MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN . iii
MỤC LỤC . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH. viii
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
4. Giả thuyết khoa học . 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
6. Phương pháp nghiên cứu . 3
7. Đóng góp mới của luận án . 4
8. Cấu trúc luận án . 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5
1.1. Các nghiên cứu về năng lực, năng lực thực nghiệm. 5
1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực .5
1.1.2. Năng lực thực nghiệm của học sinh phổ thông.8
1.2. Dạy học vật lí phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh . 11
1.3. Những vấn đề tiếp tục cần nghiên cứu. 15
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC THỰC NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .16
2.1. Hoạt động học vật lí của học sinh .16
2.1.1. Hoạt động học .16
2.1.2. Hoạt động học vật lí ở trường phổ thông .18
2.1.3. Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu vật lí và trong dạy học
vật lí.18
2.2. Năng lực thực nghiệm của học sinh trung học phổ thông trong học tập
Vật lí. 22
2.3. Cấu trúc năng lực thực nghiệm của học sinh trung học phổ thông trong
học tập môn Vật lí. 22v
2.4. Thang đo năng lực thực nghiệm của học sinh trung học phổ thông trong
học tập vật lí. 24
2.5. Thực trạng dạy học vật lí theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm
của học sinh ở trường trung học phổ thông. 27
2.5.1. Mục đích điều tra.28
2.5.2. Đối tượng điều tra .28
2.5.3. Phương pháp điều tra và thời gian điều tra .28
2.5.4. Kết quả điều tra thực trạng.29
2.5.5. Nhận định kết quả điều tra .33
2.6. Biện pháp phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học
vật lí ở trường trung học phổ thông.34
2.6.1. Định hướng xây dựng các biện pháp.34
2.6.2. Biện pháp thứ nhất: Dạy học kiến thức mới theo phương pháp thực
nghiệm vật lí.35
2.6.3. Biện pháp thứ hai: Sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí.39
2.6.4. Biện pháp thứ ba: Tổ chức dạy học dự án, dạy học ngoại khoá và
nghiên cứu khoa học có nội dung vật lí bồi dưỡng năng lực thực nghiệm .43
2.6.5. Biện pháp thứ tư: Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực thực nghiệm
của học sinh.49
Kết luận chương 2. 51
246 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học một số kiến thức phần “Điện học - điện từ học” Vật lí Trung học Phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh giá.
- Trình chiếu tiêu chí
đánh giá.
- Thảo luận về tiêu
chí đánh giá.
Slide 9: Tiêu chí đánh giá.
Hoạt động 6: Kế hoạch thực hiện dự án (5 phút)
- Thông báo kế
hoạch thực hiện dự
án: các nhiệm vụ 1,
2, 3 báo cáo sau 1
- Thư kí ghi lại các
mốc thời gian thực
hiện.
- Thảo luận về kế
Slide 10: Kế hoạch thực hiện
92
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, kết quả
tuần.
- Thời gian báo cáo
sản phẩm: sau 2
tuần.
hoạch thực hiện, yêu
cầu về kết quả.
Hoạt động 7: Các nhóm phân công nhiễm vụ (5 phút)
- Tổ chức cho các
nhóm phân công
nhiệm vụ cho thành
viên.
- Hướng dẫn nghiên
cứu, trả lời bộ câu
hỏi định hướng.
- Trả lời các câu hỏi
của các nhóm.
- Các nhóm nghiên
cứu nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm
vụ cho mỗi thành
viên.
- Hỏi GV về các nội
dung liên quan.
- Thư kí ghi nhiệm
vụ cho thành viên.
Slide 11: Phân công công việc
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
1. Mục tiêu
- Đánh giá thông tin HS đã thu thập được.
- Xác định nhiệm vụ của nhóm, của mỗi cá nhân trong nhóm.
- Thiết kế mô hình sản phẩm của mỗi dự án.
2. Chuẩn bị
GV chuẩn bị giáo án, máy chiếu, phòng học.
3. Tiến trình
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, kết quả
Hoạt động 1: Kiểm tra tiến độ thực hiện các nhóm dự án (20 phút)
- Kiểm tra sổ dự án của
các nhóm.
- Kiểm tra phân công
nhiệm vụ thành viên.
- Kiểm tra số lượng, chất
- Trình bày sổ dự án cho
GV kiểm tra nội dung.
- Báo cáo về sự phân
công công việc cho các
thành viên.
- Ghi chép sổ dự án đầy
đủ thông tin thành viên.
