Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành Công thương, thành phố Hà Nội - Cấn Thị Việt Hà

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 10

1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài 14

1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết 24

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 29

2.1. Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương 29

2.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội 48

2.3 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương các thành phố trực thuộc Trung ương và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội 67

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 88

3.1 Thành tựu, hạn chế phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội 88

3.2 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội 110

Chương 4

 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 129

4.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian tới 129

4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian tới 139

KẾT LUẬN 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 165

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

PHỤ LỤC 178

 

doc197 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành Công thương, thành phố Hà Nội - Cấn Thị Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Thành tựu, hạn chế phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội 3.1.1. Thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội 3.1.1.1. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội ngày càng tăng Gia tăng về số lượng NNLCLC đáp ứng sự phát triển về nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động là một trong nội dung phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội. Căn cứ nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển về số lượng NNLCLC trình bày ở chương 2 của luận án và trên cơ sở những số liệu, tư liệu đã được cơ quan chức năng công bố và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan, rút ra những thành tựu phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội về số lượng như sau: Một là, số lượng NNLCLC có trình độ đào tạo đại học, sau đại học có sự gia tăng. Theo các báo cáo của Sở Công thương, thành phố Hà Nội, số lượng NNLCLC tăng lên đã đáp ứng được sự phát triển về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội. Sự gia tăng số lượng NNLCLC cụ thể như: Năm 2010, số lượng NNL có trình độ đào tạo từ đại học trở lên (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) là: 577 người, đạt tỷ lệ 79,15% so với tổng biên chế của toàn cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội, trong đó đại học là 528 người bằng 91,5%; thạc sĩ là 49 người bằng 8,5%, không có tiến sỹ. Sau đó hằng năm, số lượng NNL có trình độ đào tạo đại học đều tăng. Đến năm 2017, số cán bộ, công chức có trình độ đào tạo từ đại học trở lên (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) tăng thêm 137 người so với năm 2010 bằng 19,2 %, nâng tổng số cán bộ, công chức có trình độ học vấn từ đại học trở lên là: 714 người, đạt tỷ lệ 80,31% tổng biên chế của toàn cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội, trong đó cử nhân là 634 người bằng 88,79%; thạc sĩ là 79 người bằng 11,06%; tiến sỹ 01 người là 0,14% (bảng 3.1). Bảng 3.1: Tổng hợp số lượng NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội theo trình độ đào tạo giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Trình độ đào tạo từ Đại học trở lên Dưới Đại học Tổng Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học 2010 729 577 0 49 528 152 2011 753 592 0 52 540 161 2012 787 623 01 56 566 164 2013 796 641 01 60 580 155 2014 840 652 01 64 587 188 2015 871 672 01 68 603 199 2016 884 697 01 74 622 187 2017 889 714 01 79 634 175 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương, thành phố Hà Nội) Hai là, số lượng NNLCLC có chức danh chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương có sự gia tăng. Sự gia tăng số lượng về chức danh chuyên môn (ngạch, bậc) cụ thể như: năm 2011, số lượng chuyên viên cao cấp và tương đương: 01 người, chuyên viên chính và tương đương: 46 người, chuyên viên và tương đương: 390 người đạt tỷ lệ 59,94 % so với tổng biên chế của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội. Năm 2017 số lượng chuyên viên cao cấp và tương đương: 01 người, chuyên viên chính và tương đương: 61 người, chuyên viên và tương đương: 489 người đạt tỷ lệ 61,97 % so với tổng biên chế của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội và so với năm 2010 đã tăng lên 114 người, tăng 26,08 % (bảng 3.2). Bảng 3.2: Tổng hợp số lượng NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội theo chức danh chuyên môn giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị tính: Người Năm Tổng số Từ chuyên viên chính và tương đương trở lên Cán sự, nhân viên Tổng Chuyên viên cao cấp và tương đương Chuyên viên chính và tương đương Chuyên viên và tương đương 2010 729 437 