MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KHU
CÔNG NGHIỆP THEO HưỚNG BỀN VỮNG .7
1.1. Các nghiên cứu về mô hình phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực.7
1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở
các nước và Việt Nam .10
1.3. Tổng hợp những vấn đề đã nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo củaluận án.18
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP THEO HưỚNG BỀN VỮNG .22
2.1. Một số vấn đề lý luận chung về khu công nghiệp.22
2.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững.29
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển khu công nghiệp theo
hướng bền vững và bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng .52
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO
HưỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.61
3.1. Khái quát về các khu công nghiệp và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển các khu công
nghiệp theo hướng bền vững .61
3.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2014 .66
3.3. Đánh giá phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố
Đà Nẵng theo các tiêu chí.83
3.4. Đánh giá chung về phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng
theo hướng bền vững .113
Chương 4: PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP THEO HưỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.125
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp ở
thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững.1254.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền
vững ở thành phố Đà Nẵng.134
4.3. Một số kiến nghị .158
KẾT LUẬN.160
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .163
PHỤ LỤC. 171
195 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu hụt
nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng đúng chuyên ngành.
3.2.4.3. Mô hình tổ chức hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 548/TTg ngày 17 tháng 9 năm 1994
thành lập Ban Quản lý khu chế xuất, đến năm 1998 điều chỉnh thành Ban Quản lý các
Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, nhiệm vụ triển khai việc xây dựng và phát
triển các KCN, đồng thời đáp ứng các yêu cầu phát sinh của các DN KCN.
Theo quy định của Chính phủ và Bộ Nội vụ thì mô hình bộ máy Ban Quản lý
có 7- 8 phòng nghiệp vụ, với khoảng 80 cán bộ công chức để thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước đối với các hoạt động tại khu công nghiệp của mỗi địa phương.
Nhưng theo yêu cầu của thành phố Đà Nẵng thực hiện tinh giản bộ máy, cải cách
thủ tục hành chính, đến nay Ban Quản Lý các KCN và Chế xuất Đà Nẵng chỉ có 5
phòng chức năng nghiệp vụ và văn phòng Ban thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực chuyên môn theo chức năng liên ngành, hoạt động theo cơ chế
chuyên một việc nhưng kiêm nhiều việc tại các KCN như: đầu tư, quy hoạch - xây
dựng, môi trường, DN, lao động, thanh tra, văn phòng với 34 cán bộ công chức,
viên chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các KCN.
79
Mỗi KCN do một Công ty phát triển hạ tầng KCN làm chủ đầu tư, các công ty
này hoạt động theo Luật DN (hoặc cơ chế là đơn vị sự nghiệp có thu) để thực hiện
nhiệm vụ chủ đầu tư của từng KCN. UBND thành phố cũng đã cho phép thành lập các
đơn vị dịch vụ hỗ trợ để tạo điều kiện cho DN phát triển như Trung tâm giới thiệu việc
làm KCN, các năm qua đã cung ứng cho trên 40.000 lượt lao động cho KCN.
3.2.4.4. Năng lực nội tại của khu công nghiệp về trình độ công nghệ, trình
độ lao động và ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp
- Về trình độ công nghệ:
Bảng 3.3: Vốn đầu tƣ trong nƣớc vào các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
tính theo năm trong giai đoạn 2003-2014.
