Luận án Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường Đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực

MỤC LỤC

 Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 5

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 35

1.1. Những cơ sở lý luận về cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội 35

1.2. Những cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 57

1.3. Những yếu tố tác động đến phát triển cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 75

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 82

2.1. Đặc điểm các trường đại học trong quân đội 82

2.2. Khái quát chung về tổ chức đánh giá thực trạng 85

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội hiện nay 88

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội hiện nay 98

2.5. Những vấn đề đặt ra trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học quân đội hiện nay 122

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG QUÂN ĐỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 126

 3.1. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 126

 3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực 131

Chương 4 KHẢO SÁT VÀ THỬ NGHIỆM 169

4.1. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 169

4.2. Thử nghiệm 175

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 187

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 190

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 191

PHỤ LỤC 203

 

doc246 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường Đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu trong đổi mới, phát triển GD, ĐT đang đặt ra đòi hỏi rất cao về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là về đội ngũ làm công tác quản lý và đội ngũ giảng viên. Mặc dù, trình độ, năng lực, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ này cơ bản đáp ứng được yêu cầu, song nhìn chung còn chưa thật đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vì vậy, đặt ra sự nỗ lực cố gắng của tất cả các cấp, các ngành, các lực lượng liên quan. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đặt ra yêu cầu cho các trường đại học trong quân đội phải được kiện toàn, đạt chuẩn theo quy định; không ngừng nâng cao chất lượng GD, ĐT và phát triển đội ngũ cán bộ các cấp. Những năm qua chất lượng đội ngũ cán bộ đã từng bước được nâng lên, đáp ứng tốt theo yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ cần phải nâng cao hơn nữa, nhất là về phẩm chất, năng lực của cán bộ. Từ thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT những năm vừa qua cho thấy, bên cạnh những mặt ưu điểm, tích cực là cơ bản, vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục kịp thời. Đây là vấn đề đã và đang tác động không nhỏ đến phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT. Bên cạnh sự tác động từ số lượng, cơ cấu, thì sự tác động từ chính phẩm chất, năng của cán bộ QLĐT là rất quan trọng. Hiện nay, chất lượng đội ngũ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý, kỹ năng quản lý hoạt động GD, ĐT. Về cơ chế, chính sách đã được Bộ Quốc phòng và các nhà trường quan tâm, đảm bảo tương đối phù hợp đã tạo động lực cho cán bộ QLĐT yên tâm công tác; việc xây dựng môi trường sư phạm quân sự thuận lợi cho cán bộ làm việc và phát triển ngày càng tốt hơn. Các nhà trường đã thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ QLĐT được đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ, nhất là trình độ chuyên môn. Đồng thời, đã luôn coi trọng xây dựng bầu không khí dân chủ, xây dựng các mối quan hệ tạo sự đồng thuận tốt nhằm phát huy tính tích cực của mỗi cán bộ trong công tác. Tuy nhiên, về xây dựng môi trường, các điều kiện đảm bảo cho phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho sự phát triển như: việc tổ chức các khoá tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ QLGD nói chung, QLĐT nói riêng cấp toàn quân mấy năm gần đây chưa được chú trọng; từng nhà trường chưa triển khai thường xuyên các lớp bồi dưỡng, tập huấn riêng cho đội ngũ cán bộ QLĐT; nơi ăn, ở, làm việc, sinh hoạt của cán bộ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; trang thiết bị kỹ thuật ứng dụng vào quá trình quản lý còn thiếu, kết quả khảo sát [phụ lục 21] cho thấy có 67,5% ý kiến cho rằng về kinh phí, điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển cán bộ QLĐT còn nhiều khó khăn. Về cơ chế, chính sách khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ QLĐT chưa thật phù hợp, thoả đáng như trần quân hàm, phục cấp chức vụ,), về vấn đề này, kết quả khảo sát [phụ lục 21] cho thấy có 65,4% ý kiến cho rằng đây là một trong những khó khăn có tác động không nhỏ đến phát triển cán bộ QLĐT hiện nay. Tóm lại, qua các nội dung đánh giá trên cho thấy, mỗi nội dung đều có những ưu, nhược điểm với những nhận định cụ thể, tạo nên bức tranh tổng thể toàn diện về thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội hiện nay. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song còn nhiều những hạn chế nhất định như: vấn đề xây dựng quy hoạch, kế hoạch; tổ chức tuyển chọn, bố trí, sử dụng; chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, công tác kiểm tra, giám sát...Vì vậy, việc xác định nguyên nhân của thực trạng là cơ sở quan trọng để đề xuất biện pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội theo đúng mục tiêu đã xác định. 2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo 2.4.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm Thứ nhất, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng thường xuyên có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát; kịp thời ra các nghị quyết, chỉ thị xác định chủ trương, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kiện toàn, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD trong các nhà trường quân đội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Thứ hai, nhận thức của cấp uỷ, chủ thể quản lý các cấp trong nhà trường về vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ngày càng sâu sắc hơn. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược phát triển GD, ĐT trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020. Cấp uỷ, chủ thể quản lý các trường đại học trong quân đội đã cụ thể hoá những vấn đề về xây dựng cán bộ quân đội và phát triển cán bộ QLGD nói chung, cán bộ QLĐT nói riêng bằng những chủ trương, phương hướng, quy hoạch, kế hoạch cụ thể trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Thứ ba, cấp uỷ, chỉ huy các cơ quan quản lý GD, ĐT đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, hướng dẫn của trên, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ. Tiến hành tương đối tốt công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực cho cán bộ QLĐT và thực hiện công tác chính sách, tạo điều kiện mọi mặt về vật chất, tinh thần cho cán bộ phát triển. Thường xuyên kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm; gắn kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ qua phân tích chất lượng đảng viên hàng năm. Thứ tư, cơ bản đội ngũ cán bộ QLĐT đã thường xuyên quán triệt tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, nhà trường và yêu cầu, nhiệm vụ được giao, xác định trách nhiệm bản thân; luôn chủ động và có nhiều cố gắng trong tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, nhất là năng lực quản lý, kỹ năng, phương pháp, tác phong công tác. 2.4.2.1. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, những tiêu cực của nền kinh tế thị trường có sự tác động không nhỏ đến đến nhận thức, tình cảm và ý chí phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội. Những tư tưởng thực dụng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện thiếu an tâm công tác, tư tưởng phân tán, thiếu tận tâm tận lực với việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao; sao nhãng trong việc tự học tập, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng năng lực bản thân. Thứ hai, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước và quân đội đối với cán bộ nói chung, cán bộ QLGD, cán bộ QLĐT trong các trường đại học nói riêng còn có những mặt chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển, chưa huy động hết năng lực của cán bộ. Vì vậy, chưa tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển cán bộ một cách toàn diện, nhất là phát triển về năng lực. Thứ ba, nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ QLĐT của một số cấp ủy và chủ thể quản lý các cấp chưa thật đầy đủ. Vì vậy, chưa xác định rõ mục tiêu, tầm nhìn chiến lược lâu dài trong quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo hướng chuẩn hóa. Công tác tuyển chọn có trường hợp chưa thật kỹ, chưa đáp ứng tố chất của người cán bộ ở cơ quan tham mưu, triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ GD, ĐT; bố trí, sử dụng cán bộ đôi khi chưa thật hợp lý, vì vậy, chưa phát huy hết năng khiếu, sở trường từng người trong thực hiện nhiệm vụ. Thứ tư, nhận diện thực chất năng lực và vai trò năng lực của cán bộ QLĐT hiện nay của các chủ thể quản lý chưa được thật đúng mức. Nên chưa có sự quan tâm đặc biệt đến đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ QLGD theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho từng đối tượng cán bộ cũng như công tác bồi dưỡng chuyên sâu nhằm phát triển năng lực cho nhóm cán bộ này. Thứ năm, một số cấp ủy và cán bộ chủ trì các cơ quan chức năng quản lý GD,ĐT chưa thật chủ động đề xuất những chủ trương, biện pháp trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng uỷ nhà trường về phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở cơ quan mình một cách đồng bộ thống nhất. Tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các khâu các bước phát triển đội ngũ cán bộ chưa thật sự khoa học; chưa xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể về năng lực của cán bộ cơ quan quản lý GD, ĐT nhà trường để làm cơ sở phát triển đội ngũ cán bộ theo những tiêu chí, tiêu chuẩn đó. Thứ sáu, chủ thể quản lý nhà trường và các cơ quan quản lý GD, ĐT chưa có những cách thức, biện pháp chỉ đạo sát sao hoạt động bồi dưỡng năng lực cho cán bộ một cách thường xuyên, thiếu quy trình và những kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn, từng năm học cụ thể. Chưa có những cách thức phát huy cao ý thức tự học tập, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của từng cán bộ QLĐT, vì vậy, năng lực của cán bộ QLĐT còn có đồng chí chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Thứ bảy, năng lực tổ chức, lãnh đạo, quản lý, điều hành của một số chủ thể quản lý còn hạn chế, chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình tiến hành công tác cán bộ, chưa có những cách thức, biện pháp phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng tham gia vào phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT có đầy đủ phẩm chất, năng lực theo mục tiêu đã xác định. Thứ tám, việc chỉ đạo tổng kết rút kinh nghiệm về công tác phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT chưa đặt ra thành chủ trương và chỉ đạo tổ chức thực hiện riêng; chưa xây dựng các tiêu chí cụ thể làm căn cứ tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, nên khó đánh giá chính xác năng lực của cán bộ QLĐT và sử dụng kết quả đánh giá để làm lực thúc đẩy cho sự thăng tiến của cán bộ; phân công, phân nghiệm đôi khi chưa thật chặt chẽ theo quy trình thống nhất. 2.5. Những vấn đề đặt ra trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở các trường đại học quân đội hiện nay Từ thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội những năm vừa qua, tác giả khái quát một số vấn đề đang đặt ra làm cơ sở nghiên cứu đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực như sau: 2.5.1. Nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo Chủ thể quản lý nhà trường và các cơ quan chức năng cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ QLĐT trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trên cơ sở đó, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đội ngũ này cả số lượng, cơ cấu và chất lượng; chú trọng phát triển về năng lực đáp ứng nhiệm vụ, chức trách được giao. Trong xu thế hiện nay, cần tạo ra nhận thức mới về vai trò, vị thế của cán bộ QLĐT; làm thay đổi về tư duy, hình thành phong cách làm việc thật sự khoa học và hiệu quả, đề cao tính tập thể, hợp tác, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, định hướng giá trị, xây dựng môi trường văn hóa. Đặt ra cho đội ngũ cán bộ QLĐT phải có hệ thống kiến thức và kỹ năng, giúp họ có khả năng thích ứng với mọi điều kiện để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 2.5.2. Dự báo xu thế, xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực Trong bất cứ hành động, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nào đều phải dự báo được xu thế vận động phát triển. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu để đảm bảo tầm nhìn xa và tính thực tiễn, tính hiệu quả lâu dài của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó. Lựa chọn những vấn đề trọng tâm, mấu chốt trong phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, trước xu thế phát triển giáo dục, trong điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đang phát triển nhanh, rộng trên toàn thế giới, thì việc phát triển đội ngũ cán bộ ở các cơ quan quản lý GD, ĐT ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hiện nay. Xác định, đón trước nhiệm vụ tương lai của nhà trường, của từng cơ quan để dự báo chính xác yêu cầu và mục tiêu cần đạt được trong phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT theo tiếp cận năng lực là trách nhiệm, khả năng của chủ thể quản lý các cấp. Để dự báo chính xác đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thu thập đầy đủ các thông tin liên quan, phân tích các yếu tố tác động, những khó khăn, thuận lợi đến phát triển đội ngũ cán bộ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ, từng năm học đảm bảo tính khoa học và tính khả thi cao. Trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cần phải xác định rõ mục tiêu, các hình thức, bước đi và lộ trình hợp lý trên cơ sở yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, phân rõ trách nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị nhà trường trong từng khâu, từng bước của quá trình phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT. 2.5.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý đào tạo Trong đào tạo, bồi dưỡng, cần chú trọng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cán bộ, nhất là kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điều hành các hoạt động GD, ĐT. Phát huy cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ QLĐT trong tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, rèn luyện các kỹ năng thực hành trong thực tế hoạt động theo chức trách, nhiệm vụ được phân công nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ, nhất là phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. 2.5.4. Thường xuyên chú trọng khâu tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ, khoa học quá trình phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trong nhà trường Để phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT đảm bảo hiệu quả, chất lượng theo mục tiêu yêu cầu đề ra, đòi hỏi chủ thể quản lý các cấp phải nắm chắc được bản chất và các chức năng QLGD. Trên cơ sở chủ trương, quy hoạch, kế hoạch đã xác định, chú trọng khâu tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ, khoa học quá trình phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT. Thường xuyên nắm chắc thông tin và những vấn đề nảy sinh, điều chỉnh kịp thời quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với thực tế điều kiện của cơ quan và nhà trường. Tổ chức tuyển chọn, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ QLĐT theo quy hoạch và kế hoạch dựa trên cơ sở năng lực thực tế nhằm phát huy tốt năng lực, sở trường của từng cán bộ QLĐT. Tiến hành xây dựng chuẩn năng lực của cán bộ QLĐT với các tiêu chí cụ thể, từng bước chuẩn hóa cán bộ, hướng tới chuẩn hóa đội ngũ cán bộ QLĐT ở các trường đại học trong quân đội. Chỉ đạo xây dựng chế độ, chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ cán bộ theo mục tiêu, kế hoạch đã xác định; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, các tổ chức; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT có đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, mỗi cán bộ có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Kết luận chương 2 Các trường đại học trong quân đội có những nét đặc thù riêng về cơ cấu, tổ chức, biên chế, mục tiêu, nhiệm vụ; về quản lý, sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực. Vì vậy, việc khái quát đặc điểm các trường đại học trong quân đội có ý nghĩa quan trọng, tạo thuận lợi cho tổ chức, nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ QLĐT và thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ QLĐT hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm vừa qua, đội ngũ cán bộ QLĐT đã luôn phát huy cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_doi_ngu_can_bo_quan_ly_dao_tao_o_cac_truo.doc
  • docBia LA.doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Viet).doc
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Viet).doc
Tài liệu liên quan