Luận án Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Trang

Mở đầu 1

Chương 1: NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA: NỘI DUNG, VAI TRÒ VÀ NHỮNG TIỀM NĂNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NÓ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4

1.1. Nông nghiệp hàng hóa: khái niệm và nội dung 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Nội dung phát triển nền nông nghiệp hàng hóa 6

1.2. Vai trò của nông nghiệp hàng hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long 12

1.3. Tiềm năng, điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long 17

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 30

2.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long 30

2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 53

2.2.1. cơ cấu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn mất cân đối 53

2.2.2. Chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhìn chung còn thấp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế 54

2.2.3. Về thị trường nông thôn 55

2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp hàng hóa và cơ sở hạ tầng cho nông thôn 58

Chương 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 60

3.1. Những phương hướng chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long 60

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển 68

3.2.1. Xây dựng các hộ nông dân thành đơn vị sản xuất hàng hóa gắn liền với đổi mới kinh tế hợp tác và doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp 68

3.2.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và kết cấu hạ tầng sản xuất nông thôn 73

3.2.3. Mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở nông thôn 76

3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện và chỉ đạo tốt một số chính sách kinh tế 82

Kết luận 95

Danh mục tài liệu tham khảo 97

Phụ lục 102

 

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình sản xuất theo hướng thâm canh, tăng năng suất. Nhờ đó năng suất lúa từng vụ và cả năm ở vùng này tăng dần cùng với quá trình tăng vụ và chuyển vụ. Tính chung 25 năm, năng suất bình quân lúa toàn vùng tăng thêm gần 20 tạ/ha làm tăng thêm gần 4 triệu tấn lúa, chiếm 34% tổng sản lượng lúa tăng thêm của toàn vùng. Cây ăn quả, diện tích trồng cây ăn quả ở vùng này trong những năm gần đây tăng khá cao. Nếu cả nước hiện nay có khoảng 500.000 ha diện tích cây ăn quả với sản lượng ước tính khoảng 4 triệu tấn/năm (10 tấn/ha),thì ĐBSCL là vùng sản xuất chính chiếm 40% tổng diện tích và khoảng 60% tổng sản lượng. Kể từ khi có các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa đến nay, mặt hàng trái cây ở ĐBSCL tăng nhanh về cả số lượng, chất lượng và chủng loại, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và bước đầu tham gia xuất khẩu. Phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn cây chuyên canh cây ăn trái với đa dạng hóa cây trồng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 (khóa VII) từng bước đạt được hiệu quả kinh tế đáng tự hào và phấn khởi. Năm 1999, sản lượng cam, quýt đạt 285 nghìn tấn, tăng 2,2 lần so năm 1989, chiếm 70 % sản lượng của cả nước. 3 chỉ số tương ứng đối với xoài là 120 nghìn tấn, 30% và chiếm 63%; nhãn vải 347 nghìn tấn, tăng 50% và chiếm 63%. Một số loại trái cây chất lượng cao như nhãn tiêu, xoài cát (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang), quýt hồng (Đồng Tháp), cam, quýt ngọt (Cần Thơ)... phát triển thành những vùng chuyên canh mạnh, tập trung, quy mô lớn, sản lượng hàng hóa nhiều, theo mô hình