Năm
Số dự án
(Dự án)
Vốn đầu tƣ
(Triệu đồng)
Quy mô T.B/ 1 dự án
(Triệu đồng)
2003 42 803.472 19.130,3
2004 46 1.106.000 24.043,5
2005 56 1.827.022 32.625,0
2006 68 2.942.231 43.268,1
Tổng (2014) 293 13.943.670 45.077,4
Nguồn: [4;12;85]
Theo bảng 3.3, trong giai đoạn đầu (2003-2006), lượng vốn trong nước
đầu tư vào các KCN ở Đà Nẵng là khá ổn định, số dự án, lượng vốn và quy mô
trung bình của 1 dự án đều tăng lên, từ 42 dự án năm 2003 tăng lên 68 dự án
trong năm 2006, đạt tốc độ tăng trung bình là 17,56%. Trong khi đó quy mô
trung bình của 1 dự án tăng từ 19.130,3 triệu đồng năm 2003 lên 43.268,1 triệu
đồng, tăng trung bình 30,26%/năm. Đến năm 2014, tổng số dự án là 293 dự án
với quy mô trung bình một dự án là 45.077,4 triệu đồng. So với năm 2006, quy
mô trung bình trên một dự án có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Điều
này giải thích rằng năng lực tài chính của các dự án đầu tư trong nước còn hạn
chế, việc đầu tư vào máy móc thiết bị có hàm lượng khoa học công nghệ cao,
đòi hỏi vốn lớn còn thấp, chưa tác động tích cực đến quá trình CNH, HĐH đất
nước, chưa cải thiện được môi trường sinh thái cho các giai đoạn tiếp theo. Đây
là vấn đề khó khăn đối với các KCN trong quá trình cải thiện, nâng cao trình độ
khoa học công nghệ và giảm ô nhiễm môi trường trong hoạt động đầu tư.
80
Bảng 3.4: Thực trạng nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp
tại Đà Nẵng (2006-2014)
Năm
Số dự án
(Dự án)
Vốn đầu tƣ
(1.000 USD)
Vốn bình quân/1 D.A
(1.000 USD)
2006 38 202.650 5.332,9
2010 62 551.758 8.899,3
2014 88 933.533 10.608,3
Nguồn: [6;11;14]
Theo bảng 3.4: Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào các KCN ở Đà Nẵng
trong những năm gần đây đã phản ánh được phần nào tình hình chung về thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Với những đổi mới về cơ chế chính sách,
môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, đây là điều kiện để nhà đầu tư tìm kiếm cơ
hội làm ăn ở Đà Nẵng. Dựa trên cơ chế quản lý thông thoáng “một cửa, tại chỗ” các
KCN ở Đà Nẵng lại có nhiều chính sách ưu đãi nên từ năm 2006 đến năm 2014 số
lượng dự án tăng lên với quy mô trung bình mỗi năm gần 10 dự án đầu tư, Đà Nẵng
được đánh giá là một trong những địa phương có số dự án đầu tư theo năm thuộc
loại cao nhất trong cả nước. Tuy nhiên vốn đầu tư trung bình trên mỗi dự án còn ở
mức thấp, chỉ đạt 10,6 triệu USD/dự án năm 2014.
- Về trình độ lao động:
Đánh giá về quy mô lao động đã qua đào tạo từ 2007 đến 2014 tại bảng
3.5, ta thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các KCN có xu hướng tăng lên từ
40,04% năm 2007 lên 42,04% năm 2010 và đạt mức 47,4 % vào năm 2014,
song tốc độ tăng còn chậm so với yêu cầu đối với trình độ lao động đã qua đào
tạo. Nếu xét riêng từng bậc trình độ CMKT thì cho thấy nhóm trình độ CĐ –
ĐH là nhóm có tốc độ tăng nhanh nhất đạt trung bình 23,07%, trong khi đó
nhóm có trình độ TCCN và công nhân kỹ thuật cũng đều có xu hướng tăng lên
nhưng tốc độ tăng chậm hơn, chỉ đạt 9,9% đối với nhóm TCCN và 9,3% đối
với nhóm công nhân kỹ thuật.
81
Bảng 3.5: Quy mô lao động đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật giai đoạn 2007 – 2014
Đơn vị tính: Người
Năm
LĐ có CMKT CĐ – ĐH TCCN CNKT
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
2007 16.941 40,04 1.904 11,24 2.132 12,58 12.905 76,18
2010 23.440 42,04 4.862 20,74 2.521 10,76 16.057 68,50
2013 31.669 46,08 6.142 19,40 3.852 12,16 21.675 68,44
2014 34.968 47,40 6.861 19,62 4.125 11,80 23.982 68,58
Tốc độ tăng
bình quân/năm
(%)
10,9 23,07 9,9 9,3
1. LĐ có CMKT: Lao động có chuyên môn kỹ thuật; 2. CĐ – ĐH: Cao đẳng-
Đại học; 3. TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp; CNKT: Công nhân kỹ thuật.
