TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 11
Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 15
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 26
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 32
Những vấn đề chung về nông nghiệp và nông nghiệp hàng hóa 32
Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng 41
Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hàng hóa ở một số quốc gia, vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam và bài học đối với vùng Đồng bằng sông Hồng 59
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI GIAN QUA 78
Thành tựu và hạn chế phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian qua 78
Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng 113
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THỜI GIAN TỚI 124
Quan điểm phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian tới 124
Giải pháp phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian tới 130
KẾT LUẬN 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
PHỤ LỤC 182
209 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng - Phạm Quốc Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp, HTXNN, các hộ buôn bán nông sản lớn chú trọng phát triển như dịch vụ như: dịch vụ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, cam kết chất lượng sản phẩm, dịch vụ logictics, khuyến mại, phát triển và bảo vệ thương hiệu nông sản,không chỉ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường mà còn mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu nông sản của Vùng.
Thứ hai, trình độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các chủ thể sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong Vùng được nâng lên.
Các chủ thể sản xuất, nhất là kinh tế hộ trong nông nghiệp đã có sự đổi mới căn bản từ tư duy sản xuất nặng về tự cung, tự cấp sang tư duy sản xuất hàng hóa quy mô ngày càng lớn hơn. Tỷ lệ nông sản được trao đổi, mua bán để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho đời sống mỗi nhân khẩu trong Vùng đã tăng từ 90,9% năm 2010 lên 91,5% năm 2012 và 92,3% năm 2014 [108, tr. 390], đến nay, tỷ lệ này còn cao hơn. Nhiều loại nông sản của Vùng đã được bán ra các tỉnh, thành phố khác trong nước và được các DNNN thu mua, chế biến, xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ gia đình đã bám vào nhu cầu thị trường, chuyển sang nuôi, trồng các loại cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng, giá trị cao. Ví dụ: Khi nhu cầu lương thực có xu hướng bão hòa, người sản xuất đã chuyển sang trồng các loại các loại rau, đậu, củ, quả vụ đông, các loại trái cây như: nhãn, vải cam, bưởi, ổi, chuối,và các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu tinh thần như: hoa, phật thủ, cây cảnh; sinh vật cảnh. Trong chăn nuôi, ngoài việc nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, tôm, cá, các chủ thể sản xuất chuyển sang chăn nuôi các loại đặc sản theo vùng miền như: Sá Sùng (Quảng Ninh), Dê núi (Ninh Bình), Gà Đông tảo (Hưng Yên),các loại động vật mà trước đây được cung cấp từ tự nhiên như: ốc, cua, dế, giun đất, mang lại giá trị kinh tế rất cao. Quá trình sản xuất các chủ thể sản xuất, nhất là nông dân đã coi trọng sử dụng ngày càng nhiều các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao; áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, thực hành nông nghiệp tốt (VietGap),..tạo ra nhiều giá trị trên một đơn vị diện tích như đã dẫn chứng ở trên.
Trình độ chuyên môn của lao động nông nghiệp, nông thôn và cán bộ quản lý HTXNN trong Vùng đã được nâng lên cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản hàng hóa hiện tại. Năm 2011, số lao động nông nghiệp của Vùng chưa qua đào tạo là 94,56% năm 2016 giảm xuống còn 91,07%, đã qua đào tạo nhưng không có bằng, chứng chỉ tăng từ 1,75% lên 4,25%, đã qua đào tạo có chứng chỉ và sơ cấp nghề tăng từ 1,44% lên 2,07%, cao đẳng và đại học trở lên tăng từ 0,63% lên 1,27% [112, tr.81]. Sau khi chuyển đổi, thành lập mới, đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN được tập huấn, bồi dưỡng nên trình độ, năng lực công tác được nâng lên đáp ứng yêu cầu phát triển của HTXNN trong hoàn cảnh mới. Đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp có sự phát triển: năm 2015, số cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ tăng 05 người, cán bộ có trình độ thạc sĩ tăng 273 người, cán bộ có trình độ đại học tăng 732 người, cán bộ có trình độ cao đẳng tăng 481 người so với năm 2013 [38, tr.101].
