Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh

MỤC LỤC . i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC HÌNH .x

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .2

2.1. Mục đích nghiên cứu.2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .2

3.1. Đối tượng nghiên cứu.2

3.2. Phạm vi nghiên cứu.3

4. Câu hỏi nghiên cứu.3

5. Giả thuyết nghiên cứu .3

6. Đóng góp mới về khoa học của luận án .4

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.4

8. Kết cấu luận án .4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.5

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .5

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tăng trưởng xanh và công nghiệp xanh .5

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung và nguồn

nhân lực xanh.9

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .13

1.2.1. Những nghiên cứu chung về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.13

1.2.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành công

nghiệp ở Việt Nam .17

1.2.3. Những nghiên cứu về vai trò phát triển nguồn nhân lực ngành công

nghiệp đối với thực hiện công nghiệp xanh và tăng trưởng xanh ở Việt Nam .19

1.2.4. Những rào cản về nhân lực trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng

xanh ở Việt Nam.20

pdf180 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng thứ hai: bao gồm những nhà quản lý thuộc các ban ngành chức năng của thành phố, các giám đốc, các phó giám đốc và các trưởng phòng các bộ phận quản lý về môi trường của DN, các nhà khoa học, các chuyên gia quản lý về quản trị nguồn nhân lực đánh giá về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. 3.3.3. Mẫu nghiên cứu Do đối tượng khảo sát đánh giá lớn nên tác giả không thể tiến hành khảo sát 100% mà cần phải lấy mẫu. Nguyên tắc mẫu phải phản ánh được đặc tính của tổng thể mà nó đại diện, do vậy cỡ mẫu phải đủ lớn để đáp ứng yêu cầu. Trong luận án, tác giả sử dụng công thức tính kích cỡ mẫu của Slovin theo công thức sau: n = N/ (1+N*2) Trong đó: + n: là cỡ mẫu 67 + N: tổng thể + : sai số tiêu chuẩn thường lấy  = 0,05 Công thức tính mẫu của Slovin có thể tính trực tiếp hoặc tra bảng. Ở đây tác giả thực hiện tra bảng với  = 0,05 và N >100.000 tra bảng có n = 400. Mẫu nghiên cứu được sử dụng trong luận án gồm có 3 loại: 1. Mẫu được sử dụng để đánh giá chất lượng NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Đối tượng khảo sát đánh giá bao gồm là những người lao động và quản lý lao động đang làm việc trong các DN công nghiệp của thành phố. Phân chia các thành phần tham gia đánh giá sau: Bảng 3. 1 Đối tượng khảo sát đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng TT Đối tượng được khảo sát Số lượng 1 Người lao động trực tiếp đánh giá. 300 người 2 Người quản lý từ cấp tổ trưởng trở lên. 100 người Nguồn: Tổng hợp của tác giả. 2. Mẫu được sử dụng để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố. Đối tượng được tham gia khảo sát đánh giá bao gồm: Bảng 3. 2 Đối tượng khảo sát đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng TT Đối tượng được khảo sát Số lượng 1 Các nhà khoa học, các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. 100 2 Các nhà quản lý thuộc các ngành chức năng quản lý về môi trường của thành phố. 50 3 Các giám đốc, các phó giám đốc, các trưởng phó phòng quản lý về môi trường của các DN công nghiệp đang làm việc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 250 Nguồn: Tổng hợp của tác giả. 68 3. Mẫu nghiên cứu phục vụ khảo sát điều tra mức độ xanh hoá của ngành công nghiệp - Đối với các ngành công nghiệp có số lượng DN <=100 thì mẫu nghiên cứu khảo sát sẽ được thực hiện điều tra 100% các DN của các ngành đó. - Đối với các ngành công nghiệp có số lượng DN >100 thì cỡ mẫu khảo sát sẽ được tính theo công thức (1) trên.  Đối tượng được khảo sát đánh giá bao gồm: + Các nhà quản lý thuộc các ban ngành chức năng quản lý về môi trường của thành phố + Các giám đốc, phó giám đốc, và các trưởng và phó phòng ban có chức năng quản lý về môi trường của doanh nghiệp. 