Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục sơ đồ x
Danh mục biểu đồ xi
Danh mục hình xii
Danh mục hộp xiii
Trích yếu luận án xiv
Thesis abtract xvi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Các câu hỏi nghiên cứu 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.5. Đóng góp mới của luận án 5
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CHÈ NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG 7
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 7
2.1.1. Khái niệm, bản chất của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 7
2.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 14
2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 17
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 20
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 27
2.2. Cơ sở thực tiễn 32
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững của một số
nước trên thế giới 32iv
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở một số
địa phương 34
2.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở Việt Nam 37
2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở
tỉnh Phú Thọ 39
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 42
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
tỉnh Phú Thọ đối với phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 46
3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 48
3.2.1. Phương pháp tiếp cận 48
3.2.2. Khung phân tích 49
3.3. Chọn điểm nghiên cứu 50
3.4. Phương pháp thu thập thông tin 51
3.4.1. Thông tin thứ cấp 51
3.4.2. Thông tin sơ cấp 52
3.4.3. Xử lý số liệu và phương pháp phân tích 52
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững 54
3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển kinh tế 54
3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững về
mặt xã hội 58
3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững về
môi trường 59
3.5.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững 59
PHẦN 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ NGUYÊN LIỆU
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 62
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 62
4.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển sản xuất chè nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ 62
4.1.2. Thực trạng phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng 63
4.1.3. Thực trạng cơ cấu giống chè 65v
4.1.4. Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong phát triển sản
xuất chè nguyên liệu 68
4.1.5. Thực trạng tình hình sử dụng đầu vào trong quá trình sản xuất chè
nguyên liệu 70
4.1.6. Thực trạng việc áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất chè
nguyên liệu 72
4.1.7. Thực trạng việc quản lý chất lượng chè nguyên liệu 75
4.1.8. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ 76
4.2. Đánh giá mức độ phát triển bền vững trong sản xuất chè nguyên liệu 93
4.2.1. Đánh giá mức độ bền vững về kinh tế 93
4.2.2. Đánh giá mức độ bền vững về xã hội 94
4.2.3. Đánh giá mức độ bền vững về môi trường 95
4.2.4. Đánh giá chung về mức độ phát triển bền vững của sản xuất chè nguyên
liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 96
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở
tỉnh Phú Thọ 97
4.3.1. Điều kiện tự nhiên 97
4.3.2. Chính sách phát triển sản xuất chè nguyên liệu 99
4.3.3. Quy hoạch 102
4.3.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ công 103
4.3.5. Nguồn lực 107
4.3.6. Thị trường tiêu thụ 110
PHẦN 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 121
5.1. Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất chè nguyên
liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 121
5.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 122
5.2.1. Định hướng 122
5.2.2. Mục tiêu phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững của tỉnh Phú Thọ
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 124vi
5.3. Một số giải pháp phát triển sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 125
5.3.1. Điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến 125
5.3.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng 128
5.3.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong sản xuất chè nguyên liệu 131
5.3.4. Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu 134
5.3.5. Tăng cường ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật trong sản xuất chè
nguyên liệu 138
5.3.6. Hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân sản xuất chè 141
5.3.7. Củng cố và phát triển thị trường 142
PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
6.1. Kết luận 147
6.2. Kiến nghị 148
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 159
212 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Chu Thị Kim Chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một phần vốn
vay cho các hộ, hỗ trợ và hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ vườn chè
trong mùa thu hoạch và mua lại số lượng chè nguyên liệu của người nhận khoán
ngoài phần đã nộp cho doanh nghiệp.
