Luận án Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13

1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 13

1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 22

1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 29

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHU KINH TẾ VEN BIỂN, PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 35

2.1. Những vấn đề chung về khu kinh tế, khu kinh tế ven biển và phát triển khu kinh tế ven biển 35

2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 50

2.3. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển ở một số vùng trong nước 66

Chương 3 THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG VÀ CƠ CẤU KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ 85

3.1. Ưu điểm, hạn chế của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 85

3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 116

Chương 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2030 132

4.1. Quan điểm phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2030 132

4.2. Giải pháp phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2030 144

KẾT LUẬN 178

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 180

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182

PHỤ LỤC 195

 

doc237 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c; KKTVB vùng TNB đóng góp vào ngân sách nhà nước 4.165,54 tỷ đồng, chiếm 6,0% tổng số đóng góp vào ngân sách nhà nước các KKTVB của cả nước [Phụ lục 17]. Đơn vị tính: Tỷ đồng Hình 3.6: Đóng góp vào ngân sách nhà nước của KKTVB ở các tỉnh Bắc Trung Bộ so với khu kinh tế ven biển của cả nước năm 2020 Nguồn: [81], [82], [83], [84], [85], [86], [90] Với những đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước của KKTVB ở các tỉnh BTB, đây là nguồn bổ sung quan trọng để Trung ương và các địa phương tiếp tục đầu tư trở lại vào hoàn thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài KKTVB; góp phần vào phát triển KT-XH và củng cố quốc phòng, an ninh ở các tỉnh BTB. 3.1.2. Hạn chế của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 3.1.2.1. Quy mô khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa tương xứng với tiềm năng hiện có Thứ nhất, một số khu kinh tế ven biển có tỷ lệ lấp đầy diện tích còn thấp, quy mô diện tích còn nhỏ hơn so với một số KKTVB của cả nước. Các tỉnh BTB là một trong những vùng có KKTVB được quy hoạch thành lập và đi vào hoạt động sớm. Tuy nhiên, theo số liệu (Hình 3.2) cho thấy, KKT Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) là KKT được thành lập đầu tiên ngày 05/01/2006 và KKT Đông Nam (tỉnh Quảng Trị) được thành lập ngày 16/09/2015. Nhưng tính đến 31/12/2020 tỷ lệ lấp đầy diện tích bình quân của của 06 KKTVB đạt khoảng 37,8%, nhiều KKTVB được quy hoạch, thành lập và đi vào hoạt động gần 15 năm nhưng tỷ lệ lấp đầy diện tích còn thấp như KKT Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) tỷ lệ lấp đầy diện tích mới đạt 36%; KKT Hòn La (tỉnh Quảng Bình) tỷ lệ lấp đầy diện tích là 25%, một số KKT nằm trong nhóm các KKT được Chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển làm nòng cốt trong phát triển KKTVB của cả nước như KKT Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), KKT Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) tỷ lệ lấp đầy mới đạt khoảng 50%. Trong khi đó, cùng thời điểm 2020 các KKTVB vùng DHTB có tỷ lệ lấp đầy khá cao, tính tỷ lệ bình quân lấp đầy diện tích của các KKTVB đạt khoảng 45,4%; một số KKTVB như: KKT Đình Vũ (thành phố Hải Phòng), KKT Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), KKT Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) có tỷ lệ lấp đầy diện tích cao và trong thời gian ngắn hơn so với một số KKTVB ở các tỉnh BTB [Phụ lục 5]. Về quy mô diện tích KKTVB ở các tỉnh BTB có diện tích bình quân là 35.106 ha nhỏ hơn so với KKTVB ở các vùng khác trên cả nước