Cơ giới hóa trong nông nghiệp ở vùng đồng bằng bằng sông Hồng có bước phát triển. Tính đến hết năm 2016, số lượng máy kéo các loại đang sử dụng trong sản xuất nông lâm thủy sản của Vùng tăng lên 81.233 chiếc, động cơ tính tại tăng 34.185 chiếc, máy gieo hạt lạc là 7.839 chiếc, máy cấy là 317 chiếc, máy phun thuốc 43.347 chiếc, máy bơm nước là 268.404 chiếc; máy gặt đập liên hợp tăng lên 2.912 chiếc, máy sấy nông 3.019 chiếc, máy xay xát gạo 39.558 và máy nghiền thức ăn chăn nuôi là 10.800 chiếc; tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu của trồng lúa tăng: khâu làm đất đạt 92,0%, khâu gieo sạ là 9,4%, khâu chăm sóc là 49,1% và khâu thu hoạch là 32,8%, trong đó, Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ cơ giới hóa ở các khâu cao nhất [18, tr. 402, 405, 408]. Tỷ lệ cơ giới hóa theo loại hình sản xuất nông nghiệp trên cả nước nói chung và vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng ngày càng trở lên phổ biến. Số lượng DNNN ứng dụng máy móc trong trồng trọt đạt 88,18%, chăn nuôi đạt 65.88%, lâm nghiệp đạt 88,21%. Tỷ lệ HTX/Tổ hợp tác ứng dụng máy móc trong trồng trọt đạt 80,12%, chăn nuôi là 55,12%, lâm nghiệp là 81,21%. Tỷ lệ này, ở trang trại tương ứng là 76,21% - 43,41% - 68,89% và hộ gia đình là: 40,12% - 2,38% - 21,81% [19, tr. 61]. Trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sử dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng và các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại khác; nhất là mô hình trong các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng chuyên canh nông sản ở vùng ngoại thành của Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Vĩnh Phúc,đã tạo ra một diện mạo mới cho sản xuất NNHH của Vùng.
Quá trình sản xuất kinh doanh nhiều công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất: Trong trồng trọt: Thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management - IPM); 3 giảm, 3 tăng (Giảm lượng giống, thuốc phòng trừ sâu bệnh và phân bón; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế); 1 phải, 5 giảm (phải sử dụng giống xác nhận; giảm: lượng giống gieo sạ, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lượng nước và thất thoát sau thu hoạch); biện pháp tưới nước tiết kiệm, thâm canh lúa cải tiến trên cánh đồng mẫu lớn (The System of Rice Intensification - SRI). Trong chăn nuôi: Sử dụng công nghệ đệm lót sinh học, quản lý thú y tổng hợp, thụ tinh nhân tạo, quy trình chăn nuôi gắn với giết mổ, bảo quản tự động hóa, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi, Ngày càng nhiều đơn vị thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGap và tương đương. Tính đến tháng 7/2016 toàn vùng 124 đơn vị, trong trồng trọt là 112 đơn vị, chăn nuôi là 11 đơn vị và thủy sản có 1 đơn vị [112, tr. 90]. Với các công nghệ trên, không những đã làm thay đổi phương thức sản xuất nông sản hàng hóa, mà còn tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nông nghiệp của Vùng. Ví dụ: Mô hình mẫu về sản xuất lúa trên cánh đồng sau dồn điền đổi thửa, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo mạ khay, cấy máy và thu hoạch bằng máy tại Thái Bình, Hải Dương, hiệu quả kinh tế tăng từ 30,1 - 38,4% [11, tr.15].
Trình độ sản xuất kinh doanh được nâng lên, nên kết quả kinh doanh của các chủ thể sản xuất nông nghiệp cao hơn. Năm 2016, bình quân 1 trang trại có giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản là 2.717,8 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 170,1 triệu đồng; giá trị sản phẩm bán ra là 2.686,8 triệu đồng/trang trại; tăng 218.1 triệu đồng so với năm 2011. Tổng thu bình quân của một trang trại từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Vùng năm 2016 đạt 2.741,2 triệu đồng, tăng 194 triệu đồng (tăng 7,6%) so với năm 2011 [112, tr. 98]. Trong đó, tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định và Hà Nội, có số doanh thu bình quân một trang trại cao nhất từ 3 tỷ đồng trở lên [Phụ lục 6]. Nhiều HTXNN cũ sau khi chuyển đổi và HTXNN thành lập mới với phương thức sản xuất kinh doanh dịch vụ phù hợp, hiệu quả ngày càng cao. Doanh thu bình quân một HTXNN năm 2015 tăng 149,9 triệu đồng so với năm 2010 (bằng 124.43%); lợi nhuận trước thuế tăng từ 38 triệu đồng lên 38.7 triệu đồng vào năm 2015 [112, tr. 103, 104]. Doanh nghiệp nông nghiệp mặc dù còn gặp không ít những khó khăn, nhưng tổng doanh thu bình quân mỗi doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản năm 2015 tăng gần ba lần so với năm 2010: từ 11,085 tỷ đồng tăng lên 33,021 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng tăng từ 0,28 tỷ đồng năm 2010 lên 0,93 tỷ đồng năm 2015. Nộp thuế và đóng góp bình quân mỗi doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản vào ngân sách Nhà nước năm 2010 là 0,12 tỷ, năm 2015 tăng lên 0,28 tỷ đồng [112, tr. 100, 101].
