MỞ ĐẦU .1
CHưƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH KINH TẾ Ở TRưỜNG ĐẠI HỌC .7
1.1. Những nghiên cứu về đội ngũ giảng viên .7
1.2. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học.14
Tiểu kết chương 1.21
CHưƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
NGÀNH KINH TẾ TRONG TRưỜNG ĐẠI HỌC.22
2.1. Giảng viên và đội ngũ giảng viên ngành kinh tế trong trường đại học.22
2.2. Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế trong trường đại học.30
2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế trong
trường đại học .46
Tiểu kết chương 2.53
Chương 3.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
NGÀNH KINH TẾ CÁC TRưỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI .54
3.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.54
3.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội.61
3.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế .77
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh
tế các trường đại học ở Hà Nội .95
3.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế .100
Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH
KINH TẾCÁC TRưỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI .104
4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế.104
4.2. Các giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên của các trường đại học
ngành kinh tế ở Hà Nội .106
4.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp .133
4.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .134
4.5. Kết quả thử nghiệm.138
Tiểu kết chương 4.146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢĐÃ CÔNG BỐ.150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .151
PHỤ LỤC
188 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20,0
3. Khả năng tự học, tự bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức
mới trong lĩnh vực chuyên
môn để phát triển trình độ của
mình
3,92 1 0,0 0,0 33,2 41,5 25,3
4. Sử dụng ngoại ngữ phục vụ
hoạt động phát triển nghề
nghiệp
3,74 6 0,0 0,0 48,2 30,0 21,8
5. Sử dụng công nghệ thông tin
phục vụ hoạt động phát triển
nghề nghiệp
3,77 5 0,0 0,0 39,4 44,1 16,5
6. Khả năng tư vấn, giúp đỡ, hỗ
trợ đồng nghiệp trong phát triển
nghề nghiệp
3,78 4 0,0 0,0 44,1 33,5 22,4
ĐTB chung 3.83
Kết quả ở bảng trên cho thấy, nhìn chung năng lực phát triển nghề nghiệp của
ĐNGV ngành kinh tế ở mức khá :6/6 , ĐTBC= 3.83). Hai năng lực được GV các
trường đại học ngành kinh tế thực hiện tốt nhất đó lànăng lực “Khả năng tự học, tự
76
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để phát triển trình độ
của mình” xếp thứ bậc 1 về mức độ thực hiện tốt của GV các trường đại học ngành
kinh tế với ĐTB = 3,92 . Có 25,3% ý kiến đánh giá GV thực hiện tốt việc tự học, tự
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để phát triển trình độ
của mình, 41,56% thực hiện ở mức khá, 33,2% ý kiến cho rằng GV thực hiện ở mức
trung bình. Qua kinh nghiệm bản thân và qua phỏng vấn các nhà quản lý đều cho
rằng: “việc giảng dạy ở đại học muốn thành công thì bên cạnh việc ĐNGV được đào
tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì việc tự học, tự bồi dưỡng, cập
nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để phát triển trình độ của mình là rất
quan trọng. Nội dung này được GV các trường đại học ngành kinh tế thực hiện tốt
chứng tỏ họ đã thực sự quan tâm đến việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn”.
Năng lực “Khả năng tự đánh giá phát triển nghề nghiệp của bản thân” là nội
dung xếp thứ bậc 2, về mức độ thực hiện tốt của GV các trường đại học ngành kinh
tế có 25,9% ý kiến cho rằng GV thực hiện tốt, 39,4% ý kiến cho rằng GV thực hiện
khá và 34,7% ý kiến cho rằng GV thực hiện trung bình. Đây là nôi dung quan trọng,
kết quả khảo sát trên và thứ bậc là phù hợp. Tự đánh giá đúng có vai trò quan trọng
giúp GV xác định được khả năng phát triển nghề nghiệp cụ thể của mình thế nào để
từ đó có sự bổ sung, điều chỉnh sao cho phù hợp.