Kết quả điều tra các doanh nghiệp chuyên sản xuất chè nguyên liệu cho
thấy năm 2010 giá trị thu nhập hỗn hợp bình quân 4,2 triệu đồng, năm 2015 là
20,6 triệu đồng. Đến năm 2016, giá trị thu nhập hỗn hợp là cao nhất cũng chỉ đạt
23,2 triệu đồng/ha. Các chỉ số phản ánh hiệu quả GO/IC, VA/IC, MI/IC chưa cao
so với quy mô và lợi thế của các doanh nghiệp này. Mặt khác các doanh nghiệp
82
sản xuất, chế biến chè còn thường xuyên gặp khó khăn vấn đề về nguồn nguyên
liệu đầu vào, vì phần lớn các cơ sở chế biến hiện nay không có vùng nguyên liệu
trồng theo quy hoạch chè an toàn hoặc có nhưng không đủ sản xuất nên nguyên
liệu thiếu, không đáp ứng được công suất dẫn tới tình trạng thu mua nguyên liệu ở
ngoài vùng quy hoạch và ở các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang do đó
nguyên liệu không đạt yêu cầu về chất lượng dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Bên cạnh một số nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu chủ động đầu tư dây chuyền
công nghệ sản xuất thì vẫn còn nhiều cơ sở chế biến nhỏ, thiết bị lạc hậu tạo ra sản
phẩm chè có chất lượng thấp chưa đáp ứng được vấn đề về an toàn thực phẩm nên
chất lượng và giá bán sản phẩm chè thành phẩm chưa cao, hiệu quả kinh tế thấp
chưa tương xứng với tiềm năng là ngành sản xuất mũi nhọn của tỉnh.
Bảng 4.12. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất chè nguyên liệu
của doanh nghiệp ở tỉnh Phú Thọ (Tính bình quân 1ha)
Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016
1.Kết quả sản xuất
Năng suất Tấn 8,4 9,9 11,2
Đơn giá trung bình Tr.đ/tấn 4,3 7,35 7,5
Tổng giá trị sản xuất GO Tr.đồng 19,8 68,8 72,5
Chi phí trung gian IC Tr.đồng 14,5 38,9 39,7
Giá trị gia tăng VA Tr.đồng 5,3 29,9 32,8
Thu nhập hỗn hợp MI Tr.đồng 4,2 20,6 23,2
2.Hiệu quả kinh tế
GO/IC Lần 1,36 1,17 1,83
VA/IC Lần 0,36 0,77 0,83
MI/IC Lần 0,28 0,53 0,58
Hộp 4.7. Nên quy hoạch các vùng trồng chè nguyên liệu chi tiết
Để nâng cao năng suất chè ở Thanh Sơn điều quan trọng nhất đó là chính quyền
địa phương nên quy hoạch chi tiết các vùng trồng chè phù hợp; trồng với mật độ phù
hợp; hái đúng kỹ thuật, đảm bảo tầng sinh dưỡng, chăm sóc cây chè khỏe để hạn chế
sâu bệnh, tránh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến môi trường và chất
lượng chè; xây dựng hệ thống tưới, tiêu hợp lý cho khu vực trồng chè, thực sự coi cây
chè là vai trò then chốt trong xóa đói giảm nghèo. Bản thân gia đình tôi là một trong
những hộ có năng suất chè cao nhất ở xã, bình quân đạt khoảng 3 đến 4 tấn/năm, mỗi
năm gia đình thu được trên 150 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn lãi khoảng 100 triệu
đồng, đồi chè của nhà tôi luôn đạt năng suất cao.
Ông Hồ Văn Thích, Trưởng khu 10, xã Tân Phú, huyện Thanh Sơn
83
Qua khảo sát thực tế cũng cho thấy những năm gần đây do biến động của
tình hình kinh tế thế giới cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề, kim ngạch xuất khẩu cũng thấp hơn nhiều so
với các năm trước. Một vấn đề nữa đó là thực trạng thu mua chè nguyên liệu của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, lượng thu
mua chè nguyên liệu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài năm 2016 là 8.300
tấn chiếm trên 50% sản lượng xuất khẩu. Việc thu mua của các doanh nghiệp này là
thông qua hệ thống đại lý tuy nhiên có thể thấy năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế, trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài với tiềm lực nguồn vốn dồi dào, sẵn sàng cạnh tranh về giá thu mua sẽ
gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.
