MỞ ẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 5
8. Những luận điểm bảo vệ 7
9. óng góp mới của luận án 7
10. Cấu trúc của luận án 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LU N VỀ PHÁT TRIỂN I NG CÁN B QUẢN
LÝ TRUNG TÂM HỌC T P C NG ỒNG 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1. Nghiên cứu về sự ra đời của Trung tâm học tập cộng đồng 9
1.1.2. Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với từng mô hình Trung tâm
học tập cộng đồng 12
1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng 14
1.2. Những khái niệm cơ bản 24
1.2.1. Trung tâm học tập cộng đồng 24
1.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 26
1.2.3. Quản lý Trung tâm học tập cộng đồng 27
1.3. ặc trƣng của đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng 28
1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng 28
1.3.2. Vai trò của ban giám đốc trong quản lý Trung tâm học tập cộng đồng 35
1.3.3. Tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập
cộng đồng 35
1.4. Lý thuyết và cách tiếp cận phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học
tập cộng đồng 37
1.4.1. Lý thuyết quản lý nguồn nhân lực 37
1.4.2. Tiếp cận năng lực trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng
đồng 41
1.4.3. Tiếp cận phát triển cộng đồng trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm
học tập cộng đồng 48
1.5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng theo lý
ết nguồn nhân lực, tiếp cận năng lực và tiếp cận phát triển cộng đồng 52
220 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ cán quản lí trung tâm học tập cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra, đánh giá các hoạt động của
TTHTCĐ, được thể hiện ở mối tương quan như sau:
Bảng 2.15c. Tương quan giữa mức độ thực hiện và chất lượng thực hiện của đội ngũ
ban giám đốc TTHTCĐ trong công tác iểm tra, đánh giá các hoạt động của TTHTCĐ
Năng lực kiểm tra, đánh giá
Mức độ
thực hiện
Chất lƣợng
thực hiện D
2
=
(n-m)
2
TB
Thứ bậc
(n)
TB
Thứ bậc
(m)
1. Kiểm tra, đánh giá giáo án, kế hoạch giảng
dạy của đội ngũ GV/ HDV/ báo cáo viên của
TTHTCĐ.
2.17 1 3.27 1 0
2. Giám sát và phát hiện những thiếu sót và có
điều chỉnh kịp thời, cần thiết khi thực hiện
trong hoạt động tại TTHTCĐ.
2.14 3 3.13 4 1
3. Kiểm tra và tổng kết các hoạt động của
TTHTCĐ.
2.11 4 3.23 3 1
4. Đánh giá tác động, hiệu quả của các hoạt
động học tập của người dân tại TT đối với
việc cải thiện đời sống cộng đồng.
2.16 2 3.26 2 0
Tổng 2
Thay vào công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman):
∑
( )
( )
Ta có r = 0.8, điều đó cho thấy giữa mức độ thực hiện và chất lượng thực hiện của đội
ngũ ban giám đốc TTHTCĐ trong công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của
TTHTCĐ có mối tương quan mạnh với nhau.
Qua phỏng vấn sâu và tọa đàm cho thấy mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công
tác kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động của TT nhưng kết quả thực hiện vẫn còn
bộc lộ nhiều bất cập. Ban giám đốc TT là người xây dựng kế hoạch, theo dõi và tổ
chức thực hiện các kế hoạch hoạt động của TT đồng thời cũng là người kiểm tra, đánh
giá các hoạt động đó. Chính vì thế, việc kiểm tra, đánh giá nội bộ các hoạt động của
92
TT có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hoạt động học tập
của TTHTCĐ. Chính vì chưa làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá các hoạt động tại TT dẫn
đến chưa làm tốt được việc thực hiện các hoạt động đã đề ra của kế hoạch ban đầu.
Trong quá trình hoạt động của TTHTCĐ, dù cho bản kế hoạch hoạt động của TT có
được làm tốt đến đâu nhưng chắc chắn trong quá trình thực hiện kế hoạch đó chắc
chắn sẻ nảy sinh những khó khăn và cản trở. Tuy nhiên chính vì thực hiện công tác
kiểm tra, đánh giá chưa sâu sát nên đã không phát hiện được những vấn đề nảy sinh
trong các hoạt động diễn ra của TT, làm cho các hoạt động của TT chưa thực sự tốt và
có hiệu quả với cộng đồng.
