MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN .ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iii
DANH MỤC BẢNG.iv
DANH MỤC HÌNH .vi
MỤC LỤC .viii
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .4
1.1. Tổng quan nghiên cứu về kiến thức của giáo viên để dạy học .4
1.1.1. Nghiên cứu của Shulman.4
1.1.2. Nghiên cứu của Fennema và Franke.6
1.1.3. Mô hình kiến thức chủ đề trong toán học .8
1.1.4. Nghiên cứu của Ball và cộng sự.10
1.1.5. Vai trò và tầm quan trọng của kiến thức sư phạm đặc thù môn học.12
1.2. Tổng quan nghiên cứu về kiến thức của giáo viên để dạy học thống kê .14
1.3. Nghiên cứu về dạy học thống kê ở Việt Nam.17
1.4. Thống kê trong chương trình toán phổ thông ở Việt Nam.19
1.5. Chương trình đào tạo giáo viên toán trung học hiện nay.22
1.6. Đặt vấn đề nghiên cứu.24
Kết luận chương 1 .25
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT .26
2.1. Mô hình kiến thức toán để dạy học.26
2.1.1. Kiến thức nội dung phổ biến.27
2.1.2. Kiến thức nội dung đặc thù.27
2.1.3. Kiến thức theo chiều ngang .28
2.1.4. Kiến thức về việc học của học sinh.29
2.1.5. Kiến thức về việc dạy.30
2.1.6. Kiến thức về chương trình .31
2.2. Kiến thức thống kê để dạy học.32ix
2.3. Nghiên cứu bài học .34
2.4. Quy trình nghiên cứu bài học.35
2.4.1. Quy trình nghiên cứu bài học của Baba.36
2.4.2. Quy trình nghiên cứu bài học của Lewis .36
2.4.3. Quy trình nghiên cứu bài học của Murata .37
2.4.4. Đề xuất quy trình nghiên cứu bài học .38
2.5. Nghiên cứu về kiến thức để dạy học cho giáo viên thông qua nghiên cứu bài học.40
Kết luận chương 2 .42
CHƯƠNG 3. KIẾN THỨC CỦA GIÁO VIÊN ĐỂ DẠY HỌC THỐNG KÊ .43
3.1. Sơ lược tri thức luận và lịch sử thống kê .43
3.2. Biểu đồ cột và biểu đồ histogram.44
3.2.1. Biểu đồ cột .44
3.2.2. Biểu đồ histogram .45
3.2.3. Những nhầm lẫn thường gặp giữa biểu đồ cột và biểu đồ histogram .47
3.3. So sánh các số đặc trưng đo xu thế trung tâm dựa trên hình dạng phân bố của
biểu đồ.48
3.4. Kiến thức của giáo viên để dạy học biểu đồ cột và biểu đồ histogram trong
thống kê.50
3.5. Kiến thức của giáo viên để dạy học các số đặc trưng đo xu thế trung tâm dựa
trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram .52
3.6. Kiến thức của giáo viên để dạy học độ phân tán của dữ liệu trên biểu đồ cột
và biểu đồ histogram .54
3.7. Mục tiêu nghiên cứu.56
3.8. Câu hỏi nghiên cứu .56
Kết luận chương 3 .57
267 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kiến thức và thực hành nghiệp vụ của giáo viên toán tương lai để dạy học thống kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc
của HS (KCS) và kiến thức về việc dạy của GV (KCT). Các thay đổi về KCS của
các GVTTL được xem xét trong suốt quá trình tham gia NCBH và dựa vào các chỉ
số về KCS11 và KCS12 được xây dựng trong bảng 3.1.
Ở bước lên kế hoạch bài dạy ban đầu, chúng tôi thấy rằng các GVTTL chưa
chú ý đến những suy nghĩ của HS hay những quan niệm sai lầm của HS khi học về
biểu đồ cột và biểu đồ histogram. Giai đoạn chỉnh sửa kế hoạch bài dạy trước khi
thực hiện dạy lần 1, nhà nghiên cứu đã trao đổi và đề nghị với nhóm NCBH về
việc lựa chọn những nhiệm vụ và những câu hỏi nhằm thể hiện rõ những quan
niệm sai lầm của HS đồng thời đưa ra những dự đoán về những trường hợp HS có
thể trả lời. Tuy nhiên, khi thực hiện tiết dạy lần 1, GV D40 chưa thể hiện rõ được
điều này, chưa đưa ra những câu hỏi làm bộc lộ những sai lầm của HS. Trong cuộc
họp thảo luận sau tiết dạy lần 1, các GVTTL trong cả 2 nhóm đã dành một khoảng
thời gian đáng kể để thảo luận và dự đoán các câu hỏi và câu trả lời của HS nảy
sinh trong bài học. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được những nhận thức ngày
càng tăng của các GVTTL tham gia về tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi và dự
kiến các câu trả lời của HS.