01 46 390 292 2011 753 448 01 48 399 305 2012 787 465 01 49 415 322 2013 796 479 01 52 426 317 2014 840 487 01 53 433 353 2015 871 495 01 56 438 376 2016 884 503 01 57 445 381 2017 889 551 01 61 489 338 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương, thành phố Hà Nội) Ba là, sự gia tăng số lượng NNLCLC đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội. Sự phát triển về số lượng NNLCLC đã đáp ứng yêu cầu phát triển về tổ chức, biên chế của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội, nhất là sau khi sát nhập mở rộng Thủ đô với biến chế, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội tăng lên. Cùng với sự phát triển về tổ chức, cơ cấu của Sở Công thương, cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương cấp quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội cũng có sự phát triển về tổ chức, cơ cấu với 30 Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng và 33 đội quản lý thị trường. Vì vậy, với số lượng nhân lực chất lượng cao tăng lên hằng năm đã bảo đảm cho cơ quan hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể là: Tổng số nhân lực hằng năm của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương thành phố Hà Nội như sau: năm 2010 là 1014 người; năm 2011 là 1040 người, tăng 26 người so với 2010; năm 2012 là 1088 người, tăng 48 người; năm 2013 là 1120 người, tăng 32 người; năm 2014 là 1139 người, tăng 19 người; năm 2015 là 1167 người, tăng 28 người; năm 2016 là 1200 người, tăng 33 người; và năm 2017 là 1265 người, tăng 65 người so với 2016 và tăng 251 người so với 2010. Đồng thời, số lượng NNLCLC phát triển đã bù đắp bộ phận NNLCLC nghỉ hưu, chuyển ra khỏi cơ quan cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội. Từ năm 2010 đến năm 2017 số lượng nhân lực chất lượng cao nghỉ hưu, chuyển ra khỏi cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội là 125 người, trong khi đó số lượng NNLCL tăng lên là 293 người, trong đó theo trình độ học vấn từ đại học trở lên là 137 người, theo chức danh chuyên môn (ngạch, bậc) từ chuyên viên trở lên tăng lên 156 người, như vậy đã cao hơn số lượng NNLCLC chuyển ra [77, tr.6]. 3.1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội được nâng lên Cùng với việc gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan trong điều kiện có sự phát triển về chức năng, nhiệm vụ, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế, Căn cứ nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển NNLCLC về chất lượng được trình bày ở chương 2 luận án và trên cơ sở số liệu, tư liệu do các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội công bố, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan, rút ra một số thành tựu chủ yếu phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội như sau: Một là, thể lực NNLCLC được bảo đảm, đáp ứng yêu cầu lao động phức tạp. Trong điều kiện nhiệm vụ của cơ quan ngày càng tăng làm cho áp lực công việc ngày càng nhiều đối với cán bộ, công chức. Hơn nữa, do việc áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào tổ chức, quản lý nhà nước về công thương, các ngành và lĩnh vực như: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chê biến khác; an toàn thực phẩm; lưu thông hàng hoá trên địa bàn thành phố và trong quản lý thị trường ngày càng phức tạp; một tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh ngày càng có nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, đã ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nên tính chất lao động phức tạp của bộ phận NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội cũng ngày càng tăng, hao phí lao động trong một đơn vị thời gian của bộ phận NNL này cũng tăng theo. Tình hình đó đòi hỏi NNL ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội, nhất là bộ phận NNLCLC phải được bảo đảm về thể lực, nhằm đáp ứng lao động phức tạp, hao phí lao động lớn. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua, Sở công thương thành phố Hà Nội và các Phòng kinh tế đã rất chú trọng đến chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức. Sức khỏe của cán bộ, công chức ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội nói chung, bộ phận NNLCLC nói riêng luôn được bảo đảm tốt cả thể chất và tinh thần, luôn yên tâm, hăng say làm việc, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ cả thường xuyên và đột xuất, khả năng sức khỏe luôn đáp ứng được với các nhiệm vụ đặc thù của ngành. Trong giai đoạn 2010 - 2017, không có cán bộ, công chức chất lượng cao phải nghỉ việc, chuyển ra do lý do sức khỏe, số cán bộ, công chức chất lượng cao giảm đều do đến tuổi nghỉ chế độ (nghỉ hưu) theo quy định của Nhà nước. Hai là, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong nghề nghiệp của NNLCLC được tăng cường. Do tính chất lao động trong ngành công thương là rất phức tạp, cán bộ, công chức ngành công thương phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều tổ chức, cá nhân trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau, đồng