Luận án Phát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020

MỤC LỤC

Trang

Trang phụbìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữviết tắt

Danh mục các bảng, đồthị

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀNGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾGIỚI

1.1. Tổng quan vềngành viễn thông Việt Nam .5

1.1.1. Khái niệm .5

1.1.2. Lịch sửphát triển ngành viễn thông Việt Nam .6

1.1.3. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế- xã hội của Việt Nam .10

1.2. Các trường phái phát triển viễn thông trên thếgiới .15

1.2.1. Trường phái Tây Âu .15

1.2.2. Trường phái Mỹ.17

1.3. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một sốnước trên thếgiới .20

1.3.1. Nhật Bản .20

1.3.2. Hàn Quốc .23

1.3.3. Pháp .28

1.3.4. Trung Quốc .30

1.3.5. Đánh giá kinh nghiệm phát triển viễn thông của các nước Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc .39

1.4. Một sốbài học đối với phát triển viễn thông Việt Nam được rút ra từ

kinh nghiệm của các nước .42

1.4.1. Tiếp tục chủtrương đi thẳng vào công nghệhiện đại .42

1.4.2. Tăng cường huy động vốn cho phát triển mạng lưới viễn thông .43

1.4.3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khai thác viễn thông .44

1.4.4. Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất thiết bịviễn thông .45

Tóm tắt chương 1 .46

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1. Hiện trạng phát triển hạtầng viễn thông Việt Nam so với các nước trong

