MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI HIỆN NAY 10
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 10
1.1.1. Công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên đại học 10
1.1.2. Công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên võ thuật trong các trường đại học 17
1.1.3. Nhận xét chung về các công trình được tổng quan và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 19
1.2. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN 21
1.2.1. Một số khái niệm 21
1.2.2. Đặc điểm lao động của giảng viên võ thuật trong các trường đại học ngành Công an nhân dân 23
1.2.3. Năng lực nghề nghiệp giảng viên võ thuật các trường đại học ngành Công an nhân dân 27
1.3. BỐI CẢNH XÃ HỘI HIỆN NAY VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN 33
1.3.1. Các yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh xã hội hiện nay 33
1.3.2. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giảng viên võ thuật trong các trường đại học ngành Công an nhân dân 38
1.4. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN 44
1.4.1. Một số khái niệm 44
1.4.2. Lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và vận dụng vào phát triển đội ngũ giảng viên võ thuật các trường đại học ngành Công an nhân dân 46
1.4.3. Phân cấp trong quản lý trong phát triển đội ngũ giảng viên võ thuật các trường đại học ngành Công an nhân dân 52
1.4.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên võ thuật trong các trường đại học ngành Công an nhân dân 54
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN 62
1.5.1. Nhận thức về ý nghĩa, vai trò của phát triển đội ngũ giảng viên võ thuật trong các trường đại học ngành Công an nhân dân 62
1.5.2. Đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh xã hội hiện nay 62
1.5.3. Hệ thống văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành về phát triển đội ngũ giảng viên võ thuật trong các trường đại học ngành Công an nhân dân 63
1.5.4. Xây dựng được khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên võ thuật trong các trường đại học ngành Công an nhân dân 63
1.5.5. Mức độ đầu tư tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển đội ngũ giảng viên võ thuật trong các trường đại học ngành Công an nhân dân 64
1.5.6. Sự vận động tự thân để phát triển năng lực nghề nghiệp của từng giảng viên võ thuật trong các trường đại học ngành Công an nhân dân 64
1.5.7. Năng lực quản lý nhân sự của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong mỗi trường đại học ngành Công an nhân dân 64
Kết luận Chương 1 66
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI HIỆN NAY 68
2.1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 68
2.1.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giảng viên 68
2.1.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho việc phát triển đội ngũ giảng viên võ thuật các trường đại học ngành Công an nhân dân ở Việt Nam 77
2.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM 79
2.2.1. Một số đặc điểm chung của các trường đại học, học viện ngành Công an nhân dân 79
2.2.2. Khái quát về các trường đại học được chọn để khảo sát thực trạng 81
2.3. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 83
2.3.1. Mục đích 83
278 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên võ thuật các trường Đại học ngành công an nhân dân trong bối cảnh xã hội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đơn vị triển khai có chất lượng các hoạt động giới thiệu bổ nhiệm, thi đua khen thưởng, vinh danh, tăng lương sớm, tăng thêm các khoản phụ cấp và thu nhập khác” được các đối tượng được chọn để trả lời câu hỏi trong khảo sát thực trạng đã đánh giá đạt loại Khá, vì giá trị là 3,06; xếp thứ bậc cao nhất trong 8 hoạt động quản lý ở bảng này. Tuy nhiên, nhìn tổng thể cả 8 hoạt động quản lý trong bảng này, thì chất lượng triển khai nội dung “Tổ chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển” ở các trường đại học ngành CAND đựơc các đối tượng đã chọn để trả lời câu hỏi trong khảo sát thực trạng đã đánh giá chỉ đạt loại Trung bình, vì giá trị trung bình cộng của cả 8 giá trị trong bảng này là 2,98.
- Về mặt định tính:
+ Đối với các câu hỏi mở, có một số phiếu khảo sát được người trả lời có ý kiến: các trường chưa tổ chức tốt các hoạt động mở rộng việc làm theo hướng giao việc có thử thách, đồng chưa xây dựng và triển khai được các chính sách ưu đãi riêng cho đội ngũ GVVT; nguyên nhân chủ yếu thuộc về năng lực quản lý nhân sự của đội ngũ CBQL các cấp trong các trường này.