kinh tế trang trại gia đình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vùng trồng cam, quýt tập trung ở tỉnh Cần Thơ, hàng năm đã cung cấp cho thị trường gần 100 nghìn tấn quả có chất lượng, Bến Tre là 90 nghìn tấn quả. Đặc biệt sầu riêng Cái Mơn (Bến Tre) được ưa chuộng khắp miền Nam Bộ. Cây màu, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm cũng hình thành những vùng tập trung mang tính sản xuất hàng hóa như cây mía (ở Long An, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng), cây rau đậu (ở An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh). Năm 1989, diện tích cây rau đậu là 82,6 nghìn ha, diện tích cây công nghiệp hàng năm là 102,2 nghìn ha, trong đó cây mía chiếm 51,8 nghìn ha. Tương ứng các chỉ số trên năm 1999 cây rau đậu 114,7 nghìn ha, cây công nghiệp hàng năm 126,3 nghìn ha, cây mía trên 100 nghìn ha. Riêng về cây dừa được xếp vào loại cây công nghiệp dài ngày và là thế mạnh của vùng thì sau một thời gian dài khó khăn về chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đến nay đang có xu thế ổn định với diện tích 121.813 ha (1995) tăng lên khoảng 140.000 ha năm 1999. Cùng với cây lúa và trái cây, ĐBSCL còn có thế mạnh về cây công nghiệp ngắn ngày, nhất là cây mía. Năm 1999, diện tích mía toàn vùng đạt 103 nghìn ha, năng suất bình quân 62,6 tạ/ha và sản lượng đạt trên 6,4 triệu tấn, tăng gấp 4,4 lần; 51% và gấp 6,6 lần so với năm 1996. Đã hình thành vùng sản xuất mía tập trung gắn với công nghiệp chế biến đường tại 5 tỉnh trọng điểm là Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Long An và Kiên Giang. Năm 1999, chỉ tính riêng sản lượng cây mía của Cần Thơ đạt 1789 nghìn tấn, vượt xa sản lượng mía toàn vùng năm 1976 (961 nghìn tấn). Về lâm nghiệp, những năm gần đây nhân dân ta nhận thức rõ hơn những giá trị tài nguyên của rừng, không chỉ về kinh tế mà giá trị rất lớn về môi trường môi sinh. Với nhiều chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về khôi phục và phát triển rừng đặc biệt là các chương trình đầu tư của Chính phủ như "chương trình 327" và "chương trình 773", rừng được khoán đến từng nông hộ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đặc điểm rừng ở ĐBSCL thiên về rừng phòng hộ ven biển; rừng đặc dụng chủ yếu là rừng nước, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) và vùng bán đảo Cà Mau (Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) có rừng tràm bạt ngàn, mang tính lịch sử. Rừng ở vùng này giá trị kinh tế không cao, chủ yếu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, góp phần tôn tạo nền móng trong xây dựng cơ bản (cừ tràm) xây dựng nhà ở phổ biến cho dân cư nông thôn, làm chất đốt... Nhưng rừng ở vùng này có giá trị môi sinh môi trường rất lớn, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển. Ngày nay trong sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, chính quyền các cấp và nông dân trồng rừng, diện tích rừng ở ĐBSCL phát triển nhanh, giá trị kinh tế của rừng cũng từng bước được nâng lên. Với mô hình "rừng - cá", "rừng - tôm" đang ngày được nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích nông dân mạnh dạn nhận những phần đất xấu, đất không thuận cho sản xuất nông nghiệp hoặc tích cực khai hoang mở đất để trồng rừng. Nếu như năm 1989, diện tích rừng trồng tập trung ở ĐBSCL chỉ có 7,5 nghìn ha và thường xuyên hàng năm bị cháy, bị chặt phá để lấy gỗ, lấy củi... thì năm 1994 tăng lên 17,3 nghìn ha và năm 1999 gần 30 nghìn ha (tăng gần 4 lần năm 1989), từng bước khắc phục, hạn chế nạn cháy rừng vào mùa khô hàng năm và