MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
BẢNG KÍ HIỆU NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .vii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN .viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ .x
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .4
5. Giả thuyết khoa học .4
6. Đóng góp của luận án .4
7. Ý nghĩa của đề tài .5
8. Cấu trúc luận án .5
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.6
1.1. Những nghiên cứu về sự kiện và đánh giá sự kiện trong nghiên cứu và
dạy học lịch sử .6
1.1.1. Ở nước ngoài .6
1.1.2. Ở Việt Nam.8
1.2. Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực đánh giá sự kiện
cho học sinh trong dạy học lịch sử .16
1.2.1. Ở nước ngoài .16
1.2.2. Ở Việt Nam.25
1.3. Đánh giá khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề
luận án tiếp tục giải quyết .32
1.3.1. Đánh giá chung và những vấn đề luận án được kế thừa.32
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết .33iv
Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ SỰ KIỆN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.35
2.1. Cơ sở lí luận.35
2.1.1. Quan niệm về đánh giá sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT.35
2.1.1.1. Quan niệm về sự kiện và sự kiện lịch sử .35
2.1.1.2. Quan niệm về đánh giá sự kiện trong dạy học lịch sử.36
2.1.2. Các loại sự kiện và đặc điểm của sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT.37
2.1.2.1. Các loại sự kiện .37
2.1.2.2. Đặc điểm của sự kiện trong dạy học lịch sử.40
2.1.3. Đặc điểm của đánh giá sự kiện và các mức độ đánh giá sự kiện trong dạy
học lịch sử ở trường THPT.41
2.1.3.1. Đặc điểm của đánh giá sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT .42
2.1.3.2. Các mức độ đánh giá sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT .45
2.1.4. Những yếu tố tác động đến kết quả đánh giá sự kiện trong dạy học lịch sử ở
trường THPT .47
2.1.5. Quan niệm về phát triển năng lực đánh giá sự kiện cho học sinh trong dạy
học lịch sử ở trường THPT.49
2.1.5.1. Năng lực và phát triển năng lực .49
2.1.5.2. Năng lực đánh giá sự kiện và phát triển năng lực đánh giá sự kiện.52
2.1.6. Yêu cầu về năng lực đánh giá sự kiện của học sinh trong Chương trình môn
Lịch sử 2022 .53
2.1.7. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực đánh giá sự kiện cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường THPT.56
2.1.7.1. Vai trò .56
2.1.7.2. Ý nghĩa.57
2.2. Cơ sở thực tiễn.60
2.2.1. Khái quát về thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT.60
2.2.1.1. Tích cực .60
2.2.1.2. Một số tồn tại.61v
284 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực đánh giá sự kiện cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học Phổ thông (Vận dụng qua chương trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i của
nhân dân
dân, vũ trang
chống Pháp. Tiêu
biểu: Trương
Quyền, Phan Tôn,
Phan Liêm,
Nguyễn Hữu
Huân,
Mặt trận Bắc Kì
lần thứ nhất (1873)
Cuối năm 1873,
Pháp đánh chiếm
Hà Nội, rồi sau đó
sau đó mở rộng
đánh chiếm các
tỉnh đồng bằng
sông Hồng.
-Khi Pháp đánh
thành Hà Nội, 100
binh lính đã chiến
đấu và hi sinh anh
dũng tại Ô Quan
Chưởng.
-Trong thành Tổng
đốc Nguyễn Tri
Phương đã chỉ huy
quân sĩ chiến đấu
dũng cảm.
Nguyễn Tri
Phương hi sinh anh
dũng. Thành Hà
Nội thất thủ, quân
triều đình nhanh
chóng tan rã.
-Năm 1874 triều
-Khi Pháp đến Hà
Nội, nhân dân chủ
động kháng chiến,
không hợp tác với
giặc.
-Khi thành Hà Nội
thất thủ, nhân dân
Hà Nội và nhân
dân các tỉnh đồng
bằng Bắc bộ vẫn
tiếp tục chiến đấu
buộc Pháp phải
rút về cố thủ tại
các tỉnh lỵ.
-Ngày 21.12.1873
quân ta phục kích
tại Cầu Giấy, Gác-
ni-e tử trận thực
dân Pháp hoang
mang, chủ động
thương lượng với
triều đình.
