Luận án Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực - Hoàng Sỹ Hùng

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.vii

DANH MỤC CÁC BẢNG.viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. x

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu. 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3

4. Giả thuyết khoa học . 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

6. Phạm vi nghiên cứu. 3

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . 4

8. Những luận điểm cần bảo vệ. 6

9. Đóng góp mới của luận án . 7

10. Cấu trúc của luận án. 7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỐT CÁN THEO TIẾP

CẬN NĂNG LỰC. 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 8

1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ Cán bộ Quản lý trường học .8

1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung

học cơ sở .14

1.1.3. Các nghiên cứu về năng lực cán bộ quản lý giáo dục .15

1.1.4. Đánh giá chung.16

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài. 18

1.2.1. Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán .18

1.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán .23

1.2.3 tiếp cận năng lực.24

1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán

theo tiếp cận năng lực .25

1.3. Cán bộ quản lý trường trung học cơ sở cốt cán trước yêu cầu đổi mới

giáo dục phổ thông . 33

1.3.1. Đổi mới giáo dục phổ thông .33iv

1.3.2. Vai trò;Nhiệm vụ và Tiêu chuẩn của cán bộ quản lý trường trung

học cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực.34

1.3.3. Đặc trưng lao động của Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

cốt cán theo tiếp cận năng lực.36

1.3.4. Khung năng lực của Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt

cán .40

1.4. Vấn đề phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt

cán theo tiếp cận năng lực. 47

1.4.1. Sự cần thiết phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học

cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực .47

1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học cơ

sở cốt cán theo tiếp cận năng lực .50

1.4.3. Chủ thể phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học cơ

sở cốt cán.56

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường

Trung học cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực. 58

1.5.1. Yếu tố khách quan .58

1.5.2. Yếu tố chủ quan.61

Kết luận chương 1 . 64

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỐT CÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ. 65

2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục ở các tỉnh Bắc Trung bộ. 65

2.1.1. Vị trí địa lý.65

2.1.2. Nguồn nhân lực.67

2.1.3. Tình hình chung về giáo dục của các tỉnh Bắc Trung Bộ .68

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng. 69

2.2.1. Mục đích khảo sát.69

2.2.2. Khách thể khảo sát.69

2.2.3. Nội dung khảo sát.70

2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát .70

2.2.5. Mẫu khảo sát.73

2.3. Thực trạng đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán các

tỉnh Bắc Trung bộ . 75

2.3.1. Thực trạng số lượng, cơ cấu đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung

học cơ sở cốt cán các tỉnh Bắc Trung bộ .75v

2.3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học

cơ sở cốt cán.76

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường trường Trung học cơ

sở cốt cán. 113

2.4.1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường

Trung học cơ sở cốt cán .113

2.4.2. Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm Cán bộ

quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán.116

2.4.3. Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường

Trung học cơ sở cốt cán .118

2.4.4. Thực trạng thực hiện đánh giá đội ngũ Cán bộ quản lý trường

Trung học cơ sở cốt cán .120

2.4.5. Thực trạng các chính sách, chế độ tạo môi trường, động lực cho sự

phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán .122

2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động phát triển đội ngũ

Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán . 127

2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường

Trung học cơ sở cốt cán các tỉnh Bắc Trung bộ. 129

2.6.1. Những mặt mạnh .129

2.6.2. Những mặt hạn chế.129

2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng.131

Kết luận chương 2 . 133

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỐT CÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC. 134

3.1. Các nguyên tắc để xuất giải pháp. 134

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .134

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .134

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .134

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.135

3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

cốt cán theo tiếp cận năng lực . 135

3.2.1. Tổ chức quán triệt vai trò và sự cần thiết phải phát triển đội ngũ Cán

bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực

cho cán bộ quản lý các cấp.135

3.2.2. Xây dựng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ Cán bộ quản

lý trường Trung học cơ sở cốt cán.139vi

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng

Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán.146

3.2.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho Cán bộ quản lý trường Trung

học cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực.154

3.2.5. Xây dựng bộ tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá năng lực Cán

bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực .161

3.2.6. Đề xuất các chính sách tạo động lực làm việc cho đội ngũ Cán bộ

quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán .167

3.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. 173

3.3.1. Mục đích khảo sát.173

3.3.2. Nội dung khảo sát.173

3.3.3. Phương pháp khảo sát.174

3.3.4. Đối tượng khảo sát.174

3.3.5. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.174

3.4. Thực nghiệm giải pháp “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho Cán bộ quản

lý trường Trung học cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực” . 177