+ Kết quả phỏng vấn Câu hỏi 7: “Đề nghị quý Ông (Bà) cho biết những thuận lợi, khó khăn và bất cập trong tạo động lực cho đội ngũ đội ngũ GVVT phát triển tại các trường đại học ngành CAND nói chung, tại trường của quý Ông (Bà) nói riêng và các nguyênnhân?”; các ông (bà) được mời trả lời phỏng vấn có ký hiệu định danh TMHư HVCS, NVQ HVCS và TMS ĐHPC trả lời với các nội dung (đã tổng hợp tại Phụ lục 6 của luận án) như sau:
“Các trường đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên có khó khăn do kinh phí nghiên cứu KH&CN có hạn; mặt khác việc khai thác các nguồn kinh phí khác cho hoạt động nghiên cứu KH&CN cũng bị hạn chế, vì các trường chưa mở rộng được việc làm, chưa liên kết được nhiều với các cơ quan trong ngành đặt hàng nghiên cứu những vấn đề xuất phát từ thực tế. Việc xây dựng và thực thi các chính sách ưu đãi riêng của trường cho GVVT cũng gặp khó khăn vì mỗi một chính sách đều phải xin ý kiến cấp trên. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do năng lực quản lý của đội ngũ CBQL các cấp trong trường” (xem Phụ lục 6).
- Với các kết quả định lượng và định tính về thực trạng triển khai nội dung “Tổ chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển” như trên, có thể khẳng định rằng:
+ Chất lượng triển khai nội dung này chỉ đạt loại Trung bình.
+ Khó khăn và cũng là các hạn chế nhất trong triển khai nội dung này là các trường chưa mở rộng được việc làm (nghiên cứu KH&CN, viết sách và giáo trình, công bố bài báo khoa học trên các tạp chí, phân công hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên cao học, ).
+ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó; nhưng nguyên nhân chủ yếu thuộc về năng lực quản lý nhận sự của đội ngũ CBQL các cấp trong các trường đại học ngành CAND.
Như vậy, các trường đại học ngành CAND nhất thiết phải có giải pháp về: tổ chức các hoạt động tạo động lực tinh thần và vật chất cho đội ngũ GVVT phát triển; và giải pháp về nâng cao năng lực quản lý nhân sự cho đội ngũ CBQL các cấp trong trường.
Nhìn tổng thể về các số liệu đã tổng hợp và xử lý trong cả 6 bảng số liệu (từ Bảng 2.19 đến Bảng 2.24) cho thấy kết quả khảo sát thực trạng triển khai 6 nội dung quản lý phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND như sau:
- Có 2 trong 6 nội dung quản lý nhằm phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND được đánh giá đã triển khai có chất lượng đạt loại Tốt, là: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy trình tuyển chọn GVVT theo mục tiêu quy hoạch; và Tổ chức sử dụng GVVT theo năng lực nghề nghiệp và thúc đẩy phát triển năng lực nghề nghiệp.
- 4 nội dung quản lý nhằm phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND còn lại (Tổ chức xây dựng, định kỳ bổ sung quy hoạch phát triển đội ngũ GVVT; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GVVT; Tổ chức định kỳ đánh giá GVVT theo yêu cầu năng lực nghề nghiệp và đánh giá đội ngũ GVVT theo mục tiêu quy hoạch; Tổ chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển) bị đánh giá có chất lượng triển khai chỉ đạt loại Trung bình.
Có thể trực quan kết quả xử lý các số liệu khảo sát về thực trạng triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND bằng Biểu đồ 2.3 dưới đây.