- Ghi rõ phân công nhiệm
vụ, kế hoạch thực hiện
cho các thành viên và
93
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, kết quả
lượng thực hiện phần trả
lời câu hỏi nội dung của
mỗi dự án.
- Báo cáo phần trả lời câu
hỏi định hướng.
chung cả nhóm.
- Trả lời câu hỏi định
hướng dự án.
Hoạt động 2: Thiết kế mô hình sản phẩm dự án 1 (20 phút)
- Tổ chức cho HS trình bày
các mô hình thiết kế thiết
bị thu gom đinh chống
đinh tặc.
- Phản biện, làm rõ các
phương án tạo ra từ trường
hút đinh từ nam châm vĩnh
cửu hay là từ nam châm
điện.
- Góp ý ưu điểm nhược
điểm của mỗi phương án
- Chốt phương án chế tạo
- Yêu cầu phân công chuẩn
bị vật liệu.
- Yêu cầu thực hiện thu
gom đinh cần phối hợp nhà
trường, đoàn trường.
- Nhóm 1 trình bày các
ý tưởng thiết kế sản phẩm
máy thu gom đinh chống
đinh tặc.
- Làm rõ các chi tiết của
ý tưởng.
- Nêu ưu nhược điểm
của mỗi phương án.
- Chốt phương án chế
tạo.
- Đưa ra các vật liệu cần
chuẩn bị.
- Lên kế hoạch chế tạo
sản phẩm.
- Tiếp thu các góp ý của
GV.
- Vẽ sơ đồ thiết kế thiết
bị thu gom đinh dùng nam
châm điện chạy bình
acquy. Mô tả cách tạo ra
nam châm điện và cách
tăng từ tính của nam
châm. Đưa ra ưu, nhược
điểm của phương án này.
- Vẽ sơ đồ thiết kế thiết
bị thu gom đinh dùng nam
châm vĩnh cửu, lấy đinh
một cách vệ sinh. Đưa ra
ưu, nhược điểm của
phương án này.
- Thống nhất phương án:
Chế tạo thành dạng xe kéo
3 bánh xe phía sau xe.
- Nam châm vĩnh cửu tận
dụng từ loa phế liệu.
Hoạt động 3: Thiết kế mô hình sản phẩm dự án 2 (20 phút)
- Tổ chức cho HS trình
bày thiết kế máy phát điện.
- Phản biện, làm rõ thiết
kế mô hình của các nhóm.
- Góp ý các bản thiết kế
cho các nhóm.
- Yêu cầu báo cáo cấu
tạo, hoạt động máy phát
điện.
- Nhóm 2 báo cáo bản
thiết kế mô hình máy
phát điện.
- Giải thích, làm rõ thiết
kế cách lấy điện ra ngoài.
- Quyết định phương án
thiết kế chế tạo.
- Lên kế hoạch mua sắm
vật liệu, chế tạo sản
phẩm.
- Trình bày được các
phương án tạo mô hình
máy phát điện.
- Trình bày được phương
án dùng động cơ điện một
chiều có sẵn.
- Lên được kế hoạch
thực hiện chi tiết.
94
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, kết quả
Hoạt động 4: Thiết kế mô hình sản phẩm dự án 3 (20 phút)
- Yêu cầu trình bày các
bản thiết kế tổng thể.
- Yêu cầu trình bày hoạt
động của van điện từ.
- Yêu cầu làm rõ các bộ
phận của hệ thống làm
mát.
- Yêu cầu chỉ ra các bộ
phận khác để hệ thống hoạt
động được.
- Hỗ trợ giải thích hoạt
động của van điện từ và
mô đun khống chế nhiệt
độ.
- Nhóm 3 trình bày các
bản thiết kế của nhóm.
- Trình bày hoạt động
của van điện từ.
- Chỉ ra các bộ phận khác
để hệ thống hoạt động
được.
- Mô tả hoạt động của
mô-đun khống chế nhiệt
độ.
- Lên kế hoạch mua sắm
vật liệu, chế tạo sản
phẩm.
- Vẽ sơ đồ hệ thống làm
mát trong quy trình chưng
cất dầu tràm, rượu truyền
thống.
- Trình bày cấu tạo, giải
thích hoạt động của van
nước điện từ.
- Trình bày bộ phận dùng
thêm mô-đun khống chế
nhiệt độ.
- Lên kế hoạch thực hiện
chi tiết.
Hoạt động 5: Dặn dò, hướng dẫn về nhà (10 phút)
- Yêu cầu HS chú ý an
ninh, an toàn trong quá
trình chế tạo và thử nghiệm
sản phẩm.