98
Mặt trận
Hành động của
Pháp
Động thái của
triều đình Nguyễn
Động thái của
nhân dân
đình kí với thực
dân Pháp Hiệp ước
Giáp Tuất, dâng
toàn bộ 6 tỉnh Nam
Kì cho Pháp.
Hiệp ước gây
nên làn sóng bất
bình trong nhân
dân.
Phong trào
kháng chiến kết
hợp giữa chống
thực dân với chống
phong kiến đầu
hàng.
Mặt trận Bắc Kì
lần thứ hai (1882)
Tháng 4-1882,
Pháp đổ bộ lên Hà
Nội, nổ súng đánh
thành, sau đó mở
rộng chiếm mỏ
than Hòn Gai,
Quảng Yên, Nam
Định.
Quan quân triều
đình và Hoàng
Diệu chỉ huy quân
sĩ chiến đấu anh
dũng bảo vệ thành
Hà Nội thành
mất, Hoàng Diệu
hi sinh. Triều đình
hoang mang cầu
cứu nhà Thanh.
-Nhân dân dũng
cảm chiến đấu
chống Pháp bằng
nhiều hình thức:
+Các sĩ phu không
thi hành mệnh lệnh
của triều đình tiếp
tục tổ chức kháng
chiến.
+Nhân dân Hà Nội
và các tỉnh tích cực
kháng chiến bằng
nhiều hình thức
sáng tạo.
+Tiêu biểu có trận
99
Mặt trận
Hành động của
Pháp
Động thái của
triều đình Nguyễn
Động thái của
nhân dân
-Trước thái độ ảo
tưởng của triều
đình Huế, thực dân
Pháp càng củng cố
quyết tâm xâm
lược toàn bộ Việt
Nam. Nhân cái
chết của Rivie thực
dân Pháp lớn tiếng
kêu gọi “trả thù” ,
vạch kế hoạch
đánh chiếm kinh
đô buộc triều
Nguyễn đầu hàng.
phục kích Cầu
Giấy lần hai
19.5.1883 Rivie
bỏ mạng, cổ vũ
tinh thần chiến đấu
của nhân dân.
Từ việc giải quyết vấn đề trên, GV hướng dẫn HS lĩnh hội giá trị về vai trò của
quần chúng nhân dân trong LS, phải coi trọng sức dân, về bài học đoàn kết toàn dân
và chuyển sang thế trận chiến tranh nhân dân.
GV có thể kiểm tra, đánh giá lại tình huống có vấn đề trên thông qua bài tập
sau: Từ việc so sánh tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp của triều đình và
của nhân dân (1858 – 1884), hãy rút ra bài học LS trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay.
100
3.2.2.2. Xây dựng và sử dụng các dạng bài tập tình huống có vấn đề
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Tình huống là “về sự diễn biến của tình
hình, về mặt cần phải đối phó” [72;tr.996]. Theo Phan Trọng Ngọ, “bản chất của PP
dạy học tình huống là thông qua việc giải quyết những tình huống, người học có khả
năng thích ứng tốt nhất với môi trường xã hội đầy biến động” [9;tr.92 – 93].
Những SKLS được chọn lọc và ghi chép trong chương trình, SGK LS ở
trường phổ thông đều là những SK cơ bản, có thật, phản ánh hiện thực LS khách
quan. Thế nên, việc xây dựng các bài tập tình huống trong DHLS là ưu thế của bộ
môn. Việc xây dựng các câu hỏi bài tập tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống giúp
HS có cái nhìn sâu sắc hơn về nội dung kiến thức đã được học, góp phần nâng cao
tính chủ động, sáng tạo và gây hứng thú cho người học.
Những câu hỏi bài tập tình huống theo hướng phát triển NL đánh giá SKLS,
GV có thể sử dụng để tổ chức hoạt động học tập cho HS bao gồm những dạng sau:
101
Bảng 3.5. Các dạng câu hỏi bài tập tình huống theo hướng phát triển NL ĐGSK
cho HS trong dạy học LSVN 1858 - 1918
Dạng câu hỏi bài tập tình huống Ví dụ
Câu hỏi bài tập tình huống hướng tới
nguyên nhân phát sinh của SK
- Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
- Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm
mục tiêu tấn công đầu tiên?