canh giữ tốt thành quả rừng trồng. Về chăn nuôi: sản xuất lương thực tăng trưởng, làm tăng dồi dào nguồn thức ăn gia súc và chăn nuôi lợn và gia cầm cũng là một thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Trước giải phóng, tập quán chăn nuôi lợn thịt và vịt đàn, vịt thời vụ thì nay đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bắt đầu hình thành vùng tập trung sản xuất hàng hóa. Từ năm 1989 đến 1999, đàn lợn tăng bình quân hàng năm gần 100 nghìn con. Do phương thức chăn nuôi hàng hóa nên trọng lượng xuất chuồng bình quân 1 con gia súc và gia cầm ở ĐBSCL đạt mức cao so với mức trung bình của cả nước: đối với lợn thịt là 110 kg, so với 70 kg của cả nước và 80 kg của đồng bằng sông Hồng. Do vậy, đàn lợn vùng này tuy chỉ chiếm 14,3% nhưng trọng lượng xuất chuồng chiếm tới 23,8% tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của cả nước hàng năm. Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với đàn gia cầm và chăn nuôi khác. Mười năm qua, đàn gia cầm tăng hàng năm khoảng trên 15 triệu con, và số lượng gia cầm so với cả nước chỉ chiếm tỷ lệ 22,3% nhưng thịt xuất chuồng chiếm 30% và trứng gia cầm chiếm 25% của cả nước. Bảng 2: Chăn nuôi lợn và gia cầm ở ĐBSCL từ năm 1976 - 2000 ĐVT 1976 1980 1985 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 (ước tính) Đàn lợn 100 con 1148 1415 1828 1968 2387 2606 2594 2593 2797 2908 Đàn gia cầm triệu con 14,3 17,3 27,9 25,5 32,7 36,0 36,3 38,1 40,0 41,0 Số lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 1000 tấn 90 110 143 168 207 232 257 270 285 293 Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc năm 1980, 1998 và số liệu kinh tế xã hội ĐBSCL 1995 -1999 và ĐBSCL một mô hình nông nghiệp hàng hóa lớn, đa ngành của Nguyễn Sinh trên tạp chí Cộng sản số 10 (5-2000). Về thủy sản: thủy sản phẩm nói chung là một trong 2 mặt hàng chủ lực quan trọng của vùng ĐBSCL. Nếu như mặt hàng lúa gạo lương thực chiếm 51% tổng sản lượng lúa gạo cả nước, thì mặt hàng thủy sản vùng này chiếm 52% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Trong những năm qua, các nông, lâm trường Nhà nước đã tích cực thực hiện đa dạng hóa hệ thống canh tác, từng bước phá thế độc canh, nghiên cứu ứng dụng thành công mô hình kết hợp trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản: lúa - tôm - cá; heo - cá - lúa - vịt... Điển hình như nông trường sông Hậu, diện tích nuôi cá ruộng từ 24 ha thử nghiệm (năm 1991), lên 1.964 ha (năm 1995), hiện nông trường đang quy hoạch đến năm 2000 diện tích nuôi thủy sản tăng lên 5.000 ha. Mặt khác, với thế mạnh từ hệ thống sông rạch, đặc biệt là 2 con sông Tiền và sông Hậu, hàng năm lũ tràn về mang theo một nguồn thức ăn dồi dào cho các loài thủy sản, đồng thời với ưu điểm dòng chảy rất lưu thông đã tạo cho môi trường thủy sản sinh sống thuận lợi, với kỹ thuật nuôi cá bè trên sông đã làm tăng chất lượng hàng hóa thủy sản của vùng này khá cao so với các vùng khác và khu vực, đặc biệt là tôm cá nước ngọt, nước lợ được thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng: cá ba sa của An Giang (trên 2000 bè lớn nhỏ) thường xuyên có mặt ở thị trường Hồng Kông, Singapore...; tôm càng xanh của Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh; tôm, cá nước lợ của Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh... là thế mạnh của nguồn hàng xuất khẩu nước ta. Nuôi trồng thuỷ sản hàng hóa trong thời gian qua phát triển khá nhanh. Nếu như năm 1989, diện tích nuôi trồng thủy sản là 146 nghìn ha, sản lượng 84,3 nghìn tấn, năm 1994 là 231,3 nghìn ha và 139,4 nghìn