Nguồn: [14;15].
Qua phân tích về lao động phân theo trình độ CMKT, luôn có sự thay đổi
quy mô nguồn lao động giữa các bậc trình độ CMKT và sự thay đổi này luôn tăng
lên về số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ CMKT. Kết quả này được cho rằng
xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, trong những năm qua Đà Nẵng tập trung thu hút những dự án đầu
tư có quy mô lớn và có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi
trường và sử dụng lao động có trình độ CMKT cao.
Thứ hai, thị trường lao động ở Đà Nẵng trong những năm qua xảy ra tình trạng
khan hiếm lao động đã qua đào tạo, tập trung chủ yếu là đối tượng công nhân kỹ thuật do
các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động
của các DN trong KCN. Vì vậy, các DN đã tập trung nhiều vào việc đào tạo tại chỗ để
đáp ứng cho công việc của họ trên cơ sở có sự hỗ trợ kinh phí từ thành phố.
Thứ ba, thành phố Đà Nẵng đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính
sách xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho các đối
82
tượng chính sách như thanh niên nông thôn nghèo, bộ đội xuất ngũ, con em gia đình
chính sách, các đối tượng thuộc diện mất đất do thành lập KCN, nhằm phục vụ
nhu cầu lao động có CMKT cao cho các KCN nói riêng và cho ngành công nghiệp
của thành phố Đà Nẵng nói chung.
- Ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp
Trong những năm qua, từ khi Nghị định 29/2008/NĐ-CP ra đời đã hoàn
thiện một bước đáng kể về hệ thống văn bản luật pháp được áp dụng đối với KCN
cùng với các văn bản pháp luật như Luật đầu tư, Luật lao động, Luật doanh nghiệp,
Luật BVMT, Theo đó, ý thức chấp hành các văn bản luật pháp của các DN đã
được nâng lên. Đa số các DN trong KCN ở Đà Nẵng đều tuân thủ chấp hành quy
định của pháp luật. Tuy nhiên trong thực tế, vẫn còn tình trạng các DN không tuân
thủ những quy định của pháp luật hiện hành như: gây ô nhiễm môi trường, không
thực hiện tốt các biện pháp BVMT, không thực hiện đầy đủ các chế độ đối với
người lao động, thực hiện trách nhiệm của DN đối với cộng đồng xã hội chưa tốt,
3.2.4.5. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của địa phương có khu công nghiệp
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các KCN nói riêng đã có
những tác động rất lớn đến sự phát triển về số lượng và chất lượng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật – xã hội của địa phương. Hạ tầng kỹ thuật bên trong hàng rào KCN như
đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, nhà máy xử lý nước thải, chất
thải,của các DN kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN được đầu tư phục vụ cho các
dự án. Việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới giao thông nội vi các
KCN đều được thảm bê tông nhựa; hệ thống lưới điện công nghiệp, cấp nước được
đưa đến tường rào dự án, xây dựng hệ thống thu gom nước thải cho từng dự án
trong KCN đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhìn chung hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khá đồng bộ, hoàn chỉnh, do dự án đầu tư tập trung nên việc xây dựng tốn kém
nhưng đem lại hiệu quả hơn so với xây dựng riêng lẻ; việc thu gom chất thải và xử
lý môi trường được thuận lợi, hiệu quả; việc tổ chức các dịch vụ tuy chưa đầy đủ,
nhưng cơ bản đúng hướng và có hiệu quả hơn so với giai đoạn trước.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội bên ngoài hàng rào KCN đã được
đầu tư nâng cấp từ phía nhà nước hoặc các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư
83
như: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước sạch, phát triển các khu đô
thị, nâng cấp sân bay, bến cảng, thông qua các chính sách nhất quán như được
quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết về một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản trước đó để đáp ứng nhu cầu
của các hoạt động sản xuất bên trong và phát triển xã hội bên ngoài hàng rào KCN.