- Yêu cầu các nhóm chế
tạo mô hình dự án theo bản
thiết kế đã có.
- Yêu cầu các nhóm
chuyển bị bản báo cáo về
sản phẩm dự án.
- Lắng nghe dặn dò.
- Các nhóm tiến hành chế
tạo sản phẩm ở nhà.
- Các nhóm tiếp thu
chuẩn bị báo cáo ở nhà.
- Kết nối địa chỉ các
thành viên trong nhóm.
- Thực hiện chế tạo sản
phẩm ở nhà.
Giai đoạn 3: Nghiệm thu sản phẩm dự án
1. Mục tiêu
- Học sinh tích cực, chủ động trình bày sản phẩm.
- Học sinh thảo luận, tranh luận, phản biện sản phẩm của nhóm bạn.
- Đánh giá, góp ý các dự án.
- Chọn được dự án xây dựng thành sản dự thi khoa học kĩ thuật.
95
2. Chuẩn bị
- Giáo viên chuẩn bị giáo án, máy chiếu, phòng học.
- Học sinh chuẩn bị các sản phẩm.
3. Tiến trình
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, kết quả
Hoạt động 1: Nêu quy trình thực hiện buổi báo cáo (10 phút)
- Giới thiệu thầy cô tham
dự buổi báo cáo; Nêu mục
đích của buổi báo cáo dự
án.
- Nêu quy trình báo cáo.
- Quy định thời gian mỗi
nhóm trình bày tối đa 10
phút, thảo luận 10 phút.
- Phát phiếu đánh giá sản
phẩm dự án. Tổ chức cho HS
góp ý các phiếu đánh giá.
- - Lắng nghe, theo dõi.
- - Tiếp thu mục đích, quy
trình báo cáo.
- - Lưu ý các quy định thời
gian.
- - Nghiên cứu phiếu đánh
giá sản phẩm.
- - Nêu ý kiến về phiếu
đánh giá.
- Học sinh nắm được
tiến trình thực hiện báo
cáo.
- Nhận thức được các
tiêu chí đánh giá dự án,
vận dụng tiêu chí đánh
giá trong báo cáo sản
phẩm.
- Nắm vững kiến thức
liên quan đến dự án.
Hoạt động 2: Các nhóm báo cáo và đánh giá sản phẩm (60 phút)
- Tổ chức cho dự án 1 báo
cáo sản phẩm máy thu gom
đinh. Tổ chức hỏi đáp về
sản phẩm. Phát phiếu đánh
giá sản phẩm. Thu phiếu
đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho dự án 2 báo
cáo sản phẩm mô hình máy
phát điện. Tổ chức hỏi đáp
về sản phẩm. Phát phiếu
đánh giá sản phẩm. Thu
phiếu đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho dự án 3 báo
cáo sản phẩm ứng dụng van
điện từ vào làm mát tự động
trong quy trình chưng cất
- Nhóm 1 trình bày dự
án. Các nhóm khác đặt
câu hỏi cho nhóm 1. Các
thành viên nhóm 1 trả lời.
Đánh giá sản phẩm của
nhóm 1.
- Nhóm 2 trình bày dự
án. Các nhóm khác đặt
câu hỏi cho nhóm 2. Các
thành viên nhóm 2 trả lời.
Đánh giá sản phẩm của
nhóm 2.
- Nhóm 3 trình bày dự
án. Các nhóm khác đặt
câu hỏi cho nhóm 3. Các
thành viên nhóm 3 trả lời.
- Nhóm 1 báo cáo làm
nổi bật được các kết
quả của sản phẩm. Vận
hành sản phẩm hoạt
động ổn định.
- Nhóm 2 báo cáo làm
nổi bật được các kết
quả của sản phẩm.
Chứng minh, vận hành
sản phẩm hoạt động ổn
định.
- Nhóm 3 báo cáo làm
nổi bật được các kết
quả của sản phẩm. Vận
hành sản phẩm hoạt
96
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, kết quả
chất hữu cơ. Tổ chức hỏi đáp
về sản phẩm. Phát phiếu
đánh giá sản phẩm. Thu
phiếu đánh giá sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm của
nhóm 3.
động ổn định. Xác định
được các phương án
phát triển sản phẩm.
Hoạt động 3: Hợp thức hóa kiến thức (10 phút)
- Xem xét câu hỏi và trả lời
của các nhóm.
- Hợp thức hóa kiến thức;
hệ thống lại các nội dung
kiến thức trong các dự án.
- Nhận xét các báo cáo.