Thứ ba, đời sống kinh tế, xã hội và môi trường nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng được cải thiện đáng kể và ngày một nâng cao.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Vùng năm 2012 so với năm 2010 là 32,35%, năm 2014 so với năm 2012 là 6,35%, năm 2016 so với năm 2014 là 10,55%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là 13,2% [Hình 3.4]. Tăng trưởng nông nghiệp đã đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập (GRDP) của Vùng hàng năm: năm 2010 là 12,18%, năm 2012 là 11,08% và năm 2016 là 8,95% [11]
Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vùng Đồng bằng sông Hồng.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn [113] (Trừ Quảng Ninh không thống kê)
Sản xuất nông sản hàng hóa đã góp phần tăng tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm từ 79,85% năm 2010 lên 85,02% năm 2015. Thu nhập từ nông, lâm, thủy sản bình quân đầu người trong Vùng đã tăng từ 189.000 đ/tháng năm 2010 lên 275.000đ/tháng năm 2012, lên 327.000đ/tháng vào năm 2014 và 360.000đ/tháng năm 2016; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn của Vùng từ 8,3% năm 2010 xuống còn 2,4% năm 2016 [ Hình 3.5].
Hình 3.5. Tỷ lệ hộ nghèo vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2016
Nguồn: [113, tr. 379]
Đời sống kinh tế nông thôn được đầy đủ và sung túc hơn. Năm 2010 tổng chi tiêu bình quân đầu người khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng là 1.438,0 nghìn đồng, năm 2016 là tăng lên 2.528,0 nghìn đồng [83]. Tỷ lệ hộ có xe máy năm 2010 là 73,41%, hộ có tivi là 92,61%, có điện thoại di động là 80,72%, và có máy tính là 7,99%; năm 2016 tỷ lệ hộ sử dụng các phương tiện này tăng lên tương ứng là: 78,44%, 94,8%, 88,4% và 15,4% [88, tr. 68]. Đời sống kinh tế được nâng lên, những nét văn hóa truyền thống và thuần phong mỹ tục tốt đẹp của từng địa phương được phục hồi và phát triển; góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới. Nếu như năm 2011, toàn vùng chưa có xã nào đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đến tháng 7/2016 đã có 754 xã đạt đủ 19 tiêu chí, chiếm 39,89% số xã, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (23,1%) và là vùng có số xã đạt đủ 19 tiêu chí cao nhất cả nước [112, tr. 71].
Đất đai sản xuất nông nghiệp về cơ bản được bảo vệ theo quy hoạch của Trung ương và mỗi địa phương. Tỷ lệ diện tích cây trồng, vật nuôi được tưới theo công nghệ tiết kiệm nước được gia tăng, nhất là trong các khu NNCNC. Tỷ lệ trồng mới rừng và độ che phủ của rừng ngày càng lớn. Góp phần tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp mà còn góp phần giảm bớt khí thải, bảo vệ môi trường sinh thái trong nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông sản hàng hóa đã chú trọng hơn tới bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Theo Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT): lũy kế 8 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Hồng được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm là 92,1% cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 89,8%.
3.1.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã từng bước được hoàn thiện theo hướng sản xuất hàng hóa, hợp lý, hiện đại và bền vững.