Hai năng lực xếp thứ bậc cuối là hai nội dung được quan tâm nhiều trong
những năm gần đây. Đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0. Hai năng lực này cần thiết
trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là khối kinh tế. Đó là năng lực “Sử dụng công nghệ
thông tin phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp” và “Sử dụng ngoại ngữ phục vụ
hoạt động phát triển nghề nghiệp” xếp thứ 5 và 6. “Sử dụng ngoại ngữ phục vụ hoạt
động phát triển nghề nghiệp” là nội dụng xếp thứ bậc thấp nhất nhưng ĐTB cũng khá
cao là 3,74.Có đến 21,8% GV thực hiện tốt việc sử dụng ngoại ngữ phục vụ hoạt
động phát triển nghề nghiệp và 30% GV thực hiện ở mức khá, 48,2% GV xếp ở mức
trung bình và không có GV nào yếu, kém về năng lực ngoại ngữ. Tuy nhiên tỷ lệ này
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt trong xu thế hội nhập hiên nay. Nếu
muốn các trường đại học ngành kinh tế những năm tới đạt đẳng cấp quốc tế, ít nhất là
77
khu vực Đông Nam Á các trường đại học ngành kinh tế cần chú trọng phát triển hơn
nữa năng lực sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp, qua đó giúp GV đáp
ứng chuẩn GV ở mức độ cao hơn. Đó là vấn đề đặt ra đòi hỏi những người làm công
tác quản lí cần có những bước đi phù hợp, những điều chỉnh hợp lí để nâng cao chất
lượng hai nội dung này cho ĐNGV.
3.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
Phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học ngành kinh tế
cần đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các bộ môn với chương trình đào tạo
của ngành kinh tế, với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng bộ môn của các
trường đại học ngành kinh tế ở Hà Nội. Qua khảo sát có thể tổng hợp thực trạng
phát triển ĐNGV ngành kinh tế bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2.Thực trạng phát triển ĐNGV ngành kinh tế
Từ kết quả hiển thị ở biểu đồ 3.2 cho thấy: Nhìn chung công tác phát triển
ĐNGV các trường đại học ngành kinh tế ở Hà Nội đa số ở mức trung bình.
Công tác được thực hiện tốt nhất là công tác tuyển chọn ĐNGV ngành kinh tế,
sử dụng ĐNGV ngành kinh tế, công tác được thực hiện ở mức độ thấp nhất là thực
hiện chế độ, chính sách tạo động lực phát triển ĐNGV với ĐTB chỉ là 3,05.
2,7
2,8
2,9
3
3,1
3,2
3,3
3,4
3,5
3,6
3,7
Quy hoạch
phát triển
ĐNGV
Công tác
tuyển chọn
ĐNGV
Sử dụng
ĐNGV
Công tác đào
tạo, bồi
dưỡng
ĐNGV
Thực hiện
chế độ, chính
sách tạo
động lực
phát triển
ĐNGV
Kiểm tra,
đánh giá
Series 1
78
Thực trạng phát triển ĐNGV ngành kinh tế các trường đại học ở Hà Nội biểu
hiện cụ thể thông qua các nội dung dưới dây:
3.3.1.Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên là nội dung quan trọng nhất, đảm bảo
đáp ứng nhu cầu nhân lực hiệu quả cho nhà trường. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và
dự báo nhu cầu nhân lực của từng đơn vị cụ thể, nhà trường tiến hành quy hoạch phát
triển ĐNGV sao cho đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
Biểu đồ 3.3: Lập bản quy hoạch phát triển ĐNGV (%)
Kết quả hiển thị ở biểu đồ 3.3 cho thấy, đa số cán bộ quản lý và giảng viên
được khảo sát tại 5 trường đại học và học viện cho rằng các trường đại học ngành
kinh tế lập quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học
với 77,6%, còn ý kiến cho rằng Nhà trường không lập quy hoạch phát triển đội ngũ
giảng viên là 14,2% và có đến 8,2% ý kiến không biết rằng Nhà trường có lập quy
hoạch phát triển ĐNGV hay không.
Đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV ngành kinh tế được
phản ánh cụ thể hơn ở bảng sau:
Kết quả hiển thị ở bảng 3.10 cho thấy, mức độ thực hiện quy hoạch phát triển
ĐNGV ngành kinh tế ở mức độ trung bình với ĐTB chung = 3,10. Điều này cho
thấy các trường được khảo sát đã lập quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, song
việc thực hiện bản quy hoạch này chưa được tốt.