Ngoài hệ thống KCHT như trên, việc xây dựng phát triển KCN đã tạo điều kiện
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt tạo điều kiện việc di dời trên 100 nhà
máy từ nội thành vào KCN, tập trung chủ yếu vào KCN Hòa Khánh và KCN Liên
Chiểu, góp phần thúc đẩy chỉnh trang đô thị của Đà Nẵng qua đó đã thúc đẩy hình
thành vệt dân cư, khu đô thị liền kề KCN; hệ thống dịch vụ hỗ trợ tạo thu nhập cho
dân cư khu vực góp phần ổn định đời sống dân sinh và phát triển các mặt kinh tế xã
hội phía Tây và Nam của thành phố Đà Nẵng.
3.3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO CÁC TIÊU CHÍ
3.3.1. Đánh giá phát triển khu công nghiệp theo hƣớng bền vững về kinh tế
3.3.1.1. Đánh giá phát triển nội tại khu công nghiệp theo hướng bền vững
về kinh tế
- Vị trí đặt KCN:
Với định hướng phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng mang tính tập trung,
có sự liên kết giữa các DN trong KCN và giữa các KCN với nhau nên các KCN phân
bố tập trung chủ yếu ở Quận Liên Chiểu với 3 KCN lớn là Hoà Khánh, Liên Chiểu và
Hoà Khánh Mở rộng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng từ 10 - 15 km về phía
Bắc, chiếm xấp xỉ 80% diện tích đất xây dựng KCN của cả thành phố. Các KCN còn
lại là KCN Hoà Cầm nằm về phía Nam, cách trung tâm thành phố trong khoảng 10 km,
KCN dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng và KCN Đà Nẵng nằm ở Quận Sơn Trà, cách trung
tâm thành phố khoảng 4 km về hướng Đông. Với vị trí các KCN như vậy nên đây là
điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng cường liên kết giữa các KCN với nhau. Việc trao
đổi, mua bán nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm của các DN trong các KCN có sử dụng
sản phẩm đầu vào của nhau rất thuận tiện do khoảng cách giữa các KCN trên địa bàn là
khá gần, thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ được rút ngắn đáng kể.
84
Ngoài ra, các KCN được bố trí gần đường giao thông (Quốc lộ1A, quốc lộ
14B, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, cảng Liên Chiểu, cảng Đà
Nẵng, tuyến đường sắt Bắc - Nam). Hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, đường
giao thông khá thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa, đáp
ứng tốt yêu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tất cả các KCN ở Đà Nẵng đều có hệ thống
cung cấp điện, nước với công suất hoạt động lớn, đáp ứng được yêu cầu của từng
KCN, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, sẵn sàng đáp ứng được mọi yêu cầu
của nhà đầu tư, hệ thống đường giao thông bên trong KCN được xây dựng đảm bảo
cho các phương tiện ra vào KCN một cách thuận lợi.
Các KCN đang tiếp tục hoàn thiện KCHT kỹ thuật, đặc biệt là các KCN
thành lập sau năm 2000. Trong những năm đến, với xu thế ưu tiên phát triển công
nghiệp theo hướng chuyên sâu, các KCN ở thành phố Đà Nẵng trở thành những địa
chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư. Đây là cơ hội thuận
lợi để Đà Nẵng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mình, đưa Đà
Nẵng trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
- Quy mô đất đai và tính hợp lý của quy mô so với mục đích và tính chất
hoạt động của KCN:
Dựa vào số liệu quy mô diện tích các KCN ở bảng 3.6 cho thấy, đa số các
KCN ở Đà Nẵng đều có quy mô vừa và nhỏ, có 2/6 KCN có diện tích dưới 100 ha,
có 2/6 KCN có diện tích từ 100 đến 300 ha, có 2/6 KCN có diện tích trên 300 ha.
