DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Đóng góp mới của luận án 3
3. Kết cấu của luận án 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước 5
1.1.1. Công trình nghiên cứu ở trong nước 5
1.1.2. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài 11
1.1.3. Khoảng trống khoa học của đề tài 16
1.2. Hướng nghiên cứu của luận án 17
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 17
1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 19
2.1. Tổng quan về phát triển bền vững và phát triển bền vững thương mại 19
2.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển bền vững 19
2.1.2. Phát triển bền vững thương mại 27
2.2. Nội dung PTBVTM trên địa bàn tỉnh và hệ thống tiêu chí đánh giá 36
2.2.1. Nội dung phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh 36
2.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá PTBVTM trên địa bàn tỉnh 39
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBVTM trên địa bàn tỉnh 47
2.3.1. Môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại 47
2.3.2. Cơ sở hạ tầng thương mại 49
2.3.3. Hệ thống các doanh nghiệp thương mại 49
2.3.4. Thị trường thương mại 50
2.3.5. Nguồn nhân lực thương mại 51
2.4. Kinh nghiệm về PTBVTM trong nước, quốc tế và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bình Định 52
2.4.1. Kinh nghiệm PTBVTM của một số địa phương ở các nước trên thế giới 52
2.4.2. Kinh nghiệm PTBVTM của các địa phương trong nước 56
2.4.3. Bài học về PTBVTM đối với tỉnh Bình Định 60
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 63
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định có ảnh hưởng đến quá trình phát triển thương mại trên địa bàn 63
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định 63
3.1.2. Quá trình phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định 66
3.2. Phân tích thực trạng PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2018 68
3.2.1. Thực trạng PTBVTM thông qua thúc đẩy các hoạt động KD trên địa bàn 68
3.2.2. Phát triển bền vững TM thông qua việc giải quyết các vấn đề về xã hội 85
3.2.3. Phát triển bền vững thương mại về môi trường thông qua xanh hóa các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định 94
3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững thương mại trên địa bàn Bình Định 103
3.3.1. Môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại 103
3.3.2. Cơ sở hạ tầng thương mại 105
3.3.3. Hệ thống các doanh nghiệp thương mại 107
3.3.4. Thị trường thương mại trên địa bàn Tỉnh 111
3.3.5. Nguồn nhân lực thương mại 112
3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định 115
3.4.1. Những kết quả, thành tựu đạt được 115
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 117
193 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sắn và các sản phẩm từ sắn thì Trung Quốc vẫn là thị trường chính, chiếm tới 73% thị phần xuất khẩu của Tỉnh. Tuy nhiên, năm 2018 nhu cầu của thị trường Trung Quốc giảm và áp dụng nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác bao bì đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp của Tỉnh khi xuất khẩu qua thị trường này.
Tương tự như hàng nông sản thì giá trị xuất khẩu của hàng thủy sản có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2010-2018, năm 2018 KNXK nhóm hàng thủy hải sản ước đạt 79,7 triệu USD, tăng 1,1% so với năm 2017 (78,8 triệu USD). Trong các mặt hàng thì mặt hàng hải sản đông lạnh có số lượng và giá trị tăng cao, góp phần tăng KNXK nhóm hàng này. Tuy giá trị xuất khẩu của mặt hàng này có tăng nhưng mức tăng chưa tương xứng với khả năng phát triển thị trường của các doanh nghiệp do nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu. Mặt khác, mặt hàng tôm đông lạnh giảm mạnh số lượng lẫn giá trị, nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp chưa mở rộng khách hàng và thị trường mới, đồng thời bị áp lực cạnh tranh nguồn nguyên liệu trong Tỉnh.
Nhóm hàng có tỷ trọng thấp nhất trong KNXK là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. Nhìn chung giá trị ngành hàng này có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2018 KNXK của nhóm hàng này có xu hướng giảm so với năm 2017. Nguyên nhân do thị trường thu hẹp về nhu cầu, giá bán thấp khó hồi phục. Trong đó, đặc biệt là mặt hàng khoáng sản titan bị khách nước ngoài ép giá nên lượng hàng tốn kho từ năm trước vẫn chưa xuất khẩu được. Bên cạnh đó, sản phẩm đá Granite cũng trong tình trạng tương tự và đang bị Thổ Nhĩ Kỳ áp mức thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp chưa tìm được thị trường mới làm cho KNXK giảm, lượng hàng tồn kho cao gây ứ đọng vốn.