77,6
14,2
8,2
Có Không Không biết
79
Bảng 3.10. Đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch phát triểnđội ngũ giảng viên
ngành kinh tế
Nội dung đánh giá ĐTB TB
Mức độ đánh giá (%)
Kém Yếu
Trung
bình
Khá Tốt
1. Phân tích hiện trạng ĐNGV 3,08 4 0,0 16,5 60,0 22,4 1,2
2. Dự báo nhu cầu nguồn lực ĐNGV 3,15 3 0,0 20,6 45,3 32,4 1,8
3. Xây dựng kế hoạch quản lý ĐNGV 3,21 1 0,0 12,4 57,6 27,1 2,9
4. Phổ biến kế hoạch đến toàn thể
ĐNGV nhà trường
3,02 5 0,0 17,1 67,1 12,9 2,9
5. Tổ chức thực hiện kế hoạch 3,01 6 0,0 20,6 61,8 14,1 3,5
6. Đánh giá thực hiện kế hoạch 3,16 2 0,0 14,1 58,2 24,7 2,9
ĐTB chung 3,10
Trong đó nội dung được thực hiện ở mức độ tôt nhất là “Xây dựng kế hoạch
quản lý ĐNGV” với ĐTB = 3,21 .Đa số các ý kiến đều đánh giá nội dung này ở mức
độ trung bình với 57,6%, tỷ lệ ý kiến đánh giá ở mức khá là 27,1%, còn 2,9% ý kiến
đánh giá nội dung này ở mức tốt. Việc xây dựng kế hoạch quản lý ĐNGV sẽ là một
bản hoàn chỉnh trong đó có dự kiến những nội dung, hoạt động, thời gian, người phụ
trách, ghi chú... đây sẽ là cơ sở, định hướng giúp cho cán bộ quản lý ở trường đại học
ngành kinh tế dựa vào đó để có thể thực hiện việc quản lý phát triển ĐNGV tốt nhất.
Qua phỏng vấn một số CBQL các trường Đại học ngành kinh tế ở Hà Nội
cho rằng: “ Hiện nay ở các trường chúng tôi đang diễn ra quá trình thay đổi thế hệ
sâu sắc, các GV có kinh nghiệm và trình độ đa phần có tuổi đang công tác những
năm cuối hoặc làm hợp đồng kéo dài. Đôi ngũ GV mới, GV trẻ hiện nay được các
trường quan tâm tuyển dụng và bồi dưỡng để nhanh chóng bù lấp khoảng trống các
giảng viên về hưu, GV có tuổi để lại. Nếu không xây dựng kế hoạch tốt thì sẽ để lại
khoảng trống rất lớn đối với ĐNGV các nhà trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục và đào tạo.”
Hai nội dung “Đánh giá thực hiện kế hoạch” và “Dự báo nhu cầu nguồn lực
ĐNGV” lần lượt xếp thứ 2 và 3. Đây cũng là 2 nội dung quan trọng trong công tác
quản lý bởi xây dựng được kế hoạchtốt là khâu quan trọng giúp cho các trường
80
luôn có ĐNGV chất lượng tốt, có sự chủ động trong việc sử dụng. Tuy vậy, giữa
việc xây dựng kế hoạch và sử dụng thế nào cũng là một vấn đề lớn, do đó cần
đánh giá việc thực hiện kế hoạch để có sự điều chỉnh cần thiết để thực hiện kế
hoạch có hiệu quả nhất. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và dự báo nhu cầu nhân
lực của từng đơn vị cụ thể, các trường đại học tiến hành quy hoạch phát triển
ĐNGV sao cho đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Trên
cơ sở dự báo chính xác các trường sẽ xây dựng kế hoạch cho phù hợp.
Hai nội dung xếp cuối cùng “Phổ biến kế hoạch đến toàn thể ĐNGV nhà
trường” và “Tổ chức thực hiện kế hoạch” lần lượt xếp thứ 5 và 6; cả 02 nội dung
này tỉ lệ xếp trung bình rất cao đều >60%. Như vậy thấy rằng, việc tổ chức thực
hiện kế hoạch chưa được thực hiện hiệu quả. Do đó, việc dự báo, lập kế hoạch tố,
nhưng nếu thực hiện mà không tốt thì cũng không thể đem lại kết quả tốt được.