Xét về quy mô diện tích trên cơ sở mục tiêu hình thành KCN: Các KCN Hòa
Khánh và Liên Chiểu được xem như là các KCN chủ lực trong phát triển ngành
công nghiệp của Đà Nẵng, trong đó KCN Hòa Khánh tập trung phát triển các ngành
công nghiệp nhẹ, sạch và thân thiện với môi trường nhằm thu hút các dự án đầu tư
nước ngoài với hàm lượng khoa học công nghệ cao đi kèm với quy mô vốn đầu tư
lớn. Quy mô KCN Hòa Khánh được đánh giá là phù hợp với mục tiêu đầu tư ban đầu.
Đối với KCN Liên Chiểu, đây là KCN gắn liền với cảng biển, đường bộ, đường sắt
nên tập trung chủ yếu vào thu hút các dự án đầu tư công nghiệp nặng như luyện thép,
xi măng, hóa chất,đòi hỏi quy mô KCN phải lớn. Hiện tại, KCN Liên Chiểu đã
điều chỉnh quy hoạch xuống còn 307,7 ha. Tuy vậy, đây là KCN phát triển chưa đáp
85
ứng được kỳ vọng ban đầu của thành phố Đà Nẵng do tình hình thu hút các dự án đầu
tư vẫn còn chậm, so với thời gian hoạt động thì tỷ lệ lấp đầy chưa cao.
Bảng 3.6: Quy mô diện tích các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng
KCN
Diện tích tự
nhiên (STN)
Diện tích
cho thuê
Tỷ lệ % cho
thuê trên STN
1. Hoà Khánh 395 298,5 75,6
2. Liên Chiểu 307,7 215,0 69,9
3. Đà Nẵng 53 42,0 79,2
4. Hoà Cầm 137 96,1 70,1
5. DVTS Đà Nẵng 57,9 43,7 75,4
6. Hoà Khánh Mở rộng 216,5 132,5 61,2
Tổng cộng 1.167,1 827,8 70,9
Nguồn: [16]
Xét theo tính chất và điều kiện hoạt động của KCN thì KCN Hòa Khánh và
Liên Chiểu có quy mô phù hợp với điều kiện phát triển do các KCN này được đặt ở
nơi gần cảng biển, đường giao thông, ga đường sắt Kim Liên thuận lợi cho việc vận
chuyển hàng hóa dịch vụ đến các KCN một cách nhanh nhất, tiết kiệm được thời
gian và chi phí vận chuyển đến và đi.
Đối với các KCN còn lại có quy mô nhỏ hơn 300 ha, trong đó KCN Hòa
Khánh Mở rộng có diện tích 216,5 ha. Đây là KCN được thành lập với mục tiêu hỗ
trợ phát triển KCN Hòa Khánh sau khi KCN Hòa Khánh gần như đã được lấp đầy
để tiếp tục thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn Quận Liên chiểu. KCN Hòa Cầm có
diện tích quy hoạch giai đoạn 1 là 137 ha, các KCN còn lại có diện tích quy hoạch
nhỏ hơn 100 ha. Nếu xét trên góc độ mục tiêu hình thành và tính chất hoạt động thì
các KCN ở Đà Nẵng về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển trong
giai đoạn vừa qua. Nhưng để tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của
ngành công nghiệp thì so với quy mô diện tích ở hiện tại cùng với tỷ lệ lấp đầy các
KCN đang ở mức cao thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tương
lai. Đà Nẵng cần có chiến lược phát triển lâu dài đối với các KCN, quy hoạch mở
rộng một số KCN một cách hợp lý (KCN Hòa Cầm giai đoạn 2), phát triển các
KCN theo quan điểm PTBV trong đó chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả về môi
86
trường và xã hội. Thực hiện quan điểm này, Đà Nẵng đang tiếp tục đầu tư vào
KCNC Đà Nẵng với quy mô trên 1.000 ha, được đặt ở phía Tây huyện Hòa Vang để
thu hút các dự án công nghệ cao trong tương lai, hiện tại dự án này đang triển khai
đầu tư hạ tầng, giải phóng mặt bằng, thực hiện các bước đền bù, và triển khai xúc
tiến kêu gọi các dự án đầu tư.