thời đây cũng là lĩnh vực rất nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức. Đặc biệt, đối với bộ phận NNLCLC, bộ phận thường được giao đảm nhiệm các vị trí chủ chốt trong tổ chức, biên chế, bộ máy quản lý, điều hành, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội, như cán bộ, công chức trong các đội quản lý thị trường, nên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng về tâm lực, nhất là phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công tác. Phẩm chất đạo đức, lối sống của bộ phận NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội không ngừng được nâng lên. Cán bộ, công chức của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội luôn tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; luôn có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; phương pháp, tác phong công tác bảo đảm với các cương vị chức trách được giao,... Về chất lượng chính trị, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội có tỷ lệ cao, trung bình hằng năm trong giai đoạn 2010 - 2017 tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên đạt 67,4% tổng số nhân lực của cơ quan (biểu đồ 3.1). Thông qua kết quả bình xét chất lượng đảng viên ở đảng bộ Sở Công thương và chi bộ các Phòng kinh tế thuộc các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội hằng năm cho thấy đảng viên là cán bộ, công chức thuộc bộ phận NNLCLC luôn được công nhận là đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ không có cán bộ, công chức nào nhất là bộ phận NNLCLC vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc vi phạm pháp luật phải xử lý (bảng 3.3). Biểu đồ 3.1: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương thành phố Hà Nội). Bảng 3.3: Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị tính: Người Năm Tổng số đảng viên Xuất sắc Tốt Hoàn thành Hạn chế, vi phạm 2010 545 56 487 02 0 2011 552 59 492 01 0 2012 559 61 498 0 0 2013 567 64 503 0 0 2014 571 66 505 0 0 2015 583 67 516 0 0 2016 592 69 532 0 0 2017 611 72 593 0 0 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương, thành phố Hà Nội) Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên là NNLCLC hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 có xu hướng tăng (biểu đồ 3.2). Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá chất lượng Đảng viên ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương thành phố Hà Nội). Ba là, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của NNLCLC được nâng lên. Trước yêu cầu nhiệm vụ hiện nay và cùng với tính chất lao động phức tạp của ngành công thương không chỉ đòi hỏi bộ phận NNLCLC của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội phải nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong công tác mà còn đòi hỏi bộ phận NNL này nâng cao trình độ mọi mặt. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong thời gian qua lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội rất coi trọng việc nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, phát huy kinh nghiệm công tác đối với bộ phận NNLCLC. Do vậy, chất lượng bộ phận NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội tiếp tục được nâng lên. Cụ thể là: Thành tựu phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội trong thời gian qua còn được biểu hiện ở trình độ học vấn, đào tạo, năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Cụ thể như: năm 2010, số cán bộ, công chức có trình độ đào tạo từ đại học trở lên (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) là: 577 người, đạt tỷ lệ 79,15% so với tổng biên chế. Đến năm 2017, số cán bộ, công chức có trình độ học vấn từ đại học trở lên (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) tăng lên là: 714 người, đạt tỷ lệ 80,31%; so với năm 2010 tăng 137 người (tăng 19,2 %). Về trình độ chức danh chuyên môn: năm 2011, số lượng chuyên viên cao cấp và tương đương: 01 người, chuyên viên chính và tương đương: 46 người, chuyên viên và tương đương: 390 người đạt tỷ lệ 59,94% so với tổng biên chế của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội. Năm 2017 số lượng chuyên viên cao cấp và tương đương: 01 người, chuyên viên chính và tương đương: 61 người, chuyên viên và tương đương: 489 người đạt tỷ lệ 61,97 % so với tổng biên chế của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội và so với năm 2010 đã tăng lên 114 người (tăng 26,08 %) [76, tr.5]. Biểu đồ 3.3: Sự phát triển về trình độ đào tạo của nguồn nhân lực ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương thành phố Hà Nội). Với tổng số NNLCLC của toàn cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội so với tổng biên chế cho thấy chất lượng về trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao và sự phát triển khá đều qua các năm (biểu đồ 3.3). Sự phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội về chất lượng còn biểu hiện ở chất lượng công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của bộ phận NNL