- Các nhóm ghi chép, điều
chỉnh các nội dung chưa
chuẩn, chưa đầy đủ.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Đặt các câu hỏi làm rõ
bản chất vấn đề mỗi dự án.
Hoạt động 4: Tổng kết rút kinh nghiệm (10 phút)
- Giao thư kí tổng hợp
điểm các phiếu đánh giá.
Thông báo kết quả đánh
giá.
- Nhận xét thành công, hạn
chế của quá trình thực hiện
dự án. Cho HS phát biểu cảm
nhận.
- Phát biểu kết thúc, kết luận.
- Thư kí tổng hợp kết quả.
- Thông báo kết quả đánh
giá.
- Lắng nghe nhận xét.
- Phát biểu cảm nhận.
- Chú ý lắng nghe.
- Hình thành điểm số
của nhóm, của mỗi HS.
- Đánh giá kết quả
các dự án công bằng,
minh bạch rõ ràng.
- Rút ra được các bài
học tích cực cho lần
sau.
Kế hoạch bài học 6: Ngoại khóa vật lí
Nội dung 1: Giải bài tập thí nghiệm (Thời gian thực hiện: 2 tiết)
1. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa
- Vận dụng kiến thức mạch điện, định luật Ohm, định luật Joule – Lenz,
đường đặc trưng vôn - ampe giải bài tập có nội dung thực tế.
- Rèn luyện các năng lực thành tố của năng lực thực nghiệm.
- Đề xuất các biện pháp cụ thể để có thể thực hành tiết kiệm và an toàn tiện
ích cho con người khi sử dụng điện.
2. Giao nhiệm vụ cho học sinh kế hoạch hoạt động ngoại khóa
Giáo viên:
97
- Giao cho HS các bài tập số 9, 10, 11 trong hệ thống BTTN đã biên soạn.
- Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm:
Bài tập 9: 2 công tắc đơn; bóng đèn dây nối; pin 4,5V.
Bài tập 10: Nguồn pin 4,5V; một miliampe kế; một vôn kế có nhiều thang
đo; một biến trở; các dây nối.
Bài tập 11: Một pin con thỏ 1,5V; một đoạn dây dẫn 20cm; một bóng đèn
loại 1,5V - 3W.
Học sinh: Tự lực nghiên cứu nêu các PATN để giải các BTTN đã cho ở nhà.
3. Tiến hành hoạt động ngoại khóa
Giáo viên:
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ và dụng cụ thiết bị thí nghiệm.
- Theo dõi hoạt động của HS.
Học sinh:
- Các nhóm trao đổi thống nhất phương án giải các BTTN đã được chuẩn bị ở
nhà, làm việc nhóm phần thực hành chọn PATN, lắp ráp thí và thực hiện thí nghiệm.
- Các nhóm lần lượt báo cáo, trình bày thực hiện lời giải.
Nhóm 1. Trình bày lời giải bài số 9
Đề bài
a) Thiết kế sơ đồ mạch điện cầu thang hoặc hành lang trong nhà (cho phép
bật và tắt công tắc ở hai đầu).
b) Dùng bảng lắp ráp mạch điện, lắp ráp mạch điện cầu thang theo sơ đồ đã
thiết kế.
Mục tiêu
Rèn luyện các năng lực thành tố của năng lực thực nghiệm sau:
- Năng lực xây dựng PATN (thiết kế sơ đồ TN, mô tả sơ đồ, sử dụng vật liệu
dụng cụ).
- Năng lực bố trí thí nghiệm (lựa chọn thiết bị, lắp đặt dụng cụ theo sơ đồ).
- Năng lực rút ra kết luận.
Lời giải
a) Sơ đồ mạch điện
Ta dùng hai công tắc đơn lắp vào mạch điện theo sơ đồ sau:
b) Lắp ráp mạch điện cầu thang
98
Các nhóm lựa chọn dụng cụ thiết
bị lắp ráp theo sơ đồ thiết kế.
c) Kết luận, đánh giá sản phẩm
- Các nhóm đánh giá kết quả lời
giải của nhóm 1.
- Giáo viên đánh giá và kết luận.
Nhóm 2. Trình bày lời giải bài số 10
Đề bài: Có hai hộp kín, mỗi hộp có hai dây ra, trong hộp là một đèn sợi tóc
hoặc là một điện trở. Xác định hộp nào chứa đèn, hộp nào chứa điện trở.
Dụng cụ:
- Nguồn pin 4,5 V.
- Một miliampe kế.
- Một vôn kế có nhiều thang đo.
- Một biến trở.
- Các dây nối, khóa K.
Yêu cầu thực hiện:
- Vẽ sơ đồ phương án thực nghiệm.