Việc thực hiện đạt mức độ trung bình chỉ là mức độ chấp nhận được.
Tóm lại, việc thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV ngành kinh tế đạt mức
độ trung bình. Đây là mức độ chấp nhận được. Tuy vậy, để qunar lý tốt ĐNGV các
trường cần phải nâng cao năng lực thực hiện vấn đề này lên một mức độ, tầm cao
mới. Điều đó đặt ra vấn đề đối với đội ngũ CBQL cần phải xây dựng các giải pháp
phù hợp để thực hiện tốt vấn đề này.
3.3.2. Thực trạng tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
3.3.2.1.Thực trạng tuyển chọn đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
Bảng 3.11. Đánh giá mức độ thực hiện công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên
Nội dung đánh giá ĐTB
Thứ
bậc
Mức độ đánh giá (%)
Không
hợp lý
Hợp lý
một
phần
Bình
thường
Hợp
lý
Rất
hợp lý
1. Sử dụng phương thức thi tuyển công
khai
3,94 1 0,0 0,6 11,8 80,6 7,1
2. Phân cấp tuyển dụng đến các khoa, bộ
môn
3,64 3 0,0 4,1 35,9 52,4 7,6
3. Xây dựng chuẩn tuyển dụng giảng
viên
3,39 6 0,0 3,5 60,6 29,4 6,5
4. Xây dựng quy trình tuyển dụng giảng
viên
3,42 5 0,0 10,6 43,5 38,8 7,1
5. Tổ chức tuyển dụng giảng viên theo kế
hoạch
3,50 4 0,0 11,2 33,5 49,4 5,9
6. Số lượng giảng viên tuyển dụng theo
nhu cầu vị trí công việc của giảng viên
3,65 2 0,0 8,2 27,1 56,5 8,2
ĐTB chung 3,59
81
Qua bảng 3.11, công tác tuyển chọn ĐNGV ngành kinh tế ở mức khá, ĐTB
chung = 3,59. Hai nội dung được các trường thực hiện tốt nhất đó là: “Sử dụng
phương thức thi tuyển công khai” xếp thứ bậc 1, với ĐTB = 3,94 .Tỷ lệ các trường
tuyển chọn rất hợp lý là 7,1%, hợp lý là 80,6%, 11,8% là bình thường và 0,6% là
hợp lý một phần. Qua việc tìm hiểu của chúng tôi cho thấy nguồn tuyển dụng GV
ngành kinh tế: “một là, các trường đại học ngành kinh tế giữ những sv tốt nghiệp
loại giỏi ở lại tạo nguồn làm GV, sau thời gian tạo nguồn nếu đáp ứng được yêu
cầu sẽ được thi tuyển viên chức công khai. Hai là, khi nhà trường thiếu GV có nhu
cầu tuyển dụng GV sẽ đăng công khai trên trang web của nhà trường hoặc qua báo
nhân dân hoặc báo lao động để tuyển dụng. Sau đó sẽ tổ chức thi tuyển công khai
để tuyển chọn GV đáp ứng được yêu cầu. Cả 2 cách thức này các trường đại học
ngành kinh tế đều thực hiện công khai, minh bạch nhờ vậy ĐNGV được tuyển chọn
thường là tốt và đảm bảo yêu cầu về chuyên môn cũng như khả năng phắt triển
nghề nghiệp cho họ”. Qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý các trường đại học
ngành kinh tế đều khẳng định quy trình tuyển dụng các trường đang tiến hành làm
như vậy.
Nội dung “Số lượng giảng viên tuyển dụng theo nhu cầu vị trí công việc của
giảng viên” xếp vị trí thứ 2 với ĐTB =3,65 . Có 8,2% các trường thực hiện rất hợp
lý việc tuyển dụng, 56,5% thực hiện ở mức hợp lý và 8,2% ở mức độ trung bình.
Qua phòng vấn một số cán bộ quản lí, đa số ý kiến cho rằng: “Việc tuyển số lượng
giảng viên theo nhu cầu vị trí công việc là quan trọng vừa đảm bảo chất lượng dạy
đúng chuyên ngành, vừa đảm bảo phù hợp biên chế của nhà trường. Nhà trường
thường xuyên kiểm tra chặt chẽ nhu cầu sử dụng, dự báo sự biến động của GV
trong từng chuyên ngành và công việc rồi mới thực hiện tuyển dụng..”