“Việc dự đoán trước các câu trả lời (đúng/sai) của HS giúp GV có thể dự kiến
được trước các tình huống có thể xảy ra. Từ đó có những câu hỏi phù hợp dẫn dắt
HS tiếp cận với kiến thức. Hơn nữa, việc dự kiến trước các câu trả lời giúp GV đưa
ra những giải thích ngay sau khi HS trả lời, hiểu được suy nghĩ và tạo được sự tin
tưởng của HS đối với GV.” – Phát biểu của GV D65.
Ở phiên bản kế hoạch bài dạy sau cùng, chúng tôi nhận thấy sự thiết kế kĩ
lưỡng hệ thống câu hỏi đóng và mở cùng các phương án trả lời của HS trong từng
nội dung của bài dạy. Điều này được GVTTL D40 thể hiện tốt hơn qua tiết dạy lần
2 ở các cách đặt câu hỏi cho HS và đưa ra những lập luận giải thích kịp thời cho câu
trả lời của HS. Thật vậy, sự phản ánh của các GVTTL ở phiếu phỏng vấn cũng nói
lên sự tiến triển này.
95
Hình 5.6. Minh họa phản hồi của GVTTL H09 về KCS trong phiếu phỏng vấn
Bên cạnh đó, GV D40 cũng nói rằng:
“khả năng hiểu biết sâu sắc về tư duy của HS của bản thân em có lẽ
vẫn chưa phát triển nhiều cho nên em cảm thấy mình cần tham gia vào nhiều
lần thực nghiệm như thế này nữa. Tuy vậy, khả năng đánh giá những khó
khăn, sai lầm của HS của bản thân thì có một cái nhìn khác trước đây”.
Thật vậy, qua quan sát của các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sự hoàn
thiện dần dần KCS của các GVTTL. Ban đầu họ chỉ quan tâm đến việc trình bày
nội dung bài học cho đến bước thực hành dạy học lần 2 họ đã thật sự quan tâm
đến những khó khăn, sai lầm mà HS gặp phải và cách thức HS tư duy như thế
nào về nội dung bài học.
5.2.4. Sự tiến triển kiến thức về việc dạy của giáo viên toán tương lai để dạy học
biểu đồ histogram qua nghiên cứu bài học
a) Kiến thức về việc dạy của giáo viên toán tương lai để dạy học biểu đồ
histogram
KCT theo Ball và cộng sự (2008) đề cập đến kiến thức về việc làm thế nào
để thiết kế một hoạt động dạy học nhằm phát triển việc hiểu toán ở HS. Để dạy
học hiệu quả biểu đồ histogram trong thống kê, ngoài hiểu biết về khái niệm và ý
nghĩa của biểu đồ histogram, GV cần am hiểu cách thức thiết kế, tổ chức việc
dạy học về biểu đồ histogram trong thống kê, cũng như kết hợp hai kiểu kiến
thức này với nhau.
96
Hình 5.7. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu về KCS của GVTTL trong thực nghiệm 1
Theo thống kê câu trả lời của bài tập 2.3, của các GVTTL thì CCK của họ thể
hiện trong phiếu khảo sát đang còn hạn chế, vì vậy phần lớn các GVTTL chưa thể
hiện được kiểu kiến thức về việc dạy biểu đồ histogram trong thống kê một cách
chính xác và rõ ràng. Họ chỉ đưa ra được những chỉ dẫn phụ, chưa đề cập được đặc
trưng cơ bản nhất của biểu đồ này. Thậm chí, họ đưa ra những chỉ dẫn không đúng,
như chiều cao của hình chữ nhật tỉ lệ với tần số của lớp ghép. Ngay cả đối với GV
H45 đã được đánh giá cao ở kiểu kiến thức CCK thì ở kiểu kiến thức KCT cô chỉ
mới trình bày tiến trình giảng dạy chứ chưa đưa ra các chỉ dẫn và lưu ý giúp cho HS
vẽ đúng biểu đồ histogram.
Bảng 5.6. Minh họa câu trả lời của GVTTL về kiểu kiến thức KCT
Giáo viên Ví dụ minh họa
GV H15 có
đưa ra những
chỉ dẫn nhưng
chỉ đúng cho
chiều rộng của
lớp ghép
GV H16 đưa ra
những chỉ dẫn
để vẽ biểu đồ
nhưng cũng
gặp một sai lầm
cơ bản là vẽ
chiều cao biểu
diễn tần số của
lớp ghép.