Thực hiện chủ trương, chính sách cơ cấu lại nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã từng bước hoàn thiện theo hướng sản xuất hàng hóa, hợp lý, hiện đại, bền vững. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ cấu ngành, sản phẩm nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện theo hướng CNH, HĐH, đáp ứng nhu cầu của thị trường, khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tỷ trọng nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp trong GRDP của Vùng năm 2010 là 12,18%, năm 2012 là 11,08%, năm 2015 là 8,95% và năm 2016 là 7,58% [11, tr. 7]. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trong ngành nông nghiệp, giữ ổn định ở ngành lâm nghiệp và tăng tỷ trọng ngành thủy sản [Hình vẽ 3.6, Phụ lục 16 ].
Hình vẽ 3.6. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng.
Nguồn: tác giả tổng hợp từ nguồn [113, trừ Quảng Ninh không thống kê]
Số liệu hình vẽ 3.5, cho thấy, qua hơn 6 năm (2010 - 2016), cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đã giảm 5,39%, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn, năm 2016 chiếm 82,98%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp, sau năm 2010 có sự gia tăng nhẹ, tương đối ổn định từ 0,26% năm 2012 lên 0,29% năm 2016. Ngành thủy sản có sự gia tăng: Năm 2010, giá trị sản xuất thủy sản chiếm 11,3%, thì năm 2012 tăng lên 14,12% và năm 2016 16,73%. Sự tăng, giảm tỷ lệ cơ cấu các ngành trên, phản ánh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo đúng với định hướng của cơ quan nhà nước các cấp, phát huy tiềm năng thế mạnh, góp phần vào CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm nhẹ, tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có sự gia tăng. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 56,79%, năm 2012 giảm còn 51,63% và năm 2016 giảm còn 48,15%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng lên tương ứng: Năm 2010 là 39,81% và 3,39%, năm 2012 là: 42,77% và 5,57%, năm 2016 là 45,58% và 6,9%. [Phụ lục 8]. Trong ngành trồng trọt, đã chuyển trọng tâm từ trồng lúa sang trồng các loại rau, hoa, màu và cây ăn quả. Ngành chăn nuôi, tỷ trọng số lượng đàn gia cầm gia tăng, tỷ trọng số lượng trâu, bò, lợn có xu hướng giảm: Năm 2010, tỷ trọng số lượng gia cầm, trâu, bò, lợn tương ứng là: 90,5%, 0,20%, 0,77% và 8,63%; năm 2016, tương ứng là : 92,1%, 0,13%, 0,48% và 7,3% [phụ lục 12].
Lâm nghiệp và rừng ở vùng Đồng bằng sông Hồng không nhiều, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh nằm ở rìa phía Tây và ven biển của Vùng; những năm qua, cơ cấu ngành lâm nghiệp có những động thái chuyển dịch đáng kể [bảng 3.8]
Bảng 3.8. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng.
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Ngành
Năm 2010
Năm 2012
Năm 2014
Năm 2016
Giá
trị
Tỷ trọng
Giá
trị
Tỷ trọng
Giá
trị
Tỷ trọng
Giá
trị
Tỷ trọng
Lâm nghiệp
433,842
100
450,429
100
521,160
100
579,026
100
Trồng rừng
83,506
15,3
60,812
13,5
56,319
10,8
45,299
7,8
Khai thác rừng
355,806
82,1
366,181
81,3
444,169
85,2
494,838
85,5
Dịch vụ lâm nghiệp
26.385
2,6
22,370
5,2
34.365
4,0
44.685
6,7
Nguồn: Tác giả thống kê từ nguồn [113] (Trừ Quảng Ninh không thống kê)
Số liệu bảng 3.7 cho thấy, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, giá trị ngành khai thác gỗ và lâm sản khác chiếm tỷ trọng lớn và gia tăng hàng năm: Năm 2010 là 82,1%, năm 2016 tăng lên 85,5%; giá trị trồng và chăm sóc rừng giảm từ 15,3% năm 2010, xuống 7,8% năm 2016; dịch vụ lâm nghiệp tăng nhẹ từ 2,6% năm 2010 lên 6,7% năm 2016. Sự chuyển dịch này, phản ánh xu hướng tăng mức tăng trưởng ngành lâm nghiệp còn phụ thuộc lớn vào khai thác mà chưa chú trọng tới trồng, chăm sóc rừng, đóng góp dịch vụ lâm nghiệp thấp.