Nội dung “Xây dựng quy trình tuyển dụng giảng viên” là nội dung xếp thứ 5
nhưng ĐTB cũng tương đối cao là 3,42 với 7,1% thực hiện rất hợp lý, 38,8% thực
hiện hợp lý. Việc xây dựng quy trình tuyển dụng giảng viên được các trường đại
học ngành kinh tế rất coi trọng nhưng quy trình tuyển dụng vẫn ít có sự đổi mới một
phần nguyên nhân là nghề GV chưa thực sự hấp dẫn những sv giỏi muốn làm GV.
82
Trong khối ngành kinh tế, cử nhân sau khi tốt nghiệp ra trường làm cho các doanh
nghiệp tư nhân hoặc nhà nước thường có thu nhập cao hơn lương GV mà tính chất
công việc năng động hơn. Do đó, nhiều khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi
giữ lại làm công tác giảng dạy thực sự khó khăn.
Nội dung xếp vị trí cuối cùng là: “Xây dựng chuẩn tuyển dụng giảng viên”,
ĐTB= 3,39, trong đó 6,5% thực hiện rất hợp lý, 29,4% thực hiện hợp lý. Trong các
nội dung, nội dung này khá quan trọng trong quá trình tuyển dụng GV bởi để dễ
dàng trong quá trình thực hiện và tuyển dụng được các GV có chất lượng. Trong
thực tế các trường rất khó xây dựng một cái chuẩn phù hợp- hệ thống cái tiêu chí
trong tuyển dụng. Qua phỏng vấn sâu chúng tôi thu được câu trả lời: “ Về cơ bản
chúng tôi xây dựng tiêu chí tuyển dụng:Nếu như tuyển GV đã có trình độ và kinh
nghiệm đang làm việc ở các cơ sở giáo dục khác thì dễ vì thông qua kết quả thực tế
họ đã thể hiện, các trường chỉ cần áp theo các yêu cầu, nguyện vọng của mình nếu
thấy phù hơp là tuyển dụng. Còn đa phần tuyển dụng GV từ nguồn sinh viên có chất
lượng học tập tốt của các trường, việc xác định tiêu chí với các đối tượng này
không dễ dàng vì có thí sinh kết quả học tập tốt nhưng khả năng vận dụng, thực tế
hạn chế... nên quá trình xây dựng tiêu chí, chuẩn nghề nghiệp ngoài về kết quả học
tập, còn thêm các tiêu chí vận dụng, các kỹ năng xử lí tình huống, các tiêu chí về tin
học, ngoại ngữ... Chính từ những lí do đó dẫn đến việc thực hiện khó khăn hơn các
tiêu chí khác là có thể chấp nhận được”. Tuy vậy, đây là nội dung quan trọng cần
phải có sự điều chính để xây dựng được chuẩn tuyển dụng đối với từng chuyên
ngành là điều cần thiết để tuyển dụng được ĐNGV có đầy đủ các phẩm chất năng
lực cần thiết để đáp ưng các yêu cầu của nhà trường và xã hội.
3.3.2.2.Thực trạng sử dụng đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
Sử dụng giảng viên được thể hiện ở việc phân công đúng chức danh tuyển
dụng, phân công người hướng dẫn, giúp đỡ trong thời gian thử việc. Sử dụng
giảng viên chính là việc sắp xếp, bố trí, đề bạt giảng viên vào các nhiệm vụ, chức
danh cụ thể nhằm phát huy tối đa khả năng của giảng viên để đạt được mục tiêu
của nhà trường.