này. Thông qua kết quả kiểm điểm, đánh giá cán bộ, công chức năm 2010 của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội. Trong tổng số 729 biên chế của toàn cơ quan, có 457 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 260 công chức thành tốt nhiệm vụ, 12 công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực. Năm 2017, trong tổng số 889 biên chế của toàn cơ quan có 645 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 237 người hoàn thành tốt nhiệm vụ; 07 người hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực [76, tr. 7]. Mặc dù không có số liệu bóc tách đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của bộ phận NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội, song qua số liệu trên cho thấy, năm 2010 chỉ có 12 cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực đến năm 2017 chỉ có 07 cán bộ, công chức hoàn hành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực. Như vậy, tỷ lệ cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là rất nhỏ (dưới 1%) so với tổng số biên chế của toàn cơ quan [76, tr.10]. Kết quả phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội về chất lượng còn biểu hiện ở kết quả công tác thi đua. Hằng năm tỷ lệ cán bộ, công chức thuộc bộ phận NNLCLC chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cán bộ, công chức của cơ quan được khen thưởng ở các cấp. Kết quả thi đua từ năm 2010 - 2017, cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội có 02 Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 127 Chiến sỹ thi đua ngành công thương; 01 Huân chương lao động hạng Nhất, 27 Huân chương lao động hạng Ba, 42 Bằng khen Chính phủ, 197 Bằng khen của Bộ Công thương, 198 Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố và Giấy khen Bộ Công thương cho 36 tập thể và 453 cá nhân; có 1.627 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, 3.512 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, Sở Công thương tặng Giấy khen cho 42 tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc Sở và phòng Kinh tế cấp huyện; xét công nhận xếp loại A cho 3.019 lượt cá nhân, loại B cho 85 lượt cá nhân, loại C cho 08 lượt cá nhân, loại D cho 15 lượt cá nhân. Trong tổng số công nhận danh hiệu ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội được khen thưởng năm 2010 - 2017, có trên 70% cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên và có các chức danh là chuyên viên chính, kiểm soát viên chính thị trường, thanh tra viên chính chiếm tỷ lệ khá cao trong các phong trào thi đua của ngành công thương [77, tr.9]. 3.1.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội ngày càng hoàn thiện Cùng với sự gia tăng về số lượng, nâng cao chất lượng, hoàn thiện cơ cấu NNLCLC hợp lý là cũng là một nội dung chủ yếu trong phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội nhằm bảo đảm sự cân đối về tỷ lệ NNLCL phù hợp với tổ chức, biên chế và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương ở các cấp (cấp Thành phố, cấp quận huyện, thị xã) và các bộ phận của cơ quan. Căn cứ vào nội dung, tiêu chí đánh giá sự phát triển NNLCLC về cơ cấu được trình bày ở chương 2 luận án và trên cơ sở các số liệu, tư liệu đã công bố của cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan, rút ra thành tựu phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội về hoàn thiện cơ cấu như sau: Một là, tỷ lệ NNLCLC có trình độ đào tạo đại học gia tăng nhanh. Theo số liệu báo cáo của Sở Công thương thành phố Hà Nội, tỷ lệ NNL có trình độ đào tạo đại học, sau đại học có sự gia tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. Cụ thể là: Tại thời điểm năm 2010, trong bộ phận NNLCLC của cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội, số lượng cán bộ, công chức có trình độ đại học là 528 người, trong đó trình độ đại học về chính trị là 45 người, trình độ đại học về quản lý là 76 người, trình độ đại học về ngoại ngữ 45 người, trình độ đại học về tin học là 92 người, trình độ đại học về các chuyên ngành ở các phòng, đội quản lý thị trường, trung tâm là 242 người, trình độ thạc sỹ là 49 người. Đến thời điểm năm 2017, số lượng cán bộ, công chức có trình độ đại học về chuyên môn là 634 người, trình độ đại học về chính trị là 105 người, trình độ đại học về quản lý là 157 người, trình độ đại học về ngoại ngữ 116 người, trình độ đại học về tin học là 187 người, trình độ đại học về các chuyên ngành ở các phòng, đội quản lý thị trường, trung tâm là 246 người, trình độ thạc sỹ là 79 người, trình độ tiến sỹ là 01 người. Như vậy, theo số liệu báo cáo cho thấy NNLCLC có sự gia tăng tỷ lệ trình độ đào tạo đại học, sau đại học, đa dạng về các chuyên ngành tăng đều. Nếu so sánh sự gia tăng của năm 2017 với năm 2010 thì thấy đều tăng vượt 100% [76, tr.5]. Số cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên ở các phòng thuộc Sở Công thương của thành phố và các phòng kinh tế quận, huyện, thị xã có sự tăng lên nhiều hơn và chiếm tỷ lệ lớn hơn hàng năm