Biểu đồ 2.3. Mức độ đạt được của các nội dung phát triển
đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND
Với các quan điểm:
- Các nội dung phát triển đội ngũ GVVT nào đã triển khai mà được đánh giá có chất lượng đạt loại Khá và loại Tốt thì các trường đại học ngành CAND chưa cần phải có giải pháp quản lý; vì các nội dung đó nhìn chung đã đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ GVVT trong bối cảnh xã hội hiện nay.
- Các nội dung quản lý nhằm phát triển đội ngũ GVVT nào đã triển khai mà bị đánh giá có chất lượng chỉ đạt loại Trung bình trở xuống, thì các nội dung này đang gặp các khó khăn và có những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND trong bối cảnh xã hội hiện nay. Như vậy, các trường đại học ngành CAND nhất thiết phải có các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập có ngay trong thực trạng triển khai các nội dung quản lý đó.
Từ các quan điểm trên, để nâng cao chất lượng đào tạo võ thuật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh xã hội hiện nay; trước hết các trường đại học ngành CAND nhất thiết phải có giải pháp quản lý về:
- Xây dựng và bổ sung quy hoạch phát triển đội ngũ GVVT;
- Đào tạo và bồi dưỡng nâng caop trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ GVVT;
- Đánh giá cá nhân GVVT theo các tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp GVVT (phải xây dựng phù hợp với yêu cầu đào tạo võ thuật tại các trường đại học ngành CAND trong bối cảnh xã hội hiện nay) và đánh giá đội ngũ GVVT theo mục tiêu phát triển đội ngũ GVVT trong quy hoạch phát triển đội ngũ GVVT;
- Tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển.
2.6. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để đề nghị nhóm đối tượng khảo sát là các sĩ quan CAND trả lời các câu hỏi về mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVVT (đã nêu tại Chương 1 và đã chuyển thành bảng câu hỏi tại Phụ lụchình thức của luận án), nhận thấy: mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVVT trong các trường Đại học ngành CAND thể hiện ở những số liệu trong Bảng 2.25 dưới đây.
Bảng 2.25. Kết quả tổng hợp và xử lý các số liệu khảo sát mức độ
tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVVT
TT
Các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVVT
Các mức độ đánh giá và kết quả xử lý
(Tổng hợp từ 250 phiếu khảo sát)
Rất mạnh
(5Đ)
Mạnh
(4Đ)
Bình thường
(3Đ)
Yếu
(2Đ)
Không tác động
(1Đ)
Xếp thứ
1
Nhận thức về ý nghĩa, vai trò của phát triển phát triển đội ngũ GVVT trong các trường đại học ngành CAND
187
56
7
0
0
4,72
6
2
Đường lối lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
207
43
0
0
0
4,83
5
3
Hệ thống văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành về phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND
179
55
16
0
0
4,65
7
4
Xây dựng được Khung năng lực nghề nghiệp của GVVT trong các trường đại học ngành CAND
231
19
0
0
0
4,92
2
5
Mức độ đầu tư tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển đội ngũ GVVT trong các trường đại học ngành CAND
213
37
0
0
0
4,85
4
6
Sự vận động tự thân để phát triển của từng GVVT trong các trường đại học ngành CAND
220
30
0
0
0
4,88
3
7
Năng lực quản lý nhân sự của đội ngũ CBQL các cấp trong mỗi trường đại học ngành CAND
235
15
0
0
0
4,94
1
Trung bình cộng của 7 giá trị trong bảng:
4,83