Theo số liệu của Sở Công thương Phú Thọ năm 2017 chúng tôi tập hợp
được tình hình xuất khẩu chè nguyên liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
như sau:
Bảng 4.13. Tình hình xuất khẩu chè nguyên liệu của các doanh nghiệp
tỉnh Phú Thọ năm 2016
STT Tên công ty Số lượng (tấn) KNXK (USD)
1 Công ty chè Phú Bền 5.200 8.990.800
2 Công ty chè Phú Đa 3.100 5.359.900
3 Công ty cổ phần chè Phú Thọ 1.350 2.334.150
4 Công ty TNHH chè Đại Đồng 1.900 3.285.100
5 Công ty TNHH chè Hưng Hà 1.110 1.919.190
6 Công ty TNHH chè Hà Trang 920 1.590.680
7 Công ty TNHH chè Đoan Hùng 640 1.106.560
8 Công ty TNHH chè Phú Hà 370 639.730
9 Các công ty khác 332 574.028
Tổng cộng 14.922 25.800.138
Chính vì vậy mà nhà nước cũng cần có những chính sách phù hợp đối với
việc thu mua chè nguyên liệu, chính sách hỗ trợ, cho vay vốn các doanh nghiệp
trong nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong nước cần có mối liên kết
chặt chẽ nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, hình thành một thị trường chè nguyên liệu mua bán cạnh tranh lành mạnh,
đảm bảo đúng pháp luật nhà nước cũng đang được đặt ra đối với phát triển sản xuất
chè nguyên liệu của tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Công tác quản lý tài chính, quản trị nhân lực còn bộc lộ nhiều yếu kém,
việc vay vốn của các ngân hàng để đầu tư cho sản xuất gặp nhiều khó khăn. Do
84
đó để ổn định, phát triển sản xuất chè nguyên liệu của tỉnh một cách bền vững thì
việc sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất chè nguyên liệu là một vấn đề vô cùng
cấp bách và cần thiết.
c. Kết quả, hiệu quả sản xuất chè NL tính cho một chu kì kinh doanh chè NL
Chè là cây công nghiệp dài ngày có chu kì kinh tế khoảng 23 - 25 năm.
Vì thế để đánh giá chính xác hiệu quả đầu tư của loại cây này chúng tôi đánh giá
kết quả và hiệu quả của một chu kì kinh doanh chè (25 năm) bằng phương pháp hiện
giá. Chi phí sản phẩm chè NL đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được tính qua 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, tính từ thời điểm ban đầu giai đoạn KTCB đến khi cho sản phẩm
chè NL. Chi phí ở giai đoạn này được thu thập và tính toán tại các hộ (tính theo chi
phí của năm 2016 và quy về giá của các năm đầu tư. Giai đoạn thứ 2 tính cho thời kì
kinh doanh chè NL (từ năm 4 - năm thứ 25). Chi phí ở giai đoạn này được tính ở các
hộ trồng chè, sơ chế, thu gom và các công ty chế biến chè NL xuất khẩu.
Phụ lục 22 cho thấy chi phí phân bón là loại chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng
chi phí giai đoạn KTCB, chiếm 39,17%, tiếp theo là chi phí lao động, bao gồm lao
động tự có và lao động thuê chiếm 27,98%. Các chi phí khác chiếm 15,40% tổng chi
phí. Chi phí giống chiếm 9,12% tổng chi phí. Trong giai đoạn này, chi phí thuốc hoá
học còn ít, chiếm 7,08% tổng chi phí và chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ chỉ
chiếm 1,39%. Trong giai đoạn này, các chi phí đầu vào chủ yếu sử dụng nguồn
nội địa, có một phần được sử dụng từ nguồn nhập khẩu bao gồm phân bón và
thuốc hoá học, chiếm khoảng 15,88%. Các chi phí phát sinh nhiều nhất trong
năm đầu tiên, các năm còn lại chủ yếu là chi phí phân bón và chi phí lao động.
Đối với giai đoạn kinh doanh, qua điều tra cho thấy, tổng chi phí qua các
năm của các nhóm hộ điều tra tính bình quân 1 ha giai đoạn kinh doanh bình
quân 1 hộ từ năm thứ 4 đến năm thứ 25 là 19,719 triệu đồng .
Trong đó, chi phí phân bón chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm đến 70,21%. Chi
phí lao động chiếm 14,05%, thuốc hoá học chiếm 7,65%, chi phí khác chiếm 5,23%.
Trong chi phí khác, chi phí nước tưới chiếm tỉ trọng chủ yếu. Chi phí mua sắm công
cụ, dụng cụ sản xuất như bao tay, bạt, cuốc , phục vụ cho thu hoạch và chăm sóc
chè NL chiếm 2,96% và phát sinh tương đối đồng đều qua các năm.
Tổng hợp kết quả ước lượng về doanh thu và chi phí hàng năm theo giá
hiện hành, với lãi suất chiết khấu danh nghĩa thay đổi từ 8%/năm đến 34%/năm.
Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỉ suất nội hoàn vốn (IRR), lợi nhuận ròng thu được
bình quân năm (Pr) được trình bày trong bảng 4.14.
85
Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất chè
nguyên liệu tỉnh Phú Thọ với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau
STT Lãi suất CK
(%)
NPV
(triệu đồng)
Pr
(triệu đồng)
BCR
(lần)
Thời gian thu
hồi vốn (năm)
1 8 103,93 8,63 1,68 7
2 12 60,82 7,60 1,60 7
3 14 46,82 6,79 1,57 8
4 16 35,81 5,97 1,52 8
5 20 20,54 4,26 1,39 8
6 24 10,79 2,68 1,26 8
7 28 4,44 1,30 1,14 10
8 30 2,12 0,66 1,08 11
9 32 0,21 0,07 1,02 19
10 32,24 0,00 0,00 1,00 25
11 34 -1,36 -0,48 0,96 -
Cả 2 chỉ tiêu NPV và IRR đều thể hiện hiệu quả của việc trồng chè NL ở
tỉnh Phú Thọ. NPV đạt 46,82 triệu đồng/ha với lãi suất chiết khấu là 14% và IRR
= 32,24% lớn hơn so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại của các hộ.
Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm chè nội địa tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp
so với một số quốc gia sản xuất chè hàng đầu của thế giới. (Bình quân trong 10
năm trở lại đây tỷ lệ tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 9,56% sản lượng chè của tỉnh).
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định và phát triển chè bền vững khi có
biến động bất lợi của thị trường chè NL thế giới.
Sản phẩm chè chưa đáp ứng nhu cầu sản phẩm chè sạch. Chất lượng sản
phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường
quốc tế. Hoạt động xuất khẩu chè NL còn manh mún, sản phẩm chè có mặt
nhiều nơi trên thế giới nhưng một số phải qua cả trung gian, bị ép cấp, ép giá và
chưa tạo được uy tín trên thị trường. Sản phẩm chè xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ
chủ yếu là chè NL, tỷ lệ chè NL đã xuất khẩu thấp do đó hiệu quả kinh tế thấp.
Vấn đề thương hiệu chè của tỉnh Phú Thọ chưa được các cơ quan có trách nhiệm
của ngành chè và doanh nghiệp quan tâm.
4.1.8.4. Kết quả, hiệu quả xã hội
a. Về lao động, việc làm
Trong quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu đã tạo ra được nhiều
lao động việc làm và thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo là những vấn đề cần được
86
xem xét. Qua bảng số liệu cho thấy lao động trồng chè chiếm tỉ lệ tương đối cao
trong tổng số lao động nông nghiệp của toàn tỉnh. Tỷ lệ lao động có việc làm
trong sản xuất chè nguyên liệu liên tục tăng lên, cụ thể năm 2010 tỷ lệ này là
70,25% thì đến năm 2016 tỷ lệ này đã đạt 89,62%. Điều này đã chứng tỏ việc sản
xuất chè nguyên liệu đã tạo được công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động
giúp cho lượng lao động trong tỉnh có việc làm ổn định, tránh được tình trạng lao
động di cư sang các tỉnh lân cận gây ra mất cân bằng lực lượng lao động.
Qua bảng số liệu cũng cho thấy lao động trực tiếp tăng hay giảm phụ thuộc
vào sự biến động của diện tích, lao động bình quân cũng có xu hướng giảm qua
các năm. Điều đó cũng cho thấy đó là do quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật, sử
dụng máy móc thiết bị ngày càng tăng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế và
tiết kiệm lao động. Tuy nhiên số lượng lao động gián tiếp tương đối nhiều, vấn
đề đặt ra là lượng lao động gián tiếp cần phải gọn nhẹ và hiệu quả, phù hợp với
tình hình thực tiễn ở địa phương.