khu vực và trên thếgiới .48

2.1.1. Mật độ điện thoại .48

2.1.2. Mật độsửdụng internet .50

2.1.3. Tốc độtăng trưởng .50

2.1.4. Năng suất lao động .54

2.1.5. Một sốchỉsố đánh giá trình độthông tin theo tiêu chuẩn quốc tế.55

2.1.6. Đánh giá hiện trạng phát triển hạtầng ngành viễn thông Việt nam .57

2.2. Đánh giá các hoạt động trong ngành viễn thông Việt Nam .58

2.2.1. Sản xuất kinh doanh .58

2.2.2. Đầu tư.62

2.2.3. Nhân lực .65

2.2.4. Mức độcạnh tranh .69

2.2.5. Nghiên cứu phát triển .72

2.2.6. Công nghệ.74

2.2.7. Ma trận các yếu tốbên trong - IFE.76

2.2.8. Tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu của ngành viễn thông Việt Nam .77

2.3. Đánh giá sựtác động của các yếu tốmôi trường đối với ngành viễn

thông Việt Nam .79

2.3.1. Môi trường vĩmô .79

2.3.2. Môi trường vi mô .90

2.3.3. Ma trận các yếu tốbên ngoài – EFE .93

2.3.4. Ma trận hình ảnh các đối thủcạnh tranh chính .94

2.3.5. Các cơhội và nguy cơ đối với ngành viễn thông Việt Nam .96

Tóm tắt chương 2 .98

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH

VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 .101

3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam .102

3.2.1. Cơsở đểxây dựng mục tiêu .102

3.2.2. Mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 .107

3.3. Các công cụxác lập giải pháp .109

3.3.1. Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT .109

3.3.2. Lựa chọn các giải pháp qua việc sửdụng ma trận định lượng QSPM .113

3.4. Hệthống giải pháp góp phần phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến

năm 2020 .125

3.4.1. Nhóm giải pháp vềcơchếchính sách .125

3.4.2. Nhóm giải pháp vềthịtrường .126

3.4.3. Nhóm giải pháp vềsản phẩm và dịch vụ.130

3.4.4. Nhóm giải pháp vềhuy động vốn đầu tưcho viễn thông .133

3.4.5. Nhóm giải pháp vềphát triển nhân lực cho viễn thông .136

3.4.6. Nhóm giải pháp vềphát triển hạtầng mạng lưới .139

3.4.7. Nhóm giải pháp vềkhoa học công nghệ.141

3.5. Một sốkiến nghị.144

3.5.1. Với BộBưu chính Viễn thông .144

3.5.2. Với các cơquan Bộkhác .145

Tóm tắt chương 3 .146

KẾT LUẬN .151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮVIẾT TẮT

pdf235 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đảm nhiệm các khâu then chốt trong quá trình sản xuất, khi bị thu hút chuyển dịch tạo ra chỗ hổng và gây tổn hại tới cả một dây chuyền sản xuất, làm gia tăng chi phí đào tạo. - Đối với dịch vụ viễn thông [I.18] - 88 - Các dịch vụ viễn thông cao cấp - dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, Việt Nam sẽ cho phép thành lập các liên doanh sau hai năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, với mức vốn góp tối đa của Hoa Kỳ là 50%. Dịch vụ Internet có lộ trình thực hiện là ba năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản (như fax, điện thoại di động và các dịch vụ vệ tinh), cho phép thành lập các liên doanh sau bốn năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của các công ty Hoa Kỳ khống chế ở mức 49% vốn pháp định của liên doanh. Đối với các dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài và quốc tế, cho phép thành lập liên doanh sau sáu năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của Hoa Kỳ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Việt Nam đồng ý sẽ xem xét việc nâng các mức hạn chế vốn góp của Hoa Kỳ khi tiến hành đánh giá thi hành Hiệp định sau ba năm. Những cam kết này càng cho thấy tính chất “tối thiểu” của các thỏa thuận và thể hiện quyết tâm tăng tốc tự do hoá thị trường viễn thông theo chuẩn WTO của Việt Nam. Về giới hạn tiếp cận thị trường, Hiệp định quy định các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ có thể cung cấp dịch vụ thông qua hợp đồng kinh doanh với các nhà khai thác trạm cổng của Việt Nam hoặc chỉ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép cung cấp dịch vụ Viễn thông. Liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ Viễn thông sau 2 năm (3 năm với dịch vụ Internet) kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và phần góp vốn của Hoa Kỳ không quá 50% vốn pháp định của Liên doanh. Các xí nghiệp liên doanh không được phép xây dựng mạng đường trục và quốc tế riêng mà phải thuê chúng từ các công ty khai thác dịch vụ Việt Nam. c. Các cam kết gia nhập WTO [II.22] Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến viễn thông gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng quy định giới hạn xâm nhập thị trường như sau: - Dịch vụ viễn thông cơ bản (điện thoại tiếng nói, chuyển mạch gói, chuyển mạch vòng, telex, telegraph). - 89 - + Đối với các dịch vụ không thiết yếu: Ngay sau khi gia nhập, Việt Nam phải mở cửa cho các đối tác nước ngoài thành lập liên doanh với số vốn góp tối đa của bên nước ngoài là 51% vốn pháp định. Sau thời gian gia nhập 03 năm, phần vốn góp của bên nước ngoài lên đến 65% vốn pháp định. + Đối với các dịch vụ thiết yếu: Ngay sau khi gia nhập, Việt Nam cho phép bên nước ngoài được góp vốn lên đến 49% vốn pháp định và được giữ 51% quyền điều hành đối với liên doanh. - Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác + Dịch vụ không thiết yếu: Kể từ khi gia nhập, Việt Nam cho phép bên nước ngoài được góp đến 70% vốn pháp định trong các liên doanh. + Dịch vụ thiết yếu: Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bên nước ngoài được phép lập liên doanh đối với Việt Nam và tỷ lệ góp vốn cao nhất là 49% vốn pháp định trong các liên doanh. - Dịch vụ giá trị gia tăng (thư điện tử, thư thoại, truy cập cơ sở dữ liệu và thông tin trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, xử lý dữ liệu và thông tin trực tuyến). + Dịch vụ không thiết yếu: Bên nước ngoài được phép lập liên doanh và góp nhiều nhất là 51% vốn pháp định kể từ khi gia nhập. Sau 03 năm, bên nước ngoài được góp nhiều nhất 65% vốn pháp định của liên doanh. + Dịch vụ thiết yếu: Kể từ khi gia nhập, bên nước ngoài được phép tham gia liên doanh với mức vốn góp cao nhất là 50% vốn pháp định và được giữ nhiều nhất 51% quyền điều hành đối với liên doanh. - Dịch vụ truy nhập internet + Dịch vụ không thiết yếu: Kể từ khi gia nhập, Việt Nam sẽ mở cửa cho đối tác nước ngoài tham gia liên doanh và góp vốn nhiều nhất 51% vốn pháp định. Sau 03 năm, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài nhiều nhất là 65% vốn pháp định. + Dịch vụ thiết yếu: Bên nước ngoài được phép góp vốn với tỷ lệ nhiều nhất là 50% vốn pháp định của liên doanh. - 90 - Tóm lại, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO các công ty viễn thông nước ngoài có thể tham gia liên doanh viễn thông tại Việt Nam với mức góp vốn lên đến 51% vốn pháp định đối với dịch vụ không thiết yếu và ít nhất là 49% đối với dịch vụ thiết yếu. Sau 03 năm tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài là 65% vốn pháp định đối với dịch vụ không thiết yếu. Như vậy, tình hình cạnh tranh trong ngành viễn thông sẽ quyết liệt hơn. 2.3.2. Môi trường vi mô 2.3.2.1. Khách hàng Tính đến hết tháng 6 năm 2007, Việt Nam có 38.310.000 thuê bao điện thoại, đạt mật độ 45,27 máy điện thoại/100 dân [I.8] – Số liệu chi tiết tại đồ thị 2.9 và 2.10 Đồ thị 2.9: Số thuê bao điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 [I.8] Đồ thị 2.10: Mật độ sử dụng điện thoại của Việt Nam đến tháng 6/2007 [I.8] - 91 - Nếu xem mỗi thuê bao là một khách hàng thì đến tháng 6/2007 ngành viễn thông Việt Nam có 38.310.000 khách hàng. Các đặc tính của những khách hàng này được mô tả như sau: - Cơ cấu khách hàng theo độ tuổi: Đa số khách hàng của ngành viễn thông Việt Nam còn rất trẻ, số lượng khách hàng dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 66%. Những khách hàng này có khả năng tiếp tục sử dụng các dịch vụ viễn thông thêm ít nhất 20 năm nữa. Vì thế, ngành viễn thông Việt Nam cần có chính sách ưu tiên giữ chân những khách hàng hiện có của mình. From 40 to 50 years old 25% From 50 years old and above 9% Under 30 years old 28% From 30 to 40 years old 38% Đồ thị 2.11: Cơ cấu khách hàng theo độ tuổi (Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT) - Cơ cấu khách hàng theo mức cước sử dụng hàng tháng: From 1.000.000 VND and above 2% From 200.000 - 400.000 VND 11% From 400.000 - 600.000 VND 3% From 600.000 - 1.000.000 VND 3% Under 200.000 VND 81% Đồ thị 2.12: Cơ cấu khách hàng theo mức cước sử dụng (Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT) - 92 - Từ đồ thị 2.12 ta thấy, 81% khách hàng của ngành viễn thông Việt Nam có mức cước sử dụng điện thoại hàng tháng dưới 200.000 đồng (tương đương với 2.400.000 đồng/năm hay tương đương 150 USD/năm). Những khách hàng sử dụng điện thoại từ 400.000 đồng/tháng trở lên chỉ chiếm 8%. Như vậy, sức mua của khách hàng còn rất thấp. Ngành viễn thông cần có chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng điện thoại nhiều hơn thông qua việc tăng cường cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng. - Loại khách hàng: Personal 87% Company 13% Đồ thị 2.13: Cơ cấu khách hàng theo loại hình đăng ký (Nguồn: Ngoại suy từ số liệu của VNPT) Theo đồ thị 2.13, 87% khách hàng viễn thông Việt Nam là cá nhân, chỉ có 13% là đối tượng doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, điều này lý giải tại sao mức cước sử dụng điện của khách hàng rất thấp. Do mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp nên các cá nhân chưa thể chi quá nhiều cho các dịch vụ viễn thông. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, do nhu cầu công việc nên những đối tượng này sẽ sử dụng dịch vụ viễn thông nhiều hơn. Như vậy, ngành viễn thông Việt Nam cần quan tâm phát triển và giữ chân các khách hàng là doanh nghiệp và các cơ quan. Đây chính là những đối tượng mang lại nguồn doanh thu lớn cho ngành. 2.3.2.2. Đối tác và đối thủ cạnh tranh Như đã phân tích ở mục 2.1.1, Việt Nam có mạng viễn thông lớn thứ 29 trên thế giới. Vì thế, các công ty viễn thông trên thế giới rất quan tâm đến thị trường - 93 - Việt Nam. Hầu hết các công ty viễn thông hàng đầu thế giới đều đã là đối tác cung cấp các thiết bị và công nghệ cho mạng viễn thông Việt Nam như Alcatel, Ericsson, Siemens, Motorola,… (chi tiết xem tại phụ lục 2.18). Do đó, ngành viễn thông Việt Nam cũng kế thừa được các thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các đối tác để phát triển. Tuy nhiên, dưới áp lực mở cửa thị trường viễn thông sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các đối tác này cũng sẽ trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Thế mạnh của các tập đoàn viễn thông nước ngoài này có thể kể đến gồm: - Có khả năng tài chính mạnh mẽ; - Có kinh nghiệm tổ chức quản lý và kinh doanh viễn thông trong môi trường cạnh tranh từ nhiều năm nay; - Đã có kinh nghiệm về thị trường viễn thông Việt Nam sau một thời gian dài là đối tác cung cấp thiết bị, công nghệ; - Có khả năng về nghiên cứu phát triển công nghệ. Tuy nhiên khi tham gia vào thị trường viễn thông Việt Nam, các công ty viễn thông nước ngoài sẽ gặp một số bất lợi sau: - Không thể hiểu rõ hết hành vi tiêu dùng của người Việt Nam; - Chưa có khách hàng nên phải phát triển từ đầu; - Chi phí quản lý cao; - Bị phụ thuộc vào các công ty viễn thông Việt Nam trong việc phát triển mạng lưới. 2.3.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài – EFE Dựa trên việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài (vĩ mô và vi mô) của ngành viễn thông, ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông (thông qua việc khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia), chúng ta có thể thiết lập một ma trận các yếu tố bên ngoài như sau (xin xem ở trang kế tiếp): - 94 - Bảng 2.7: Ma trận các yếu tố bên ngoài Stt Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng 1 Tốc độ tăng trưởng GDP cao 0.06 3 0.18 2 Quy mô dân số lớn 0.1 3 0.3 3 Chính sách viễn thông ngày càng được cải thiện 0.12 4 0.48 4 Số lượng khách hàng tăng nhanh 0.06 3 0.18 5 Cơ cấu tuổi của khách hàng trẻ 0.05 3 0.15 6 Các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và có kinh nghiệm quản lý tốt 0.05 3 0.15 7 Công nghệ viễn thông thế giới phát triển theo hướng IP hoá và di động hoá 0.15 4 0.6 8 Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp 0.06 2 0.12 9 Điều kiện địa hình hiểm trở 0.05 2 0.1 10 Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều 0.05 2 0.1 11 Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài 0.15 1 0.15 12 Mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng Việt Nam còn thấp 0.1 1 0.1 Tổng cộng 1.00 2.61 Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam trong ma trận EFE là 2,61 (cao hơn một chút so với mức trung bình: 2,5). Điều này cho thấy mức độ phản ứng của ngành viễn thông Việt Nam với các yếu tố môi trường ở mức độ chấp nhận được. Tuy nhiên, ngành viễn thông Việt Nam cũng cần cải thiện hơn nữa để có thể nắm bắt tốt các cơ hội, đồng thời giảm các nguy cơ của môi trường bên ngoài một cách hiệu quả hơn. 2.3.4. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính Các công ty viễn thông nước ngoài được chia làm 03 nhóm để đánh giá: Nhóm thứ nhất gồm các công ty thuộc các nước Châu Âu, Mỹ và Nhật; Nhóm thứ - 95 - hai gồm các công ty viễn thông thuộc các nước công nghiệp mới; Nhóm thứ ba là các công ty viễn thông Trung Quốc. Số liệu đánh giá như sau: Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh Châu Âu và Mỹ, Nhật Các nước NICs Trung Quốc Stt Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Khả năng về tài chính 0.15 4 0.6 4 0.6 3 0.45 2 Khả năng về công nghệ 0.14 4 0.56 3 0.42 2 0.28 3 Kinh nghiệm tổ chức quản lý và kinh doanh viễn thông trong môi trường cạnh tranh từ nhiều năm nay 0.08 3 0.24 3 0.24 2 0.16 4 Đã có kinh nghiệm về thị trường viễn thông Việt Nam sau một thời gian dài là đối tác cung cấp thiết bị, công nghệ 0.08 2 0.16 2 0.16 2 0.16 5 Thương hiệu mạnh 0.1 4 0.4 4 0.4 3 0.3 6 Chất lượng sản phẩm 0.1 4 0.4 3 0.3 2 0.2 7 Không hiểu rõ hết hành vi tiêu dùng của người Việt Nam 0.07 2 0.14 1 0.07 1 0.07 8 Chưa có khách hàng 0.07 1 0.07 1 0.07 1 0.07 9 Chưa có mạng lưới 0.07 1 0.07 1 0.07 1 0.07 10 Chi phí quản lý cao 0.14 1 0.14 2 0.28 4 0.56 Tổng cộng 1.00 2.78 2.61 2.32 Nhận xét: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh cho thấy những công ty đến từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu là đối thủ đáng quan tâm nhất, xếp kế tiếp là các công ty thuộc những nước công nghiệp mới, cuối cùng là các công ty đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các công ty đến từ 03 - 96 - nhóm trên đều có những thế mạnh riêng và sẽ là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh so với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. 2.3.5. Các cơ hội và nguy cơ đối với ngành viễn thông Việt Nam Từ việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, có thể tóm tắt các cơ hội và nguy cơ của ngành viễn thông Việt Nam hiện nay như sau: 2.3.5.1. Cơ hội - Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao. - Với số lượng dân số lớn thứ 14 trên thế giới, tiềm năng quy mô của thị trường viễn thông Việt Nam rất lớn. - Chính sách viễn thông của Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở cửa tạo cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. - Số lượng khách hàng tăng nhanh trong những năm gần đây. - Cơ cấu tuổi của khách hàng còn trẻ. - Các đối tác của viễn thông Việt Nam có trình độ khoa học công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý tốt. - Công nghệ viễn thông thế giới đang chuyển dần theo hướng IP hoá sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam có thể tự phát triển các phần mềm viễn thông. - Xu hướng di động hoá trong viễn thông tạo điều kiện cho Việt Nam phủ sóng ở những vùng địa hình phức tạp. - Thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài. 2.3.5.2. Nguy cơ - Quy mô GDP và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn rất thấp nên sẽ khó phát triển các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. - Điều kiện địa hình hiểm trở và trải dài của Việt Nam gây khó khăn trong quá trình phát triển mạng lưới viễn thông. - Khí hậu nóng ẩm, mưa dông nhiều ở Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của thiết bị viễn thông trên mạng lưới. - Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty viễn thông nước ngoài. - 97 - - Mức doanh thu bình quân trên mỗi khách hàng của viễn thông Việt Nam còn thấp. - Vấn đề sở hữu trí tuệ sẽ gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin - Sự trùng lắp trong đầu tư mạng lưới gây lãng phí giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Tóm lại, hiện nay ngành viễn thông vẫn còn rất nhiều khó khăn về mặt môi trường: Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, điều kiện địa hình và khí hậu không thuận lợi, cùng với nguy cơ cạnh tranh mạnh mẽ của các tập đoàn tư bản nước ngoài sau khi Việt Nam mở cửa thị trường theo các cam kết gia nhập WTO. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên thì ngành viễn thông Việt Nam cũng gặp rất nhiều thuận lợi từ sự năng động của nền kinh tế trong thời gian qua, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn ở mức cao hàng đầu thế giới, cơ chế chính sách ngày càng được hoàn thiện theo hướng thông thoáng hơn, quy mô dân số lớn,… Ngành viễn thông Việt Nam có các chính sách để tận dụng các cơ hội và hạn chế các nguy cơ đến từ môi trường bên ngoài để tiếp tục giữ nhịp độ phát triển như hiện nay trong tương lai. - 98 - Tóm tắt chương 2 Kể từ năm 1991, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, các cơ chế chính sách trong ngành viễn thông cũng được củng cố và hoàn thiện không ngừng theo hướng mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong vòng 12 năm qua, số lượng thuê bao điện thoại của Việt Nam đã tăng lên hơn 34 lần (38.310.000 thuê bao vào tháng 6/2007 so với 1.164.547 thuê bao vào năm 1996). Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại bình quân giai đoạn 1995-2005 của Việt Nam đạt 36%/năm, đưa Việt Nam thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao hàng đầu thế giới. Doanh thu viễn thông Việt Nam năm 2005 chiếm tỷ trọng hơn 4,5% GDP với hơn 41.