Nhìn chung, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng giảm KNXK là do sự tăng, giảm về khối lượng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và tăng, giảm về giá xuất khẩu bình quân. Thứ nhất, có 05 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có khối lượng tăng so với năm 2017, đã tăng KNXK 49,5 triệu USD gồm: gạo nếp các loại, gỗ tinh chế ngoại thất, dăm gỗ, viên nén gỗ, và đá các loại. Trong khi đó, có 06 mặt hàng xuất khẩu có khối lượng giảm so với năm 2017, đã giảm KNXK 50,2 triệu USD gồm: sắn lát, tinh bột sắn, gỗ tinh chế nội thất, hải sản đông, tôm đông lạnh và giày dép các loại. Do khối lượng một số mặt hàng xuất khẩu giảm nhiều hơn đối với mặt hàng xuất khẩu tăng nên tổng KNXK giảm 766,5 nghìn USD. Thứ hai, có 08 mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân tăng so với năm 2017 nên đã tăng KNXK là 28,1 triệu USD, bao gồm: gạo nếp các loại, sắn lát, tinh bột sắn, gỗ tinh chế ngoại thất, gỗ tinh chế nội thất, viên nén gỗ, hải sản đông và giày dép các loại. Có 03 mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân giảm so với năm 2017 nên KNXK giảm là 21,8 triệu USD bao gồm: dăm gỗ, tôm đông lạnh và đá các loại. Do giá xuất khẩu bình quân một số mặt hàng tăng nhiều hơn so với mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân giảm nên tổng KNXK của tỉnh tăng 6,3 triệu USD. Như vậy, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do yếu tố giá xuất khẩu bình quân tăng so với năm trước.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn Tỉnh là hải sản đông lạnh, gạo, sắn lát khô, đá granit các loại, gỗ tinh chế, dăm bạch đàn, giày dép và quần áo gia công. Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Định qua các năm cụ thể trong phụ lục 1.
b. Hoạt động nhập khẩu
Tổng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh có xu hướng biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2018, KNNK toàn tỉnh ước thực hiện 361,6 triệu USD, tăng 13,4% so với năm 2017, đạt 113% kế hoạch năm. KNNK có tốc độ tăng trưởng thấp, chậm do hoạt động sản xuất, chế biến một số ngành hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu chững lại và các doanh nghiệp có sự thay đổi nhu cầu sử dụng nguyên liệu và cơ cấu nguồn nguyên liệu thay thế. Các dự án đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh chậm triển khai nên chưa có nhu cầu nhập khẩu thiết bị, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất chưa có nhu cầu nhập máy móc phục vụ cho đổi mới công nghệ, lắp đặt dây chuyền sản xuất mới cũng là yếu tố làm KNNK tăng không nhiều.
Bình Định nhập khẩu hoàn toàn theo hình thức trực tiếp, không nhập khẩu ủy thác. Bên cạnh đó, thị trường nhập khẩu của Bình Định trên cả 5 Châu lục và có mặt trên khoảng từ 41 – 59 nước trong giai đoạn 2010 – 2018. Bình Định nhập khẩu chủ yếu tại Châu Á chiếm khoảng 62 – 72%. Trị giá hàng NK qua các năm cụ thể trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Giá trị nhập khẩu của tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2018
ĐVT: Triệu USD
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Giá trị NK
161,7
154,5
190,9
176,9
260,4
279,9
282,5
318,9
375,0
I. NK trực tiếp
161,7
154,5
190,9
176,9
260,4
279,9
282,5
318,9
375,0
II. Ủy Thác NK
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Nguồn: Phòng Quản lý Thương mại - Sở Công thương Bình Định
Thị trường nhập khẩu chính của các doanh nghiệp Bình Định là Châu Á, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và tại Châu Mỹ chủ yếu nhập từ U-ru-guay, Ac-hen-ti-na và Braxin. Bên cạnh đó, trị giá hàng hóa NK theo nhóm hàng cụ thể trong Phụ lục 3. Các nhóm hàng NK chính của Bình Định là tư liệu sản xuất (Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu), và hàng tiêu dùng. Nhóm hàng tư liệu sản xuất, đặc biệt là nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị hàng NK. Một số mặt hàng NK chủ yếu trên địa bàn tỉnh là hạt nhựa, phân bón, thép các loại và gỗ nguyên liệu. Sản lượng NK một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Định qua các năm cụ thể trong phụ lục 2.
c. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch XNK hàng hóa
Giá trị hàng hóa xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu, cán cân TM qua các năm trong giai đoạn của tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng xuất siêu, cán cân TM cao nhất trong giai đoạn là năm 2018 với khoảng 450,6 triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng và là điểm sáng về sự phát triển của các hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng KNXK, nhập khẩu hàng hóa qua các năm có xu hướng không ổn định. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng KNXK hàng hóa năm 2010 tăng 23,4%, năm 2011 tăng 14,23% và năm 2012 tăng 17,58% so với năm trước, tuy nhiên năm 2013 tốc độ tăng trưởng có khuynh hướng giảm tăng khoảng 2,63% so với năm 2012, nhưng con số này đã tăng lên 7,78 % năm 2014 và 10,62% năm 2015. Tuy nhiên, năm 2016 tốc độ tăng giảm rất mạnh, tăng ít nhất trong giai đoạn 2010 – 2017 chỉ với khoảng 0,14%. Như vậy nhìn chung KNXK hàng hóa có xu hướng gia tăng nhưng tốc độ tăng trưởng của nó lại có khuynh hướng giảm và không ổn định. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng KNNK hàng hóa không ổn định, cụ thể là năm 2011 và năm 2013 tốc độ tăng trưởng lần lượt giảm 4,45% và 7,33 % so với năm trước, tuy nhiên năm 2010 và 2015 thì tốc độ tăng kim ngạch có xu hướng tăng nhẹ khoảng 3,79% và 7,49%, năm 2012 và năm 2014 lại có xu hướng tăng mạnh tương ứng 23,56% và 47,2 % so với năm trước. Tổng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh tính sơ bộ đến năm 2018 đạt khoảng 375,0 triệu USD và tăng trưởng khoảng 17,6 % so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng KNXNK hàng hóa được thể hiện cụ thể trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Cán cân TM và tốc độ tăng trưởng KNXK, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định
Năm
Đơn vị
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Kim ngạch XK
Triệu USD
346,2
427,2
488,0
573,8
588,9
634,7
702,1
703,1
724,7
825,6
Kim ngạch NK
Triệu USD
155,8
161,7
154,5
190,9
176,9
260,4
279,9
283
318,9
375,0
Cán cân TM
Triệu USD
190,4
265,5
333,5
382,9
412
374,3
422,2
420,1
405,8
450,6
Tốc độ tăng KNXK
%
23,40
14,23
17,58
2,63
7,78
10,62
0,14
3,07
13,92
Tốc độ tăng KNNK
%
3,79
-4,45
23,56
-7,33
47,20
7,49
1,11
12,69
17,59
Triệu USD
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015,2016, 2017 và 2018 và xử lý của tác giả
Hình 3.2. Kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2018
Nhìn chung, KNXK nhiều năm tuy không đạt theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhưng đều có sự tăng trưởng so với năm trước, đồng thời hoạt động ngoại thương của Bình Định luôn đạt thặng dư cán cân TM. Các Hiệp định TM tự do mà Việt Nam đã ký kết có hiệu lực từ những năm trước hiện đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Bình Định. Trong đó, Hiệp định TM tự do Việt Nam - Hàn Quốc và Hiệp định TM tự do ASEAN đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Bình Định mở rộng thị trường tăng KNXK.