như: diện tích bình quân KKTVB ở vùng ven biển phía Bắc là 70.889 ha, DHTB là 51.034 ha, TNB là 36.375 ha [Phụ lục 5]. Sở dĩ KKTVB ở các vùng khác có diện tích trung bình lớn hơn KKTVB ở các tỉnh BTB là do ba vùng ven biển phía Bắc; DHTB, TNB có 03 KKTVB là (Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc) là các KKTVB nằm trong quy hoạch của Chính phủ hướng tới xây dựng các KKTVB này thành các Đặc khu kinh tế khi có đủ điều kiện. Thứ hai, quy mô vốn đầu tư của các dự án trong KKTVB ở các tỉnh BTB chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ. Tính luỹ kế đến năm 2020 tổng số vốn đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội vào KKTVB ở các tỉnh BTB tương đối cao. Tuy nhiên, quy mô các dự án còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng KKTVB ở các địa phương. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 32.796,40 triệu USD, số vốn trung bình trên một dự án đầu tư nước ngoài là 210,23 triệu USD và 317.876,41 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, số vốn trung bình trên một dự án đầu tư trong nước là 529,79 tỷ đồng [Phụ lục 11]. Với quy mô số vốn trung bình còn nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành nghề trong các KKTVB. Theo đó, với quy mô vốn nhỏ thì khó có thể đầu tư vào được những ngành có tính chất động lực đòi hỏi quy mô vốn lớn và những ngành đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu thành lập các KKTVB đã xác định. Trong khi đó, tính luỹ kế đến năm 20020 KKTVB vùng ven biển phía Bắc thu hút được 230.177,60 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, số vốn trung bình trên một dự án đầu tư trong nước là 671,07 tỷ đồng; KKTVB vùng DHTB thu hút được 136.617,32 tỷ đồng, số vốn trung bình trên một dự án đầu tư trong nước là 245,27 tỷ đồng; KKTVB vùng TNB thu hút được 960.459,23 tỷ đồng, số vốn trung bình trên một dự án đầu tư trong nước là 2.501,11 tỷ đồng [Phụ lục 20]. 3.1.2.2. Chất lượng khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ một số mặt còn hạn chế Thứ nhất, số dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình và lạc hậu còn nhiều so với một số KKTVB của cả nước. Đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh. Theo số liệu (Bảng 3.5) cho thấy, tính luỹ kế năm 2020 KKTVB các tỉnh BTB thu hút được 670 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, trong đó có 241 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình chiếm 35,9% tổng số dự án đầu tư và 5 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm 0,74% tổng số dự án. Nhìn chung các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong KKTVB ở các tỉnh BTB sử dụng công nghệ tiên tiến và trung bình tiên tiến chiếm tỷ lệ lớn trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh; tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình và lạc hậu vẫn còn nhiều, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của KKTVB ở các tỉnh BTB; làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và mục tiêu phát triển bền vững trong KKTVB ở các tỉnh BTB. Trong khi đó, tính luỹ kế đến năm 2020, KKTVB vùng DHTB thu hút được 671 dự án trong đó có 218 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình chiếm 32,4% tổng số dự án đầu tư và 5 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm 0,74% tổng số dự án đầu tư [Phụ lục 23]. Đối với các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Theo số liệu (Bảng 3.6) cho thấy, năm 2020 KKTVB ở các tỉnh BTB thu hút được 86 dự án đầu tư, trong đó có 26 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình chiếm 30,2%, và 04 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm 4,6% tổng số dự án. Cùng thời trên, KKTVB vùng ven biển phía Bắc thu hút được 28 dự án, trong đó có 7 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình chiếm 25% tổng số dự án và 01 dự án trình độ công nghệ và năng lực sản xuất lạc hậu chiếm 3,5% [Phụ lục 24]. Như vậy, với số lượng 30 dự án có trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình và lạc hậu chiếm 34,8% tổng số dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB ở các tỉnh BTB chủ yếu là các dự án phát triển hạ tầng giao thông; xử lý rác, nước thải công nghiệp. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự cố môi trường biển ở các tỉnh BTB vào năm 2016, nó cũng là một vấn đề lớn đặt ra cần giải quyết trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian tới. Thứ hai, lao động phổ thông, chưa qua đào tạo trong KKTVB ở các tỉnh BTB còn cao so với một số KKTVB của cả nước. Theo số liệu (Bảng 3.4) ta thấy, lao động phổ thông trong KKTVB ở các tỉnh BTB chiếm tỷ lệ còn cao. Tính luỹ kế đến năm 2020 tổng số lao động thu hút vào KKTVB ở các tỉnh BTB là 64.645 lao động, trong đó lao động phổ thông là 17.416 lao động chiếm 26,9% tổng số lao động trong KKTVB ở các tỉnh BTB. Với số lượng lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số lao động trong KKTVB ở các tỉnh BTB, đây cũng là nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của KKTVB; làm cho quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại diễn ra chậm hơn; khó khăn trong việc tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là những công nghệ hiện đại. Trong khi đó, tính luỹ kế đến năm 2020, KKTVB vùng TNB thu hút được 10.692 lao động, trong đó số lao động phổ thông là 2.186 lao động chiếm 20,4% tổng số lao động [Phụ lục 19]. Như vậy, với tỷ lệ lao động phổ thông còn lớn hơn một số KKTVB khác của cả nước, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc tạo ra giá trị và hiệu quả hoạt động của các dự án đầu tư trong KKTVB ở các tỉnh BTB thời gian qua. 3.1.2.3. Cơ cấu khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn một số nội dung chưa phù hợp Thứ nhất, cơ cấu ngành nghề trong KKTVB ở các tỉnh BTB theo hướng hiện đại còn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với một số KKTVB của cả nước. Theo số liệu thống kê cho thấy, tính luỹ kế đến năm 2020 cơ cấu ngành nghề (khu chức năng) trong KKTVB ở các tỉnh BTB nói riêng và cả nước nói chung được phân thành 4 nhóm ngành cơ bản là: công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng KKT và nhóm ngành khác. Đối với KKTVB ở các tỉnh BTB năm 2020 có tổng số 756 dự án đầu tư thuộc 04 nhóm ngành, trong đó nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 85,7% tổng số dự án. Trong khi đó, cùng thời điểm tính luỹ kế đến năm 2020 KKTVB vùng ven biển phía Bắc có 556 dự án, trong đó có 91,9% tổng số dự án thuộc nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ; KKTVB vùng DHTB có 727 dự án, trong đó có 88,9% tổng số dự án thuộc nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ [Phụ lục 26]. Như vậy, về cơ cấu ngành nghề phân theo 04 nhóm ngành thì KKTVB ở các tỉnh BTB thì nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ có tỷ lệ phần trăm trên tổng số dự án đầu tư thấp hơn so với KKTVB của một số vùng trên cả nước. Về giá trị sản xuất công nghiệp trong KKTVB ở các tỉnh BTB năm 2020 mặc dù có giá trị cao đứng đầu so với KKTVB của các vùng khác trong nước. Tuy nhiên, giá trị đạt được chỉ tập trung chủ yếu vào KKT Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hoá), KKT Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), KKT Đông Nam Nghệ An (tỉnh Nghệ An); giá trị sản xuất công nghiệp tạo ra chưa tương xứng với tiềm năng và những ưu đãi mà KKTVB đang được hưởng từ chính sách của Chính phủ và các địa phương. Mặc dù KKTVB được quy hoạch phát triển trở thành những KKT đa ngành với cơ cấu ngành nghề đa dạng, tiến bộ và hiện đại, thông qua phát triển các khu chức năng nhằm tạo ra giá trị gia tăng dựa vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại là chủ yếu. Tuy nhiên, theo số liệu từ (Hình 3.2) cho thấy cơ cấu ngành nghề có sự chuyển dịch và hoàn thiện thông qua tỷ lệ lấp đầy KKTVB còn thấp, bình quân tỷ lệ lấp đầy KKTVB chỉ đạt 37,8% mà chủ yếu diện tích được lấp đầy ở KCN trong KKTVB và khu phi thuế quan; khu cảng biển, còn các khu vực khác đang trong quá trình tổ chức xây dựng và kêu gọi đầu tư, nhưng diễn ra còn chậm. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ và năng lực sản xuất trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB ở các tỉnh BTB hiện nay những dự án đầu tư có trình độ công nghệ và năng lực sản xuất trung bình còn chiếm tỷ lệ cao, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn dến chất lượng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành còn chậm và chất lượng chưa cao trong KKTVB ở các tỉnh TBT trong thời gian qua (Bảng 3.5; 3.6). Thứ hai, phân bố KKTVB ở các tỉnh BTB còn dàn trải, thiếu trọng tâm, lãng phí đất đai so với các KKTVB khác của cả nước. Theo số liệu Vụ Quản lý KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính luỹ kế đến năm 2020 cả nước có 19 KKTVB được thành lập và hoạt động, trong đó 06 tỉnh BTB có KKTVB được thành lập và đi vào hoạt động chiếm 31,5% tổng số KKTVB của cả nước, mỗi tỉnh đều có một KKTVB hoạt động. Trong khi đó, tính luỹ kế đến năm 2020, vùng ven biển phía Bắc chỉ có 04 KKTVB được quy hoạch và thành lập chiếm 22,2% tổng số KKTVB; vùng DHTB có 05 KKTVB được quy hoạch và thành lập chiếm 27,8% tổng số KKTVB; vùng TNB có 03 KKTVB được quy hoạch và thành lập chiếm 16,7% tổng số KKTVB cả nước [Phụ lục 5]. Mặt khác, 06 KKTVB tập trung ở 06 tỉnh, phân bố, quy hoạch quá gần nhau về mặt không gian địa lý, thời gian thành lập như: KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa) với Cụm công nghiệp Bắc Nghệ An (Nghệ An) là gần nhau, được gọi là vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ và cũng có những đặc điểm đầu tư gần giống nhau. KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) và KKT Hòn La (Quảng Bình) cách nhau bởi đèo Ngang về đường bộ, nhưng ở đường biển chỉ cách nhau có mũi Độc; KKT Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) và KCN Liên Chiểu (Đà Nẵng) cũng chỉ cách nhau bởi mũi Sơn Trà và hòn Sơn Trà. Đầu tư dàn trải thiếu hiệu quả trong đầu tư xây dựng cảng. Các cảng biển miền Trung phân bổ đều khắp các tỉnh từ Bắc xuống Nam, song hiện mới khai thác được 50 - 60% công suất. Dọc bờ biển Miền Trung hiện có khoảng 38 địa điểm cảng và cầu cảng; trong đó, các tỉnh BTB có 15 địa điểm, các tỉnh DHTB có 23 địa điểm. Như vậy, KKTVB phân bổ dàn trải, thiếu trọng tâm dẫn đến tình trạng mạnh ai, mạnh địa phương nào địa phương đó làm, thậm chí còn cạnh tranh nhau trong thu hút các dự án đầu tư, phân bố khu chức năng còn giống nhau dẫn đến hiệu quả thu hút đầu tư và hiệu quả mang lại từ các KKT còn thấp, tỷ lệ lấp đầy diện tích KKTVB ở các tỉnh BTB bình quân vào khoảng 37,8%, so với tổng diện tích quy hoạch. Tình trạng các dự án chậm triển khai, (dự án ma) vẫn tồn tại; một số dự án của KCN nằm trong KKTVB đất để hoang còn nhiều gây lãng phí đất đai. Do vậy, cần có giải pháp thích hợp để khai thác hiệu quả các nguồn lực trong KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian tới, là bài toán và vấn đề cấp bách cần làm ngay đối với Chính phủ, các địa phương và các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động KKTVB cả nước nói chung và các tỉnh BTB nói riêng. Thứ ba, tỷ trọng tham gia của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp. Những năm gần đây Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, khẳng định “kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu” [18, tr. 130]. Trên cơ sở quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, những năm qua các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được khuyến khích phát triển trong KKTVB ở các tỉnh BTB. Theo số liệu (Bảng 3.7) cho thấy, tính luỹ kế đến năm 2020 KKTVB ở các tỉnh BTB thu hút được 756 dự án đầu tư, trong đó có 199 dự án đầu tư nước