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1995-2005, doanh thu viễn thông Việt Nam có mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, gần gấp 3 lần mức tăng trưởng GDP trong thời kỳ này. Việt Nam cũng là nước có quy mô mạng viễn thông lớn trên thế giới. Theo xếp hạng của ITU, năm 2006 mạng viễn thông Việt Nam đứng hạng thứ 29/206 nước được xếp hạng. Về khoa học công nghệ, trình độ công nghệ của các thiết bị trên mạng lưới hiện nay đã tiếp cận được với trình độ của thế giới. Mạng lưới viễn thông Việt Nam đang dần chuyển sang mạng IP với chuyển mạch mềm và truyền dẫn quang. Các dịch vụ giá trị gia tăng đã được triển khai trên mạng NGN. Mạng di động ở Việt Nam cũng đang được đầu tư theo định hướng phát triển chung của thế giới với GPRS, 2.5G, WIFI và sắp tới là WCDMA, WIMAX. Tuy nhiên, khả năng làm chủ các thiết bị công nghệ trên mạng lưới của Việt Nam chưa cao. Các thiết bị công nghệ viễn thông chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì thế, mạng viễn thông Việt Nam hiện nay vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào các đối tác cung cấp thiết bị công nghệ ở nước ngoài. Đối với các chỉ số đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế (ISI, E-Readiness Index, NRI), tuy vẫn còn khiêm tốn đứng ở nhóm cuối bảng xếp hạng, nhưng sự xuất hiện của Việt Nam trong các bảng xếp hạng này đã chứng tỏ những cố gắng của ngành viễn thông Việt Nam thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận. Việt Nam đã có tên trên bản đồ thông tin thế giới. - 99 - Bên cạnh những thành công đạt được, ngành viễn thông Việt Nam vẫn còn bộc lộ khá nhiều điểm bất cập. Nhân lực làm việc trong ngành viễn thông Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Số lượng lao động trong ngành quá dư thừa (hiện nay tổng số lao động trong ngành viễn thông khoảng 50 ngàn người) nhưng ngành viễn thông vẫn còn đang rất thiếu các chuyên gia kỹ thuật và quản lý có trình độ, kinh nghiệm và ngoại ngữ đáp ứng được các đòi hỏi của ngành viễn thông hiện nay. Năng suất lao động trong viễn thông của Việt Nam thuộc vào nhóm thấp nhất trong số các nước ASEAN+3. Ngoài ra, cơ cấu doanh thu viễn thông Việt Nam hiện nay chưa được cân đối, doanh thu viễn thông còn phụ thuộc nhiều vào dịch vụ viễn thông cơ bản (chiếm 78% trên tổng số). Các lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông và cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng mới phát triển ở giai đoạn đầu. Mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông hiện nay chưa cao, VNPT vẫn còn chiếm 74% thị phần, các doanh nghiệp viễn thông mới (Viettel, EVN Telecom) cũng đều là doanh nghiệp Nhà nước. Vì thế, nguồn vốn đầu tư cho viễn thông hiện nay chủ yếu là vốn Nhà nước, ngành viễn thông Việt Nam còn chưa tận dụng được các nguồn vốn tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài cho quá trình phát triển. Mặt khác, khi hội nhập vào thị trường quốc tế, ngành viễn thông Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn viễn thông nước ngoài. Các quy định trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và các cam kết của Việt Nam với các nước trong quá trình đàm phán gia nhập WTO sẽ là những thách thức khó nhất từ trước đến nay cho ngành viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó, những tồn tại trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2010 hiện nay về chỉ tiêu tạo cạnh tranh, trình độ nhân lực, mức độ đa dạng dịch vụ sẽ buộc ngành viễn thông phải có những thay đổi thích ứng trong thời gian tới. Số điểm quan trọng của ma trận các yếu tố bên trong ngành viễn thông chỉ đạt 2,21 – thấp hơn mức trung bình 2,5 – cho thấy ngành viễn thông Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc cải thiện các hoạt động nội bộ của mình. Mức độ phản ứng của ngành viễn thông Việt Nam với các yếu tố bên ngoài đạt mức - 100 - trên trung bình với số điểm quan trọng của ma trận các yếu tố bên ngoài là 2,61. Ngoài ra, các công ty đến từ các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật sẽ là đối thủ cạnh tranh của viễn thông Việt Nam khi thực hiện mở cửa thị trường, kế đến là các công ty thuộc các nước NICs và Trung Quốc. Tóm lại, với thực trạng phát triển viễn thông hiện nay và những yêu cầu thay đổi cấp bách ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành viễn thông Việt Nam cần phải có định hướng xa