Bảng 3.7: Số lƣợng các khu công nghiệp ở các địa phƣơng thuộc Vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung phân chia theo diện tích
STT Địa phƣơng
Tổng số
KCN
300 ha
1. Đà Nẵng 6 2 1 1 2
2. Thừa Thiên – Huế 6 0 1 3 2
3. Quảng Nam 3 0 1 1 1
4. Quảng Ngãi 3 0 3 0 0
5. Bình Định 4 0 1 1 2
Tổng số 22 2 7 6 7
Nguồn: [84;85]
Nếu xét về quy mô diện tích các KCN của Đà Nẵng so với các địa phương
khác trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo bảng 3.7 cho thấy các địa
phương chủ yếu đầu tư vào KCN có quy mô trung bình và lớn. Trong đó có 7/22
KCN có quy mô diện tích lớn hơn 300 ha, chiếm tỷ lệ 31,8% và có 6/22 KCN có
quy mô diện tích trung bình từ 200 đến 300 ha, chiếm tỷ lệ 27,3%. Còn lại có 9/22
KCN, chiếm tỷ lệ 40% có quy mô diện tích từ 200 ha trở xuống. Như vậy, tại Vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung các KCN có quy mô trung bình và lớn, chiếm xấp xỉ
60% tổng số các KCN đang hoạt động của toàn vùng. Đối với một số KCN có quy
mô lớn tại các địa phương có xu hướng tiếp tục mở rộng trong các giai đoạn tiếp
theo để đáp ứng yêu cầu phát triển. Qua đó cho thấy xu hướng các KCN có quy mô
ngày càng lớn hơn. Điều này cũng tương đối phù hợp với quy hoạch đối với các địa
phương trong vùng kinh tế trọng điểm thì các KCN có quy mô hiệu quả từ 200 đến
300 ha, một số KCN khác có quy mô phù hợp từ 300 đến 500 ha.
Với quy mô diện tích như vậy, các KCN ở Đà Nẵng nói riêng và Vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu phát triển
ngành công nghiệp ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ hiệu quả
87
do các KCN mang lại theo thời gian hoạt động và theo quy mô diện tích khai
thác cho thấy, trong 5 địa phương của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ
có Đà Nẵng hiện nay đang có tỷ lệ lấp đầy cao ở các KCN, trong khi đó các địa
phương còn lại tỷ lệ lấp đầy còn khá thấp, hiệu quả trong khai thác và sử dụng
đất chưa cao.
9.1
31.8
27.3
31.8 < 100 ha
100 - 200 ha
200 - 300 ha
> 300 ha
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khu công nghiệp các địa phƣơng trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung phân chia theo quy mô diện tích
Nguồn: [85]
- Tỷ lệ lấp đầy KCN:
Nhìn vào bảng 3.8, ta thấy chỉ có 2 KCN là Hoà Khánh và Đà Nẵng đạt tỷ lệ
lấp đầy cao, trong đó KCN Đà Nẵng đã đạt tỷ lệ lấp đầy 100%, KCN Hòa Khánh
đạt tỷ lệ xấp xỉ 99%. Do KCN Đà Nẵng có diện tích cho thuê khá thấp (42 ha), mặc
dù số dự án đầu tư vào đây thấp nhưng do đây là KCN được thực hiện theo mô hình
mới “KCN sạch”, có thể tiến tới phát triển ổn định, bền vững trong tương lai. Đối
với KCN Hoà Khánh, đây là KCN được hình thành từ khá sớm, cộng thêm những
điều kiện thuận lợi sẵn có nên KCN này có tỷ lệ lấp đầy diện tích tăng liên tục và
đến tháng 12/2014 đạt tỷ lệ 99%. Chính vì vậy, để đảm bảo vấn đề thu hút nguồn
vốn đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn này, KCN Hoà Khánh Mở rộng đã ra
đời. Các KCN còn lại (trừ KCN Liên Chiểu) đều ra đời sau năm 2000, đã hoàn thiện
KCHT và quy hoạch mở rộng nên tỷ lệ lấp đầy các KCN này cũng tăng nhanh trong
những năm vừa qua. Đến nay, tỷ lệ lấp đầy của KCN Hòa Khánh Mở rộng đạt trên
62%, KCN Hòa Cầm đạt 82,2%. Xét trên tổng thể, hiện nay tỷ lệ lấp đầy các KCN
ở Đà Nẵng đã đạt mức 77,3%.