97
GV H05 cũng
gặp phải sai
lầm về chiều
cao của trục
nhưng có đưa
ra chỉ dẫn về
khoảng cách
giữa các cột
GV H85 đã
đưa ra những
chỉ dẫn hợp lí,
rõ ràng cho
HS để vẽ biểu
đồ histogram
GV H45 chỉ
nêu chỉ dẫn
chung chung
chứ chưa nói
nêu được bản
chất cần lưu ý
để vẽ biểu đồ.
Trong cuộc phỏng vấn nửa cấu trúc, các câu trả lời của ba GVTTL về kiểu
kiến thức KCT cung cấp bằng chứng về khả năng lên kế hoạch để dạy học hiệu quả
biểu đồ histogram trong thống kê. Trong ba GVTTL, câu trả lời của GV H16 và
H45 cũng chỉ mới trình bày lại tiến trình kế hoạch bài giảng, chỉ có GVTTL H10
đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về cách vẽ biểu đồ histogram và phân biệt sự khác nhau
giữa biểu đồ histogram và biểu đồ hình cột một cách rõ ràng. Có thể các GVTTL
trong nghiên cứu chưa được thực hành giảng dạy nhiều nên KCT của họ còn hạn
chế, chưa đạt ở mức mong đợi.
b) Sự tiến triển kiến thức về việc dạy của giáo viên toán tương lai để dạy học
biểu đồ histogram qua nghiên cứu bài học
Việc phân tích dữ liệu cho thấy rằng các yếu tố đặc biệt của NCBH đã tạo cơ
hội lớn hơn cho GV nâng cao kiến thức về dạy toán. Sự tiến triển kiến thức về việc
dạy của các GVTTL được nhận thấy rõ qua các phiên bản giáo án của bài học
98
nghiên cứu. Trong phiên bản giáo án soạn lần 1, các GVTTL mới chỉ trình bày tiến
trình dạy kiến thức về biểu đồ cột và biểu đồ histogram ở hai trường hợp khoảng dữ
liệu được chia đều nhau và không đều nhau, chưa đưa ra nhận xét, so sánh nào về 2
biểu đồ này. Ở cột hoạt động của GV, họ chỉ mới trình bày trình tự của tiết giảng
chứ chưa thiết kế được hệ thống các câu hỏi dẫn dắt kiến thức cụ thể cho HS. Các
bài tập nêu ra chỉ tập trung vào các kĩ thuật tính toán và vẽ biểu đồ histogram. Sau
khi trao đổi với hai nhà nghiên cứu, các GVTTL đã cùng nhau sắp xếp lại trình tự
dạy học, lựa chọn các bài toán và cách thức dẫn dắt các nội dung kiến thức.
GVTTL D47: Làm thế nào để HS không bị nhầm lẫn giữa biểu đồ cột và biểu đồ
histogram?
GVTTL D65: Để HS phân biệt được hai loại biểu đồ này, chúng ta nên đưa ra
các hình vẽ biểu đồ cột và biểu đồ histogram cùng một lúc để HS
nhận xét, so sánh, đồng thời phân biệt các kiểu dữ liệu được biểu
diễn trên hai loại biểu đồ này.
GVTTL D40: Đúng vậy, chúng ta cần nói rõ cho HS khi nào thì chọn biểu đồ cột
hay biểu đồ histogram để biểu diễn dữ liệu cho phù hợp. Bên cạnh
đó, cần phải dẫn dắt như thế nào để làm rõ hơn bản chất của biểu
đồ histogram.
GVTTL D61: Cần phải hướng dẫn kĩ hơn cho HS cách xác định chiều cao của
các cột, công thức tính chiều cao cột dữ liệu.
GVTTL D40: Nên bổ sung thêm một bài tập nhằm củng cố lại kiến thức biểu đồ
histogram trong trường hợp các khoảng chia không đều nhau. Ví
dụ: Cho một biểu đồ histogram trong trường hợp khoảng chia
không đều nhau bị khuyết một cột dữ liệu. Yêu cầu HS vẽ cột dữ liệu
đó. Để làm được HS cần phải hiểu rõ bản chất biểu đồ histogram
và biết cách xác định chiều cao của cột dữ liệu.