- Vì sao thực dân Pháp chuyển hướng tấn
công Gia Định?
Câu hỏi bài tập tình huống giải
quyết nguyên nhân phát sinh của SK
- Yêu cầu đặt ra với các nước tư bản chủ
nghĩa khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa
đế quốc là gì?
- Hãy khái quát tình hình các nước trong khu
vực và trên thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX.
- Trước khi đánh Bắc Kì lần thứ nhất năm
1873, tình hình nước Pháp có đặc điểm gì
nổi bậc?
Câu hỏi bài tập tình huống tóm tắt
tiến trình diễn biến của SK
- Tóm tắt các diễn biến chính ở các mặt trận:
Đà Nẵng năm 1858, Gia Định năm 1859,
Đông Nam Kì năm 1862, Tây Nam Kì năm
1867, Bắc Kì năm 1873 và Bắc Kì năm
1882.
- Trình bày chiến sự ở mặt trận Đà Nẵng
năm 1858.
- Trình bày chiến sự ở mặt trận Gia Định
năm 1859.
Câu hỏi bài tập tình huống so sánh
những điểm tương đồng và khác biệt
của SK
- So sánh phong trào đấu tranh của nhân dân
ba tỉnh miền Đông Nam Kì và ba tỉnh miền
Tây Nam Kì.
102
Dạng câu hỏi bài tập tình huống Ví dụ
- So sánh tư tưởng của phái chủ hòa và phái
chủ chiến.
- So sánh tinh thần đấu tranh của triều đình
và của nhân dân ở các mặt trận: Đà Nẵng
năm 1858, Gia Định năm 1859, Đông Nam
Kì năm 1862, Tây Nam Kì năm 1867, Bắc
Kì năm 1873 và Bắc Kì năm 1882.
- So sánh hiệp ước Hác-măng năm 1883 và
hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884.
- So sánh xu hướng bạo động của Phan Bội
Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu
Trinh.
- So sánh hướng đi tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành với các bậc tiền bối như
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Câu hỏi bài tập tình huống làm sáng
tỏ mối quan hệ giữa các SKLS
- Hãy làm rõ tinh thần đoàn kết giữa nhân
dân Việt Nam với nhân dân Lào, Campuchia
trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
giữa thế kỉ XIX.
- So sánh cải cách duy tân ở Nhật Bản,
Trung Quốc và Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
- Hãy làm rõ mối quan hệ giữa chuyển biến
kinh tế và chuyển biến xã hội Việt Nam
trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp năm 1897.
- Phân tích mối quan hệ giữa phong trào
nông dân Yên Thế, Đông Kinh nghĩa thục,
Hà Thành đầu độc và phong trào công nhân
103
Dạng câu hỏi bài tập tình huống Ví dụ
trong những năm Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914 – 1918).
- Phân tích tác động con đường cứu nước
của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh tới sự
lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn
Tất Thành.
Câu hỏi bài tập tình huống làm rõ
đặc trưng, bản chất của SK
- Thông qua các SK 1858, 1859, 1862, 1867,
1873, 1882, 1883, 1884, hãy làm rõ quá trình
thực dân Pháp từng bước xâm lược Việt
Nam.
- Vì sao phong trào nông dân Yên Thế
không thuộc phong trào Cần Vương?
- Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc
khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào
Cần Vương?
- Phân tích những SK chứng minh Phan Bội
Châu chủ trương cứu nước theo khuynh
hướng dân chủ tư sản bằng PP bạo động.
- Phân tích những SK chứng minh Phan
Châu Trinh chủ trương cứu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản bằng PP cải
cách.
Câu hỏi bài tập tình huống làm rõ
tác động, ý nghĩa của SK
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 21-12-
1873 đã ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh
xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt
Nam như thế nào?
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực
dân Pháp năm 1897 đã tác động đến Việt
104
Dạng câu hỏi bài tập tình huống Ví dụ
Nam như thế nào?
- Tư tưởng dân chủ tư sản đã tác động đến
Việt Nam như thế nào trong những năm đầu
thế kỉ XX?
- Duy tân Minh Trị của Nhật Bản đã ảnh
hưởng đến phong trào yêu nước và cách
mạng ở Việt Nam như thế nào?
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng
đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt
Nam như thế nào?