Việc kiểm tra, đánh giá theo chúng tôi cần tập trung vào việc so sánh kết quả
thực hiện các hoạt động của TT so với mục tiêu của kế hoạch đã đề ra; hiệu quả của
các hoạt động đã triển khai (về thời gian, kinh phí, con người); tác động của các hoạt
động đó đối với người học và cộng đồng; những bài học kinh nghiệm được rút ra về
cách tổ chức thực hiện, những mặt hạn chế và tồn tại, phương hướng cho các hoạt
động tiếp theo.
Thực tế qua phỏng vấn sâu cho thấy ban quản lý TT đều chưa thực hiện tốt
được các nội dung trên. Các lần giám sát, kiểm tra, đánh giá chỉ mang tính hình thức là
nhiều; nội dung giám sát còn sơ sài, thiếu đồng bộ. Việc kiểm tra, đánh giá cũng
không có các chuẩn chỉ số đánh giá. Việc sử dụng các phương pháp, công cụ kiểm tra,
đánh giá còn thiếu hiệu quả. Hầu hết, công tác kiểm tra, đánh giá này mới chỉ dừng ở
việc dự giờ thăm lớp, nghiên cứu các hồ sơ báo cáo mà chưa sử dụng đến các phương
pháp như phỏng vấn, điều tra, quan sát, thực hành, trắc nghiệm... và các công cụ để thu
thập số liệu như đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ, mẫu sổ sách, biểu bảng theo
dõi thống kê, đề cương phỏng vấn, đề cương quan sát, phiếu điều tra...
Qua phỏng vấn sâu, tọa đàm cũng cho thấy việc lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá
vẫn chưa được chú trọng. Nếu làm tốt công tác lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá một
cách cụ thể, chi tiết các hoạt động động của TT sẽ đảm bảo được tiến độ và chất lượng
hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên nội dung của bản kế hoạch kiểm
tra, đánh giá phần nhiều mới chỉ tập trung vào thời gian, mục tiêu, và người chịu trách
nhiệm kiểm tra, đánh giá mà chưa có các nội dung về phương pháp đánh giá, công cụ
đánh giá, chưa có nhiều các loại số liệu định lượng, định tính và tiêu chí đánh giá...
Trong quá trình hoạt động của TT, người dân ở cộng đồng là lực lượng kiểm tra, giám
sát quan trọng bởi vì họ chính là những người được hưởng lợi từ các hoạt động,
chương trình của TTHTCĐ. Mọi người dân ở cộng đồng đều có trách nhiệm và đều có
thể tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá ở bất kì nội dung hoạt động, chương trình
nào của TT. Nhưng trên thực tế, công tác kiểm tra, đánh giá đều chỉ thực hiện trong
93
nội bộ của TT, tức là giữa ban quản lý của TT đối với các hoạt động diễn ra của TT mà
chưa có sự tham gia của người dân vào quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá này.
Chính vì thế, những nguồn thông tin quan trọng từ ý kiến của người dân không được
thể hiện làm cho các giải pháp, điều chỉnh từ ban quản lý TT không được kịp thời dẫn
đến các hoạt động học tập, sinh hoạt của TT chưa thực sự thu hút đông đảo được cộng
đồng tham gia. Các hoạt động của TT chỉ thực sự thành công khi người dân được biết,
được bàn, được làm và được kiểm tra. Như vậy, ban giám đốc TTHTCĐ cần tập trung
làm tốt nhiều hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá để các hoạt động TTHTCĐ được
thực hiện một cách hiệu quả hơn.