ngoài chiếm 26,3% tổng số dự án đầu tư. Cùng thời điểm trên, KKTVB vùng ven biển phía Bắc thu hút được 556 dự án đầu tư, trong đó có 206 dự án đầu tư nước ngoài chiếm 37% tổng số dự án đầu tư [Phụ lục 25]. Xét tuyệt đối thì KKTVB có số lượng dự án đầu tư nước ngoài cao chỉ sau các KKTVVB vùng ven biển phía Bắc. Tuy nhiên, so với tổng số dự án đầu tư trong KKTVB ở các tỉnh BTB còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu đầu tư phân theo thành phần kinh tế. Đây cũng là một trong những hạn chế lớn trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB hiện nay. Bởi theo mục tiêu phát triển KKTVB là động lực thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, nhưng theo số liệu thống kê cho thấy số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong KKTVB ở các tỉnh BTB. 2.2.2.4. Đóng góp của các khu kinh tế ven biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội chưa tưa xứng với tiềm năng hiện có, một số dự án trong các KKTVB còn ảnh hưởng đến môi trường và quốc phòng an ninh ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Thứ nhất, lao động thu hút vào KKTVB ở các tỉnh BTB còn thấp so với một số KKTVB của cả nước. Theo số liệu (Bảng 3.1); (Bảng 3.9) cho thấy, tính luỹ kế đến năm 2020 KKTVB ở các tỉnh BTB được thành lập và điều chỉnh quy hoạch theo quyết định của Chính phủ với tổng diện tích (210.637 ha) chiếm 24,5% tổng diện tích KKTVB của cả nước. Tuy nhiên, số lao động thu hút vào trong KKTVB còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và số lượng lao động thấp hơn so với một số KKTVB khác của cả nước, trong khi đó tính đến năm 2020 các tỉnh BTB có 6.440,85 lao động từ 15 tuổi trở lên, trong đó KKTVB thu hút và giải quyết việc làm cho 64.645 lao động, chiếm 10% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên ở các tỉnh BTB và chiếm 24,1% tổng số lao động trong KKTVB của cả nước [Phụ lục 12]. Trong khi đó, tính luỹ kế đến năm 2020, KKTVB vùng ven biển phía Bắc thu hút được 107.325 lao động chiếm 40,1% tổng số lao động trong KKTVB của cả nước; KKTVB vùng DHTB là 84.824 lao động chiếm 31,7% tổng số lao động trong KKTVB của cả nước. Mặc dù, các KKTVB ở các tỉnh BTB chiếm 37,8%, tổng diện tích KKTVB của cả nước nhưng số lao động chỉ chiếm 24,1% tổng số lao động, số lao động thu hút vào trong KKTVB ở các tỉnh BTB thấp hơn các KKTVB vùng ven biển phía Bắc và DHTB. Bảng 3.9: Lao động trong khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2015-2020 Đơn vị tính: Người Năm Lao động làm việc trong KKTVB Tổng số Trong đó Nam Nữ Trong nước Nước ngoài 2015 37.009 21.250 15.759 33.193 3.816 2016 41.246 23.030 18.216 37.492 3.754 2017 44.482 24.633 19.849 40.886 3.596 2018 48.488 26.940 21.548 45.239 3.249 2019 57.606 29.677 27.929 53.182 4.424 2020 64.645 33.948 30.697 60.137 4.508 Nguồn: [81], [82], [83], [84], [85], [86], [90] Mặc khác, tỷ lệ % trên tổng số lao động nằm trong độ tuổi lao động ở các tỉnh BTB còn thấp, thực tế cho thấy những năm qua, KKTVB ở các tỉnh BTB được Chính phủ và các địa phương tập trung đầu tư, phát triển nhưng trải qua 15 năm từ khi KKT đầu tiên được thành lập năm 2006 KKT Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) đến nay việc thu hút lao động vào KKTVB còn thấp, qua số liệu thống kê việc thu hút lao động vào KKTVB ở các tỉnh BTB chủ yếu ở KCN (KCN nằm trong KKT); khu cảng biển; khu phi thuế quan là chủ yếu. Thứ hai, cán cân xuất, nhập khẩu trong KKTVB ở các tỉnh BTB còn mất cân đối so với một số KKTVB của cả nước. Theo số liệu (Bảng 3.10) cho thấy, tính luỹ kế đến năm 2020 KKTVB ở các tỉnh BTB có giá trị nhập khẩu là 3.510,28 triệu USD chiếm 40,2% tổng giá trị nhập khẩu KKTVB của cả nước, nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1.683,62 triệu USD chiếm 12,8% tổng giá trị xuất khẩu KKTVB của cả nước. Như vậy, có thể thấy cán cân xuất nhập khẩu trong KKTVB ở các tỉnh BTB còn mất cân đối so với một