Câu hỏi bài tập tình huống đánh giá
và nhận xét của SK
- Hãy rút ra nhận xét về phong trào yêu nước
và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Từ thất bại của cuộc kháng chiến chống
Pháp (1858 – 1884), Việt Nam rút ra bài học
LS gì trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước
hiện nay?
GV cũng có thể sưu tầm những tình huống trái chiều về các SK LS tiêu biểu.
105
Bảng 3.6. Các nhân vật có nhiều ý kiến trái chiều [95;tr.28 – 30]
Tên nhân vật Nội dung Ý kiến trái chiều về nhân vật
Thái hậu
Dương Vân
Nga
Nhà Đinh và Nhà Lê -Thông đồng với Lê Hoàn cướp ngôi
-Hi sinh quyền lợi dòng họ, bảo vệ
quyền lợi dân tộc
Hồ Quý Ly Nhà Hồ đầu thế kỉ XV -Hồ Quý Ly sáng suốt, nhà cải cách
lớn táo bạo, quyết liệt.
-Hồ Quý Ly cướp ngôi, phản
nghịch, cải cách không có đóng góp
đáng kể.
Mạc Đăng
Dung
Nhà Mạc thế kỉ XVI -Nghịch thần cướp ngôi nhà Lê,
đáng lên án
-Sự xuất hiện của ông là một tất yếu,
đáp ứng yêu cầu xã hội, có công
lao,
Nguyễn Huệ Phong trào Tây Sơn và sự
nghiệp thống nhất đất
nước, bảo vệ tổ quốc
-Anh hùng dân tộc, nhiều chiến
công, thống nhất đất nước
-Tiêu diệt ngoại xâm, xóa bỏ cát cứ,
không có công thống nhất đất nước
Nguyễn Ánh Tình hình chính trị, kinh tế
và văn hóa dưới triều
Nguyễn (nửa đầu XIX)
-Cõng rắn cắn gà nhà, cướp thành
quả Tây Sơn, tàn bạo
-Có công thống nhất đất nước, là
một vị vua tài,..
Phan Thanh
Giản
Nhân dân Việt Nam kháng
chiến chống Pháp xâm
lược (1858 – 1873)
-Bán nước
-Yêu nước, vì dân nên phải đầu
hàng,
106
3.2.2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa và rút ra bài học kinh nghiệm của sự
kiện lịch sử
Để đánh giá một SKLS, ngoài những hiểu biết sơ khởi về SKLS đó theo công
thức 5W: what? (SK gì?), where? (ở đâu?), when? (khi nào?), why? (tại sao?), who?
(Ai?), thì một vấn đề quan trọng cần phải được chú ý là đánh giá được giá trị
(value?) của SK đó. Theo PP luận sử học, đó chính là việc rút ra ý nghĩa và bài học
kinh nghiệm của SKLS.
Hình 3.10. Các bước nghiên cứu SK [66;tr.175]
Theo sơ đồ trên, tìm hiểu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của SKLS chính là
bước chuyển của rút ra kết luận khoa học khách quan để phục vụ mục đích của nhận
thức và hoạt động.
Những SK quan trọng đã diễn ra đều có ý nghĩa, tác động đối với LS dân tộc,
thế giới hoặc cả dân tộc và thế giới. Ví dụ: SK Chiến tranh thế giới thứ hai có ý
nghĩa, tác động to lớn đối với nhiều nước. Theo LS 11, “Hơn 70 quốc gia với 1 700
triệu người bị lôi vào vòng chiến, 60 triệu người chết và 90 triệu người bị tàn phế.
Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá” [65;tr.101]. Đối với
LSVN, SK này còn tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
1939 – 1945, tạo thời cơ cho cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì vậy, việc hướng
dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa SK là rất quan trọng.
Ý nghĩa của một SK, biến cố lớn thường có nghĩa trong nước và quốc tế. Ví
dụ: Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa trong nước và thế giới.
Tìm SK của hiện thực khách quan
Rút ra kết luận khoa học khách quan
Phục vụ cho mục đích của nhận thức và hoạt động
107
Hình 3.11. Ý nghĩa LS của cách mạng tháng Mười Nga
Bài học kinh nghiệm cũng có ý nghĩa trong nước và thế giới, là những bài học
rút ra từ LS quá khứ, có ích cho cuộc sống hiện tại. Đó là những bài học rút ra từ
những SK thành công và cả những thất bại. Chẳng hạn, từ bài học về sự đoàn kết
trong Chiến tranh thế giới thứ hai, GV có thể liên hệ đến bài học về sự đoàn kết
trong việc giải quyết vấn đề biển Đông – một vấn đề thời sự hiện nay.
Hình 3.12. Các tranh biếm họa về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn
Ý nghĩa LS của
cách mạng tháng
Mười Nga
Đối với
nước Nga
Lật đổ chính quyền
giai cấp tư sản, lập
chính quyền Xô Viết
của nhân dân Nga
Giải quyết mâu
thuẫn cơ bản của xã
hội, thay đổi vận
mệnh đất nước và số
phận nhân dân Nga.
Đưa nước Nga bước
vào thời đại độc lập,
tự do và CNXH.
Đối với thế
giới
Mở ra thời đại đấu
tranh mới cho lịch
sử nhân loại.
108
Hình thứ nhất – Hội nghị Muy-nich đỉnh cao cho chính sách nhân nhượng phát
xít, biểu tượng cho sự chia rẽ trong quan hệ quốc tế (Anh, Pháp muốn đẩy “họng
súng” phát xít về phía Liên Xô), Hình thứ hai, thứ ba – ba nước lớn (Mỹ, Anh, Liên
Xô) đóng vai trò quan trọng, nòng cốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, phản
ánh sự đoàn kết của các nước lớn trong tiêu diệt kẻ thù chung.
Từ bài học về sự đoàn kết trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có
thể liên hệ đến tình đoàn kết trong vấn đề biển Đông. Từ năm 2012, khi chính
quyền Trung Quốc có những động thái xâm phạm bãi cạn Scarborough
(Philippines), nhiều nước ASEAN đã im lặng. Tác giả Dương Danh Huy trong bài
Tiếng Anh “Không còn ai để lên tiếng bênh vực cho tôi” đăng trên Manila Times
nhận định: “không có phản ứng nào được công bố trên các trang web tiếng Anh của
các bộ ngoại giao các nước ASEAN”. Hành động này được tác giả liên hệ với bài
thơ Đầu tiên khi họ đến của Mục sư Martin Niemoller (Đức) nói về sự nguy hiểm
của việc không có hành động gì cả của các lực lượng trong xã hội trước sự lớn
mạnh của chủ nghĩa phát xít trong giai đoạn thế chiến thứ hai.
“Đầu tiên chúng nó (bọn phát xít) tìm đến xử những người Cộng sản, nhưng tôi
không phải Cộng sản nên tôi không lên tiếng. Kế đó chúng tìm đến xử những
người theo tư tưởng Xã hội và Nghiệp đoàn lao động, nhưng tôi cũng không
thuộc họ, nên tôi không lên tiếng. Sau đó chúng tìm đến xử người Do Thái,
nhưng tôi không phải Do Thái nên tôi không lên tiếng. Và khi bọn phát xít tìm
đến bắt tôi, thì lúc ấy không còn ai để lên tiếng bênh vực cho tôi”.[121]
GV có thể sử dụng đoạn tư liệu này để giáo dục HS bài học về sự đoàn kết trong
giải quyết vấn đề biển Đông của các nước ASEAN, hay đơn giản là bài học về sự lên
tiếng trước những điều sai trái trong cuộc sống (trong khả năng của bản thân mỗi người).
3.2.2.4. Dạy học dự án
Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện theo điều kiện thời
gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã
đề ra. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra
các sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao
109
trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự
án [28;tr.33 – 34].
Dạy học theo dự án giúp cho việc ĐGSK của HS có ý nghĩa hơn khi gắn được
vấn đề lí thuyết với thực hành. HS được rèn NL tư duy khi gặp vấn đề phức tạp
thông qua việc khám phá, đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin liên quan đến
dự án.