Mặc dù, việc thiết kế bài giảng đã được các GVTTL chỉnh sửa khá kĩ lưỡng
nhưng khi thực hiện tiết dạy lần thứ nhất, GV D40 chưa thể hiện được hết ý đồ của
kế hoạch bài dạy. Khi HS vẽ sai biểu đồ histogram trong trường hợp khoảng dữ liệu
không đều nhau, GV D40 không hướng dẫn cụ thể từng bước để vẽ mà chiếu luôn
biểu đồ kết quả. Điều này không làm khắc sâu kiến thức cho HS.
99
Ở bước phản ánh sau lần dạy thứ nhất, các GVTTL đã chỉnh sửa lại giáo án
cho hoàn thiện hơn ở các câu hỏi dẫn dắt kiến thức, các biểu đồ cột và biểu đồ
histogram được chọn từ những vấn đề thực tế để tạo hứng thú cho HS. Các góp ý
cũng được đưa ra để thảo luận nhằm nâng cao quá trình tổ chức dạy học và xử lí
tình huống hiệu quả. Các chỉnh sửa của giáo án và góp ý ở tiết dạy lần đầu đã được
GV D40 thể hiện tốt hơn trong tiết dạy lần 2 ở trường phổ thông. GV D40 cũng
phản ánh sự khó khăn trong quá trình thực hiện dạy học và sự tiến bộ, tự tin của bản
thân khi tham gia NCBH.
Hình 5.8. Minh họa phản hồi của GVTTL D40 về SCK trong phiếu phỏng vấn
Bảng 5.7 mô tả các kiểu kiến thức để dạy học biểu đồ cột và biểu đồ histogram
của các GVTTL. Sự phát triển kiến thức được nhận thấy qua từng bước của NCBH.
Bảng 5.7. Sự tiến triển tiến triển kiến thức để dạy học biểu đồ cột và biểu đồ cột và
biểu đồ histogram của GVTTL qua nghiên cứu bài học
Các
chỉ số
Nghiên cứu
nội dung
bài học,
thiết lập
mục tiêu
(bước 1)
Các thảo luận và
các phiên bản
giáo án
(bước 2)
Thực
hành dạy
học lần 1
(bước 3)
Phản ánh
dạy lần 1
và chỉnh
sửa giáo
án
(bước 4)
Thực
hành dạy
học lần 2
(bước 5)
Thảo
luận và
phản ánh
cuối chu
trình
(bước 6)
CCK11
Chưa nắm
được bản
chất, biểu
diễn dữ liệu
trên biểu
đồ cột,
phân bố.
- Tìm hiểu bản
chất biểu đồ cột,
biểu đồ
histogram.
- Biết biểu diễn
dữ liệu trên 2 loại
biểu đồ
Thể hiện
đầy đủ
Thể hiện
đầy đủ
Thể hiện
đầy đủ
Thể hiện
đầy đủ
100
CCK12
Chưa hiểu
rõ ý nghĩa
biểu đồ cột
và phân bố
- So sánh phân
biệt 2 biểu đồ
- Hiểu ý nghĩa
của 2 loại biểu đồ
Chưa nói
rõ ý nghĩa
của 2 loại
biểu đồ khi
dạy
Thảo luận,
chỉnh sửa
bổ sung
Thể hiện
đầy đủ
Thể hiện
đầy đủ
SCK11
Chưa biểu
đạt đặc
trưng 2 loại
biểu đồ
- Thảo luận cách
thể hiện đặc trưng
của 2 loại biểu đồ
- Thảo luận để dự
đoán và lí giải
cho câu trả lời
của HS
Chưa thể
hiện rõ
cách vẽ
biểu đồ
histogram
Góp ý,
thảo luận
cách vẽ
biểu đồ
histogram
Thể hiện
đầy đủ
Thể hiện
đầy đủ
SCK12
Chưa đưa
ra cá
phương án
trả lời khác
nhau
Thảo luận đánh
giá tính đúng/sai
của HS nhưng
chưa sâu để đưa
ra các bằng chứng
lập luận
Chưa phân
tích, giải
thích rõ
câu trả lời
của HS
Thảo luận
đưa ra các
giải thích
rõ ràng cho
các
phương án
trả lời
Thể hiện
các phân
tích chính
xác
Thể hiện
đầy đủ
KCS11
Chưa đề
cập đến
khó khăn,
sai lầm của
HS
Dự đoán các tình
huống trả lời thể
hiện những sai
lầm của HS
Chưa thể
hiện chưa
đầy đủ
Thảo luận,
góp ý
chỉnh sửa
giáo án
Thể hiện
tốt các
câu hỏi
làm bộc
lộ khó
khăn, sai
lầm
Thể hiện
đầy đủ
KCS12
Chưa để ý
đến tư duy
của HS
Phân tích những
câu trả lời để biết
được cách thức
HS tư duy
Chưa giải
thích rõ
nguyên
nhân dẫn
đến sai lầm
của HS
Thảo luận,
góp ý