- Thực hiện thí nghiệm.
- Giải thích cách xác định điện trở, dây tóc bóng đèn trong hai hộp đen
Mục tiêu
Rèn luyện các năng lực thành tố của năng lực thực nghiệm sau:
- Xây dựng PATN.
- Bố trí thí nghiệm.
- Thực hiện thí nghiệm.
- Thu thập xử lí số liệu.
- Rút ra kết luận.
Lời giải
Sơ đồ phương án thực nghiệm theo hình sau:
K2 K1
Đ +
-
A
V ?
+
-
K
99
- Bố trí và thực hiện thí nghiệm.
- Mắc mạch điện như sơ đồ PATN.
- Lập bảng, đo, ghi số liệu, xác định Rx
Lần đo U(V) I(A) Rx = U/I
1
2
3
4
5
- Vẽ đồ thị đường đặc trưng vôn - ampe.
3) Lập luận:
Cần dựa vào đặc tính dẫn điện của điện trở và dây tóc bóng đèn trong điều
kiện bình thường: Điện trở ít thay đổi theo nhiệt độ khi dòng điện chạy qua, do đó
sự phụ thuộc của U và I gần như tuyến tính. Dây tóc bóng đèn có điện trở thay đổi
theo nhiệt độ rất nhiều, khi dòng điện chạy qua trong điều kiện thường, do đó phụ
thuộc của U và I không tuyến tính (điện trở của dây tóc bóng đèn tăng rất nhiều khi
bị đốt nóng sáng).
Từ đó suy cách phát hiện: Mắc mạch điện để khảo sát được đường đặc trưng
vôn - ampe của hai hộp đèn. Hộp nào có đường đặc trưng gần thẳng thì hộp đó chứa
điện trở, hộp nào có đường đặc trưng cong thì hộp đó chứa bóng đèn.
Đánh giá
- Các nhóm đánh giá kết quả lời giải của nhóm 2.
- Giáo viên đánh giá quá trình thực hiện lời giải của HS và kết luận.
Nhóm 3. Trình bày lời giải bài số 11
Đề bài: Trong tường một số toà nhà có đặt ngầm trong bê tông cáp điện,
trong đó có 3 dây dẫn như nhau và chỉ để lộ đầu dây ở các vị trí xa nhau như hình
bên. Hãy tìm cách xác định điểm đầu và điểm cuối của mỗi dây với ít thao tác nhất,
cho các dụng cụ:
a)
b) c)
100
- Một pin con thỏ 1,5V.
- Một đoạn dây dẫn 20cm.
- Một bóng đèn 1,5V – 3W.
Mục tiêu
Rèn luyện các năng lực thành tố của năng lực thực nghiệm: Phát hiện vấn đề;
Đề xuất dự đoán; Suy ra hệ quả lô-gic; Xây dựng phương án kiểm tra; Bố trí thí
nghiệm; Thực hiện thí nghiệm; Thu thập xử lí số liệu; Rút ra kết luận.
Lời giải
- Đánh dấu 3 điểm đầu dây là 1, 2, 3 và 3 điểm cuối dây là a, b, c (hình a).
- Cắt đoạn dây dẫn dẫn thành 4 đoạn, mắc dây dẫn vào pin và bóng đèn.
- Nối 1-2 lại với nhau, mắc pin nối tiếp đèn rồi chạm vào hai điểm cuối bất
kỳ (ví dụ: a, b) nếu đèn sáng thì đầu c chính là điểm cuối của dây 3 (hình b).
- Tách 1-2, rồi nối 1-3 rồi làm tương tự ta sẽ phát hiện được cuối của dây 2
suy ra điểm cuối của dây 1.
- Thực hành: Dùng 3 dây dẫn cách điện, cùng màu bó lại (hình c), xác định
hai đầu của một dây theo cách suy luận trên với các dụng cụ đã cho.
Đánh giá
- Các nhóm đánh giá kết quả lời giải của nhóm 3.
- Giáo viên đánh giá, kết luận về hoạt động ngoại khóa giải BTTN.
Nội dung 2: Xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái đất
bằng thiết bị thí nghiệm tự làm (Thời gian thực hiện: 2 tiết)
Mục tiêu
a) Củng cố kiến thức vật lí:
Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn; Xác định
được vectơ cảm ứng từ tại tâm dây dẫn uốn thành vòng tròn.
b) Rèn luyện các năng lực thành tố của năng lực thực nghiệm sau:
- Năng lực bố trí thí nghiệm.
- Năng lực thực hiện thí nghiệm.