3.4. Xây dựng thang đo và bảng hỏi khảo sát và phỏng vấn 3.4.1. Các thang đo đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh Đánh giá về kiến thức chuyên môn người lao động. Thang đo về kiến thức chuyên môn của người lao động phản ánh mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của người lao động trong việc thực thi công việc của mình. Trong thang đo này phản ánh 2 vấn đề chính đó là kiến thức nghề nghiệp và kiến thức về môi trường. Sau khi xây dựng được các thang đo đánh giá kiến thức, sẽ tiến hành kiểm độ tin cây của thang đo dể đảm bảo các tiêu chí đánh giá có mối tương quan chặt chẽ với việc đánh giá chung về kiến thức chuyên môn của người lao động Bảng 3. 3 Thang đo đánh giá về kiến thức của người lao động STT Kiến thức A Kiến thức về nghề nghiệp. 1 Hiểu biết pháp luật và các quy chế của DN. 2 Kiến thức chuyên môn công việc đang làm. 3 Kiến thức về sản phẩm. 4 Kiến thức về kinh tế thị trường. 5 Kiến thức cơ bản về tin học. 6 Khả năng về ngoại ngữ. 7 Hiểu biết về quy trình sản xuất của DN. 8 Hiểu biết cơ cấu tổ chức hoạt động của DN. 69 STT Kiến thức B Kiến thức về môi trường. 1 Kiến thức pháp luật bảo vệ môi trường. 2 Nhận thức vai trò bảo vệ môi trường. 3 Kiến thức xử lý rác thải và biện pháp hạn chế ảnh hưởng có hại tới môi trường. Nguồn: Tác giả đề xuất. Đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp. Kỹ năng nghề nghiệp phản ánh mức độ áp dụng thành thạo các kiến thức vào trong hoạt động thực tế cuả người lao động. Thang đo đánh giá kỹ năng bao gồm 2 phần chính: kỹ năng thực hiện công việc và kỹ năng xử lý các vấn đề về môi trường của người lao động. Các thang đo đánh giá kỹ năng làm việc của người lao động cũng được tiến hành kiểm định thang đo để chứng tỏ các các biến quan sát có mối quan hệ tương quan chặt với việc đánh giá chung về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động. Bảng 3. 4 Thang đo về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động STT Kỹ năng. A Kỹ năng tư duy, nhận thức. 1 Kỹ năng nhận thức về công việc, sản phẩm. 2 Kỹ năng tư duy & nhận thức về quy trình SX. 3 Kỹ năng học tập, và phát triển bản than. B Kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn. 1 Kỹ năng về chuyên môn đang đảm nhiệm: viết báo cáo, lập kế hoạch, vv 2 Kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị bảo hộ. 3 Kỹ năng sử dụng công cụ, phương tiện. 4 Kỹ năng vận hành máy móc thiết bị. 5 Kỹ năng xác giải quyết các vấn đề trong CV. C Các kỹ năng hoạt động bảo vệ môi trường. 1 Xử lý rác thải ảnh hưởng đến môi trường. 2 Xử lý các hoạt động tiêu cực tới môi trường. 70 STT Kỹ năng. D Kỹ năng xã hội. 1 Kỹ năng giao tiếp. 2 Kỹ năng làm việc nhóm. 3 Kỹ năng trình bày. 4 Khả năng thích ứng với công việc được giao. Nguồn: Tác giả đề xuất. Đánh giá về thái độ làm việc của người lao động. Đánh giá thái độ làm việc của người lao động phản ánh tinh thần trách nhiệm của người lao động trước công việc được giao. Trong việc đánh giá thái độ làm việc của người lao động có 2 phần cơ bản: thái độ đối với công việc và thái độ của người lao động đối với môi trường. Các thang đo đánh thái độ của người lao động cũng được tiến hành kiểm định thang đo để chứng tỏ các tiêu chí đánh giá có mối quan hệ tương quan chặt với việc đánh giá thái độ của người lao động về công việc và về môi trường. Bảng 3. 5 Thang đo ý thức, thái độ của người lao động trong các DN công nghiệp STT Ý thức, thái độ A Thái độ với công việc. 1 Ý thức trách nhiệm với công việc được giao. 2 Quan tâm đến kết quả công việc. 3 Ý thức học hỏi để nâng cao trình độ. 4 Tuân thủ các quy trình sản xuất, và làm việc. 5 Tác phong làm việc nghiêm túc. 6 Trách nhiệm với đồng nghiệp, khách hang. 7 Tuân thủ các quy định pháp luật, quy định DN. B Ý thức về môi trường và xã hội. 1 Đấu tranh chống các hành vi gây tổn hai môi trường. 2 Tham gia cổ vũ các hoạt động vì môi trường. 3 Quan tâm bảo vệ môi trường. 4 Ý thức về trách nhiệm xã hội. Nguồn: Tác giả đề xuất. 3.4.2. Các thang đo các biến số trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh 71 1. Thang đo về trình độ phát triển ngành công nghiệp. Bảng 3. 6 Thang đo về trình độ phát triển ngành công nghiệp Ký hiệu Mô tả các biến quan sát X1 Tác động ảnh hưởng của trình độ phát triển ngành công nghiệp. X11 Trình độ sản xuất chung của ngành công nghiệp thành phố. X12 Cơ cấu ngành công nghiệp. X13 Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thành phố. X14 Mức độ xanh hoá của ngành công nghiệp. Nguồn: Tác giả đề xuất. 2. Thang đo về ảnh hưởng chính sách tới sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh. Bảng 3. 