Từ các số liệu tại Bảng 2.25, nhận thấy: về mặt định lượng, tất cả 7 yếu tố có trong bảng đều được đánh giá có tác động với mức độ rất mạnh đến phát triển đội ngũ GVVT trong các trường đại học ngành CAND; trong đó yếu tố thứ 7 trong bảng “Năng lực quản lý nhân sự của đội ngũ CBQL các cấp trong mỗi trường đại học ngành CAND” được các đối tượng khảo sát đánh giá có tác động rất mạnh và mạnh nhất trong các yếu tố (vì có giá trị là 4,94, xếp thứ 1 trong 7 yếu tố có trong bảng này) và yếu tố thứ 4 trong bảng “Xây dựng được Khung năng lực nghề nghiệp của GVVT các trường đại học ngành CAND” cũng được các đối tượng khảo sát đánh giá có tác động với mức độ rất mạnh và mạnh thứ nhì trong các yếu tố (vì giá trị là 4,92; xếp thứ 2 trong 5 yếu tố có trong bảng này). Về mặt định tính, xem xét kết quả phỏng vấn tại Câu hỏi 8 của Phụ lục 6 “Đề nghị quý Ông (Bà) cho biết trong các yếu tố trong bảng dưới đây, yếu tố nào có tác động mạnh nhất đến phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND và lý do?”; các ông (bà) được mời trả lời phỏng vấn có ký hiệu định danh PTH HVCT, ĐVX ĐHKT và TMHư HVCS trả lời với các nội dung (đã tổng hợp tại Phụ lục 6 của luận án) như sau:
“Nhìn chung, yếu tố nào cũng có tác động mạnh đến triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND; nhưng yếu tố “Năng lực quản lý nhận sự của đội ngũ CBQL các cấp trong các trường đại học ngành CAND” là yếu tố có tác động mạnh nhất, vì năng lực quản lý quyết định chất lượng các hoạt động quản lý; thêm vào đó yếu tố “Xây dựng được bộ tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực nghề nghiệp GVVT (Khung năng lực nghề nghiệp của GVVT)”, vì khung năng lực nghề nghiệp sẽ là căn cứ để triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT như quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực” (xem Phụ lục 6 ).
Với kết quả khảo sát về mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND như trên, nhận thấy:
Ngoài việc phải đề xuất các giải pháp quản lý nhằm tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập trong triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT như: quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực (đã nêu ở mục 2.5); thì nhất thiết các trường đại học ngành CAND phải có thêm 2 giải pháp quản lý về:
- Bồi dưỡng năng lực quản lý nhân sự cho đội ngũ CBQL các cấp trong trường; vì năng lực quản lý là một yếu tố có tính quyết định đến chất lượng của mọi hoạt động quản lý, trong khi đó năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và CBQL có tác động rất mạnh và mạnh nhất đến phát triển đội ngũ GVVT.
- Xây dựng Khung năng lực nghề nghiệp của GVVT (bộ tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực GVVT); vì hiện nay các trường đại học ngành CAND chưa có khung năng lực nghề nghiệp của GVVT, trong khi đó khung năng lực này (các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp GVVT) là căn cứ để đưa ra mục tiêu và đánh giá năng lực của đội ngũ GVVT; mặt khác theo đánh giá của các chuyên gia về mức độ tác động của các yêu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVVT, thì Xây dựng được Khung năng lực nghề nghiệp của GVVT cũng có tác động rất mạnh và mạnh thứ nhì trong các yêu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVVT.
2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN
2.7.1. Các điểm mạnh và cơ hội
Các mặt mạnh, cũng là các thuận lợi và cơ hội chủ yếu đối với phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND gồm:
- Các trường đại học ngành CAND luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm về nhiều mặt, trong đó có các hoạt động phát triển đội ngũ CBQL và giảng viên. Điều này thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh hiện nay.
- Phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND đều được đánh giá vào loại Tốt. Đây là các thuận lợi trong quá trình đào tạo lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội .
- Quy mô và chất lượng đào tạo của các trường đại học ngành CAND mỗi ngày một phát triển và được nâng cao trong nhiều năm gần đây; cùng với việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học, liện kết trong nước và hợp tác quốc tế đã tạo được những cơ hội trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học.