hơn, phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại, đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. - 101 - CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1. Định hướng phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 Theo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 là “…với công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng cốt, Việt Nam sẽ chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Cụ thể như sau [I.5]: - Ứng dụng rộng rãi viễn thông trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN. Hình thành xã hội thông tin. - Công nghiệp viễn thông có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD vào năm 2010. - Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Mật độ điện thoại đạt trên 50 máy/100 dân trong đó mật độ điện thoại cố định đạt trên 20 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động đạt trên 30 máy/100 dân vào năm 2010. - Đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông ở các trường đại học đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. - 102 - 3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành viễn thông Việt Nam 3.2.1. Cơ sở để xây dựng mục tiêu 3.2.1.1. Quan điểm phát triển Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển đề ra trong nghị quyết Đại hội X của Đảng đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội (phụ lục 3.2), quan điểm phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 sẽ gồm 04 ý chính như sau: - Viễn thông là một ngành hạ tầng thông tin của xã hội. Với vai trò là một ngành hạ tầng, sự phát triển của ngành viễn thông sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngược lại, nếu ngành viễn thông bị trì trệ sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, phải ưu tiên đầu tư để ngành viễn thông phát triển trước các ngành kinh tế khác. - Viễn thông là một ngành kinh tế lớn. Ngoài vai trò là ngành hạ tầng phục vụ cho sự phát triển chung của xã hội, ngành viễn thông cũng phải tiếp tục duy trì vai trò hàng đầu về đóng góp doanh thu cho sự tăng trưởng GDP của đất nước. - Sự phát triển của ngành viễn thông phải đảm về an ninh trật tự xã hội, giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia. - Viễn thông phải góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hoá tinh thần của người dân thông qua các dịch vụ cung cấp. Trong quá trình phát triển, tuỳ theo tình hình thực tế mà các chương trình phát triển viễn thông ở mỗi giai đoạn sẽ nhấn mạnh một hay nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, trong toàn bộ giai đoạn phát triển thì ngành viễn thông Việt Nam phải quán triệt quan điểm phát triển trên. 3.2.1.2. Các dự báo a. Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2020 Dựa vào tốc độ tăng dân số hàng năm giai đoạn 1995-2005, ta tính được tốc độ tăng dân số bình quân của Việt Nam giai đoạn 1995-2005 là 1,25%/năm. Từ đó tính được quy mô dân số Việt Nam giai đoạn 2006-2020 như sau: - 103 - Bảng 3.1: Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2007-2020 Đơn vị tính: triệu người 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 85.59 86.66 87.74 88.83 89.94 91.06 92.19 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 93.34 94.50 95.68 96.87 98.08 99.30 100.54 b. Dự báo quy mô GDP Việt Nam đến năm 2020 Căn cứ vào tốc độ tăng GDP hàng năm giai đoạn 1995-2005, ta tính được tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn này là 7,38%/năm. Giả định giai đoạn 2007-2020 cũng có tốc độ tăng trưởng bình quân như trên, quy mô GDP của Việt Nam giai đoạn này như sau: Bảng 3.2: Dự báo quy mô GDP Việt Nam giai đoạn 2006-2020 Đơn vị tính: tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 966664 1038039 1114684 1196989 1285370 1380277 1482191 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1591631 1709151 1835349 1970864 2116386 2272652 2440456 c. Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam đến năm 2020 c1. Trường hợp 1: Căn cứ tốc độ tăng doanh thu bình quân trong quá khứ Căn cứ tốc độ tăng doanh thu của ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 1995-2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 20,21%/năm. Nếu trong giai đoạn 2006-2020 tốc độ tăng doanh thu viễn thông bình quân vẫn tương đương giai đoạn 1995-2005. Quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam giai đoạn 2007-2020 dự kiến sẽ là: Bảng 3.3: Dự báo quy mô doanh thu viễn thông Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020.pdf
Tài liệu liên quan