- Năng lực thu thập xử lí số liệu.
- Năng lực rút ra kết luận.
2. Cơ sở lí thuyết
- Tại mỗi điểm trên bề mặt Trái đất có từ trường Trái đất. Theo phương
ngang có thành phần nằm ngang của từ trường Trái đất đặc trưng bởi B⃗ TD.
- Một kim nam châm tự do đặt trên mũi nhọn thẳng đứng sẽ nằm cân bằng
theo phương và chiều của vectơ cảm ứng từ B⃗ TD . Đặt kim nam châm tại tâm của
101
vòng dây dẫn tròn, rồi xoay vòng dây để mặt phẳng thẳng đứng của vòng dây trùng
với trục kim la bàn.
- Cho dòng điện một chiều I chạy qua vòng dây dẫn tròn thì kim nam châm
còn chịu tác dụng của từ trường dòng điện B⃗ O tại tâm vòng dây đó.
B⃗ O có phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây, có chiều xác định bởi quy
tắc mặt nam mặt bắc, có độ lớn: BO = 2π. 10
−7.
NI
R
. Vòng dây nằm trong mặt phẳng
thẳng đứng nên B⃗ O sẽ có phương nằm ngang. Kim nam châm sẽ quay và nằm cân
bằng theo phương của từ trường tổng hợp: B⃗ = B⃗ TD + B⃗ O.
- Từ hình vẽ: tanα =
BO
BTD
⇒ BTD =
BO
tanα
Hay là BTD = 2π. 10
−7.
NI
R.tanα
= 4π. 10−7.
NI
d.tanα
Khi kim la bàn quay góc α = 45O thì: BTD = 4π. 10
−7.
NI
d
Trong đó: BTD thành phần nằm ngang cảm ứng từ của từ trường Trái đất;
BO cảm ứng từ tại tâm O của từ trường khung dây tròn; I cường độ dòng điện trong
mạch; d đường kính khung dây; R là bán kính vòng dây; N số vòng dây quấn sát
nhau của khung dây.
III. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Phô tô cơ sở lí thuyết giao cho HS đọc hiểu ở nhà.
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Một cuộn dây đồng Φ = 0,3 mm có sơn cách điện, dài khoảng 100m.
+ Một ống tròn có đường kính từ 15cm đến 20cm.
102
+ Một kim la bàn và mũi nhọn.
+ Nguồn điện một chiều 3V.
+ Một đồng hồ đa năng hiện số.
+ Một biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện.
+ Một ống nhựa dài, đường kính Φ = 16mm.
+ Các dây dẫn đủ dùng; thước đo, giấy, cưa, dao, keo dán đủ dùng.
Học sinh:
Nghiên cứu lí thuyết hướng dẫn thực hiện thí nghiệm ở nhà, trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Kim nam châm cân bằng trong thí nghiệm có nằm trong mặt phẳng
nằm ngang không? Vì sao?
Câu 2: Phương chiều vectơ B⃗ O tại tâm của vòng tròn xác định như thế nào?
IV. Tổ chức hoạt động thực hành
Hoạt động của GV
- Giáo viên chia nhóm ngoại khóa, giao thiết bị, dụng cụ thí nghiệm cho các
nhóm, theo dõi hoạt động của HS.
- Giáo viên kiểm tra kiến thức lí thuyết của HS, giải đáp các câu hỏi.
- Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, cách cuốn vòng dây, sơ đồ bố
trí thí nghiệm.
- Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm:
+ Mắc mạch điện như hình dưới.
+ Đặt kim nam châm lên mũi nhọn của trụ đỡ nằm đúng tâm vòng dây
+ Xoay cho mặt phẳng vòng dây chứa đường thẳng nối liền hai đỉnh kim
nam châm, kim nam châm chỉ góc 0o.
+ Ban đầu để biến trở ở vị trí ứng với R nhỏ nhất.
+ Đóng khóa K, điều chỉnh con chạy của biến trở cho dòng điện thay đổi để
kim nam châm quay một góc α nhỏ.
E r
A
R
k
103
+ Quan sát kim nam châm quay, đặt mắt phía trên đỉnh cuộn dây nhìn xuống
kim nam châm và bảng chia độ, đọc giá trị góc lệch α.
+ Di chuyển con chạy của biến trở để cường độ dòng điện I tăng và sao cho
góc α có giá trị lần lượt 30o, 45o, 60o.
+ Ghi vào bảng kết quả giá trị I và góc α tương ứng:
Tính: BTD = 2π. 10
−7.
NI
R.tanα
= 4π. 10−7.