Thủy sản phát triển rộng khắp ở các tỉnh, thành phố trong Vùng, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Trong những năm qua, cơ cấu ngành thủy sản có sự phát triển đa dạng, gia tăng cả ở ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong đó, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản. Năm 2010, giá trị sản xuất của hai ngành này là 16,65% và 63,8%, năm 2014 tăng lên tương ứng là 17,77% và 68,48% và năm 2016 tương ứng là 21,96% và 75,28% [Hình 3.7].
Hình 3.7. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông Hồng
Nguồn: Tác giả thống kê từ nguồn [113] (Trừ Quảng Ninh không thống kê)
Sự gia tăng trên, phản ánh đúng định hướng là phát triển mạnh ngành thủy sản của Chính phủ đối với vùng đồng bằng sông Hồng và các địa phương trong Vùng, phù hợp nhu cầu thị trường là tăng các sản phẩm thủy sản. Trong những năm tới, khi chủ trương hỗ trợ đóng mới tàu cá có công suất lớn, để đánh bắt xa bờ được triển khai rộng rãi, ngành khai thác thủy sản biển chắc sẽ gia tăng, góp phần bảo vệ chủ quyền trên biển của nước ta.
Thứ hai, cơ cấu kinh tế vùng đã chuyển dịch theo hướng đa dạng, gia tăng tỷ trọng các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa, khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương.
Những năm qua, trên cơ sở đánh giá lại nông nghiệp, các địa phương trong Vùng đã xây dựng Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó, xác định cụ thể nhiều khu, tiểu vùng chuyên canh nông sản hàng hóa tập trung có quy mô hợp lý, gắn với lợi thế về sản phẩm, phù hợp điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các vùng này, chỉ đạo tổ chức lại sản xuất theo chuỗi trên cơ sở liên kết nông dân trong HTXNN với doanh nghiệp, tìm kiếm đầu ra cho nông sản, Đến nay, bình quân chung mỗi tỉnh, thành phố đều có hàng trăm vùng chuyên canh nông sản, có từ 2 đến 3 khu nông nghiệp CNC. Ví dụ: ở Hải Dương: Tỉnh đã hình thành được các vùng SX rau màu tập trung như vùng hành củ (Kinh Môn, Nam Sách), vùng củ đậu (Kim Thành, Kinh Môn), vùng cà rốt (Cẩm Giàng, Nam Sách), vùng su hào, cải bắp (Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện), vùng dưa hấu, dưa lê (Tứ Kỳ, Gia Lộc)... Giá trị SX tại các vùng hàng hóa tập trung đạt từ 150-300 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt có những vùng cây trồng đạt trên 600 triệu đồng/ha/năm. Các vùng chuyên canh trái cây như vải (Thanh Hà, Chí Linh), ổi (Thanh Hà, Ninh Giang, Kinh Môn), chuối (Thanh Hà, Tứ Kỳ).... Ở Thành phố Hà Nội đã hình thành các vùng chuyên canh như: trồng hoa (Mê Linh, Đan Phương), cam Canh, bưởi Diễn ven sông Đáy (Hoài Đức, Đan Phương, Thanh Oai), rau an toàn (Thường Tín, Đông Anh), Chăn nuôi bò sữa, bò thịt (Ba Vì), gia cầm (Đông Anh, Ba vì, Quốc Oai), Nuôi lợn (Ba Vì, Sóc Són, Mỹ Đức, Ứng Hòa), Thủy sản (Thanh Trì, Ứng Hòa)Ở tỉnh Hưng Yên: vùng nhãn lồng Hưng Yên với diện tích 3.500 ha, chỉ dẫn địa lý được xác định gồm 64 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên, vùng sản xuất chuối tiêu Hồng, Nghệ (Khoái Châu), mô hình sản xuất rau an toàn ở các huyện Yên Mỹ, Kim Động, thành phố Hưng Yên,
Các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa ở các địa phương đã phát huy tốt tiềm năng lợi thế của mỗi tiểu vùng, miền, nhất là về điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước, lao động, thị trường, KH&CN. Tổ chức lại sản xuất trong các vùng này theo hướng tăng cường liên kết, hợp tác giữa hộ nông dân với doanh nghiệp thông qua các tổ hợp tác, HTXNN, gắn liền sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Nhiều vùng đã hình thành các chuỗi giá trị nông sản cung cấp cho thị trường trong tỉnh, ra các tỉnh khác trong nước và tham gia xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao hơn so với sản xuất đại trà. Ví dụ: vùng sản xuất rau, quả ngoại thành Hà Nội cung cấp cho thị trường nội thành; vùng vải thiểu Thanh Hà (Hải Dương) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Australia, Nhật Bản, EU, Pháp; vùng sản xuất hành, tỏi Kinh Môn (Hải Dương) bán ra các tỉnh và xuất khẩu sang Trung Quốc,
Các vùng chuyên canh nông sản của mỗi địa phương đã có sự gắn kết với nhau cả về chính trị, kinh tế, văn hóa thông qua việc các tỉnh, thành phố, các địa phương trong từng tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị giao ban Vùng định kỳ hàng quý, tổ chức diễn đàn, hội nghị xúc tiến thương mại, giao ước thi đua, cùng với các đơn vị sản xuất ký kết các hợp đầu tư sản xuất và tiêu thụ nông sản với nhau. Tiêu biểu nhất, Thành phố Hà Nội đã ký kết với hầu hết các tỉnh, thành phố khác trong Vùng về việc cung cấp nông sản sạch cho thị trường Hà Nội, cũng như đầu tư trực tiếp vào một số dự án sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương.