3.2.1.3. Giá trị gia tăng trong thương mại hàng hóa địa phương
Giá trị gia tăng hay còn được gọi là giá trị tăng thêm (VA) của TM hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể là giá trị tăng thêm của ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và và xe có động cơ khác.
Bảng 3.10. Giá trị gia tăng của TM hàng hóa theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
VA
Tỷ đồng
3251
2521
4594,5
5258,3
5959,2
5062,6
5619,5
5848,6
6597,7
Tốc độ tăng VA
Tỷ đồng
-730
2073,5
663,8
700,9
-896,6
556,9
229,1
749,1
Tốc độ tăng VA
%
-22,45
82,25
14,45
13,33
-15,05
11,00
4,08
12,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015,2016, 2017 và 2018 và xử lý của tác giả
Giá trị gia tăng của TM hàng hóa trên địa bàn Tỉnh có xu hướng biến động không ổn định qua các năm, cụ thể là năm 2010 giá trị gia tăng của ngành TM hàng hóa đạt 3251 tỷ đồng, năm 2011 giá trị này là 2521 tỷ đồng, giảm 730 tỷ đồng tương ứng với giảm 22,45% so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012 giá trị gia tăng tăng đột biến 2073,5 tỷ đồng, tương ứng với 82,25% so với cùng kỳ năm kề trước. Bên cạnh đó, năm 2013 và 2014 giá trị gia tăng cũng có xu hướng gia tăng nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm, tương ứng tăng 14,45% và 13,33% so với cùng kỳ năm kề trước. Tuy nhiên, năm 2015 xu hướng lại ngược lại, giá trị gia tăng của TM hàng hóa giảm 896,6 tỷ đồng, tương ứng giảm 15,05% so với năm trước nó. Năm 2016 và năm 2017 thì giá trị gia tăng của TM hàng hóa có xu hướng tăng tương ứng 11% và 4,08% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2018 giá trị gia tăng tiếp tục có xu hướng mạnh đạt 6597,7 tỷ đồng (tăng 12, 8% so với năm 2016). Như vậy, trong giai đoạn 2010 – 2018 giá trị gia tăng của TM hàng hóa trên địa bàn Tỉnh biến động không ổn định, giá trị thấp nhất là năm 2011 đạt 2521 tỷ đồng và giá trị cao nhất là năm 2018 với 6597,7 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, giá trị gia tăng của TM hàng hóa theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Bình Định so với một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được nêu trong Bảng 3.11. Nhìn chung, giá trị gia tăng của TM hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định nhìn chung cao hơn các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, cụ thể là giá trị gia tăng của TM hàng hóa tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2013 – 2017 mỗi năm bình quân gấp 1,5 lần so với Quãng Ngãi và khoảng 1,3 lần so với Quảng Nam. Riêng đối với Đà Nẵng, trong giai đoạn này nó lại có xu hướng thấp hơn, bình quân Giá trị gia tăng của TM hàng hóa Đà Nẵng cao hơn 1,5 lần so Bình Định.
Bảng 3.11. Giá trị gia tăng của TM hàng hóa theo giá hiện hành trên địa bàn Bình Định so với một số một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Chỉ tiêu
ĐVT
2013
2014
2015
2016
2017
Bình Định
VA
Tỷ đồng
5258
5959
5063
5620
5849
Tốc độ tăng VA
%
13,3
-15,0
11,0
4,1
Đà Nẵng
VA
Tỷ đồng
7024
7709
8250
8626
9459
Tốc độ tăng VA
%
9,8
7,0
4,6
9,7
Quảng Ngãi
VA
Tỷ đồng
3054
3550
3906
4354
4765
Tốc độ tăng VA
%
16,2
10,0
11,5
9,4
Quảng Nam
VA
Tỷ đồng
3352
3923
4471
5002
Tốc độ tăng VA
%
17,0
14,0
11,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam năm 2016, 2017 và 2018 và xử lý của tác giả.
Mặt khác, nhìn chung các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, và Quảng Nam đều có VA tăng hàng năm với tốc độ tăng VA bình quân năm tương ứng với các tỉnh là 8%, 13,4% và 14,3% trong giai đoạn 2013 – 2016. Riêng Bình Định, giá trị VA có xu hướng biến động không ổn định, năm 2015 VA giảm 15% so với năm 2014, theo kết quả năm 2017 VA có xu hướng tăng lại và năm 2018 thì VA tăng mạnh đạt giá trị 6597,7 tỷ đồng.