NI
d.tanα
Tính B̅TD và ∆B̅̅̅̅ TD, sai số tương đối
∆B̅̅ ̅̅ TD
B̅TD
Hoạt động của HS
- Các nhóm thực hiện theo các bước hướng dẫn của GV: Lắp đặt thí nghiệm,
đo đạc, quan sát, thu thập số liệu và tính kết quả.
- Lập bảng số liệu thí nghiệm.
Trong đó đường kính khung dây tròn: d = 0,18m; số vòng dây N = 200.
Lần đo α (độ) I (10-3 A) Tanα BTD B̅TD
1 30o
2 45o
3 60o
Tính kết quả đo:
B̅TD =
BTD1 + BTD2 + BTD3
3
∆B̅̅̅̅ TD =
∆BTDmax + ∆BTDmin
2
Kết quả: BTD = B̅TD ± ∆B̅̅̅̅ TD
V. Trình bày kết quả, đánh giá rút kinh nghiệm
- Các nhóm trình bày kết quả thực nghiệm và đánh giá giữa các nhóm.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét hoạt động ngoại khóa thực hiện nhiệm vụ ở nhà
và ở lớp của HS.
104
Kết luận chương 3
Thiết kế các tiến trình dạy học vật lí nói chung và phần “Điện học - Điện từ
học” nói riêng theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm của HS trung học phổ
thông, chúng tôi quán triệt các yêu cầu sau:
Bám sát mục tiêu theo chuẩn đầu ra qui định của chương trình môn Vật lí 11
về kiến thức, kĩ năng thái độ cho mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài học. Đồng thời cũng
cần xác định mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài học có thể hình thành và phát triển được
một số các biểu hiện HV của năng lực thành tố nào đó của năng lực thực nghiệm mà
GV chủ định hướng tới. Các biểu hiện HV đó cần phải được lặp đi lặp lại nhiều lần
qua các nhiệm vụ học tập khác nhau dưới dạng hoạt động trí tuệ - thực nghiệm.
Kế hoạch tổ chức hoạt động học đa dạng trong từng bài học, tạo điều kiện
cho HS tích cực, chủ động thể hiện ra được các HV đã được xác định theo yêu cầu
cần đạt về năng lực.
Kế hoạch hoạt động học cần được tổ chức theo hướng tích cực, tự lực nhận
thức kết hợp học tập theo nhóm. Đánh giá quá trình học được thực hiện trong khi
HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Cần chuẩn bị tốt điều kiện học cho HS như: dụng cụ, thiết bị các thí nghiệm,
hệ thống BTTN, các phiếu học tập, các trang web, đèn chiếu, tài liệu có thể trong
điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Bố trí thời gian học ngoài chương trình
chính khóa cho HS phù hợp với hoàn cảnh học tập của HS.
Trong chương 3 thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án,
chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Phân tích chương trình, nội dung sách giáo khoa Vật lí 11 phần “Điện học -
Điện từ học”.
- Chuẩn bị được 18 thí nghiệm và 26 BTTN.
- Thiết kế tiến trình dạy học kế hoạch 06 bài học, của phần “Điện học - Điện
từ học” Vật lí 11 THPT.
Các thí nghiệm, BTTN và 06 tiến trình dạy học các bài học nêu trên có chất
lượng và hiệu quả như thế nào trong việc thực hiện các biện pháp phát triển năng
lực thực nghiệm của HS sẽ được phân tích, đánh giá ở chương 4.
105
CHƯƠNG 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra giả thuyết
khoa học của đề tài: “Nếu đề xuất được các biện pháp học tập và rèn luyện giải
quyết vấn đề bằng phương pháp thực nghiệm đồng thời vận dụng các biện pháp đó
vào quá trình dạy học phần “Điện học - Điện từ học” Vật lí 11 THPT thì sẽ phát
triển được năng lực thực nghiệm của HS”.
4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá tính khả thi của các tiến trình dạy học đã thiết kế, đồng thời chỉnh
sửa các tiến trình dạy học đã thiết kế cho phù hợp thực tiễn (nếu cần).
- Đánh giá khả năng khai thác vận dụng các thí nghiệm và hệ thống BTTN
chuẩn bị cho dạy học phần “Điện học - Điện từ học” theo hướng phát triển năng lực
thực nghiệm của HS.
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp dạy học phát triển năng
lực thực nghiệm của HS.
4.3. Đối tượng, thời gian thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm sư phạm thực hiện các năm học 2018 - 2019, 2019 - 2020.
Đối tượng TNSP là HS đang học lớp 11 trường THPT.