3.4.1. Tổ chức thực nghiệm.177

3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm .179

Kết luận chương 3 . 185

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 187

1. Kết luận . 187

2. Khuyến nghị . 188

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 190

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 191

PHỤ LỤC . 199

pdf293 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực - Hoàng Sỹ Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá trình xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán, các địa phương chưa thực sự bám sát vào Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học. 116 2.4.2. Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán Trong những năm gần đây, công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm cán bộ quản lý được Đảng hết sức quan tâm chỉ đạo, đề ra những quy trình, quy định theo đó yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan và tổ chức công lập nhà nước phải chấp hành. Theo chỉ đạo đó, ngành giáo dục và đào tạo cũng triển khai nhiều hướng dẫn về quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán. Tuy nhiên, trên thực tế việc điều động, luân chuyển cán bộ quản lý trường THCS cốt cán cơ bản vẫn dựa trên cơ sở nguyện vọng của cán bộ, luân chuyển chủ yếu diễn ra theo chiều từ vùng khó khăn về vùng thuận lợi. Hơn nữa ở các vùng khó khăn việc bổ nhiệm cán bộ quản lý trường THCS cốt cán của các tỉnh Bắc Trung bộ nhiều lúc còn chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chưa có đề án thi tuyển bổ nhiệm nên chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán chưa cao. Bảng 2.23. Kết quả khảo sát thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THCS cốt cán Các hoạt động quản lý Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Thực hiện công khai tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, luận chuyển và miễn nhiệm CBQL cốt cán Số lượng 110 114 69 7 3,091 2 % 36,7 38,0 23,0 2,3 2. Tổ chức đánh giá theo Chuẩn từng CBQL cốt cán đương chức để nhận biết những người có thể bổ nhiệm lại, luân chuyển Số lượng 55 107 93 45 2,573 7 % 18,3 35,7 31,0 15,0 3. Thực hiện thường xuyên rà soát, đánh giá để lựa chọn nguồn CBQL cốt cán từ đội ngũ GV trong các trường THCS Số lượng 41 101 121 37 2,488 8 % 13,7 33,7 40,3 12,3 117 Các hoạt động quản lý Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 4. Tổ chức giới thiệu người dự nguồn Số lượng 66 111 113 10 2,777 5 % 22,0 37,0 37,7 3,3 5. Thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển để lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện bổ nhiệm thành CBQL cốt cán Số lượng 73 104 97 26 2,746 6 % 24,3 34,7 32,3 8,7 6. Công khai kết quả lựa chọn người sẽ bổ nhiệm giữ chức vụ CBQL cốt cán để nhận ý kiến phản hồi từ GV, CBNV Số lượng 92 114 81 13 2,951 3 % 30,7 38,0 27,0 4,3 7. Xử lý các thông tin phản hồi, có ý kiến tiếp thu hoặc giải thích với các GV, CBNV để có sự đồng thuận Số lượng 88 105 86 21 2,866 4 % 29,3 35,0 28,7 7,0 8. Ban hành quyết định bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại CBQL cốt cán khi hết nhiệm kỳ Số lượng 109 150 41 - 3,266 1 % 36,3 50,0 15,7 - Kết quả khảo sát thực tế cho thấy rằng thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán của các tỉnh Bắc Trung bộ nhìn chung được đánh giá ở mức khá. Nội dung Ban hành quyết định bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại CBQL cốt cán khi hết nhiệm kỳ được đánh giá cao nhất với điểm trung bình 3,266. Điều này cũng dễ hiểu vì ra quyết định bổ nhiệm là công việc đương nhiên phải làm khi bổ nhiệm một cán bộ nào đó vào vị trí quản lý, lãnh đạo. Riêng ban hành quyết định bổ nhiệm lại thì nhiều lúc, nhiều nơi chưa chấp hành nghiêm túc: hoặc quên ban hành quyết định bổ nhiệm lại hoặc chậm ban hành quyết định bổ nhiệm lại so với nhiệm kỳ quy định. 118 Nội dung được đánh giá thấp nhất là Thực hiện thường xuyên rà soát, đánh giá để lựa chọn nguồn CBQL cốt cán từ đội ngũ GV trong các trường THCS với điểm đánh giá trung bình 2,488 và Tổ chức đánh giá theo Chuẩn từng CBQL cốt cán đương chức để nhận biết những người có thể bổ nhiệm lại, luân chuyển với điểm đánh giá trung bình 2,573. Điều đó có nghĩa là, thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý nhân sự đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung bộ ít chú ý đến việc nắm bắt tính hình chất lượng của cán bộ quản lý cốt cán đương chức, chưa làm tốt công tác chuẩn bị nguồn cán bộ quản lý cốt cán kế cận. Nói cách khác, chưa có tầm nhìn dài hạn trong công tác cán bộ. Từ kết quả phân tích trên đặt ra vấn đề cho các tỉnh Bắc Trung bộ là phải tăng cường dân chủ hóa, công khai hóa quá trình tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán, phải có kế hoạch xây dựng chiến lược dài hạn cho hoạt động này trên cơ sở nắm bắt chính xác thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán. 2.4.3. Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán Thực tiễn cho thấy rằng hầu hết cán bộ quản lý trường THCS cốt cán đều trưởng thành từ đội ngũ giáo viên và được đào tạo từ các trường cao đẳng và đại học sư phạm. Điều đó có nghĩa đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán chưa được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ quản lý trước khi đảm nhận nhiệm vụ quản lý. Những kiến thức và kỹ năng quản lý nhà trường mà đội ngũ này có được chủ yếu là do kinh nghiệm thu được qua hoạt động giảng dạy và một phần do tố chất và bản năng vốn có của bản thân. Những kiến thức và kỹ năng quản lý này chưa được đào tạo bài bản nên thiếu tính hệ thống, thiếu tính căn bản và do đó hạn chế rất nhiều đến hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán đương nhiệm có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực và chất lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý của đội ngũ này. 119 Bảng 2.24. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán Các hoạt động quản lý Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Tổ chức đánh giá năng lực của CBQL cốt cán theo chuẩn để nhận biết yêu cầu bồi dưỡng Số lượng 43 79 123 55 2,366 6 % 14,3 26,3 41,1 18,3 2. Xác định nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ nguồn. Số lượng 32 78 145 45 2,322 7 % 10,6 26,0 48,4 15,0 3. Phân loại CBQL cốt cán theo nhu cầu bồi dưỡng. Số lượng 58 95 112 35 2,587 3 % 19,4 31,6 37,3 11,7 4. Tổ chức tìm hiểu nguyện vọng và hoàn cảnh của CBQL cốt cán để lựa chọn hình thức bồi dưỡng thích hợp Số lượng 27 104 136 33 2,413 5 % 8,9 34,6 45,4 11,1 5. Liên hệ với các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục để giới thiệu CBQL cốt cán đi bồi dưỡng Số lượng 53 116 105 26 2,652 1 % 17,6 38,7 35,0 8,7 6. Góp ý với các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục về chương trình và nội dung bồi dưỡng Số lượng 13 38 141 108 1,853 9 % 4,3 12,7 47,0 36,0 7. Tổ chức bồi dưỡng CBQL cốt cán đương chức bằng hình thức mở lớp bồi dưỡng ngay tại trường Số lượng 21 62 117 100 2,014 8 % 7,0 20,7 39,0 33,3 8. Xây dựng, thực hiện quy định hỗ trợ thời gian, kinh phí và chế độ cho người tham gia bồi dưỡng Số lượng 49 115 109 27 2,621 2 % 16,4 38,3 36,3 9,0 9. Thực hiện gắn kết các kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng với việc tuyển chọn, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại Số lượng 43 122 94 41 2,556 4 % 14,3 40,7 31,3 13,7 120 Kết quả khảo sát thể hiện tại Bảng 2.24, cho thấy hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung bộ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hầu hết các nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng đều được CBQL đánh giá đạt ở mức trung bình. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung bộ được đánh giá đạt ở mức cao nhất là Liên hệ với các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục để giới thiệu CBQL cốt cán đi bồi dưỡng với điểm trung bình đạt 2,652 xếp thứ bậc 1 và nội dung Xây dựng, thực hiện quy định hỗ trợ thời gian, kinh phí và chế độ cho người tham gia bồi dưỡng với điểm trung bình đạt 2,621 xếp thức bậc 2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung bộ được CBQL đánh giá đạt ở mức thấp nhất là Góp ý với các cơ sở bồi dưỡng CBQL giáo dục về chương trình và nội dung bồi dưỡng với điểm trung bình đạt 1,853 xếp thức bậc 9 và nội dung Tổ chức bồi dưỡng CBQL cốt cán đương chức bằng hình thức mở lớp bồi dưỡng ngay tại trường với điểm trung bình đạt 2,014 xếp thức bậc 8. Thực tế các cấp quản lý chưa chú ý nhiều đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn, chưa tìm hiểu nhu cầu cấn bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nguồn để đưa vào quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán trong tương lai. Đặc biệt, chưa đối chiếu với chuẩn cán bộ quản lý để xác định nhu cầu bồi dưỡng, chưa tìm hiểu sâu sát đến nguyện vọng bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung bộ. Những nội dung này của công tác đào tạo, bồi dưỡng được CBQL đánh giá đạt được ở mức thấp. Thêm nữa, việc thực hiện sự gắn kết kết quả đào tạo, bồi dưỡng với việc tuyển chọn, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại đều được đánh giá ở mức độ yếu và trung bình. 2.4.4. Thực trạng thực hiện đánh giá đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán Đánh giá nhân sự nói chung của nhà trường và đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán nói riêng là một hoạt động cần thiết trong quản lý nhân sự. Đánh giá là nhằm xem xét năng lực thực hiện công việc được giao và hiệu quả của việc thực hiện công việc được giao đó của đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán. Đánh giá một cách khách quan, trong thời gian qua dưới sự chỉ đạo của các cấp quản lý ở địa phương, bộ phận quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán 121 của các tỉnh Bắc Trung bộ đã có quan tâm đến công tác đánh giá đội ngũ này. Tuy vậy, các nội dung đánh giá cũng mới đạt ở mức khá (xem Bảng 2.25). Bảng 2.25. Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán Các hoạt động quản lý Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Lập kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động của CBQL cốt cán theo định kỳ Số lượng 37 109 114 40 2,476 4 % 12,3 36,4 37,9 13,4 2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động của CBQL cốt cán trên cơ sở yêu cầu của chuẩn CBQL trường THCS cốt cán Số lượng 23 63 139 75 2,114 6 % 7,7 21,0 46,3 25,0 3. Xác định hệ thống công cụ, phương pháp thu thập và xử lý thông tin để nhận biết kết quả hoạt động của CBQL cốt cán Số lượng 32 90 124 54 2,332 5 % 10,6 30,0 41,4 18,0 4. Phối hợp với nhiều lực lượng trong đánh giá CBQL cốt cán Số lượng 84 113 92 11 2,901 1 % 28,0 37,7 30,7 3,6 5. Phối hợp hoạt động đánh giá CBQL cốt cán với đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng đội ngũ đó Số lượng 54 117 107 22 2,677 2 % 18,0 39,0 35,7 7,3 6. Gắn hoạt động đánh giá CBQL cốt cán với việc bổ nhiệm lại, thuyên chuyển, hoặc miễn nhiệm chức vụ Số lượng 64 107 97 32 2,675 3 % 21,3 35,6 32,4 10,7 Hoạt động đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán của các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian qua đã có thực hiện. Nội dung đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán được thực hiện tốt nhất là Phối hợp với nhiều lực lượng trong đánh giá CBQL cốt cán với điểm đánh giá trung bình là 2,901. Các lực lượng tham gia đánh giá bao gồm cả lực lượng trong nhà trường và cả lực lượng ngoài nhà trường. Trong nhà trường bao gồm các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường. Ngoài nhà trường bao gồm các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương và Hội cha mẹ học sinh. 122 Nội dung tiếp theo được đánh giá khá tốt là Phối hợp hoạt động đánh giá CBQL cốt cán với đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng đội ngũ đó với điểm đánh giá trung bình 2,677 và Gắn hoạt động đánh giá CBQL cốt cán với việc bổ nhiệm lại, thuyên chuyển, hoặc miễn nhiệm chức vụ với điểm đánh giá trung bình 2,675. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển CBQL trường THCS cốt cán được các Phòng GD và ĐT thực hiện sau khi tiến hành đánh giá, xem xét phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn cũng như hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán. Đây là một khâu không thể bỏ qua trong công tác quản lý cán bộ nói chung cũng như quản lý CBQL giáo dục nói riêng. Mặc dù vậy, kết quả khảo sát cho thấy hoạt động này cũng chưa phải được các nơi thực hiện đầy đủ. Điểm yếu nhất của hoạt động đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán của các tỉnh Bắc Trung bộ là chưa xây dựng được một bộ công cụ cùng các tiêu chí đánh giá một cách toàn diện, có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn quản lý và phát triển đội ngũ này. Điều này đươc khẳng định qua ý kiến đánh giá của CBQL được hỏi, cho rằng Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động của CBQL cốt cán trên cơ sở yêu cầu của chuẩn CBQL trường THCS cốt cán chỉ đạt điểm đánh giá trung bình là 2,114 và Xác định hệ thống công cụ, phương pháp thu thập và xử lý thông tin để nhận biết kết quả hoạt động của CBQL cốt cán chỉ đạt điểm đánh giá trung bình là 2,332. Tuy các tỉnh Bắc Trung bộ đều đã xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán theo định kỳ; xác định được các nội dung đánh giá để nhận biết các mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ này, nhưng chưa có công cụ đánh giá sát thực, hiệu quả, khách quan nên tính chính xác trong đánh giá chưa cao. 2.4.5. Thực trạng các chính sách, chế độ tạo môi trường, động lực cho sự phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cốt cán Trong quản lý nhân sự nói chung và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán nói riêng, việc xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống chính sách, chế độ nhằm tạo môi trường thuận lợi để mọi người làm việc tận tâm, hứng khởi, hết lòng vì nhà trường, vì giáo viên, vì học sinh là yêu cầu không thể thiếu được đối với nhà quản lý, đối với các cấp quản lý. Nếu điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, điều kiện vật chất của nhà trường chưa đầy đủ nhưng có được hệ thống chính sách, chế độ phù hợp tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, công tâm, được thể hiện 123 năng lực của bản thân và được đánh giá đúng mức thì mọi người sẽ sẵn sàng đem hết sức mình để cống hiến cho nhà trường. Tuy nhiên, thực tế công tác cán bộ hiện nay ở các tỉnh Bắc Trung bộ vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến tạo môi trường làm việc và động lực phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán. Bảng 2.26. Kết quả khảo sát thực trạng các chính sách tạo môi trường và động lực phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán Các hoạt động quản lý Mức độ đánh giá Điểm trung bình Xếp thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Xây dựng môi trường đồng thuận, thân thiện, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBQL cốt cán Số lượng 75 108 82 35 2,743 1 % 25,0 36,0 27,3 11,7 2. Xây dựng và triển khai chính sách động viên, khuyến khích đối với CBQL cốt cán. Số lượng 42 92 104 62 2,379 4 % 14,0 30,6 34.7 20,7 3. Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý cho CBQL cốt cán ở trong và ngoài nước Số lượng 34 82 127 57 2,308 5 % 11,3 27,3 42,3 19,1 4. Động viên, thăm hỏi, hỗ trợ vật chất, tinh thần đối với CBQL cốt cán và gia đình của họ Số lượng 41 106 115 38 2,500 2 % 13,7 35,3 38,3 12,7 5. Tạo môi trường thăng tiến quản lý và chuyên môn cho CBQL cốt cán Số lượng 56 88 103 53 2,490 3 % 18,7 29,3 34,3 17,7 6. Quan tâm phong tặng các danh hiệu nhà giáo cho CBQL cốt cán Số lượng 17 57 133 93 1,994 6 % 5,7 19,0 44,3 31,0 7. Hỗ trợ kinh phí cho CBQL trường THCS cốt cán tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Số lượng 12 61 128 99 1,953 8 % 3,9 20,4 42,8 32,9 8. Tổ chức phong trào thi đua tự bồi dưỡng để đạt và vượt chuẩn CBQL cốt cán Số lượng 20 55 121 104 1,968 7 % 6,6 18,3 40,4 34,7 9. Chính sách về hỗ trợ thâm niên cho nhà giáo, CBQL cơ sở GD được điều động về Phòng GD&ĐT Số lượng - 48 138 114 1,783 9 % - 16,2 45,9 37,9 10. Chính sách về hỗ trợ phụ cấp chức vụ công việc cho CBQL trường THCS cốt cán Số lượng - 47 131 122 1,747 10 % - 15,5 43,7 40,8 124 Mặc dù việc tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán làm việc quan trọng như vậy, nhưng thực tiễn cho thấy các địa phương vùng Bắc Trung bộ vẫn chưa thực sự làm tốt hoạt động này. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.26, cho thấy rằng hầu hết các nội dung tạo môi trường phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung bộ được CBQL đánh giá đạt ở mức trung bình. Trong đó nội dung đạt điểm đánh giá cao nhất là Xây dựng môi trường đồng thuận, thân thiện, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBQL cốt cán với điểm đánh giá trung bình đạt mức khá = 2,743. Các nội dung còn lại đều chỉ đạt mức trung bình, cụ thể là: - Việc động viên, thăm hỏi, hỗ trợ vật chất, tinh thần đối với CBQL trường THCS cốt cán và gia đình của họ là chính sách quan trọng trong quản lý nhân sự. Chính sách này phải được cụ thể hóa thành các chế độ mà CBQL trường THCS cốt cán được hưởng về mặt tài chính, vật chất và thời gian khi CBQL cốt cán có việc vui, việc buồn. Chính sách này quan trọng như vậy nhưng việc thực hiện nó trong thực tiễn ở các tỉnh Bắc Trung bộ vẫn chưa được CBQL trong ngành đánh giá cao, thể hiện ở điểm đánh giá ở mức trung bình với = 2,500. - Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow đã có nhận xét rằng con người có những cấp độ khác nhau về nhu cầu. Khi những nhu ở cấp độ thấp được thỏa mãn, một nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ trở thành động lực thúc đẩy. Sau khi một nhu cầu được đáp ứng, nhu cầu khác sẽ xuất hiện. Kết quả là con người luôn luôn có những nhu cầu chưa được đáp ứng và nhu cầu này thúc đẩy con người thực hiện những công việc nào đó để thỏa mãn chúng. Nhu cầu cao nhất của con người là nhu cầu thăng tiến và thành đạt. Đối với đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán cũng vậy, bản thân họ cũng có nhu cầu thăng tiến và thành đạt về chuyên môn. Vì vậy, các cấp lãnh đạo, quản lý cần quan tâm đến nhu cầu chính đáng này của đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà thời gian qua việc tạo môi trường thăng tiến quản lý và chuyên môn cho CBQL trường THCS cốt cán ở các tỉnh Bắc Trung bộ vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nguyện vọng của đông đảo CBQL trường THCS cốt cán, ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ CBQL này. Điều này thấy rõ qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.26 với điểm đánh giá trung bình chỉ đạt = 2,490. 125 - Cán bộ quản lý cốt cán là những người nắm được những phương pháp và cách thức tổ chức quản lý hiện đại để qua đó hướng dẫn và hỗ trợ cho các đồng nghiệp trong việc điều hành nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Muốn vậy, cần thực hiện chính sách tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý cho CBQL trường THCS cốt cán ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thời gian qua, chính sách này vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở các tỉnh Bắc Trung bộ, thể hiện qua điểm đánh giá chỉ đạt mức trung bình = 2,308. - Kết quả khảo sát cho thấy các địa phương Bắc Trung bộ cũng chưa thực sự quan tâm đến việc phong tặng các danh hiệu nhà giáo cho CBQL trường THCS cốt cán. Điều này tác động không nhỏ đến tâm tư của đội ngũ CBQL nòng cốt này, làm giảm nhiệt tình phấn đấu và ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp với các Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS tại địa phương. Số liệu khảo sát thể hiện ở Bảng 2.26, cho thấy chính sách phong tặng các danh hiệu nhà giáo cho CBQL trường THCS cốt cán ở các tỉnh Bắc Trung bộ được đánh giá chỉ đạt mức trung bình với = 1,994. - Chính sách “Hỗ trợ kinh phí cho CBQL trường THCS cốt cán tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý” thực hiện chưa được tốt ở các tỉnh Bắc Trung bộ, điểm đánh giá chỉ đạt mức trung bình =1,953. Theo quy định của Bộ Nội vụ, hàng năm các tỉnh, thành phố đều được phân bổ kinh phí để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhưng hiện nay đội ngũ hiệu trưởng và CBQL trường THCS cốt cán tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục hầu như không được sử dụng nguồn kinh phí này do thiếu các quy định cụ thể của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND các tỉnh. - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành giáo dục các tỉnh Bắc Trung bộ đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, tận tụy cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho sự nghiệp giáo dục đạt nhiều kết quả tốt, góp phần đưa hoạt động giáo dục phù hợp với những quy định của pháp luật, động viên cán bộ, giáo viên trong các tỉnh Băc Trung bộ chung sức xây dựng và phát triển ngành giáo dục theo yêu cầu của bổi cảnh mới. Xác định vai trò và tầm quan trọng 126 của công tác thi đua, chính quyền các cấp và ngành giáo dục thường xuyên quán triệt quan tâm đến công tác này và coi đây là động lực, đòn bẩy để động viên tinh thần hăng say công tác của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành giáo dục. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW Bộ Chính trị, Chỉ thị số 17/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, và các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp đã ban hành nhiều văn bản, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, nghiêm túc quán triệt và triển khai kịp thời, làm chuyển biến một bước trong nhận thức của cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục. Nội dung của các phong trào thi đua được gắn với các Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ, Chi bộ, cụ thể hóa nội dung trong từng cơ sở giáo dục. Hình thức, biện pháp thi đua ngày càng được nâng lên, đa dạng, phong phú, đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, riêng trong lĩnh bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán ở các tỉnh Bắc Trung bộ, phong trào thi đua tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để đạt và vượt chuẩn CBQL cốt cán vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được triển khai một cách đồng đều ở các địa phương Bắc Trung bộ. Kết quả khảo sát thực tế cũng đã chỉ rõ ý kiến đánh giá của các đội tượng được khảo sát rằng điểm đánh giá trung bình về “Tổ chức phong trào thi đua tự bồi dưỡng để đạt và vượt chuẩn CBQL cốt cán” mới đạt mức trung bình với =1,968. - Chính sách phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành có tác động rất lớn đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục. Tuy nhiên chính sách này chưa chú ý đến quyền lợi hợp lý của số giáo viên được điều động về công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Nhiều cán bộ quản lý trường THCS cốt cán được điều động về làm công tác quản lý ở các Phòng Giáo dục và đào tạo tự nhiên mất đi chế độ phục cấp thâm niên giảng dạy mà trước đó họ từng được hưởng. Các địa phương vùng Bắc Trung bộ cũng chưa có chính sách về hỗ trợ thâm niên cho nhà giáo, CBQL cơ sở GD được điều động về Phòng GD&ĐT. Điểm đánh giá của các đối tượng được khảo sát về chính sách này chỉ đạt mức trung bình thấp với =1,783. - Cán bộ quản lý trường THCS cốt cán là một chức trách mới, chưa có tiền lệ trước đây, đảm nhận một nhiệm vụ nặng nề hơn so với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 127 trường THCS đơn thuần, nhưng chưa có văn bản pháp luật nào nói về chế độ phụ cấp chức vụ cho đội ngũ này. Thực tế CBQL trường THCS cốt cán làm nhiều việc hơn hơn nhưng chế độ tiền lương đối với đội ngũ này không thay đổi. Cho nên phần lớn CBQL trường THCS cốt cán ở các tỉnh Bắc Trung bộ chưa nhiệt tình với công việc mới. Chính sách về hỗ trợ phụ cấp chức vụ công việc cho CBQL trường THCS cốt cán chưa được chú ý, thể hiện qua ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát ở mức chưa đạt với = 1,747. 2.5. Thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố đến hoạt động phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý trƣờng Trung học cơ sở cốt cán Để nhận biết các yếu tố nào tác động đến hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán ở các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, luận án đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục các cấp về vấn đề đó. Kết quả khảo sát thể hiện qua Bảng 2.27. Bảng 2.27. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS cốt cán Yếu tố ảnh hƣởng Đồng ý Phân vân Không đồng ý Điểm trung bình Thứ bậc 1. Chính sách phát triển giáo dục THCS Số lượng 181 77 42 2,463 8 % 60,3 25,7 14,0 2. Chính sách phân cấp quản lý giáo dục Số lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_doi_ngu_can_bo_quan_ly_truong_trung_hoc_c.pdf
Tài liệu liên quan