tấn, năm 1997 là 327,5 nghìn ha và 259 nghìn tấn, năm 1999 đã lên tới 351,1 nghìn ha và 276,5 nghìn tấn, chiếm 65,8% sản lượng cá nuôi cả nước. Nhìn chung, những năm vừa qua nền nông nghiệp hàng hóa ở vùng ĐBSCL đã khởi sắc, xứng đáng với xứ mệnh vùng kinh tế trọng điểm trong thời kỳ đổi mới của nước ta. Với những thành tựu này, chứng tỏ sản xuất nông nghiệp vùng này đã biến đổi theo hướng đa ngành, đa dạng sản phẩm. 2.1.3.2.2. Tỷ trọng và chất lượng một số nông sản hàng hóa tăng - Đối với mặt hàng lúa gạo, không những tăng nhanh về sản lượng, mà tỷ trọng lúa gạo hàng hóa cũng tăng đáng kể. 1989 1992 1994 1997 1999 48% 51% 55% 58% 61% Chất lượng lúa gạo vùng ĐBSCL cũng không ngừng tăng. Các loại lúa đặc sản chất lượng cao như IR64, OM1490, OM, VND5-209, MTC250, IR62032, lúa nàng thơm, gạo chợ đào, Jasmine... đáp ứng xuất khẩu ngày càng mở rộng, góp phần tăng giá trị xuất khẩu và tăng lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo. - Bên cạnh trồng lúa mặt hàng chủ lực của vùng, nông dân ĐBSCL đã đẩy mạnh sản xuất hàng hóa các cây rau đậu, công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả... theo phương châm vừa chú trọng đầu tư chăm sóc, thâm canh trên diện tích đã có, vừa cải tạo vườn tạp, mở thêm diện tích mới và chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, thay đổi giống cũ kém chất lượng cũng như sản lượng, hình thành một số vùng tập trung mang tính chất sản xuất hàng hóa lớn, nhiều mô hình vườn cây ăn trái chuyên canh theo kiểu trang trại được hình thành và phát triển ở các huyện Long Hồ, Vũng Liêm (Vĩnh Long); Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang); thành phố Cần Thơ, Ô Môn, Phụng Hiệp (Cần thơ)... Năm 1998 sản lượng trái cây ở miệt vườn Nam Bộ chiếm khoảng 60% sản lượng trái cây của cả nước. - ĐBSCL ngày nay không chỉ giàu nhất cả nước về lúa gạo, trái cây mà cả mía. Với mức sản xuất như năm 1999, sản lượng mía vùng này chiếm 46% sản lượng mía của các tỉnh miền Nam (13,9 triệu tấn) và bằng 34% sản lượng mía của cả nước (17,8 triệu tấn); 2 tỷ lệ tương ứng của năm 1976 là 39,2% và 32,2%. Như vậy ĐBSCL vẫn đứng đầu trong 8 vùng về sản xuất mía và có vị trí quyết định trong thực hiện chiến lược sản xuất 1 triệu tấn đường của cả nước trong năm 2000. - Mặt hàng gia súc, gia cầm vùng này trong những năm qua, không những tăng về số lượng mà cơ cấu và chất lượng thịt, trứng cũng có nhiều chuyển biến tích cực, theo hướng gắn sản xuất với thị trường. Một số sản phẩm chăn nuôi vùng này đã được xuất khẩu như: thịt lợn, thịt gia cầm, trứng vịt muối. Nhìn chung chất lượng sản phẩm chăn nuôi đã có tiến bộ, nhất là tăng tỷ lệ nạc trong thịt lợn, trên cơ sở chương trình "nạc hóa" đàn lợn thịt, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. ở ĐBSCL xu hướng đa dạng hóa chăn nuôi đang phát triển mạnh. Tóm lại, thời kỳ 1989 - 1999, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL đã đưa đến kết quả tích cực là một số mặt hàng nông sản đã nâng cao tỷ suất và chất lượng hàng hóa. 2.1.3.2.3. Góp phần biến đổi đời sống kinh tế - xã hội nông thôn ĐBSCL Phát triển nông nghiệp hàng hóa đã góp phần làm biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa canh, đa ngành, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Từ đó, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư nông thôn. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản cũng có những chuyển biến tích cực. Sự gia tăng diện tích, sản lượng cây ăn trái, cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm trong những năm qua trong vùng đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp ở ĐBSCL. Cùng với sự phát triển của cây ăn quả, mía và rau màu, tính chất độc canh cây lúa của ĐBSCL từng bước đã được giảm nhẹ, thay vào đó là sự đa canh cây trồng để khai thác, sử dụng hợp lý quỹ đất, nguồn nước và nguồn lực tại chỗ, tăng năng suất và hiệu quả của sản xuất trồng trọt. Giá trị sản xuất nông nghiệp tính trên 1 ha gieo trồng/năm tăng từ 6,4 triệu đồng năm 1985 lên 7,7 triệu đồng năm 1995 và 9,0 triệu năm 1999 (giá cố định năm 1994) [62]. Đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng sản phẩm cao, như vùng lúa đặc sản phục vụ xuất khẩu. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang đều thực hiện quy hoạch vùng lúa thâm canh cao chất lượng tốt phục vụ xuất khẩu. Trung bình mỗi tỉnh có từ 10 đến 20 vạn ha lúa đặc sản với nhiều chủng loại khác nhau nhưng có đặc điểm giống nhau là hạt gạo dài, thơm ngon theo yêu cầu của thị trường. Nét mới trong giai đoạn 1989 - 1999 là sản xuất hàng hóa ở các vùng nông thôn ĐBSCL có sự tập trung chuyên môn hóa cao, đầu tư vốn và khoa học công nghệ tốt hơn, tổ chức sản xuất hoàn thiện hơn trước. Đặc biệt là đã xuất hiện và phát triển các trang trại chuyên môn hóa hoặc kinh doanh tổng hợp. Tỉnh Long An có 5.845 trang trại, trong đó có 11 cơ sở có quy mô từ vài trăm đến vài ngàn ha. Tại vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên đã có một số hộ chuyên canh lúa với quy mô lớn, sản lượng đạt 50 - 70 tấn, có hộ đạt hàng trăm tấn lúa 1 năm [54]. Trên cơ sở thành tựu phát triển nông nghiệp hàng hóa ĐBSCL trong thời gian qua, mà GDP khu vực nông thôn đã tăng, đời sống nông dân ổn định, từng bước được cải thiện, nâng cao cả về vật chất và đời sống tinh thần, văn hóa. Xã hội nông thôn Nam Bộ khởi sắc rõ nét, bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới. 2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 2.2.1. Cơ cấu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn mất cân đối Kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân và là ngành có tỷ trọng lớn về lực lượng lao động trong toàn vùng. Tuyệt đại bộ phận lao động nằm ở nông nghiệp với cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, trên 90% GDP nông thôn là từ nông nghiệp, trong lúc đó trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, diện tích đất chủ yếu là trồng trọt, phần lớn giá trị sản phẩm cũng như thu nhập của nông dân đều từ sản xuất lương thực, trong đó chủ yếu từ sản xuất lúa. Nhiều loại cây, con đặc sản đặc trưng cho thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới của vùng chưa được phát huy. Trong nội bộ nông nghiệp, cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi vẫn mất cân đối lớn. Mặc dầu tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tuy có tăng chút ít và chăn nuôi ở ĐBSCL vẫn được coi là phát triển hơn một số vùng khác. Trong trồng trọt, ĐBSCL có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất trái cây, thế nhưng hiện trạng sản xuất trái cây ở vùng này hiện nay lại còn nhiều tồn tại như: chưa có quy hoạch vùng đất, loại cây trồng cụ thể; khoảng gần một nửa diện tích các vườn cây ăn trái hiện nay là vườn tạp năng suất thấp, chất lượng kém, kỹ thuật canh tác lạc hậu... với đầu ra còn bị động, riêng về cây dừa được xếp vào loại cây công nghiệp dài ngày và là thế mạnh của vùng thì sau một thời gian dài khó khăn về chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đến nay đang có xu thế ổn định với diện tích 121.813 ha (1995) tăng lên khoảng 140.000 ha năm 1999; thêm nữa việc nhập tự do