Phân tích
rõ ràng,
tạo hứng
thú cho
HS
Thể hiện
đầy đủ
101
KCT11
Chỉ nêu
trình tự
kiến thức,
chưa có
nhận xét,
so sánh
- Thảo luận lựa
chọn bài toán,
cách thức thể hiện
- Phân biệt, nhận
xét hai loại biểu
đồ
Chưa
hướng dẫn
rõ cách vẽ
biểu đồ
histogram
Thảo luận,
củng cố và
lựa chọn
các bài toán
gắn với
thực tế tạo
hứng thú
Thể hiện
tốt hơn
trình tự
bài giảng
Thể hiện
đầy đủ
KCT12
Chưa dự
đoán được
các tình
huống có
thể xảy ra
- Thiết kế hệ
thống câu hỏi
đóng và mở
- Dự đoán các
tình huống dạy
học và cách thức
xử lí
Cách thức
xử lí tình
huống khi
HS trả lời
sai chưa
rõ ràng,
triệt để
- Chỉnh
sửa và bổ
sung các
câu hỏi
dẫn dắt
- Thảo
luận cách
xử lí tình
huống
Thể hiện
tốt hệ
thống câu
hỏi, xử lí
Thể hiện
đầy đủ
5.3. Kiến thức để dạy học các số đặc trưng đo xu thế trung tâm trên biểu đồ cột
và biểu đồ histogram và sự tiến triển thực hành nghiệp vụ của giáo viên toán
tương lai
Trong phần này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về các kiểu kiến thức
trong mô hình MKT của các GVTTL. Chúng tôi tập trung vào phân tích các kiểu
kiến thức CCK, SCK, KCS và KCT của các GVTTL về dạy học giá trị trung bình,
trung vị, mốt trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram.
5.3.1. Sự tiến triển kiến thức nội dung phổ biến của giáo viên toán tương lai để
dạy học các số đặc trưng đo xu thế trung tâm trên biểu đồ cột và biểu đồ
histogram qua nghiên cứu bài học
a) Kiến thức nội dung phổ biến của giáo viên toán tương lai để dạy học các số
đặc trưng đo xu thế trung tâm trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram
CCK của các GVTTL sư phạm toán được đánh giá qua bài tập 1, 2 và bài tập 3.3.
Bài tập 1 kiểm tra kiến thức của GVTTL về số đo trung tâm trên biểu đồ cột, chỉ có
39,58% các GVTTL chọn đáp án đúng là C, trong số đó chỉ có 16,7% GVTTL giải thích
hợp lí cho câu trả lời. Bên cạnh đó, chỉ có khoảng 10% GVTTL có đề cập đến việc chọn
mốt làm giá trị đại diện cho xu hướng tập trung nơi sinh của các GVTTL.
102
Bảng 5.8. Minh họa câu trả lời của GVTTL cho bài tập 1
Giáo viên Ví dụ minh họa
GV D55 chọn
phương án A và
giải thích cho thấy
rằng GV không
hiểu bản chất của
biểu đồ cột và số
trung vị.
GV H57 có hiểu
được số trung vị
nhưng không nhận
ra rằng biểu đồ cho
là biểu đồ cột với
dữ liệu định tính
nên không sắp xếp
được theo thứ tự.
GV D54 hiểu nhầm
số trung vị xét theo
giá trị tần số.
GV H75 chọn đúng
đáp án C và nhận
xét được dữ liệu
trên biểu đồ là biến
định tính.
Với yêu cầu xác định số trung bình, trung vị được biểu diễn trên biểu đồ
histogram ở bài tập 2 và bài tập 3.3, kết quả cho thấy có khoảng hơn 4/5 GVTTL sử
dụng công thức tính đúng số trung bình. Tuy nhiên vẫn còn 1/5 GVTTL viết sai
công thức tính số trung bình hoặc không đưa ra phản hồi cho bài tập này. Đáng ngạc
nhiên hơn, chỉ có hơn 1/5 GVTTL xác định đúng số trung vị bằng cách xác định giá
trị ở giữa của dãy dữ liệu, chưa có GVTTL nào biết cách tìm trung vị dựa vào diện
tích các cột trên biểu đồ histogram. Có đến gần 4/5 GVTTL mắc phải sai lầm trung
vị là vị trí ở giữa của dữ liệu mà không xét đến tần số của chúng.