88
Bảng 3.8: Tình hình cho thuê đất tại các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
đến tháng 12/2014
Đơn vị tính: ha
Khu công nghiệp
Diện
tích
cho
thuê
Diện tích đã cho
thuê đến 12/2006
Diện tích đã cho
thuê đến 12/2014
Diện
tích
Tỷ lệ lấp
đầy (%)
Diện
tích
Tỷ lệ lấp
đầy (%)
1. Hoà Khánh 298,5 278,8 93,40 295,5 99,0
2. Liên Chiểu 215,0 88,3 41,05 99,0 46,0
3. Đà Nẵng 42,0 29,8 70,95 42,0 100
4. Hoà Cầm 96,1 32,5 34,90 79,0 82,2
5. DVTS Đà Nẵng 43,7 16,7 38,23 42,1 96,4
6. Hoà Khánh Mở rộng 132,5 55,9 42,19 82,2 62,0
Tổng cộng 827,8 502,0 60,64 639,8 77,3
Nguồn:[2;13;85]
Xét đến tỷ lệ lấp đầy các KCN ở Đà Nẵng cho chúng ta thấy tỷ lệ lấp đầy đạt
ở mức cao so với cả nước nhưng hiệu quả sử dụng đất hiện tại thì thấp. Để thực hiện
mục tiêu đầu tư phát triển sản xuất, nâng giá trị sản xuất công nghiệp, các KCN trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng đều tập trung lấp đầy các dự án, khai thác triệt để quỹ
đất. Điều này đã “thả cửa” cho DN đăng ký sử dụng đất trong thời gian qua nhưng
việc khai thác và sử dụng kém hiệu quả.
Thực tế diễn ra tại các KCN, nhiều dự án triển khai cầm chừng, vốn đầu tư
thực hiện thấp theo quy định trong giấy chứng nhận đầu tư. Nhiều dự án đã được
giao đất sau thời gian dài nhưng chủ đầu tư không triển khai xây dựng và xây
dựng không hết nhưng vẫn bỏ trống gây lãng phí, trong khi đó nhiều DN có nhu
cầu nhưng lại không thể tiếp cận được vì lý do hết đất. Ban Quản lý các KCN và
Chế xuất Đà Nẵng cho biết đến tháng 12/2014 các KCN đã thu hút 381 dự án,
trong đó có 293 dự án vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư là 13.207,67 tỷ
đồng và 88 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư 933,533 triệu USD, thu
hút 73.772 lao động (bảng 3.3; 3.4).
89
Biểu đồ 3.2: Diện tích lấp đầy các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
năm 2006 và năm 2014
1. DVTSĐN: Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng; 2. HK: Hòa Khánh
Nguồn: [2;4;13;14]
Hiệu quả sử dụng đất thấp trong thời gian vừa qua là hệ quả của một thời gian
dài ưu tiên thúc đẩy phát triển công nghiệp và đặt tiêu chí “phải lấp đầy” các KCN
trên địa bàn. Nhà đầu tư được tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động và giao đất ngay
cho kịp tiến độ đầu tư. Việc mời gọi nhiều dự án vào các KCN chỉ nhằm lấp đầy mà
không kiểm soát tốt năng lực của nhà đầu tư. Điển hình là KCN Hòa Khánh từng
được xác định đã lấp đầy trên 90% diện tích đất quy hoạch sử dụng sản xuất, song
trên thực tế có nhiều dự án chỉ đăng ký cho có tên mà không triển khai thực hiện đầu
tư. Đây là hệ quả của việc lấp đầy diện tích bằng mọi giá mà không quan tâm đến quá
trình triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư.