- Chọn các trường thực nghiệm. Chúng tôi chọn 3 trường để thực nghiệm
một trường ở thành phố (trường THPT Phan Đình Phùng ở thành phố Hà Tĩnh), một
trường ở nông thôn (trường THPT Lê Quảng Chí ở thị xã Kỳ Anh) và một trường ở
miền núi (trường THPT Kỳ Lâm ở huyện Kỳ Anh). Các trường này không phải là
trường chuyên và đều tham gia khảo sát thực trạng. Chất lượng HS đầu vào của mỗi
trường ở các năm ổn định và tương đương nhau.
- Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Các lớp thực nghiệm và đối chứng
chọn có đầu vào tương đương nhau. Chúng tôi dựa vào điểm tổng kết môn Vật lí
lớp 10 và các lớp trong cùng nhóm thi đua của nhà trường để lựa chọn. Chọn GV
dạy thực nghiệm là các GV trực tiếp dạy các lớp đó, cụ thể như sau:
106
Trường
THPT
Giáo viên dạy Các lớp thực nghiệm Các lớp đối chứng
Vòng 1 Vòng 2 Vòng 1 Vòng 2 Vòng 1 Vòng 2
Lê Quảng
Chí
Hà Tiến D Hà Tiến D
11B (2018
- 2019)
11A (2018
- 2019)
Kỳ Lâm
Nguyễn
Tiến Ng
Nguyễn
Tiến Ng
11A (2019
- 2020)
11B (2019
- 2020)
Phan Đình
Phùng
Nguyễn
Văn Th
Nguyễn
Văn Th
11A2 (2019
- 2020)
11A1
(2019 -
2020)
4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Kĩ thuật triển khai TNSP
+ Trao đổi với lãnh đạo các trường và GV thực hiện giảng dạy.
+ Tìm hiểu, điều tra HS trước và sau thực nghiệm.
+ Quan sát GV và HS trong quá trình thực nghiệm.
+ Phân tích hình ảnh, các đoạn video thực nghiệm.
+ Phân tích sản phẩm phiếu học tập, sản phẩm dự án.
+ Tổng hợp các số liệu thực nghiệm.
- Quy trình tổ chức thực nghiệm
+ Ở các vòng thực nghiệm chúng tôi thực hiện bằng cách dạy học trên lớp
thực nghiệm theo giáo án đã thiết kế, các lớp đối chứng thực hiện theo giáo án của
các GV thiết kế.
+ Trước và sau thực nghiệm chúng tôi cho HS ở lớp thực nghiệm và đối
chứng làm chung một đề kiểm tra. Sau mỗi bài học có bài khảo sát yêu cầu HS vận
dụng kiến thức.
+ Chúng tôi tổ chức tập huấn cho các GV dạy thực nghiệm. Chú ý cách sử
dụng, khai thác thí nghiệm dạy học theo hướng phát triển năng thực nghiệm của HS.
Hướng dẫn GV sử dụng phiếu quan sát đánh giá năng lực thực nghiệm của HS trong
các hoạt động thực nghiệm.
+ Trong các tiết dạy thực nghiệm mời một số GV tới tham gia dự giờ.
+ Sau tiết dạy, tổ chức để GV tham gia góp ý để rút kinh nghiệm. Chúng tôi
cũng cho các em HS phát biểu ý kiến góp ý để kịp thời phát huy những mặt tích
cực, khắc phục những mặt chưa phù hợp.
- Xác định các bài học thực nghiệm và các HV năng lực thực nghiệm đánh giá
trong các bài học.
107
Bảng 4.1. Các bài học thực nghiệm
Bài học Tên bài học
1 Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa
2 Bài tập vật lí
3 Lực từ. Cảm ứng từ
4 Suất điện động cảm ứng
5
Dự án chế tạo sản phẩm ứng dụng kiến thức phần “Điện học - Điện
từ học”
6 Bài học ngoại khóa
Bảng 4.2. Các hành vi thực nghiệm trong các bài học
Bài học
HV
Phát
hiện
vấn đề
Đề xuất
giả
thuyết
Suy ra
hệ quả
lô-gic
Xây
dựng
PATN
kiểm tra
Bố trí
thí
nghiệm
Thực
hiện thí
nghiệm
Thu
thập xử
lí số
liệu
Rút ra
kết luận
1 x x x x x x x x
2 x x x x x x x x
3 x x x x x x x x
4 x x x x x x x
5 x x x x x x x
6 x x x x x x x x
4.5. Thực nghiệm sư phạm vòng 1
4.5.1. Phân tích diễn biến th