Bảng 4.15. Tình hình lao động việc làm trong phát triển sản xuất chè
nguyên liệu ở tỉnh Phú Thọ
ĐVT: Lao động
Năm LĐNN LĐSX chè
Tỷ lệ lao động có
việc làm từ sản
xuất chè NL (%)
Trong đó Bình quân
(LĐ/ha) Trực tiếp Gián tiếp
2010 289.752 46.500 70,25 239.515 50.237 3,1
2011 325.356 42.438 74,28 246.102 79.254 2,7
2012 329.419 39.690 79.32 221.043 108.376 2,5
2013 345.628 34.572 80,36 206.036 139.592 2,15
2014 361.327 30.158 84,52 192.897 168.430 1,85
2015 360.215 27.695 86,34 195.628 164.587 1,67
2016 389.326 25.740 89,62 209.025 180.301 1,56
b. Về xóa đói giảm nghèo
- Là tỉnh miền núi nghèo, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của Phú Thọ cao hơn
bình quân chung của cả nước. Mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh
đặt ra phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 20,34% đầu giai đoạn (theo chuẩn
nghèo quy định giai đoạn 2011 - 2015) xuống còn 10% đến hết năm 2015, bình
quân mỗi năm giảm trên 2%. Kết quả giảm nghèo các năm như sau: Năm 2011, tỷ lệ
hộ nghèo của tỉnh còn 16,55% (giảm được 3,79%); năm 2012, mục tiêu đặt ra giảm
87
2,5%, kết quả còn 14,12% (giảm 2,43% - không đạt); năm 2013 mục tiêu giảm 3%,
kết quả còn 12,52% (giảm 1,6% - không đạt mục tiêu đặt ra). Năm 2014, mục tiêu
giảm tỷ lệ nghèo của tỉnh xuống còn 10,52% (giảm 2%). Trên địa bàn tỉnh có 21
dân tộc sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh qua các năm cũng đã giảm đi đáng kể,
toàn tỉnh năm 2011 có 77.629 hộ nghèo (trong đó hộ trồng chè nghèo là 17.625 hộ)
đã giảm chỉ còn 26.076 hộ vào năm 2016 (trong đó hộ trồng chè nghèo là 2.256 hộ).
Điều này cho thấy hiệu quả của việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu đã dần dần
giúp cải thiện đời sống của các hộ nông dân trong tỉnh.
Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh và hộ sản xuất chè nguyên liệu thuộc diện
nghèo liên tục giảm qua từng năm, tốc độ giảm nghèo của tỉnh là 3,8%/năm, tốc độ
giảm nghèo của hộ sản xuất chè nguyên liệu là 2,1%. Từ năm 2011 đến năm 2016
số hộ nghèo sản xuất chè nguyên liệu chỉ còn 2.256 hộ (giảm 15.369 hộ) chiếm
8,65% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh và hầu hết tập trung ở những vùng có hệ thống
đường giao thông đi lại còn khó khăn, trình độ và năng lực sản xuất yếu kém.
Bảng 4.16. Tình hình giảm nghèo của hộ sản xuất chè nguyên liệu
trên địa bàn tỉnh
Năm
Hộ nghèo toàn tỉnh Hộ nghèo có sản xuất chè NL
Số hộ
Tỷ lệ hộ nghèo/
Tổng số hộ (%)
Số hộ
Tỷ lệ hộ nghèo/
Tổng hộ nghèo (%)
2011 77.429 20,34 17.625 22,76
2012 64.029 16,82 10.045 15,69
2013 48.574 12,76 8.319 17,13
2014 37.649 9,89 6.307 16,75
2015 33.118 8,70 4.312 13,02
2016 26.076 6,85 2.256 8,65
Qua bảng số liệu cũng cho thấy việc phát triển sản xuất chè nguyên liệu có
khả năng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông thôn miền
núi nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng. Tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, là
một trong những mục tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và Nhà nước.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi có diện tích chè đứng thứ năm so
với cả nước. Do vậy, việc phát trển kinh tế đồi chè là một hướng đi đúng. Việc phát
triển bền vững sản xuất chè nguyên liệu trong hộ nông dân đang và sẽ tạo thêm được
88
nhiều công ăn việc làm cho người dân khi tham gia vào các khâu khác nhau của quá
trình sản xuất, trồng chè, cung ứng chè nguyên liệu cho thị trường.
Cây chè là cây trồng có tuổi đời dài ngày, từ trước tới nay giá cả chè
nguyên liệu trong nước cũng như trên địa bàn tỉnh còn nhiều biến động song việc
trồng chè vẫn đem lại nhiều hi vọng và nguồn thu cho các hộ sản xuất chè
nguyên liệu, khác với các loại cây trồng ngắn ngày khác, việc ổn định về diện
tích đã góp phần vào ổn định sản xuất, tránh tình trạng chặt bỏ cây chè chạy theo
trồng các loại cây có giá trị cao khi giá chè nguyên liệu trên thị trường biến động.