so với các trung tâm và phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã (bảng 3.4). Bảng 3.4: Tổng hợp nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 (có trình độ đào tạo từ đại học trở lên). Đơn vị tính: Người Đơn vị Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Ban lãnh đạo 04 04 04 04 04 04 04 04 Văn phòng 15 16 14 12 17 19 19 20 Thanh tra 12 14 14 15 16 18 19 22 Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp 17 18 17 18 18 17 17 17 Phòng Quản lý Công nghiệp 14 17 15 19 22 25 27 29 Phòng Quản lý Thương mại 17 18 19 23 23 24 25 26 Phòng Quản lý Năng lượng 12 13 11 14 15 18 19 23 Chi cục Quản lý thị trường 2 279 293 327 358 372 429 457 2 482 Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 24 24 24 24 24 24 24 24 Các phòng kinh tế quận, huyện, thị xã 1187 192 2217 234 246 251 262 269 Tổng cộng 577 592 623 641 652 672 697 714 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương, thành phố Hà Nội) Hai là, NNLCLC ngày càng hợp lý về cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ và cân đối giữa các bộ phận. Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội có 08 phòng, ban chức năng khác nhau trực thuộc Sở Công thương và 30 phòng kinh tế ở các quận, huyện, thị xã thì vị trí, vai trò không ngang bằng nhau song trong thời gian qua, NNLCLC của cơ quan được biên chế cơ bản đồng đều, hợp lý về cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ, cân đối cơ cấu các bộ phận nhằm phát huy tốt nhất vai trò và hiệu quả làm việc tại cơ quan này. Tại thời điểm 2010, tỷ lệ cán bộ có trình độ từ đại học trở lên ở các bộ phận có tỷ lệ cơ bản đều trên 79%, đến thời điểm năm 2017, tỷ lệ này đạt gần 81%. Cơ cấu ngạch bậc của NNLCLC cũng có sự phát triển hài hòa, cân đối đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của công việc. Năm 2010, trong tổng số 437 cán bộ, công chức có chức danh chuyên môn từ chuyên viên trở lên thì có 01 chuyên viên cao cấp, 46 chuyên viên chính và tương đương, 390 là chuyên viên và tương đương (biểu đồ 3.4). Biểu đồ 3.4: Cơ cấu NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội theo chức danh chuyên môn năm 2010 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương thành phố Hà Nội). Biểu đồ 3.5: Cơ cấu NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội theo chức danh chuyên môn năm 2017 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương thành phố Hà Nội). Đến năm 2017, số chuyên viên chính và tương đương đã có sự tăng nhẹ, trong tổng số 551 cán bộ, công chức có chức danh chuyên môn từ chuyên viên trở lên, có 01 là chuyên viên cao cấp, 61 chuyên viên chính và tương đương, số chuyên viên là 489 người (biểu đồ 3.5). Ba là, độ tuổi trung bình của NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội ngày càng giảm và cơ cấu giới tính ngày càng cân đối hơn. Biểu đồ 3.6: Cơ cấu độ tuổi NNLCLC ở cơ quan cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương thành phố Hà Nội). Về cơ cấu độ tuổi: Trong quá trình phát triển NNL, cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội rất chú ý giảm độ tuổi trung bình NNLCLC nên số cán bộ, công chức đạt các tiêu chuẩn ngạch, bậc chuyên viên chính, kiểm soát viên chính thị trường, thanh tra viên chính ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội có tuổi đời ngày càng trẻ, tuổi đời trung bình của bộ phận cán bộ, công chức ngày càng giảm. Theo số liệu thống kê năm 2010 của Sở Công thương thành phố Hà Nội, cán bộ, công chức có học vị thạc sĩ có tuổi đời trung bình là 38 tuổi; cán bộ, công chức là chuyên viên chính, kiểm soát viên chính thị trường, thanh tra viên chính có tuổi đời trung bình 51 tuổi. Đến thời điểm năm 2017, độ tuổi trung bình đã giảm, như: số cán bộ, công chức có học vị thạc sĩ có tuổi đời trung bình là 33 tuổi; số cán bộ, công chức là chuyên viên chính, kiểm soát viên chính thị trường, thanh tra viên chính có tuổi đời trung bình 48 tuổi (biểu đồ 3.6). Về cơ cấu giới tính: Tỷ lệ cân đối về cơ cấu giới tính hợp lý hơn trong chuyên môn và nhiệm vụ, tại các bộ phận cần nhân lực là nữ đến nay cơ bản đã biên chế đủ. Theo số liệu thống kê năm 2010 của Sở Công thương thành phố Hà Nội, nhân lực là nữ có trình độ đại học và sau đại học được đào tạo và phát triển khá tốt. Đến 2017 toàn cơ quan có 157 cán bộ, công chức là nữ trên tổng biên chế là 889, có 146 cán bộ, công chức nữ có trình độ đại học và sau đại học. Mặc dù trong tổng số NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thì số người là nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới, nhưng quá trình phát triển NNLCLC thì và tỷ lệ nữ giới có sự gia tăng. Năm 2010 tỷ lệ nữ giới là 34,9%, đến năm 2017 tỷ lệ nữ giới đã tăng lên 38% (biểu đồ 3.7). Biểu đồ 3.7: Cơ cấu số lượng NNLCLC theo giới tính ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở Nội vụ, Sở Công thương thành phố Hà Nội). 3.1.2. Hạn chế phát triển nguồn nhân lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_o_co_quan_q.doc
Tài liệu liên quan