7 Thang đo về ảnh hưởng chính sách tới sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh Ký hiệu Các biến quan sát X2 Tác động chung của các chính sách tới sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. X21 Tác động của yếu tố chính sách phát triển CN theo hướng TTX. X22 Chính sách phát triển NNL của thành phố. X23 Chính sách về thuế. X24 Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp xanh. X25 Chính sách đào tạo NNL. X26 Chính sách phát triển KH - KT - CN. X27 Chính sách tái cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hỗ trợ phát triển CN xanh. Nguồn: Tác giả đề xuất. 3. Thang đo đánh giá ảnh hưởng của thị trường lao động Bảng 3. 8 Thang đo đánh giá ảnh hưởng của thị trường lao động Ký hiệu Biến quan sát X3 Tác động của thị trường lao động tới phát triển NNL ngành công 72 Ký hiệu Biến quan sát nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. X32 Nguồn cung lao động trên thị trường tạo thuận lợi phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. X31 Nguồn cầu lao động trên thị trường tạo thuận lợi phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Nguồn: Tác giả đề xuất 4. Thang đo đánh giá ảnh hưởng của giáo dục đào tạo. Bảng 3. 9 Thang đo đánh giá ảnh hưởng của giáo dục đào tạo Ký hiệu Mô tả các biến quan sát X4 Tác động của yếu tố giáo dục đào tạo tới phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. X41 Hệ thống giáo dục phổ thông cuả thành phố. X42 Hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng và TCCN. X43 Hệ thống giáo dục nghề nghiệp. X44 Cơ sở vật chất của các trường và cơ sở đào tạo nghề. X45 Nội dung và chất lượng của các khoá đào tạo. Nguồn: Tác giả đề xuất. 5. Thang đo đánh giá ảnh hưởng của phát triển KH - KT - CN Bảng 3. 10 Thang đo đánh giá ảnh hưởng của phát triển khoa học - kỹ thuật - công nghệ Ký hiệu Các biến quan sát X5 Tác động ảnh hướng của yếu tố KH - KT - CN tới sự phát triển NNL công nghệp đáp ứng yêu cầu TTX. X51 Trình độ phát triển chung về KH - KT - CN. X52 Ứng dụng công nghệ cao vào trong SX để giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên. X53 Các ngành công nghệ mới, công nghệ xanh thân thiện với môi trường được đưa vào sản xuất. Nguồn: Tác giả đề xuất. 73 6. Thang đo đánh giá ảnh hưởng của hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ người LĐ. Bảng 3. 11 Thang đo đánh giá ảnh hưởng của hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ người lao động Ký hiệu Các biến quan sát X6 Tác động ảnh hưởng của hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động tới sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. X61 Mạng lưới y tế và chăm sóc sức khoẻ phát triển rộng đảm bảo mọi lao động đều có thể tiếp cận được hệ thống. X62 Các thủ tục thăm khám và chữa bệnh là thông thoáng không phiễn nhiễu đối với người bệnh. X63 Đội ngũ nhân viên y tế có năng lực và có tinh thần trách nhiệm trong việc chữa trị người bệnh. X64 Cơ sở vật chất vui chơi giải trí và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho LĐ. Nguồn: Tác giả đề xuất. 3.5. Quy trình xây dựng thiết kế bảng hỏi Căn cứ vào kết quả xây dựng thang đo của các yếu tố cần đánh giá, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Bảng khảo sát được xây dựng qua nhiều bước: dự thảo, lấy ý kiến bổ xung để hiểu chỉnh, và hoàn thiện. Kết cấu của bảng hỏi gồm có 3 phần chính. Phần 1: Mở đầu: + Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu mà nội dung câu hỏi sẽ đề cập đến. + Thông tin cơ bản của người trả lời bao gồm: vị trí công tác; độ tuổi; giới tính; trình độ + Hướng dẫn trả lời câu hỏi. Phần 2: Nội dung chính của bảng hỏi. Trong phần này sẽ bao gồm các phát biểu để ghi nhận ý kiến đánh giá của người trả lời. Bảng hỏi được thiết kế sử dụng trong luận án gồm có 3 loại: 74 - Bảng hỏi được sử dụng để lấy thông tin đánh giá về chất lượng NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố (Xem phụ lục 01). - Bảng hỏi được thiết kế để đánh giá mức độ xanh hoá ngành công nghiệp của thành phố (xem phụ lục 02). - Bảng hỏi được thiết kế để lấy thông tin về việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố. (Xem phục lục 03). 