các loại trái cây vừa không khuyến khích sản xuất vừa mang nhiều mầm bệnh cho vùng thâm canh cây ăn quả trong cả nước. Do đó, dù có thế mạnh về cây trái nhưng thu nhập từ hàng hóa trái cây vẫn là thứ yếu trong cơ cấu kinh tế của ĐBSCL. Trong trồng trọt đã xuất hiện xu hướng quay về lương thực nhất là lúa ngày càng rõ, kể cả trong những năm giá lúa giảm và đứng ở mức thấp (1997). Năm 1998 do giá lúa cao, nhiều địa phương và hộ nông dân ở ĐBSCL đã tăng diện tích vụ 3, biến một số diện tích ruộng 2 vụ thành 3 vụ trong năm. Xu hướng này tuy có tăng một số sản lượng lúa, tăng thu nhập cho nông dân, nhưng về lâu dài là không có lợi nhiều mặt. Bên cạnh đó, ở một số địa phương và hộ nông dân chạy theo lợi ích cục bộ trước mắt đã chuyển đổi một số đất vườn hoặc trồng cây ăn quả sang làm lúa, làm tăng xu hướng độc canh cây lúa, giảm nhịp độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa. Có thể nói, khuynh hướng tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể trước mắt cũng như lâu dài đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, cũng như từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và thị trường xuất khẩu diễn ra khá phổ biến làm cho nông dân không an tâm đầu tư phát triển sản xuất, khai thác hợp lý các tiềm năng nông nghiệp. Cái khó của nông dân hiện nay là nếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, thì ai là người đảm bảo khâu tiêu thụ sản phẩm và giá cả sẽ ra sao. 2.2.2. Chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhìn chung còn thấp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Trong những năm qua, lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của ĐBSCL tuy có tăng lên, nhất là lúa gạo, trái cây, thịt lợn, tôm cá... nhưng bên cạnh đó lại xuất hiện xu hướng chạy theo năng suất và số lượng, ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Trừ lúa gạo phục vụ yêu cầu xuất khẩu có một số tiến bộ về chất lượng nhưng vẫn chưa ổn định: ở tỉnh Tiền Giang, nông dân trồng lúa đặc sản chất lượng cao vẫn còn rất băn khoăn về thị trường và giá cả. Nguyên nhân của sự không ổn định đó liên quan đến thị trường, đến tổ chức sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. ở ĐBSCL một số loại trái cây truyền thống vốn là thế mạnh, như xoài, cam, chanh, nhãn, chuối... có sản lượng hàng hóa lớn, nhưng do chất lượng và kích thước chưa phù hợp với thị trường thế giới nên chưa xuất khẩu được bao nhiêu. Sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ vẫn còn phổ biến và chủ yếu bán ở thị trường trong nước và tự cung, tự cấp. Đối với sản phẩm chăn nuôi, chất lượng thịt, trứng còn kém so với tiêu chuẩn quốc tế, nên chưa thâm nhập được vào thị trường các nước. Thịt lợn chế biến là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong chăn nuôi, nhưng có nhược điểm là tỷ lệ nạc thấp, vệ sinh thực phẩm chưa tốt, công nghệ chế biến còn lạc hậu, nên chưa hấp dẫn đối với thị trường nước ngoài. Yêu cầu của thị trường thế giới đang rất cần các loại lương thực, thực phẩm sạch, thì trong khi đó Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng còn nhiều loại nông sản chưa đạt tiêu chuẩn sạch. Một số vùng, một số hộ nông dân vì chạy theo năng suất, số lượng nên đã sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, thuốc bảo vệ thực vật... do đó làm giảm sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng và các nhà xuất khẩu. Tóm lại, về mặt chất lượng hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vẫn là vấn đề nổi cộm hiện nay. Chúng ta vẫn bán cái ta có, chứ không phải cái thị