gìn giữ và phát huy phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống của người quân nhân cách mạng, phát huy GTTT của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình SQT. Các hoạt động giáo dục truyền thống, xây dựng môi trường văn hoá ở các đơn vị được lãnh đạo, chỉ huy các cấp quan tâm, làm cho các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của gia đình, của quân đội ngày càng được thẩm thấu trong tư tưởng, tình cảm, lối sống của mỗi SQT. Phong trào “Xây dựng, quản lý doanh trại chính quy xanh, sạch, đẹp” được triển khai đồng bộ và đạt kết quả thiết thực. Hệ thống cơ sở vật chất văn hóa như nhà truyền thống, phòng Hồ Chí Minh tương đối hoàn thiện, quy củ, phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ. Các cơ quan đơn vị gắn kết chặt chẽ phong trào thi đua quyết thắng với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Phong trào: “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc để các chủ thể được phát huy có điều kiện thuận lợi và dễ tiếp nhận các giá trị văn hóa truyền thống, có thái độ, niềm tự hào về các giá trị, về hình mẫu anh bộ đội Cụ Hồ nói chung và tự hào về truyền thống của đơn vị nói riêng. Đồng thời, các đơn vị cũng luôn quan tâm xây dựng các khu tập thể gia đình quân nhân đoàn kết, yêu thương, văn minh, lịch sự, tạo môi trường tốt để các gia đình SQT gìn giữ và phát huy GTTT của gia đình Việt Nam, gia đình quân nhân.
Đồng thời, sự quan tâm của các cấp, các ngành đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác gia đình ở các địa phương. Đây là môi trường thuận lợi cho quá trình xây dựng gia đình nói chung, phát huy GTTT của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình SQT nói riêng. Đặc biệt, công tác gia đình được quan tâm hơn, bộ máy quản lý về công tác gia đình được củng cố, kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở đã góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này. Cùng với đó, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm công tác gia đình ở các cấp được nâng lên rõ rệt đã làm cho đội ngũ này ngày càng phát huy tốt vai trò trách nhiệm trên thực tế.
Bốn là, chất lượng sĩ quan trẻ và ý thức, trách nhiệm của các thành viên gia đình trong gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống vào xây dựng gia đình theo chuẩn mực văn hoá ngày càng cao. Đây là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định trực tiếp nhất đến việc phát huy GTTT của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình SQT hiện nay. Phần lớn các thành viên trong gia đình SQT có phẩm chất, đạo đức tốt, có trình độ, năng lực, có trách nhiệm cao trong xây dựng gia đình tạo điều kiện thuận lợi để xay dựng gia đình hạnh phúc, hiện đại nhưng không xa rời cội nguồn. Đặc biệt, phần lớn SQT có xuất thân từ nông thôn, là con em nông dân, họ đã được thẩm thấu và lưu giữ những nếp nghĩ, nếp sống, phong tục tập quán của làng quê trong đó có cả những phong tục, tập quán trong sinh hoạt gia đình, văn hoá gia đình truyền thống. Cùng với SQT là những người mẹ cũng chủ yếu xuất thân từ làng quê, họ đã và đang lưu giữ, trao truyền những GTTT của dân tộc, của gia đình cho con cháu. Đồng thời, phần lớn vợ SQT cũng là người còn mang nhiều nét truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nên mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng đa số họ chín chắn với công việc gia đình, luôn lo toan, gánh vác công việc gia đình thay chồng, là người trực tiếp tiếp nhận và hiện thực hoá các giá trị đó trong đời sống hàng ngày của gia đình. Chính những yếu tố thuận lợi này đã và đang làm cho quá trình tiếp nhận, chuyển hoá, thẩm thấu và lan toả các GTTT của gia đình Việt Nam ở các gia đình SQT trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.
3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, chất lượng của một bộ phận sĩ quan trẻ còn thấp, trách nhiệm các thành viên trong một số gia đình chưa cao. Tuy được đào tạo cơ bản nhưng phần lớn SQT mới có sự trưởng thành về trình độ chuyên môn, vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Đáng chú ý là một bộ phận SQT nhất là các SQT được đào tạo chuyên môn kỹ thuật có sự hiểu biết về truyền thống và xã hội chưa sâu sắc lại ít được va chạm xã hội nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn khi phải đảm nhiệm chức trách nhiệm vụ mà tổ chức phân công vừa phải gánh vác công việc