Thực trạng công tác sử dụng ĐNGV ngành kinh tế được thể hiện ở bảng 3.13
83
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động sử dụng giảng viên ngành kinh tế
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá (%)
Không
hợp lý
Hợp lý
một
phần
Bình
thường
Hợp
lý
Rất
hợp lý
1. Xây dựng và ban hành quy
định về phân công, bố trí ĐNGV
0,0 4,7 48,8 42,9 3,5
2. Tổ chức thực hiện phân công,
bố trí sử dụng đối với ĐNGV
0,0 4,1 36,5 57,6 1,8
3. Luân chuyển, bổ nhiệm đối với
ĐNGV
0,0 17,1 40,0 39,4 3,5
4 Đánh giá việc sử dụng ĐNGV 0,6 7,1 52,9 35,3 4,1
Có thể biểu diễn kết quả thực hiện hoạt động sử dụng giảng viên ngành kinh tế
bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.4. Sử dụng ĐNGV ngành kinh tế
Từ kết quả ở bảng 3.12 và biểu đồ 3.4 cho thấy: Thực trạng công tác sử dụng
ĐNGV ngành kinh tế được thực hiện ở mức khá. Trong đó nội dung về công tác sử
3,15
3,2
3,25
3,3
3,35
3,4
3,45
3,5
3,55
3,6
1. Xây dựng và
ban hành quy định
về phân công, bố
trí ĐNGV
2. Tổ chức thực
hiện phân công, bố
trí sử dụng đối với
ĐNGV
3. Luân chuyển, bổ
nhiệm đối với
ĐNGV
4 Đánh giá việc sử
dụng ĐNGV
ĐTB
ĐTB
84
dụng ĐNGV ngành kinh tế được thực hiện tốt nhất, đó là:“Tổ chức thực hiện phân
công, bố trí sử dụng đối với ĐNGV” với ĐTB là 3,57, xếp thứ 1, trong đó tỷ lệ ý kiến
đánh giá các trường đại học ngành kinh tế tổ chức thực hiện phân công, bố trí sử dụng
đối với ĐNGV rất hợp lý là 1,8%, đa số ý kiến cho rằng thực hiện hợp lý (57,6%).
Mặc dù chỉ đạt mức khá, nhưng so với các nội dung thì nội dung này xếp quan trọng
nhất là phù hợp. Trong thực tế cho thấy, nếu các trường tổ chức phân công, bố trí sử
dụng ĐNGV tốt thì đáp ứng cả 2 khía cạnh, thứ nhất về phía nhà trường sẽ bố trí sắp
xếp GV phù hợp công việc, thực hiện được nhiệm vụ; còn đối với GV thì phát huy
đúng năng lực sở trường, sự sáng tạo trong công việc, giảng dạy từ đó góp phần nâng
cao chất lượng dạy học.
Nội dung công tác sử dụng ĐNGV ngành kinh tế được thực hiện xếp thứ
bậc thấp nhất là “Luân chuyển, bổ nhiệm đối với ĐNGV” với ĐTB là 3,29. Qua
phỏng vấn, chúng tôi đặt câu hỏi “Xin Thày/cô cho biết việcsử dụng đội ngũ
giảng viên trong nhà trường hiện nay có phù hợp hay không? Những bất cập
trong việc sử dụng đội ngũ giảng viên hiện nay là gì?” chúng tôi thu được câu trả
lời: “Về cơ bản việc sử dụng ĐNGV trong các trường hiên nay là hợp lý. Tuy
nhiên có 1 số bất bập: Khác với các trường phổ thông, việc sắp xếp và luân
chuyển ĐNGV ngành kinh tế thực hiện rất khó khăn. Ngay cả việc sắp xếp, luân
chuyển cán bộ trong nội bộ trường cũng gặp nhiều thách thức do mỗi Khoa, Bộ
môn có những ngành, chuyên ngành khác nhau. Còn việc bổ nhiệm đối với
ĐNGV cũng gặp nhiều thách thức do quy định của điều lệ trường đại học.” Tuy
vậy, đây không phải nội dung quá quan trọng và ít sử dụng nên việc xếp ở vị trí
cuối cùng trong 4 nội dung là hợp lí. Tuy nhiên, cũng giống như 3 nội dung trước
thì cần phải có sự điều chỉnh để nâng cao hơn nữa nội dung này, hướng tới thực
hiện từ mức khá trở lên.
3.3.3.Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành kinh tế
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành kinh tế các trường đại học nhằm
phát triển nguồn nhân lực giảng dạy chất lượng cao đáp ứng nhu cầu quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt đẳng cấp quốc tế là chủ trương, chính
sách đúng đắn của các trường đại học ngành kinh tế những năm vừa qua.