Thứ ba, cơ cấu thành phần kinh tế đã được hoàn thiện theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng kinh tế nhà nước (trọng tâm là vốn đầu tư và các doanh nghiệp nhà nước) có xu hướng giảm cả về số lượng và quy mô: Về mặt số lượng doanh nghiệp giảm từ 19,11% năm 2011, xuống 11% năm 2013; về lao động giảm từ 80,83% năm 2007, xuống 71,48% năm 2013; về vốn giảm 82,1% xuống 58,5%; tuy nhiên, DNNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn về vốn và lao động so với các thành phần kinh tế khác. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương đối ổn định, năm 2013 chỉ chiếm 3% về số lượng, 3,72% về lao động và 5,2% về nguồn vốn so với tổng số DNNN trong Vùng. Tốc độ tăng trưởng về số lượng loại hình doanh nghiệp này chỉ đạt 4,4%, thấp hơn mức tăng doanh nghiệp chung của Vùng là 12,4% [15, tr. 23, 24].
Xét về cơ cấu các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp đã có sự phát triển theo hướng đa dạng, tăng dần tỷ trọng kinh tế trang trại, HTXNN và DNNN. Năm 2011, tỷ trọng kinh tế hộ chiếm 99,82%, HTXNN chiếm 0,16% và DNNN là 0,018%; đến năm 2016, số lượng hộ giảm nhẹ còn 99,75%, HTXNN tăng lên 0,20% và doanh nghiệp tăng lên 0,043% [xem Bảng 3.8]. Kinh tế trang trại là mô hình sản xuất hàng hóa – xu hướng phát triển của kinh tế hộ hiện nay có sự gia tăng rất mạnh đạt 283,3% vào năm 2016 so với năm 2011 [112, tr. 95].
Bảng 3.9. Cơ cấu số lượng các đơn vị sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng qua 2 kỳ tổng điều tra.
Các đơn vị sản xuất
Năm 2011
Năm 2016
Tỷ lệ tăng giảm
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Tổng số
2.003.022
100
1.550.027
100
- 452.995
77,38
Kinh tế hộ
1.999.522
99,82
1.546.211
99,75
- 453.311
77,33
HTXNN
3.141
0,16
3.145
0,20
+ 4
100,13
DNNN
359
0,018
671
0,043
+ 312
186,91
Nguồn: [112, tr.75]
3.1.2. Một số hạn chế trong phát triển nông nghiệp hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng
Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, quá trình phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng còn có những tồn tại, hạn chế sau:
3.1.2.1. Quy mô sản xuất nông sản hàng hóa của Vùng nhỏ lẻ, phân tán
Số lượng kinh tế hộ sử dụng đất trồng lúa dưới 0,5 ha vẫn chiếm 90,7%, phân ra các xứ đồng, loại đất tốt, xấu khác nhau; số hộ chăn nuôi lợn từ 1 đến 5 con chiếm tới 58,21%, hộ nuôi gà dưới 50 con chiếm 82,96% [112, tr. 59, 91, 93]. Chính vì vậy, tính chất sản xuất hàng hóa nhỏ, phân tán ở kinh tế hộ còn là phổ biến, thiếu các yếu tố và nguồn lực cho mở rộng quy mô sản xuất.