3.6. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua việc nghiên cứu khảo sát mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Các bước thực hiện trong nghiên cứu định lượng này bao gồm: 3.6.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh Theo Trọng Hoàng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) việc xác định số lượng các nhân tố tác động đến biến phụ thuộc có 2 phương pháp: + Phương pháp xác định từ trước, tức là ấn định trước các nhân tố cần khảo sát của mô hình. Nếu sử dụng phương pháp này ta không cần phải tiến hành thực hiện phân tích nhân tố (EFA) như một số nghiên cứu hay thường làm khi chưa biết trước hoặc chua khẳng định chính xác số lượng các nhân tố ảnh hưởng. Ở đây tác giả sử dụng phương pháp xác định từ trước trên cơ sở dựa vào kết quả nghiên cứu lý thuyết ở chương 2 đưa ra 6 nhân tố cơ bản: tác động của trình độ phát triển ngành công nghiệp, tác động của chính sách, Giáo dục đào tạo, sự phát triển KH – KT - CN, môi trường VHXH và thị trường lao động tác động đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX. Việc sử dụng phương pháp xác định từ trước cho phép chúng ta không cần phân tích các nhân tố (EFA) để xác định số lượng các nhân tố tác động đến biến phụ thuộc. + Phương pháp dựa vào Eigenvalue để thực hiện phân tích nhân tố (EFA) khi chưa xác định rõ số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. - Mô hình hồi quy có dạng hàm sau: Y = 0 + 1* X1+ 2* X2 + 3* X3 + 4*X4+ 5*X5 + 6*X6 Trong đó: Các biến độc lập (biến giải thích) gồm X1, X2, X3, X4, X5, X6. 75 X1: nhân tố tác động của trình độ phát triển của ngành công nghiệp bao gồm 4 biến quan sát. X2: nhân tố tác động của chính sách bao gồm 7 biến quan sát. X3: nhân tố tác động của thị trường lao động bao gồm 2 biến quan sát. X4: nhân tố tác động của giáo dục đào tạo bao gồm 5 biến quan sát. X5 nhân tố tác động của phát triển KH - KT - CN bao gồm 3 biến quan sát. X6: Nhân tố tác động của hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ bao gồm 4 biến quan sát. Biến phụ thuộc Y: phản ánh mức độ phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng được yêu cầu TTX. 3.6.2. Thực hiện các kiểm định cho hàm hồi quy tuyến tính - Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các biến số của mô hình. Theo Trọng Hoàng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) để kiểm tra mức độ chặt chẽ tương quan của các mục hỏi trong một biến số người ta sử dụng hệ số Cronbach’Alpha (). Hệ số Cronbach’Alpha được tính theo công thức sau:  = N./[1+ .(N-1)]. Trong đó  là hệ số tương quan trung bình của các mục hỏi. N: số mục hỏi. Theo Trọng Hoàng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc khi  của một biến > = 0,7 là có thể sử dụng được và các mục hỏi (biến quan sát) liên quan đến biến tổng có  > = 0,3 là sử dụng được. - Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình. Theo Trọng Hoàng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, thống kê F được sử dụng trong bảng phân tích phương sai cũng được sử dụng trong việc đánh giá về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Khi thống kê F có sig. = 0,00 rất nhỏ thì có thể đảm bảo rằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. - Kiểm định phân phối chuẩn phân dư của hàm hồi quy. Theo Trọng Hoàng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) có thể kiểm định sự phân phối chuẩn của phần dư của hàm bằng cách xem xét dữ liệu phần dư của hàm, nếu các dữ liệu đều tập trung phân bố xoay quanh 1 đường chéo trên đồ thị và tập trung ở khoảng giữa đường chéo, thì điều đó hàm hồi quy là có tính chất tuyến tính. 76 - Kiểm định hiện tượng đa công tuyến của các biến độc lập. Theo Trọng Hoàng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc có thể kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến theo 2 cách: Cách 1: có thể căn cứ vào hệ số Tolerance. Nếu hệ số này quá nhỏ thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến. Cách 2: căn cứ vào hệ số phóng đại phương sai VIF = 1/(1-Rk2) . Nếu hệ số VIF >10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu VIF <10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến. - Kiểm định không có hiện tượng tương quan và tự tương quan giữa các biến. Theo Trọng Hoàng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc đại lượng thống kê Durbinb - Watson (d) được sử dụng để kiểm định. Nếu 0< d <= dL: thì kết luận có hiện tượng tương quan thuận. dL < d <= dU: chưa thể kết luận. dU <d <= 4-dU: kết luận không tương quan. (4-dU) <d <= 4-dL: chưa thể kết luận. 4-dL <d <=4: có hiện tượng tương quan ngược. dL và dU được tra bảng Durbin - Watson phụ thuộc vào N: số mẫu quan sát và k: số biến độc lập.  = N./[1+ .(N-1)] Trong đó: +  là hệ số tương quan trung bình của các mục hỏi. + N: số mục hỏi. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) khi  của một biến > = 0,7 là có thể sử dụng được và các mục hỏi (biến quan sát) liên quan đến biến tổng có  > = 0,3 là sử dụng được [12]. 77 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Chương 3 đề cập đến quy trình nghiên cứu và khung phân tích được sử dung trong luận án để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Trong chương 3 đã đề cập đến phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được sử dụng để xây dựng các thang đo của các bảng hỏi khảo sát điều tra dựa trên cơ sở phỏng vấn và thảo luận nhóm với các nhà khoa học và các nhà quản lý. Nghiên cứu định lượng được thể hiện qua việc sử dụng các bảng số liệu được thu thập và tính toán, phân tích đánh giá các chỉ tiêu về phát triển NNL ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu TTX của thành phố trong thời gian qua. Phương pháp định lượng được thể hiện qua việc thực hiện phương pháp hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển NNL ngành công nghiệp của thành phố. 78 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và công nghiệp Đà Nẵng (2011 - 2018) 4.1.1. Đặc thù điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng * Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng được bắt đầu từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Đà Nẵng là thành phố thuộc miền Trung Bộ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Hiện nay thành phố Đà Nẵng được xem là một trong những cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanma. Ngoài phần trên đất liền, Đã Nẵng còn bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (hiện khu vực này đang tranh chấp với Trung Quốc). Như vậy với điều kiện vị trí địa lý hiện nay Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 4.1.2. Quá trình phát triển công nghiệp của thành phố Đà Nẵng từ 2011-2017 Đà Nẵng với vị trí trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung, trong gần 10 năm trở lại đây công nghiệp của Đà Nẵng đã có những phát triển vượt bậc. Ngành công nghiệp của Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm và đang đặt ra mục tiêu đến năm 2020 trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam. Tại Đà Nẵng đã có nhiều công ty sản xuất lớn với các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, vv đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng chung của toàn thành phố Đà Nẵng. Sự phát triển của ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua các chỉ tiêu: * Xét về giá trị sản xuất công nghiệp. Hình 4.1 cho thấy giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đều có sự tăng trưởng ổn định năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt 41.774 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) thì đến năm 2017 đạt 63.328 tỷ đồng đã tăng gần gấp rưỡi so với năm 2011. 79 Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Số liệu thống kê của Cục thống kê Đà Nẵng 2011-2017 Hình 4. 1 Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Đà Nẵng 2011 - 2017 - Xét về chỉ số phát triển về giá trị sản xuất công nghiệp (năm trước =100%). Đơn vị: % Nguồn: Theo số liệu thống kê của cục thống kê Đà Năng 2011 - 2017 Hình 4. 