2.3.3.6. Năng lực huy động nguồn lực trong và ngoài cộng đồng cho các hoạt động
của TT của đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng
TTHTCĐ là cơ sở GD nằm trong hệ thống GD quốc dân nhưng do địa phương
trực tiếp điều hành và quản lý thực hiện nhiều nhiệm vụ kinh tế - chính trị - văn hóa -
xã hội của địa phương và có liên quan nhiều đến các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã
hội trên địa bàn. Các cơ quan, tổ chức này là nơi cung cấp nguồn lực chủ yếu cho
TTHTCĐ như: GV/ HDV/ báo cáo viên, CTV và kinh phí cho các hoạt động... Nội
dung hoạt động của TT phụ thuộc phần lớn vào sự hỗ trợ, sự phối kết hợp giữa TT và
các cơ quan, tổ chức bên ngoài TT. Vì vậy việc xây dựng và thực hiện tổ chức tốt mối
quan hệ phối kết hợp với các tổ chức ngoài TT nhằm huy động các nguồn lực để phát
triển TT là một nội dung công việc cực kì quan trọng trong quá trình hoạt động của
TTHTCĐ.
Kết quả sát khát về "mức độ thực hiện" và "chất lượng thực hiện" của đội ngũ
CBQL TTHTCĐ trong công tác huy động nguồn lực để duy trì và phát triển các hoạt
động của TTHTCĐ như sau:
Bảng 2.16a. Mức độ thực hiện của đội ngũ ban giám đốc TTHTCĐ
trong công tác huy động nguồn lực cho các hoạt động của TTHTCĐ
Năng lực huy động nguồn lực Tổng
Mức độ thực hiện
Thƣờng
xuyên
Thỉnh thoảng
Không
thực hiện
N % N % N %
1. Nghiên cứu khả năng tài trợ, đóng góp
nguồn lực trong và ngoài cộng đồng
306 88 28.8 216 70.6 2 0.7
2. Xác định, phân tích và lựa chọn phương
án tiếp cận hiệu quả với các nhà tài trợ,
các nguồn đóng góp
302 78 25.8 212 70.2 12 4.0
94
Năng lực huy động nguồn lực Tổng
Mức độ thực hiện
Thƣờng
xuyên
Thỉnh thoảng
Không
thực hiện
N % N % N %
3. Cung cấp thông tin về nội dung hoạt
động cần được tài trợ và đề nghị mức độ,
hình thức đóng góp, tài trợ theo phương
án phù hợp
309 97 31.4 186 60.2 26 8.4
4. Duy trì mối quan hệ với các nhà tài trợ,
các nguồn đóng góp
306 64 20.9 223 72.9 19 6.2
5. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
quá trình huy động nguồn lực
304 28 9.2 276 90.8 0 0
Việc huy động nguồn lực cho các hoạt động của TTHTCĐ mới chỉ được thực
hiện ở mức độ “thỉnh thoảng” chiếm đa số ý kiến người trả lời. Nội dung “cung cấp
thông tin về nội dung hoạt động cần được tài trợ và đề nghị mức độ, hình thức đóng
góp, tài trợ theo phương án phù hợp” là nội dung được đánh giá thực hiện ở mức độ
thường xuyên nhiều nhất (31,4%).
Bảng 2.16b. Chất lượng thực hiện của đội ngũ ban giám đốc TTHTCĐ
trong công tác huy động nguồn lực cho các hoạt động của TTHTCĐ
Năng lực huy động
nguồn lực
Tổng
Chất lƣợng thực hiện
Tốt Khá TB
Chƣa đạt
yêu cầu
N % N % N % N %
1. Nghiên cứu khả năng tài
trợ, đóng góp nguồn lực
trong và ngoài cộng đồng
286 28 9.8 152 53.1 104 36.4 2 0.7
2. Xác định, phân tích và
lựa chọn phương án tiếp
cận hiệu quả với các nhà
tài trợ, các nguồn đóng
góp
297 65 21.9 89 30.0 134 45.1 9 3.0
3. Cung cấp thông tin về
nội dung hoạt động cần
được tài trợ và đề nghị
mức độ, hình thức đóng
góp, tài trợ theo phương
án phù hợp
297 69 23.2 96 32.3 125 42.1 7 2.4
4. Duy trì mối quan hệ với
các nhà tài trợ, các nguồn
đóng góp
284 42 14.8 128 45.1 108 38.0 6 2.1
95
Năng lực huy động
nguồn lực
Tổng
Chất lƣợng thực hiện
Tốt Khá TB
Chƣa đạt
yêu cầu
N % N % N % N %
5. Giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong quá trình
huy động nguồn lực
289 46 15.9 119 41.2 111 38.4 13 4.5
Về kết quả thực hiện, thì các năng lực quản lý thể hiện trong công tác huy động
nguồn lực mới chỉ dừng lại ở mức độ khá và TB chiếm tỷ lệ gần tương đương nhau,
chất lượng thực hiện tốt vẫn chỉ được đánh giá ở mức khiêm tốn. Nội dung Nghiên
cứu khả năng tài trợ, đóng góp nguồn lực trong và ngoài cộng đồng được đánh giá
mức tốt thấp nhất so với tất cả các nội dung khác (9.8%).