85
Bảng 3.13: Đánh giá mức độ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
Nội dung đánh giá ĐTB TB
Mức độ đánh giá (%)
Kém Yếu
Trung
bình
Khá Tốt
1. Đào tạo nâng cao trình độ cho ĐNGV 3,19 4 0,0 14,7 54,7 27,1 3,5
2. Xây dựng kế hoạch, nội dung
chương trình bồi dưỡng nhằm phát
triển các năng lực cho giảng viên:
- Năng lực chuyên môn 3,52 2 0,0 6,5 37,1 54,7 1,8
- Năng lực dạy học 3,58 1 0,0 7,1 29,4 62,4 1,2
- Năng lực phát triển và thực hiện
chương trình đào tạo
3,06 7 0,0 18,8 57,6 22,4 1,2
- Năng lực phát triển nghề nghiệp 3,20 3 0,0 13,5 55,3 28,8 2,4
3. Quản lý đánh giá điều chỉnh kế
hoạch, nội dung, chương trình đào
tạo, bồi dưỡng
3,03 8 0,0 15,3 67,6 15,9 1,2
4. Các giảng viên tự học, tự nghiên
cứu nâng cao năng lực
3,09 5 0,0 12,4 67,1 19,4 1,2
5. Thực hiện chế độ chính sách đào
tạo bồi dưỡng ĐNGV
3,09 5 0,0 14,7 64,1 18,8 2,4
ĐTB chung 3,22
Kết quả hiện thị ở bảng 3.13 trên cho thấy, nhìn chung công tác đào tạo, bồi
dưỡng ĐNGV ngành kinh tế ở mức trung bình (ĐTBC= 3.22). Trong đó 2 nội dung
được thực hiện tốt nhất của các trường đại học ngành kinh tế có liên quan đến công tác
công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đó là“Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình
bồi dưỡng nhằm phát triển các năng lực cho giảng viên về năng lực dạy học” với ĐTB
= 3,58 .Đa số ý kiến cho rằng nội dung này được các trường đại học ngành kinh tế thực
hiện khá với tỷ lệ là 62,4%. Tỷ lệ ý kiến đánh giá ở mức tốt rất thấp chỉ đạt 1,2%. Như
chúng ta đã biết, đối với GV các trường đại học nói chung, đại học ngành kinh tế nói
riêng nhiệm vụ chính của GV chính là dạy học vì vậy việc xây dựng kế hoạch, nội
dung chương trình bồi dưỡng nhằm phát triển các năng lực cho giảng viên về năng
lực dạy học là rất quan trọng. Qua tìm hiểu thực tiễn vì sao các trường lại thực hiện ở
mức độ tốt đạt tỷ lệ thấp chúng tôi được biết: “năng lực dạy học không chỉ đơn thuần
học mà có được, chưa kể việc đào tạo, bồi dưỡng về năng lực dạy học chủ yếu thông
qua các khóa bồi dưỡng hay tập huấn ngắn hạn nên việc chuyển hóa thành năng lực
dạy học là khoảng cách khá xa nhau”,một chuyên gia giáo dục cho biết.
Nội dung thứ 2 được thực hiện tốt nhất cũng liên quan đến “Xây dựng kế hoạch,
nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm phát triển các năng lực chuyên môn cho giảng
86
viên” với ĐTB = 3,52. Mặc dù mức độ thực hiện đạt khá. Tuy nhiên thực hiện tốt chỉ
chiếm: 1,2% còn yếu chiếm đến 7.1%.Như vậy trong 2 nội dung quan trọng nhất về bồi
dưỡng năng lực cho ĐNGV là bồi dưỡng về năng lực dạy học và chuyên môn đều xếp
vị trí cao nhất là phù hợp. Từ việc nhận thức đúng sẽ ảnh hưởng đến thái độ và quá
trình thực hiện phù hợp trong đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay nhiều nhà trường đang có sự chuyển giao lớn về thế hệ GV.