Hình 3.13. Quy trình (các bước) tổ chức dạy học theo dự án
Ví dụ: GV cho HS thực hiện dự án thiết kế poster về các SKLS: Pháp đánh Đà
Nẵng năm 1858, Pháp đánh Gia Định năm 1859, Cuộc kháng chiến của nhân dân ba
tỉnh miền Tây Nam Kì trong bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1858 – 1873), LS 11
Bước 1 – GV giới thiệu dự án “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1858 –
1873 qua Poster LS”. Dự án này có liên môn với Ngữ Văn (sử dụng văn thơ yêu
nước như bài Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,) và Địa lí (giới thiệu vị trí
địa lí, địa giới hành chính các tỉnh Nam Kì đương thời,). Vì đây là một dự án
không quá phức tạp nên thời gian cho dự án là một tuần.
Bước 2 – Mục tiêu dự án hướng tới là NL ĐGSK LS thuộc thành phần NL
nhận thức và tư duy LS. Phẩm chất hướng đến là yêu nước với biểu hiện: Đấu tranh
• Xác định, lựa chọn tên chủ đề và lí giải lí do chọn/đưa ra chủ đề dự án.
• Xác định mục tiêu dạy học dự án (tổng quát của dự án).
• Tóm tắt nội dung kiến thức cốt lõi của chủ đề dự án.
• Thiết kế kịch bản (xây dựng đề cương) dự án. Đây là “linh hồn” dự án,
thể hiện trình độ, NL của GV.
• Tổ chức thực hiện dự án theo kịch bản đã thiết kế.
• Tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm, đánh giá dự án và rút kinh nghiệm
110
với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia qua các SK thực
dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng năm 1858, Gia Định năm 1859 và các tỉnh miền Tây
Nam Kì năm 1873.
Bước 3 – Tóm tắt nội dung cốt lõi của dự án qua sơ đồ tư duy và chú ý hướng
vào các nhiệm vụ cụ thể của dự án. Đơn cử ví dụ, với dự án “Chiến sự ở Đà Nẵng
năm 1858 qua Poster LS”, SK Pháp đánh Đà Nẵng cần thể hiện được vì sao Pháp
chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên, diễn biến (hành động của Pháp, của
triều đình và của nhân dân), kết quả và ý nghĩa của SK.
Bước 4 – Thiết kế kịch bản của dự án với những nhiệm vụ cụ thể, GV LS với
tư cách là người tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện dự án, những GV các bộ môn
Ngữ Văn, Địa lí với tư cách là người cố vấn những nội dung tích hợp liên quan với
việc giải quyết vấn đề liên quan đến SK được phân công. Những nhiệm vụ cụ thể
HS cần làm để đảm bảo yêu cầu sản phẩm được GV nêu trước.
Bước 5 – Thực hiện dự án thiết kế Poster LS về các SK theo kịch bản đã thiết
kế. GV theo dõi, giám sát HS làm dự án thông qua yêu cầu báo cáo tiến độ dự án và
có sự góp ý, trả lời các thắc mắc để HS kịp thời điều chỉnh.
Bước 6 – GV tổ chức, hướng dẫn HS báo cáo dự án thiết kế Poster LS đã giao,
nhận xét, đánh giá dự án của HS thông qua tự nhóm HS đánh giá, đánh giá đồng
đẳng giữa các nhóm và đánh giá của GV. GV tổ chức cho HS viết thu hoạch, rút ra
những điều đã học được thông qua làm dự án và để rút kinh nghiệm.
*
* *
Để kiểm tra tính khả thi của nhóm biện pháp: Hướng dẫn HS phát hiện và giải
quyết vấn đề về SKLS, chúng tôi tiến hành TNSP đối với hai nhóm: Nhóm I –
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM và nhóm XII – Trường THPT Võ
Minh Đức, Bình Dương. Chúng tôi chọn Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến
chống Pháp xâm lược (1858 – 1873) để triển khai TNSP từng phần phù hợp với nội
dung các phần được trình bày trong luận án. Qua dự giờ trên lớp và trên cơ sở tiến
hành kiểm tra kết quả học tập giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, kết quả thu
được cụ thể hóa tại bảng 3.7.
111
Bảng 3.7. Kết quả TNSP từng phần của nhóm biện pháp hướng dẫn HS phát
hiện và giải quyết vấn đề về SK
Qua phân tích kết quả TNSP ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi
nhận thấy:
- Ở nhóm I, kết quả điểm giỏi ở lớp thực nghiệm khá cao (46%) hơn hẳn lớp
đối chứng (27%). Điểm khá ở lớp đối chứng khá cao với tỉ lệ 57%, trong khi đó lớp
đối chứng tỉ lệ này là 41%. Điểm trung bình hai nhóm lớp lần lượt là 11% và 16%.