2 Chỉ số phát triển công nghiệp của thành phố Đà Nẵng Hình 4.2 cho thấy giai đoạn từ năm 2011 - 2017 tốc độ phát triển công nghiệp (năm sau so với năm trước) của Đà Nẵng có sự dao động lên xuống. Năm 2013 và năm 2014 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 110,81% và 110,31%, sau đó giảm xuống 103,96% vào năm 2015 và tăng lên 107,32% vào năm tiếp theo năm 2016. * Nếu xét về giá trị tổng sản phẩm. Bên cạnh sự gia tăng về giá trị sản xuất công nghiệp thì giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng cũng có sự gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 giá trị tổng sản phẩm công nghiệp mới đạt 11.687 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã đạt được 17.568 tỷ đồng. 80 Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Số liệu thống kê của cục thống kê Đà Nẵng 2011 - 2017 Hình 4. 3 Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của thành phố Đà Nẵng 2011 - 2017 Nếu xét tốc độ tăng trưởng về giá trị tổng sản phẩm công nghiệp, (năm sau so với năm trước 100%) thành phố đã đạt được kết quả như sau: Đơn vị: % Nguồn: Số liệu thống kê của cục thống kê Đà Nẵng 2011 - 2017 Hình 4. 4 Chỉ số tăng trưởng GTTSP công nghiệp của thàn phố Đà Nẵng Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của thành phố đều có sự gia tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ gia tăng không đều. Trong 3 năm 2012, năm 2013 và năm 2014 có tốc độ gia tăng lớn nhất lần lượt là 108,8%; 108,12% và 109,25% sau đó giảm xuống còn 102,8% vào năm 2015 và tiếp tục tăng vào các năm sau. Tốc độ gia tăng trung bình hàng năm gần 6%/năm. Như vậy: xét cả 2 chỉ tiêu cơ bản giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đều có sự gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng của 2 chỉ tiêu này lần lượt là 6,18%/năm và 6,05%/năm. 81 4.1.3. Cơ cấu công nghiệp và mức độ xanh hoá của công nghiệp thành phố 4.1.3.1. Cơ cấu ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng Cơ cấu ngành công nghiệp của Đà Nẵng được xem xét đánh giá trên 4 lĩnh vực chủ yếu: - Ngành CN khai khoáng. - Ngành CN chế biến, chế tạo. - Ngành CN sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, và điều hoà không khí. - Ngành CN cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. * Xét về cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp thàng phố trong 5 năm qua đã có sự biến đổi như sau: Bảng 4. 1 Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp và tỷ trọng của các ngành Đơn vị: Tỷ đồng Các ngành CN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 CN khai khoáng 297 (0,94%) 287 (0,79%) 502 (1,22%) 424 (0,99%) 414 (0,89%) 458 (0,91%) CN chế biến và chế tạo 30.111 (95,46%) 34.541 (95,6%) 39.382 (95,7%) 40.830 (95,66%) 44.122 (95,56%) 47.692 (95,55%) CN sản xuất phân phối điện, khí đốt, 751 (2,38%) 908 (2,51%) 864 (2,09%) 968 (2,26%) 1.118 (2,42%) 1.215,47 (2,43%) CN cung cấp nước, xử lý rác, 383 (1,21%) 381 (1,05%) 395 (0,96%) 456 (1,06%) 515 (1,11%) 547,48 (1,096%) Tổng cộng 31.452 (100%) 36.117 (100%) 41.143 (100%) 42.678 (100%) 46.169 (100%) 49.912,95 (100%) Nguồn: Số liệu thống kê của cục thống kê Đà Nẵng 2012 - 2017. Nhận xét chung cho thấy trong 4 lĩnh vực công nghiệp chính của thành phố Đà Nẵng: 82 - Ngành CN khai thác mỏ có tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp là thấp nhất và tỷ trọng dao động từ 0,79% đến 0,99% theo các năm; Ngành CN chế biến & chế tạo có tỷ trọng lớn nhất, dao động từ 95,46% đến 95,7% theo các năm và đứng thứ hai là ngành CN sản xuất và phân phối điện có tỷ trọng dao động từ 2,09% đến 2,43% dao động theo các năm. Tỷ trọng CN khai thác mỏ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu của ngành CN Đà Nẵng, nó phản ánh rõ nét chủ chương phát triển kinh tế của thành phố đó là không phát triển CN khai khoáng do những tài nguyên này không thể tái tạo được và cần phải được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Chính vì vậy giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thành phần cơ cấu ngành CN nói chung của Thành phố. - Tỷ trọng của 2 ngành gồm: ngành CN chế biến & chế tạo và ngành CN sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, và điều hoà không khí có xu hướng gia tăng về các năm tiếp theo. - Tỷ trọng của 2 ngành là CN khai thác mỏ và CN cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đều có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Đà Nẵng nhưng hầu như ổn định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_cong_nghiep_cua_than.pdf
Tài liệu liên quan