Nội dung thực hiện ở mức thấp nhất liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
ĐNGV ngành kinh tế là “Quản lý đánh giá điều chỉnh kế hoạch, nội dung, chương
trình đào tạo, bồi dưỡng” với ĐTB = 3,03 ( thực hiện tốt 1,2%; khá: 15,9%, Trung
bình : 67,6 trong khi đó yếu đến 15,3%). Kết quả trên cho thấy các trường đại học
ngành kinh tế chưa thực sự linh hoạt trong quản lí điều hành việc điều chỉnh kế
hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng bồi dưỡng bởi các yếu tố trong nội dung này cần phải có sự điều chỉnh
thường xuyên theo yêu cầu đổi mới, nhu cầu thường xuyên thay đổi của doanh
nghiệp, thị trường và xã hội. Làm tốt được điều đó thì các “sản phẩm” mà các
trường tạo ra mới đáp ứng được nhu cầu và được xã hôi chap nhận. Kết quả này
cũng phù hợp với đánh giá của các chuyên gia kinh tế về “sự thích ứng chưa cao”
của sinh viên và cử nhân kinh tế sau khi ra trường.
Qua kết quả bảng 3.13 chúng ta thấy rằng, các nội dung từ xếp thứ 4 đến thứ
8 có tỉ lệ thực hiện đánh giá yếu là khá cao: chiếm từ 12,4 đến 18,8%. Những con số
này đáng phải suy nghĩ đối với CBQL các nhà trường trong quản lí công tác đào
tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Nếu như tỉ lệ đánh giá trung bình theo tâm lí đánh giá an
toàn có thể chấp nhận được thì việc thực hiện yếu cần phải điều chỉnh, thay đổi
trong công tác lãnh đạo quản lí. Trong các nội dung thực hiện đạt kết quả chưa tốt
đa phần thuộc chính về bản thân công tác quản lí và những người làm công tác quản
lí, trong đó thấp nhất là “Năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo”
thực hiện yếu chiếm 18,8%, đây là nội dung khá quan trọng nhưng mức độ thực
hiện yếu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hiện chương trình và phát
triển, điều chỉnh theo yêu cầu đổi mới kết quả này phù hợp với kết quả nội dung
phần trên và dẫn đến sự điều chỉnh nội dung, chương trình không linh hoạt .
Trong các nội dung trên, nội dung duy nhất thuộc về bản thân GV “Các giảng
viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực” chỉ được xếp ở mức độ trung bình,
87
ĐTB=3,09, mức độ thực hiện tốt chỉ chiếm 1,2% nhưng thực hiện yếu gấp 10 lần. Kết
quả này phù hợp với thực tế qua phỏng vấn và thực tế quan sát của chúng tôi. Khi
phỏng vấn về vấn đề này chúng tôi thu được câu trả lời của nhiều GV“ Chúng tôi cho
rằng việc tự học, tự nghiên cứu và bồi dưỡng của GV hiện nay chứ tốt. Đây là nguyên
nhân chính dẫn đến việc tham gia các hình thức và kết quả bồi dường nhiều khi không
như ý. Kết quả trên không tự nhiên mà nó ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có Cơ
chế chính sách đối với GV, khi thực tiễn cuộc sống khó khăn, áp lực kinh tế, cơm áo
gạo tiền dẫn đến GV bên cạnh việc giảng dạy phải tham gia nhiều công việc để cải
thiện cuộc sống nên họ ít có thời gian học tập, trau dồi kiến thức”. Tự học, tự nghiên
cứu trình độ mang tính quyết định trực tiếp đến việc đào tạo, bồi dưỡng nên với kết quả
trên cần phải có sự điều chỉnh để nâng cáo chất lượng thực hiện, để làm tốt điều đó
trước hết là tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của GV trong quá trình thực hiện để bồi
dưỡng nâng cao năng lực của mình. Bên cạnh đó, các trường cần xây dựng một lộ tình,
cơ chế chính sách phù hợp không chỉ để thu hút được các GV giỏi các nơi về mà cơ
chế đó phải kích thích được tính tích cực của GV trong việc tự học, tự bồi dưỡng
nâng cao năng lực giảng dạy của mình để đáp ứng theo chuẩn nghề nghiệp GV mà
các trường xây dựng đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội.
3.3.4. Thực trạng thực hiện chế độ chính sách, môi trường làm việc cho đội ngũ
giảng viên ngành kinh tế
Thực trạng đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách tạo động lực phát triển
đội ngũ giảng viên của nhà trường thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.14:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_doi_ngu_giang_vien_nganh_kinh_te_cac_truo.pdf