Mức độ thực hiện (ở bảng 2.16a) và chất lượng thực hiện (ở bảng 2.16b) của
đội ngũ ban giám đốc TTHTCĐ trong công tác huy động nguồn lực cho các hoạt động
của TTHTCĐ, được đánh giá thể hiện mối tương quan như sau:
Bảng 2.16c. Tương quan giữa mức độ thực hiện và chất lượng thực hiện của đội ngũ
ban giám đốc trong công tác huy động nguồn lực cho các hoạt động của TTHTCĐ
Năng lực huy động nguồn lực
Mức độ thực hiện
Chất lƣợng
thực hiện D
2
=
(n-m)
2
TB Thứ bậc
(n)
TB Thứ bậc
(m)
1. Nghiên cứu khả năng tài trợ, đóng góp
nguồn lực trong và ngoài cộng đồng
2.28 1 2.72 3 4
2. Xác định, phân tích và lựa chọn phương án
tiếp cận hiệu quả với các nhà tài trợ, các
nguồn đóng góp
2.22 3 2.71 4 1
3. Cung cấp thông tin về nội dung hoạt động
cần được tài trợ và đề nghị mức độ, hình thức
đóng góp, tài trợ theo phương án phù hợp
2.23 2 2.76 1 1
4. Duy trì mối quan hệ với các nhà tài trợ, các
nguồn đóng góp
2.15 4 2.73 2 4
5. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá
trình huy động nguồn lực
2.09 5 2.69 5 0
Tổng 10
Thay vào công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman):
∑
( )
( )
96
Ta có r = 0.5, cho thấy giữa mức độ thực hiện và chất lượng thực hiện của đội
ngũ ban giám đốc TTHTCĐ trong công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của
TTHTCĐ có mối tương quan TB với nhau.
Qua phỏng vấn sâu và tọa đàm cũng cho chúng ta thấy bức tranh thực trạng
công tác huy động nguồn lực còn nhiều mặt hạn chế. Có thể thấy rằng, ban quản lý
TTHTCĐ mà người đứng đầu là giám đốc TT có vai trò quyết định trong việc huy
động nguồn lực từ cộng đồng và việc huy động nguồn lực là một công tác quan trọng
cần phải thực hiện thường xuyên để duy trì hiệu quả hoạt động của TT. Dựa vào kế
hoạch hoạt động cụ thể của TT mà ban giám đốc sẽ quyết định cơ cấu nguồn nhân lực
và các nguồn lực khác. Tuy nhiên, trên thực tế, việc huy động và sử dụng nguồn lực lại
chưa có hiệu quả. Khi huy động và sử dụng nguồn nhân lực, cần tổ chức huấn luyện để
tạo cho họ có năng lực, giúp họ hăng hái tham gia vào các hoạt động nhưng các TT
hiện nay lại chưa tổ chức được các lớp nâng cao năng lực cho đội ngũ nguồn nhân lực
này. Việc huy động nguồn nhân lực còn diễn ra một cách thiếu bài bản và chưa kịp
thời. Thêm vào đó, lại chưa có sự động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời đối với
nguồn nhân lực này nên đã không nuôi dưỡng được sự đóng góp lâu dài của họ với các
hoạt động của TT. Ban quản lý TTHTCĐ có nhiệm vụ thiết lập, duy trì và phát triển
mối quan hệ với các đối tác cung cấp nguồn lực cho TT sao cho mối quan hệ này thỏa
mãn các nguyên tắc và yêu cầu của việc huy động nguồn lực, đặc biệt là nguyên tắc
đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên. TTHTCĐ cần phối hợp với các ban ngành, tổ
chức xã hội, cá nhân trên địa bàn dân cư, cụ thể là với các đối tượng sau đây: Trường
tiểu học xã/ phường để tổ chức các lớp xóa mù chữ - GD tiếp tục sau khi biết chữ;
trường trung học cơ sở, TT GDTX huyện để mở các lớp bổ túc trung học cơ sở, trung
học phổ thông; trạm y tế xã/ phường/ thị trấn để tuyên truyền kiến thức phòng chữa
bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng; TT khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư huyện, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao
tuổi, Đoàn Thanh niên... để tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật, các lớp chuyển giao
khoa học kĩ thuật, các câu lạc bộ cho học viên; Phòng Văn hóa thông tin, Ban Văn hóa
xã hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; Các nghệ nhân,
những người sản xuất, kinh doanh giỏi để truyền nghề hoặc trao đổi, học hỏi về kinh
nghiệm làm ăn, sản xuất; Các tổ chức phi chính phủ để tổ chức các lớp nâng cao kiến
97
thức, kĩ năng sống giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, dễ tồn tại thích nghi
với những biến động của đời sống xã hội... Nhưng trên thực tế, sự huy động nguồn lực
và phối kết hợp từ những cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức này không được tiến
hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình từ xây dựng kế hoạch, cho đến tổ
chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động của TTHTCĐ. Chính vì thế gâp nên
sự lãng phí trong sử dụng các nguồn lực.
Có thể thấy rằng, TTHCĐ là mô hình GD của cộng đồng, do cộng đồng và vì
cộng đồng. Vì thế cộng đồng không chỉ có trách nhiệm phối hợp với TTHTCĐ trong
việc lập kế hoạch, giám sát đánh giá mà còn phải cung ứng và tổ chức thực hiện các
hoạt động GD ở địa phương. Cộng đồng phải thực sự làm chủ trong các hoạt động của
TTHTCĐ, đảm bảo để TTHTCĐ thực hiện tốt các chức năng của mình. Tuy nhiên
hiện nay, hầu như cộng đồng chưa tham gia vào việc ra quyết định và chịu trách nhiệm
về các chương trình, hoạt động do họ tham gia. Đội ngũ CBQL TTHTCĐ cũng chưa
năng động trong việc tận dụng tối đa sự giúp đỡ, hỗ trợ về kĩ thuật của các chuyên gia
địa phương hay các nguồn lực từ địa phương. Mặc dù ban quản lý TTHTCĐ đã cố
gắng để thực hiện tốt công tác huy động nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì
và phát triển cho các hoạt động của TTHTCĐ. Tuy nhiên kết quả thực hiện mới ở mức
độ TB khá. Qua phân tích thực trạng trên cho thấy, công tác quan hệ, duy trì và phối
hợp với các nhà tài trợ, các nguồn đóng góp đang còn gặp nhiều khó khăn, chính vì thế
cần có những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề trên là rất cần thiết và hợp lý.
2.3.3.7. Năng lực liên kết, phối hợp với các đơn vị, cá nhân, ban, ngành, đoàn thể
cộng đồng cho các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng
Điều kiện tiên quyết đầu tiên để đảm bảo sự phát triển bền vững của các
TTHTCĐ là có nguồn lực dồi dào để triển khai các hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập
ngày càng tăng, ngày càng đa dạng của mọi ngươi dân trong cộng đồng. Vì vậy, việc
liên kết, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân, chương trình, dự
án trong và ngoài cộng đồng là phương thức sống còn của TTHTCĐ. Chỉ có liên
kết, phối hợp mới có thể huy động được nguồn lực để duy trì các hoạt động của
TTHTCĐ. Luận án đã tiến hành khảo sát "mức độ thực hiện" và "chất lượng thực
hiện" của của ban giám đốc TTHTCĐ trong công tác liên kết, phối hợp của TT, kết
quả như sau:
98
Bảng 2.17a. Mức độ thực hiện công tác liên kết, phối hợp với các đơn vị, cá nhân,
ban ngành, đoàn thể cộng đồng cho các hoạt động của TTHTCĐ
Năng lực liên kết, phối hợp Tổng
Mức độ thực hiện
Thƣờng
xuyên
Thỉnh thoảng
Không
thực hiện
N % N % N %
1. Lập danh sách tất cả các ban, ngành,
đoàn thể, tổ chức, cá nhân, chương trình,
dự án trong và ngoài cộng đồng có khả
năng phối kết hợp với TT.