3.2.1.4. Đóng góp của thương mại hàng hóa trong GRDP của Tỉnh
Tiêu chí này thể hiện tỷ lệ giữa tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành của TM hàng hóa trong tổng GRDP của Tỉnh. Tỷ lệ này càng lớn càng khẳng định vai trò quan trọng của TM hàng hóa trong quá trình PTBVTM.
Giá trị GRDP của Tỉnh năm 2010 là 28827,3 tỷ đồng và có xu hướng tăng qua các năm, năm 2011 GRDP tăng khá mạnh gần 12000 tỷ đồng so với năm 2010, các năm còn lại tốc độ tăng chậm lại khoảng 5000 tỷ mỗi năm, ước tính đến năm 2018 thì GRDP của Tỉnh là 70214 tỷ đồng. Trong cơ cấu GRDP của Tỉnh thì ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, giao động từ 37,3 – 41,1 % tổng GRDP của Tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2018. Bên cạnh đó cũng trong giai đoạn này, TM hàng hóa chiếm tỷ trọng khoảng từ 25 – 31% trong ngành dịch vụ, riêng năm 2011 chỉ chiếm khoảng 18%.
Mặt khác, mức độ đóng góp của TM hàng hóa trong GRDP của Tỉnh là 11,3% năm 2010 và năm 2012, 7,01% năm 2011, 11,7% năm 2013 và năm 2014, đến năm 2015 thì mức độ đóng góp TM hàng hóa giảm nhẹ chiếm khoảng 9,42% trong tổng GRDP của Tỉnh. Tuy nhiên năm 2016 thì mức độ đóng góp trong GRDP của Tỉnh tăng nhẹ đạt 9,6%. Ước tính sơ bộ năm 2018 thì mức độ đóng góp này giảm nhẹ so với năm 2016, và tăng nhẹ so với 2017 chiếm tỷ trọng khoảng 9,4%. Như vậy, mức độ đóng góp của TM hàng hóa trong GRDP của Tỉnh biến động tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2010 – 2018, thấp nhất là năm 2011, cao nhất là năm 2013, 2014 và trung bình mỗi năm đóng góp cho GRDP của tỉnh là 10,1%.
Bảng 3.12. Tỷ trọng giá trị TM hàng hóa trong GRDP của tỉnh Bình Định theo giá hiện hành
GRDP
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Sơ bộ 2018
GRDP - Tỷ đồng
Tỉnh
28827,3
35985,0
40702,4
45091,3
50825,4
53743,4
58522,8
63102,2
70214
Nông, lâm nghiệp thủy sản
8353,5
11353,1
12249,9
12385,9
14129,1
15579,0
16599,2
16473,2
18370,4
Công nghiệp và xây dựng
7311,3
8946,5
10917,0
12909,7
14544,0
15638,9
17456,5
19836,2
22240
Dịch vụ
11568,6
13898,8
15530,5
17429,9
19273,2
20046,3
21908,2
24045,4
26517,1
Thuế SP trừ trợ cấp SP
1593,9
1786,6
2005,0
2365,8
2879,1
2479,2
2558,9
2747,4
3086,5
Trong đó: TM
3251,0
2521
4594,5
5258,3
5959,2
5062,6
5619,5
5848,6
6597,7
Cơ cấu - %
Tỉnh
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông, lâm nghiệp thủy sản
29
31,5
30,1
27,5
27,8
29
28,4
26,1
26,1
Công nghiệp và xây dựng
25,4
24,9
26,8
28,6
28,6
29,1
29,8
31,4
31,7
Dịch vụ
40,1
38,6
38,2
38,7
37,9
37,3
37,4
38,1
37,8
Thuế SP trừ trợ cấp SP
5,5
5,0
4,9
5,2
5,7
4,6
4,4
4,4
4,4
Đóng góp của TM - %
TM
/DV
28,10
18,14
29,58
30,17
30,92
25,25
25,65
24,32
24,88
Thươngmại
/ GRDP
11,3
7,01
11,3
11,7
11,7
9,42
9,60
9,27
9,4
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015,2016, 2017 và 2018 và xử lý của tác giả
3.2.2. Phát triển bền vững TM thông qua việc giải quyết các vấn đề về xã hội
3.2.2.1. Tổng mức thu hút lao động và thu nhập bình quân của người lao động trong ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tổng số lao động trong các DNTM hàng hóa trên địa bàn Tỉnh có xu hướng tăng qua các năm, tính đến năm 2017, số lượng lao động trong các DNTM hàng hóa đạt 13.877 lao động, tăng 259 lao động so với 2016.