Do đây là trường chuyên nên sức học các em khá tốt, không có điểm yếu, kém.
- Ở nhóm XII, kết quả điểm giỏi thực nghiệm khá cao gần phân nửa lớp
(49%), gần gấp năm lần lớp đối chứng (11%). Điểm khá hai nhóm lớp có tỉ lệ khá
tương đương nhau với 42% và 36%. Điểm trung bình ở nhóm lớp đối chứng cao
hơn lớp thực nghiệm (18% và 4%). Đáng chú ý, lớp đối chứng còn có thêm điểm
yếu kém với tỉ lệ 7%.
Biểu đồ 3.3. Kết quả TNSP nhóm I
112
Biểu đồ 3.3 phản ánh kết quả TNSP ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có tỉ
lệ các nhóm điểm trung bình, khá, giỏi giống nhau, tức là đều thấp điểm trung bình
và đều cao điểm khá giỏi. Tuy nhiên, tỉ lệ các nhóm điểm giữa lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng có khác.
Biểu đồ 3.4. Kết quả TNSP nhóm XII
Biểu đồ 3.4 phản ánh kết quả TNSP ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có tỉ
lệ các nhóm điểm trung bình, khá, giỏi trái ngược nhau. Ở lớp thực nghiệm tỉ lệ
điểm giỏi cao thì lớp đối chứng điểm trung bình cao, riêng điểm khá hai lớp gần
như tương đương nhau (chênh không đáng kể).
Tóm lại, kết quả TNSP ở nhóm I và nhóm XII cho phép kết luận nhóm biện
pháp hướng dẫn HS phát hiện và giải quyết vấn đề ĐGSK LS bước đầu mang lại
tính khả thi và hiệu quả.
3.2.3. Nhóm biện pháp vận dụng các hình thức tổ chức dạy học và mô hình học
tập tích cực
Theo CTGDPT môn LS 2022, việc dạy học rất đa dạng, phong phú: nội khóa
(trên lớp, tại bảo tàng, thực địa), ngoại khóa (cá nhân, nhóm,) và hoạt động trải
nghiệm. Chính vì vậy, việc hướng dẫn HS ĐGSK trong DHLS không bó hẹp ở
những bài học trên lớp mà cần phải đa dạng.
3.2.3.1. Tổ chức dạy học nội khóa
Sau bước tìm hiểu SK và bước phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến
SK cần đánh giá, trong việc tổ chức dạy học nội khóa, GV cần tổ chức lớp trao đổi
– đàm thoại để đánh giá các kết quả ĐGSK. Việc trao đổi, đàm thoại sẽ cung cấp
113
cái nhìn đa diện nhiều chiều về SK cần đánh giá qua tranh thủ ý kiến của các nhóm
khác, của tập thể lớp. GV có thể khéo léo tổ chức theo cá nhân, nhóm hoặc cả lớp,
lồng ghép các biện pháp như tranh luận, đóng vai.
* Tổ chức hoạt động học tập thông qua PP làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một PP dạy học tích cực, trong đó HS được chia thành các
nhóm nhỏ hoạt động trong một khoảng thời gian giới hạn; từng thành viên và từng
nhóm tự giác, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và
hợp tác, do GV và nhóm trưởng mỗi nhóm điều hành, tổ chức. Kết quả làm việc của
nhóm sau đó được trình bày, thảo luận và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học theo nhóm thể áp dụng để đi sâu thảo luận những phương hướng và
cách lập luận để đánh giá một SKLS đã được đánh giá. Quy trình PP làm việc nhóm
có thể theo các bước sau đây:
Hình 3.14. Quy trình tổ chức dạy học nhóm
Để vận dụng thành công PP làm việc nhóm, GV cần sự hỗ trợ của nhiều kĩ
thuật dạy học tích cực. Kĩ thuật dạy học: là những biện pháp, cách thức hành động
của người dạy và người học trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và
điều khiển quá trình dạy học. Ví dụ: như kĩ thuật XYZ, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ
thuật phòng tranh, kĩ thuật 5W – 1 How, kĩ thuật 321,Một số kĩ thuật có ưu thế
trong tổ chức hoạt động nhóm cho HS:
• Xác định mục tiêu
• Lựa chọn PP, kĩ thuật
• Dẫn dắt vấn đề
• Tạo động cơ, hứng thú
• Chia nhóm, chuyển giao nhiệm vụ
• Định hướng sản phẩm
• Tổ chức, điều khiển nhóm tiếp cận, xử lí vấn đề.