328 58 17.7 268 81.7 2 0.6
2. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ chế
hoạt động của các chương trình, dự án
hiện có của các tổ chức, cá nhân thông
qua nghiên cứu tài liệu hoặc gặp gỡ, trao
đổi.
328 20 6.1 308 93.9 0 0
3. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với
các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài cộng đồng có khả năng liên kết,
phối hợp với TT.
328 28 8.5 300 91.5 0 0
4. Các đơn vị, cá nhân, ban, ngành, đoàn
thể tại địa phương được tham gia phối
hợp trong việc xây dựng kế hoạch, tổ
chức và đánh giá hoạt động của TT.
332 38 11.4 294 88.6 0 0
5. Tổ chức tuyên truyền cho các cá nhân,
tổ chức hiểu rõ được vai trò, chức năng,
nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu của
TTHTCĐ thông qua các hội thảo, hội
nghị, tham quan các hoạt động của
TTHTCĐ.
324 46 14.2 276 85.2 2 0.6
6. Chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn
và thách thức của TT gặp phải trong quá
trình hoạt động với lãnh đạo địa phương
và các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị ở
cộng đồng để nhận được sự ủng hộ, đồng
thuận của các tổ chức ở cơ sở.
316 86 27.2 210 66.5 20 6.3
Mức độ thực hiện công tác liên kết, phối hợp với các đơn vị, cá nhân, ban,
ngành, đoàn thể ở cộng đồng cho các hoạt động của TTHTCĐ mới chỉ dừng ở mức
thỉnh thoảng chiếm đa số ý kiến người trả lời. Việc chia sẻ kinh nghiệm, những khó
khăn và thách thức của TT gặp phải trong quá trình hoạt động với lãnh đạo địa phương
và các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị ở cộng đồng để nhận được sự ủng hộ, đồng thuận
của các tổ chức ở cơ sở được đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên nhiều nhất
(27,2%) trong số các nội dung của công tác liên kết, phối hợp.
99
Bảng 2.17b. Chất lượng thực hiện công tác liên kết, phối hợp với các đơn vị, cá nhân,
ban, ngành, đoàn thể cộng đồng cho các hoạt động của TTHTCĐ
Năng lực liên kết,
phối hợp
Tổng
Chất lƣợng thực hiện
Tốt Khá TB
Chƣa đạt
yêu cầu
N % N % N % N %
1. Lập danh sách tất cả các
ban, ngành, đoàn thể, tổ chức,
cá nhân, chương trình, dự án
trong và ngoài cộng đồng có
khả năng phối kết hợp với TT.
316 20 6.3 210 66.5 86 27.2 0 0
2. Tìm hiểu chức năng, nhiệm
vụ, cơ chế hoạt động của các
chương trình, dự án hiện có
của các tổ chức, cá nhân thông
qua nghiên cứu tài liệu hoặc
gặp gỡ, trao đổi.
308 26 8.4 180 58.4 102 33.1 0 0
3. Xây dựng mối quan hệ bền
chặt với các đơn vị, tổ chức, cá
nhân trong và ngoài cộng đồng
có khả năng liên kết, phối hợp
với TT.
308 18 5.8 190 61.7 100 32.5 0 0
4. Các đơn vị, cá nhân, ban,
ngành, đoàn thể tại địa phương
được tham gia phối hợp trong
việc xây dựng kế hoạch, tổ
chức và đánh giá hoạt động
của TT.
318 8 2.5 210 66.0 100 31.4 0 0
5. Tổ chức tuyên truyền cho
các cá nhân, tổ chức hiểu rõ
được vai trò, chức năng, nhiệm
vụ và các hoạt động chủ yếu
của TTHTCĐ thông qua các
hội thảo, hội nghị, tham quan
các hoạt động của TTHTCĐ.