Bảng 3.13. Số lượng lao động trong hoạt động TMHH tỉnh Bình Định
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Số LĐ trong DNTM hàng hóa
10.681
11.158
11.164
12.370
12.785
12.745
13.618
13.877
Tốc độ tăng trưởng (người)
477
6
1.206
415
-40
873
259
Số LĐ khác trong hoạt động TMHH
48.359
50.665
53.589
55.037
57.059
55.667
57.083
56.930
57.393
Tốc độ tăng trưởng (người)
+ 2.306
+2.924
+1.448
+2.022
-1.392
+1.416
-153
+ 463
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015,2016, 2017 và 2018 và xử lý của tác giả
Ngoài số lao động trong các DNTM thì còn có một lực lượng lao động rất lớn, đó là lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể. Số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trong hoạt động TM hàng hóa chiếm khoảng 34-36 % so với tổng số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh và nó có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2010-2014, riêng năm 2015 có xu hướng giảm 1392 lao động. Năm 2016 số lao động lại có xu hướng tăng trở lại và đạt 57.083 lao động. Năm 2017 có xu hướng giảm nhẹ và theo thống kê sơ bộ thì năm 2018 số lao động lại có xu hướng tăng nhẹ khoảng 463 lao động so với năm 2017.
Bên cạnh đó, tổng thu nhập của lao động trong các DN TM hàng hóa cũng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không đồng đều từ 322.279 triệu đồng năm 2010 đến 803.681 triệu đồng năm 2015, tuy nhiên năm 2017 tổng thu nhập có xu hướng giảm, đạt khoảng 760.423 triệu đồng và giai đoạn 2010 – 2017 tỷ trọng trong tổng thu nhập của lao động trong các DN TM hàng hóa chiếm khoảng từ 9.33 – 11,22 % so với tổng thu nhập của người lao động trong các DN trên địa bàn tỉnh. Chi tiết số liệu được thể hiện trong Phụ lục 5.
Thu nhập bình quân của người lao động trong các DNTM địa bàn tỉnh Bình Định được tính dựa trên tổng thu nhập và tổng số lượng lao động trong các DNTM. Nhìn chung, thu nhập bình quân của lao động trong các DN nói chung của Tỉnh và của lao động trong các DNTM hàng hóa đều có xu hướng tăng. Thu nhập bình quân của lao động trong các DN nói chung của Tỉnh tăng từ 30,9 triệu đồng/lao động năm 2010 tới 64,42 triệu đồng/lao động năm 2017, đặc biệt là năm 2011 tăng với tốc độ cao nhất khoảng 9 triệu đồng so với năm 2010.