103
Bảng 5.9. Minh họa câu trả lời của GVTTL cho bài tập 2 và 3.3
Giáo viên Ví dụ minh họa
Trong bài tập 3.3,
GV H34, H57 tính
sai trung bình.
H34 sai trung vị vì
nhầm là giá trị ở
giữa dãy dữ liệu mà
ko xét đến tần số.
H57 sai trung vị vì
lấy trung vị là giá trị
có tần số ở giữa.
Trong bài tập 3.3,
GV H33 xác định
đúng trung vị nhưng
tính sai trung bình do
áp dụng sai công
thức không nhân tần
số của các giá trị.
Trong bài tập 2, GV
H6 và D47 tính đúng
trung bình nhưng sai
trung vị.
GV H28 tính đúng
trung bình và trung
vị.
104
Điều này cho thấy phần lớn các GVTTL mặc dù có thể nắm được khái niệm
trung bình, trung vị, mốt nhưng mới ở mức độ vận dụng công thức để tính toán
chứ chưa hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của chúng được thể hiện trên biểu đồ cột và
biểu đồ histogram.
Bảng 5.10. Kết quả cho CCK của GVTTL
Các bài tập Số GVTTL trả lời đúng Tỉ lệ tương ứng
Bài tập 1 57 39,58%
Bài tập 2
Trung bình 117 81,25%
Trung vị 42 29,17%
Bài tập 3.3
Trung bình 120 83,33%
Trung vị 30 20,83%
b) Sự tiến triển kiến thức nội dung phổ biến của giáo viên toán tương lai để
dạy học các số đặc trưng đo xu thế trung tâm trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram
qua nghiên cứu bài học
CCK để dạy học các số đặc trưng đo xu thế trung tâm trên biểu đồ của các
GVTTL đang còn nhiều hạn chế. NCBH đã tạo cơ hội để các GV tham gia bổ
sung CCK của họ một cách đầy đủ. Chủ đề của bài học nghiên cứu được chọn là
“Số đo trung tâm trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram”. Các GVTTL thảo luận
với nhau về chủ đề và nội dung của bài học nghiên cứu. Từ đây, họ nhận ra
những vấn đề đã gặp phải trước đó như giá trị trung vị không xác định được trên
biểu đồ cột với dữ liệu là biến phân loại hay sai lầm khi xác định trung vị không
xét đến tần số của dữ liệu. Trong phiên bản giáo án đầu tiên việc xác định chính
xác trung bình, trung vị mốt của các GVTTL đã được cải thiện. GV D47 nói
“Trước đây, tôi thường gặp bài tập tìm trung vị của dãy dữ liệu rời rạc nên đã
mắc sai lầm khi tìm trung vị là không để ý đến tần số của giá trị” hay GV H09
nói trước đây cô chưa được lưu ý là “Trung vị không xác định được cho giá trị
biến định tính được thể hiện trên biểu đồ cột”. Ngoài ra, khi trao đổi với nhà
nghiên cứu, các GVTTL biết cách tìm giá trị trung vị bằng cách chia đôi diện
tích của biểu đồ histogram và xác định vị trí tương đối của trung bình, trung vị,
mốt dựa vào hình dạng phân bố của biểu đồ.
105
Nhà nghiên cứu: Hãy chọn phương án đúng trong bài tập 1?
GVTTL H09: Em chọn câu A vì cột Đà Nẵng nằm ở giữa
GVTTL H17: Em chọn câu B vì không có số liệu cụ thể cho từng cột
GVTTL H34: Dữ liệu là nơi sinh nên không sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến
cao được nên không có trung vị. Em chọn câu C.
Nhà nghiên cứu: Câu C đúng vì trung vị sẽ không xác định được với dữ liệu là
biến phân loại.
Ở bài tập 2 và 3.3, làm thế nào để xác định trung vị và so sánh
trung bình, trung vị, mốt trên biểu đồ histogram mà không cần
tính toán?
GVTTL H09: Nhìn trên biểu đồ thì mốt dễ dàng xác định được, trung vị là vị
trí chia đôi diện tích của biểu đồ, còn trung bình thì chỉ ước
lượng theo cảm giác nếu không tính cụ thể
Nhà nghiên cứu: Đúng vậy, phải dựa vào hình dạng phân bố lệch trái, lệch phải
hay cân đối của biểu đồ từ đó suy ra vị trí tương đối của trung
bình, trung vị và mốt.
Bên cạnh đó, các GVTTL cũng thảo luận về ý nghĩa của các số đặc trưng đo
xu thế trung tâm và khi nào thì nên dùng trung bình hay trung vị làm giá trị đại diện
trong các bài toán khác nhau.