320 2 0.6 240 75.0 78 24.4 0 0
6. Chia sẻ kinh nghiệm, những
khó khăn và thách thức của TT
gặp phải trong quá trình hoạt
động với lãnh đạo địa phương
và các ban, ngành, đoàn thể,
đơn vị ở cộng đồng để nhận
được sự ủng hộ, đồng thuận
của các tổ chức ở cơ sở.
300 2 0.7 230 76.7 68 22.7 0 0
100
Cũng giống chất lượng thực hiện ở năng lực huy động nguồn lực cho các hoạt
động của TTHTCĐ thì chất lượng thực hiện công tác liên kết, phối hợp với các đơn
vị, cá nhân, ban, ngành, đoàn thể cũng chỉ ở mức khá chiếm đa số - khoảng 2/3 ý kiến
người trả lời. Tiếp đến là ở mức độ TB, mức độ tốt chiếm rất ít (dưới 10%) và không
có mức độ không đạt yêu cầu.
Mức độ thực hiện (ở bảng 2.17a) và chất lượng thực hiện (ở bảng 2.17b) trong
công tác liên kết, phối hợp với các đơn vị, cá nhân, ban, ngành, đoàn thể ở cộng đồng
cho các hoạt động của TTHTCĐ, được đánh giá theo mối tương quan dưới đây:
Bảng 2.17c. Tương quan giữa mức độ thực hiện và chất lượng thực hiện công tác liên
kết, phối hợp với các đơn vị, cá nhân, ban, ngành, đoàn thể cộng đồng
Năng lực huy động nguồn lực
Mức độ
thực hiện
Chất lƣợng
thực hiện D
2
=
(n-m)
2
TB
Thứ bậc
(n)
TB
Thứ bậc
(m)
1. Lập danh sách tất cả các ban, ngành, đoàn
thể, tổ chức, cá nhân, chương trình, dự án
trong và ngoài cộng đồng có khả năng phối
kết hợp với TT.
2.17 2 2.79 1 1
2. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt
động của các chương trình, dự án hiện có của
các tổ chức, cá nhân thông qua nghiên cứu tài
liệu hoặc gặp gỡ, trao đổi.
2.06 6 2.75 4 4
3. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với các đơn
vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài cộng đồng
có khả năng liên kết, phối hợp với TT.
2.09 5 2.73 5 0
4. Các đơn vị, cá nhân, ban, ngành, đoàn thể
tại địa phương được tham gia phối hợp trong
việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và đánh giá
hoạt động của TT.
2.11 4 2.71 6 4
5. Tổ chức tuyên truyền cho các cá nhân, tổ
chức hiểu rõ được vai trò, chức năng, nhiệm
vụ và các hoạt động chủ yếu của TTHTCĐ
thông qua các hội thảo, hội nghị, tham quan
các hoạt động của TTHTCĐ.
2.14 3 2.76 3 0
6. Chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn và
thách thức của TT gặp phải trong quá trình
hoạt động với lãnh đạo địa phương và các
ban, ngành, đoàn thể, đơn vị ở cộng đồng để
nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của các tổ
chức ở cơ sở.
2.21 1 2.78 2 1
Tổng
10
101
Thay vào công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman):
∑
( )
( )
Ta có r = 0.7, như vậy giữa mức độ thực hiện và chất lượng thực hiện của đội
ngũ ban giám đốc TTHTCĐ trong công tác liên kết, phối hợp với các đơn vị, cá nhân,
ban, ngành, đoàn thể ở cộng đồng cho các hoạt động của TTHTCĐ có mối tương quan
mạnh với nhau.