Bảng 3.9: Quy mô và tình hình cho thuê đất tại các địa phƣơng có khu công
nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Tính đến tháng 12/2014)
Các địa phƣơng
Diện tích đất KCN (ha)
Tỷ lệ lấp đầy
(%)
Diện tích
tự nhiên
Có thể
cho thuê
Đã
cho thuê
1. Đà Nẵng 1.167,1 827,8 639,8 77,3
2. Thừa Thiên – Huế 1.668,0 1.067,0 326,0 30,55
3. Quảng Nam 756,0 543,0 247,0 45,5
4. Quảng Ngãi 405,0 299,0 134,0 44,8
5. Bình Định 1045,0 755,0 457,0 60,5
Tổng cộng 5.039,1 3.491,8 1.803,8 51,7
Nguồn: [85]
90
So sánh tỷ lệ lấp đầy các KCN ở Đà Nẵng với các địa phương khác trong
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (bảng 3.9) cho thấy tỷ lệ lấp đầy các KCN
ở Đà Nẵng rất cao, đạt tỷ lệ xấp xỉ 77,3%, trong khi đó các địa phương khác
trong vùng tỷ lệ này còn ở mức thấp, các tỉnh như Thừa Thiên - Huế tỷ lệ lấp đầy
chỉ đạt hơn 30%, Quảng Ngãi đạt 44,8%, Quảng Nam đạt 45,5% và Bình Định
đạt 60,5%. Nguyên nhân là do các KCN trong vùng đang có xu hướng mở rộng
thêm diện tích, một số KCN đang trong quá trình đầu tư hạ tầng, chưa đưa vào
khai thác sử dụng nên tỷ lệ này còn thấp. Tính chung Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung thì tỷ lệ lấp đầy đến tháng 12/2014 chỉ đạt gần 52%. Tỷ lệ này còn
khá thấp so với tiềm năng và lợi thế của các địa phương trong vùng trong quá
trình xây dựng và kêu gọi đầu tư vào các ngành, lĩnh vực nhằm phát triển ngành
công nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
827.7
1067
543
299
755
639.8
326
247
134
457
77.3
30.55
45.5 44.8
60.5
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
0
200
400
600
800
1000
1200
Đà Nẵng TT-Huế Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định
Đ
ơ
n
v
ị:
%
Đ
ơ
n
v
ị:
h
a
Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy
Biểu đồ 3.3: Quy mô đất có thể cho thuê, đã cho thuê và tỷ lệ lấp đầy các địa
phƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Nguồn:[85]
- Doanh thu, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn của các DN
trong KCN
Doanh thu và NSLĐ trong các KCN ở Đà Nẵng phân chia theo loại hình DN
giai đoạn 2006 – 2014
91
Bảng 3.10: Doanh thu, lao động và năng suất lao động
các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Doanh thu Lao động NSLĐ
DN FDI
DN trong
nƣớc
DN FDI
(ngƣời)
DN trong
nƣớc
(ngƣời)
DN
FDI
DN trong
nƣớc
2006 1.803.579 3.515.350 19.036 20.231 94,75 173,76
2007 2.205.990 3.568.990 22.576 19.734 97,71 180,85
2008 3.707.295 4.742.140 29.151 21.300 127,18 222,64
2009 3.240.437 6.391.000 29.187 22.839 111,02 279,83
2011 8.080.161 16.430.063 36.517 26.530 221,27 619,30
2012 8.129.414 18.874.298 38.371 30.341 211.86 622,07
2013 9.607.499 20.589.719 39.378 29.597 243,98 695,67
2014 10.623.603 25.461.001 37.967 35.805 274,75 711,10
Tốc độ
tăng bq
2006-2014
28,83 32,69 10,37 8,5 16,43 22,3
Nguồn: [6;11;[14].
Theo bảng 3.10, đối với các DN trong nước, NSLĐ cao hơn so với NSLĐ
của DN FDI. Cụ thể năm 2006, đạt 173,76 triệu đồng, đến năm 2009 tăng lên đến
279,83 triệu đồng, năm 2011 tăng lên đáng kể về NSLĐ đạt 619,3 triệu đồng và đến
năm 201 tăng lên đạt 711,1 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân NSLĐ giai đoạn 2006
– 2014 là 22,3 %/năm. Nhìn ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_theo_huong_ben_vung_o_thanh_pho_da_n_ng_0013_1916299.pdf