2.7.2. Các hạn chế và thách thức
Các hạn chế, cũng là các khó khăn và thách thức nổi bật trong phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND gồm:
- Việc triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND trong tình trạng chưa có Khung năng lực nghề nghiệp của GVVT (bộ tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực nghề nghiệp của GVVT); điều bất cập này dẫn đến các khó khăn trong đề ra mục tiêu của quy hoạch, trong tuyển chọn, trong sử dụng, trong đào tạo và bồi dưỡng, đặc biệt là trong đánh giá cá nhân GVVT và đánh giá đội ngũ GVVT.
- Đội ngũ GVVT của các trường đại học ngành CAND hiện nay tuy đủ về số lượng, đảm bảo quy định về cơ cấu tỉ lệ GVVT/ HV, nhưng chưa đạt 100% GVVT có trình độ đào tạo từ Thạc sĩ trở lên, chưa có GVVT nào có học hàm Phó Giáo sư hoặc Giáo sư.
- Tuy các năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVVT trong các trường đại học ngành CAND không bị đánh giá vào loại Yếu, nhưng chỉ có năng lực lãnh đạo và quản lý của GVVT được đánh giá đạt loại Tốt, các năng lực còn lại bị đánh giá ở mức độ cao của loại Trung bình hoặc ở mức độ thấp của loại Khá.
- Việc triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND tuy không bị đánh giá vào loại Yếu hoặc loại Kém; nhưng chỉ có 2 nội dung (tuyển chọn GVVT; sử dụng GVVT) được đánh giá có chất lượng đạt loại Tốt; 4 nội dung còn lại (xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVVT, đào tạo và bồi dưỡng GVVT, đánh giá cá nhân và đánh giá đội ngũ GVVT, tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển) bị đánh giá có chất lượng chỉ đạt loại Trung bình.
- Năng lực lãnh đạo và quản lý nhân sự của đội ngũ CBQL các cấp trong các trường đại học ngành CAND hiện nay còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu triển khai có chất lượng các nội dung phát triển đội ngũ GVVT của các trường này.
2.7.3. Nguyên nhân hạn chế
- Hiện nay, các trường đại học ngành CAND chưa xây dựng đựợc được Khung năng lực nghề nghiệp của GVVT (bộ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của GVVT) của trường. Từ đó mỗi trường chưa có đủ các căn cứ khoa học và thực tiễn để triển khai có chất lượng và hiệu quả các nội dung phát triển đội ngũ GVVT như: xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, và tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển.
- Triển khai nội dung tổ chức xây dựng, định kỳ bổ sung quy hoạch phát triển đội ngũ GVVT của các trường đại học ngành CAND còn bất cập; vì các trường chưa bám sát được các yêu cầu đào tạo lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh hiện nay.
- Triển khai nội dung tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND hiện nay còn hạn chế về xác định mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức tổ chức theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp GVVT.
- Triển khai nội dung tổ chức định lỳ đánh giá cá nhân GVVT theo yêu cầu năng lực nghề nghiệp và đánh giá đội ngũ GVVT theo mục tiêu (số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp) đã đề ra trong quy hoạch phát triển đội ngũ GVVT cũng có những hạn chế nhất định trong xác định tiêu chí đánh giá cá nhân GVVT đánh giá đội ngũ GVVT và lấy kết quả đánh giá làm cơ sở cho triển khai các nội dung tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, thực hiện các chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển.
- Triển khai nội dung tổ chức các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển còn hạn chế về: thiết lập môi trường lao động thuận lợi thiết lập, việc mở rộng việc làm, giao việc thử thách, xây dựng và triển khai các chính sách đãi ngộ để các GVVT phát triển.
- Năng lực lãnh đạo và quản lý nhân sự của đội ngũ CBQL các cấp trong các trường đại học ngành CAND chưa đáp ứng được các yêu cầu nâng cao chất lượng triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT của nhà trường.
Kết luận Chương 2
Với sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn để nhận biết cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, nhận thấy:
- Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giảng viên đã mang lại các bài học cho các trường đại học ngành CAND ở Việt Nam trong triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT về: xây dựng khung năng lực nghề nghiệp GVVT, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVVT, tuyển chọn và sử dụng GVVT, đào tạo và bồi dưỡng GVVT, đánh giá GVVT và đánh giá đội ngũ GVVT, tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển.