trường cần, người sản xuất vẫn quan tâm đến yêu cầu tăng năng suất là tăng chất lượng sản phẩm. 2.2.3. Về thị trường nông thôn Với hơn 90% dân số và 80% lao động ở nông thôn là một thị trường rộng lớn. Yêu cầu mở rộng thị trường nông thôn đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đang là vấn đề bức xúc, nhất là cho sản xuất và tiêu dùng đối với ngành nông - lâm - ngư nghiệp ở ĐBSCL. Đối với thị trường đầu vào: ở ĐBSCL việc cung ứng vật tư sản xuất cho nông dân của các doanh nghiệp Nhà nước rất hạn chế, hầu hết khối lượng phân bón nhập khẩu và lưu thông trên thị trường nội địa về danh nghĩa là các doanh nghiệp Nhà nước, song trong thực tế đều do các công ty tư nhân và tư thương thực hiện. Từ đó việc khống chế giá, thao túng thị trường vào mùa vụ là điều thường xảy ra và hiện tượng hàng giả là không tránh khỏi, gây tổn thất lớn cho nông dân và ảnh hưởng xấu đến môi sinh môi trường, đặc biệt là gây tổn thất cho các mô hình sản xuất gắn với chăn nuôi (mô hình lúa - cá, lúa - vịt...). Hiện nay tuy chất lượng các loại vật tư, máy móc, công cụ phân bón, con giống... do các doanh nghiệp quốc doanh trong nước sản xuất đã được nâng lên, nhưng giá thành sản xuất còn cao, chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập, vì vậy chưa tạo ra được mối quan hệ kinh tế giữa nông dân với các tổ chức cung ứng sản phẩm đầu vào. Các công trình thủy lợi còn hạn chế, chưa đáp ứng được tình hình tưới tiêu vào mùa khô và thoát lũ vào mùa mưa bão. Khả năng dịch vụ thủy nông chỉ mới từng bước đáp ứng nhu cầu thâm canh cây lúa, còn những cây khác để chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp - nông thôn chưa có tác động rõ. Lưới điện quốc gia đến hộ nông dân ĐBSCL chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, đường điện từ trung tâm xã đến các hộ nông dân chất lượng kém, là nguyên nhân tổn thất điện năng lớn làm cho giá mua điện ở nông thôn cao... nông dân chịu thiệt, đồng thời là nguyên nhân làm hạn chế của các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, nhất là các loại máy bảo quản, chế biến nông - lâm - thủy sản, làm hàng xuất khẩu truyền thống... Đối với thị trường đầu ra cho nông nghiệp: giá cả nông sản bấp bênh tỷ lệ khoảng cách giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp vẫn chưa bảo vệ lợi ích của người sản xuất nông nghiệp. ĐBSCL với tốc độ phát triển tương đối cao về sản xuất nông nghiệp, nông sản hàng hóa ngày càng nhiều thì thị trường tiêu thụ nông sản càng trở nên không ổn định và bị động. Thị trường nội vùng, nông phẩm hàng hóa phát triển rất phong phú đa dạng, song do sức mua của dân cư trong vùng còn thấp, nẩy sinh tình trạng hàng hóa ế ẩm nhưng dân cư thì vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng; do thấp kém và hạn chế về quy trình bảo quản, chế biến hàng nông phẩm sau thu hoạch cùng với chi phí vận chuyển cao là nguyên nhân làm cho nông sản hàng hóa vùng này khó vươn tới các vùng khác trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, tuy một số mặt hàng như gạo, trứng vịt muối, tôm cá nước ngọt, đặc sản biển... đã có mặt tương đối trên thị trường thế giới, song chưa ổn định, chưa vững chắc. Nói chung, việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, đặc biệt là lúa gạo đang là nỗi lo thường xuyên của nông dân ĐBSCL. Như vậy, việc xây dựng chiến lược thị trường nông sản, tổ chức tiếp thị tiêu thụ nông sản hàng hóa kịp thời, bảo đảm lợi ích cho nông dân đang là vấn đề đặt ra rất gay gắt và cấp bách, trong chiến lược thị trường nhằm giải quyết tốt đầu ra của hàng hóa nông