Bảng 3.14. Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp địa bàn tỉnh Bình Định
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Thu nhập LĐ trong các DN toàn Tỉnh (tỷ đồng)
3.402
4.716
4.963
5.388
5.995
7.164
7.376
8.091
Số lượng LĐ trong các DN toàn Tỉnh
110.100
118.112
116.531
117.848
120.014
124.035
124.382
125.596
Thu nhập bình quân LĐ trong các DN của Tỉnh
30,90
39,93
42,59
45,72
49,96
57,76
59,30
64,42
Tốc độ tăng
9,03
2,66
3,13
4,24
7,80
1,54
5,12
Thu nhập lao động trong các DNTM hàng hóa
322.279
440.175
466.089
536.007
665.686
803.681
713.260
760.423
Số lượng lao động trong các DNTM hàng hóa
10.681
11.158
11.164
12.370
12.785
12.745
13.618
13.877
Thu nhập bình quân LĐ trong các DNTMHH
30,17
39,45
41,75
43,33
52,07
63,06
52,38
54,8
Tốc độ tăng
9,28
2,30
1,58
8,74
10,99
-10,68
2,42
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015,2016, 2017 và 2018 và xử lý của tác giả
Mặt khác, thu nhập bình quân của lao động trong các DNTM hàng hóa cũng có xu hướng tăng từ 30,17 triệu đồng/lao động năm 2010 đến 63,06 triệu đồng/lao động năm 2015, và năm 2015 tăng với tốc độ cao nhất khoảng 10,99 triệu đồng so với năm trước đó. Tuy nhiên năm 2016, thu nhập bình quân của lao động trong các DNTM hàng hóa có xu hướng giảm mạnh khoảng 10,68 triệu đồng so với năm 2015, năm 2017 thì có xu hướng tăng nhẹ và đạt 54,8 triệu đồng. Bên cạnh đó, từ năm 2010 – 2013 và năm 2016, năm 2017 thì thu nhập bình quân của lao động trong các DN TM hàng hóa thấp hơn so với thu nhập bình quân của lao động trong các DN nói chung của Tỉnh, tuy nhiên năm 2014 và 2015 thì lại có xu hướng cao hơn so với mức thu nhập bình quân của Tỉnh. Như vậy, thu nhập bình quân của người lao động trong các DNTM đang có xu hướng biến động không ổn định, cụ thể được nêu trong Bảng 3.14.
Bên cạnh đó, thu nhập trung bình của người lao động trong các DNTM giai đoạn 2013 – 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Định so với một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung và toàn quốc cụ thể được nêu trong Bảng 3.15.
Bảng 3.15. Thu nhập bình quân của người LĐ trong DNTMHH trên địa bàn Bình Định so với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và toàn quốc
ĐVT: Triệu đồng
2013
2014
2015
2016
Trung bình
Bình Định
43,33
52,07
63,06
52,38
52,71
Đà Nẵng
49,14
53,23
63,42
68,64
58,61
Quảng Ngãi
43,72
56,09
66,66
62,15
57,16
Quảng Nam
38,76
56,14
68,14
61,94
56,25
Thừa Thiên Huế
42,99
59,18
69,79
58,87
57,71
Toàn quốc
60,92
67,81
81,04
84,36
73,53
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế năm 2016, 2017 và xử lý của tác giả
Nhìn chung, trong giai đoạn 2013 – 2016, thu nhập bình quân 1 LĐ trong các DNTM HH của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung đều có xu hướng thấp hơn nhiều so với thu nhập trung bình của toàn quốc. Thu nhập bình quân 1 LĐ trong DNTM hàng hóa của Bình Định thấp nhất trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cụ thể là thu nhập trung bình giai đoạn này, một lao động trong DNTM hàng hóa của Bình Định thu nhập là 52,71 triệu đồng/năm, thấp hơn Quảng Nam 3,54 triệu đồng/năm, thấp hơn Quảng Ngãi 4,45 triệu đồng/năm và thấp hơn Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng lần lượt là 5 triệu đồng/năm và 5,9 triệu đồng/năm, đặc biệt là thấp hơn mức trung bình của toàn quốc là 20,82 triệu đồng/năm. Như vậy, nhìn chung thu nhập của lao động trong các DNTM hàng hóa của tỉnh Bình Định nói riêng và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền trung nói chung còn khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước.
3.2.2.2. Mức độ lan tỏa thương mại và tuân thủ quy tắc thị trường trong các hoạt động kinh doanh TM
a. Mức độ lan tỏa thương mại
Thương mại muốn phát triển bền vững thì cần phải có tác động lan tỏa ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường thông qua sự phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại, hệ thống phân phối đến các địa bàn hay nâng cao mức hưởng thụ cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng ở vùng sâu vùng xa.