Thực tế cho thấy sự phối hợp, liên kết giữa TTHTCĐ và các bên liên quan sẽ
hạn chế được sự trùng lặp, chồng chéo giữa các chương trình GD và sử dụng tối đa các
phương tiện và nguồn lực hiện có. Sự phối, kết hợp phải được tiến hành thường xuyên
liên tục, trong suốt quá trình từ xây dựng kế hoạch, cho đến tổ chức thực hiện và kiểm
tra, đánh giá các hoạt động của TTHTCĐ. Trong sự phối kết hợp này, TTHTCĐ giữ
vai trò là đầu mối, điều phối tổ chức các hoạt động GD trên cơ sở huy động, tận dụng
nguồn lực từ tất cả các ban ngành, tổ chức, đoàn thể một cách hợp lí nhất, sao cho có
hiệu quả nhất. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác liên
kết, phối hợp giữa TTHTCĐ với các ban ngành còn khá lỏng lẻo. Đây chính là nguyên
nhân làm cho các hoạt động của TTHTCĐ diễn ra nghèo nàn, không thu hút được học
viên tham gia học tập. Bên cạnh đó, nhiều TTHTCĐ còn ko có khả năng xây dựng mối
quan hệ bền chặt với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài cộng đồng dẫn đến ko
tìm được nguồn lực để tổ chức các hoạt động tại TTHTCĐ.
Như vậy, bức tranh về thực trạng năng lực của đội ngũ CBQL TTHTCĐ đã
được thể hiện thông qua việc tìm hiểu về "mức độ thực hiện" và "chất lượng thực
hiện" các tiêu chí biểu hiện cụ thể của mỗi năng lực, cũng như mối tương quan của hai
yếu tố này trong từng năng lực cụ thể của ban giám đốc TT. Không phải cứ mức độ
thực hiện thường xuyên thì chất lượng thực hiện đạt hiệu quả cao và ngược lại. Tuy
nhiên, để có năng lực chuyên môn nghiệp vụ để quản lý, phát triển TTHTCĐ thì đội
ngũ ban giám đốc TT vẫn cần phải thường xuyên trao dồi kiến thức thức về quản lý, tổ
chức xây dựng kế hoạch, thực hiện và giám sát một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, công
tác xây dựng mạng lưới phối kết hợp và huy động nguồn lực của cộng đồng cũng cần
được đội ngũ CBQL TTHTCĐ chú trọng vì đây là phương thức sống còn để các TT
duy trì và phát triển bền một cách lâu dài, bền vững.
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng
Đội ngũ CBQL TTHTCĐ là nội lực quan trọng, quyết định đến sự phát triển
hay thụt lùi của mô hình TTHTCĐ. Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ thể
hiện ở những nội dung sau: (1) Bố trí sử dụng và phân công công việc cụ thể đối với
102
từng thành viên trong ban giám đốc TTHTCĐ; (2) ĐT, bồi dưỡng đội ngũ CBQL
TTHTCĐ; (3) Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL TTHTCĐ; (4) Đánh giá đội
ngũ CBQL TTHTCĐ; (5) Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc cho đội ngũ
CBQL TTHTCĐ.
2.4.1. Bố trí sử dụng và phân công công việc cụ thể đối với từng thành viên trong
ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng
Do đặc thù đội ngũ CBQL TTHTCĐ làm công tác kiêm nhiệm nên không thể
làm công tác quy hoạch cho đội ngũ này. Đội ngũ ban giám đốc TTHTCĐ thường là
lãnh đạo xã, lãnh đạo trường tiểu học hoặc trung học cơ sở trên địa bàn xã và lãnh đạo
Hội Khuyến học nên sẽ thường thuyên chuyển sau mỗi nhiệm kì. Hơn nữa, những yêu
cầu về cơ cấu giới tính, độ tuổi, dân tộc cũng khó thực hiện được do đội ngũ ban giám
đốc TTHTCĐ làm kiêm nhiệm, phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, dân tộc của lãnh đạo
xã, lãnh đạo trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn xã và lãnh đạo Hội
Khuyến học. Đội ngũ ban giám đốc TTHTCĐ sẽ không có sự ổn định lâu dài mà sẽ
hoạt động một cách linh hoạt, mềm dẻo theo nhiệm kì công tác của đội ngũ lãnh đạo
xã, lãnh đạo trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn xã và lãnh đạo Hội
Khuyến học. Như vậy, chỉ có thể bố trí và phân công cụ thể đối với từng thành viên
trong ban giám đốc TTHTCĐ.
* Đối với việc bố trí đội ngũ vào các chức danh kiêm nhiệm trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_doi_ngu_can_quan_li_trung_tam_hoc_tap_con.pdf