GVTTL D47 Ý nghĩa của trung bình, trung vị có như nhau không?
GVTTL D40 Cả hai đại lượng này đều nhằm mục đích đo lường xu hướng tập
trung của tập dữ liệu. Tuy nhiên, mỗi đại lượng đều có điểm yếu
và điểm mạnh riêng.
GVTTL D47: Khi nào thì nên sử dụng trung bình hay trung vị làm giá trị đại diện?
GVTTL D61: Trung vị là đại lượng tốt hơn trong trường hợp dữ liệu có những giá
trị ngoại lai. Một giá trị được gọi là ngoại lai khi nó chênh lệch với
các giá trị còn lại một cách bất thường. Tuy nhiên, khi kích thước của
mẫu lớn và không có những giá trị ngoại lai, thì trung bình lại đo
lường chính xác hơn về xu hướng tập trung của dữ liệu.
Những GVTTL tham gia nghiên cứu phát triển nhận thức và đánh giá cao hơn
về sự phức tạp của các số đặc trưng đo xu thế trung tâm. Họ đã phát triển một cách
106
rõ ràng và hoàn chỉnh hơn về các khái niệm và ý nghĩa bao quát về các số đặc trưng
đo xu thế trung tâm thể hiện trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram, điều này cũng
được phản án qua phiếu phỏng vấn cuối của các GVTTL.
“Tôi đã biết được khi nào nên dùng trung bình, khi nào nên dùng trung vị để
làm giá trị đại diện cho dãy dữ liệu và biết cách biểu diễn hay ước lượng
những giá trị trung tâm này trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram.” – phản
ánh của GVTTL D40.
5.3.2. Sự tiến triển kiến thức nội dung đặc thù của giáo viên toán tương lai để
dạy học các số đặc trưng đo xu thế trung tâm trên biểu đồ cột và biểu đồ
histogram qua nghiên cứu bài học
a) Kiến thức nội dung đặc thù của giáo viên toán tương lai để dạy học các số
đặc trưng đo xu thế trung tâm trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram
SCK là kiến thức dành riêng cho GV để tham gia vào các nhiệm vụ giảng dạy
cụ thể như cách trình bày chính xác các ý tưởng toán học, đưa ra giải thích cho các
quy tắc chung và có thể hiểu và kiểm tra tính chính xác cho các phương pháp giải
khác lạ của các vấn đề được đề cập. Bài tập 3 được đặt ra để làm rõ SCK của các
GVTTL dựa vào tình huống trả lời của ba HS trong đó có chứa câu trả lời đúng là
của HS B. Các GVTTL phải có khả năng nhận xét các câu trả lời của các HS và có
thể lí giải vì sao HS lại trả lời như vậy.
Hình 5.9. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu về SCK của GVTTL trong thực nghiệm 2
Kết quả thực nghiệm cho thấy tỉ lệ của mã 4 là 18,75% tức là chỉ có 27
GVTTL có thể đưa là những lí giải đầy đủ và hợp lí cho các câu trả lời của HS. Đối
với mã 0 và mã 1, có đến 42,37% GVTTL chỉ đưa ra được một lí do hoặc không có
107
phản hồi nào cho nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, số lượng các GVTTL nhận định được
tính đúng đắn của câu trả lời của các HS và giải thích cụ thể chỉ đạt 34,03%. Không
có một GVTTL nào sử dụng kiến thức về hình dáng phân bố của biểu đồ để lí giải
cho các câu trả lời của HS A, B, C. Họ chỉ có thể giải thích bằng cách sử dụng công
thức để tính toán các giá trị cụ thể và so sánh. Điều này cho thấy rằng các GVTTL
chưa tích lũy đầy đủ SCK để dạy học giá trị trung bình, trung vị, mốt trên biểu đồ
cột và biểu đồ histogram. Họ còn lúng túng trong việc dự đoán các trường hợp của
đối tượng tri thức có thể xảy ra trong dạy học. Điều này rất quan trọng để hoàn thiện
tốt cho kiểu kiến thức nội dung đặc thù, đặc thù riêng cho việc dạy toán.
b) Sự tiến triển kiến thức nội dung đặc thù của giáo viên toán tương lai để dạy
học các số đặc trưng đo xu thế trung tâm trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram qua
nghiên cứu bài học
Việc tham gia NCBH giúp cho SCK của các GVTTL để dạy học các số đặc
trưng đo xu thế trung tâm trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram từng bước được
phát triển đầy đủ. Ở bước lên kế hoạch bài dạy, SCK của các GVTTL được nâng
cao qua các lần thảo luận với các thành viên trong nhóm và các nhà nghiên cứu.