Sự quan tâm của nhà nước cũng như chính quyền địa phương với phát
triển cây chè tại địa bàn tỉnh đã tạo sự tin tưởng về đường lối, chính sách, khuyến
nông, thúc đấy sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn. Phát triển sản xuất chè
nguyên liệu góp phần vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại cơ sở, hệ thống giao
thông được xây dựng, các công ty chế biến được hình thành, mở rộng quy mô,
thu mua nguyên liệu chế biến, tạo điều kiện thuận lợi trong các công tác giao
thương với địa phương khác, tỉnh khác đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ
sản xuất chè nguyên liệu, tạo điều kiện gắn kết với các tổ chức sản xuất, các nhà
liên kết trên địa bàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, lực lượng lao động trong sản xuất chè nguyên
liệu đặc biệt là việc chăm sóc cũng như thu hoạch chè nguyên liệu thường không
ổn định, chưa đáp ứng kịp thời, cũng phần do giá chè nguyên liệu trên thị trường
sụt giảm dẫn tới việc các lao động phân tán đi làm việc tại các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh, chuyển dịch cơ cấu sang trồng cây khác đem lại lợi nhuận cao
hơn, dẫn tới tính không ổn định trong sản xuất chè nguyên liệu, chưa có tính bền
vững về lao động.
Trình độ lao động về mặt quản lý cũng như chăm sóc diện tích chè của các
hộ sản xuất còn thấp, chưa đúng kỹ thuật dẫn tới kết quả sản xuất chưa cao, đặc
biệt đối với các nhóm hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, hơn nữa các hộ dân sinh sống
và sản xuất chè nguyên liệu chủ yếu là các đồng bào dân tộc thiểu số, ở các xã có
địa hình khó khăn. Công tác khuyến nông, đào tạo, tập huấn cho người dân cũng
gặp rất nhiều những khó khăn.
Theo thống kê số liệu điều tra trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trong sản
xuất chè nguyên liệu có giảm, tuy nhiên vẫn không đảm bảo được tính ổn định và
bền vững, hàng năm số hộ nghèo phát sinh vẫn còn, hay một số hộ tái nghèo vẫn
89
diễn ra ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển sản xuất chè
nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng vào công cuộc ổn định trật
tự xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giảm thiểu những tiêu cực, tệ
nạn xã hội trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên công tác này vẫn chưa thực sự được quan
tâm đúng mức, đánh giá mạnh mẽ, tính ổn định và bền vững chưa cao.
4.1.8.3. Kết quả, hiệu quả môi trường
Tình trạng khí hậu biến đổi bất thường trong các năm vừa qua như hạn hán
kéo dài vào mùa khô, mưa, lũ quét, bão vào mùa mưa, rét đậm, rét hại và sương
muối vào mùa đông đã làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới việc sản xuất chè
nguyên liệu cũng như năng suất, sản lượng chè nguyên liệu trên địa bàn.
Một số xã trên địa bàn các huyện có diện tích chè nguyên liệu nằm trên địa
hình đồi núi, có độ dốc tương đối lớn, lượng mưa hàng năm nhiều, nằm trong
khoảng từ tháng 05 đến tháng 09, cường độ mưa lớn dẫn đến tốc độ xói mòn mạnh
làm mất đi một lượng đất mặt có khối lượng dinh dưỡng cao bị rửa trôi, làm cho
diện tích đất trở nên nghèo nàn, làm trơ ra diện tích sỏi đá, mất đi khả năng sản xuất.
Bảng 4.17. Kỹ thuật canh tác để bảo vệ đất dốc của các nhóm hộ
STT Kỹ thuật canh tác để bảo vệ đất dốc
Số hộ áp dụng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
1 Kỹ thuật che phủ đất tăng phì nhiêu 145 71,42
2 Rãnh thoát nước chống xói mòn 190 63,60
Thời gian canh tác sử dụng đất bị rút ngắn dẫn đến tình trạng không canh tác
được, bỏ hoang. Do đó cần canh tác đúng kỹ thuật, quan tâm cải thiện môi
trường đất. Nhìn vào bảng số liệu 4.18 cũng nhận thấy rằng các nhóm hộ điều tra
cũng đã quan tâm chú ý đến kỹ thuật canh tác để bảo vệ đất dốc với 63,6% số hộ
điều tra có sử dụng biện pháp rãnh thoát nước chống xói mòn và 71,42% số hộ
điều tra có sử dụng kỹ thuật che phủ đất trồng chè tăng phì nhiêu.
Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên
rừng, nước không hợp lý cũng đã gây ra hiện tượng mất đi lượng nước tích lũy
trong đất, trong khi đó theo điều tra trên địa bàn tỉnh, có tới trên 70% các hộ
nông dân chờ đợi nguồn nước mưa tự nhiên hàng năm, chính điều này càng ảnh
hưởng lớn tới lượng nước tích lũy trong đất giúp cây chè sử dụng trong mùa khô.
Việc canh tác sản xuất chè nguyên liệu còn thiếu tính bền vững do chạy
theo lợi nhuận, số lượng mà một số hộ nông dân đã tập trung đầu tư ở mức cao,
bón phân vô cơ quá nhiều so với lượng cho phép từ 10-12% dẫn tới ảnh hưởng
90
diện tích đất canh tác trong tương lai, đồng thời người dân chưa chú trọng tới
việc trồng cây che bóng cho chè nên khi có thời tiết bất thường như nắng hạn làm
cho chè bị cháy lá cũng như hạn chế việc ra búp của chè.
Bảng 4.18. Định mức bón phân cho 1ha chè kinh doanh
STT Diễn giải
Hộ 1-2ha Hộ 2ha
SL
(hộ)
CC
(%)
SL
(hộ)
CC
(%)
SL
(hộ/ttr)
CC
(%)
1 Phân vô cơ
Định mức
(kg/ha/năm)
60 62,5 55 82,08 8 20
Đạm (N) 200
60 100 55 100 8 100
Lân (P) 300
Kali (K) 200
NPK 300
2 Phân hữu cơ 20000 36 37,5 12 17,92 32 80
Theo số liệu điều tra cho thấy chỉ có khoảng từ 30-45% tỷ lệ diện tích đất
chè được bón phân hữu cơ, phân hữu cơ được sử dụng phổ biến là phân chuồng
được bón từ 2-4 năm một lần. Việc sử dụng phân hữu cơ là việc làm tích cực cần
được triển khai rộng và thường xuyên, tuy nhiên vài năm gần đây do chăn nuôi ít
phát triển, giá phân hữu cơ đắt đã gây ra tình trạng thiếu hụt lượng phân hữu cơ
cho diện tích chè trên địa bàn tỉnh.
Theo quy định cho phép thì 1miligam hoặc 1mililit thuốc BVTV thì được
phun với 10 lít nước hoặc một bình thuốc sâu để phun cho cây chè (Quyết định
46/2007/QĐ - BYT). Hơn nữa, người dân chưa chú trọng tới việc trồng cây che
bóng cho chè theo điều tra cho thấy có 176 hộ trên 203 hộ có trồng cây muồng làm
cây che bóng mát cho cây chè đạt 86,69%, chính vì vậy khi có thời tiết bất thường
như nắng hạn làm cho chè bị cháy lá cũng như hạn chế việc ra búp của chè. Tình
hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo số liệu điều tra còn khá phổ biến và chiếm
tỷ lệ cao. Có gần tới 100% số hộ dân được điều tra trên địa bàn huyện cho biết hàng
năm phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng tránh các loại sâu bệnh hại chè,
các loại sâu bệnh chính là rệp trắng gây soăn lá, sâu đục thân Bên cạnh đó, việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân còn hạn chế, chưa đúng cách, số lân phun
thuốc một năm vào khoảng từ 13 đến 15 lần cao hơn so với quy định, khi diện tích
chè bị sâu hại người nông dân chỉ đến các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi và
mua thuốc về phun dẫn tới hiệu quả không cao, đa phần người dân chỉ phun
thuốc trị bệnh khi phát hiện bệnh quá nặng chứ không phun thuốc phòng bệnh
91
cho cây chè, bón phân chưa hợp lý, đúng kỹ thuật, đã làm ảnh hưởng xấu tới cây
chè cũng như chất đất, loại bỏ trồng các loại cây bóng mát, che phủ trên diện tích
trồng chè đã làm thoái hóa đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Bảng 4.19. Cơ cấu cây che bóng mát cho chè búp tươi
TT Diễn giải
Hộ 1-2ha Hộ 2ha
SL
(hộ)
CC
(%)
SL
(hộ)
CC
(%)
SL
(hộ)
CC
(%)
1 Cây muồng 96 100,00 45 67,16 35 87,5
- Cây muồng lớn 62 64,58 32 71,11 20 57,14
- Cây muồng nhỏ 34 35,42 13 28,89 15 42,86
2 Cây ăn quả (nhãn) 0 0,00 22 32,84 5 12,5
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả
Qua điều tra cho thấy có tới 86,69% số hộ sản xuất chè sử dụng cây muồng
làm cây che bóng mát vì đây là cây truyền thống dễ trồng, có tán che đủ mát cho
cây chè, thuận tiện cho việc sử dụng tại các diện tích đồi chè xa nhà. Có 13,31%
sô hộ trong 203 hộ được điều tra có trồng cây ăn quả như nhãn xen, vừa làm cây
che bóng vừa cho thu hoạch. Tuy nhiên chỉ trồng được ở những đồi chè gần nhà,
có thể trông coi, tránh tình trạng mất trộm, có thể sử dụng lâu dài, đảm bảo tính
ổn định và bền vững trong diện tích chè búp tươi của hộ nông dân.