• Hoạt động theo kĩ thuật tích cực, tạo ra sản phẩm.
• Tổ chức điều khiển nhóm báo cáo (kĩ thuật "5 xin")
• Tổ chức, điều khiển nhóm nhận xét (kĩ thuật "321")
• Nhận xét, trình bày, giải thích.
• Tổng kết hoạt động nhóm
114
Kĩ thuật 321 (dùng để nhận xét hoạt động học tập)
03: Lời khen/ tâm đắc dành cho bạn/ đội bạn
02: Chưa hài lòng/ góp ý dành cho bạn/ đội bạn
01: Lời đề nghị/câu hỏi dành cho bạn/ đội bạn
*Lưu ý: Người nhận xét sau phải tránh trùng lắp với nhận xét của người trước.
Kĩ thuật 5 xin dùng để báo cáo sản phẩm hoạt động học tập
1. Xin chào: gửi lời chào đến mọi người đang có mặt
2. Xin phép: người báo cáo chuẩn bị trình bày
3. Xin lỗi: thể hiện sự khiêm tốn nếu có điều gì chưa làm hài lòng
4. Xin góp ý: người báo cáo thể hiện thái độ cầu thị, muốn được góp ý, bổ
sung để bài báo cáo được hoàn thiện
5. Xin cảm ơn: kết thúc báo cáo, thể hiện phép lịch sự.
Kĩ thuật 5 xin dùng cho phản hồi tích cực
1. Xin chào: chào mọi người có mặt, người nhận xét
2. Xin cảm ơn: thể hiện thái độ trân trọng đối với góp ý, nhận xét, của người
phản biện
3. Xin tiếp thu/ lĩnh hội: thể hiện thái độ cầu thị, tiếp thu, trân trọng ý kiến của
người phản biện
4. Xin giải trình và làm sáng tỏ: tập trung chú ý vào giải quyết vấn đề người
phản biện đang đặt ra.
5. Xin cảm ơn: Kết thúc phản hồi, thể hiện phép lịch sự
Ngoài ra, GV còn có thể cải tiến các PP, kĩ thuật dạy học truyền thống và vận
dụng các PP, kĩ thuật dạy học tích cực sao cho phù hợp với đối tượng HS và hoàn
cảnh cụ thể của địa phương.
Ví dụ: GV có thể sử dụng mục III.3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
của bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858
– 1873), LS 11 để vận dụng PP làm việc nhóm kết hợp với việc sử dụng các PP, kĩ
thuật dạy học tích cực.
Bước 1 – GV xác định mục tiêu của của tiểu mục là góp phần phát triển NL
ĐGSK cho HS thuộc thành phần NL nhận thức và tư duy LS, hai phẩm chất là yêu
115
nước (sẵn sàng bảo vệ đất nước thông qua các tấm gương đấu tranh của Nguyễn Trung
Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Tôn, Phan Liêm,) và hợp tác (sẵn sàng nhận nhiệm
vụ và tổ chức nhóm phù hợp với nhiệm vụ đặt ra). PP làm việc nhóm kết hợp với các kĩ
thuật 5 xin, 321 để sử dụng trong phần nhận xét, báo cáo ở bước 2.
Bước 2 – GV dẫn dắt vào vấn đề, tạo hứng thú cho HS: Cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì là biểu hiện cụ thể,
sinh động cho lòng yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của ông cha ta.
Chúng ta cùng thảo luận để làm rõ đặc điểm, ý nghĩa này.
Bước 3 – GV có thể chia lớp làm 04 nhóm, tương ứng với 04 tổ được GV chủ
nhiệm phân chia. GV chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy nhận xét về cuộc kháng chiến của
nhân dân Nam Kì. GV có thể định hướng sản phẩm các nhóm cần thể hiện được các
tiêu chí (quy mô, địa bàn, kết quả, ý nghĩa) để thuận tiện cho việc đánh giá.
Bước 4 – GV giới thiệu HS nguồn