Bằng cách sửa đổi giáo án, các GVTTL đã có những chuyển biến từng bước về khả
năng phân tích các phương án giải của bài toán và đưa ra những bằng chứng kiến
thức cho các cách giải đó. Khả năng xác định tính chính xác của các cách giải
chung và cách giải khác biệt của các GVTTL được nhận thấy ở phiên bản cuối của
giáo án ở bước 2. Cùng thảo luận về bài tập 3, các GVTTL và nhà nghiên cứu đã có
những trao đổi như sau:
Nhà nghiên cứu: Các bạn hãy đưa ra nhận định và xác định tính đúng sai
trong câu trả lời của HS A, B, C.
GVTTL H34: Các HS phải tính trung bình, trung vị để đưa ra so sánh.
Ở đây trung bình bằng 3,7 và trung vị là 3 nên HS B trả
lời đúng.
Nhà nghiên cứu: Lí do nào mà HS A và C đưa ra câu trả lời như vậy?
GVTTL H09: HS A tính trung bình bằng 3,7;
Trung vị bằng 5 vì xem là vị trí ở giữa của dãy dữ liệu mà
không xét đến tần số của dữ liệu hoặc sắp xếp dãy dữ liệu
theo thứ tự từ thấp đến cao của tần số:
108
0; 6; 8; 9; 10; 7; 5; 4; 1; 3; 2 nên suy ra trung vị là 7.
Từ đó suy ra trung bình nhỏ hơn trung vị.
GVTTL H17: HS C xác định sai trung vị bằng 5 và tính trung bình quên
nhân tần số của dữ liệu:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
x 5
11
+ + + + + + + + + +
= =
nên suy ra trung vị và trung bình bằng nhau.
Mặc dù qua trao đổi thảo luận, các GVTTL đã có những phân tích đầy đủ hơn
nhưng khi thực hành dạy lần 1, họ vẫn chưa thể hiện được đầy đủ SCK. Các
GVTTL đã đưa ra cách giải đúng của các bài tập tự luận và chọn đúng đáp án của
các bài tập trắc nghiệm nhưng chưa giải thích rõ hay đưa ra những bằng chứng lí
thuyết cho các câu trả lời của HS. Qua buổi thảo luận sau giờ dạy lần 1, các GVTTL
mới nhận ra sự thiếu sót này. Trong lần thực hành giảng dạy lần 2, GV D65 đã cung
cấp các giải thích chính xác có ý nghĩa thống kê cho lời giải của các bài toán và
phân tích rõ ràng các phương án trả lời đúng/sai trong các bài tập trắc nghiệm. Bên
cạnh đó, GV H17 đã phản hồi trong phiếu phỏng vấn ở bước cuối.
“Tôi nhận thấy khả năng nhìn nhận một nội dung kiến thức nằm trong thực
nghiệm ở nhiều khía cạnh khác nhau của mình cũng dần được tăng lên. Theo
tôi, khả năng này của người GV là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp tôi có
thể tiếp cận vấn đề một cách đa dạng mà còn có thể xác định tính chính xác và
giải thích các câu trả lời của HS giúp việc dạy học đạt hiệu quả hơn.”
Ngoài ra, những GVTTL tham gia nghiên cứu đã nhận xét về cách họ nhận
thức rõ hơn về nguồn gốc của những sai lầm trong các câu trả lời của HS. Trước
đây họ coi rằng các sai lầm có thể là các lỗi ngẫu nhiên chứ họ không biết rằng đó
là sự phản ánh một số hình thức lập luận có ý nghĩa logic liên quan đến tư duy đang
phát triển của HS.
Dữ liệu mô tả trong nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, của các GVTTL
tham gia NCBH đã hỗ trợ cho sự phát triển SCK để dạy học các số đặc trưng đo xu
thế trung tâm trên biểu đồ cột và biểu đồ histogram của họ. Các GVTTL đã được
củng cố và phát triển những hiểu biết về tầm quan trọng của những kiến thức của
chủ đề nghiên cứu trong suốt quá trình NCBH. Mặt khác, các GVTTL đã xác định
được kiến thức cần thiết để xác định những sai lầm có thể xảy ra. Điều này tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển kiến thức nội dung sư phạm như dự đoán phản ứng của
HS hay phân tích các phản hồi không chính xác của HS.
109
5.3.3. Sự tiến triển kiến thức về việc học của học sinh của giáo viên toán tương
lai để dạy học các số đặc trưng đo xu thế trung tâ