Đầu tiên, mức độ lan tỏa trong thương mại thể hiện thông qua sự phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại, hệ thống phân phối đến các địa bàn. Cụ thể là thông qua mạng lưới chợ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu và thương nhân kinh doanh LPG theo địa bàn của tỉnh Bình Định được nêu trong Bảng 3.20.
Thông qua hệ thống mạng lưới phân phối thương mại thì có thể thấy mức độ phân phối giữa các địa bàn không đồng đều. Tổng số chợ trên địa bàn là 180 chợ, như vậy trung bình cứ 34 km2 thì có 1 chợ. Tuy nhiên, một số huyện vùng sâu vùng xa thì mật độ chợ ít hơn rất nhiều so với mức trung bình, điển hình như huyện An Lão thì 349 km2 mới có 1 chợ, huyện Vân Canh thì 161 km2 mới có 1 chợ và huyện Vĩnh Thạnh thì 120 km2 mới có 1 chợ. Bên cạnh đó, đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu thì trung bình trên địa bàn Tỉnh 24 km2 thì có 1 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tuy nhiên một số huyện miền núi như An Lão thì 232 km2 có 1 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, Vân Canh thì 161 km2 và Vĩnh Thạnh 143 km2 có 1 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Tượng tự đối với mật độ thương nhân kinh doanh LPG, trung bình là 19 km2 có 1 thương nhân kinh doanh LPG, tuy nhiên đối với một số huyện thì mật độ này cao hơn rất nhiều, ví dụ như huyện Vân Canh 268 km2 có một thương nhân kinh doanh LPG, An Lão thì 174 km2 và Vĩnh Thạnh là 143 km2 có một thương nhân kinh doanh LPG. Bên cạnh đó, hệ thống các siêu thị và trung tâm TM hiện chỉ có mặt tại thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn, các huyện còn lại chưa có loại hình kênh phân phối này.
Bảng 3.16. Số lượng chợ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu và số thương nhân kinh doanh LPG theo địa bàn của tỉnh Bình Định năm 2018
STT
Địa điểm
Diện tích (km2)
Chợ
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Thương nhân KD LPG
Số lượng
Mật độ (km2/chợ)
Số lượng
Mật độ (km2/cửa hàng)
Số lượng
Mật độ (km2/thương nhân)
1
TP. Quy Nhơn
286
25
11
38
8
77
4
2
Tuy Phước
220
22
10
25
9
34
6
3
Tây Sơn
692
19
36
25
28
21
33
4
TX An Nhơn
244
18
14
27
9
40
6
5
Phù Cát
681
27
25
28
24
53
13
6
Phù Mỹ
556
24
23
36
15
40
14
7
Hoài Nhơn
421
21
20
52
8
36
12
8
Hoài Ân
753
11
68
12
63
9
84
9
An Lão
697
2
349
3
232
4
174
10
Vân Canh
804
5
161
5
161
3
268
11
Vĩnh Thạnh
717
6
120
5
143
5
143
Tổng
6071
180
34
256
24
322
19
Nguồn: Sở Công Thương Bình Định và xử lý của tác giả
Như vậy, người tiêu dùng của một số huyện trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi như Vân Canh, An Lão và Vĩnh Thạnh thì mức độ tiếp cận với hàng hóa thì khó khăn hơn nhiều so với các huyện còn lại. Điều này cũng thể hiện sự bất bình đẳng cũng như sự phát triển thiếu bền vững trong TM trên địa bàn Tỉnh.
Thứ hai, việc nâng cao mức hưởng thụ cho người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng ở vùng sâu vùng xa thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt là các hoạt động khuyến mãi và hoạt động hội chợ triển lãm thương mại và phiên chợ hàng Việt về khu vực nông thôn, miền núi. Từ năm 2011 đến nay, Sở Công Thương đã xác nhận đăng ký tổ chức hơn 150 chương trình khuyến mại mang tính chất may rủi với tổng giá trị giải thưởng gần 10 tỷ đồng; tiếp nhận trên 21.000 hồ sơ thông báo tổ chức khuyến mại của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các hình thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_ben_vung_thuong_mai_tren_dia_ban_tinh_bin.doc