Bảng 4.20. Nguồn gây tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất
chè nguyên liệu
Hoạt động Nguồn gây tác động Tác động
Mức độ
tác động
Vận chuyển giống,
phân bón và trang
thiết bị
Xe vận chuyển phân bón,
trang thiết bị
Ảnh hưởng đến môi
trường vùng nguyên liệu
do khí thải, bụi, tiếng ồn
**
Trồng cây chè, cây
che bóng
Các túi bầu cây giống Chất thải rắn *
Bón phân, phun
thuốc BVTV, làm
cỏ, tưới nước
-Chai đựng thuốc BVTV
- Bao bì đựng phân hóa học
-Kỹ thuật canh tác không
hợp lý.
- Ảnh hưởng đến môi
trường vùng nguyên liệu
- Có khả năng dẫn đến
chua đất, thoái hóa đất
***
Thu hoạch chè
nguyên liệu
Xe vận chuyển chè nguyên
liệu
Khí thải,bụi, tiếng ồn *
* Mức độ tác động nhẹ không đáng
** Mức độ tác động cần lưu ý
*** Mức độ tác động nghiêm trọng
92
Hàng năm, tỉnh đã chỉ đạo mở lớp tập huấn, hướng dẫn biện pháp, quy
trình chăm sóc cụ thể như kỹ thuật bón phân, phun thuốc, điều trị bệnh hại cho
cây chè, tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân vô cơ, hạn chế phun
thuốc hóa học, tận dụng các nguồn phụ phẩm từ các nông vụ như cây ngô, lá mía,
vỏ trấu ủ mục làm nguồn phân hữu cơ phục vụ cho bón phân hàng năm.
Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững là hướng ưu tiên của tỉnh Phú
Thọ do có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, chất đất, địa hình.
Ngoài mang lại giá trị kinh tế cao cây chè còn có tác dụng chống xói mòn đất,
là mô hình canh tác bền vững trên đất dốc phù hợp với địa bàn huyện Thanh Sơn
Hộp 4.8. Chỉ có 3000m2 nhưng năm nào gia đình cúng thu được
trên 5 tấn chè nguyên liệu
Gia đình tôi có 3000 m2 chè đang cho thu hoạch. Để chè đạt năng suất và sản
lượng cao, hằng năm tôi đều tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật do cán bộ khuyến nông tổ chức; tích cực tham khảo tài liệu hướng
dẫn biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chè qua sách báo và các
phương tiện thông tin đại chúng. Tôi cũng mạnh dạn phá bỏ diện tích chè giống cũ,
năng suất thấp để đầu tư trồng lại bằng giống chè mới cho năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao như giống: PH10, LDP1, LDP 2 tập trung đầu tư thâm canh,
chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, vì vậy diện tích chè của gia đình tôi năm nào cũng
cho năng suất và sản lượng cao, bình quân đạt 1tấn/1lần thu hoạch (1 năm cho 5 lứa
thu hoạch) dự kiến vụ chè năm nay trừ chi phí đi gia đình tôi thu nhập khoảng 200
triệu đồng. Qua nhiều năm canh tác, tôi nhận thấy ngoài mang lại giá trị kinh tế cao
cây chè còn có tác dụng ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_san_xuat_che_nguyen_lieu_ben_vung_tren_di.pdf