Các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, khoảng 50% doanh nghiệp có quy mô hoạt động siêu nhỏ (dưới 10 lao động). Diện tích sử dụng đất bình quân một trang trại nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ đạt 2,0 ha diện tích mặt đất, mặt nước; số lao động nông nghiệp bình quân đã giảm từ 4,3 lao động/trang trại năm 2010, xuống còn 3,2 lao động/trang trại năm 2016 [112, tr. 97]. HTXNN có quy mô số thành viên lớn, nhưng bình quân vốn rất thấp, dưới 1,160 triệu đồng/HTXNN, chủ yếu là tài sản cố định từ HTXNN cũ trước đây chuyển sang, giá trị vốn lưu động chỉ chiếm 24% tổng số vốn [17, tr. 4]; do đó, HTXNN gặp rất nhiều khó khăn cho việc quy tụ kinh tế hộ hợp tác sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Mô hình cánh đồng lớn đã được hình thành nhưng quy mô nhỏ. Trung bình mỗi cánh đồng lớn trong Vùng chỉ đạt 95,8 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước là 256,1 ha; diện tích đất tập trung của mô hình này mới chỉ đạt 8,8% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Vùng; số hộ tham gia chỉ chiếm 18% tổng số hộ nông, lâm, ngư nghiệp và diện tích ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất chỉ bằng 18,8% tổng diện tích gieo trồng [112, tr. 88, 89 và Phụ lục 3]. Các vùng chuyên canh nông sản ở các địa phương có số lượng nhiều, nhưng quy mô còn nhỏ, tập trung ở cấp làng, xã; sản lượng nông sản phần lớn đủ cung ứng trên thị trường nội vùng.
3.1.2.2. Tỷ suất, chất lượng nông sản hàng hóa còn thấp, nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp còn yếu kém, sức cạnh tranh của nền nông nghiệp thấp.
Thứ nhất, tỷ suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa thấp.
Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Vùng đã hướng mạnh ra thị trường. Tuy nhiên, tỷ suất nông sản hàng hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng vẫn còn thấp. Biểu hiện ở phần lớn nông sản kinh tế hộ sản xuất ra đáp ứng nhu cầu tự tiêu dùng thiết yếu của nhân khẩu trong hộ gia đình, đặc biệt là đối với mặt hàng lương thực, chỉ bán sản phẩm thừa hoặc khi có cần có sự chi tiêu trong gia đình. Đồng bằng sông Hồng là vùng nông nghiệp lớn thứ hai của cả nước, nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Vùng quá nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước là một xu hướng vận động không hợp lý. Chỉ tính riêng xuất khẩu gạo của Vùng: Năm 2017, xuất khẩu đạt 795 nghìn tấn, trị giá 331 triệu USD (Mỹ), chỉ chiếm 13,5% về sản lượng và 12,4% về giá trị xuất khẩu gạo của cả nước [Bảng 3.9].
Bảng 3.10. So sánh tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2017 so với cả nước.
Đơn vị: 1000 tấn, triệu Đô la Mỹ và %
Mặt
hàng
Xuất khẩu của vùng Đồng bằng sông Hồng
Xuất khẩu của
Cả nước
So sánh giữa vùng ĐBSH với cả nước
Sản lượng
Giá
trị
Sản lượng
Giá
trị
Sản lượng
Giá
trị
Gạo
795,0
331,0
5.887,0
2.661,0
13,5
12,4
Rau Quả
-
330,0
-
3.453,0
-
9,6
Chè
64
103,0
140
229,0
45,7
44,97
Thủy sản
-
254,0
-
8.316,6
-
3,05
Gỗ
-
810,0
-
7.601,0
-
10,7
* Ghi chú: (-) không thống kê Nguồn: [104 và 18]
Chất lượng nông sản hàng hóa chưa cao được biểu hiện: các địa phương vẫn phải nhập khẩu phần lớn các loại giống từ nước ngoài nên chi phí sản xuất lớn; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên số lượng nông sản hàng hóa chưa đủ lớn, chủng loại, kích thước sản phẩm thiếu đồng nhất, mẫu mã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_nong_nghiep_hang_hoa_o_vung_dong_bang_song_hong_p.doc