- Các trường đại học ngành CAND đã đạt được các thành tựu nhất định trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và liên kết trong nước; có bộ máy quản lý tương đối giống nhau; đều có chức năng và nhiệm vụ đào tạo võ thuật cho đội ngũ học viên (nguồn nhân lực sẽ bổ sung vào lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của nước nhà); đều có các phòng chức năng và các khoa chuyên môn, trong đó có Khoa QS-VT-TDTT.
- Hiện nay, đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND đủ số lượng; tương đối hợp lý cơ cấu; đạt loại Tốt về phẩm chất nghề nghiệp; đa số các năng lực nghề nghiệp đạt mức độ thấp của loại Khá (theo các tiêu chí về yêu cầu năng lực nghề nghiệp GVVT đã đề xuất trong luận án). Không có nội dung phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND bị đánh giá đã triển khai có chất lượng vào loại Yếu hoặc vào loại Kém, nhưng chỉ có 2 trong 6 nội dung được đánh giá triển khai có chất lượng đạt loại Tốt (tuyển chọn GVVT; sử dụng GVVT), các nội dung phát triển đội ngũ GVVT còn lại (quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực) bị đánh giá có chất lượng triển khai chỉ đạt loại Trung bình.
- Các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND đều có tác động với mức độ rất mạnh; trong đó yếu tố “Năng lực quản lý nhận sự của đội ngũ CBQL các cấp trong các trường đại học ngành CAND” có tác động rất mạnh và mạnh nhất trong các yếu tố, yếu tố “Xây dựng được Khung năng lực nghề nghiệp của GVVT” cũng có tác động rất mạnh và mạnh thứ nhì trong các yếu tố.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong thực trạng triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND; nhưng nguyên nhân chủ yếu là: các trường đại học ngành CAND chưa có Khung năng lực nghề nghiệp GVVT (bộ tiêu chuẩn về yêu cầu phẩm chất và năng lực của GVVT); có các bất cập trong triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT (xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVVT, đào tạo và bồi dưỡng GVVT, đánh giá cá nhân GVVT và đánh giá đội ngũ GVVT, tạo động lực cho đội ngũ GVVT phát triển); đặc biệt là năng lực quản lý nhận sự của đội ngũ CBQL các cấp trong các trường đại học ngành CAND chưa đáp ứng yêu cầu triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Những kết quả nghiên cứu cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND trong bối cảnh xã hội hiện nay ở chương này sẽ là những căn cứ thực tiễn để phối hợp với các kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận tại chương 1 nhằm có được các căn cứ khoa học đề xuất các giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND. Các kết quả nghiên cứu về đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND trong bối cảnh xã hội hiện nay sẽ được trình bày tại Chương 3 của luận án dưới đây.
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÕ THUẬT
CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG AN NHÂN DÂN
TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI HIỆN NAY
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm đề xuất giải pháp
- Giải pháp phát triển đội ngũ GVVT phải tập trung tháo gỡ khó khăn và khắc phục bất cập có trong thực trạng triển khai nội dung phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND.
Trong các nội dung phát triển đội ngũ GVVT của các trường đại học ngành CAND đã xác định theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực tại Chương 1, những nội dung nào có kết quả khảo sát được đánh giá triển khai có chất lượng đạt loại Khá trở lên, thì chứng tỏ khi triển khai nội dung đó gặp ít khó khăn và bất cập; từ đó nhận thấy chưa cần phải có giải pháp để tháo gỡ khó khăn hoặc khắc phục bất cập. Các nội dung nào có kết quả khảo sát bị đánh giá triển khai có chất lượng Trung bình trở xuống, thì chứng tỏ khi triển khai các nội dung đó đã gặp các khó khăn hoặc có bất cập; từ đó nhất thiết phải có giải pháp để tháo gỡ khó khăn hoặc khắc phục bất cập. Theo kết quả khảo sát thực trạng triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND ở Chương 2, trong 6 nội dung phát triển đội ngũ GVVT có 4 nội dung bị đánh giá đã triển khai chỉ đạt chất lượng vào loại Trung bình (xây dựng quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực); như vậy cần phải có 4 giải pháp để nâng cao chất lượng triển khai 4 nội dung đó.