số KKTVB khác của cả nước, trong đó giá trị nhập khẩu lớn, giá trị xuất khẩu nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu, xuất khẩu KKTVB của cả nước. Bảng 3.10: Cán cân xuất, nhập khẩu của KKTVB ở BTB so với KKTVB cả nước giai đoạn 2015-2020 Đơn vị tính: Triệu USD Năm Giá trị xuất, nhập khẩu trong KKTVB Nhập khẩu (Triệu USD) Xuất khẩu (Triệu USD) KTTVB cả nước KTTVB các tỉnh BTB KTTVB cả nước KKTVB các tỉnh BTB 2015 8.654,30 3.197,17 6.501,46 732,82 2016 9.452,47 3.425,21 7.266,30 867,41 2017 11.545,12 4.616,12 8.609,90 870,26 2018 8.558,32 3.226,63 12.343,16 1.274,91 2019 11.302,68 4.887,67 16.224,86 1.944,36 2020 8.717,42 3.510,28 13.147,54 1.683,62 Nguồn: [81], [82], [83], [84], [85], [86], [90] Trong khi đó, tính luỹ kế đến năm 2020, KKTVB vùng ven biển phía Bắc giá trị xuất khẩu đạt 5.439,54 triệu USD chiếm 41,3% tổng giá trị xuất khẩu KKTVB của cả nước; KKTVB vùng DHTB giá trị nhập khẩu là 649,84 triệu USD, chiếm 7,4% giá trị nhập khẩu KKTVB của cả nước và giá trị xuất khẩu đạt 6.017,45 triệu USD, chiếm 45,7% tổng giá trị xuất khẩu KKTVB của cả nước; KKTVB vùng TNB giá trị nhập khẩu là 191,02 triệu USD, chiếm 2,1% giá trị nhập khẩu KKTVB của cả nước và giá trị xuất khẩu đạt 6,93 triệu USD, chiếm 0,05% tổng giá trị xuất khẩu KKTVB của cả nước [Phụ lục 17]. Với cán cân xuất, nhập khẩu còn mất cân đối ở KKTVB các tỉnh BTB góp phần làm cho cán cân thương mại của các tỉnh BTB cũng như cả nước mất cân đối, nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển KT-XH của các địa phương cũng như chính sách tiền tệ của quốc gia. Thứ ba, một số dự án đầu tư trong khu kinh tế ven biển còn ảnh hưởng đến môi trường và quốc phòng, an ninh. Mục tiêu phát triển KKTVB ở Việt Nam nói chung và các tỉnh BTB nói riêng nhằm đưa KKTVB hướng tới phát triển KKT đa ngành với giá trị kinh tế lớn. Bên cạnh đó, KKTVB ở các tỉnh BTB nằm ở những vị trí thuận lợi gần sân bay, cảng biển, hệ thống kết nối giao thông thuận lợi, đa phần diện tích các KKT nằm sát mặt biển, nằm ở những nơi có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh. Thực tế những năm qua cho thấy, trong quá trình quy hoạch, phát triển KKTVB, mỗi chủ thể theo đuổi một mục đích khác nhau và có lợi ích riêng. Trong đó, lợi nhuận là mục tiêu được các nhà đầu tư quan tâm khi triển khai các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB. Do vậy, một số dự án trong KKTVB chưa gắn chặt giữa phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh. Mặt khác, thực trạng hiện nay cho thấy tỷ lệ các dự án sử dụng công nghệ trung bình và lạc hậu trong KKTVB hiện nay chiếm khoảng 50% tổng số các dự án (Bảng 3.5; 3.6). Chính điều này, làm cho môi trường, sinh thái biển bị đe dọa, nhất là nước thải, chất thải công nghiệp từ các KCN trong KKT, cá biệt một số doanh nghiệp trong dự án Fomosa (Hà Tĩnh) xả thải trực tiếp nước thải công nghiệp ra biển đã gây ra sự cố môi trường biển cho các tỉnh BTB năm 2016. Về mặt quốc phòng, an ninh hiện nay KKT Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) các dự án đầu tư nước ngoài ở đây nằm ở vị trí trọng yếu về quốc phòng, dễ chia cắt, dự án Fomosa nằm ngay cạnh cụm cảng nước sâu Sơn Dương - Vũng Áng; tổng kho dầu khí Vũng Áng; tổng kho khí hóa lỏng BTB đây là những vị trí nhạy cảm vì nằm đối diện với căn cứ tàu ngầm Tam Á (Đảo Hải Nam) cách hơn 200 hải lý. Nhiều dự án liên doanh, dự án đầu tư nước ngoài nằm ở vị trí trọng yếu về quốc phòng như dự án Worlshine trên Mũi Cửa Khẻm đèo Hải Vân (đã buộc dừng dự án); dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối, thuộc khu vực đèo Hải Vân và khu nghỉ dưỡng nằm ở thị trấn Lăng Cô và xã Lộc Vĩnh cách cảng nước sâu Chân Mây 4km vị trí thuận tiện cho tàu trọng tải hàng trăm ngàn tấn cập cảng. Công ty liên doanh Tân Việt Trung hiện diện trong KTT Đông Nam Nghệ An (tỉnh Nghệ An) sát cảng Cửa Lò và khu A2 dành cho quốc phòng trên vùng biển đảo Ngư, đảo Mắt. Những sơ hở về quy hoạch và cấp phép đầu tư trong KKTVB ở các tỉnh BTB kể trên cho thấy, trong quy hoạch phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB một số nơi mới chỉ chú trọng lợi ích kinh tế mà “chưa quan tâm đến bảo vệ các địa hình có giá trị tác chiến phòng thủ chiến dịch, chiến lược, chưa gắn với kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ” [8, tr.111]. 