phẩm phải tập trung giải quyết tốt các mâu thuẫn vốn có và thường xuyên diễn ra ở vùng này: Mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất nông phẩm ở ĐBSCL còn lớn với thị trường tiêu thụ nông phẩm còn hạn hẹp, mâu thuẫn giữa số lượng nông phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều với sự yếu kém của công nghiệp chế biến nông phẩm hiện nay, mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ nông phẩm của vùng với hệ thống lưu thông nông phẩm yêú kém hiện nay; đồng thời với việc sản xuất phải bám sát, gắn bó với yêu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng, phấn đấu nâng cao chất lượng gắn với hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trong vùng trên trường quốc tế là một trong những nhu cầu quan trọng nhất của sản xuất nông lâm ngư nghiệp đối với thị trường nông thôn ĐBSCL hiện nay. 2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp hàng hóa và cơ sở hạ tầng cho nông thôn Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL tuy có được tăng cường so với trước nhưng nói chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở vùng này. Thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vùng này phát triển không đều, còn nhiều yếu kém, chưa đủ sức đáp ứng vai trò thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp, nông thôn: - Một loại kết cấu hạ tầng quan trọng như giao thông vận tải nông thôn, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện, thông tin liên lạc, cung cấp nước sạch... ở ĐBSCL thuộc diện thấp kém nhất so với bình quân cả nước và các vùng kinh tế khác. - Cơ khí hóa nông nghiệp ở ĐBSCL đã có bước phát triển về tiềm lực cũng như năng lực, góp phần tích cực làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tăng vụ, mở rộng diện tích... Song vẫn còn nhiều hạn chế so với nhu cầu đòi hỏi, do hạ tầng cơ sở yếu kém việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng thật sự khó khăn, nhiều khâu sản xuất cơ khí hóa không đều, tiêu biểu khâu làm đất lao động thủ công còn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 50%). Hầu hết số lượng máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đều nhập từ nước ngoài vào, máy mới thì giá cao, máy cũ tân trang thì nhanh chóng hư hỏng mà nông dân vùng này thì trình độ quản lý và sử dụng máy móc rất thấp, đó là nguyên nhân làm cho nông dân khó khăn cải tiến công cụ lao động, tăng năng suất, đẩy nhanh hiệu quả kinh tế trên chính mảnh ruộng của mình, là trở ngại của tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề đặt ra nhằm giải quyết tình trạng này, là phát triển mạnh mẽ mạng lưới dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn, mà doanh nghiệp Nhà nước phải có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng. - Thực tế sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL những năm qua chưa thật sự gắn với công nghệ chế biến nông sản. Trong khi tổng khối lượng nông- thủy sản ở vùng này sản xuất tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước, nhưng công nghiệp chế biến còn rất hạn chế, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu của sản xuất đặt ra, chỉ đáp ứng một phần mặt hàng lúa gạo và thủy sản với chất lượng thấp, còn lại hầu hết các mặt hàng khác như một số mặt hàng cây công nghiệp ngắn ngày và mặt hàng trái cây chưa thật sự được quan tâm. Chính vì hệ thống công nghiệp chế biến thiếu và yếu nên nông phẩm (trừ gạo) vùng này lưu thông tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANAN.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
Tài liệu liên quan