- Những yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVVT mà có tác động với mức độ rất mạnh và lại là nguyên nhân chủ quan dẫn đến các khó khăn và bất cập trong phát triển đội ngũ GVVT thì cần có giải pháp.
Trong các yếu tố có ảnh hưởng phát triển đội ngũ GVVT, các yếu tố nào có tác động rất mạnh mà lại là nguyên nhân chủ quan về quản lý của các trường đại học ngành CAND dẫn đến triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT có chất lượng thấp thì phải có giải pháp quản lý. Theo kết quả khảo sát thực trạng tại Chương 2, các yếu tố Năng lực quản lý nhân sự của đội ngũ CBQL trong các trường đại học ngành CAND và yếu tố Xây dựng được khung năng lực nghề nghiệp của GVVT (bộ tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực GVVT) là hai yếu tố có tác động rất mạnh và cũng là các nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND có chất lượng thấp. Theo quan điểm này, cần phải có 2 giải pháp để xóa bỏ các nguyên nhân từ các yếu tố có tác động đến phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND.
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính chính trị và pháp lý
Đường lối lãnh đạo của Đảng và chính sách quản lý của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh xã hội hiện nay thể hiện trong các Nghị quyết lãnh đạo của Đảng về phát triển KT-XH nói chung và trong phát triển lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội nói riêng; cùng với các Nghị quyết đó, các chiến lược và chính sách quản lý của Nhà nước về phát triển GD&ĐT, về tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là các văn bản mang tính định hướng về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội đều là các văn bản có tính chính trị và pháp lý có tác dụng điều chỉnh mọi hoạt động phát triển KT-XH. Chính vì vậy, đảm bảo tính chính trị và pháp lý thực chất là tuân thủ đường lối lãnh đạo của Đảng và chính sách quản lý của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp phát triển đội ngũ GVVT của các trường đại học ngành CAND phải tuân thủ các Nghị quyết lãnh đạo của Đảng, luật pháp và chính sách quản lý của Nhà nước về phát triển GD&ĐT và về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh xã hội hiện nay.
3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu một vấn đề xã hội nào đó có nghĩa là phải đảm bảo đúng cơ sở lý luận và phải phù hợp với cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đó. Như vậy, các giải pháp phát triển đội ngũ GVVT của các trường đại học ngành CAND được xem là đảm bảo tính khoa học khi các giải pháp đó phải dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn về phát triển đội ngũ giảng viên đó.
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp phát triển đội ngũ GVVT của các trường đại học ngành CAND phải dựa trên kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận phát triển đội ngũ GVTT (tại Chương 1); đồng thời vừa phải dựa vào các kết quả nghiên cứu về cơ sở thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên này tại các trường đại học ngành CAND (tại Chương 2), trong đó tập trung vào có xác định và giải quyết các vấn đề đang có khó khăn hoặc bất cập cần được tháo gỡ hoặc khắc phục có trong thực trạng phát triển đội ngũ GVVT tại các trường đại học ngành CAND.
3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu của phát triển là làm cho sự vật hoặc hiện tượng nào đó có sự biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn theo xu hướng thay đổi về lượng để hoàn thiện hơn về chất. Các mục tiêu phát triển đội ngũ GVVT các trường đại học ngành CAND gồm:
- Nhóm mục tiêu đối với cá nhân GVVT: phát triển được phẩm chất và năng lực theo các tiêu chuẩn trong Khung năng lực nghề nghiệp GVVT, mà khung năng lực này cần được các trường đại học ngành CAND xây dựng.
- N