3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 3.2.1.1. Nguyên nhân ưu điểm * Nguyên nhân khách quan Một là, Đảng, Nhà nước ban hành nhiều nghị quyết, quyết định đúng đắn về kinh tế biển nói chung và khu kinh tế ven biển nói riêng. Việt Nam là quốc gia có lợi thế từ biển, với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như: hải sản, khoáng sản, dầu khí, khí đốt... ; với nhiều bãi tắm đẹp, hệ thống vịnh và đảo thuận lợi cho phát triển du lịch; nằm trên hệ thống giao thông đường biển có hoạt động nhộn nhịp nhất thế giới thuận lợi cho phát triển các ngành hậu cần KTB; vận tải; cảng biển... Để phát huy được những lợi thế trên đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn. Do vậy Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định đúng đắn về KTB nói chung và KKTVB nói riêng. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1997 Đảng ta đã đề ra chủ trương nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài KKT, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện; Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VIII; Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018. Như vậy, với những chủ trương, đường lối, chính sách về KTB nói chung KKTVB nói riêng những năm qua KKTVB Việt Nam và KKTVB ở các tỉnh BTB ngày càng có những đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH các địa phương. Đây chính là nguyên nhân khách quan chính tạo nên những ưu điểm của KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian qua. Hai là, thể chế, cơ chế, chính sách về khu kinh tế ven biển ngày càng thông thoáng và đồng bộ. Thể chế, cơ chế, chính sách là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quy hoạch, quy mô, chất lượng KKTVB ở các tỉnh BTB. Hiện nay KKTVB ở các tỉnh BTB hoạt động theo sự quản lý tập trung thống nhất được phân công theo chức năng nhiệm vụ từ Chính phủ đến các Bộ, Ban, Ngành và các địa phương và thực hiện theo các cơ chế, chính sách áp dụng chung cho KKTVB trên cả nước. Những năm qua Chính phủ, ban hành các Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 về Quy hoạch phát triển các KKTVB ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 Ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KKTVB; Quyết định số: 203/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 02 năm 2020 về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số: 647/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 5 năm 2020 về việc phê duyệt đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030. Bên cạnh đó, Quốc hội ban hành các luật Đầu tư, luật Doanh nghiệp, luật Đất đai, luật thuế Doanh nghiệp; luật thuế Thu nhập và pháp luật chuyên ngành về đất đai, thương mại, lao động, xây dựng, thuế và một số pháp luật khác có liên quan. Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách đi cùng với quá trình cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi tạo mọi điều kiện cho các n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_khu_kinh_te_ven_bien_o_cac_tinh_bac_trung.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - Ma Duc Han.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Ma Duc Han.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Ma Duc Han.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Ma Duc Han.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Ma Duc Han.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Ma Duc Han.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Ma Duc Han.doc
Tài liệu liên quan